Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Thế giới nghệ thuật trong truyền kỳ tân phả của đoàn thị điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.04 KB, 87 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh
----------------------

Nguyễn hữu hòa

Thế giới nghệ thuật trong truyền kỳ tân phả
của đoàn thị điểm
Chuyên ngành: văn học Việt Nam
MÃ số: 60.22.34

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học:

Pgs.ts. trương xuân tiÕu

Vinh - 2010


Lời Cảm ơn
Để hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Trơng Xuân Tiếu - ngời đà tận tình giúp đỡ, hớng dẫn tôi kể từ khi
nhận đề tài cho đến khi luận văn đợc hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn
và khoa Đào tạo Sau đại học Trờng Đại học Vinh đà tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các bạn bè, gia
đình và những ngời thân thiết đà luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong quá trình học tập.
Vinh, tháng 12 năm 2010


Tác giả

Nguyễn Hữu Hòa


MỤC LỤC
Trang
Sách: Phùng Khắc Khoan, cuộc đời và thơ văn, của Trần Lê Sáng, mục II:
“Vị thượng thư già, Phùng Khắc Khoan”, ở Kinh Đô và ở quê nhà đã giải
thích rõ một số truyện trong Truyền kỳ tân phả, của Đoàn Thị Điểm, nhất là
các truyện: Truyện người liệt nữ ở An Ấp, truyện Nữ thần ở Vân Cát. Sứ giả
Đinh Hoàn trong Liệt nữ ở An Ấp đã ốm chết khi vừa đến Yên Kinh, người
vợ héo hon vì buồn bã, cuối cùng đã tự tử để đi theo tiếng gọi của chồng, [52,
139- 140].........................................................................................................14


4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyền kỳ tân phả tác phẩm chữ Hán của nữ nhà văn Việt Nam Đồn
Thị Điểm, viết theo lối truyện kể, có nhiều bài thơ xen kẻ, (cịn có tên là Tục
truyền kỳ lục).
Các truyện trong Truyền kỳ tân phả, đều là những câu chuyện về cuộc
đời, về con người trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam, được
biểu hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản. Truyền kỳ tân phả, có nhiều
ưu điểm trong việc phản ánh thực trạng thối nát của xã hội phong kiến đương
thời. Tuy nhiên, tác giả cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn quen thuộc
của các nhà văn thời đó, trong lập trường phê phán của mình, cũng như trong
cách quan niệm về một xã hội lý tưởng.
1.2. Bàn về nghệ thuật của Truyền kỳ tân phả, Phan Huy Chú trong Lịch

triều hiến chương loại chí, có viết: “lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt,
khơng bằng văn Nguyễn Dữ”. Tuy vậy, nhìn chung đây vẫn là một tác phẩm
văn xuôi đặc sắc báo hiệu bước mở đầu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong
văn học Việt Nam thế kỷ XVIII.
Trên đây là những lý do thúc đẩy chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu “Thế giới
nghệ thuật trong “Truyền kỳ tân phả” của Đồn Thị Điểm ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật trong Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị
Điểm”, tức là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người, về thời gian,
không gian nghệ thuật, cùng các phương thức biểu hiện và phương tiện nghệ
thuật của tác phẩm.


5
3. Phạm vi nghiên cứu
3. 1. Đồn Thị Điểm có nhiều tác phẩm (dịch chữ Hán sang chữ Nôm,
viết bằng chữ Hán …), trong đó có Chinh phụ ngâm khúc, Hồng Hà phu
nhân di văn, Truyền kỳ tân phả.
3. 2. Do mục đích nghiên cứu quy định, chúng tơi chỉ tìm hiểu thế giới
nghệ thuật trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. (Tác phẩm Truyền kỳ
tân phả, do Nhà xuất bản, Văn học ấn hành năm 2001).
4. Lịch sử nghiên cứu
4.1. Giới thiệu tác giả “Truyền kỳ tân phả” của Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm tên tự là Hồng Hà, có sách ghi là “Hồng Hà nữ tử” hay
“Hồng Hà phu nhân”, sinh năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705), tại làng Giai
Phạm (nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên), mất năm Cảnh Hưng 9
(1748), năm đó bà 44 tuổi.
4.1.1. Các giáo trình đại học và cao đẳng
Trong giáo trình Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế
kỷ XIX), các tác giả Đặng Thanh Lê, Hồng Hữu n, Phạm Luận, có giải

thích sơ lược về Đồn Thị Điểm (1705 - 1748), bà có tên hiệu là Hồng Hà,
quê ở làng Giai Phạm (sau đổi là Hiến Phạm), trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh
Hải Hưng). Tác phẩm chính viết bằng chữ Hán cịn để lại là tập Truyền kỳ tân
phả [38, 50].
Trong giáo trình Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ
XIX), Nguyễn Lộc đã giới thiệu tóm tắt về tiểu sử và sự nghiệp văn chương
của Đoàn Thị Điểm. Nguyễn Lộc có khái quát so sánh giá trị nghệ thuật giữa
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, với truyện Truyền kỳ trong văn học
trung đại Việt Nam, nhất là truyện Truyền kỳ của Nguyễn Dữ. Tác phẩm của
Đồn Thị Điểm, ngồi bản dịch Chinh phụ ngâm cịn có tập truyện Truyền kỳ
tân phả, kể lại những truyện truyền kỳ, theo truyền thống của Nguyễn Dữ.


6
Phan Huy Chú khen Truyền kỳ tân phả (còn tên nữa là tục Truyền kỳ là viết
tiếp loại truyện Truyền kỳ của Nguyễn Dữ); Lời văn hoa mĩ, dồi dào nhưng
chê khí cách hơi yếu, khơng bằng Nguyễn Dữ, [37,149].
Trong giáo trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2, Phạm Thế
Ngũ, viết tiểu sử Đoàn Thị Điểm rất tỉ mỉ. Tuy vậy Phạm Thế Ngũ chỉ nhắc
đến Truyền kỳ tân phả, tác phẩm văn xuôi của bà bằng một câu văn rất ngắn
gọn và chỉ tập trung nói về dịch phẩm Chinh phụ ngâm của bà; “Bình sinh, bà
Đồn hay làm văn làm thơ, lấy hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. Bà có soạn tập truyện
Truyền kỳ tân phả bằng chữ Hán, về quốc văn bà để lại bản dịch Chinh phụ
ngâm của Đặng Trần Côn”, [47,194].
Trong giáo trình Văn học Việt Nam, (Từ thế kỷ X – thế kỷ XX), Nguyễn
Phạm Hùng giới thiệu sơ lược về Đồn Thị Điểm, nhấn mạnh thành cơng bản
dịch Chinh phụ ngâm của bà, mà không hề đề cập đến Truyền kỳ tân phả, tác
phẩm viết bằng chữ Hán của Đoàn Thị Điểm, [30, 117].
Trong Việt Nam thi văn giảng luận, Hà Như Chi đã giới thiệu tiểu sử:
“Bà Đồn Thị Điểm, về tiểu sử có liệt kê những truyện được bà Điểm sáng

tác trong tập sách Truyền kỳ tân phả ” chỉ dừng lại ở đó, khơng hề phân tích
một truyện nào: Bà có lẽ đã trước tác nhiều, nhưng phần lớn bằng Hán văn.
Bà có soạn sách Tục truyền kỳ, kể những chuyện lạ nước ta như chuyện Hải
khẩu linh từ lục, (Bà thần chế thắng), Vân Cát thần nữ, (Bà chúa liễu Hạnh),
An Ấp liệt nữ, (Vợ bé Đinh Nho Hàn), Yến anh đối thoại, (Yến anh nói chuyện),
Mai huyền, Hồnh Sơn, Tiên cực, (Cờ tiên ở núi Hồnh Sơn), Nghĩa khuyển
thập miêu, (Chó ni mèo),[10, 151].
Trong Tác gia văn học, Thăng long – Hà Nội, từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ
XX, của Tô Hồi, Nguyễn Vinh Phúc, Hồng Ngọc Hà, Ngơ Văn Phú, Phan
Thị Thanh Nhàn, các tác giả đã giới thiệu đầy đủ về tác giả Đồn Thị Điểm,
ngồi ra cịn nhắc đến tác phẩm Truyền kỳ tân phả. Bà hiệu là Hồng Hà nữ sĩ,


7
là con của Đồn Dỗn Nghi. Về sáng tác, ngồi bản dịch Chinh phụ ngâm,
Đồn Thị Điểm cịn là tác giả tập truyện chữ Hán Truyền kỳ tân phả, chép
những chuyện Truyền kỳ ở nước ta, (tiếp tục công việc của Nguyễn Dữ trong
Truyền kỳ mạn lục) và một ít thơ văn chữ Hán, chữ Nôm chép trong “Hồng
Hà phu nhân di văn” mới được phát hiện gần đây, [28, 91- 92].
4.1.2. Các tài liệu khác có chép tiểu sử của “Đoàn Thị Điểm”
Trong, Từ điển văn học, tập 1, (A – M), Nguyễn Lộc đã giới thiệu, tóm
tắt đầy đủ về Đồn Thị Điểm, trong đó có nhắc đến chút ít về tác phẩm
Truyền kỳ tân phả, cũng như lời khen của Phan Huy Chú về Truyền kỳ tân
phả”: Về sáng tác, ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm còn là tác
giả tập truyện chữ Hán Truyền kỳ tân phả, [24, 216].
Trong cuốn chuyên khảo Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam, Trần Đình Sử ở mục truyện Truyền kỳ, có giới thiệu và nhận xét về
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, song ơng khơng hề nói đến tiểu sử của
Đồn Thị Điểm : “Truyền kỳ tân phả đầu thế kỷ XVIII của Đoàn Thị Điểm
cùng loại với truyện Truyền kỳ mạn lục, nhưng rườm lời hơn, thơ ca thù tạc lại

quá nhiều làm lỗng thú truyện. Tuy vậy ta khơng nên đánh giá thể loại này
thuần túy từ góc độ truyện. Có thể xem đây như là một thể loại truyện– thơ
hợp thể, trong yếu tố truyện đóng vai trị sáng tạo tình huống để tác giả
thi thố tài thơ, và đặc điểm này phản ánh hứng thú và sinh hoạt văn thơ đương
thời của các văn sĩ”, [55, 299].
Trong sách, Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội (1997) của nhóm tác giả: Trần Văn Giáp (chủ biên), Tạ Phong
Châu, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Tường Phượng, Đỗ Thiện, (ở mục 298), các
tác giả viết về Đoàn Thị Điểm, bao gồm năm sinh, năm mất, biệt hiệu, quê
quán, cuộc đời, tác phẩm: Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), hiệu Hồng Hà nữ sĩ,
cịn có họ Lê là theo họ bố nuôi, người làng Giai Phạm (sau là làng Hiến


8
Phạm, huyện Văn Giang), nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hải Hưng. Bà sinh
năm 1705, mất năm 1748.
Tác phẩm của bà có Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), (văn).
Chinh phụ ngâm khúc (một bản dịch quốc âm, tác phẩm của Đặng Trần
Côn), [ 17, 287- 288].
Cần kể đến bài báo: Một số ý kiến về giá trị của truyện Truyền kỳ: “Ngọc
thân Ảo hóa”, (Từ bản chữ Hán) Nguyễn Thị Hoa Lê, khoa Ngữ Văn Trường
Đại Học Vinh, nói về tác phẩm Truyền kỳ tân phả xuất hiện nhiều thơ,
“Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, trong tác phẩm xuất hiện nhiều thơ:
Thơ để thể hiện tâm trạng nhân vật. Tài thơ của tác giả chủ yếu được ký thác
vào cô gái bán ngọc và chàng thư sinh họ Vương”, [39, 55].
Qua các tài liệu, giáo trình nói trên, chúng tơi nhận thấy Đồn Thị Điểm
là một nữ sĩ tài ba, được người đời sau chú ý, đề cao sự nghiệp văn học của
bà: ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm rất nổi tiếng, thì khơng thể khơng kể đến
tác phẩm văn xuôi chữ Hán Truyền kỳ tân phả. Thực tế đó tạo điều kiện thuận
lợi cho chúng tơi rất nhiều trong việc thực hiện luận văn này.


4.2. Về tác phẩm Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm nổi tiếng văn thơ. Nhiều tác phẩm của bà cịn lưu lại đến
ngày nay, trong đó có Truyền kỳ tân phả.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Truyền kỳ tân phả cịn có tên gọi là Tục
truyền kỳ. Theo Phan Huy Chú, Tục truyền kỳ do Đoàn Thị Điểm gồm sáu truyện:
Bích Câu kỳ ngộ, Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ, Hoành Sơn tiên cục, An
Ấp liệt nữ và Nghĩa khuyển khuất miêu. Nhưng sách ấy ngày nay khơng cịn.


9
Truyền kỳ tân phả đã được Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp tuyển dịch
bốn truyện: Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ lục, An Ấp liệt nữ lục và
Bích Câu kỳ ngộ ký, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1963.
Bản dịch được sử dụng trong luận văn do Ngô Lập Chi và Trần Văn
Giáp thực hiện, Phạm Văn Thắm biên tập lại chủ yếu là về mặt chuyển đổi địa
danh và kỹ thuật trình bày .
4.2.1. Các giáo trình có đề cập đến truyện “Truyền kỳ tân phả”, của
Đồn Thị Điểm
Sách giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ
XIX, của Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận, đã dành một số
dòng ngắn gọn để giới thiệu về Truyền kỳ tân phả, đồng thời gợi ý những vấn
đề về tác phẩm này cần nghiên cứu: “Tác phẩm chính viết bằng chữ Hán cịn
để lại, là tập Truyền kỳ tân phả. Nay còn lưu lại bản in khắc năm 1811, của
Lạc Thiện Đường. Sách gồm sáu truyện, ghi rõ Hồng Hà Đoàn phu nhân làm,
anh là Tuyết Am Đạm Như phê bình. Nếu thật có lời bình của anh, thì những
truyện này đã được viết trước năm 1735, là năm Đồn Dỗn Ln mất. Điều
đáng lưu ý là lời văn và ý tứ trong Truyền kỳ tân phả và Chinh phụ ngâm của
Đặng Trần Cơn có nhiều chỗ trùng hợp khá sít sao, rõ nhất là trong truyện
cùng đề tài người chinh phu, Truyện An ấp liệt nữ”,[31, 50- 51].

Sách giáo trình: Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ
XIX), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (1997) của Nguyễn Lộc ngoài việc nhận
xét thể loại của Truyền kỳ tân phả, còn trích dẫn lời khen của Phan Huy Chú
về Truyền kỳ tân phả, trong sự đối sánh với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ: “Loại truyện Truyền kỳ sang giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu
thế kỷ XIX, cịn tiếp tục với Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm, Đồn Thị
Điểm có ý thức kế thừa truyền thống Nguyễn Dữ, biểu hiện ngay trong cách
đặt tên tác phẩm của bà. Truyền kỳ tân phả cịn có tên là Tục Truyền kỳ. Về


10
phương diện nghệ thuật, Truyền kỳ tân phả không đuổi kịp Truyền kỳ mạn lục,
nhưng về phương diện nội dung thì Truyền kỳ tân phả là có phần gần với cuộc
sống, với con người”, [37, 25].
Sách Việt Nam thi văn giảng luận, của Hà Như Chi đã đề cập đến Truyền
kỳ tân phả với cái tên mới Tục truyền kỳ và kể tên các truyện. “Bà Điểm có lẽ
đã trước tác nhiều, nhưng phần lớn bằng Hán văn. Bà có soạn sách Tục truyền
kỳ, kể những chuyện lạ nước ta như chuyện, Hải khẩu linh từ (Bà thần Chế
thắng), Vân Cát thần nữ (Bà chúa liễu Hạnh), An Ấp liệt nữ (Vợ bé Đinh Nho
Hàn), Yến anh đối thoại (Yến anh nói chuyện), Mai Huyền, Hồnh sơn tiên
cực, (Cờ tiên ở núi Hồnh Sơn), Nghĩa khuyển thập miêu (Chó ni mèo), [10,
151].
Sách Mở rộng điển tích Chinh phụ ngâm của Đồn Quang Luận đã nói về
cuộc gặp gỡ của Đồn Thị Điểm với Đặng Trần Cơn và tình nghĩa sâu nặng
vợ chồng giữa bà với tiến sĩ Nguyễn Kiều: Có sách cho rằng: Đồn Thị Điểm
gặp gỡ Đặng Trần Cơn ở tại phường Bích Câu. Bây giờ chúng ta đi qua phía
tây Nam Văn miếu sẽ thấy có ba đường phố gần nhau Đồn Thị Điểm Đặng Trần Cơn - Bích Câu. Ba cái tên ấy hình như có dun nợ khơng thể
tách rời. Ngồi tình nghĩa sâu nặng vợ chồng với tiến sĩ Nguyễn Kiều, Bà có
lẽ cịn gửi gắm chút tình gặp gỡ đầu tiên phục tài lẫn nhau của bà đối với cử
nhân Đặng Trần Côn ở Bích Câu, [40, 24].

Sách Tổng tập văn học Việt Nam, tập 7, của Bùi Duy Tân (chủ biên), đã
nói về tập truyện ký chữ Hán. Truyền kỳ tân phả: “Hải khẩu linh từ kể chuyện
nàng Bích Châu, tài sắc là cung phi của vua Trần Duệ Tơng đã vì đất nước
dâng vua bản Kê minh thập sách, sau lại vì vua nhảy xuống biển sâu. Vân Cát
thần nữ, kể về Bà chúa Liễu Hạnh vốn là tiên nữ, giáng trần với khát vọng
sống và yêu rất mãnh liệt. Cuộc đời Liễu Hạnh với hai lần giáng trần, là sự
khẳng định và thể hiện khát vọng tự do, tình yêu giữa chốn trần gian. Liễu


11
Hạnh là một nhân vật diệu kỳ. Trong tín ngưỡng dân gian, bà là một Thánh
mẫu, là một trong tứ bất tử nơi thế giới u linh được nhân dân thờ phụng suốt
mấy trăm năm nay. Vân Cát thần nữ là một tư liệu quý, có niên đại sớm về
Liễu Hạnh và tín ngưỡng thờ mẫu”, [59, 453- 454].
Sách Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, Văn học viết, thời kỳ I – giai đoạn
IV, giữa thế kỷ XVIII – 1858, của các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Cơn, Đặng
Thanh Lê, Phạm Luận, Lê Hồi Nam, đã nhận xét về tác giả Đoàn Thị Điểm:
“Đoàn Thị Điểm một phụ nữ dòng dõi nho gia, cũng để nhân vật mình bào
chữa thái độ bất chấp lễ giáo bằng cách trách người đàn ông, người trượng
phu không cần câu chấp lễ nghi lặt vặt, Vân Cát thần nữ”, [75, 33- 34].
Sách Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, tập1, của Nguyễn Đăng Na, có giải
thích nhan đề tác phẩm Truyền kỳ tân phả. Nguyễn Đăng Na bằng cách so sánh
một số truyện như Đền thiêng cửa bể với bộ sử Đại Việt sử kí tồn thư, để thấy
cốt lõi lịch sử của câu chuyện và những cách tân của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn
Đăng Na đã làm một bảng so sánh đối chiếu giữa hai tác phẩm sử học và văn
học gồm sáu mục để đi đến nhận xét mọi chi tiết trong truyện, Đền thiêng cửa bể
của Đoàn phu nhân nửa đầu thế kỷ XVIII đều khớp với lịch sử chính xác đến
từng năm, từng tháng và kể cả thời tiết của thế kỷ XIV - XV.
Ghi chép trong toàn thư
1, Long Khánh năm thứ tư


Truyện Đền thiêng cửa bể
1, Long Khánh năm thứ 4 (1376) …

(1376), tháng 12 vua (Trần)

tháng chạp (vua Trần) kéo quân đi

thân đi đánh Chiêm Thành
đánh giặc ở (phía Nam)
2, Ngự Sự trong tán là Lê Tích, dâng 2, Ngự Sự trung tán: Lê Tích can
sớ rằng ngày nay mới dẹp yên được rằng: Hiện nay mới dẹp yên nổi nạn,
giặc trong nước, ví như cái nhọt ví như cái nhọt bọc kia chưa khỏi
trong bọc lâu năm chưa khỏi. Chúa hẳn, vua không nên lấy giận riêng mà
không nên nỗi tức giận riêng mà dấy khởi binh, tướng không nên cần công
quân, Tướng khơng nên cầu cơng mà đánh liều.. cần gì nhà Vua phải


12
mà đánh liều, nếu xa giá mà đi đánh thân chinh
thần nghĩ là khơng nên
3, Đóng (qn) lại ở động ý mang. 3, Tiến sâu vào cửa động ý mang,
Bà Ma giả đầu hàng (vua bị lừa vào trúng phải kế của Bà Ma, toàn quân
chỗ phục binh) … quân tan vỡ, vua nhà Vua bị hãm hại ở động ấy
bị hãm trận mà băng
4, Hồng Đức năm thứ nhất, vừa 4, Niên hiệu Hồng Đức hạ chiếu phát
xuống chiếu thân đi đánh Chiêm binh, vua thân hành đốc xuất thủy
Thành
binh
5, Vua xuống chiếu rằng (tờ chiếu 5, Vua.. bảo tả hữu rằng (lời vua nói

giống lời Vua nói trong truyện của giống tờ chiếu của Vua trong toàn
Đoàn Thị Điểm)
thư)
6, Trời mưa nhỏ gió bấc mưa này là 6, Khi ấy gặp mùa xuân, khí trời ấm
mưa nhuần quân, gió phương bắc là áp, buồn gần gió đưa, thuyền rồng
gió hịa, cho nên khi thuyền vua đi êm sóng, liền ngâm một bài thơ [44,
có câu thơ rằng …

32].

Sách Từ điển văn học Viêt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX của tác
giả Lại Nguyên Ân (chủ biên), Bùi Văn Cường đã nói “Đồn Thị Điểm sáng
tác cả chữ Hán lẫn chữ Nơm. Ngồi bản dịch Chinh phụ ngâm, Bà còn là tác
giả tập truyện ký chữ Hán nhan đề Tục Truyền kỳ hoặc Truyền kỳ tân phả”, [2,
148].
Sách Văn học trung đại, dưới góc nhìn văn hóa, của tác giả Trần Nho
Thìn, đã nói về khơng gian, thời gian trong truyện Truyền kỳ và trong Truyền
kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm: Khơng gian, thời gian của loại truyện Truyền
kỳ có yếu tố kỳ ảo. Truyện Thần nữ ở Vân Cát (Truyền kỳ tân phả), kể: Vợ Lê
Thái Cơng, có mang q kỳ sinh nở mắc bệnh nặng. Một người đạo sĩ nói có
thể giúp cho sinh nở nhanh. Cho mời vào, đạo sĩ xõa tóc bước lên đàn. Thái


13
Công ngã ra bất tỉnh, được lực sĩ dẫn đi lên thiên đình. Khi ơng hồi tỉnh thì vợ
sinh con gái, [69, 183].
Sách Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, của Nguyễn Đăng
Na đã nói về những mối tình say đắm và đau khổ của người phụ nữ trong
Truyền kỳ tân phả: “Một số tác giả chuyển sang miêu tả những mối tình đắm
say, thà chết để được ở bên nhau, còn hơn sống phải ly biệt, An Ấp liệt nữ, của

Đồn Thị Điểm là một ví dụ điển hình. Các tác truyện ngắn thế kỷ XVIII XIX ít khai thác những mâu thuẫn, dẫn đến bi kịch khổ đau cho người phụ nữ
hoặc cả hai. Họ thường viết về những mối tình tuy đắm đuối, nhưng thiên về
tình cảm thuần túy, chẳng hạn mối tình Tú Uyên, Giáng Kiều, (Truyện Bích
Câu kỳ ngộ). Đinh Phu Nhân, An Ấp liệt nữ, Ca nữ họ Nguyễn, chàng lái đị họ
Nguyễn- con gái Trần Phú Ơng (chuyện tình ở Thanh Trì) … Điều cần lưu ý
là, dường như các cô gái trong truyện ngắn thế kỷ XVIII - XIX đều chủ động
tìm đến tình yêu và đều hy sinh cho người mình yêu”, [46, 397-398].

4.2.2. Các tài liệu khác có đề cập đến truyện “Truyền kỳ tân phả”,
của Đồn Thị Điểm
Sách: Từ điển văn học, tập 2, (N – Y), của nhiều tác giả. phần lớn giới
thiệu về Truyền kỳ tân phả. Ở mục (185), do Đặng Thị Hảo biên soạn, đã nói
rõ thể loại tên các truyện và có lời nhận xét tồn bộ sáu truyện trong Truyền
kỳ tân phả. Đồng thời, Đặng Thị Hảo đã so sánh Truyền kỳ tân phả với Truyền
kỳ mạn lục, và Thánh Tông di thảo, để nhận xét so sánh và khẳng định giá trị
Truyền kỳ tân phả: “Ra đời sau Thánh Tơng di thảo và Truyền kỳ mạn lục ngót
hai thế kỷ, nhưng Truyền kỳ tân phả đã không tiến kịp hai tác phẩm trên về cả
nội dung và nghệ thuật. Cốt truyện thường tản mạn, rườm rà, kết cấu lỏng lẻo,
chú ý nhiều đến trau chuốt câu chữ, lời văn hơn là diễn tiến nội tại của tác


14
phẩm. Bàn về nghệ thuật của Truyền kỳ tân phả, Phan Huy Chú, trong Lịch
triều hiến chương loại chí có viết: Lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt,
khơng bằng văn Nguyễn Dữ, [25, 448- 449].
Sách: Phùng Khắc Khoan, cuộc đời và thơ văn, của Trần Lê Sáng, mục
II: “Vị thượng thư già, Phùng Khắc Khoan”, ở Kinh Đô và ở quê nhà đã giải
thích rõ một số truyện trong Truyền kỳ tân phả, của Đoàn Thị Điểm, nhất là
các truyện: Truyện người liệt nữ ở An Ấp, truyện Nữ thần ở Vân Cát. Sứ giả
Đinh Hoàn trong Liệt nữ ở An Ấp đã ốm chết khi vừa đến Yên Kinh, người

vợ héo hon vì buồn bã, cuối cùng đã tự tử để đi theo tiếng gọi của chồng, [52,
139- 140].
Tác giả “Đoàn Thị Điểm, phu nhân của một vị sứ giả, sau Phùng Khắc
Khoan gần hai thế kỷ, kính trọng và hâm mộ ơng đến như vậy. Trong Vân Cát
thần nữ, bà nói rõ quan điểm của bà về một nhà nho. Đã gọi là nhà nho, học
thì phải hành, trước dẫn lấy văn chương tiến thân, sau phải đem tài kinh luân
giúp đời”, [52, 147].
Qua những sách và tài liệu nói trên, chúng tơi nhận thấy Truyền kỳ Tân
phả là một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán, khá nổi tiếng của Đoàn Thị
Điểm. Truyền kỳ tân phả được viết theo lối văn Truyền kỳ và viết về đề tài lịch
sử Việt Nam. Các nhà nghiên cứu nói chung chưa tìm hiểu tồn bộ những
truyện trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Nhưng bước đầu họ đã
có nhiều nhận xét tinh tế, về một số truyện, để khẳng định sự sáng tạo của
Đoàn Thị Điểm khi viết về những truyện ấy. Đó là những thuận lợi bước đầu
giúp chúng tôi thực hiện phần nội dung luận văn này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phối hợp đan xen, nhiều phương pháp nghiên cứu,
khoa học chuyên ngành. Đó là phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả,


15
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu. Trong đó
phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp nghiên cứu cơ bản, để
nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm.
6. Đóng góp của luận văn
Chúng tơi đã đề cập đến một phương diện nghiên cứu mới, là tìm hiểu về
thế nghệ thuật trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Cụ thể là tìm hiểu
quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian, không gian nghệ thuật, và các
phương thức biểu hiện, phương tiện nghệ thuật, trong Truyền kỳ tân phả, của
Đoàn Thị Điểm.

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba
chương
Chương 1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Truyền kỳ tân phả
của Đoàn Thị Điểm .
Chương 2. Thời gian, không gian nghệ thuật trong Truyền kỳ tân phả
của Đoàn Thị Điểm.
Chương 3. Các phương thức biểu hiện và phương tiện nghệ thuật trong
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm.


16
NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỀN KỲ
TÂN PHẢ CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của hình thức văn học. Văn bản ngơn từ
xét từ một mặt, chỉ là một biểu hiện của hình thức bề ngoài tác phẩm. Tác
phẩm toàn vẹn xuất hiện như một thế giới nghệ thuật.
Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, về mặt tâm lý
học, nó phục vụ từng quy luật sau: Con người sống trong thế giới khách thể,
bốn chiều (ba chiều không gian và một chiều thời gian) nó phải thích nghi với
ba chiều không gian và sự biến đổi của thời gian. Mọi cảm xúc, tri giác đều
gắn với thế giới đó, khơng thể miêu tả sự sống mà khơng miêu tả thế giới của
con người. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo mang tính cảm tình có
thế cảm thấy được của nghệ sĩ, là một kiểu tồn tại đặc thù, có trong chất liệu
và trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của mọi yếu tố,
đa dạng trong tác phẩm. Thế giới nghệ thuật có cấu trúc, có ý nghĩa riêng nó

chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới như một quy
luật tuyệt đối. Do có quy luật, nên thế giới nghệ thuật là một cấu tạo hữu hạn,
có tính ước lệ so với thế giới thực tại.
Đọc vào một tác phẩm văn học dù là thơ, kịch hay truyện, kí, dù mức độ
cụ thể khác nhau, ta đều có thể bắt gặp trước hết là lời kể, sự bộc bạch miêu
tả, lời thoại, tiếp đó là các chi tiết về con người, môi trường, hành động, với
từng nhân vật, từng quan hệ, mâu thuẫn, xung đột, nhận ra tính cách, số phận,


17
nỗi niềm nhân vật, cuối cùng nhận ra con người, cuộc đời, thế giới và ý nghĩa
nhân sinh.
Trong thế giới nghệ thuật khơng chỉ có thể giới được miêu tả, mà cịn
có thế giới miêu tả, thế giới của những người kể chuyện, của những nhân vật
trữ tình … Bên trong thế giới này lại có con người kể chuyện, và con người
trữ tình cần được tìm hiểu.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người
Là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ
thuật, đảm bảo cho khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó.
Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn
nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lý
của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lý
các biến cố và quan hệ nhân vật. Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác
phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển
tiến hoá của văn học.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm
Nếu như những tác phẩm văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán, theo hình
thức truyện truyền kỳ của văn học trung đại Việt Nam, ở những giai đoạn

trước đều lấy nhân vật nam giới làm hình tượng trung tâm của tác phẩm, thì
đến Đồn Thị Điểm, ở trong tác phẩm Truyền kỳ tân phả bà lại chọn nhân vật
nữ giới làm hình tượng trung tâm của tác phẩm. Qua đó ta thấy được một sự
đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của Đoàn Thị Điểm.
Trong truyện Đền thiêng ở cửa bể (Hải khẩu linh từ lục) có nhân vật
trung tâm về nữ giới là nàng Bích Châu. Cốt truyện xoay quanh nhân vật Bích
Châu, tư dung xinh đẹp, thông hiểu âm luật Lê Viên, được vua Duệ Tông


18
nghe tiếng cho kén vào hậu cung. Nàng cảm thấy chính sự trong nước tiếp
sau đời Hồng Đức ngày càng suy kém, liền thảo Kê minh thập sách dâng lên.
Vua đem quân đi đánh phía Nam. Bích Châu biết rõ vua khơng chịu nghe lời,
bèn làm biểu nhờ bà phó mẫu dâng lên và cũng không được vua trả lời. Rồi
sau đó nàng khơng để lịng đến sự trang điểm nữa, vua cho khởi binh.
Việc ngôi đền thiêng liêng kia được phụ lão đã trình bày. Trước cái nguy
sóng gió, chứng nghiệm báo trước oan khiên báo hiệu nàng Bích Châu tự vẫn
để cho gió bể hết nổi sóng.
Sau khi ngự giá hồi kinh, vua hạ chiếu cho lập đền, cấp ruộng tế và cấp
người thư tử, sắc phong thần có hai chữ “Chế thắng”. Đến nay khói hương
vẫn nghi ngút, vẫn có linh ứng.
Truyện thứ hai Truyện người liệt nữ ở An Ấp (An Ấp liệt nữ lục). Ở đây
nhân vật nữ là con gái nhà quan người họ Nguyễn .
Cốt truyện xoay quanh chàng Tiến sĩ trẻ, tên là Đinh Hoàn, lấy con gái
nhà quan người họ Nguyễn làm vợ thứ, đoan trang, thêu thùa, khâu vá rất
khéo, lại giỏi văn thơ. Có lúc ơng ngủ dậy muộn, bà đã làm thơ khuyên
chồng. Đến năm Ất Mùi triều đình kén sứ thần đi Trung Quốc kết nối bang
giao, phu nhân nghe nói thì ngậm ngùi hồi lâu chứa chan nước mắt. Và ông đi
sứ rồi mất ở Công quán Yên Kinh. Các quan đồng sự và quan tiếp tân làm lễ
khâm liệm chu tất, Phu nhân nhận được tin buồn, mê man bất tỉnh, khi tỉnh

dậy thì muốn chết theo và cho đến ngày lễ tiểu tường ông, người nhà bận
việc, phu nhân ở trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cổ
chết. và bà được triều đình khắc chữ “Trinh liệt phu nhân tử”.
Vài năm sau, có một người họ Hà biết đó là đền liệt nữ, vén áo vào, vừa
uống rượu, vừa đọc bia, uống hết bầu rượu liền cầm bút đề một bài thơ.
Người họ Hà đã đề sai hai câu cuối và Hà nghe phu nhân nói xong, bổng
tỉnh nghộ. Vì say rượu phóng bút viết bậy, thực sự biết đắc tội rất nặng với


19
Bậc Tơn linh, nay tình nguyện hoạ lại ngun vần để chuộc lại cái lỗi nói càn.
Đó hố ra là một giấc mộng và Hà Sinh liền tắm gội sạch sẽ, đến ngôi đền liệt
nữ sửa lại hai câu cuối của bài thơ này.
Truyện thứ ba Truyện nữ thần ở Vân Cát (Vân Cát thần nữ lục) nhân vật
nữ giới ở trong Truyện nữ thần ở Vân Cát thôn An Thái xã Vân Cát. Trong
làng ấy có Lê Thái Cơng chăm làm điều thiện. Năm bốn mươi tuổi mới có
một con gái, nhưng đến kỳ sinh nở, tự nhiên mắc bệnh nặng. Đêm trung thu,
gặp một người khăn áo chỉnh tề, nói có thuật làm cho bà chóng sinh, nói xong
liền kéo ông về. Khi ông dần dần hồi tỉnh thì bà vợ đã sinh ra một con gái và
đặt tên con là “Giáng Tiên”.
Giáng Tiên càng ngày càng xinh đẹp, đọc sách lập chữ, về âm luật lại
càng tinh thông, thổi ống tiêu, gảy đàn rất giỏi và Đào Lang con ni của một
vị quan có ý xin làm rể.
Sau khi làm lễ cưới, Giáng Tiên về nhà chồng, thờ cha mẹ chồng rất có
hiếu. Đối với chồng giữ lễ thừa thuận. Năm sau sinh con trai, năm sau nữa
sinh con gái. Ngày tháng thấm thoắt đã ba năm, ngày mồng ba tháng ba Tiên
nữ tự nhiên khơng có bệnh gì mất.
Nói về Tiên nữ, từ khi về chầu trời, thường thường chau mày, nhỏ lệ.
Thượng đế phong làm Liễu Hạnh công chúa và trở xuống trần gian.
Tiên chúa về làng cũ thăm mẹ, thăm anh, thăm Thái Công, Trần Cơng,

nói xong Tiên Chúa biến mất.
Nói về Đào Sinh, từ khi vợ mất, chàng mang theo con vào kinh đơ ở một
mình trong phịng, bỏ cả việc học hành. Bỗng có một khí lạnh đưa đến và
nghe tiếng gõ cửa rất gấp. Sinh ra mở cửa nhìn thì là Tiên Chúa. Rồi hai vợ
chồng tâm sự và nàng khuyên chồng lo học hành, thăm nom cha mẹ thiếp,
không nên nhãng quên tình con rể.


20
Tiên Chúa nói xong vụt đi mất. Từ đó tung tích như mây nổi lưng trời,
khơng nhất định ở đâu đâu, người nào có lời bỡn cợt tất bị tai vạ, người nào
mang lễ cầu đảo tất được phúc lành. Tiên Chúa đi đâu khơng chỗ nào là
khơng có bút tích lưu đề ở chùa tháp, danh thắng.
Khi ấy quan Thị Giảng họ Phùng đi sứ Bắc quốc mới về cơng việc bận
rộn, liền nảy ra ý tưởng tìm một cuộc nhàn du cho khuây khoả tinh thần và đã
đến quán của Liễu Nương cùng ngâm thơ. Vài tháng sau chỉ thấy hồ nước,
chứ chẳng thấy lâu đài gì cả.
Tiên Chúa sau khi rời Hồ Tây, lại đến làng Sóc ở Nghệ An, núi phía nam
bỗng gặp một thư sinh. Nhưng đây là chồng cũ của Tiên Chúa và hai người
làm thơ mới hiểu được nhau. Sau đó nàng khuyên chồng cáo quan về làng,
không lấy vợ, chỉ chăm lo việc dạy con.
Tiên Chúa sau khi mãn hạn năm năm công cán, nàng lại xin xuống cõi
trần lần nữa, để ngao du tuỳ thích. Tiên Chúa thường hiển linh, người lành
được phúc, kẻ ác bị tai vạ, dân trong vùng cùng nhau lập đền thờ. Về sau quân
nhà vua đi tiễu trừ giặc. Tiên chúa giúp sức, được ghi vào tự điển và được thờ
phụng tơn nghiêm kính cẩn, khói hương nghi ngút ngàn thu.
Truyện thứ tư Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu có nhân vật trung tâm Tú
Uyên. Tú Uyên tính chăm học, giỏi thơ ca, hạ bút thành văn và tất cả các nơi
đi qua Tú Un đều có đề thơ. Năm Giáp thìn (1484) có vị sư ni mở hội,
chàng Tú Uyên cùng bạn trẻ đi chơi. Chàng chợt thấy có một chiếc lá bay

đến, nhặt lên xem, thấy đằng sau lá có một bài thơ, nhưng khơng gặp chủ
nhân. Đang lúc cầu nguyện thì gặp một đoàn người mặc áo đỏ từ trong chùa
đi ra và trong đó có một người trạc độ mười bảy, mười tám tuổi, đưa mắt nhìn
chàng và tỏ thái độ yêu mến. Hai bên đối thoại, nàng nói xong biến mất. Thế
rồi, đêm hôm ấy, Tú Uyên không ngủ được và người họ Hà cũng kể vua
Thánh Tông cũng gặp tiên. Một đêm chàng mộng thấy một ông già mặc áo


21
hoa gọi rằng: ngày mai chàng đến hàng tranh vẽ trên bến Đông Tân, ta sẽ đưa
chàng một tin tức tốt. Tỉnh dậy, chàng đi tìm nhưng khơng thấy, định về thì
thấy một ơng già cầm bức tranh truyền thần, chàng khẩn khoản xin mua. Từ
đó nỗi buồn của chàng vơi đi. Một hôm chàng đi học về nhà, thấy trên giường
bày sẵn mâm cơm. Một hôm khác chàng giả đi học, rồi quay về và thấy một
mĩ nhân ở trong tranh bước ra, từ đó đã trở thành vợ chồng. Tính chàng lại
hay rượu chè bừa bãi. Nàng khuyên răn nhưng khơng được, cịn lấy roi đánh
nàng; và nàng đã biến mất. Tỉnh dậy không thấy nàng, chàng mấy lần chết đi
sống lại và chàng đã lấy giải khăn lụa của nàng ra tự vẫn, thì thấy nàng đến.
Từ đấy, tình ái ngày càng khăng khít, ở được một năm sinh được một người
con trai đặt tên là Trân. Sau đó, vợ chàng khuyên chàng trở về cõi tiên và cả
con nữa.
Đến năm Niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ nhất (1735) có một người đi thi,
đêm đến mộng và gặp Tú Uyên Tú Uyên đã kể lại mọi sự việc và khi tỉnh dậy
đã hỏi nhà sư họ Bùi kể lại đều hợp với những chuyện trong mộng.
Bốn truyện của Đoàn Thị Điểm là truyện Đền thiêng ở cửa bể, Truyện
người liệt nữ ở An Ấp, Truyện nữ thần Vân Cát, Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu,
thì cốt truyện đều có nhân vật nữ giới.
Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm ca ngợi tình u đơi lứa, ca ngợi
đạo đức lối sống của con người trong một xã hội phong kiến và đặc biệt là đề
cao tài năng của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Từ đó, ta có thể nói

rằng đây là một nét khá thành công trong nghệ thuật của tác giả ở tập truyện
này.
Các truyện của Đoàn Thị Điểm đã đề cao tài năng của người phụ nữ làm
tròn bổn phận của một người mẹ, người vợ, làm tròn thiên chức của người
phụ nữ rõ nhất trong hai truyện: Hải khẩu linh từ lục (Đền thiêng ở cửa bể)
và Vân Cát thần nữ lục (Truyện nữ thần ở Vân Cát). Ở truyện Hải khẩu linh từ


22
lục kể chuyện nàng Bích Châu là một phụ nữ có tài sắc và là cung phi của
vua Trần Duệ Tơng, vì đất nước, mà nàng dâng lên nhà vua tập Kê minh thập
sách, sau đó cũng vì nhà vua mà nàng phải nhảy xuống biển sâu. Đây có thể
nói là một phụ nữ tài giỏi, hi sinh vì vua vì nước; là một sự hi sinh cao cả của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến này. Truyện Vân Cát thần nữ lục thì có
kể về bà chúa Liễu Hạnh. Vốn là một tiên nữ giáng trần với khát vọng sống
và có một tình u mãnh liệt. Từ đó Liễu Hạnh với hai lần giáng trần đã thể
hiện một khát vọng tự do và tình yêu giữa trần gian. Trong tín ngưỡng dân
gian, có thể nói bà là một vị thánh mẫu, và là một trong những vị thánh được,
người ta gọi là “Tứ bất tử”, được nhân dân thờ phụng trong suốt mấy trăm
năm nay. Qua đó, ta thấy Vân Cát thần nữ lục là một tư liệu q, có niên đại
sớm về Liễu Hạnh và tín ngưỡng thờ mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Về truyện Đền thiêng ở cửa bể của Đoàn Thị Điểm tuy xuất hiện giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII, nhưng đều khớp với lịch sử, chính xác đến từng
năm, từng tháng và kể cả thời tiết của thế kỷ XIV - XV, thậm chí là bài Kê
minh thập sách của cung nữ Bích Châu, thời Trần Duệ Tơng (1373 - 1377) ở
thế kỷ XIV. Đây có thể nói là một trong những điểm chính của quan niệm
nghệ thuật về con người trong Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm .
Có thể trước đây, Nguyễn Dữ đã có những dự cảm rằng, ở trong tiên nữ
rồi cũng cịn có những bất hạnh, nếu như họ đã bị cấm lấy chồng. Vì thế, ở
trong truyện nhân vật Giáng Hương đã cưới Từ Thức, đã để cho cô tiên mặc

bộ xiêm lụa và nói ra như một sự thật là; “hơm nay màu da hồng hào, chứ
khơng khơ gầy như trước nữa" Đồn Thị Điểm, đã viết thành cơng câu
chuyện kỳ thú Bích Câu kỳ ngộ là đã nói lên những khát vọng muốn lấy chồng
và đẻ con của tiên nữ. Ở đây tác giả đã cho Giáng Kiều là một tiên nữ xuống
trần và cùng kết duyên với người trần mắt thịt.


23
Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhân vật nữ quái trong Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm, để qua đó ta thấy được những phẩm chất cao đẹp của người
phụ nữ trong xã hội phong kiến, và thấy được đức hi sinh cao cả của người
phụ nữ trong thời kỳ này. Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm bao gồm bốn
truyện là. Truyện đền thiêng ở cửa bể, Truyện người liệt nữ ở An Ấp, Truyện
Nữ thần ở Vân Cát và Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu. Qua bốn truyện này, ta
sẽ đi tìm hiểu nhân vật nữ giới có những phẩm chất cao đẹp trong Truyền kỳ
tân phả.
Trong Truyện đền thiêng ở của bể (Hải khẩu linh từ lục). Nhân vật nữ là
nàng Bích Châu con gái nhà quan đều có những phẩm chất tốt, tính tình đứng
đắn, về tư dung diện mạo thì xinh đẹp, lại thông hiểu về âm luật và nàng đã
thảo kê minh thập sách dâng vua và đã được nhà vua ghi nhận rằng “không
ngờ một nữ nhi lại thông tuệ đến thế”. Qua đây, ta thấy Bích Châu là một phụ
nữ thơng minh. Một lần, Bích Châu khun răn vua đừng đem quân đi đánh
phía Nam. Nhưng giữa đường đã bị sóng vỗ ngút trời, đã mấy phen thuyền
rồng chực lật úp Bích Châu phải nhảy xuống bể để cho vua và quan quân của
triều đình được bình yên, qua cơn nổi sóng của Thuỷ thần. Chết rồi, Bích
Châu còn phù hộ cho nhà vua và đất nước. Sau đó vua cho lập đền thờ và bà
ln phù hộ cho đất nước. Qua đây ta thấy nhân vật nữ trong Truyện đền
thiêng ở cửa bể là nàng Bích Châu, là một phụ nữ rất thơng minh. Bên cạnh
đó, nàng cịn có một phẩm chất nữa dám hi sinh vì nhà vua, vì đất nước, và
sau khi chết thì thành phúc thần; giúp đỡ đất nước, báo ứng rất thiêng và

được nhân dân thờ phụng.
Ở Truyện người liệt nữ ở An Ấp (An ấp liệt nữ lục) nhân vật nữ giới ở
đây là phu nhân, cũng là con gái nhà quan, về tư dung thanh nhã, cử chỉ đoan
trang, thêu thùa rất khéo, lại giỏi văn thơ, khi về nhà chồng thì tu sửa mình
theo khn phép. Một hơm, ơng ngủ dậy muộn, bà đã làm bài thơ khuyên


24
chồng. Ông phụng mệnh đi sứ sang Trung Quốc, sau đó ơng mất, bà nghe tin
buồn mê man bất tỉnh và đến ngày lễ tiểu tường của ơng thì bà đã thắt cổ chết,
triều đình lập đền thờ và người làng cầu đảo đều có linh ứng.
Qua truyện này, ta thấy nhân vật nữ phu nhân có một phẩm chất đẹp là
thương chồng, giữ trinh tiết. Bà vừa có tư dung đoan trang, có tài thơ văn, là
người đã giữ được nếp nho gia và sau khi chết thì được triều đình lập đền thờ
và rất có linh ứng, phù hộ cho dân làng.
Truyện nữ thần ở Vân Cát (Vân Cát thần nữ lục) nhân vật nữ là Giáng
Tiên có một tư dung xinh đẹp, chăm lo đọc sách, hiểu về âm luật, thổi ống
tiêu, gảy đàn rất giỏi. Giáng Tiên lấy Đào Lang; về nhà chồng thờ cha mẹ
chồng rất có hiếu, sau đó sinh được một người con trai và một người con gái,
tự nhiên tiên nữ không có bệnh gì mà mất. Khi tiên nữ về trời và đựơc
Thượng đế phong làm “Liễu hạnh công chúa” cho trở xuống trần gian. Khi trở
xuống trần gian tiên nữ thăm bố mẹ, thăm chồng, thăm con và sau đó đi đây
đi đó để làm phúc và chỗ nào cũng có bút tích lưu đề. Cơng Chúa đi đến đâu
thì người lành được hưởng phúc và kẻ ác thì bị tai vạ. Về sau, Tiên Chúa giúp
quân nhà vua đi tiểu trừ giặc và được triều đình khắc tượng, lập đền thờ
phụng tơn nghiêm, kính cẩn, khói hương nghi ngút ngàn thu.
Nhân vật nữ Giáng Tiên khi sống thì chăm lo cho gia đình, khi mất thì
làm phúc cho nhân dân, đặc biệt là giúp quân nhà vua tiểu trừ giặc và được
triều đình khắc tượng lập đền thờ.
Truyện Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu (Bích Câu kỳ ngộ), nhân vật nữ là

Hà Giáng Kiều tiên nữ kết duyên cùng Tú Uyên. Giáng Kiều vừa có tài làm
thơ văn, đảm đang việc nhà, thương chồng thương con hết mực và sau đó cả
ba người hố thành tiên. Người trong phường cho là Trần tiên sinh đắc đạo
thành tiên, lập đền thờ nay là chùa An Quốc chính là di tích cịn lại.


25
Ở đây, nhân vật nữ giới là tiên nữ vừa đẹp, vừa có tài thơ văn, một lịng
thương u chồng con và về sau cả nhà hoá thành tiên, sau đó được nhân dân
lập đền thờ và hương lửa quanh năm.
Trong bốn truyện Truyyện đền thiêng ở cửa bể, Truyện người liệt nữ ở An
Ấp, Truyện nữ thần ở Vân Cát, Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu của Đồn Thị
Điểm, nhân vật nữ ở đây đều có một phẩm chất tốt đẹp, đều là con nhà gia
giáo học hành tử tế, đẹp người đẹp nết, tư dung xinh đẹp, có lịng vị tha và
dũng cảm hi sinh vì đất nước, thuỷ chung với chồng, thương yêu con cái. Đó
là những nét đẹp về phẩm chất của người phụ nữ trong bốn truyện của Đoàn
Thị Điểm, Đặc biệt ta thấy nhân vật nữ Bích Châu là một người có tư dung
thơng minh, giỏi thơ văn, dám hi sinh vì vua, vì nước khi chết thành phúc
thần giúp đỡ nhân dân và triều đình.
Nhân vật nữ phu nhân trong truyện Người liệt nữ ở An Ấp có phẩm chất
là thương yêu chồng và giữ được lòng tiết nghĩa đối với chồng, khi chồng
chết cũng chết theo để giữ trinh tiết cùng với chồng. Truyện Nữ thần ở Vân
Cát nhân vật nữ là Giáng Tiên có những phẩm chất hi sinh dũng cảm, vị tha
và khi chết thì phù hộ cho nhân dân và triều đình. Trong truyện Cuộc gặp gỡ
kỳ lạ ở Bích Câu nhân vật nữ là Hà Giáng Kiều, tiên nữ có một phẩm chất
đẹp, lại vừa có tài thơ văn, vừa có lịng vị tha, vừa có nét phi thường. Sau đó
cả gia đình hố thành tiên được nhân dân lập đền thờ và hương lửa quanh
năm. Nhân vật nữ trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, sau khi chết
đều được ca ngợi truyền tụng và đều được nhân dân thờ phụng chu đáo. Đây
có thể nói là một nét mới của nghệ thuật trong quan niệm con người của Đoàn

Thị Điểm.
Nhân vật nữ ở trong bốn truyện của Đồn Thị Điểm khi sống thì
thường làm thơ, khuyên răn chồng, thêu thùa, đều là giữ trinh tiết cho chồng
và khi chết được nhân dân và triều đình lập đền thờ. Thờ ở đây là phục những


×