Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

ĐẶC điểm tác PHẨM tự sự QUA TIỂU THUYẾT đàn bà của lí LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.88 KB, 33 trang )

ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1. Tự sự và tác phẩm tự sự 1
1.2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự 3
1.2.1. Tác phẩm tự sự là gì? 3
1.2.2. Đặc điểm tác phẩm tự sự 3
1.2.3. Các thể loại của tác phẩm tự sự 7
1.2.4. Các thể loại kí tự sự 11
2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự qua Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan 14
2.1 Vài nét về Tiểu thuyết đàn bà và tác giả Lý Lan 14
2.1.1 Tác giả Lý Lan 14
2.2 Đặc điểm của tác phẩm tự sự qua Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan 18
2.2.1 Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong 6nh khách quan của nó thông qua việc kể về một
câu chuyện, một sự kiện, hệ thống sự kiện từ phía người khác 18
2.2.2 Tác phẩm tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách rộng lớn, bao quát 21
2.2.3 Lời văn trong tác phẩm tự sự 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
1. Tự sự và tác phẩm tự sự
1.1. Tự sự là gì?
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của lý luận văn học thế kỷ
XX chính là việc hoàn thiện và phát triển lý thuyết về tự sự. Đó là mối quan tâm
lớn, một vấn đề thu hút sự nghiên cứu của nhiều trường phái: chủ nghĩa hình thức
Nga, ngôn ngữ học Saussure, trường phái Praha, trường phái Tân Aristote, triết
học phân tích, ký hiệu học, hậu cấu trúc chủ nghĩa… Lý thuyết về tự sự tỏ ra vô
cùng thực dụng, không chỉ trong nghiên cứu văn học, mà còn cung cấp những
công cụ cơ bản nhất để đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực điện ảnh, giao tiếp,
phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn hóa…
Page 1
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Vậy tự sự là gì?


Xoay quanh khái niệm tự sự có rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo
J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mĩ thì: "Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một
trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự
kiện, biến cố". Jonathan Culler, một nhân vật quan trọng của lý thuyết cấu trúc
luận cũng nói: "Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật".
Trần Đình Sử trong giáo trình Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử
cho rằng: “Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông tin,
là quá trình phát ra đơn phương trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm
thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con
đường. Hội họa, hình thức kí hiệu ghi chép tối sơ của loài người, có thể miêu tả
đối tượng săn bắt, chỉ ra bộ phận phải bắn trúng, kế hoạch vây bắt. Điêu khắc,
phục sức, kiến trúc đều là phương tiện tự sự. Trong văn học, tự sự có trong thơ,
trong kịch, chứ không chỉ là trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn như một
phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin. Tự sự nằm trong bản chất của con
người, bởi con người là một động vật biết tự sự. Tuy vậy, trong các hình thức tự
sự, chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, đáng để nghiên cứu nhất, làm thành đối
tượng chủ yếu của tự sự học”.
Theo giáo trình Lí luận văn học phần Tác phẩm văn học của Lê Tiến Dũng
thì khái niệm tự sự được hiểu theo 2 nghĩa.
Nghĩa thứ nhất, tự sự là một trong ba phương pháp miêu tả trong văn học,
mà ở đó thiên về miêu tả sự kiện, kể chuyện. Phương thức này được dùng chủ yếu
trong các tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyện
thơ, kí sự, phóng sự…
Nghĩa thứ hai, tự sự là một loại văn học bên cạnh các loại trữ tình và kịch.
Loại tác phẩm này chủ yếu dùng phương thức tự sự để miêu tả. Các tác phẩm loại
này được gọi là tác phẩm tự sự. Các tác phẩm như Truyền kì mạn lục của Nguyễn
Page 2
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Dữ, tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, truyện ngắn Thủy nguyệt của
Y. Kawabata, truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Kí sự Cao Lạng

của Nguyễn Huy Tưởng, phóng sự Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng… đều là
những tác phẩm tự sự.
Dù hiểu theo cách nào thì ta cũng nhận thấy phương thức tự sự lấy cuộc
sống khách quan làm đích và đối tượng miêu tả là chính. Hegel cho rằng sự kiện
và tính sự kiện gắn liền với phương thức tự sự. Phương thức tự sự là phương thức
miêu tả lớn và quan trọng nhất trong văn học. Chức năng hiểu biết, khám phá thực
tại chủ yếu được thực hiện qua phương thức tự sự. Phương thức tự sự ghi chép
mối quan hệ phong phú giữa con người với cuộc sống khách quan, và không tập
trung khai thác tâm trạng chủ quan của người viết mà hướng về thế giới khách
quan.
1.2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự
1.2.1. Tác phẩm tự sự là gì?
Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm văn học lấy phương thức tự sự làm phương
thức miêu tả chủ yếu. Tác phẩm tự sự kể về một người nào đó, một vật gì đó, một
sự kiện nào đó xảy ra trong một không gian, thời gian, qua đó bộc lộ tư tưởng tình
cảm cuả tác giả. Phạm vi các tác phẩm tự sự vô cùng đa dạng, có tác phẩm tự sự
được viết bằng văn xuôi như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết; có tác phẩm viết
bằng văn vần như truyện thơ, anh hùng ca. Lại có tác phẩm tự sự nằm trong thể kí
như phóng sự, kí sự, truyện kí…
1.2.2. Đặc điểm tác phẩm tự sự
* Đặc điểm thứ nhất: Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách
quan của nó thông qua việc kể về một câu chuyện, một sự kiện, hệ thống sự kiện từ
phía người khác.
Page 3
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Các nhà lí luận từ Aristote đến Lessing, Hégel, Biélinxki đều cho rằng tác
phẩm tự sự đưa ra một bức tranh khách quan về thế giới. Trong Nghệ thuật thơ ca,
Aristote cho rằng thế giới của tác phẩm tự sự là thế giới tồn tại bên ngoài người
trần thuật, không phụ thuộc vào ý muốn và tình cảm của họ. Ở đây, nhà văn dường
như đứng bên ngoài để kể lại. Tất cả những sự việc của đời sống được nhà văn kể

lại như một đối tượng khách quan ở bên ngoài mình. Chính vì vậy, tác phẩm tự sự
mang tính khách quan.
Ðể có cái nhìn khách quan, tác phẩm tự sự tập trung phản ánh đời sống qua
các sự kiện, hệ thống sự kiện. Như để bộc lộ cái tàn ác của gã tư sản, Nguyễn
Công Hoan đặt y trong hoàn cảnh con chó của y bị người ăn mày đánh gãy răng,
thế là y quyết định lấy ô tô đuổi theo cán chết người ăn mày ( Răng con chó nhà
tư sản).Vì vậy, nhiều nhà lí luận khẳng định tính sự kiện có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng và là đặc điểm hàng đầu của tác phẩm tự sự. Các biến cố, sự kiện này
có thể là những biến cố, sự kiện bên ngoài, tức là phần tồn tại vật chất với các việc
làm, hành động cụ thể có thể thấy được, cũng có thể là những biến cố, sự kiện bên
trong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ nhưng những biến cố, sự kiện này
không được biểu hiện trực tiếp mà được xem như một đối tượng để đem ra phân
tích, nhận biết.
Như vậy, tác phẩm tự sự tái hiện toàn bộ thế giới bao gồm những sự kiện bên
ngoài và bên trong của con người nhưng đều xem chúng như là những sự kiện
khác nhau về đời sống con người, xã hội.
* Đặc điểm thứ hai, tác phẩm tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một
cách rộng lớn, bao quát.
Tác phẩm tự sự miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện mà sự
kiện là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với con người, con người và
môi trường xung quanh. Do đó, tác phẩm tự sự mở ra một phạm vi hết sức rộng
Page 4
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
lớn trong việc miêu tả hiện thực khách quan, được thể hiện trong nhiều mối quan
hệ.
Trong tác phẩm tự sự, không gian và thời gian không bị hạn chế. Nhà văn có
thể thể hiện những vùng đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong
hiện tại, có thể lướt qua hoặc tập trung miêu tả một mặt nào đó mà mình cho là
quan trọng. Nó có thể kể về một khoảnh khắc hoặc một sự kiện dài 10, 20, 50 năm
trong một không gian nhất định hoặc ở nhiều vùng đất khác nhau. Trong các tiểu

thuyết của Quỳnh Dao là những ví dụ rõ nhất, các nhân vật trong đó có khi hồi cố
về những khoảng xa xưa, hay phiêu du đến những vùng đất mới lạ.
Từ những đặc điểm trên, nhân vật tự sự cũng được khắc họa đầy đặn, nhiều
mặt nhất; có thể được triển khai sâu rộng trong nhiều mối quan hệ đa dạng và
phong phú. Nhân vật thường có số phận, con đường đi và quá trình phát triển qua
nhiều giai đoạn khác nhau. So với các loại nhân vật khác, nhân vật trong tác phẩm
tự sự được khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình đến nội tâm, cả quá khứ, hiện tại và trong
xu thế phát triển Tóm lại, nhân vật tự sự được miêu tả nhiều mặt, toàn diện và
sinh động, nhiều màu sắc thẩm mĩ.
Do tính chất phản ánh rộng lớn và bao quát, hệ thống chi tiết trong tác phẩm
tự sự cũng phong phú và đa dạng, mang chất văn xuôi. Ở đây, có thể bắt gặp
những chi tiết về chân dung, ngoại hình, tâm sinh lí, phong tục, tập quán, đồ vật,
đời sống lao động sản xuất, tôn giáo, chính trị bao gồm những chi tiết có thực,
tưởng tượng, hoang đường hơn tất cả mọi loại tác phẩm khác.
* Đặc điểm thứ ba, lời văn trong tác phẩm tự sự
Lời văn trong tác phẩm tự sự chủ yếu là lời kể của người kể chuyện.
Nó có thể được viết bằng văn vần hoặc văn xuôi nhưng bao giờ cũng hướng người
đọc đến đối tượng mà nó miêu tả. Trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất - xưng tôi, đồng thời là nhân vật chính
của truyện. Người kể chuyện xuất hiện với tư cách một nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kể lại
Page 5
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
câu chuyện về chuyến đi công tác của mình “ …Trước mặt tôi là một bức tranh
mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu
sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu
vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui
khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái
mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt
cánh của một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa
và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” .

Lời kể tái hiện các sự kiện, các biến cố, các nhân vật, nghĩa là kể lại tất cả
thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Nguyễn Huy Thiệp diễn tả sự dồn nén sự kiện để
thể hiện một sự thật: “Sạ đi rồi, cuộc sống ở bản Hua Tát như buồn tẻ hơn. Các vụ
đánh lộn không còn ác liệt như trước. Phụ nữ cũng ít ngoại tình. Không còn có
những tiệc xoè thâu đêm suốt sáng. Nụ cười ít hơn. Thậm chí đến cả chim chóc
bay qua bầu trời Hua Tát vỗ cánh cũng như uể oải. Người ta trở nên cau có, công
việc đè lên vai họ nặng nề hơn trước. Cho đến lúc ấy, người ta mới thấy nhớ Sạ,
mới thấy Sạ đi là điều đáng tiếc.” (Những ngọn gió Hua Tát)
Lời kể tái hiện lại lời nói của nhân vật. Lời nói của nhân vật trong
tác phẩm tự sự là một bộ phận của văn tự sự, do đó nó thường được giải thích, cắt
nghĩa trước khi nhân vật phát biểu. Ðiều này khác với tác phẩm kịch và tác phẩm
trữ tình. Chẳng hạn như “Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng
còn mấy cái răng vui sướng nói” (Mẹ điên – Vương Hằng Tích); “Nhìn thấy cảnh
tượng đó, Yoko xúc động nói” (Vĩnh biệt Tugumi – Banana Yoshimoto); “Chợt
Phương xoay người lại, áp lưng vào cửa, nhìn thẳng vào Kiên nói” (Nỗi buồn
chiến tranh – Bảo Ninh)…
* Đặc điểm thứ tư, tác phẩm tự sự luôn luôn có hình tượng người
trần thuật
Page 6
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Hình tượng người trần thuật có thể là tác giả nhưng không nên đồng nhất
người trần thuật với tác giả. Người trần thuật có thể xuất hiện dưới nhiều hình
thức: khi thì nhân danh chính bản thân mình mà kể chuyện với ngôi thứ nhất (Lão
Hạc – Nam Cao), khi thì tác giả ẩn mình sau những nhân vật (Bức tranh – Nguyễn
Minh Châu)có khi là một giọng trần thuật của ai đó không lộ diện nhưng người
đọc vẫn nhận ra thái độ, tình cảm, tư tưởng (Những Người khốn khổ, Tắt đèn, Con
nhà nghèo).
Nhưng dù dưới hình thức nào, người trần thuật cũng làm nhiệm vụ tường
thuật, kể chuyện để phân tích, nghiên cứu, khêu gợi, bình luận, cắt nghĩa những
quan hệ phức tạp giữa nhân vật và nhân vật, giữa nhân vật và hoàn cảnh Trong

tác phẩm tự sự, hình tượng người trần thuật giữ một vai trò hết sức quan trọng và
luôn luôn muốn hướng dẫn, gợi ý cho người đọc nên hiểu nhân vật, hoàn
cảnh thế này hoặc thế khác.
1.2.3. Các thể loại của tác phẩm tự sự
Phạm vi của tác phẩm tự sự hết sức rộng lớn và có thể được phân loại ở nhiều
góc độ khác nhau. Chúng ta chỉ tìm hiểu một số thể loại phổ biến trong đời sống
hiện nay: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn.
* Tiểu thuyết.
Tiểu thuyết là thể loại lớn nhất trong loại tác phẩm tự sự, đặc biệt
phát triển mạnh mẽ trong thời kì cận và hiện đại. Ngay từ thế kỉ XIX, tiểu thuyết
được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ”. Ðây là thể loại không bị
giới hạn về dung lượng phản ánh hiện thực, cả về không gian cũng như thời gian.
Qua tiểu thuyết, người đọc có thể hiểu được một giai đoạn lịch sử với nhiều sự
kiện, nhiều cảnh ngộ, địa điểm, tình huống mà khó có thể loại nào có thể đạt
được. Các yếu tố khác của tác phẩm văn học, từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kết
cấu cũng chịu sự chi phối của đặc điểm này.
Page 7
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Tuy nhiên, dung lượng hiện thực chưa phải là đặc điểm duy nhất và cơ bản
nhất của tiểu thuyết mà chính là sự miêu tả cuộc sống từ góc độ đời tư. Tùy theo
từng giai đoạn phát triển khác nhau, yếu tố đời tư và yếu tố lịch sử, dân tộc có thể
kết hợp với nhau nhưng nếu yếu tố lịch sử dân tộc phát triển, tác phẩm sẽ gần với
anh hùng ca; chất đời tư phát triển, tác phẩm sẽ đậm đà chất tiểu thuyết hơn.
Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống trong tính chất văn xuôi. Nó thể hiện cuộc
sống như một thực tại cùng thời và hấp thu vào bản thân mọi yếu tố ngổn ngang,
bề bộn của cuộc đời bao gồm những bi - hài; cao cả - thấp hèn; vĩ đại - tầm
thường, lớn - nhỏ…Chính dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn giúp nhà văn
miêu tả nhân vật và hoàn cảnh một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ từ những trạng
thái tâm hồn cũng như những mối quan hệ đa dạng, phức tạp khác.
Tiểu thuyết là thể loại đa dạng về mặt thẩm mĩ, có khả năng tổng hợp và thu

hút vào bản thân nó những đặc trưng và sắc thái thẩm mĩ của nhiều loại hình nghệ
thuật khác "Ðức tính căn bản của tiểu thuyết là ăn được mọi thứ, nó đồng hóa mọi
loại tác phẩm khác vào mình" (Ph. Mác xô- Nhà nghiên cứu tiểu thuyết Pháp).
Trải dài qua các thời kì văn học, cả thế giới đã có một kho tiểu thuyết
đồ sộ cùng các tác giả nổi tiếng. Tiểu thuyết phương Tây trải qua nhiều thời kỳ với
rất nhiều những tác phẩm lớn: thời kỳ đầu với những tiểu thuyết hiệp sĩ kiểu như
Tristan và Yseult; thời Phục hưng với Don Quijote của S. Cervantes, Gargantua và
Pantagruel của F. Rabelais Đặc biệt đến thế kỷ XIX, tiểu thuyết phương Tây
thực sự nở rộ và phát triển đến trọn vẹn với các tác phẩm của H. Stendhal, H.
Balzac, W. Thackeray, C. Dickens, N. Gogol, F. Dostoevsky, L. Tolstoi
Ở Phương Đông, tiểu thuyết xuất hiện khá sớm, từ thế kỷ III – IX đời
Ngụy Tấn ở Trung Quốc đã có những truyện “chí quái”, “chí nhân” ghi chép lại
những truyện truyền kỳ trong dân gian. Đến thời Minh – Thanh, tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc phát triển rực rỡ với những tác phẩm lừng danh: Tam
Page 8
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của
Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Mở đầu là những sáng tác văn
xuôi cổ điển “có tính chất mầm mống tiểu thuyết” như : Việt điện u linh tập, Lĩnh
Nam chích quái lục (thế kỷ XIV,XV), Thánh Tông di thảo (thế kỷ XV), Truyền kì
mạn lục - Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI). Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn
phái xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết. Tuy vậy, vẫn phải chờ đến thế kỷ XX mới
xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết đúng nghĩa : Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách, Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, các tác phẩm tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh ,Nhất Linh, Hoàng Đạo, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tô
Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Đình Thi
* Truyện vừa.
Truyện vừa là thể loại tự sự cỡ trung bình, xét về dung lượng, đứng giữa tiểu
thuyết và truyện ngắn. Những truyện vừa đăc sắc như là : Vĩnh biệt Gunxary, Con

tàu trắng của T.Aimatov; Tarat Bunba của N.Gogol; Khatgi Murat của L.Tolstoi;
AQ chính truyện của Lỗ Tấn …
Do chỗ giống nhau về phương pháp xây dựng điển hình cũng như
hình thức biểu hiện nên ranh giới giữa truyện vừa và tiểu thuyết rất tương đối.
Chẳng hạn Bên kia biên giới của Lê Khâm, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,
Ông già và biển cả của E. Hemingway có người gọi là tiểu thuyết, có người chỉ
cho là truyện vừa.
Ðiều phân biệt trước hết giữa truyện vừa và tiểu thuyết chủ yếu là dung
lượng hiện thực, biểu hiện ở số lượng nhân vật, khuôn khổ cốt truyện và ngay cả ở
số trang, thường một truyện vừa từ 150 trang trở lại. Tuy nhiên, điều cần chú ý là
truyện vừa trần thuật cô đọng và súc tích hơn tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết
nặng về miêu tả thì truyện vừa chú ý nhiều hơn đến yếu tố thuật vì vậy dung lượng
thường ngắn hơn. Như vậy, giữa truyện vừa và tiểu thuyết, ngoài dung lượng hiện
Page 9
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
thực được thể hiện còn có sự khác nhau ở nguyên tắc tái hiện hiện thực nữa.
Một số tác phẩm truyện vừa gần đây : Thuê bao quý khách của Hương Thị,
tác phẩm đoạt giải văn học tuổi 20 lần IV, 2010. Tập truyện Sơn Nam (gồm 4
truyện vừa).
* Truyện ngắn.
Về từ nguyên, truyện ngắn có nghĩa là một tin tức mới mẻ, sốt dẻo. Ðây là
loại văn xuôi tự sự cỡ nhỏ. Tuy nhiên, đặc trưng của truyện ngắn không phải chỉ vì
nó ngắn mà chủ yếu là cách nắm bắt và thể hiện hiện thực cuộc sống. Nhà văn
thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất nào đó
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Trong truyện ngắn, nếu
nhà văn đặt quá nhiều vấn đề, câu chuyện sẽ dễ bị loãng. Tập trung về sự kiện, tập
trung về chủ đề, về ấn tượng là yêu cầu của truyện ngắn.
Người viết truyện ngắn luôn luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ,
chi tiết, loại bỏ những gì thiếu súc tích. Maugham cho rằng: “Truyện ngắn cần
phải viết sao cho người ta không thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng không thể

rút bớt ra chút gì”.
Do dung lượng ngắn, nhân vật của truyện ngắn thường không nhiều và cuộc
đời của nhân vật cũng thường chỉ được miêu tả như một khoảnh khắc, mảnh nhỏ
nhưng lại có ý nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật nên nhịp điệu truyện ngắn khẩn
trương, gấp rút, có nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột trong giới thiệu, bố
cục, kết thúc câu chuyện. Nhưng cũng có nhiều truyện ngắn không chỉ miêu tả
một khoảnh khắc mà miêu tả cả một cuộc đời như Chí Phèo của Nam Cao, Nhà
mẹ Lê của Thạch Lam.
Guy de Maupassant (Pháp), O. Hery (Mỹ) và Anton Pavlovich
Chekhov (Nga) được xem là ba nhà văn viết truyện ngắn hay nhất mọi thời đại.
Một số truyện ngắn nổi tiếng như: Bố của Simon, Huyết thù của Maupassant;
Thuốc, Cố hương của Lỗ Tấn; Chiếc lá cuối cùng của O.Henry; Thủy nguyệt của
Page 10
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Y. Kawabata; Một con người ra đời của M. Gorki; Tướng về hưu, Không có vua
của Nguyễn Huy Thiệp…
1.2.4. Các thể loại kí tự sự
Kí là một thể loại văn học dùng để ghi lại sự việc, cảm xúc ý nghĩ. Kí chủ
yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt và bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của tác giả
trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những
sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc tôn trọng tính xác
thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả. Kí được xem là một biến thể
của loại tự sự.
Tính xác thực là đặc trưng quan trọng nhất và có tính nguyên tắc của kí. Kí
tái hiện những con người thật, những sự việc thật trong đời sống, hay nói như B.
Polevoi: “Ký có địa chỉ chính xác của nó”.
Viết kí không có nghĩa là chỉ chép lấy, ghi lấy các sự kiện, con người, mà ở
đây nhà văn cũng phải chọn lọc sắp xếp, tưởng tượng, liên tưởng…nghĩa là phải
hư cấu. Nhưng do yêu cầu về tính xác thực nên hư cấu ở kí rất hạn chế. ở kí hầu
như không được “bịa” ra, bởi nếu bịa thì kí sẽ mất tính xác thực và do đó cũng mất

tính chân thực và sức hấp dẫn của nó. Trong thực tế khi viết kí, đôi khi nhà văn
cũng có hư cấu thêm, phải tưởng tượng thêm những cảnh, người, “thêm thắt” chút
ít, miễn là không vi phạm tính xác thực của nó. Hư cấu chủ yếu là sự tô đâm, làm
rõ những chi tiết có thật xong còn mờ nhạt, bớt đi những sự kiện rườm rà, thừa
thải… Hư cấu chủ yếu ở chỗ chọn lọc và sắp xếp các sự kiện, các yếu tố một cách
có nghệ thuật. Vượt qua phạm vi tính xác thực thì có hấp dẫn đến đâu cũng sụp đỗ
hoàn toàn.
Kí là một thể loại nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt, do đó nó mang tính chiến
đấu và tính thời sự cao. Bằng con mắt của hiện tại suy xét, đánh giá quá khứ, hồi
kí vẫn là hướng đến những người, việc hôm qua, để nói với người để ngày hôm
nay, kí đi vào những vấn đề hiện tại, phân phui mổ xẻ phân tích nhằm hướng đến
Page 11
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
sự phủ định hay khẳng định, biểu dương hay phê phán, do đó kí có tính chiến đấu
cao.
Kí cơ bản là khác với truyện (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết)
ở chỗ trong tác phẩm ký không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của
tác phẩm chủ yếu mang tính miêu tả, tường thuật. Đề tài và chủ đề của tác phẩm
cũng khác biệt với truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tính
cách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân
sự như kinh tế, xã hội, chính trị, và trạng thái tinh thần như đạo đức của chính môi
trường xã hội.
Những sáng tác văn học thuộc thể kí là một bộ phận không thể tách rời của
các nền văn học trên thế giới nói chung và văn học dân tộc nói riêng. Tuy nhiên,
việc thừa nhận thuộc tính văn học của những tác phẩm ký nhất định đôi lúc còn
phụ thuộc vào quan niệm đương thời ở từng nền văn học về cái gọi là tính văn học
Các đặc điểm về văn phong, ngôn từ nghệ thuật của những tác phẩm kí phản ánh
thuộc tính văn học của thể loại, bên cạnh sự gần gũi với văn học trong những nội
dung mà tác phẩm kí đề cập.
Ngoài những tác phẩm kí được sáng tác trong nguồn trực tiếp của văn học ,

có những tác phẩm kí đến từ những ghi chép lịch sử như Sử kí của Tư Mã Thiên,
Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi. Có tác phẩm kí đến từ những tác phẩm
chính trị xuất sắc như những bút kí chính luận của Nguyễn Ái Quốc. Có tác phẩm
kí được sáng tạo từ những yêu cầu của hoạt động báo chí như một số tạp văn của
Lỗ Tấn, tiêu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố và gần đây của Lưu Quý Kỳ, Thép
Mới, Hồng Hà…
Loại kí tự sự bao gồm các thể kí như : kí sự, phóng sự, truyện kí, du kí, hồi
kí, kí sự lịch sử… Ở đây chúng ta tìm hiểu một số thể loại chính như:
*Kí sự: là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể
lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Kí sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương
Page 12
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh
hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của
những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong
trào, một giai đoạn. Tác phẩm kí sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông
thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát
triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Kí sự là bức tranh toàn cảnh
trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật
rõ nét. Những tác phẩm kí sự có giá trị là Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Kí
sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải, Kí
sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân…
*Phóng sự: là một thể kí nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và
nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát,
đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật. Ở phương
Tây đề ra công thức 6W cho phóng sự (What: cái gì đã xảy ra, Where: xảy ra ở
đâu, When: xảy ra khi nào, Who: xảy ra với ai, Which: xảy ra thế nào, Why: tại
sao lại xảy ra). Tuy nhiên, thật ra đây là những tiêu chuẩn đề ra cho phương thức
luận cứ trong một thiên phóng sự. Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn
đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Do đó phóng sự, mặc dù có chất liệu

chủ yếu là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận. Việc làng, Tập án
cái đình của Ngô Tất Tố; Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng;
Ngoại ô và ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp… là những thiên phóng sự đặc sắc.
*Truyện kí là một thể loại trung gian giữa truyện và kí đặc điểm của truyện
kí là khắc họa một số tính cách qua một số tính cách qua một cốt truyện nhưng vẫn
giữ được tính xác thực của sự việc và con người. Sức hấp dẫn của truyện kí là tính
tiểu thuyết hóa của nó về những con người thực, việc thực chứ không dừng lại ở
tiểu sử, chân dung.
Page 13
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Các truyện kí nổi tiếng như: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Sống như
anh của Trần Đình Vân, Can Lịch của Hồ Phương…
2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự qua Tiểu thuyết đàn bà của Lý
Lan
2.1 Vài nét về Tiểu thuyết đàn bà và tác giả Lý Lan
2.1.1 Tác giả Lý Lan
Lý Lan là một nhà văn, một dịch giả nổi tiếng của văn học Việt Nam
đương đại. Lý Lan sinh ngày 16 tháng 07 năm 1957 tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, Bình Dương. Quê cha ở huyện Triều Dương,
thành phố Sáu Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thời thơ ấu nhà văn Lý Lan
sống ở quê mẹ (tám năm) và sau khi mẹ mất thì Lý Lan cùng gia đình mình đến
sinh sống ở Chợ Lớn, Sài Gòn cho đến nay.
Lý Lan học năm đầu tiểu học ở một trường làng, học nửa năm tiếp ở
trường Trung Chánh và những năm còn lại Lý Lan học ở trường Chợ Quán. Lý
Lan tốt nghiệp tại trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh và cô học cao
học ngành Anh văn tại trường Đại học Wake Forest, Mỹ.
Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc tỉnh
Long An, đến năm 1984 Lý Lan chuyển sang dạy ở trường Trung học Hùng
Vương và sau đó, năm 1991 chuyển qua dạy tại trường Trung học Lê Hồng
Phong, thành phố Hồ Chí Minh một vài năm. Đến năm 1995 Lý Lan chuyển sang

dạy ở Đại học Văn Lang. Năm 1997 Lý Lan nghỉ dạy học.
Lý Lan lập gia đình với một người Mỹ và hiện nay sống ở hai nơi: Chợ
Lớn và Bellingham (tiểu bang Washington, Mỹ).
Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng nghệ sĩ in trên báo Tuổi Trẻ
và được giải thưởng (năm 1978). Lý Lan tiếp tục sáng tác thơ, truyện ngắn, tùy
bút, tiểu thuyết… và trở thành một dịch giả tên tuổi với bộ truyện Harry Potter của
J. K. Rowling.
Page 14
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Các tác phẩm đã xuất bản gồm: Nơi bình yên chim hót (NXB Cà Mau,
Cà Mau, 1986); Chút lãng mạn trong mưa (NXB trẻ, TP HCM, 1987); Hội lồng
đèn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1991); Chiêm bao thấy núi (NXB Trẻ, TP HCM,
1991); Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, NXB
Văn Nghệ, TP HCM, 1992); Những người lớn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992);
Mưa chuồn chuồn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1993); Chân dung người Hoa (NXB
Văn hóa, Hà Nội, 1994); Đất khách (NXB Văn Nghệ, TP HCM 1995); Lệ Mai
(NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998); Thơ (in chung với Thanh Nguyên và Lưu Thị
Lương, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998); Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi (NXB Văn
Nghệ, TP HCM, 1998); Khi nhà văn khóc (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999);
Dặm đường lang thang (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999); Dị mộng (NXB Trẻ,
TP HCM, 2000); Quán bạn (in chung với Thanh Nguyên, Lưu Thị Lương và
Chim Trắng, NXB Trẻ, TP HCM, 2001); Một góc phố Tàu (NXB Văn học, Hà
Nội, 2001); Ba người và ba con vật (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002); Là mình
(NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005); Người đàn bà kể chuyện ( NXB Văn Nghệ, TP
HCM, 2006); Miên man tùy bút (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2007); Bí mật giữa
tôi và thằn lằn đen (NXB Trẻ, TP HCM, 2008); Tiểu thuyết đàn bà (NXB Văn
Nghệ, TP HCM, 2008); Hồi xuân (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2009).
Mang trong mình hai dòng máu Việt – Hoa, lại kết hôn với một giáo
sư người Mỹ, Lý Lan có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, chị viết văn
trong tâm thế của một người có hai quê hương, “hiểu sâu sắc về sự cọ xát văn hóa

diễn ra trong tâm lý con người, và hiểu được vai trò của người phụ nữ trong cuộc
hội nhập và bảo tồn bản sắc vẫn đồng thời diễn ra thầm lặng trong nhiều ngõ
ngách của thế giới.” (Nhà văn Trần Thùy Mai).
Lý Lan được những nhà phê bình nhận xét là một cây bút có sức sáng
tạo đa dạng, thông minh, một cây bút có tài, có tâm; văn phong “bình dân”, “quần
chúng”, ngồn ngộn những sự kiện đời thường, giản dị, sắc sảo và đầy cuốn hút…
2.1.2 Tiểu thuyết đàn bà
Page 15
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
“Tiểu thuyết đàn bà” (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2008) là một tiểu
thuyết gồm mười bảy chương, dài khoảng 210 trang viết về những nỗi niềm và
thân phận của những người đàn bà trong cùng một dòng họ.
Tác phẩm chủ yếu xoay quanh ba nhân vật, ba thân phận đàn bà: Thoa, Liễu,
Không Bé. Câu chuyện bắt đầu từ những trang viết của Thoa, một nhà văn đã xuất
bản được bảy cuốn sách và đang ấp ủ một tác phẩm về đàn bà lồng trong câu
chuyện lịch sử dòng họ mình. Nhưng trong quá trình làm việc, Thoa bị khuấy
động bởi những cơn ác mộng, những kỉ niệm ùa về trong tâm trí. Thoa nhớ lại nhà
tù Côn Đảo và tiếng gọi của tình yêu bên kia bức tường. Tiếng gọi và những ảo
ảnh mơ hồ, cơn đau đầu, sự mệt mỏi đã làm cho Thoa không còn tập trung để viết
nữa. Lúc đang viết cuốn tiểu thuyết, Thoa gặp cảnh cậu Hai phải nằm viện và
muốn gặp chị, em họ Thoa là Liễu mất tích, đứa cháu gái là Không Bé cứ gọi điện
liên tục hỏi thăm tin tức của mẹ mình. Tất cả các sự kiện đó làm Thoa suy nghĩ, lo
lắng và cố gắng tìm ra cách giải quyết từng vấn đề. Thoa hiện lên là một người
phụ nữ mạnh mẽ, đã từng tham gia hoạt động cách mạng, bị tù đày ở Côn Đảo,
Thoa bảo vệ và làm chỗ dựa cho Liễu và Không Bé.
Liễu được tác giả dựng lên là một nhân vật hiền lành và nhẫn nhịn, là
một cô giáo trường làng, dạy dỗ trẻ nhỏ. Nhưng Liễu không có một cuộc sống gia
đình hạnh phúc. Mới cưới chồng về đã bị mẹ chồng coi như là một người đàn bà
hư hỏng, ngoại tình. Liễu bị chồng đánh đập và phải chia tay chồng. Liễu có hai
người con, một đứa con trai thì bà nội nuôi, còn Liễu nuôi đứa con gái tên là

Không Bé. Liễu dành hết tình yêu thương cho đứa con gái nhỏ bé của mình. Đến
ngày Liễu rời quê hương sang Mỹ sống với con thì không may bị tai nạn và dẫn
đến cuộc tìm kiếm của Thoa và Không Bé.
Không Bé là một đứa con gái hiếu thảo với mẹ, yêu thương chồng,
luôn luôn cố gắng để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những tưởng Không Bé
sẽ có được hạnh phúc của mình. Nhưng cô phải đối mặt với sự cô đơn, lạc lõng
nơi xứ người và những khác biệt về văn hóa với Ted, người chồng ngoại quốc.
Page 16
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Bên cạnh đó, Không Bé đang háo hức chờ mẹ sang sống chung với gia đình mình
nhưng mãi mà không thấy tin tức gì của mẹ. Không Bé lo lắng, hoảng sợ và bắt
đầu gọi điện thoại hỏi thăm tất cả những số điện thoại ở Việt Nam mà mình có. Cô
về Việt Nam tìm mẹ. Thoa và Không Bé đã tìm được Liễu trong bệnh viện. Mẹ
của cô được một chị đi nuôi chồng trong bệnh viện chăm sóc. Tìm được mẹ,
Không Bé như tìm thấy được nguồn vui, niềm an ủi, chở che để cô có thể tiếp tục
sống mặc dù mẹ của cô không qua Mỹ sống cùng.
Kết thúc tác phẩm Không Bé tìm được người mẹ thân yêu của mình và
trở lại Mỹ. Thoa biết được bí mật mà bao nhiêu năm nay cô còn day dứt mãi, và cô
quyết định đi tìm chị Đen. Liễu cảm kích người phụ nữ không quen biết đã chăm
sóc mình và nguyện được chăm sóc cho những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện.
Truyện kết thúc mở với rất nhiều cuộc hành trình của mỗi nhân vật. Và đọng lại
trong long độc giả là lời nói của Liễu với Không Bé: “Con đừng giới hạn tình yêu.
Con cứ mở lòng ra, tình yêu tự luân lưu.”
Tiểu thuyết đàn bà thật sự là một đóng góp lớn của Lý Lan cho nền tiểu
thuyết Việt Nam đương đại. Khai thác thế giới “nhỏ bé” của những người đàn bà
bằng một giọng văn lạnh, sắc sảo nhưng cũng thật nhiều yêu thương, Lý Lan đã đề
cập đến những vấn đề lớn hơn thế: vết thương của chiến tranh trong tâm hồn con
người thời hậu chiến; những dị biệt văn hóa; sự cô đơn của con người giữa xã hội
hiện đại và bản năng “tìm về” với cội nguồn; thân phận và vai trò của người phụ
nữ; sức mạnh của tình yêu và lòng vị tha… Lối viết của Lý Lan vừa lạ vừa quen,

vừa kỹ thuật, tân kỳ, vừa tự nhiên, cổ điển, đầy thu hút. Những câu chuyện đan
xen với nhau đầy kịch tính và ám ảnh, “dẫn dụ” người đọc một cách say mê.
Tiểu thuyết đàn bà đã đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn thành phố Hồ
Chí Minh năm 2009 và là một trong những tựa sách bán chạy nhất thời gian vừa
qua (Top 10 cuốn sách bán chạy nhất tại Hội sách thành phố Hồ Chí Minh tháng
05.2008).
Page 17
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
2.2 Đặc điểm của tác phẩm tự sự qua Tiểu thuyết đàn bà của Lý
Lan
2.2.1 Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan
của nó thông qua việc kể về một câu chuyện, một sự kiện, hệ
thống sự kiện từ phía người khác.
Qua Tiểu thuyết đàn bà, Lý Lan kể cho độc giả của mình về câu chuyện của
những người đàn bà trong cùng một dòng họ, mà chị gọi là “chuyện ‘bé mọn’ của
thế giới đàn bà”. Tính khách quan của tác phẩm Tiểu thuyết đàn bà được thể hiện
thông qua lời kể của người trần thuật. Người trần thuật dường như đứng từ xa,
nhìn ngắm những nhân vật của câu chuyện: “Người đàn ông đứng sững lại sau
đám dây mây chằng chịt”; “Con đàn bà cứ rướn mình lên, day day trái chuối cho
đến khi hái được”… Những suy nghĩ, cảm xúc, hạnh phúc, khổ đau … của nhân
vật, diễn biến của sự kiện, cốt truyện được tác giả tái hiện lại, kể lại như những đối
tượng khách quan được đem ra phân tích. Đó là khi tác giả kể lại sự rung động của
Thoa trong tình yêu đầu đời: “Chị cảm thấy rõ tay anh run run và thân hình anh
rúng động. Chị cảm nhận lần đầu tiên trong đời nỗi ngất ngây trong vòng tay ôm
run rẩy đó. Chị nhận ra lần đầu tiên cơn ham muốn căng da thịt cả hai người. Lúc
đó chị nghĩ chị không cần gì khác nữa, sống chết cũng không thành vấn đề nữa.
Chị đã nhắm mắt lại, phó thác mình cho anh.” Là khi tác giả thuật lại những tình
cảm, suy nghĩ phức tạp trong lòng Không Bé: “Giá mà mình đừng yêu Ted!
Những lúc nhớ nhà, muốn trở về với thế giới của mình trước khi lấy chồng, muốn
sống cuộc đời như lý tưởng thời thơ trẻ, Không Bé đã ước ao mình có thể dứt bỏ

hiện tại để bắt đầu một tương lai khác, dứt bỏ thân phận một người vợ, một di
dân, một nhân viên văn phòng, một người đứng bán quầy đồ ăn nhanh, một kẻ
không ai biết là ai trong một thế giới khác màu da và tiếng nói. Nhưng Không Bé
đã không bao giờ dứt khoát được, chỉ vì tình yêu với Ted. Hay ít ra Không Bé đã
tưởng như vậy. Rồi Ted sẽ ra sao? Mình có thể sống một cuộc đời không có Ted
ư? Sáu năm trời dù mặn nồng có lúc khác nhau, Không Bé vẫn đinh ninh một
Page 18
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
điều: mình yêu Ted và Ted yêu mình. Giờ đây Không Bé cảm thấy điều đó mơ hồ,
mong manh hơn cả sương khói. Mình còn yêu Ted không? Mình có yêu Ted
không? Tại sao phải yêu Ted? Và nếu không yêu Ted, nếu không vì Ted, thì hà tất
phải tiếp tục cất bước ly hương?”
Do được trần thuật lại, kể lại như vậy nên tác phẩm tự sự thường tạo ra cảm
giác về cái thuộc quá khứ. Tiểu thuyết đàn bà phơi bày những mảnh đời, những sự
kiện thuộc về quá khứ. Chính giọng văn tự sự đã giúp cho tác phẩm có được khả
năng đó. Khi viết tác phẩm tự sự, tác giả có quyền đan xen các tình tiết với nhau,
đan xen các không gian và thời gian với nhau. Chính điều đó đã làm nên cái
“thuộc về quá khứ” tạo cảm giác “ đang thấy, đang cảm cái gọi là quá khứ của
nhân vật” thông qua lời trần thuật tự nhiên của người kể. Không gian, thời gian,
các sự kiện và cả con người trong Tiểu thuyết đàn bà hiện ra đan xen vào nhau,
lồng ghép vào nhau. Chúng được tái hiện lại thông qua dòng chảy của kí ức, kí ức
liên tưởng kí ức như một vòng xoay kéo nhân vật về quá khứ và kéo cả người đọc
vào quá khứ đó. Thoa đang viết về ông Tổ và bà Tổ mọi thì “mấy chục năm phò
chúa” của ông Tổ làm Thoa nhớ đến mấy chục năm trong nhà giam cùng người
đàn ông của đời mình. Rồi tiếng gọi “ Thoa ơi !” dẫn đến không gian lần đầu
Thoa đối diện với người đàn ông ấy , rồi “ Thoa ơi !” khiến chị nhớ đến ông Tổ
và bà Tổ mọi xưa kia. Tiếng gọi “ Thoa ơi !” dẫn Thoa về với ngôi nhà hiện tại, “
Thoa ơi !” và khuôn mặt của chị Liễu thân thương…. Hay từ đoạn đối thoại giữa
Thoa và Không Bé :
“A lô ?

Dì Thoa ? Má con có ở đó không?
Không Bé hả ? Con sao vậy ?
Con không sao . Má con đâu ?
Để đi kêu thử coi”
“ A lô ? Má con không có ở đây , Không Bé à”
Page 19
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
“ Má ơi má ở đâu”
Đoạn đối thoại được lặp lại hai lần. Lần thứ nhất là khi đang nói đến Thoa thì
chợt có một Không Bé xuất hiện và ta cũng không biết Không Bé là ai. Để giải
đáp cho câu hỏi đó thì lại là một quá trình lật lại quá khứ trước cuộc gọi đó. Đó là
kể về Không Bé và Betty – một con người khác trong Không Bé.Từ đó dẫn đến
đoạn đối thoại lặp lại lần thứ hai. Khi đó nó đã trở thành quá khứ. “Tiểu thuyết đàn
bà” là cái thế giới của những người đàn bà, là thế giới của quá khứ. Quá khứ nối
tiếp quá khứ và quá khứ lật lại quá khứ. Đôi khi hiện tại cũng bị biến chuyển thành
quá khứ và quá khứ như một nổi ám ảnh sâu sắc đối với những người đàn bà.
Cũng như các tác phẩm tự sự khác Tiểu thuyết đàn bà tập trung phản ánh
đời sống con người qua các biến cố, sự kiện. Đối với Thoa đó là cuộc gặp gỡ diệu
kỳ giữa cô và người đàn ông của mình để rồi họ có thể nâng đỡ tinh thần nhau
trong những tháng ngày lao tù. Đó là khoảnh khắc chị nhận được mật lệnh, phải
tiêu diệt một người bên phe địch nhưng lại đánh rơi cây sung vào phút quyết định,
là ngỡ ngàng khi biết được bí mật người ngày xưa mình sắp bắn là chị Đen, người
chị thân thiết của mình, là cái chết của người đàn ông chị yêu quý nhất đời nhưng
lần gặp mặt cuối cùng lại là một trận cãi nhau…. Đối với Không Bé, đó là sự mất
phương hướng nơi đất khách quê người, nỗi đau của cảm giác mất người mẹ khi
hai người ở hai xứ sở xa xôi, là một “tiếng ngáp và tiếng lầu bầu. Giọng phụ nữ.
Nhưng cúp máy ngay lập tức”. Không Bé không biết , tác giả không biết và cả
chúng ta cũng không thể khẳng định được giọng nói đó là của ai ? Là tình nhân
của Ted hay chủ nhân một số máy mà trong cơn hốt hoảng Không Bé đã gọi nhầm
số? Và tất nhiều những tình tiết, sự kiện tạo nên mạch chính của tác phẩm như

hình ảnh của ông Năm, cậu Hai, bà ngoại của Thoa … Ông Năm xuất hiện và biến
mất, để lại một biến cố đầy ám ảnh và để lại một dấu hỏi lớn cho nhiều người. Cậu
Hai cũng vậy là một con người ôm lấy bí mật và đến giây phút cuối trước khi chết
mới mở tấm màn che cho bí mật đó… Những sự kiện, biến cố đó đan xen vào
Page 20
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
nhau làm tăng thêm kịch tính cho tác phẩm. Tiểu thuyết đàn bà là một chuỗi dài
của những biến cố.
Các sự kiện, biến cố xảy ra trong tác phẩm làm bộc lộ nên tính cách các
nhân vật và bản chất của các hiện tượng. Nhân vật Thoa hiện lên qua một chuỗi
những sự kiện dài: Thoa bỏ lên rừng làm cách mạng vì không chịu nổi sự coi
thường đàn bà Việt Nam của tụi giặc, Thoa tát mẹ chồng Liễu vì bà ta bỏ mặc đứa
cháu mình trên ổ kiến lửa, Thoa lên xã làm dữ, bắt nhân viên hộ tịch đổi tên cháu
từ Nguyễn Thị Bé thành Nguyễn Không Bé, Thoa hiện tại loay hoay trong những
ám ảnh của quá khứ… Tất cả những sự kiện đó làm nên một nhân vật Thoa cứng
cỏi, gan lì, không chịu khuất phục trước những bất công, ngang trái nhưng cũng vô
cùng yếu đuối, không thể nào thoát khỏi những ám ảnh dai dẳng, những mất mát,
đau thương.
2.2.2 Tác phẩm tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một
cách rộng lớn, bao quát
Tác phẩm tự sự có khả năng miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ
thống sự kiện, là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với con người, con
người với môi trường xung quanh. Do đó, tác phẩm tự sự có khả năng miêu tả một
hiện thực hết sức rộng lớn, được thể hiện trong nhiều mối quan hệ. Tiểu thuyết
đàn bà của Lý Lan với sự kiện nổi bật là chiến tranh kéo theo nhiều sự kiện khác,
tạo nên mối quan hệ chằng chịt giữa những nhân vật trong tác phẩm. Chiến tranh
làm cậu Hai phải vượt lên bổn phận làm con để hoàn thành nghĩa vụ của một công
dân: “Băng băng vượt qua tất cả, vượt xa tiếng van lơn của ông ngoại: ‘Hai ơi,
con hãy quay về, ba chịu hết nổi rồi’.” Chiến tranh làm cậu Năm, dì Ba đi xa, cậu
Chín, dì Mười bỏ mạng. Chính mắt bà ngoại chứng kiến: “Cậu Chín còn nằm trên

võng, thân thể cậu dường như còn giật giật, máu tươi đang chảy long tong dưới
nền đất”. Sự xuất hiện của ông Năm trong nhà làm mọi thứ thay đổi, Thoa và Đen
theo ông lên rừng làm cách mạng, để rồi Thoa được giao nhiệm vụ tiêu diệt một
Page 21
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
người, việc không thành, Thoa bị bắt, bị đày ra Côn Đảo, chị Đen mất tích, và trở
thành nỗi day dứt khôn nguôi trong lòng bà ngoại. Để rồi, mấy chục năm sau,
Thoa bàng hoàng khi biết được người mà mình suýt giết chết năm xưa chính là chị
Đen, khi người đàn bà này đang mang bầu năm tháng. Những sự kiện, những biến
cố, những mối quan hệ chằng chịt trong tác phẩm đã làm nổi bật hiện thực khách
quan trên nhiều khía cạnh, phương diện của cuộc sống.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của tác phẩm tự sự là không
bị hạn chế về dung lượng phản ánh. Trong đó tác giả có thể miêu tả các sự kiện,
bối cảnh…. mà không hề gặp bất cứ trở ngại nào về thời gian, không gian…. Tác
giả đan xen thời gian giữa hiện tại và quá khứ: thời gian nối dài từ hai trăm năm
trước khi chúa Nguyễn phá tan các đồn binh Chân Lạp, thời của ông Tổ và bà Tổ
Mọi đến thời cậu Hai, dì Ba, cậu Năm, Thoa, Đen làm cách mạng, rồi hòa bình lập
lại… Không gian cũng được mở rộng ở những vùng đất khác nhau: trong rừng
sâu, nơi thành phố xô bồ, trên đất nước Việt Nam, rồi nước Mỹ xa xôi… Trong
sang tác của mình, Lý Lan có thể tự do miêu tả không gian, thời gian theo dòng
cảm xúc của nhân vật. Có thể lùi về dĩ vãng với “con đường rợp bong phượng từ
huyện về Long Quý… Bỗng một mùa hè Không Bé thong thả về giữa ban ngày,
ngẩn ngơ nhìn lũ phượng trổ bông”, và cũng có thể kéo về thực tại, khi cô đang ở
nước Mỹ, cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất, đang lo lắng không biết giờ này mẹ
mình đang làm gì, ở đâu, sao không bắt máy…
Tác phẩm tự sự có thể dừng lại đào sâu một giây phút cũng có thể lướt qua
hàng chục năm. Việc Thoa bị tù đày ở Côn Đảo, lúc trở về với “thân hình trơ
xương còn dấu ghẻ lở” chỉ được miêu tả lướt qua, nhưng sự kiện Thoa suốt đời
không quên ở cái địa điểm mang kí hiệu B ngày hôm đó mãi làm Thoa trăn trở,
day dứt. Nhờ sự linh hoạt trong cách phương thức miêu tả thời gian, không gian

của tác phẩm tự sự mà nhân vật Thoa cũng hiện lên dày dặn hơn, sâu sắc hơn.
Page 22
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Do tập trung miêu tả sự kiện nên hệ thống chi tiết trong tác phẩm thự sự dày
đặc, đa dạng hơn hệ thông chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm trữ tình và kịch. Theo
Giáo trình Lý luân văn học phần tác phẩm văn học của Lê Tiến Dũng thì: “chi tiết
nghệ thuật là bộ phận nhỏ nhất có ý nghĩa của tác phẩm mà nhờ bộ phận này thế
giới nghệ thuật của tác mới hiện ra một cách cụ thể, sinh động”. Thật vậy, không
nhờ những giọt nước nhỏ thì không thể có một đại dương to lớn, mênh mông mà
mọi người vẫn thường trầm trồ. Các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự rất
nhiều, rất phong phú mở ra cho độc giả một thế giới vừa chân thật vừa lãng mạn,
vừa gần gũi nhưng cũng vừa mới mẻ. Có nhiều loại chi tiết khác nhau như về
nhân vật, về thiên nhiên, phong tục tập quán, đời sống xã hội, văn hóa, về đời sống
sinh hoạt của con người… Mặc dù có rất nhiều chi tiết trong tác phẩm nhưng
chúng không hề rời rạc, phân tán mà lại được kết dính bằng một sợi dây vô hình,
bằng mạch của câu chuyện. Giữa các chi tiết có mối quan hệ với nhau giống như
giữa những mắc xích với nhau.
Cuộc tranh cãi về mẹ giữa Ted và Không Bé một phần nào đó nói lên sự khác
nhau giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Tình thương mà Không
Bé dành cho mẹ là một thứ tình cảm của những người con xa xứ lúc nào cũng đau
đáu nhớ về quê hương, một thứ tình cảm dạt dào khôn nguôi, tình mẫu tử thiêng
liêng của dân tộc Việt Nam. Còn đối với Ted, anh cũng yêu mẹ chứ: “Anh biết má
quan trọng như thế nào đối với em. Như anh nè, dù má đối xử với anh như cứt,
anh vẫn lo lắng cho bà” (tr 50). Tình yêu của người phương Tây dường như có
một sự độc lập nào đó trong tư tưởng, cũng như trong những mối quan hệ. Họ
thương yêu nhau nhưng họ không ràng buộc nhau: “Vì xã hội, vì pháp luật buộc
họ phải làm như vậy. Từ năm mười tám tuồi anh đã tự xoay sở” (tr 51). Hai xã
hội, hai nền văn hóa của hai dân tộc hiện lên thông qua những chi tiết tưởng như
thật nhỏ của tác phẩm. Hay Lý Lan đã miêu tả rất chân thật những sinh hoạt hằng
ngày từ việc ăn uống, đi vệ sinh đến đời sống tình cảm, tình dục của con người.

Page 23
ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
Đôi chỗ nhà văn viết “trắng trợn từng câu chữ, chi tiết” nhưng qua đấy mới thể
hiện chính xác cái thật của cuộc sống. Cuộc sống là không hoàn hảo, nó phải có
vết nứt, phải có kẽ hở, phải có đắng cay đau khổ….
Mặc dù tác phẩm mang tên “Tiểu thuyết đàn bà” nhưng nó không chỉ nói lên
số phận của những người phụ nữ mà, tác phẩm còn chất chứa trong ấy bao nhiêu
điều khác nữa. Nó miêu tả cuộc chiến tranh ở Việt Nam thông qua các ký ức của
Thoa, những ám ảnh của thời quá khứ. Nó nói lên xã hội Việt Nam thời hiện đại, ở
đó có kẹt xe, có phố xá sầm uất, vấn đề qui hoạch đất, ăn chặn, tham nhũng….
Mỗi một chi tiết xuất hiên lại đại diện cho một thông tin mới, một mảng kiến thức
thú vị dành tặng cho độc giả.
Hay như khi tác giả muốn miêu tả cảnh vật, khác với tác phẩm trữ tình
phong cảnh thường được cây bút của người viết chấm phá bằng một vài đường
nét, cho một vài gam màu hay nhiều nhất là một đôi dòng diển tả, còn trong tác
phẩm tự sự cảnh vật được thể hiện một cách rõ nét, chân thật vô cùng. Người đọc
như cảm thấy mình đang hiện diện ở nơi đó, cảm nhậm bằng chính các giác quan
của bản thân.
“Và Không Bé không thể đừng nhìn thấy mảnh đất mình đã chào đời rồi lớn
lên và bỏ đi quả thật là đẹp huyền ảo. Thế dất lượn sóng như lưng rồng, từ huyện
về Long Quí đường dốc lên dần, khi tới quán Bông Mua thì bắt đầu đổ dốc xuống
thoai thoải…Cái quán Bông Mua có từ hồi đó, ba vách trống, ghế đẩu bằng tre,
trà lá dứa là đặc sản. Trà và lá dứa trồng ngay sau quán, được hái khi còn động
sương mỗi sáng sớm, nấu bằng nước mưa trong cái nồi bốn chục lít” (tr
134);”Ngôi nhà vẩn sơ sài như thưở Không Bé chưa đi xa, vẫn còn hàng rào
xương rồng thâm thấp trước nhà, dây mòng tơi bò lan quấn quíu, bên hông nhà
vạt rau thơm vẫn xanh tốt, chỉ có chuồng gà chuồng heo trống trơn” (tr 138)
….Đây không chỉ là sự quan sát của Không Bé mà còn là cái nhìn của độc giả
trước mọi vật. Những hình ảnh ấy bên cạnh việc giúp cho chúng ta thấy được biểu
Page 24

ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” – LÝ LAN
hiện bên ngoài của sự vật mà còn thể hiện được cái chất, cái ý nghĩa bên trong của
chúng. Đó là hình ảnh giữa quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau. Từ đấy ta có thể
biết được ngày xưa nơi này bình yên đến nhường nào nhưng giờ đây sao quá đỗi
quạnh hiu.
Mặt khác, một cách tự nhiên, nhà văn đang kể sự kiện, phong cảnh này có thể
xen vào những đoạn bình luận, những đoạn trữ tình ngoại đề hay đôi dòng miêu tả
ngoại hình, tính cách. Điều đó cũng được thể hiện rõ trong “Tiểu thuyết đàn bà”,
tác phẩm không chỉ là một giọng kể, nó còn có những lời trữ tình, những câu hát
ru xuyên suốt thời ấu thơ của của Thoa, của Liễu cùng chị Đen:
“Chim bay về núi tối hù
Châm đèn đỏ ngọn mà ngồi canh đêm
Chân ai bước ở ngoài thềm
Tiếng ai thủ thỉ cho thêm nỗi lòng”
Lý Lan làm cho tác phẩm của mình bay bổng hơn bằng cái chất lãng mạn của
thơ ca. Người đọc có cơ hội “thư giãn” trong mạch câu chuyện, có cơ hội trở về
tuổi thơ của chính mình với những câu hát của bà của mẹ ngày xưa.
Trong tác phẩm trữ tình, nhân vật được bộc lộ qua cảm xúc, ý nghĩa ; trong
kịch, nhân vật lại được biểu hiện qua diễn xuất, lời thoại, còn tác phẩm tự sự do
khả năng bao quát cuộc sống một cách rộng lớn nên thế giới nhân vật được miêu
tả đa dạng hơn, đầy đặn từ ngoại hình đến nội tâm, từ hành động cho đến tiểu sử.
Thật vậy, chỉ khi đến với tác phẩm tự sự người đọc mới hiểu được tận tường
những trạng thái tâm lý, những suy nghĩ cũng như ý nghĩa từng hành động của
nhân vật. Tất cả được thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật. Đó là một hệ thống
nhân vật đa dạng và phức tạp trong “Tiểu thuyết” của chúng ta. Đó là những Thoa,
những Liễu, Không Bé, bà Tổ mọi…với tính cánh và số phận khác nhau.
Khi miêu tả Thoa sau một đêm dài, nhà văn như vẽ ra trươc mắt chúng ta một
con người khác hoàn toàn, đó là một gương mặt hốc hác, mỏi mệt: “ Thoa vào
Page 25

×