Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHỆ THUẬT sử DỤNG điển cố TRONG lục vân TIÊN TRUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.26 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN THỊ TỐ NHƯ

NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ TRONG
LỤC VÂN TIÊN TRUYỆN

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn:Th.s TẠ ĐỨC TÚ

CẦN THƠ, THÁNG 5 - 2010


ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1 : Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên truyện.
Chƣơng 2 : Điển cố và việc sử dụng điển cố trong văn học Việt Nam trung đại.
Chƣơng 3 : Điển cố trong Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ ngày còn nhỏ, trong hoạt động giao tiếp của gia đình ngƣời viết rất hay bắt
gặp những câu nói của ông bà nhƣ: tính nóng nhƣ Trƣơng Phi, mặt đỏ nhƣ Quan Công
hay bí xị nhƣ Lƣu Bị thua Tào… từ đó trong tƣ tƣởng trẻ con của ngƣời viết hay “ ám
ảnh” bởi những cái tên nhƣ Quan Công, Hạng Võ, Trƣơng Phi… “ ám ảnh” ở đây
không phải là sự tƣởng tƣợng về nhân vật mà là sự hoài nghi, họ là ai? Họ đã làm gì và
làm nhƣ thế nào? Tại sao lại so sánh nhƣ vậy? và so sánh nhƣ vậy có ý nghĩa nhƣ thế
nào?
Lớn lên, trong quá trình sống và học tập ngƣời viết càng ngày càng bắt gặp
nhiều hơn những trƣờng hợp nhƣ thế, và mỗi cái tên, mỗi cụm từ đƣợc nói đến là một
thắc mắc mà nó lại đang lớn dần trong đầu ngƣời viết.
Bƣớc vào giảng đƣờng đại học, do yêu cầu của ngành học, ngƣời viết đã đƣợc
nghe, đƣơc biết và đƣợc hiểu nhiều hơn về hiện tƣợng mà mình đã bị “ ám ảnh” ngày
trƣớc. Đó là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo đƣợc gọi là điển cố. Thủ pháp nghệ thuật
này đƣợc sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong nền văn học trung đại Việt Nam và
Trung Hoa.
Và trong những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, ngƣời viết bắt gặp rất
nhiều tác phẩm sử dụng điển cố một cách điêu luyện làm cho tác phẩm nổi bậc lên với
nhiều giá trị. Mà trong đó, ngƣời viết ấn tƣợng nhất là Lục Vân Tiên truyện của nhà
nho kiệt xuất đất Gia Định – Đồ Chiểu.
Cũng sử dụng điển cố trong phƣơng pháp sáng tác nhƣng không cao sang và
diễm lệ nhƣ Truyện Kiều của Nguyễn Du, không da diết nhƣ Chinh Phụ Ngâm Khúc

của Đặng Trần Côn, Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu mang một sức hấp
dẫn mộc mạc hiếm có và dễ dàng đi vào lòng ngƣời nhƣ một kiệt tác của dân gian.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, khách quan mà nói Lục Vân Tiên truyện
không dừng lại ở một tác phẩm văn học mà còn là một bài học đạo đức và luân lý hết
sức cao đẹp, và trong đó điển cố góp phần rất lớn trong nghệ thuật sáng tác làm cho
bài học luân lý đẹp đẽ trên trở nên sinh động, và tính thuyết phục đi đến trọn vẹn.

2


Có không ít những công trình tìm hiểu về điển cố trong Lục Vân Tiên truyện,
nhƣng chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê và dẫn chứng sơ lƣợt, cho nên ngƣời viết nghĩ
rằng khi tìm hiểu vấn đề này ngƣời viết sẽ góp công sức nhỏ bé của mình vào việc
khai thác một phần giá trị văn học và giáo dục to lớn của tác phẩm. Đó là tất cả lý do
khiến ngƣời viết quyết định chọn đề tài “Điển cố trong Lục Vân Tiên truyện của
Nguyễn Đình Chiểu”.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Do là một tác phẩm đƣợc lƣu hành bằng phƣơng thức truyền miệng nên vấn đề
nghệ thuật trong Lục Vân Tiên truyện có thể vì thế mà ít đƣợc nghiên cứu nhiều. Các
công trình nghiên cứu về Lục Vân Tiên truyện đa phần nghiêng về mặt nội dung.
Bên cạnh đó nghiên cứu về vấn đề sử dụng điển cố trong thơ văn Trung đại
đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập với nhiều mức độ khác nhau:
Dƣơng Quảng Hàm trong cuốn Văn học sử yếu có viết về vấn đề “ Tính cách
chính của tác phẩm về văn chƣơng: các điển cố”. Trong phần này tác giả đã đƣa ra
khái niệm của mình về điển cố, các cách dùng điển cố cũng nhƣ hiệu quả của việc
dùng điển cố.
Ngoài ra, cuốn Thi pháp thơ Đường của Quách Tấn cũng đề cập đến những điều
tƣơng tự, ví dụ nhƣ: thế nào là dùng điển? và các cách dùng điển của ngƣời xƣa.
Hoặc là công trình nghiên cứu mang tên “Điển tích Truyện Kiều” của Phạm

Đan Quế đã đi sâu vào phân tích cái hay trong điển tích Truyện Kiều và rút ra nhận
xét: “ Điển đƣợc dùng một cách đích đáng, tự nhiên, thích hợp, nhuần nhuyễn, gọn
gàng, ý vị, thanh nhã, thuyết phục, linh động, đa dạng, thần tình”.
Gần đây nhất là tập hợp những bài viết trong quyển sách Điển cố và nghệ thuật
sử dụng điển cố của Đoàn Ánh Loan. Trong cuốn này tác giả đã đƣa ra đƣợc những
luận điểm về cách sử dụng điển cố trong văn học Trung đại Việt Nam, đặc điểm tu từ
của điển cố cũng nhƣ những căn cứ hiệu quả của việc sử dụng điển cố trong sáng tác.
Nhìn chung đây là một công trình nghiên cứu chi tiết, công phu và tƣơng đối hoàn
chỉnh. Thông qua công trình này, ngƣời đọc bƣớc đầu đã có cái nhìn khái quát về điển
cố từ quá trình hình thành, đặc điểm nghệ thuật cũng nhƣ hiệu quả sử dụng.
Những công trình nghiên cứu trên đã góp phần rất lớn trong việc làm cơ sở cho
việc tìm hiểu và nghên cứu điển cố trong những tác phẩm cụ thể mà điển hình là Lục
Vân Tiên truyện.
3


3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
“ Nghệ thuật sử dụng điển cố trong Lục Vân Tiên truyện” là đề tài mà ngƣời
viết chọn để tìm hiểu và khám phá nghệ thuật sử dụng điển cố trong sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu. Qua đề tài này ngƣời viết mong rằng bản thân ngƣời viết cũng
nhƣ mỗi cá nhân tiếp nhận tác phẩm sẽ cảm nhận đƣợc vẻ đẹp, nét tinh tế của điển cố
nói chung cũng nhƣ điển cố trong Lục Vân Tiên truyện nói riêng.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Lục Vân Tiên truyện đƣợc xem nhƣ là sáng tác nổi bậc nhất của văn học hậu
trung đại cũng là một truyện thơ bất hủ cuối cùng đánh dấu sự thăng hoa của cách sử
dụng điển cố trong phƣơng pháp sáng tác của một nho gia thời kì cuối trung đại. Do
tính chất khá đặc biệt này và quan trọng nhất là do yêu cầu của đề tài nên phạm vi
nghiên cứu sẽ gói gọn trong giới hạn của Lục Vân Tiên truyện.


5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học, tuy quy mô nhỏ nhƣng cũng
đƣợc đầu tƣ rất nhiều công sức và tâm huyết đồng thời phải vận dụng nhiều phƣơng
pháp khác nhau để nghiên cứu. Trong một công trình khoa học nhƣ thế này ngƣời
nghiên cứu có thể dùng nhiều thao tác khác nhau nhƣ liệt kê, thống kê, so sánh, phân
tích, tổng hợp… Trong đề tài này đầu tiên ngƣời viết sẽ dùng thao tác thống kê tất cả
điển cố xuất hiện trong tác phẩm, sau đó tiến hành phân loại điển cố kết hợp với thao
tác phân tích để thấy hết cái hay cái đẹp mà điển cố đã mang lại cho tác phẩm. Từ đó
ngƣời viết sẽ rút ra giá trị nghệ thuật của điển cố cũng nhƣ khả năng sáng tạo nghệ
thuật kiệt xuất của Nguyễn Đình Chiểu.

4


CHƢƠNG 1

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ TÁC PHẨM
LỤC VÂN TIÊN TRUYỆN
1.1. Về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
1.1.1. Tiểu sử
Nguyễn Đình Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày
01.7.1822 tại Gia Định, Sài Gòn. Thân sinh là Nguyễn Đình Huy, ngƣời xã Bồ Điền,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông làm Thơ lại ở Văn hàn ty của Tổng trấn Lê
Văn Duyệt. Mẹ là Trƣơng Thị Thiệt, ngƣời Gia Định vốn là vợ lẽ của ông Huy.
Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã
hội lúc bấy giờ. Những cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc bị triều đình Huế đàn
áp, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định đã gây ra những bão táp
kinh hoàng trực tiếp đến gia đình ông. Nguyễn Đình Huy bỏ trốn ra Huế, bị cách chức,
sau đó trở vào Nam đón Nguyễn Đình Chiểu, đem gửi cho một ngƣời bạn để ăn học.
Cuộc sống 8 năm ở Huế đã giúp ông nhận rõ hơn sự thối nát và phức tạp của triều

đình, đồng thời có điều kiện để tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc ở đất kinh đô.
Năm 1843, ông thi đỗ Tú tài ở Trƣờng thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở
ra Huế học tập, chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849), nhƣng chƣa kịp thi thì có tin mẹ
mất. Trên đƣờng trở về quê chịu tang mẹ, vì quá lo buồn, khóc thƣơng, ông lâm bệnh
và mù cả hai mắt.
Về đến Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, ông tổ chức dạy học, bốc thuốc
chữa bệnh và sáng tác thơ văn. Nhờ sống gắn bó với nhân dân, ông có điều kiện hiểu
đồng bào của mình sâu sắc hơn. Có thể nói cho đến lúc này, ông đã trƣởng thành về
tuổi đời và cả tƣ tuởng. “ Lòng đạo” , tƣ tƣởng nhân nghĩa của ông đƣợc phát huy
bằng những phƣơng thức khác nhau: dạy học, làm thuốc và sáng tác văn học.
Một ngƣời học trò của ông là Lê Tăng Quýnh, vừa trọng nể tài năng và
nhân cách, lại vừa thƣơng cảm hoàn cảnh của thầy, đã đem gả ngƣời em gái là Lê Thị
Điền cho ông. Bà sinh cho ông sáu ngƣời con, ba trai ba gái. Ngày 17.2.1858, quân
Pháp sau khi chiếm đánh Đà Nẵng, đã kéo vào Sài Gòn, tràn vào sông Bến Nghé, quan
5


quân triều đình chống trả yếu ớt, giặc Pháp chiếm thành Gia Định. Sự kiện này mở đầu
cho một thời kì đen tối của đất nƣớc. Lịch sử dân tộc sang một trang mới ghi lấy
những hàng ƣớc mà nhà nƣớc phong kiến đƣơng thời kí kết với thực dân, và cũng mở
đầu cho những trang sử đẫm máu mà vẻ vang oanh liệt của nhân dân ta chống trả
quyết liệt bọn thực dân cƣớp nƣớc. Lúc này, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình chạy
giặc về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cuộc đời ông cũng sang trang để
bắt đầu ghi nhận những sự kiện oai hùng chống ngoại xâm của dân tộc.
Sau hàng ƣớc ngày 5 – 6 - 1862, ba tỉnh miền Đông rơi vào tay quân
Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của giặc, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia
đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre. Tại đây, ông tiếp tục dạy học trò, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng
thời vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yêu nƣớc nhƣ Phan Văn Trị,
Nguyễn Thông và lực lƣợng kháng chiến.

Cũng từ đây cho đến những năm tháng cuối đời, Nguyễn Đình Chiểu
không ngừng dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén ủng hộ và cổ vũ phong trào
khởi nghiã chống thực dân Pháp, thể hiện cốt cách đẹp đẽ của một nhà nho chân chính
và khẳng định tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân của mình.
Nguyễn Đình Chiểu mất ngày 3 – 7 - 1888, thọ 66 tuổi.

1.1.2. Sự nghiệp văn chƣơng
1.1.2.1. Trƣớc khi Pháp đánh Gia Định ( trƣớc 1859)
Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ XIX. Lúc này tình
hình đất nƣớc hết sức phức tạp bởi sự rối ren trong triều đình phong kiến và sự lăm le
xâm lƣợc của thế lực phƣơng Tây
Trong giai đoạn này, ngoài việc dạy học và làm thuốc, ông đã sáng tác
hai tập truyện dài là Lục Vân Tiên truyện và Dương Từ - Hà Mậu ( sau này khi về Cần
Giuộc ông đã sửa chữa bổ sung thêm cho hoàn chỉnh). Đây là thời kỳ tiếp tục hoàn
thành và khẳng định tƣ tƣởng yêu nƣớc yêu dân, tƣ tƣởng nhân nghĩa. Đây nhƣ là một
bộ phận trong triết lý nhân sinh tiến bộ của ông.
- Lục Vân Tiên truyện : là tác phẩm thơ Nôm đầu tiên, trong đó
thông qua những mối quan hệ tích cực và tiêu cực trong gia đình và xã hội, thông qua
những nhân vật lí tƣởng nhƣ Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, Tiểu đồng,
những ngƣời lao động nhiều lòng nhân nghĩa nhƣ ông Quán, vợ chồng ông ngƣ, ông
6


Tiều… Nguyễn Đình Chiểu muốn khẳng định cuộc sống của con ngƣời tƣơng thân
tƣơng ái với nhau trên cơ sở nhân nghĩa.
-

Dương Từ - Hà Mậu : ( theo nghiên cứu của nhiều ngƣời, tác

phẩm này có thể đƣợc soạn vào năm 1851) Đây là tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu viết

với một tinh thần chiến đấu, yêu nƣớc thiết tha, sôi nổi, bên cạnh quan niệm nhân sinh
hết sức trung thực. Ông kêu gọi đồng bào sớm nhận ra kẻ thù chung của dân tộc, và
nói rõ trách nhiệm và bổn phận của ngƣời dân Việt trƣớc họa xâm lăng.

1.1.2.2. Sau khi Pháp đánh Gia Định ( sau 1859)
Đây là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ sự nghiệp văn chƣơng của
Nguyễn Đình Chiểu. Giai đoạn này bắt đầu từ những ngày giặc Pháp mới tràn vào
sông Bến Nghé cho đến khi toàn cõi Lục tỉnh Nam Kỳ bị chiếm đóng (trong khoảng
những năm 60 và 70 của thế kỉ XIX). Sáng tác chính của giai đoạn này là thơ, văn tế
và truyện dài với nội dung bộc lộ sự câm thù quân xâm lƣợc, ca ngợi anh hùng đánh
Tây và tỏ rõ khí phách của một nho sĩ yêu nƣớc chân chính
- Thơ : nội dung chính trong thơ của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu
bài tỏ tâm trạng đau xót trƣớc cảnh quê hƣơng đất nƣớc trong cảnh lầm than xâm lƣợc,
nổi bật có những bài thơ nhƣ Chạy giặc, Từ biệt cố nhân, Ngóng gió đông...
- Văn tế: là thành công rực rỡ nhất trong sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu giai đoạn này. Nội dung văn tế là ca ngợi những vị anh hùng đánh Tây đã hy
sinh mà phần lớn họ xuất thân từ nông dân, họ đã tận trung với nƣớc và tận nghĩa với
dân. Những tác phẩm tiêu biểu là Văn tế Trương Định, Văn tế Phan Tòng, Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc…
- Truyện thơ dài : giai đoạn này ông còn sáng tác tác phẩm Ngư
tiều y thuật vấn đáp là một quyển văn vần daỵ nghề thuốc chữa bệnh nhƣng chủ ý của
tác phẩm này là biểu dƣơng đạo đức làm ngƣời. Ông cũng mƣợn tác phẩm này để nói
lên lòng yêu nƣớc, căm thù giặc và quân bán nuớc, một mặt ông cũng phản ánh những
vấn đề thời sự mà ông băn khoăn và trăn trở qua tác phẩm này.
Giai đoạn này ông còn bổ sung hoàn chỉnh Dương Từ - Hà Mậu.

1.2. Một số vấn đề xung quanh tác phẩm Lục Vân Tiên
1.2.1. Hoàn cảnh liên quan đến sự ra đời của tác phẩm
-


Hoàn cảnh chung: Nhƣ đã nói ở trên, Nguyễn Đình Chiểu sống trong

một giai đoạn đầy biến động của lịch sử nƣớc nhà, Pháp lăm le chiếm dần dần miền
7


Nam trong sự bất lực của triều đình phong kiến thối nát. Đời sống nhân dân điêu đứng
khốn cùng, nhiều giá trị đạo đức suy đồi do sự xâm nhập của ngoại bang.
-

Hoàn cảnh riêng: Trên đƣờng lên kinh ứng thí , ngƣời thanh niên trẻ

Nguyễn Đình Chiểu nghe tin mẹ mất đã khóc đến mù hai mắt, sau đó còn bị phụ tình,
bội ƣớc... Không chịu buông tay trƣớc số phận, chàng thanh niên nay đã đem ngòi bút
của mình vào việc sáng tác văn thơ. Ngƣời thanh niên bị phụ tình đã ƣớc mơ một mối
tình chung thủy. Chàng ƣớc mơ những cử chỉ anh hùng, mơ ƣớc trả nợ nƣớc non và
tâm sự ấy chàng đã gửi vào Tử Trực, Hớn Minh, nhất là vào Vân Tiên.

1.2.2. Tóm tắt nội dung tác phẩm
Lục Vân Tiên là một câu chuyện mang tính chất tự truyện. Tính chất tự
truyện thể hiện qua những chi tiết có tính chất bề nổi và bề sâu của tác phẩm. Chính
nội dung tự thuật này đã bao quát toàn bộ cốt truyện và thể hiện suốt chiều dài tác
phẩm.
Lục Vân Tiên là một ngƣời học trò có nết có tài, con nhà phúc hậu, đã
đính hôn với Võ Thể Loan. Lục Vân Tiên, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cùng học chung
một thầy trên núi Thiên Sơn. Sau những năm tháng khổ luyện văn võ, cả ba đƣợc thầy
cho xuống núi để lai kinh tham gia khoa thi tuyển ngƣời tài của triều đình chọn trạng
nguyên. Trên đƣờng trở về thăm nhà, Lục Vân Tiên đã ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều
Nguyệt Nga cùng cô hầu gái Kim Liên thoát khỏi tay của bọn cƣớp Đỗ Dự Phong Lai.
Cảm kích trƣớc nghĩa cử của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đem lòng thầm yêu

trộm nhớ vị ân nhân của mình. Vốn con gái nhà quan thuộc dòng khuê các biết rõ thi
thƣ nhạc họa , Kiều Nguyệt Nga đã tự họa hình Lục Vân Tiên và đề thơ nhớ chàng
treo ở thƣ phòng. Thế nhƣng gia đình Lục Vân Tiên đã có lời giao ƣớc với gia đình Võ
Công là sẽ hỏi Võ Thể Loan cho Lục Vân Tiên. Bởi vậy Lục Vân Tiên đã coi nhƣ Võ
Thể Loan là vị hôn thê của mình. Cả hai gia đình chỉ còn chờ ngày Lục Vân Tiên công
thành danh toại trở về là sẽ tiến hành hôn lễ. Trong khi đó Kiều Nguyệt Nga đã từ chối
lời cầu hôn của gia đình Trịnh Thái Sƣ muốn hỏi nàng cho Trịnh Hâm – con nuôi của
họ.
Trên đƣờng về kinh ứng thi Lục Vân Tiên đã có thêm những ngƣời bạn mới
đó là Vƣơng Tử Trực, Hớn Minh … Khoa thi năm ấy Lục Vân Tiên tràn trề nhiệt
thành và quyết tâm bảng hổ đề danh. Nhƣng rồi tin mẹ mất ở quê nhà đã đến với Lục
Vân Tiên khiến chàng phải bỏ dở kỳ thi để về quê chịu tang mẹ. Nỗi đau buồn cùng
8


với mƣu mô thâm độc của Trịnh Hâm đã khiến Lục Vân Tiên lâm vào cảnh mù lòa.
Bao nhiêu tiền bạc mang theo đã bị lừa trong việc chữa chạy đôi mắt, khiến tiền mất
tật mang. Lục Vân Tiên chỉ còn chỗ dựa duy nhất là ngƣời tiểu đồng trung thành của
mình…
Khoa thi năm ấy Vƣơng Tử Trực đỗ đầu và Trịnh Hâm đỗ thứ hai. Trên
đƣờng về Trịnh Hâm gặp Lục Vân Tiên, vốn ghen ghét đố kị với Lục Vân Tiên vì Lục
Vân Tiên đƣợc đƣợc kiều Nguyệt Nga yêu mến mà hắn lại có tình ý với Nguyệt Nga,
Trịnh Hâm đã tìm cách đẩy Lục Vân Tiên xuống biển. May mắn là Lục Vân Tiên đã
trôi dạt vào bờ và đƣợc một ông lão đánh cá cứu sống. Ông lão đã đƣa Lục Vân Tiên
tới nhà Võ Công. Gia đình Võ Công hoàn toàn bất ngờ và thất vọng trƣớc một Lục
Vân Tiên tàn tạ, mù lòa. Điều họ mong muốn lâu nay phải là một Tân khoa Trạng
Nguyên trở về vinh quy bái tổ chứ không phải nhƣ bây giờ. Chính vì vậy mà Võ Công
đã tìm cách bỏ Lục Vân Tiên trong rừng sâu. Trong khi đó, Võ Công quay sang thăm
dò Vƣơng Tử Trực hòng gả con gái cho chàng. Vốn là một ngƣời nghĩa khí và là anh
em kết nghĩa của Lục Vân Tiên, Vƣơng Tử Trực đã giận dữ và lên án hành động bất

nghĩa của gia đình Võ Công. Riêng Lục Vân Tiên tuy bị bỏ rơi giữa rừng sâu nhƣng
đƣợc Hớn Minh đƣa về chùa trị bệnh (Hớn Minh lúc này đang ẩn mình trong chùa để
trốn sự truy nã của Triều đình vì tội dám bẻ giò một tên con quan)…
Với mƣu đồ chiếm ngôi vua, Trịnh Thái Sƣ đã câu kết với giặc Ô Qua đem
quân sang gây hấn. Triều đình đã cử Vƣơng Tử Trực làm Nguyên soái và Trịnh Hâm
là phó soái đem quân đi chống giặc. Do sự phản bội của Trịnh Hâm, đội quân của
Vƣơng Tử Trực đã thất bại và Vƣơng Tử Trực đã bị giặc bắt cầm tù. Giặc Ô Qua một
lần nữa lại ra tối hậu thƣ với triều đình. Trịnh Thái sƣ dâng kế cầu hòa bằng cách tiến
cử Kiều Nguyệt Nga đi triều cống để hại nàng nhằm trả thù việc Nguyệt Nga không
đồng ý lấy con trai hắn. Trên đƣờng đi triều cống Nguyệt Nga đã nhảy xuống biển tự
vẫn vì muốn giữ tròn tiết hạnh với Lục Vân Tiên. Ngƣời đầy tớ của Nguyệt Nga là
Kim Liên phải giả làm nàng sang làm vợ vua Ô Qua. Nguyệt Nga không chết và đã
đƣợc quản gia của gia đình Bùi Kiệm cứu sống. Bùi Kiệm muốn lấy Kiều Nguyệt Nga
làm vợ, nàng không đồng ý, nếu không hắn dọa sẽ tố cáo chuyện nàng không tuân chỉ.
Nguyệt Nga một lần nữa phải bỏ trốn… Giữa lúc đó triều đình lại mở khóa thi tuyển
chọn nhân tài ra giúp nƣớc chống giặc ngoại xâm.

9


Lục Vân Tiên lúc này đã chữa khỏi mắt và một lần nữa lại vào kinh ứng thí.
Lần này Lục Vân Tiên đã đỗ Trạng nguyên. Chàng đƣợc phong làm Nguyên soái
thống lĩnh đội quân chống giặc. Lục Vân Tiên đã xin vua cho triệu tập Hớn Minh và
một số ngƣời quen biết vào đội quân tƣớng của mình. Với tài nghệ và mƣu trí thao
lƣợc Lục Vân Tiên đã đánh tan giặc Ô Qua, giải cứu đƣợc Vƣơng Tử Trực và tìm lại
đƣợc Kiều Nguyệt Nga. Đồng thời, âm mƣu đen tối của cha con Trịnh Thái sƣ và
Trịnh Hâm cũng bị phơi bày trƣớc ánh sáng. Hai ngƣời nhận nhau rồi sum họp. Nhà
vua không có con trai mà lại mến tài đức Vân Tiên nên truyền ngôi cho chàng. Còn
bọn gian ác đã từng hãm haị Vân Tiên và Nguyệt Nga đều bị luật đời trừng phạt đích
đáng. Tình bạn, tình yêu, lòng chung thủy cuối cùng cũng đã chiến thắng. Sự phản bội

rốt cuộc cũng có ngày phải đền tội.
 Lục Vân Tiên truyện có hơi hƣớng của một tác phẩm tự sự. Nhân vật Lục
Vân Tiên mang dáng dấp của chính Nguyễn Đình Chiểu, vì chịu tang mẹ mà bỏ thi và
than khóc đến mù cả mắt. Khi bị đui mù lại chịu những vùi dập của số phận, Vân Tiên
bị hại đến trôi dạt khắp nơi còn Nguyễn Đình Chiểu thì phải sống cô đơn một mình và
cũng trải nhiều cay đắng. Đáng nói hơn, ta phải công nhận một điều, Lục Vân Tiên
mang tƣ tƣởng của tác giả, Nguyễn Đình Chiểu đã để Lục Vân Tiên thực hiện trọn vẹn
nhiệm vụ cứu dân giúp đời và lý tƣởng nhân nghĩa của mình. Một điều chỉ xuất hiện
một cách hạn chế ở Từ Hải của Nguyễn Du và tần suất xuất hiện ít ỏi trong những
sáng tác trung đại .

1.2.3. Vị trí của tác phẩm trong dòng văn học trung đại cuối thế kỉ
XIX
Nguyễn Đình Chiểu là một tác gia lớn gần cuối thế kỉ XIX, giai đoạn mà
nền Nho học đang đứng trên bờ vực của sự sụp đổ, những giá trị đạo đức tốt đẹp của
con ngƣời đang có dấu hiệu suy đồi. Lục Vân Tiên truyện của ông đƣợc xếp vào hàng
kiệt tác của dân tộc, ngang hàng với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Vị trí này hết sức
xứng đáng, bởi giữa tình hình rối rấm của xã hội đƣơng thời, ít nho sĩ nào còn chú ý
đến nhân tình thế thái của cuộc đời với suy nghĩ đầy hy vọng và lạc quan tin tƣởng để
sáng tác mà chỉ đăm chiêu đau đầu đau đời rồi bế tắt và quanh quẩn với những trăn trở
không bao giờ có lối thoát.
Điều không thể phủ nhận nhất là tính quần chúng và tính đân tộc đậm nét
trong nội dung tác phẩm. Lục Vân Tiên là hình tƣợng ngƣời anh hùng trọng nghĩa
10


khinh tài, hết sức gần gũi với đời sống tinh thần của nhân dân; quy luật vay trả, ác giả
ác báu, ở hiền gặp lành của nhân dân.
Tính quần chúng đƣợc thể hiện gần nhƣ xuyên suốt tác phẩm, đó là hình ảnh
ngƣời anh hùng trực tính Vân Tiên khi gặp bọn cƣớp hung ác liền :

“ Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…”
Với thái độ hết sức kiên quyết :
“ Thằng nào dám tới lẫy lừng nơi đây? “
Đó là một Hớn Minh không sợ cƣờng quyền khi thấy con trai quan huyện
ép hãm con gái ngƣời ta thì :
“ … Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò..”
Rồi tự trói tay nộp mình cho quan huyện. Và một Tử Trực với tính cách nhƣ
chính cái tên chàng, khi Võ công định gả Thể Loan cho chàng, chàng đã khảng khái :
“ Nói sao chẳng biết hổ thầm;
Người ta há phải là cầm thú sao?...

… Hổ hang vậy cũng người ta
So loài cầm thú vậy mà khác chi?”
Tất cả những yếu tố trên đã làm nên tính bất hủ của tác phẩm, nó còn khẳng
định vị trí của Lục Vân Tiên truyện trong lòng nhân dân, nhất là nhân dân Lục Tỉnh
Nam Kỳ ; đó là tấm lòng say mê và hết sức trân trọng. Họ coi Lục Vân Tiên truyện nhƣ
một quyển đạo đức răn dạy nhắc nhở con cháu.
Điều đặc biệt là tác phẩm đƣợc sáng tác khi mà tác giả không thể trực tiếp
cầm bút ghi chép, cứ ngỡ đó là hạn chế trong việc tƣ duy sáng tác, tác giả rất dễ mắc
phải những lỗi về bố cục, diễn biến cốt truyện và tuân thủ đúng quy luật về nêm đối.
Nhƣng thực tế cho thấy Lục Vân Tiên truyện là một chỉnh thể hoàn chỉnh một cách
tuyệt đối về nội dung và hình thức khi câu cú mạch lạc, cốt truyện hợp lý nhịp nhàng.
Cần phải nói thêm, đây là một tác phẩm truyện thơ Nôm xuất sắc và đồ sộ
nhất, sau Truyện Kiều. Đáng nói hơn, khi Truyện Kiều mƣợn gần nhƣ hoàn toàn nội
dung của một xuất phẩm của Trung Quốc thì Lục Vân Tiên truyện lại đƣợc viết nên từ
những suy nghĩ hết sức đẹp đẽ về tƣ tƣởng đạo đức vốn có của dân tộc Việt Nam, một

11



áng thơ hùng hồn về luân lý. Một tác phẩm gần nhƣ thuần Việt về tƣ tƣởng sáng tác và
hình thức thể hiện.

1.2.4. Bút pháp nghệ thuật
Tác phẩm này đƣợc sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa nên nhiều chỗ còn thô
vụng. Tuy nhiên ngôn ngữ trong Lục Vân Tiên truyện phục vụ đắc lực cho việc kể.
Phần nhiều là những lời thơ nôm na, mộc mạc, chất phác, dễ nhớ, dễ truyền miệng
trong dân gian.
 Từ ngữ đặc chất Nam Bộ ít mang nét cổ kính ƣớc lệ của văn chƣơng cổ
Xuất thân là một nho sĩ Lục tỉnh Nam kì, giọng thơ của Nguyễn Đình
Chiểu chứa đựng những từ ngữ chất phát, chân thành của ngƣời dân Nam kì.
“ Thơ hay làm đặng, rượu ngon tặng liền”
Đó còn là những câu trả lời dứt khoát, khảng khái và rõ ràng nhƣ sự chính
trực của nhân vật chính
Vân Tiên ngó lại rằng: “ Ừ! “
Làm thơ cho kịp chừ chừ chớ lâu
Có một cái gì đó có vẻ cục mịch, khô khan và cộc lốc? Không đó là dẫn
chứng tiêu biểu nhất cho tính cách không lệch đi đâu đƣợc của ngƣời nông dân Nam
Bộ.
 Nghệ thuật trào phúng, đả kích
Là một nhà nho theo truyền thống nhƣng Nguyễn Đình Chiểu có một con
mắt tiến bộ, ông không mê tín và tin vào dị đoan mà cật lực phê phán tệ nạn đó, sự
quyết tâm bài trừ nó khỏi tƣ tƣởng con ngƣời thể hiện qua cách ông xây dựng hai nhân
vật thầy pháp và thầy cúng.
Ông tỏ vẻ rành rọt về những thủ pháp của những đối tƣợng này nhằm lừa
bịp thiên hạ:
“Một giao hai sách lại ba sào trùng…”
Ông còn để cho nhân vật này tự vẽ nên cho mình thái độ quá lố của mình
khi phô trƣơng khả năng của mình một cách nhố nhăng, hợm hĩnh:
“ Pháp rằng: “ Ấn đã cao tay

Lại thêm phù chú xưa nay ai bì
Qua sông cá thấy xếp vi
Vào rừng cọp thấy phải quỳ lại đưa…
12


… Sai chim, khiến vượn, đuổi lừa, vật trâu…”
Tiếng cƣời đả kích bậc ra khi nhân vật thầy Pháp tự lột trần bộ mặt lừa đảo
của mình trƣớc mắt ngƣời đọc:
“ Đau nam chữa bắc mà thuyên mới tài”
 Hệ thống nhân dân lao động chính nghĩa đông đảo và phong phú :
Mang hơi hƣớng của một câu chuyện cổ tích, Lục Vân Tiên truyện xây
dựng nhân vật theo hai tuyến thiện ác rạch ròi. Bên cạnh đó tác giả cũng thể hiện niềm
tin mãnh liệt của mình vào con ngƣời vào cuộc đời, rằng dù đời có những kẻ độc ác
mất hết đạo đức, tình ngƣời thì cũng còn đó rất nhiều những con ngƣời tốt đẹp và có
một tấm lòng mang nét nhân văn cao quý. Đó là Kim Liên, cô hầu nhỏ nhắn nhƣng
trung thành, giả dạng Nguyệt Nga thay nàng gả đi Ô Qua để nàng tròn chữ thủy chung
với Lục Vân Tiên. Đó là Tử Trực, kiên quyết từ chối mối giao tình thực dụng và bất
nghĩa với cha con Võ Công. Đó là tiểu đồng hết lòng hết sức chăm lo cho chủ nhân mà
không kể đến thân mình… Còn nhiều lắm những nhân vật bé nhỏ mà chính nghĩa đại
diện cho ngƣời dân lao động nghèo mà chứa chang tình nghĩa mà Lục Vân Tiên đã tạo
ra làm đẹp thêm hai chữ tình ngƣời cao quý nhƣ là: tiểu đồng, ông tiều, vợ chồng ông
phán, ông thuyền chài….

13


CHƢƠNG 2

ĐIỂN CỐ VÀ VIỆC SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ TRONG

VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
2.1. Khái niệm điển, điển tích, điển cố
2.1.1. Những khái niệm
Trong quá trình khảo sát ngƣời viết thu thập đƣợc nhiều khái niệm có giá trị
liên quan đến điển, điển tích, điển cố của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học
sử nổi tiếng. Sau đây ngƣời viết xin nêu ra những khái niệm trên để làm cơ sở cho
cách hiểu mà ngƣời viết tiếp nhận đƣợc.
 Điển
Theo giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm “ điển” nghĩa đen là “ việc cũ” ( Việt Nam
văn học sử yếu).
Ông còn nói các văn sĩ của ta và của Trung Quốc thƣờng mƣợn một số sự
tích xƣa hoặc một câu văn, câu thơ cổ diễn tả ý tình. Các điển cố có thể ám chỉ đến các
việc thực đƣợc chép từ sử, truyện, hoặc là những chuyện hoang đƣờng, đƣợc chép từ
truyện cổ tích, ngụ ngôn,có khi là một vài chữ từ câu văn, câu thơ cổ….
Theo Đào Duy Anh chữ “ điển” này có bốn nghĩa : phép tắt, giữ coi, bán đỗ,
cầm đồ ( Hán – Việt từ điển).
Theo Nguyễn Quốc Hùng, “ điển” có năm nghĩa : Thƣờng, sách vở của Ngũ
Đế thời thƣợng cổ của Trung Hoa ( nay hay gọi là sách vở xƣa) , phép tắc, đứng đầu
nắm giữ công việc gì, cầm thế đồ đạc.
Trong Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, “ điển” là kinh điển, quy phạm
mẫu mực, sự việc cổ.
 Điển tích
Câu chuyện trong sách đời trƣớc đƣợc dẫn lại một cách cô đúc trong tác
phẩm ( Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên).
 Điển cố
- Theo Bửu Kế : điển cố là sách sử, là những chuyện cũ chép trong sách
xƣa.
14



- Theo Nguyễn Lân : điển cố là câu chuyện chép trong văn học cũ.
- Theo Theo Phan Văn Các : điển cố là câu chuyện hay từ ngữ trong sách
cũ nay dùng lại.
- Theo Nguyễn Hùng : điển cố là chuyện xƣa chép trong sách vở.
- Theo Hoàng Phê : điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách đời trƣớc
đƣợc dẫn lại trong thơ văn.
Tóm lại: Điển cố là những câu chuyện, câu chữ đã đạt đến độ mẫu mực trong
kho tàng văn hóa Trung Hoa đƣợc nhiều ngƣời biết đến và đƣợc sử dụng lại trong văn
chƣơng. Điển, điển tích, điển cố có ý nghĩa tƣơng đƣơng nhau nhƣng điển cố nặng về
chữ nghĩa trong sách còn điển tích nặng về câu chuyện kể lại.

2.1.2. Cách hiểu của ngƣời viết
Điển cố là một biện pháp tu từ trong văn chƣơng để đạt tới cách diễn đạt lời
ít mà ý nhiều, bằng việc dùng những câu chuyện xƣa (trong thần thoại, truyền thuyết,
kinh sử, sự tích, sự kiện lịch sử...) thu gọn vào một từ, một nhóm từ nhằm gợi lên ý
tƣởng mà tác giả muốn đề cập tới. Lúc đầu điển cố chỉ là từ ngữ biểu thị một sự vật,
nhân vật, sự kiện cụ thể và chỉ có ý nghĩa hiện thực, sau vì đƣợc sử dụng nhiều lần,
đƣợc chuyển cho một cấp độ nghĩa mới là nghĩa biểu trƣng, nghĩa bóng, từ đó có thể
tạo sự liên tƣởng đến chuyện cũ, ngƣời cũ tuy không có ý nói về chuyện cũ, ngƣời cũ
mà nói về chuyện trƣớc mắt.
So với điển tích, điển cố là khái niệm rộng hơn, khi điển tích chỉ dừng lại ở
những câu chuyện củ trong sách xƣa thì điển cố còn bao hàm những câu chữ trong
sách xƣa (nhƣ Tứ thƣ, Ngũ kinh) hay những câu nói mang ý giáo dục của những nhân
vật có vị trí trong lịch sử hay trong văn học (nhƣ Khổng Minh, Lão Phu Tử… ).

2.2. Đặc điểm tu từ của điển cố
Trong văn học, một trong những biện pháp tu từ đƣợc sử dụng phổ biến nhất là
hình thức so sánh. So sánh là lấy phẩm chất của một cái này để làm nổi rõ đặc điểm
của một cái khác. Tiến lên một bƣớc, ngƣời ta không dùng hình thức so sánh, mà dùng
hình thức ẩn dụ, hoán dụ. Thông thƣờng, trong so sánh hay ẩn dụ, hoán dụ, ngƣời ta

thƣờng lấy những hiện tƣợng thiên nhiên để làm rõ những hiện tƣợng xã hội, hay
phẩm chất của con ngƣời. Về mặt nào đó, điển cố cũng có phần giống với những hình
thức ẩn dụ, hoán dụ. Nhƣng có điều khác biệt là, điển cố nhƣ chất liệu dùng trong

15


những hình thức ẩn dụ, hoán dụ không phải lấy trong thiên nhiên, mà lấy từ tác phẩm
của các thời đại quá khứ xa xƣa.
Đặc tính cơ bản của so sánh và ẩn dụ là dùng tính chất, đặc điểm, hình tƣợng của
thế giới tự nhiên gán cho phẩm chất của con ngƣời để so sánh và ngƣợc lại. Điển cố
bao hàm cả hai đặc điểm ấy, vì nội hàm của điển cố rất phong phú, không chỉ là thế
giới tự nhiên cùng những tính chất, đặc điểm của nó mà còn là con ngƣời với đầy đủ
tâm lý, phẩm chất, suy nghĩ, hành động, sinh hoạt, phong tục, tập quán ... và toàn bộ
những hoạt động xã hội nhƣ văn hóa, giáo dục, y học, kinh tế, chính trị ... Chất liệu
của điển cố đƣợc lấy từ tác phẩm của các thời đại quá khứ xa xƣa. Điển cố vừa mang
tính chất chung của phƣơng thức so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhƣng cũng biểu hiện nét
đặc thù trong hệ thống chung ấy. Nhìn chung, điển cố mang một số tính chất sau:

2.2.1. Tính liên tƣởng
Những tính chất, đặc điểm, hoạt động của thế giới tự nhiên, con ngƣời và xã hội
có điểm gần gũi, nên khi so sánh, dễ dàng khơi gợi sự liên tƣởng, đƣa đến kết quả hình
thành đối tƣợng so sánh hoàn chỉnh. Một khi đã nắm biết những đặc tính, trạng thái
của đối tƣợng so sánh thì chỉ cần nêu lên một cách cô đọng trong vài từ cũng đủ nắm
bắt đƣợc sự so sánh và ý nghĩa của nó. Điển cố là nghệ thuật xây dựng hình tƣợng
bằng ngôn ngữ kích thích sự tƣởng tƣợng và liên tƣởng. Đằng sau lớp võ từ ngữ là cả
một cuộc sống sinh động mà khi đọc đến nó, toàn bộ những hình ảnh về cuộc sống ấy
đƣợc khơi dậy. Điển cố vận dụng khả năng tƣ duy hình tƣợng rất phong phú và chính
xác, khả năng liên tƣởng nhạy bén. Khi điển cố tồn tại và hoạt động trong một ngữ
cảnh nhất định thì từ hình tƣợng cụ thể của nó, ngƣời đọc nhanh chóng tái hiện một sự

liên tƣởng trong đầu óc của mình. Nội dung điển cố lập tức đƣợc lĩnh hội với tƣ cách
là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm và hấp dẫn. Sự liên tƣởng, so sánh trong
quá trình tƣ duy của ngƣời đọc là chất “xúc tác” kết hợp nghĩa trực tiếp của điển cố
với hiện thực văn cảnh tạo nên đặc trƣng của điển cố. Có thể biểu diễn quá trình này
qua các bƣớc sau, lấy điển cố “liễu đƣờng” trong Chinh phụ ngâm làm ví dụ:
Liễu, sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng dính, đôi cây cùng liền.
Hai câu thơ là sự diễn tả nội dung điển cố “Liễu đường”. Đọc điển cố này,
những hình ảnh về câu chuyện đƣợc tái hiện: Hàn Bằng đời Chiến quốc làm chức xá
nhân cho Tống Khang vƣơng, bị Tống Khang vƣơng cƣớp vợ là Hà thị và phải bị tù.
16


Hàn Bằng buồn bã tự tử. Trƣớc khi chết theo chồng, Hà thị đề thƣ xin đƣợc chôn cùng
chồng. Tống Khang vƣơng tức giận cho chôn riêng hai nơi. Chẳng bao lâu có hai cây
liễu mọc ở hai ngôi mộ, rể và cành liền nhau. Rồi ngƣời đọc từ câu chuyện sinh động
này liên tƣởng đến tâm trạng ngƣời chinh phụ nhớ thƣơng chồng, so sánh với hình ảnh
câu chuyện mà hiểu đƣợc tình cảm của ngƣời vợ một lòng yêu thƣơng chồng khi cả
hai phải chịu cảnh chia ly.
Nhƣ vậy, có thể thấy bƣớc đầu tiên của hoạt động điển cố là đƣa ngƣời đọc trở
về với lịch sử. Từ sự trở về với hình ảnh, nội dung câu chuyện, hay về với nguồn gốc
câu thơ đƣa đến giai đoạn rút ra ý nghĩa sâu sắc, rồi so sánh, kết hợp với ngữ cảnh để
có một kết luận và để nâng cao hiệu quả biểu ý và biểu cảm của câu thơ, câu văn. Tất
cả là một chuỗi quá trình liên tƣởng, mở rộng và sáng tạo trong thế giới riêng của
ngƣời đọc.

2.2.2. Tính hình tƣợng
Lối so sánh của điển cố đƣợc thực hiện theo quy luật lấy đặc tính, ý nghĩa
của đối tƣợng này biểu hiện đặc tính, ý nghĩa của đối tƣợng kia, so sánh vừa xa lại vừa
gần, vừa kín đáo vừa rõ ràng, vừa sinh động vừa biểu cảm mạnh mẽ. Sự so sánh nhƣ

vậy giúp ngƣời cảm thụ nhận thức sâu sắc hơn, có thể bày tỏ thái độ khẳng định, yêu
thích hoặc phủ định, chán ghét. Sự tác động mạnh mẽ đó có đƣợc là do điển cố ngoài
tính biểu cảm còn biểu hiện rõ tính hình tƣợng và tính cụ thể. Cung oán ngâm khúc có
câu:
Đuốc vương giả chí công là thế,
Chẳng soi cho đến khóe âm nhai.
Muôn hồng nghìn tía đua tươi,
Chúa xuân nhìn hái một hai bông gần.
Câu thứ nhất và thứ hai có gốc từ câu trong Kinh Thƣ: “Thái dương tuy vô
tư, kỳ chiếu âm nhai hàn cốc giả độc hậu” (Mặt trời tuy không thiên vị, mà soi đến nơi
gành sâu hang thẳm cuối cùng). Câu thứ ba mƣợn ý câu thơ Đƣờng: “Vạn tử thiên
hồng tổng thị xuân” (Muôn tía, nghìn hồng tất cả là xuân), ở đây chỉ các cung nữ xinh
đẹp; chúa xuân chỉ vua. Ngƣời đọc qua những hình ảnh ấy có thể so sánh ánh mặt trời
với vua, khóe âm nhai ví ngƣời cung nữ bất hạnh, bị bỏ quên nơi lãnh cung lạnh lẽo.
Cung tần mỹ nữ trong cung cấm xinh đẹp nhƣ những bông hoa muôn màu tƣơi thắm,
nhƣng vua chỉ chọn một vài trong số ấy. Hình dung, so sánh, ngƣời đọc mới thấu hiểu
17


nỗi đau khổ, chán chƣờng của ngƣời cung nữ trong cuộc sống ghẻ lạnh chốn cung
son.
Những hình ảnh trong điển cố là những hình ảnh biểu trƣng cụ thể, sinh
động, tác động mạnh mẽ vào ký ức ngƣời đọc làm cho những hình ảnh đó giữ lại lâu
bền trong đầu óc ngƣời đọc để so sánh, đối chiếu với hoàn cảnh ngôn ngữ, nhằm đi
đến sự kết hợp ý nghĩa của điển cố với ý nghĩa của ngữ cảnh.

2.2.3. Tính cô đọng, ngắn gọn
Điển cố hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu sắc nhƣng thể hiện trong một
hình thức tiết kiệm lời đến mức thấp nhất. Sự tiết kiệm thể hiện ở hình thức giản lƣợc
những từ không cần thiết và cô đúc ngắn gọn. Ví dụ để nói ngƣời hay lo lắng chuyện

không thực tế, trong Hoàn sơn, Nguyễn Thƣợng Hiền mƣợn điển cố “Kỷ nhân ưu
thiên” (Ngƣời nƣớc Kỷ lo trời đổ), nhƣng chỉ gói gọn trong hai từ “ƣu thiên”: “Tiện
tác ưu thiên khách. Hoàn vi xuất thế nhân” ( Làm khách lo trời đổ. Lại làm ngƣời xuất
thế).

2.2.4. Tính đa dạng và linh động
Thông thƣờng trong chức năng tƣợng trƣng và so sánh, đối tƣợng đƣợc so
sánh gắn liền với vật tƣợng trƣng trong một tƣơng quan khép kín: hoa sen chỉ sự thanh
khiết, cây tùng, cây bách chỉ đức tính của ngƣời quân tử ... Chức năng ấy bao hàm sự
phủ nhận hình thức và chú ý nhiều đến ý nghĩa. Hình thức (hay vỏ từ ngữ) nhằm đƣa
tới nội dung, ý nghĩa và dừng lại ở đó. Nhƣng điển cố với chức năng tƣởng tƣợng, liên
tƣởng, hình thức cũng là một yếu tố quan trọng vì nó không mang nội dung, ý nghĩa
cứng nhắc và khép kín mà nó có thể đƣa đến một hay vài ý nghĩa khác bằng hình thức
thích hợp theo chiều sâu của hồi tƣởng về câu chuyện quá khứ, và hƣớng về tƣơng lai.
Hơn nữa, điển cố còn thể hiện một hình thức linh động bằng cách hết hợp với những
câu văn, câu thơ trong một tƣơng quan gần.
Điển cố tồn tại trong câu thơ, câu văn nhƣ một thực thể phù hợp với câu
trúc và yêu cầu về luật định của các thể loại văn học. Chính vì vậy, điển cố mang hình
thức phong phú, đa dạng. Chẳng hạn, điển “nguyệt lão” không phải mang hình thức
cứng nhắc trong một từ cố định mà đƣợc biểu diễn thành rất nhiều từ khác nhau nhƣng
cùng một nội dung chỉ sự kết duyên vợ chồng nhƣ:bà nguyệt, chỉ đỏ, chỉ hồng, xích
thằng, ông tơ, trăng già, xe tơ, xe dây, tơ đào ... Chỉ trong Truyện Kiều, Nguyễn Du
diễn tả điển này bằng nhiều từ khác nhau:
18


Dù khi lá thắm chỉ hồng. [câu 333]
Nàng rằng hồng diệp xích thằng. [câu 459]
Ông tơ ghét bỏ chi nhau. [câu 549]
Trăng già độc địa làm sao. [câu 687]

Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày. [câu 1532]
Kíp toan kiếm chốn xe dây. [câu 2099]
Duyên đâu ai dứt tơ đào. [câu 2609]
Điển cố là một khu rừng bao la mà trong đó chứa đựng nhiều loại thực vật
cực kỳ phong phú, có thể diễn đạt rất nhiều mặt của đời sống từ cụ thể đến trừu tƣợng,
từ vật chất đến tinh thần. Điển cố dùng cho nhiều mục đích: so sánh, ca ngợi, châm
biếm, giáo dục, kể chuyện, khẳng định, phủ định ... Một điển cố có thể đƣợc biểu đạt
theo nhiều nghĩa. Vì tính đa nghĩa ấy mà điển cố có phạm vi hoạt động rộng rãi, tính
năng động dồi dào, có thể hoạt động trong nhiều ngữ cảnh có nội dung khác nhau.
Điển cố với đặc tính đa dạng về biến thể hình thức, có khi chỉ là một từ :
Muộn màng thay giấc điềm bi. [câu 57]
Vậy ả Hằng vì ta xe mối. [câu 531]
(Sơ kính tân trang)
“Bi” tức là chiêm bao thấy con gấu, ý nói sinh con trai. Điển mƣợn trong
Kinh Thi. Ả Hằng tức Hằng Nga trong truyền thuyết Trung Hoa.
Những tơ nào thắm những cầu nào xanh. [câu 240]
(Truyện Hoa Tiên)
“Tơ” tức tơ hồng, chỉ việc hôn nhân. “Cầu” tức cầu Lam (Lam Kiều),
huyện Lam Điền ở Trung Quốc, nơi Bùi Hàng gặp gỡ và lấy nàng Vân Anh làm vợ.
Có khi là một cụm từ:
Câu vãn tiết, e khi mai biệu,
Tác cập kê, nay gặp đào yêu.
(Kim Thạch kỳ duyên, hồi thừ 3)
“Mai biệu” là mƣợn tên thiên Phiếu hữu mai và Đào yêu trong kinh Thi,
chỉ cô gái đến tuổi lấy chồng, đƣợc có gia đình êm ấm, hạnh phúc.
Có khi là một câu:
Trƣơng Thị vãn viết: ...
Như mình là: Sấm vang bia Phước
19



Còn người ta là: Gió xuôi các Đằng.
(Kim Thạch kỳ duyên, hồi thứ 3)
“Sấm vang bia Phước” là chuyện kém may mắn của một thƣ sinh nghèo
đƣợc Phạm Trọng Yêm giúp tiền mực in lên bia bán kiếm lời, nhƣng một đêm, cái bia
bị sét đánh tan tành. Ý nói không còn cơ may nào cƣú vớt đƣợc hoàn cảnh khó khăn.
“Gió xuôi các Đằng” nói về chuyện may mắn ngẫu nhiên nhƣ cơn gió định mệnh thổi
xuôi, đẩy thuyền Vƣơng Bột đến gác Đằng Vƣơng, để rồi ông đƣợc nổi danh về tài
văn chƣơng từ đó.
Sự thể hiện biến thể hình thức của điển cố thật nhiều màu, nhiều vẻ, nhƣng
tựu trung, nổi bật ở hai điểm: 1. Điển cố có cùng nội dung và ý nghĩa (là những điển
quen thuộc, đƣợc nhiều ngƣời dùng trong nhiều hình thức từ ngữ nhƣ điển “nguyệt
lão”); 2. Điển cố có cùng ý nghĩa nhƣng đƣợc biểu hiện bằng cách thay đổi một số yếu
tố từ vựng, ví dụ điển “tang thương” (tang: cây dâu, nƣơng trồng dâu; thƣơng là biển
khơi, bãi bể). Sách Liệt tiên truyện chép: bà Ma cô tiên nữ từng thấy đám nƣơng dâu
đã ba lần hóa thành bể khơi, bãi bể. Ý nói sự thay đổi của cảnh vật, cuộc sống. Điển
này đƣợc thể hiện qua nhiều hình thức từ ngữ nhƣ: tang hải, bãi bể nƣơng dâu, bể dâu
... :
“Trải qua một cuộc bể dâu”.
(Truyện Kiều)
“Ai bày trò bãi bể nương dâu”,
“Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương”.
(Cung oán ngâm khúc)
Điển cố có hai nghĩa: nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát hay nghĩa đen và
nghĩa bóng, ví dụ điển “chỉ đỏ” có nghĩa cụ thể là vật (ngƣời) mai mối, nghĩa khái
quát chỉ nhân duyên vợ chồng. Có những điển giống nhau về sự kiện, ngôn từ nhƣng
ngƣợc nhau về ý nghĩa. Điều này đƣợc hiểu nhƣ là tác giả khi dùng điển đã biến đổi ý
nghĩa từ tiêu tực thành tích cực hay ngƣợc lại, mục đích đế châm biếm hay than thở ...
“Mập mờ đánh lận con đen”.
(Truyện Kiều)

“Con đen” dịch từ chữ “ lê dân” (ngƣời dân đầu đen) trong Kinh Thƣ,
chƣơng Nghiêu điển, nhƣng Nguyễn Du đã dùng để chỉ khách làng chơi khờ khạo.
20


“Khu văn vị dĩ tần môn sắt” (Đuổi muỗi chƣa xong lại bắt rận)
(Huỳnh Thúc Kháng, Dạ thâm bất mị)
Câu trên mƣợn điển “môn sắt” chỉ động tác bắt rận. Tấn sử chép: Vƣơng
Mãnh ở Bắc hải, ở ẩn núi Hoa âm, nghe nói Hoàn Ôn đánh Tần, đến yết kiến, vừa nói
vừa bắt rận rất tự nhiên, điềm tĩnh. Tuy mƣợn điển ấy, nhƣng tác giả không chọn lấy ý
nghĩa của kẻ an bần, có chí lớn, mà dùng để nói lên ý chí muốn diệt trừ bọn hút máu
hại dân lành.
Tóm lại, điển cố đƣợc xem là một đơn vị mở trong hệ thống ẩn dụ mang
tính chất và ý nghĩa đặc biệt. Điển cố giúp ngƣời đọc hiẻu đƣợc giá trị của hồi ức,
tƣởng tƣợng, liên tƣởng và gợi mở một hƣớng mới để thông hiểu nội dung, ý nghĩa
câu thơ. Sự thấu hiểu điển cố dựa trên nền tảng nắm đƣợc nguồn gốc điển cố. Trƣờng
hợp sau chứng minh điều này: thành ngữ ta có câu “rét nàng Bân”đƣợc thể hiện qua
câu ca dao:
Nàng Bân may áo cho cồng,
May ba tháng ròng chửa trọn cổ tay.
Lạy trời cho cả gió may,
Nàng Bân chết quách đêm nay cho rồi.
xuất xứ từ nhân vật thần thoại là nàng Bân cầu xin trời hóa phép cho trần gian trở rét
vào mùa hè (tháng 3 âm lịch) để có dịp may áo ấm cho chồng.
Quá trình tiếp nhận câu có điển cố là quá trình vỏ từ ngữ qua khúc xạ tâm
lý trở về câu chuyện (thơ văn) quá khứ, chuyển hóa thành hình ảnh chủ quan của
ngƣời tiếp nhận. Vỏ từ ngữ của điển cố trong lúc này đƣợc thay thể bởi hình ảnh mới
sinh đông, đầy cảm xúc. Hình ảnh này đƣợc sự tƣởng tƣợng của chính bản thân ngƣời
đọc sản sinh ra, khác với hình ảnh đƣợc tƣởng tƣợng của ngƣời thứ hai, thứ ba.
Điển cố mang nhiều tính chất của sự linh động về hình thức, nội dung và ý

nghĩa, tạo thêm sức mạnh diễn đạt và biểu cảm cho câu thơ, câu văn. Chính vì vậy,
điển cố là một trong những thủ pháp sáng tác một thời...

2.3. Việc sử dụng điển cố trong văn chƣơng
Ở phần trên chúng tôi đã trình bày những khái niệm của điển cố theo cách hiểu
dựa vào bề mặt chữ nghĩa, song song đó ta cũng có thể hiểu khái niệm điến cố thông
qua cách sử dụng. Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cƣờng, viết trong Từ điển văn
học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX:“ Điển cố là thuật ngữ của giới nghiên cứu
21


nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam, vốn
chịu ảnh hƣởng văn học cổ và trung đại Trung Hoa. Do những nguyên nhân khác
nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những ngƣời làm văn: trong
hành văn thƣờng hay nhắc đến một sự tích xƣa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để
diễn tả ý mình, nhƣng đây không phải là trích dẫn nguyên văn, mà là lối dùng lại vài
chữ cốt gợi nhớ đƣợc đến tích cũ ấy, câu văn cổ ấy. Lối này đƣợc gọi chung là dùng
điển cố, bao gồm phép dùng điển và dùng chữ .” Qua định nghĩa này, ta nhận thấy việc
sử dụng điển cố trong sáng tác đã trở thành một thói quen đẹp trong việc sáng tác văn
chƣơng của một số tác gia văn học Việt Nam nhất là các tác gia ở giai đoạn văn học
trung đại. Có thể cho rằng đây là một trong những nét đặc trƣng đáng chú ý của giai
đoạn văn học này bởi ngoài sự gắn liền với thành tựu tiếp thu tinh hoa Hán học chọn
lọc; khả năng sáng tạo tinh tế về Nôm học còn có sự khéo léo của sáng tác trong việc
kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố trên một cách hoàn hảo của những nhà nho xuất
chúng.
Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể phủ nhận những nét đẹp vốn có của bản thân
điển cố, đó là một thủ pháp nghệ thuật cũng có thể gọi là một hiện tƣợng nghệ thuật
độc đáo mà không phải nền văn học nào cũng có.

2.3.1. Việc sử dụng điển cố trong sang tác nhằm đạt tới một số đặc

tính quan trọng trong văn chƣơng trung đại:
2.3.1.1. Tính hàm súc
Nhƣ trên đã nói, các nhà nho của Trung Quốc lẫn Việt Nam đều thích
dùng điển cố trong tác phẩm của mình, để minh hoạ lời nói, để tạo hình ảnh sinh động
cho câu văn, tránh khô khan trần trụi. Chỉ có một vài chữ mà hàm chứa tất cả triết lý
của cuộc đời, làm cho ý nghĩa sâu sắc ngoài lời nói.
Do quy định khắc khe của khuông khổ câu cú, niêm luật, trong thể thơ
xƣa, ngƣời viết phải tuân thủ theo mọi quy định. Ở phạm vị hạn hẹp của số câu nhất
định, ngƣời viết phải bộc lộ tài năng của mình qua câu thơ mang một tƣ tƣởng bay
bổng, phóng khoáng, mạnh mẽ, vƣợt ra ngoài khoảng sông núi, đất trời, sao cho ngƣời
đọc vừa hoài niệm chuyện xƣa, nghiệm lấy chuyện nay.
Có những sự việc hoặc lớn hoặc nhỏ cần đƣợc diễn tả sâu sắc, đầy đủ
nhƣng diễn đạt thật dài dòng khó nói đƣợc hết ý, nếu khéo dùng điển cố thì những chữ

22


ngắn gọn hàm chứa hai nghĩa đen và bóng là phƣơng tiện diễn đạt tốt nhất, giúp lời, ý
thêm đậm đà, lý thú.

2.3.1.2. Tính uyên bác
Ngoài ra, ngƣời sáng tác muốn tự khẳng định mình, muốn qua tác phẩm
tỏ ra uyên bác, họ càng phải tìm tòi những từ ngữ tinh hoa của dân gian, sáng tạo ngôn
ngữ chặt chẽ, kết hợp với điển cố để thực hiện nhiều đề tài về mọi khía cạnh của xã hội
và con ngƣời. Mục đích nhằm xây dựng số chữ ít nhƣng hàm ý càng nhiều mà không
phải là những lời mang tính lý thuyết khô khan, cứng nhắc. Điển cố đƣợc sử dụng
trong thơ ca càng làm tăng thêm màu sắc sống động, ý nghĩa thêm phong phú, trong
các bài nghị luận làm tăng nhiều lần tính thuyết phục.
Điển cố không chỉ dừng lại ở các tác phẩm của văn học thành văn.
Trong văn học dân gian đôi khi điển cố cũng đƣợc sử dụng khá rộng rãi, nhƣng có

chọn lọc do yêu cầu phù hợp với tính dân gian dễ phổ biến. Điển cố trong những câu
ca dao, dân ca… thƣờng là những điển dễ hiểu, dễ nhớ gần nhƣ đƣợc phổ biến rộng rãi
và trở nên quen thuộc:
Sáng trăng suông sáng cả bờ sông,
Ta được cô ấy, ta bồng đi chơi.
Ta bồng ta tếch lên trời,
Hỏi ông Nguyệt lão tốt đôi chăng là?
Hay:
Bắc thang lên đến tận trời,
Bắc ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay.
Đánh thôi lại trói vào cây,
Hỏi ông Nguyệt lão nào dây tơ hồng?
Nào dây xe bắc, xe đông,
Nào dây xe vợ, xe chồng người ta.
Ông vụng xe, tôi lấy phải vợ già,
Tôi thì đốt cửa, đốt nhà ông đi.
Nguyệt lão là ông già dƣới trăng, do chữ “ Nguyệt lão hạ nhân ” là ông
thần giữ việc kết duyên vợ chồng. Vi Cố đời Đƣờng đi dạo ở Tống thành, gặp một ông
già ngồi dựa cái túi, đang tra sách dƣới trăng. Vi Cố hỏi, ông nói chỉ đỏ trong túi dùng

23


để buộc chân vợ chồng lại với nhau. Dù là cừu địch, dù xa nơi khác chốn, sợi chỉ một
khi đã buộc rồi, họ sẽ cũng sẽ đẹp đôi vợ chồng.
Hoặc:
Làm trai lấy được vợ hiền,
Bằng cầm đồng tiền mua được miếng ngon.
Làm gái lấy được chồng khôn,
Cầm bằng cá vượt Vũ môn hoá rồng.

Cá vƣợt Vũ môn hoá rồng do điển Vũ môn là tên một ngọn núi ở đầu
nguồn sông Trƣờng Giang, Trung Quốc. Dƣới chân núi có cái vực rất sâu. Tƣơng
truyền hàng năm đến mùa thu, nƣớc lụt lớn, cá thi nhau đến đó nhảy, con nào nhảy qua
đƣợc Vũ môn thì hoá rồng. Vào những ngày ấy có mƣa lớn. Cá vƣợt Vũ môn là điển
chỉ ngƣời học trò thi đậu, hoặc chỉ ngƣời gặp may mắn, sung sƣớng.

2.3.1.3. Tính tao nhã
Trong khi bộc lộ ý tƣởng, tác giả gặp những điều khó nói, nếu nói ra
một cách thông thƣờng thì lời thơ, ý văn trở nên thô tục, khiếm nhã, họ phải nhờ đến
điển cố, một “ trợ thủ đắc lực” để lời đƣợc nhẹ nhàng, ý đƣợc thanh nhã, nghiêm túc.
Truyện Kiều có câu:
Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay,
Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương.
Mây mưa đánh đổ đá vàng,
Quá chiều nên đã chán chường yến anh.
(Thôi Trƣơng tức Thôi Oanh Oanh và Thụy Quân). Điển này ý nói nam nữ lén lút tƣ
tình trƣớc khi cƣới. Theo Hội chân ký của Nguyên Chẩn ( đời Đƣờng năm Trinh
Nguyên có chàng Thụy Quân đến chơi đất Bồ, trọ ở chùa Phổ Cứu. Gặp bọn quân lính
quấy rối, ngƣời đàn bà họ Thôi trọ cùng chùa với chàng rất sợ hãi, chàng đã ra tay cứu
giúp. Nhân đó bà mời chàng về đãi tiệc. Chàng gặp con gái bà tên Oanh Oanh, nhờ
ngƣời tỳ nữ làm mối để kết tình. Vài năm trôi qua, Oanh Oanh lấy chồng, chàng
Trƣơng cũng kết hôn với ngƣời khác, từ đó không còn ai nhớ lại chuyện cũ nữa).
Mây mƣa do chữ “vân vũ”, chỉ trai gái trao tình ân ái với nhau. Tống
Ngọc trong Cao Đƣờng phú tự có chép: vua nƣớc Sở (Sở Hoài vƣơng) đi chơi ở Cao
Đƣờng, nằm mộng thấy thần nữ đến xin hầu chăn gối. Khi từ biệt, luyến tiếc, nàng nói:
Đán vi hành vân, mộ vi hành vũ (Thiếp sớm làm mây, tối làm mƣa).
24



×