Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

TỔNG QUÁT tâm TRẠNG của NGƯỜI CHINH PHỤ TRONG “CHINH PHỤ NGÂM” của đoàn THỊ điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.26 KB, 96 trang )

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
TRONG “CHINH PHỤ NGÂM” CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - DỊCH GIẢ
1.1.1. Tác giả Đặng Trần Côn
1.1.2. Dịch giả Đoàn Thị Điểm
1.2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA “CHINH PHỤ NGÂM”
1.3.ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH, CHINH PHU, CHINH PHỤ - NGUỒN CẢM HỨNG
CỦA NHIỀU NỀN VĂN HỌC
1.3.1. Đối với văn học Trung Quốc
1.3.2. Đối với văn học trung đại Việt Nam
1.3.3. Đối với tác giả - dịch giả
1.4. ĐẶC TRƯƠNG THỂ LOẠI, BÚT PHÁP CỦA “CHINH PHỤ NGÂM”
1.4.1. Thể loại
1.4.2. Bút pháp

1


CHƯƠNG 2


DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ TRONG “CHINH
PHỤ NGÂM” CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM
2.1. NHỮNG SUY TƯ TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ VỀ “ PHÉP CÔNG”
VÀ “NIỀM TÂY”
2.1.1. Ý thức về bổn phận công dân
2.1.2. Ý thức về tình cảm lứa đôi
2.2. NHỮNG SUY TƯ TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ VỀ SỐ PHẬN CON
NGƯỜI
2.2.1. Lo lắng cho số phận của người chinh phu nơi chốn sa trường
2.2.2. Lo lắng cho số phận của mình nơi chốn khuê phòng
2.3. NHỮNG SUY TƯ TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ VỀ QUYỀN
HƯỞNG HẠNH PHÚC VÀ TÌNH YÊU TUỔI TRẺ
2.3.1. Khát vọng về hạnh phúc trần tục
2.3.2. Khát vọng về tình yêu tuổi trẻ

CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI
CHINH PHỤ TRONG “CHINH PHỤ NGÂM” CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM
3.1. NGÔN NGỮ ĐIÊU LUYỆN, GIÀU SẮC THÁI BIỂU CẢM
3.1.1.Ngôn ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ
3.1.1.1. Trùng điệp (Láy lại)
3.1.1.2. Liên hoàn ( Nối tiếp)
3.1.1.3. Chiếu ứng ( So sánh)
3.1.2. Ngôn ngữ miêu tả tâm lí của chinh phụ
3.1.2.1. Liên tưởng
3.1.2.2. Hồi tưởng

2



3.1.2.1. Tưởng tượng
3.2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN VỚI VIỆC KHẮC
HỌA TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
3.2.1. Thời gian nghệ thuật
3.2.2. Không gian nghệ thuật

3


4


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ra đời trong những năm 40 của thế kỉ XVIII, Chinh phụ ngâm đã đánh dấu một
mốc chói lọi, mở đầu cho chặng đường phát triển rực rỡ chưa từng thấy trong thi ca cổ
điển Việt Nam. Tác phẩm có một sức sống đặc biệt trong diễn trình văn học văn học dân
tộc như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc từng nhận xét: “Chinh phụ ngâm là một trong
những tác phẩm không bị già cỗi với thời gian” [9;93]. Còn theo nhà nghiên cứu Phạm
Luận thì cho rằng Chinh phụ ngâm có sức ảnh hưởng rất lớn đến tác phẩm cùng thời đại
“Bằng những câu thơ vào bậc nhất trong thơ Việt Nam, Chinh phụ ngâm không chỉ có
ảnh hưởng lớn đến những tác gia ngâm khúc, mà cả những tác gia truyện thơ mấy thập kỉ
sau” [7;67].
Từ khi ra đời cho đến nay Chinh phụ ngâm như một tiếng vang dội ngày càng to
lớn trong không gian, thời gian. Lúc đương thời, bản chữ Hán đã được các danh sĩ nước
ta và Trung Quốc khen ngợi; bản chữ Nôm truyền tụng đến ngày nay được đông đảo độc
giả nhiều thế hệ say mê. Điều gì khiến cho tác phẩm có sức sống kì diệu như vậy? Phải
chăng Chinh phụ ngâm đi vào lòng độc giả vì những cung bậc tâm trạng, tình cảm và tư
tưởng trong tác phẩm thích hợp với con người khắp nơi và trong muôn thuở.
Vì thế, người viết quyết định chọn đề tài “Tâm trạng của người chinh phụ trong
Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm” để nghiên cứu, với hi vọng sẽ tìm hiểu kỹ hơn về

những diễn biến tinh vi, logich và phong phú trong tâm trạng người chinh phụ. Qua thực
hiện đề tài, người viết cũng muốn đi vào lí giải sự thành công của bản dịch hiện hành xét
từ góc độ nghệ thuật được Đoàn Thị Điểm tạo dựng để khắc họa thành công tâm trạng
nhân vật.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Chinh phụ ngâm ra đời mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn
học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm nêu lên vấn đề bức thiết của thời đại. Một thời đại đề
cao con người và đấu tranh đòi hỏi hạnh phúc cho con người. Nguyên tác Chinh phụ
ngâm được hưởng ứng mạnh mẽ bằng sự ra đời của nhiều bản dịch từ chữ Hán sang chữ
Nôm, mà thành công nhất là bản dịch hiện hành được thông truyền là của bà Đoàn Thị
Điểm.
5


Với những thành tựu xuất sắc vượt trội hơn nhiều so với nguyên tác, dịch phẩm
Chinh phụ ngâm đã khẳng định được vị trí thể loại của mình trên thi đàn, đồng thời
khẳng định được ưu thế của thể song thất lục bát trong việc miêu tả tâm trạng buồn.
Dịch phẩm Chinh phụ ngâm đã được không ít nhà thơ, nhà nghiên cứu quan tâm
đến, đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây các công trình nghiên cứu về bản dịch càng
trở nên đa dạng, phong phú. Cùng với nhiều vấn đề khác, tâm trạng của người chinh phụ
trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm cũng là một vấn đề mà giới nghiên cứu quan
tâm. Dưới đây chúng tôi trích dẫn một vài ý kiến tiêu biểu:
Quyển Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
[9] Nguyễn Lộc nhận xét về mâu thuẫn giữa “phép công” và “niềm tây” của người chinh
phụ: “Vấn đề trung tâm đặt ra trong tác phẩm suốt từ đầu đến cuối là mâu thuẫn giữa
chiến tranh phong kiến và cuộc sống con người, với hạnh phúc lứa đôi tuổi trẻ. Mâu
thuẫn ấy tác giả đặt ra từ đầu đến cuối khúc ngâm vẫn không hé mở ra một chân trời
tươi sáng nào” [9;68]
Nguyễn Lộc khẳng định sự thành công của Chinh phụ ngâm trong việc khắc họa

tâm trạng: “Chinh phụ ngâm là tác phẩm lần đầu tiên đã phản ánh được một tâm trạng
có quy mô sau rộng. Một bài thơ dài hơn 400 câu diễn tả một tâm trạng hầu như ngưng
đọng trên một khối sầu không phải chuyện dễ” [9,81]
Theo tác giả “Thành công của Chinh phụ ngâm chính là ở chỗ nhà thơ biết cách
khai thác tâm trạng, đồng thời biết cách xây dựng hình tượng, biết cách cấu trúc cho tác
phẩm” [9,81]. Ngoài ra Nguyễn Lộc cũng khẳng định mặt thành công của tác phẩm xét ở
góc độ ngôn ngữ: “Ngôn ngữ trong bản dịch nói chung trong sáng, dễ hiểu, ít từ Hán, ít
điển cố. Vốn từ của người dịch tương đối phong phú và được sử dụng linh hoạt” [9,91]
Lời nhận xét của Nguyễn Lộc đã khái quát được tâm trạng của người chinh phụ
trong những ngày xa chồng là tâm trạng tựa hồ như đứng yên, sầu muộn nhưng có quy
mô sâu rộng, đồng thời cũng đã nói lên những được những thành công của bản dịch xét ở
nghệ thuật khắc họa tâm trạng. Dù vậy đây là những gợi ý rất quan trọng đối với người
viết.

6


Quyển Lịch sử văn học Việt Nam tập 3 [17] Đặng Thanh Lê khi lí giải những suy
tư trăn trở của người chinh phụ về số phận của chinh phu và số phận của chính mình, tác
giả nhận định:“Tiến thêm một bước nữa, có lúc chinh phụ đã phủ định giá trị của công
danh, phú quý, thứ hạnh phúc lí tưởng theo quan niệm phong kiến. Như trên đã nói, có
lúc chinh phụ chờ đón vinh dự “tử ấm, thê phong”, nhưng rồi nàng chợt nhận ra rằng để
đánh đổi lấy chiếc ấn phong hầu cho chồng, nàng phải trả bằng một giá khá đắt” [17,46]
Trong phần trình bày về chiến tranh phong kiến và nguyện vọng hạnh phúc lứa
đôi của người chinh phụ trẻ tuổi, tác giả đã đi vào diễn biến tâm trạng của người chinh
phụ đã lí giải tiếng nói khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ
ngâm. Bằng cách nhìn tổng quát Đặng Thanh Lê nhận định:“Trong những ngày đằng
đẵng xa cách tâm hồn chinh phụ diễn ra nhiều diễn biến phức tạp: Luyến tiếc, nhớ mong,
buồn rầu, lo lắng, ước mơ…nhưng tất cả các tâm trạng ấy đều xoay quanh một nỗi niềm
sâu kín nhất. Đấy là niềm khao khát hạnh phúc” [17,44]. Tác giả cho rằng: “Thực tế nỗi

lo sợ hay lòng mong ước của chinh phụ chỉ xuất phát chủ yếu từ cái nhìn khao khát ấy.
Điều nàng sợ nhất là chiến tranh tàn phá đi tuổi trẻ của vợ chồng nàng, vì nàng cho rằng
tuổi trẻ trôi qua sẽ kéo theo hạnh phúc ái ân, tình yên đôi lứa…” [17,45]
Đặng Thanh Lê đã nhận xét những thành công của bản dịch Chinh phụ ngâm của
Đoàn Thị Điểm ở khía cạnh nghệ thuật:“ Thể song thất lục bát không có những nhịp thơ
phóng túng đó, nhưng câu thơ của Đoàn Thị Điểm vẫn lột được tinh thần nguyên tác mà
vẫn tự nhiên vì bà đã biết vận dụng những đặc sắc của thi pháp, ngôn ngữ, âm điệu Việt
Nam, khi thì dung ngôn ngữ sinh độn, khi vận dụng điệp ngữ, liên hoàn, khi dùng cách
ngắt câu, đối câu…Tất cả những thành tựu nghệ thuật ấy đã khiến bản dịch của bà vượt
lên trên một dịch phẩm thông thường , do đó người đọc cứ có cảm giác chung đây là một
sáng tác phẩm” [17,56]
Dù được trình bày một cách chi tiết về những suy tư trăn trở của người chinh phụ
về số phận con người, khát vọng tình yêu tuổi trẻ cũng như những đặc sắc trong nghệ
thuật được Đoàn Thị Điểm tạo dựng nhưng bài nghiên cứu này chưa đưa ra những minh
chứng cụ thể về những cung bậc tâm trạng của người chinh phụ.

7


Quyển “Đến với Chinh phụ ngâm” [18], do Ngô Viết Dinh tuyển chọn và giới
thiệu đã tập hợp được rất nhiều bài nghiên cứu về Chinh phụ ngâm. Nhà nghiên cứu Hoài
Thanh trong bài viết “Chinh phụ ngâm” cho rằng: “Mới đọc qua hoặc đọc một cách vô
tình, ta có thể tưởng khúc ngâm này là đơn điệu. Mà thực ra thì chung quy cũng chỉ có
cái buồn với nhớ, nhưng trên cái nền chung ấy bao nhiêu là diễn biến phong phú, tinh vi.
Không một đoạn nào giống đoạn nào” [18,251]
Bài viết “Phân tích Chinh phụ ngâm” Phạm Văn Diêu cho rằng: “Chinh phụ
ngâm, trong căn bản, chỉ là một khúc ngâm, nên nó không hề chứa đựng một sự tích nào,
nội dung rất đơn giản, trước sau đều là những hình thái, những diễn biến khác nhau của
một tâm trạng phụ nữ nỉ non” [18,200]
Bàn về không gian, thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm nhà nghiên cứu cho rằng:

“Thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm là một thứ thiên nhiên bao la, lạnh lùng, vắng vẻ,
tiêu sơ, hiu hắt. Người ta có thể nói rằng đây là một thứ thiên nhiên nhìn theo màu sắc và
hình thái của nỗi long yêu nhớ. Từ đầu đến cuối, cảnh vật đã tắm trong màu sắc của tâm
tình để kết thành một khối với tâm trạng của vai khổ chủ” [18,210]. Về nghệ thuật khắc
họa tâm trạng được Đoàn Thị Điểm tạo dựng, Phạm Văn Diêu nhận xét: “Thi nhân từng
vận dụng mọi lối, từ cách phân tích trực tiếp đến các mượn cảnh vật để diễn bày nội tâm,
và đã ghi được những rung động tinh vi của một tâm tình buồn sầu đau khổ” [18,214].
Có thể nói trong công trình nghiên cứu của mình Phạm Văn Diêu đã có cái nhìn khái
quát, đại lược về bức tranh tâm trạng người chinh phụ cũng như nghệ thuật khắc họa tâm
trạng trong Chinh phụ ngâm.
Bài viết “Tâm hồn chinh phụ” Hà Như Chi nhận xét: “Đọc Chinh phụ ngâm, ta bị
ám ảnh bởi tâm hồn của chinh phụ với bao nhiêu trạng thái linh hoạt khả ái của nó biểu
hiện qua những lời thơ trầm trầm, êm dịu, trong suốt, đến nỗi ta chỉ còn nhận thấy dòng
tình cảm triền miên và nhất là mềm dẻo luôn luôn theo sát nhịp điệu mau chậm của nỗi
lòng chinh phụ” [18,527]
Quyển Đoàn Thị Điểm – Nguyễn Gia Thiều [15], Hà Như Chi nhận xét về những
diễn biến tâm trạng của người chinh phụ: “Thường thường tâm trạng của nàng chỉ là một
nỗi buồn triền miên, gần như êm dịu, ít khi sôi nổi giận dữ” [15,89]
8


Ngoài ra khi bàn về nghệ thuật điêu luyện được Đoàn Thị Điểm tạo dựng trong
việc khắc họa tâm trạng cũng có rất nhiều ý kiến nhận định.
Quyển “Một đời viết văn, dạy văn” [12], Lê Trí Viễn đã đề cập đến thành công của
Chinh phụ ngâm về mặt từ vựng được Đoàn Thị Điểm tạo dựng: “Bản dịch không theo
sát từng câu trong nguyên tác, người dịch cốt giữ ý nội dung câu thơ không hề được lặp
lại. Người dịch đã cố gắng thể hiện nhịp độ biến thiên trong tâm tình chinh phụ bằng việc
sử dụng điêu luyện các nghệ thuật điệp ngữ, liên hoàn, các nghệ thuật tu từ” [12,346].
Bàn về nghệ thuật sử dụng từ láy trong Chinh phụ ngâm theo Lê Trí Viễn: “Với nghệ
thuật sử dụng từ láy, ngôn ngữ Việt Nam đã tiến đến một trình độ phong phú, sâu sắc và

sinh động trong lĩnh vực tả tình” [12,340]. Theo tác giả thành công của bản dịch Chinh
phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm trước hết là ở thể thơ: “Bản dịch Chinh phụ ngâm không
dùng thể trường đoản cú, cũng không dùng thể lục bát mà dùng thể song thất lục bát.
Thành công của nó trước hết là người dịch biết chọn một thể thơ vừa quen thuộc với mọi
người vừa thích hợp trong việc diễn tả một tâm trạng như tâm trạng người chinh
phụ”[12,138]
Bài viết “Phân tích khúc ngâm”, Đặng Thai Mai đã nhận xét ngôn ngữ miêu tả tâm
lí nhân vật trong Chinh phụ ngâm: “Tác giả đã cố ý vận dụng mọi mối tâm tình có liên
quan, có tác dụng đến tình yêu: tưởng tượng, nhớ thương, luyến tiếc, liên tưởng, nỗi lo
của người chinh phụ về vận mạng chồng, nỗi buồn sợ về thân thể mình, bao nhiêu kí ức
dĩ vãng, bao nhiêu phiền muộn hiện giờ, và cuối cùng là cả một trời hi vọng, trong trẻo,
lẫy lừng của ngày mai” [18,281]
Quyển Thi pháp văn học hiện đại [26], Trần Đình Sử khi viết về nghệ thuật miêu
tả thời gian, không gian trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật đã nhận định: “Những
thời gian, địa điểm rời rạc, mơ hồ, vô định như chỉ nhằm gợi lên những cảm xúc thất
vọng mịt mù, nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ mà thôi, phù hợp với nhiệm vụ
phô diễn những tình cảm và tâm lí phổ biến của mỗi người trong tình huống tương tự”
[26,50]
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy tâm trạng của
người chinh phụ trong tác phẩm là vấn đề mà giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Có thể
9


nói đây là một điều kiện thuận lợi để giúp người viết có cái nhìn trọn vẹn hơn trong việc
khảo sát đề tài. Đó là những cứ liệu vô cùng quan trọng để người viết có thể tham khảo
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của người đi trước, bài viết này hệ thống lại vấn
đề và đồng thời đi sâu phân tích những dẫn chứng minh họa nhằm làm sáng tỏ vấn đề đã
nêu.


3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trong khuôn khổ đề tài, người viết cần nghiên cứu những diễn biến tinh vi, tế nhị
và logich trong tâm trạng của người chinh phụ.
Cụ thể người viết tìm hiểu diễn biến tâm trạng người chinh phụ thông qua những
suy tư trăn trở của người chinh phụ về “phép công, niềm tây”, về số phận con người và
về quyền hưởng hạnh phúc, tình yêu tuổi trẻ. Qua đề tài này người viết sẽ đi vào làm nổi
bật những biện pháp nghệ thuật được Đoàn Thị Điểm tạo dựng để khắc họa tâm trạng
người chinh phụ như: ngôn ngữ điêu luyện, giàu sắc thái biểu cảm, nghệ thuật miêu tả
thời gian, không gian với việc khắc họa nội tâm nhân vật.
Mặt khác, khi nghiên cứu đề tài này người viết sẽ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện
hơn về những những diễn biến phong phú trong tâm trạng người chinh phụ. Từ đó có thể
cảm nhận được giá trị phản chiến, giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Việc nghiên cứu đề tài này không những cung cấp cho người viết những hiểu biết
trước mắt cũng như vốn kiến thức của tương lai có thể áp dụng vào công việc giảng dạy
Ngữ văn ở trường phổ thông sau này.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong giới hạn của đề tài, luận văn chủ yếu khảo sát “Tâm trạng của người chinh
phụ trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm” ở một số phương diện: những suy tư
trăn trở của người chinh phụ về “phép công, niềm tây”, về số phận con người, về quyền
hưởng hạnh phúc và tình yêu tuổi trẻ; nghệ thuật khắc họa tâm trạng của người chinh phụ
thông qua một số biện pháp tiêu biểu như ngôn ngữ điêu luyện giàu sức biểu cảm, nghệ
thuật miêu tả thời gian, không gian với việc khắc họa tâm trạng của người chinh phụ.
10


Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi có liên hệ so sánh với các tác phẩm khác của
các tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều… để làm nổi bật vấn đề.
Văn bản mà người viết chọn làm tư liệu là quyển Chinh phụ ngâm diễn ca do

Nguyễn Thạch Giang giới thiệu [01].
Quyển “Đến với Chinh phụ ngâm” do Ngô Viết Dinh tuyển chọn và giới thiệu
Nhà xuất bản Thanh Niên, năm 2001 [18].
Quyển “Lịch sử văn học Việt Nam”, nhiều tác giả, Nhà xuất bản Giáo Dục, năm
1978 (tập 3) [17]. Và một số tài liệu khác có liên quan.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện người viết đã tập hợp tư liệu có liên quan đến đề tài.
Sau đó tiến hành phân loại, sắp xếp theo hệ thống những vấn đề cần khảo sát.
Người viết chủ yếu sử dụng thao tác phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. Trong quá
trình phân tích có kết hợp với phương pháp so sánh nhằm làm nổi bật những cung bậc
tâm trạng cũng như tiếng nói khao khát hạnh phúc của người chinh phụ trong tác
phẩm với những tâm trạng và tiếng nói khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong
một số tác phẩm của các tác gia cùng thời đại với Chinh phụ ngâm.

11


12


CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - DỊCH GIẢ
1.1.1 Tác giả Đặng Trần Côn
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm
mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm
1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời vua Lê Chúa Trịnh.

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay

thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương Cống, nhưng thi
Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức
Ngự sử đài chiếu khán. Ông là người phóng khoáng, không chịu câu thúc trong khuôn
khổ lễ nghi, lấy rượu làm thơ, lấy thơ làm phú.
Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang
cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm
dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn
Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ."
Thơ phú ông làm nhiều, người ta được biết: tám bài thơ Tiêu Tương bát cảnh, bài
phú Trương Hán tư thuần lư, Trương Lương bố y, bài Khấu môn thanh, tiểu thuyết Bích
Câu Kỳ Ngộ bằng Hán văn và Chinh phụ ngâm khúc bằng Hán văn, là một áng văn kiệt
tác được phổ cập nhất.
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là một khúc ngâm mà trong đó tác giả
thay lời một người thiếu phụ có chồng phải đi chinh chiến phương xa lâu về, than vãn nỗi
cô đơn, kể lể sầu mong nhớ và cầu nguyện được khải hoàn. Tác phẩm viết bằng Hán văn,
gồm 478 câu theo thể trường đoản cú; mỗi câu dài ngắn không hạn định, bằng trắc không
phân minh; câu ba bốn tiếng đi đôi với câu năm bảy tiếng có câu dài đến mười, mười một

13


tiếng. Toàn thể là một bài từ khúc vần điệu tự do, phát nguyên ở văn thơ Trung Hoa, của
Lý Bạch và lối nhạc phủ, khéo cải biến theo nguồn cảm Việt Nam.
Khi làm xong bài Chinh phụ ngâm, ông Đặng Trần Côn đưa cho ông Ngô Thì Sĩ
xem. Ông Ngô Thì Sĩ là một danh nho, có làm bộ Việt Sử Tiêu Án, đọc xong lấy làm kính
phục, bảo rằng: “Văn này đánh đổ cả lão Ngô gia này chứ còn gì nữa?”
Áng văn kiệt tác ấy được hoan nghênh, truyền tụng khắp nước ta, lan qua cả hai
tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây bên Trung Hoa là quê hương của chữ Hán. Tính cách trang
nghiêm và tài văn xuất sắc của Đặng Trần Côn đã gây nhiều ảnh hưởng tốt trong cuộc
chấn hưng thi phái đời Hậu Lê.


Giá trị của Chinh phụ ngâm thật là to tát, nên được nhiều danh sĩ dịch Nôm mà
hậu thế còn biết được hai người: bà Đoàn Thị Điểm và ông Phan Huy Ích.

1.1.2 Dịch giả Đoàn Thị Điểm
Chinh phụ ngâm Hán văn của Đặng Trần Côn ra đời đã gây ra một tiếng vang lớn
trong giới nho sĩ đương thời. Không chỉ nghệ thuật điêu luyện của tác phẩm được chú ý
mà khuynh hướng tư tưởng tác phẩm phản ánh cũng được nhiều người quan tâm, đó là
khuynh hướng hướng tới cuộc sống con người và mang đậm dấu ấn của thời đại bấy giờ.
Mặt khác, Chinh phụ ngâm được sáng tác bằng chữ Hán trong thời đại chữ Nôm phát
triển, cho nên nhiều người dịch sang chữ Nôm nhằm để độc giả tiếp cận tác phẩm dễ
dàng. Theo ông Hoàng Xuân Hãn thì có tất cả bảy bản dịch và phỏng dịch Chinh phụ
ngâm trong đó có bốn bản theo thể song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích,
Bạch Liên Am Nguyễn, Nguyễn Khản và ba bản theo thể lục bát không rõ của ai. Trong
số những bản dịch và phỏng dịch đó có một bản thành công nhất được gọi là bản hiện
hành. Nhưng vấn đề đặt ra là ai là tác giả bản dịch này? Hiện nay tồn tại hai khuynh
hướng trái ngược nhau: Một khuynh hướng cho rằng tác giả của bản dịch này là nữ sĩ
Đoàn Thị Điểm, một khuynh hướng cho rằng Phan Huy Ích là tác giả của bản dịch đó.
Vấn đề này đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

14


Khuynh hướng truyền thống thì cho rằng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm chính là dịch giả
Chinh phụ ngâm. Người đầu tiên khẳng định vấn đề này là Vũ Hoạt. Đầu thế kỉ XX, nhà
nho Vũ Hoạt cho khắc in bài Chinh phụ ngâm trong tập “Danh gia quốc âm” gồm ba bài:
Chinh phụ ngâm, Phan Trần và Cung Oán Ngâm. Cuốn Chinh phụ ngâm bị lục được
khắc in vào năm 1902, được xem là bản in xưa nhất. Bài Chinh phụ ngâm bị lục được
khắc in ở 34 tờ đầu , hàng tám, mỗi trang chia ba phần, giữa là Hán văn, dưới là diễn ca,
trên là chú thích. Trong bài tựa của mình ông có viết: “Đặng Tiên Sinh sở tác, Đoàn phu

nhân diễn âm”, (nhớ xưa Đặng tiên sinh làm ra sách ấy, Đoàn phu nhân diễn ra quốc âm).
Theo đó Vũ Hoạt khẳng định Đoàn Thị Điểm là dịch giả Chinh phụ ngâm.
Cũng theo khuynh hướng đó, trong “Chinh phụ ngâm giản lược”, ông Thuần
Phong đã đưa ra ý kiến của mình về dịch giả của Chinh phụ ngâm. Theo Thuần Phong thì
tác phẩm được truyền tụng vì có giá trị nên ảnh hưởng đến các tác phẩm xuất hiện sau nó.
Bài “Con cò” của Nguyễn Công Trứ có giọng điệu giống Chinh phụ ngâm; mà Nguyễn
Công Trứ (1778-1858) lại là người cùng thời với Phan Huy Ích (1750-1822) thì không lẽ
nào Nguyễn Công Trứ lại bắt trước ông Phan Huy Ích vì tự trong không cho phép nhà
văn làm như vậy. Chỉ có thể bắt trước Đoàn Thị Điểm, là người sinh trước ông 70 năm
(1705-1748). Tiếp tục quan điểm của mình ông Thuần Phong còn đưa tiếp bài Ai Tư Vãn
của Ngọc Hân Công Chúa, đây là bài thu gọn Chinh phụ ngâm. Chinh phụ ngâm và Ai Tư
Vãn giống nhau từ hình thức đến nghệ thuật biểu hiện. Ai Tư Vãn được viết vào khoảng
1792 còn bản dịch Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích theo Hoàng Thúc Trâm thì được
viết vào khoảng năm 1803-1804. Như vậy thì Công Chúa Ngọc Hân không thể nào chịu
ảnh hưởng của Phan Huy Ích mà chỉ có thể chịu ảnh hưởng của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm mà
thôi. Từ những lí lẽ trên mà Thuần Phong cho rằng Đoàn Thị Điểm mới chính là tác giả
của bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành.
Thời gian mà Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm có lẽ vào những năm 17431745 khi chồng bà là tiến sĩ Nguyễn Kiều đi sứ Trung Quốc. Nữ sĩ có tâm sự riêng để gửi
gắm vào tác phẩm. Đoàn Thị Điểm là người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh
Bắc. Theo gia phả họ Đoàn là Đoàn thị thực lục, thì tổ tiên của bà vốn họ Lê, đến đời cha
bà là Đoàn Doãn Nghi (1678-1729), mới đổi ra họ Đoàn. Ông Doãn Nghi thi đỗ Hương
15


cống (Cử nhân) đời Lê, thi Hội không đỗ, nên ở dạy học và bốc thuốc. Ông cưới vợ (họ
Vũ, không rõ tên), sinh được hai con: con cả là Đoàn Doãn Luân (1700 - ?) và con thứ là
Đoàn Thị Điểm.
Lúc trẻ, bà có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, chăm học, có tài văn và giỏi
cả việc nữ công. Cho nên năm 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con
nuôi để sau dâng lên chúa Trịnh, nhưng bà không chịu. Suốt thời gian từ lúc ấu thơ đến

tuổi trưởng thành, bà thường sống với cha và anh ở nơi cha dạy học là làng Lạc Viên năm
bà 25 tuổi (1729), cha mất, bà cùng với gia đình của anh dời đến ngụ ở làng Vô Ngại,
huyện Đường Hào. Chẳng bao lâu sau anh mất (không rõ năm), bỏ lại một đàn con nhỏ,
một mình Đoàn Thị Điểm phải vừa làm thuốc, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ và giúp đỡ
chị dâu nuôi các cháu.
Khi ấy ở Sài Trang thuộc huyện Đường Hào có một người con gái được tiến cung,
và bà đã được mời vào cung làm Giáo thụ để dạy người con gái ấy. Đến năm 1739, nhân
trong nước có loạn, bà xin từ chức về ngụ ở xã Chương Dương tiếp tục làm nghề dạy
học. Bấy giờ, có nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những người quyền quý, nhưng bà
đều từ chối. Đến năm bà 37 tuổi, có ông Nguyễn Kiều, một Tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã
góa vợ, hai ba lần đến cầu hôn với lời lẽ hết sức chân thành. Ban đầu bà ngần ngại nhưng
mọi người đều tán thành, cùng với lời khuyên của mẹ nên bà nhận lời làm kế thất ông
Nguyễn Kiều. Nhưng vừa cưới xong được một tháng, Nguyễn Kiều lại phải đi sứ sang
Trung Quốc ba năm. Năm 1745, Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748, ông được cử làm
Tham thị ở Nghệ An. Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm
nặng, chạy chữa không khỏi, cuối cùng mất ở Nghệ An vào ngày 11 tháng 9 (âm lịch)
năm đó (Mậu Thìn, 1748), lúc 44 tuổi.
Tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm còn có tập truyện
Truyền kỳ tân phả, kể lại những chuyện truyền kỳ theo truyền thống của Nguyễn Dữ (thế
kỉ XVI). Tục truyển kỳ gồm sáu truyện kì lạ: Hải Khẩu Linh Từ, Vân Các Thần Nữ, An
Ấp Liệt Nữ, Nghĩa Khuyển Khất Miêu, Hoàn Sơn Tiên Cuộc, Bích Câu Kỳ Ngộ mà ba
chuyện đầu vẫn lưu hành ở đời.

16


Khuynh hướng thứ hai cho rằng Phan Huy Ích mới chính là tác giả bản Chinh phụ
ngâm hiện hành. Năm 1929, một người cháu của dòng họ Phan Huy là Phan Huy Chiêm
gửi thư cho tạp chí Nam Phong khẳng định tác giả bản dịch hiện hành là của Phan Huy
Ích. Gia đình dòng họ Phan còn giữ bản gốc bằng chữ Hán và chữ Nôm. Ông Đông Châu

có yêu cầu ông Phan Huy Chiêm cho công bố bản diễn Nôm của Phan Huy Ích nhưng
ông Huy Chiêm đã không công bố. Sau này, ông Hoa Bằng trên tạp chí Tri Tân cũng bàn
lại vấn đề ai là dịch giả Chinh phụ ngâm. Ông Hoa Bằng cũng lại yêu cầu các con cháu
nhà họ Phan nên công bố bản dịch của Phan Huy Ích để gỡ cho xong mối nghi ngờ,
nhưng ông Phan Huy Chiêm vẫn không công bố. Năm 1953, ông Hoàng Xuân Hãn xuất
bản cuốn Chinh phụ ngâm bị khảo trong đó khẳng định Phan Huy Ích mới là dịch giả
Chinh phụ ngâm hiện hành. Cũng trong năm đó ông Hoàng Xuân Hãn được ông Huy
Chiêm gửi cho bản Chinh phụ ngâm đã phiên âm ra chữ Latinh, nói là của Phan Huy Ích.
Ông Hoàng Xuân Hãn thấy phần lớn giống bản hiện hành nhưng có một số khác biệt, và
ông cho đó là bản khởi thảo của Phan Huy Ích. Ông Hãn cũng tìm thấy trong gia phả họ
Phan có chép là Phan Huy Ích từng diễn Chinh phụ ngâm khúc và ông có làm bài thơ Tân
diễn chinh phụ ngâm khúc thành ngẫu tác chép trong tập Dụ am ngâm lục.
Bài thơ đó như sau:
“Nhân Mục tiên sinh chinh phụ ngâm
Cao tình dật điệu bá tư lâm
Cận lai khoái trá tương truyền tụng
Đa hưu thôi xao vi diễn âm
Vận luật hạt cùng văn mạnh túy
Thiên chương tu hướng nhạc thanh tầm
Nhàn rung phiên dịch thành tân khúc
Tự tín suy minh tác giả tâm”

[18,83]

Mục đích là nói rõ quan điểm diễn Nôm của ông. Với những cơ sở như vậy, ông
Hoàng Xuân Hãn đã khẳng định bản dịch hiện hành là của Phan Huy Ích.
Trong Chinh phụ ngâm bị khảo, ông Hoàng Xuân Hãn giới thiệu bốn bản dịch
chinh phụ ngâm trong đó có bản hiện hành được kí hiệu là bản A và một bản kí hiệu bản
17



B. Qua quá trình khảo sát ngôn ngữ thơ ca thì ông nhận thấy bản B có rất nhiều từ cổ.
Hơn nữa đầu bản dịch có hai chữ “nữ giới” nên ông khẳng định bản B là của Đoàn Thị
Điểm. Đối với bản hiện hành khi nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca, ông nhận thấy rằng ngôn
ngữ bản dịch gần với ngôn ngữ thơ ca đầu thế kỉ XIX và dựa vào phát biểu của Phan Huy
Ích về các phương pháp dịch Chinh phụ ngâm đối chiếu với bản hiện hành, Hoàng Xuân
Hãn thấy nó rất đúng nên ông khẳng dịnh bản A là bản dịch của Phan Huy Ích. Sau
Hoàng Xuân Hãn, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành xác minh lại vấn đề và khẳng định
dịch giả Chinh phụ ngâm là Phan Huy Ích. Có thể nói công trình nghiên cứu của Hoàng
Xuân Hãn rất công phu, có cơ sở khoa học và có sức thuyết phục, đặc biệt là yếu tố ngôn
ngữ thơ ca. Nhưng những cơ sở ông nêu ra để khẳng định bản dịch Chinh phụ ngâm hiện
hành là của Phan Huy Ích thì mới chỉ là những khả năng. Vẫn còn những mối nghi ngờ
về chứng cứ của ông, hơn nữa bản Chinh phụ ngâm ông dựa vào để nghiên cứu chưa phải
là bản gốc. Còn về bản B mà ông nói là của Đoàn Thị Điểm khi dựa vào hai chữ “nữ
giới” để kết luận, theo Nguyễn Lộc là hoàn toàn không có căn cứ. Nguyễn Lộc giải thích
chữ “giới” trong bản B có ý nghĩa là khuyên răn chứ không phải chữ “giới” là ranh giới
như “giới phụ nữ”. Mặt khác, theo trí nhớ của công chúng yêu thích văn học truyền thống
từ đời này sang đời kia đã mặc nhiên công nhận tác giả bản dịch Chinh phụ ngâm là
Đoàn Thị Điểm. Sự truyền tụng trải qua nhiều đời, nên nó đã trở thành niềm tin và cũng
là niềm tự hào cho nữ giới nước ta có được một bậc văn tài như vậy. Dù cho sự thật
khách quan có như thế nào chăng nữa thì người đọc đã quen nghe nói rằng Chinh phụ
ngâm là của Đoàn Thị Điểm. Những nỗi niềm, những hoài cảm chứa chan trong Chinh
phụ ngâm chỉ có thể được viết lên bởi một người trong phái đẹp, vì nó mang dáng dấp
mềm yếu lả lướt, chung thủy và son sắt mà thiên tài của phái mạnh dù có dào dạt cảm
thông bao nhiêu cũng khó thể đạt tới độ đằm thắm như vậy.

Tựu trung lại, vấn đề ai là dịch giả Chinh phụ ngâm vẫn còn là một nghi vấn khi
mỗi một khuynh hướng đều có cơ sở của mình. Nhưng hiện nay, những người biên soạn
sách giáo khoa ở trường phổ thông vẫn theo khuynh hướng truyền thống cho rằng bản
dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm nên trong khuôn khổ bài viết này

18


người viết cũng theo khuynh hướng của những nhà biên soạn sách giáo khoa nói bản
Chinh phụ ngâm hiện hành của Đoàn Thị Điểm.
1.2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA “CHINH PHỤ NGÂM”
Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Đặng Trần Côn đã soạn khúc Chinh phụ
ngâm vào đầu đời Cảnh Hưng (1740-1786)- tức là có thể khoảng 1740-1742
Đặng Trần Côn sống vào thời kì Nam, Bắc phân tranh (1528-1802) là thời kì biến
loạn nhất trong lịch sử nước ta. Nước ta bấy giờ chia ra hai khu vực, lấy sông Gianh làm
biên giới: Đàng ngoài, của vua Lê Chúa Trịnh, từ sông Gianh trở ra Bắc; Đàng Trong,
của Chúa Nguyễn, đi từ sông Gianh trở vào Nam. Những trận xung đột giữa Chúa
Nguyễn với Chúa Trịnh và giữa Chúa Nguyễn với Tây Sơn gây ra trong nước một cảnh
nội chiến liên miên khiến những đôi lứa thiếu niên phải chia cắt, những gia đình êm ấm
phải tan lìa. Trước cảnh nồi da xáo thịt tàn khốc, nhìn bao cơn sinh li tử biệt, thi nhân có
phải đâu sắt đá mà chẳng đau đớn lòng? Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông,
nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra từ kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân
đánh dẹp nhiều trai tráng phải từ giã gia đình, người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm
động trước nỗi đau khổ mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến
tranh nên đã viết Chinh phụ ngâm. Còn đối với Đoàn Thị Điểm, bà cũng từng trải qua
cảnh ngộ tương tự người chinh phụ. Vì mãi đến năm bà 37 tuổi mới nhận lời làm kế thất
ông Nguyễn Kiều. Hai người lấy nhau được một tháng thì ông Nguyễn Kiều phải đi sứ
sang Trung Quốc ròng rã trong ba năm. Trong thời gian này bà ở nhà vừa lo cho gia đình
chồng, vừa trông nom gia đình của mình, và trong lòng bà luôn thường trực nỗi nhớ
chồng da diết. Có lẽ trong thời gian xa chồng này bà thấy tâm trạng của mình giống với
tâm trạng của người chinh phụ nên đã chuyên tâm dịch ra quốc âm Chinh phụ ngâm của
danh sĩ Đặng Trần Côn.

Có thể nói tác giả và dịch giả Chinh phụ ngâm tuy xuất thân từ giai cấp phong
kiến nhưng cũng không phải là giai cấp đại quý tộc quan liêu. Họ là những người có tài,

lại sinh trưởng trong một hoàn cảnh xã hội đặc biệt của thế kỉ XVIII. Đặng Trần Côn
cũng như Đoàn Thị Điểm chắc chắn phải tiếp thu phần nào tiếng nói của thời đại. Tất cả
19


những yếu tố khách quan và chủ quan đó đã tạo nên cho hai danh sĩ những tư tưởng, tình
cảm gần gũi với nhân dân, góp phần vào sự ra đời của Chinh phụ ngâm.

1.3.ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH, CHINH PHU, CHINH PHỤ - NGUỒN CẢM
HỨNG CỦA NHIỀU NỀN VĂN HỌC
1.3.1. Đối với văn học Trung Quốc
Từ xưa đến nay chiến tranh đồng nghĩa với sinh li, tử biệt… Nếu như đối với
người trực tiếp tham chiến, chiến tranh phong kiến là nguy hiểm, là chết chóc thì đối với
người vợ ở nhà chiến tranh phong kiến là sự phá vỡ hạnh phúc gia đình, là cô đơn, là sầu
muộn… Và tất cả những điều đó làm nên một đề tài, một nguồn cảm hứng lớn có tính
chất phổ quát đối với nhiều nền văn học. Đối với văn học Trung Quốc đề tài này được
nói đến khá nhiều.

Trong dân ca nhạc phủ đời Hán đã để khá nhiều bài thơ nói về thảm họa chiến
tranh như bài Thập ngũ tòng quân chinh:
“Thập ngũ tòng quân chinh,
Bát thập thuỷ đắc quy.
Đạo phùng hương lý nhân:
“Gia trung hữu a thuỳ?”
“Dao vọng thị quân gia,
Tùng bách trủng luỹ luỹ.”
Thố tòng cẩu đậu nhập,
Trĩ tòng lương thượng phi.1
Trung đình sinh lữ cốc,
Tỉnh thượng sinh lữ quỳ.

Thung cốc trì tác phạn,
Thái quỳ trì tác canh.
Canh phạn nhất thì thục,
Bất tri di a thuỳ.
20


Xuất môn đông hướng vọng,
Lệ lạc triêm ngã y.
Hay bài Chiến thành Nam:
“Khứ niên chiến, Tang Càn nguyên,
Kim niên chiến, Thông Hà đạo.
Tẩy binh Điều Chi hải thượng ba,
Phóng mã Thiên Sơn tuyết trung thảo.
Vạn lý trường chinh chiến,
Tam quân tận suy lão.
Hung nô dĩ sát lục vi canh tác ;
Cổ lai duy kiến bạch cốt hoàng sa điền.
Tần gia trúc thành bị Hồ Xứ,
Hán gia hoàn hữu phong hỏa nhiên.
Phong hỏa nhiên bất tức,
Chinh chiến vô dĩ thì.
Dã chiến cách đấu tử,
Bại mã hào minh hướng thiên bi.
Ô diên trác nhân trường,
Hàm phi thướng quải khô thụ chi.
Sĩ tốt đồ thảo mãng,
Tướng quân không nhĩ vi.
Nãi tri binh giả thị hung khí,
Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi.”


Đặc biệt đến đời Đường xuất hiện những nhà thơ biên tái như: Sầm Than, Vương
Xương Linh…Chuyên khai thác đề tài chinh phu nơi biên tái, chinh phụ ở chốn khuê
phòng. Trong đó phải kể đến bài Khuê oán của Vương Xương Linh:
“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu
21


Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu”.
Ngoài ra, các nhà thơ lớn đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị cũng đã
từng đề cập đến chủ đề này trong sáng tác của mình. Đặc biệt trong chùm thơ “Biên tái”
của nền Đường thi rực rỡ đã xuất hiện những giai phẩm bất hủ như bài Quan sơn nguyệt
của Lý Bạch:
“Minh nguyệt xuất Thiên san
Thương mang vân hải gian
Trường phong kỷ vạn lý
Xuy độ Ngọc môn quan
Hán hạ Bạch Ðăng đạo
Hồ khuy Thanh Hải loan
Do lai chinh chiến địa
Bất kiến hữu nhân hoàn
Thú khách vọng biên sắc
Tư quy đa khổ nhan
Cao lâu đương thử dạ
Thán tức vị ưng nhàn”
Hay bài Lũng tây thành của Trần Đào:
“Thệ tảo Hung Nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần

Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị xuân khuê mộng lý nhân”
Và không thể không nhắc tới bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn:
“ Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?”

Như vậy, chính lịch sử đầy biến động, chiến tranh liên miên trong lịch sử Trung
Hoa đã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng cho văn chương. Đây là một đề tài truyền thống
không chỉ ở Trung Hoa mà còn ảnh hưởng đến văn chương nước ta.
22


1.3.2. Đối với văn học trung đại Việt Nam
Đối với văn học trung đại Việt Nam đề tài chiến tranh, chinh phu- chinh phụ cũng
là một đề tài có tính chất truyền thống.

Trong văn học dân gian ta có thể tìm thấy những bài ca dao nói về nỗi ai oán của
con người trước cảnh loạn lạc, đặc biệt là tiếng nói oán trách chiến tranh của người phụ
nữ.
“Anh đi lưu trú Bắc thành,
Để em khô héo như nhành mai khô.
Phụng hoàng lẻ bạn sầu tư,
Em đây lẻ bạn cũng như phụng hoàng.”
(Ca dao)
Nhưng không chỉ có người vợ ở nhà mới nhớ nhung, đau khổ vì chiến tranh mà
ngay cả người đi cũng đau buồn trước cảnh tống biệt như câu sau:
“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.

Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.”
(Ca dao)
Không thể như người chồng ra trận được, những người vợ đành quay trở về hậu
phương, chăm lo cho gia đình để chồng yên tâm. Không những vậy, dẫu có phải trèo đèo
lội suối đi theo tiếp tế cho chồng, họ cũng gạt lệ mà đi.
“Kìa ai tiếng khóc nỉ non
Ấy vợ lính mới trèo hòn đèo Ngang.
Chém cha cái giặc chết hoang,
Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng.
Gánh từ xứ Bắc, xứ Đông,
23


Đã gánh theo chồng lại gánh theo con.”
(Ca dao)
Thế kỉ XV trong văn học viết, tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến, khát
vọng cuộc sống hòa bình hạnh phúc đã được cất lên trong bài Chinh phụ ngâm của Thái
Thuận:
“Đình thảo thành sào liễu hựu ty,
Chinh phu hà nhật thị quy kỳ ?
Bán liêm tàn nguyệt thương tâm dạ,
Nhất chẩm đề quyên lạc lệ thì.
Tái bắc vân trường cô nhạn ảnh,
Giang nam xuân tận lão nga my.
Tạc lai kỷ độ tương tư mộng,
Tằng đáo quân biên tri bất”.
Thế kỉ XVI, đề tài này một lần nữa đi vào một số sáng tác của Nguyễn Bỉnh

Khiêm. Trong bài Hữu Cảm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện khá rõ lòng chán ghét
chiến tranh, khao khát cuộc sống thanh bình:
“Nghịch tặc xương cuồng phạm đế kinh,
Chủ ưu thần nhục trọng thương tình.
Hề tô cửu uất thương sinh vọng,
Ðiếu phạt thuỳ hưng thời vũ binh.
Tứ hải y quy dân đới cựu,
Cửu thiên chiêu yết nhật trùng minh.
Cổ lai, nhân giả tư vô địch,
Hà tất khu khu sự chiến tranh”.
Thế kỉ XVII phải kể đến Truyện người con gái Nam Sương (trích trong Truyền Kì
mạn lục) cũa Nguyễn Dữ, cũng nói về thảm họa chiến tranh chia cắt tình cảm vợ chồng,
cha con và gây ra biết bao bi kịch trong gia đình Vũ Nương. Ngoài ra, còn phải kể đến
Chinh phụ ngâm của Hồng Liệt Bá (?)
“Lòng ta không muốn mặc áo giáp
24


Bụng nàng há muốn giữ chinh y”
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Công Trứ cũng đã từng đề cập đến đề
tài chiến tranh, chinh phu- chinh phụ qua bài hát nói “Con cò”:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất
Thương cái cò lặn lội bờ sông
Tiếng nỉ non gánh gạo đưa chồng
Ngoài nghìn dặm, một trời, một nước.
Trông bóng nhạn, bâng khuâng từng bước,
Nghe tiếng quyên, khắc khoải năm canh.
Nghĩa tép tôm ai nỡ dứt tình,

Ơn thủy thổ phải đền cho vẹn sóng,
Trường tên đạn, xin chàng bảo trọng.
Thiếp lui về nuôi cái cùng con.
Cao Bằng cách trở nước non,
Mình trong trắng có quỉ thần a hộ .
Sức bay nhảy một phen năng nổ
Đá Yên Nhiên còn đó chẳng mòn,
Đông Hưu rạng chép thẻ son,
Chàng nên danh giá, thiếp còn trẻ trung.
Yêu nhau khăng khít giải hồng”.
Đề tài nguồn cảm hứng này ta còn tìm thấy trong những sáng tác vô danh như:
“…Ai làm cho Nam Bắc đôi đường
Phòng hương luống trực nửa giường nửa chăn”

Nói tóm lại, đề tài chiến tranh, chinh phu-chinh phụ là một đề tài phổ quát của
nhiều nền văn học. Đối với văn học trung đại Việt Nam, nó là một đề tài quen thuộc, gắn
với đề tài tâm trạng cũa người phụ nữ có chồng đi xa chinh chiến lâu chưa về.
25


×