Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

TỪ láy TRONG THƠ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.04 KB, 70 trang )

Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

DƢƠNG MỸ TIÊN
MSSV: 6095818

TỪ LÁY TRONG THƠ TỐ HỮU

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: GVC. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

1

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lí do chọn đề tài
Lịch sử vấn đề
Mục đích, yêu cầu
Phạm vi nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: Một số vấn đề về từ láy
1.1. Khái niệm về từ láy
1.1.1. Các quan điểm về từ láy
1.1.2. Nhận xét
1.2. Phân loại từ láy
1.2.1. Từ láy đôi
1.2.1.1. Từ láy hoàn toàn
1.2.1.2. Từ láy bộ phận
1.2.1.2.1. Từ láy âm
1.2.1.2.2. Từ láy vần
1.2.2. Từ láy ba
1.2.3. Từ láy tƣ
1.3. Nghĩa của từ láy
1.3.1. Từ láy mô phỏng âm thanh
1.3.2. Từ láy sắc thái hóa
1.3.3. Từ láy âm cách điệu


CHƢƠNG 2: Nhà thơ Tố Hữu và từ láy trong thơ Tố Hữu
2.1. Đôi nét về nhà thơ
2.1.1. Vài nét về tiểu sử
2.1.2. Phong cách nghệ thuật
2.2. Vài nét về những tập thơ khảo sát
2.3. Thống kê, phân loại từ láy trong thơ Tố Hữu
2.3.1.
Kiểu láy
2.3.2.
Nhóm láy
2.4. Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ Tố Hữu
2.4.1.
Từ láy góp phần khai thác nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu
2.4.2.
Từ láy góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhà thơ
2.4.3.
Từ láy góp phần làm sinh động thêm bức tranh thiên nhiên và bức tranh
cuộc sống

C. KẾT LUẬN
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

2

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35


Từ láy trong thơ Tố Hữu

A – PHẦN MỞ ĐẦU

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

3

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp. Bởi tiếng Việt là “tiếng nói của quần
chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh
và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn,
nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, v.v... những nhà văn và nhà
thơ hiện nay ở miền Bắc và miền Nam, đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật,
khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường” [16; tr.12]. Góp phần vào cái hay,
cái đẹp của tiếng Việt, ta phải kể đến vai trò của từ láy, bởi từ láy là phƣơng tiện ngữ
pháp độc đáo và chiếm một số lƣợng đáng kể trong tiếng Việt. Nét đặc biệt nhất của từ
láy là sự hòa phối ngữ âm. Từ láy có thể giúp ta dễ dàng cảm nhận đƣợc cái hay của
những âm thanh trong cuộc sống, và từ láy còn thể hiện đƣợc những cung bậc cảm xúc
hay tâm trạng khó diễn đạt của con ngƣời. Vì thế mà từ láy có chỗ đứng bền vững
trong tiếng Việt và khó có loại từ nào có thể thay thế đƣợc vị trí của từ láy. Và cũng từ
đó, chúng tôi có thể hiểu vì sao lớp từ láy này đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến trong
văn học, đặc biệt là trong thơ ca.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại “Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao ngời sáng,
là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng” [20; tr.682]. Trải
qua sáu mƣơi năm gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, Tố Hữu thực
sự đã vẽ nên một thế giới thơ tạo đƣợc niềm tin yêu, và niềm đam mê bền chắc trong
lòng độc giả qua nhiều thế hệ. Trong thế giới thơ đó, ông đã cho đi và nhận lại từ công
chúng “một sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu – đáng là niềm ao ước của
mọi sự nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông” [20; tr.682].
Nhắc đến Tố Hữu, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến ông là “Nhà thơ của lý tưởng
cộng sản”. Đọc thơ Tố Hữu ta thấy rõ mỗi bƣớc tiến của Đảng là mỗi bƣớc tiến theo
của Tố Hữu. Lý tƣởng Đảng trong con ngƣời “tai mở rộng và lòng sôi rạo rực” mỗi
ngày thêm phong phú và sâu xa hơn trƣớc. Vì thế mà thơ Tố Hữu đã giữ một vị trí
quan trọng trong văn học viết về đề tài cách mạng, đó là cầu nối để đƣa ngƣời yêu
cách mạng tìm đến với cách mạng. Không chỉ là ngọn lửa của Từ ấy chỉ rõ con đƣờng
cách mạng, thơ Tố Hữu bất diệt còn bởi những vần thơ tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu
đối với đất nƣớc, đối với tƣơng lai xã hội chủ nghĩa. Thơ Tố Hữu là trang thơ thắm
thiết, vấn vƣơng qua những cảm nghĩ ân tình, những lời ca son sắt chung thủy với lý
tƣởng thể hiện cụ thể trong mối quan hệ với Đảng, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với
Bác Hồ, và với đồng chí, đồng bào.
Từ Từ ấy đến Một tiếng đờn, thơ Tố Hữu là một nguồn mạch quan trọng tạo nên
con sông lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tiếng nói thơ ca của ông đã quy tụ và kết
tinh đƣợc nhiều mặt giá trị nhân văn và sức mạnh tinh thần của đời sống dân tộc. Mặc
dù tiếp thu những thành tựu của thơ ca hiện đại và chịu ảnh hƣởng của phong trào thơ
Mới, nhƣng thơ Tố Hữu vẫn nhƣ một thứ “bình cũ rượu mới”, nghĩa là phần đặc sắc
nhất của thơ ông luôn hƣớng về cội nguồn của truyền thống và của dân tộc. Trong thơ
Tố Hữu, ta có thể bắt gặp phổ biến những biện pháp tu từ thƣờng xuất hiện ở ca dao
dân ca (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ,…). Thơ ông mang nhiều phong vị dân
gian, giàu âm nhạc, vì thế mà dễ đi vào lòng quần chúng nông thôn. Đọc thơ Tố Hữu,
nhà thơ Chế Lan Viên nhận xét: “Thơ là đi giữa nhạc và ý”, thơ Tố Hữu giàu nhạc
điệu và thật là có sức ru ngƣời trong nhạc, ông đã khai thác khá triệt để khả năng diễn
đạt của câu thơ lụt bát trong truyền thống văn học dân tộc để miêu tả cuộc sống thật

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

4

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

linh hoạt và thấm đẫm cảm tình. Cái hay ở thơ ông còn là ở sự diễn đạt những điều đồ
sộ, hùng tráng chỉ ở những câu thơ bốn chữ, bảy chữ, lụt bát, và còn tạo đƣợc không
khí dồn dập, sôi nổi qua những câu thơ tám chữ. Thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu, chất
nhạc trong thơ ông không chỉ đƣợc tạo ra từ cách ngắt nhịp, gieo vần điệu nghệ mà
còn ở hệ thống từ láy vô cùng phong phú và đa dạng. Tất cả đã làm cho những trang
thơ của ông thật bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, nhƣng
vẫn giữ đƣợc sự tinh tế và sâu sắc.
Cũng chính vì những lẽ trên mà thơ Tố Hữu, ngay từ giai đoạn Từ ấy từ láy đã
đƣợc sử dụng với số lƣợng nhiều. Từ láy đƣợc Tố Hữu đem vào trong thơ thật linh
hoạt và đa dạng nhƣng luôn giản dị, trong sáng tạo đƣợc sự gần gũi, êm ái qua từng
câu thơ. Vì thế, khi đọc thơ Tố Hữu, ngƣời đọc luôn cảm nhận đƣợc một nét riêng biệt
thật độc đáo mà từ láy mang lại, và còn làm cho thơ ông có vị trí bền vững và không
trộn lẫn đƣợc vào đâu. Cũng chính vì những điều trên mà ngƣời viết đã chọn đề tài Từ
láy trong thơ Tố Hữu để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề
Láy là một phƣơng thức cấu tạo từ quan trọng trong tiếng Việt. Cho đến nay, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về từ láy của nhiều tác giả, nhƣng mỗi nhà ngôn ngữ học
lại có cách gọi tên “từ láy” khác nhau nhƣ là: từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu), từ láy âm

(Nguyễn Tài Cẩn), ngữ láy âm (Nguyễn Thiện Giáp), từ láy (Diệp Quang Ban, Hoàng
Văn Hành, Nguyễn Hữu Quỳnh),… Trong cùng một đối tƣợng, tuy mỗi nhà nghiên
cứu có sự định danh, cơ sở phân loại theo cách riêng, nhƣng về cơ bản các tác giả cũng
đã tìm hiểu và đƣa ra những công trình phân tích khá rõ về từ láy.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1999), Nguyễn Tài Cẩn đã có những nhận xét
chung về từ láy. Ông cho rằng từ láy âm là một loại từ ghép và các thành tố kết hợp
với nhau theo quan hệ ngữ âm. Bên cạnh đó, ông cũng giải thích rõ nhiều vấn đề nhƣ
là hiện tƣợng chuyển từ ghép nghĩa sang từ láy âm, tác dụng mặt quan hệ láy âm đối
với mặt ý nghĩa của thành tố, phân loại từ láy và đặc biệt là ông cũng đã có sự phân
biệt đơn giản giữa từ láy âm với hiện tƣợng nói láy trong lời nói, nhƣng về mặt ý nghĩa
của từ láy âm thì chƣa thấy tác giả đề cập đến.
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt đã định nghĩa “Ngữ láy âm
là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự
biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá
trị gợi cảm, gợi tả” [7; tr.86]. Tác giả cũng đã có sự phân loại từ láy giống với cách
phân loại của Nguyễn Tài Cẩn, nhƣng ở đây Nguyễn Thiện Giáp đã dựa theo quy luật
hòa phối ngữ âm mà phân loại từ láy. Bên cạnh đó, ông cũng nêu lên những trƣờng
hợp trung gian giữa ngữ láy âm và cụm từ tự do. Đặc biệt, Nguyễn Thiện Giáp bƣớc
đầu đã đề cập về ý nghĩa của ngữ láy âm là “mang giá trị gợi cảm, hình tượng, có tính
cụ thể, sinh động” [7; tr.88].
Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (tập một), hai tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng
Văn Thung đã có cái nhìn tổng thể về từ láy. Theo các tác giả, “Sự láy không đơn
thuần là sự lặp lại âm, thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng kèm theo một sự
biến đổi ngữ âm, thanh nhất định, dù là ít nhất, tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa
khác nhau. Cái thế ấy được gọi là cái thế “vừa điệp vừa đối” [2; tr.51]. Hai tác giả đã
đƣa ra sự phân loại từ láy dựa vào bậc láy và số lƣợng tiếng của từ, và cũng nêu lên
thật chi tiết về nghĩa ở từ láy khi xét tác dụng của các bộ phận tham gia cấu tạo nghĩa
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

5


SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

của từ láy, để có thể chia từ láy thành ba nhóm: từ láy phỏng thanh, từ láy sắc thái hóa
và từ láy âm cách điệu.
Đỗ Hữu Châu với công trình Các bình diện của từ và từ tiếng Việt cũng đã đƣa ra
những yếu tố trong tiếng Việt có thể đóng vai trò hình vị (hay đơn vị) cơ sở để tạo ra
các từ láy. Đầu tiên phải kể đến là “những hình vị (hoặc các đơn vị) tự thân có nghĩa,
đó là những hình vị một âm tiết hoặc những từ phức có cái mà trước đây hiểu là ý
nghĩa từ vựng” [4; tr.151]. Và khác với lặp, “các hình vị láy vừa phải đồng nhất, vừa
phải khác đi ít nhiều so với hình vị cơ sở. Sự khác biệt này về mặt ngữ âm có thể xảy
ra ở hai bộ phận của âm tiết tiếng Việt: phụ âm đầu và vần, hoặc xảy ra ở thanh điệu,
hoặc ở trọng âm” [4; tr.151]. Trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu
cũng đã bàn về mặt ngữ nghĩa của từ láy, chỉ ra cơ sở để có thể nhận biết nghĩa của từ
láy: “vì các từ láy hình thành do phương thức láy tác động vào các hình vị cơ sở, cho
nên ý nghĩa của các từ láy cũng hình thành từ ý nghĩa hình vị cơ sở. Do đó khi xét ý
nghĩa của các từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của nó với ý nghĩa của hình vị cơ sở”
[5; tr40].
Trong Từ láy trong tiếng Việt, Hoàng Văn Hành đã phân tích khá chi tiết cả về ngữ
âm lẫn ngữ nghĩa của từ láy. Tác giả cũng đã nêu rõ vai trò của từ láy trong văn
chƣơng “sở trường của từ láy là làm chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật, làm
phương tiện cho tư duy nghệ thuật. Sở dĩ như thế là vì, từ láy là lớp từ giàu giá trị gợi
tả, giá trị biểu cảm. Mà văn bản nghệ thuật lại rất cần những phương tiên ngôn ngữ
như thế để xây dựng hình tượng. Cho nên, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ
láy. Và lịch sử văn học Việt Nam đã từng quen biết những nhà thơ, nhà văn có biệt tài

trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó có từ láy, như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ
Xuân Hương, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân,…” [8; tr.142]. Hoàng Văn
Hành cũng đã bàn về từ láy bằng sự tổng hợp, đánh giá lại những thành tựu nghiên cứu
về từ láy từ trƣớc đến nay. Trong quyển Từ tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, các tác
giả đã cùng nhấn mạnh đến cơ chế hình thành và giá trị biểu đạt của cả ba nhóm từ láy:
từ láy phỏng thanh, từ láy sắc thái hóa và từ láy âm cách điệu.
Đó là những công trình tiêu biểu nghiên cứu về từ láy. Còn vấn đề từ láy trong thơ
Tố Hữu, mặc dù chƣa tìm đƣợc công trình chuyên sâu, nhƣng chúng tôi vẫn tìm thấy
sự quan tâm của các nhà phê bình đối với vấn đề này trong những bài bình về thơ Tố
Hữu. Trong công trình Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam, Lƣu Trọng Lƣ
cũng đã bình luận rằng “thơ anh nhiều phong vị dân gian, giàu nhạc tính” [13; tr.681],
Phong Lan và Mai Hƣơng cũng đã viết “Thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu và quả là có sức
ru người trong nhạc” [13; tr.683]. Và Nguyễn Trung Thu trong chuyên mục bàn về
Nhạc điệu thơ Tố Hữu đã khẳng định: “Dùng rất nhiều từ lấp láy là đặc điểm nổi bật
của thơ Tố Hữu. Từ lấp láy được Tố Hữu dùng với đủ các kiểu rất phong phú. Từ lấp
láy cấu tạo theo một phương pháp cấu tạo từ đặc biệt của tiếng Việt là phép điệp âm,
không những tạo nên những âm thanh uyển chuyển, thánh thót mà còn gợi lên những
hình tượng độc đáo. (…). Dường như việc dùng từ lấp láy đã thành một nét phong
cách của thơ Tố Hữu” [18; tr.250].
Lê Đình Kỵ trong chuyên luận Thơ Tố Hữu cũng đã viết vài điều về vấn đề sử dụng
từ láy của nghệ thuật ngôn từ trong thơ Tố Hữu. Tác giả viết “Không phải ngẫu nhiên
mà thơ Tố Hữu, ngay từ giai đoạn Từ ấy, đã sử dụng nhiều từ lấp láy. Từ lấp láy
thường là tượng hình hay tượng thanh, nghĩa là vốn giàu khả năng tạo hình - chưa kể
các từ ấy rất hợp với tình điệu dân tộc và với lỗ tai Việt Nam” [10; tr.292]. Ở đây, Lê
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

6

SVTH: Dương Mỹ Tiên



Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

Đình Kỵ đã nêu lên đƣợc một cách khái quát về giá trị biểu đạt của từ láy, mặc dù
chƣa chuyên sâu vào từ láy trong thơ Tố Hữu.
Mặc dù còn là sơ lƣợc nhƣng những ý kiến trên đã chứng minh đƣợc một phần vai
trò, ý nghĩa của từ láy trong thơ Tố Hữu và đó cũng là tiền đề quan trọng giúp ngƣời
viết có cơ sở để triển khai một cách sâu rộng, cụ thể hơn khi nghiên cứu đề tài này.

3. Mục đích, yêu cầu
Từ láy là loại từ thông dụng, gần gũi nhƣng khả năng biểu đạt cao nên đƣợc sử
dụng rộng rãi và phổ biến cả trong giao tiếp hằng ngày lẫn trong lĩnh vực văn học, đặc
biệt là trong thơ ca. Nghiên cứu đề tài này, trƣớc hết luận văn một lần nữa khẳng định
ý nghĩa của từ láy trong tác phẩm văn chƣơng. Nhờ sự hòa phối âm thanh tạo nên nhạc
điệu, cùng với ý nghĩa biểu trƣng, từ láy đã tạo nên những trang thơ sống động mà hài
hòa, giản dị mà lung linh với sắc màu muôn vẻ. Vì thế từ láy đã góp phần vào sự đa
dạng và phong phú thêm cho ngôn ngữ Việt. Điều quan trọng hơn là bƣớc đầu chúng
tôi thấy đƣợc cái tài và cái hay của Tố Hữu trong việc sử dụng từ láy vào trong thơ. Từ
láy giúp cho thơ Tố Hữu mang một phong cách riêng, làm nên thành công và tạo đƣợc
nét độc đáo trong việc “thi trung hữu họa – thi trung hữu nhạc”. Và những trang thơ
đó cũng là một thành tựu đáng kể và đáng ghi nhận của nhà thơ đối với sự phát triển
của thơ ca dân tộc.

4. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài Từ láy trong thơ Tố Hữu, trƣớc tiên chúng tôi khảo sát từ láy. Cụ thể
là các kiểu láy và các nhóm láy để tìm hiểu mức độ đƣợc sử dụng. Nhƣng ở kiểu láy
thì chúng tôi chỉ khảo sát ở kiểu láy đôi và kiểu láy tƣ. Sau đó chúng tôi đi sâu vào vấn
đề sử dụng từ láy trong một số tập thơ của Tố Hữu để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa, hiệu

quả của từ láy trong thơ Tố Hữu để làm rõ đƣợc nét độc đáo trong thơ ông. Do hạn chế
về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát ba tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, và Gió lộng.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài Từ láy trong thơ Tố Hữu, ngƣời viết đã sử dụng một số phƣơng pháp
sau. Trƣớc tiên là phƣơng pháp tổng hợp. Bằng phƣơng pháp này ngƣời viết sẽ hệ
thống hóa lý thuyết về từ láy, cũng nhƣ là về thơ của Tố Hữu. Các tài liệu nghiên cứu
về từ láy sẽ giúp cho ngƣời viết nắm đƣợc những kiến thức cơ bản và những điểm
quan trọng về từ láy, tạo cơ sở để việc tìm hiểu từ láy trong thơ Tố Hữu đƣợc dễ dàng.
Và những tƣ liệu về Tố Hữu và thơ Tố Hữu sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về
thơ Tố Hữu và cho việc khảo sát phân tích thơ. Tiếp theo, chúng tôi dùng phƣơng pháp
thống kê và phân loại từ láy trong ba tập thơ. Cuối cùng, chúng tôi phân tích để làm
nổi bật giá trị của từ láy trong thơ Tố Hữu, và những nét độc đáo của thơ Tố Hữu,
cũng nhƣ là cái tài, cái hay của Tố Hữu trong việc sử dụng từ láy.

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

7

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

B – PHẦN NỘI DUNG

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp


8

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ LÁY
1.1. Khái niệm về từ láy
Láy là một phƣơng thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Trong các lớp từ của tiếng
Việt, từ láy chiếm số lƣợng lớn và giữ vị trí quan trọng trong văn học. Cho đến nay, tất
cả các đặc trƣng của từ láy, về cấu tạo, ngữ nghĩa, về giá trị biểu trƣng, giá trị gợi tả,…
đều đã đƣợc các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu. Chúng tôi xin trình bày một số quan
điểm của các nhà ngôn ngữ học về từ láy.

1.1.1. Các quan điểm về từ láy
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, thì ông cho rằng “Từ láy (hay còn gọi là từ lắp láy) là
những từ ghép gồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Các
thành tố của từ láy có mối tương quan với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phận
ngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên một nội dung ngữ nghĩa nhất
định. Ví dụ: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, chằm chằm, thao thao,
tỉ mỉ, phơi phới, loanh quanh, đẹp đẽ, làm lụng.” [17; tr.102]. Trong từ láy, một thành
tố có thể có ý nghĩa từ vựng và một thành tố không có ý nghĩa từ vựng, yếu tố có nghĩa
từ vựng có thể đứng trƣớc hoặc đứng sau, ví dụ: chim chóc, nhấp nhô, lập lòe,… Hay
cả hai thành tố đều không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa cấu tạo từ, ví dụ: đủng
đỉnh, lon ton, nhởn nhơ… Và mối quan hệ ngữ âm giữa các thành tố của từ láy có thể
tạo ra cho từ tác dụng gợi tả về một trạng thái tâm lý, một cử chỉ, một hình dáng, một
hình ảnh nào đó của sự vật, hiện tƣợng, ví dụ: cheo leo, khúc khuỷu, thướt tha, sừng

sững,….
Theo Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung, thì “Từ láy được tạo ra bằng
phương thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa” [2; tr.51]. Nhƣng xem xét hiện tƣợng láy
tiếng Việt, mặt ngữ âm tuy đƣợc coi là dấu hiệu nhƣng đó chƣa phải là dấu hiệu cơ bản
nhất, vì “sự láy không đơn thuần là lặp lại âm, thanh của âm tiết ban đầu, mà bao giờ
cũng kèm theo một sự biến đổi âm, thanh nhất định” [2; tr.51]. Láy của tiếng Việt phải
đƣợc hiểu là sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trƣng hóa, “tức là tạo ra được ý
nghĩa biểu trưng, ý nghĩa “ấn tượng” [2; tr.52].
Với Nguyễn Tài Cẩn, thì “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn
của người Việt Nam hiện nay các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu
là theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực
tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và
mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần)” [3; tr.109].
Ví dụ ở từ láy đôi:
- Về các yếu tố âm đoạn tính: các thành tố trực tiếp phải tƣơng ứng với nhau,
hoặc ở phụ âm đầu: làm lụng, đất đai, mạnh mẽ,... Hoặc ở vần: lảm nhảm,
lưa thưa, lác đác,… Có khi các thành tố trực tiếp tƣơng ứng cả phụ âm đầu
cả ở vần: chuồn chuồn, quốc quốc, đa đa,…
-

Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính, các thành tố nói chung phải có thanh thuộc
cùng một âm vực: thuộc âm vực cao (thanh ngang, sắc, hỏi) hoặc thuộc âm
vực thấp (thanh huyền, ngã, nặng).

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

9

SVTH: Dương Mỹ Tiên



Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

Ví dụ:
Thanh thuộc cùng âm vực cao: méo mó, lỏng lẻo, nết na,…
Thanh thuộc cùng âm vực thấp: dùng dằng, lững thững, dày dạn,…
Trong Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu định nghĩa về từ láy:
“Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy. Đó là phương thức lặp lại
toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên, hay biến đổi theo
quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm thấp (thanh
huyền, ngã, nặng); nhóm cao (thanh sắc, hỏi, ngang) của một hình vị (hay đơn vị có
nghĩa)” [4; tr.34].
Từ tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học cũng đã tổng hợp một số khái niệm về từ
láy của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ: “Từ láy là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết
có quan hệ ngữ âm” [24; tr.61]. Trong định nghĩa này, Hoàng Tuệ xác định rõ quan hệ
ngữ âm là “hoặc có sự láy lại toàn bộ âm tiết, ví dụ: gâu gâu, meo meo,… hoặc có sự
láy lại bộ phận âm tiết, bao gồm láy phần phụ âm đầu và láy phần vần” [24; tr.61].
Nguyễn Thiện Giáp lại coi “từ láy là những cụm từ cố định được hình thành do sự lặp
lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có, chúng
vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả” [24; tr.61]. Hoàng Văn
Hành xem “từ láy là từ được tạo bằng phép trượt để nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi
phối của quy tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khuôn
vần trong từ tố láy” [24; tr.62].
Nhìn chung, khi giải quyết từng vấn đề cụ thể của từ láy, các tác giả có thể có cách
lí giải, giải quyết khác nhau, nhƣng đa số tác giả đều thống nhất coi từ láy là từ đƣợc
cấu tạo theo phƣơng thức láy, lấy nguyên tắc hòa phối ngữ âm làm cơ sở và có những
đặc trƣng ngữ nghĩa riêng.


1.1.2. Nhận xét
-

-

Qua các quan niệm về từ láy, chúng tôi thấy từ láy gồm có những đặc điểm sau:
Có thể gọi từ láy là từ phức đƣợc tạo ra bằng phƣơng thức láy âm có tác dụng tạo
nghĩa. Phƣơng thức láy âm thể hiện ở sự hòa phối về thanh điệu (theo quy tắc thanh
cùng âm vực) và sự lặp lại về âm (hoàn toàn hay bộ phận) giữa các thành tố trong
từ. Chính sự lặp lại và hòa phối này đã mang ý nghĩa biểu trƣng cũng nhƣ là sắc
thái biểu cảm của từ láy.
Trong mỗi từ láy, có thể nhận thấy từ luôn gồm hai bộ phận: tiếng gốc là phần làm
cơ sở cho sự láy, và tiếng láy là phần lặp lại tiếng gốc. Tiếng gốc là tiếng rõ nghĩa,
còn tiếng láy là tiếng mờ nghĩa hoặc vốn không có nghĩa. Tiếng gốc và tiếng láy vị
trí không cố định, ví dụ: đất đai, xinh xắn, buồn bã, chầm chậm,… chúng ta thấy
những từ: đai, xắn, bã, chầm là tiếng láy, khi tách riêng ra thì tự bản thân chúng
không mang nghĩa, chúng chỉ là từ kết hợp với tiếng gốc theo quan hệ hòa phối âm
và làm cho từ láy mang thanh điệu và có nghĩa biểu cảm. Bên cạnh đó, ta còn nhận
thấy rằng, trong từ láy có những từ cả hai thành tố kết hợp lại mới tạo nên nghĩa,
khi tách ra thì cả hai thành tố đều không mang nghĩa, ví dụ: bơ vơ, lác đác, man
mác, đìu hiu,…

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

10

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35


Từ láy trong thơ Tố Hữu

Tóm lại, láy là một phƣơng thức tạo từ, giúp cho tiếng Việt thêm phong phú và đa
dạng, vì “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh, gợi ra một bức tranh cụ thể về các
đặc tính cảm quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, và vận động kèm
theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của
người nói, người viết trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng
ngoại và hướng nội của người đọc, người nghe mà tác động đến họ” [3; tr.45]. Từ láy
đƣợc ƣa chuộng bởi từ láy không chỉ làm cho câu văn giàu nhạc điệu mà còn giúp tăng
cao hiệu quả ngữ nghĩa cho tác phẩm. Chính vì thế mà từ láy là một công cụ khó có
thể thiếu trong văn học và luôn đƣợc các nhà văn dành cho vị trí ƣu tiên trong sáng tác.

1.2. Phân loại từ láy
Các nhà nghiên cứu có những quan niệm riêng của mình về sự phân loại từ láy, và
những quan niệm đã đƣa ra đều thống nhất chia từ láy thành ba loại cơ bản: từ láy đôi,
từ láy ba và từ láy tƣ. Nhƣng cơ sở phân loại thì mỗi nhà nghiên cứu có thể có những
cơ sở khác nhau:
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung phân loại từ láy dựa vào hai cơ sở: bậc láy
(hay bƣớc láy, thế hệ láy) và số lƣợng tiếng (láy đôi, láy ba, láy tƣ).
Theo hai nhà nghiên cứu trên thì “Bậc láy là thứ tự của lần phương thức láy được
thực hiện để tạo ra từ láy. Trong tiếng Việt thường dùng từ láy bậc một, và từ láy bậc
hai” [2; tr.54]. Ví dụ:
Từ không láy
mõm
cuống
vội
lánh







Từ láy bậc một
mõm mòm
cuống cuồng
vội vàng
lấp lánh
ấp úng
ỡm ờ
kề cà









Từ láy bậc hai
mõm mòm mom
cuống cuồng cuồng
vồi vội vàng vàng
lấp la lấp lánh
ấp a ấp úng
ỡm à ỡm ờ
kề rề cà rà


Bậc láy là một hiện tƣợng ngôn ngữ, nhƣng cách xác định vẫn còn là vấn đề
phải tiếp tục khảo sát, vì ta thấy bậc láy có quan hệ với mặt số lƣợng tiếng trong từ láy,
nhƣng chúng lại không tƣơng ứng và không quy định lẫn nhau.
Về mặt số lƣợng tiếng, hai nhà nghiên cứu dựa vào số lƣợng tiếng của một từ
láy để phân từ láy thành 3 loại: từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tƣ.
Ví dụ:
Từ láy đôi: lúc lắc, héo hắt, lon ton, xinh xinh,…
Từ láy ba: cỏn còn con, sạch sành sanh,…
Từ láy tƣ: hớt ha hớt hải, hí ha hí hửng, trùng trùng điệp điệp,…
Theo Nguyễn Tài Cẩn, “Nói đến lối láy âm trong từ, trước hết nên chia thành
hai loại lớn: loại láy đôi, ví dụ: quốc quốc, đất đai, hổn hển, lưa thưa và loại láy ba,
láy tư như: sạch sành sanh, hăm hăm hở hở, bổi hổi bồi hồi, lôi thôi lếch thếch.” [3;
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

11

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

tr.113]. Có sự phân loại nhƣ trên thì không chỉ dựa vào số lƣợng tiếng nằm trong tổ
hợp, mà còn dựa vào cấu tạo của thành tố và cơ sở tạo nên tổ hợp láy. Ông giải thích
điều trên rằng, “Sở dĩ chúng ta tách kiểu láy đôi ra khỏi kiểu láy ba, láy tư là vì chúng
ta dựa vào cấu tạo của thành tố. Kiểu láy đôi là kiểu ở đấy thành tố trực tiếp bao giờ
cũng có cấu tạo đơn giản. Ở kiểu láy ba, láy tư, trái lại, thành tố trực tiếp đều có cấu
tạo phức tạp” [3; tr.114]. Bên cạnh đó, ông còn nêu ra sự khác nhau của láy đôi và láy
ba, láy tƣ dựa vào cơ sở: “Loại láy ba được cấu tạo nên trên cơ sở kiểu lặp hoàn toàn;

loại láy tư được cấu tạo nên trên cơ sở kiểu láy đôi bộ phận” [3; tr.114].
Sau đây, chúng tôi xin theo ý kiến tƣơng đối thống nhất là phân từ láy thành ba
loại: láy đôi, láy ba, láy tƣ để khảo sát.

1.2.1. Từ láy đôi
Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt tập 1, Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã
trình bày: “Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai tiếng (âm
tiết) trong từ” [2; tr.56]. Trong đó, âm tiết của tiếng Việt gồm có 3 bộ phận: phụ âm
đầu, vần và thanh điệu liên kết với nhau làm thành chỉnh thể trọn vẹn. Và khi xem xét
láy đôi, căn cứ vào yếu tố ngôn ngữ đƣợc lặp lại có thể phân biệt các kiểu: từ láy hoàn
toàn (toàn bộ) và từ láy bộ phận (từ láy âm, từ láy vần). Và đa số các nhà nghiên cứu
đều thống nhất với cách phân loại từ láy của hai nhà nghiên cứu trên.

1.2.1.1. Từ láy hoàn toàn
Theo thống kê của Nguyễn Thiện Giáp, trong tiếng Việt có đến khoảng 1000 từ lặp
toàn phần. Theo Nguyễn Tài Cẩn thì từ láy đôi toàn phần là “Kiểu láy đôi trong đó có
hai thành tố trực tiếp tương tự với nhau cả ở phụ âm đầu, cả ở vần” [3; tr.114]. Và
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung nhấn mạnh thêm rằng: “Láy không phải là sự
lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn, mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi và có tác
dụng tạo nghĩa biểu trưng”. Cho nên “từ láy toàn bộ là từ láy trong đó tiếng gốc được
lặp lại toàn bộ ở tiếng láy với sự khác biệt (đối) về trọng âm (nhấn ở tiếng gốc, giảm
nhẹ ở tiếng láy) và sự khác biệt về những hệ quả của sự nhấn trọng âm”. Ví dụ (tiếng
gốc gạch chân): hao hao, hăm hăm, đùng đùng, lù lù,… [2; tr.56].
Xét phạm vi biến đổi âm thanh của tiếng láy so với tiếng gốc, từ láy toàn bộ nằm
trong ba mức khác biệt.
 Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về thành phần cấu tạo, nhƣng
khác nhau về trọng âm, thể hiện ở độ nhấn mạnh và độ ngân khi phát âm
(hay từ láy hoàn toàn điệp âm, điệp vần, điệp thanh). Về nguyên tắc, ở
đây có thể xuất hiện từ láy chứa tiếng gốc mang bất cứ thanh điệu nào
(nhƣ: đỏ đỏ, chậm chậm,…).

 Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về phụ âm đầu và phần vần,
nhƣng có sự khác nhau về thanh điệu (hay từ láy hoàn toàn điệp âm, điệp
vần, khác thanh). Thanh điệu khác nhau là do hệ quả sự khác biệt về
trọng âm giữa hai tiếng, cho nên những từ láy có tiếng gốc mang thanh
trắc (thanh hỏi, ngã, sắc, nặng), thì ở tiếng láy thanh trắc này thƣờng
đƣợc chuyển thành thanh bằng để dễ đọc, dễ nghe, cũng tức là tăng
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

12

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

cƣờng sự hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa (nhƣ: nho nhỏ, rười
rượi, phơi phới, ngồn ngộn, chầm chậm,…).
Các thanh điệu khác nhau, đi với nhau làm hai nhóm: ngang, hỏi, sắc và huyền,
ngã, nặng. Và sự khác nhau về thanh điệu giữa hai tiếng đƣợc Diệp Quang Ban và
Hoàng Văn Thung phân biệt theo hai đặc trƣng:
- Phân biệt theo thanh bằng/trắc: Thanh bằng gồm có “thanh ngang, huyền”;
thanh trắc gốm có “thanh hỏi, ngã, sắc, nặng”.
-

Phân biệt theo âm vực: Âm vực cao gồm có “thanh ngang, hỏi, sắc”; âm vực
thấp gồm có “thanh huyền, ngã, nặng”.

Bảng tổng hợp về hai yếu tố trên nhƣ sau:

Âm vực cao
Âm vực thấp

Bằng
Ngang
Huyền

Trắc
Hỏi – Sắc
Ngã – Nặng

Sự phối hợp thanh điệu giữa hai tiếng trong từ láy ở đây hình thành quy tắc hài
thanh: đối các thanh điệu trắc với thanh điệu bằng thuộc cùng âm vực. Nghĩa là trong
mỗi từ láy, thanh trắc ở tiếng gốc chỉ đƣợc chọn cho tiếng láy của mình thanh bằng
thuộc cùng âm vực với mình. Và trong kiểu láy toàn bộ này, trọng âm nằm ở tiếng gốc.
Ngoài ra cũng có một số trƣờng hợp không theo quy tắc hài thanh vừa nêu trên, ví dụ:
tí tị, rát rạt, cuống cuồng,… (Có một số ý kiến cho rằng những từ nhƣ thế thuộc dạng
rút gọn của từ láy ba: tí tì tị, rát ràn rạt, cuống cuồng cuồng,…).
 Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng chỉ giống nhau về phụ âm đầu, hai tiếng
khác nhau cả về phần vần và thanh điệu (hay từ láy hoàn toàn điệp âm,
khác vần, khác thanh), ví dụ: thoăn thoắt, vùn vụt, xình xịch, nhưng
nhức, vằng vặc, san sát,…
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã nêu lên quy tắc: “Thực tế cho thấy sự
biến đổi phụ âm cuối xảy ra chủ yếu từ tiếng gốc sang tiếng láy theo quy tắc (thành
đôi: một âm ồn chuyển đổi với một âm vang mũi)” [2; tr.58]:
Ví dụ:
– k (thể hiện bằng chữ c và –ch)
Ăm ắp
phơn phớt
vằng vặc, anh ách

Ở tiếng gốc
(Âm ồn)
–p
–t

Ở tiếng láy
(Âm vang mũi)
–m
–n
– ng (thể hiện bằng chữ
-ng

–nh

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

13

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

Ta thấy sự biến đổi phụ âm cuối chỉ xảy ra với tiếng gốc có phụ âm cuối là –p, t, -k. Thanh điệu ở tiếng gốc và tiếng láy phối hợp theo quy tắc trắc bằng cùng âm vực,
trọng âm nằm ở tiếng gốc. Đây là hệ quả sự khác biệt về trọng âm giữa tiếng gốc và
tiếng láy.

1.2.1.2. Từ láy bộ phận

Đối lập với loại từ láy hoàn toàn, ta sẽ có loại từ láy bộ phận. Từ láy bộ phận chiếm
số lƣợng đáng kể hơn so với từ láy hoàn toàn. Theo Nguyễn Hữu Quỳnh thì “Từ láy bộ
phận là những từ trong đó chỉ có những bộ phận ngữ âm cấu tạo nên các thành tố
giống nhau hoặc ở phụ âm đầu hoặc ở phần vần giống nhau cả âm tiết trừ thanh điệu”
[17; tr.94]. Căn cứ vào điểm lặp ở bộ phận nào ta sẽ chia ra thành từ láy âm (lặp phụ
âm đầu, khác vần), ví dụ: đất đai, đẹp đẽ, líu lo, ríu rít, mênh mông, phấp phới,… và từ
láy vần (lặp vần, khác phụ âm đầu), ví dụ: lảm nhảm, bơ vơ, lững thững, tơi bời, đìu
hiu,…

1.2.1.2.1.

Từ láy âm

Từ láy đôi gồm hai âm tiết giống nhau ở phụ âm đầu và khác nhau hoàn toàn ở
phần vần của tiếng gốc và tiếng láy nhƣ: bập bùng, chễm chệ, dạt dào, đẹp đẽ, hắt hiu,
hớn hở, thủ thỉ, mênh mang, ngọt ngào, vương vấn … lập thành một loại và đƣợc gọi là
từ láy âm (hay điệp âm). Theo kết quả đã nghiên cứu thì trong tiếng Việt có khoảng
trên 1500 từ điệp âm, phân phối tƣơng đối đều ở các phụ âm.
Từ láy phụ âm đầu có thể có thành tố đầu là hình vị có ý nghĩa từ vựng, và thành tố
sau là hình vị không có ý nghĩa từ vựng, ví dụ: nhỏ nhắn, xinh xắn, đẹp đẽ,… Phần vần
của hình vị sau góp phần tạo ra nghĩa mới khác với nghĩa từ vựng của thành tố đầu, ta
so sánh nghĩa của nhỏ với nhỏ nhặt, xinh với xinh xắn, đẹp với đẹp đẽ,…Và từ láy phụ
âm đầu cũng có thể có thành tố đầu không có ý nghĩa từ vựng, còn thành tố sau có ý
nghĩa từ vựng, ví dụ: khấm khá, lúc lắc, mập mờ, nhấp nhô,…

1.2.1.2.2.

Từ láy vần

Từ láy đôi gồm hai âm tiết giống nhau ở phần vần và khác biệt nhau hoàn toàn ở

phụ âm đầu của tiếng gốc và tiếng láy, ví dụ: lầu bầu, bồn chồn, cheo leo, lơ thơ, chon
von, bùi ngùi,… Theo thống kê của đồng chí Nguyễn Thiện Giáp, trong tiếng Việt có
cả thảy 730 từ láy vần.
Trong kiểu láy này phần lớn là từ chứa một tiếng còn rõ nghĩa và nó đƣợc coi là
tiếng gốc, và số từ láy có tiếng gốc đứng sau nhiều hơn số từ láy có tiếng gốc đứng
trƣớc, ví dụ: bỡ ngỡ, bồi hồi, lẩn thẩn,… (tiếng gốc là từ đƣợc gạch chân). Và từ láy
vần quy tắc về thanh điệu vẫn chƣa chặt chẽ, nhƣng chiếm đa số là thanh điệu giống
nhau hoàn toàn, ví dụ: bâng khuâng, bất khuất, bồn chồn, đinh ninh,… và còn lại một
số ít là thanh điệu khác nhau hoặc thanh đều thuộc cùng một âm vực, ví dụ: lảm nhảm,
sôi nổi, nóng bỏng, tu hú, tơi bời,.. hoặc thanh điệu không cùng âm vực, ví dụ: im lìm,
tưng bừng, chói lọi, bơ phờ,...

1.2.2. Từ láy ba
Từ láy ba trong tiếng Việt không nhiều lắm về mặt số lƣợng, theo thống kê của
Nguyễn Thiện Giáp thì chỉ có khoảng 40 từ láy ba. Từ láy ba là loại láy âm xây dựng

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

14

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

trên cơ sơ từ láy đôi hoàn toàn, ví dụ: xốp xộp → xốp xồm xộp, khít khịt → khít khìn
khịt,…
Ở từ láy ba, đặc điểm rõ nhất là sự phối thanh, và kiểu phối thanh thƣờng gặp là:

- Tiếng thứ hai mang thanh bằng (thƣờng gặp thanh huyền hơn thanh ngang).
-

Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba phải đối lập nhau về bằng / trắc hay về âm vực
cao / thấp.

Ví dụ:
Từ đối lập về bằng / trắc: dửng dừng dưng, cỏn còn con,...
Từ đối về âm vực cao / thấp: sạch sành sanh, khít khìn khịt, xốp xồm
xộp,…
Đa số từ láy ba là từ láy hoàn toàn, có một số ít là từ láy vần, ví dụ: lơ tơ mơ, tù lù
mù,…

1.2.3. Từ láy tƣ
Cũng nhƣ từ láy ba, từ láy tƣ cũng là loại láy âm xây dựng trên cơ sở từ láy đôi.
Nhƣng từ láy tƣ chủ yếu xây dựng trên cơ sở từ láy đôi bộ phận. Ví dụ: lôi thôi lếch
thếch xây dựng trên cơ sở từ láy vần lôi thôi, hùng hùng hổ hổ xây dựng trên cơ sở láy
âm hùng hổ,…
Từ láy tƣ khá đa dạng về kiểu cấu tạo. Sau đây là một số kiểu thƣờng gặp:
- Láy qua vần, tức là lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, vần của yếu tố thứ hai đƣợc
thay bằng a, à, ơ, sao cho phù hợp với âm vực của thanh điệu, ví dụ: hì hà hì
hục → hì hục, lênh kha lênh khênh → lênh khênh, hớt hơ hớt hải → hớt hải,…
-

Láy bằng biến thanh, tức là lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, khi đó thanh điệu
đƣợc giữ sao cho hai âm tiết đầu thuộc âm vực cao, hai âm tiết sau thuộc âm
vực thấp, ví dụ: bổi hổi bồi hồi → bồi hồi, loang choáng loạng choạng →
loạng choạng,…

-


Láy bằng tách xen và biến âm, tức là tách đôi từ cơ sở và ghép thêm vào bên
cạnh mỗi âm tiết của từ cơ sở một âm tiết điệp vận với nó. Ví dụ: lơ thơ lẩn
thẩn → lẩn thẩn, lồm nhồm loàm nhoàm → nhồm nhoàm,…

-

Láy bằng tách xen và láy toàn bộ, theo mô hình cấu tạo AABB. Ví dụ: hùng
hùng hổ hổ → hùng hổ, hăm hăm hở hở → hăm hở,…

Ngoài ra còn có các từ láy tƣ lẻ tẻ, chƣa thành hệ thống nhƣ: bông lông ba la, bù lu
bù loa, buồn thỉu buồn thiu, tí tị tì ti đƣợc cấu tạo theo lối đặc biệt.
Bên cạnh đó còn có những từ láy tƣ đƣợc cấu tạo không phải trên cơ sở của từ láy
đôi bộ phận nhƣ:
- Kiểu abac: xa lắc xa lơ, trưa trời trưa trật,… Trong kiểu này, ta thấy a là một
từ đơn có nghĩa.

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

15

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35
-

Từ láy trong thơ Tố Hữu

Kiểu aabb: trùng trùng điệp điệp, điệp điệp trùng trùng, đường đường chính

chính, tầng tầng lớp lớp… Trong kiểu này ab là một từ ghép hoặc một tổ hợp
từ.

Theo thống kê, những từ láy ba, láy tƣ chiếm số lƣợng không nhiều, qua kháo sát
trên ta thấy từ láy ba, láy tƣ đều là những từ sản sinh dựa trên cơ sở từ láy đôi.

1.3. Nghĩa của từ láy
Hai nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung khi xét về tác dụng của
các bộ phận tham gia cấu tạo nghĩa của từ láy, đã chia từ láy thành ba nhóm:

1.3.1. Từ láy mô phỏng âm thanh
Từ láy mô phỏng âm thanh, bao gồm:
- Từ nhại thanh, nhƣ: oa oa, gâu gâu, đùng đùng, …
-

Từ tiếng vang, nhƣ: cu cu, bìm bịp, bình bịch, cút kít,…

Các từ láy thuộc nhóm này đều có chung đặc điểm là mô phỏng âm thanh tự nhiên
theo cơ chế láy. Nghĩa của chúng có tính chất đơn nhất, tức là mỗi từ láy có một ý
nghĩa riêng của mình, không có nét nào chung với ý nghĩa của các từ láy khác nhau
cùng kiểu cấu tạo, và nghĩa của loại từ này chỉ là sự bắt chƣớc, sự mô phỏng và gợi tả
âm thanh tự nhiên theo những quy tắc mà cơ chế láy cho phép. Ví dụ: í ới, oai oái, lộc
cộc, lắc rắc,… Bên cạnh chức năng là mô phỏng âm, nhóm từ này còn có thể gọi tên
sự vật hiện tƣợng, hay quá trình phát ra âm thanh, ví dụ: tu hú, cút kít, bình bịch, xào
xạc, bì bõm, ì ạch,… Từ láy tƣợng thanh mô phỏng các âm thanh tự nhiên thƣờng
đƣợc cảm nhận bằng thính giác. Tùy từng trƣờng hợp theo đặc trƣng âm học của âm
thanh mà ta có: âm thanh có cƣờng độ lớn nhƣ: đùng đùng, ào ào, ầm ầm,… hay
cƣờng độ nhỏ nhƣ: ti tỉ, tí tách,… hay nhịp điệu đều liên tục nhƣ: ù ù, rào rào, vù vù,…
hay âm thanh ngắt quãng nhƣ: ú ớ, ằng ặc, lộp bộp,… hay là âm sắc cao và trong nhƣ:
lảnh lót, thánh thót,… hay trầm, rè nhƣ: lè nhè,…

Ta thấy các từ láy tƣợng thanh phản ánh khá rõ mối quan hệ giữa âm và nghĩa, giữa
cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt mà đã đƣợc mặc nhiên chấp nhận. Ví dụ nhƣ tiếng
kêu của các loài vật: cúc cu, gâu gâu, eng éc,… hay mô phỏng tiếng động: xình xịch,
leng keng, è è, lốc cốc, xẹt xẹt,…

1.3.2. Từ láy sắc thái hóa
Từ láy sắc thái hóa là từ láy trong đó phần gốc còn đủ rõ nghĩa và chi phối
nghĩa cơ sở của toàn bộ từ láy, phần láy (và cơ chế láy) đem lại một sắc thái ý nghĩa
nào đó khiến cho từ láy này khác với từ láy khác có cùng phần gốc, và khác với phần
gốc khi nó có khả năng đứng một mình. Ví dụ: chắc chắn, chăng chắc, đỏ đắn, đo đỏ,
đẹp đẽ, đèm đẹp (so với chắc, đỏ, đẹp).
Về mặt cấu tạo, các từ láy nhóm này gồm cả từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận,
trong đó có các từ láy âm có số lƣợng nhiều hơn cả. Khi ta chú ý đến đặc trƣng của từ
láy là sự hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa thì ta thấy, ý nghĩa của từ láy thuộc
nhóm từ láy sắc thái hóa này ngoài nghĩa của tiếng gốc ra còn chứa đựng cả những sắc
thái nghĩa đƣợc tạo ra nhờ sự hòa phối ngữ âm của tiếng gốc và tiếng láy. Những sắc
thái nghĩa ở từ láy nhóm này rất phong phú và đa dạng. Mức độ sắc thái nghĩa các từ
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

16

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

láy nhóm này không giống nhau, điều đó một phần tùy thuộc vào bản chất của tiếng
gốc, và một phần ở sự hòa phối ngữ âm giữa tiếng gốc và tiếng láy:

Với tiếng gốc là động từ thì sắc thái nghĩa là miêu tả phƣơng thức của
hành động hay quá trình, ví dụ: hoặc theo chu kỳ: nhấp nháy, lập lòe,… hoặc liên tiếp
kéo dài: gật gù, nghiện ngập, dính dấp, vồ vập,…
Với tiếng gốc là tính từ thì sắc thái nghĩa là biểu thị mức độ khác nhau
của phẩm chất hay trạng thái nhƣ: đo đỏ, xanh xanh, đèm đẹp, xốp xộp, khít khịt, buồn
bã, đậm đà,…
Với tiếng gốc là danh từ thì sắc thái nghĩa là biểu thị mức độ khái quát,
tổng hợp của sự vật, hiện tƣợng, ví dụ: mùa màng, chùa chiền, máy móc,…

1.3.3. Từ láy âm cách điệu
Từ láy âm cách điệu là từ láy không chứa bộ phận nào còn có nghĩa từ vựng,
hoặc vẫn có thể chứng minh nghĩa của một bộ phận nào đó nhƣng nó không còn tác
dụng làm nghĩa cơ sở của toàn từ nữa, ví dụ: bâng khuâng, đủng đỉnh, thình lình, linh
tinh….
Trong cuốn Từ tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học có khẳng định: “Số lượng các từ
láy thuộc nhóm này rất lớn (…). Có thể nói đây chính là những từ láy điển hình về giá
trị biểu trưng hóa ngữ âm do kết quả hòa phối âm thanh giữa hai tiếng không có nghĩa
để tạo nên một chỉnh thể ngữ nghĩa có giá trị biểu cảm rõ rệt” [24; tr.108]. Căn cứ vào
mối quan hệ giữa nghĩa của các từ láy nhóm này với hiện thực khách quan mà xét thì
có thể tách thành hai kiểu nhóm nhỏ:
- Nhóm từ biểu thị sự vật: bươm bướm, chuồn chuồn, se sẻ, bo bo, thầu dầu,
thuồng luồng…
-

Nhóm từ biểu thị thuộc tính, trạng thái, quá trình nhƣ: la cà, bâng khuâng,
mênh mông, bàng hoàng, phau phau, rú rú, vằng vặc, khư khư,….

Do không chứa bộ phận rõ nghĩa từ vựng, từ láy âm cách điệu là kiểu từ láy thuần
khiết nhất, xứng đáng với vai trò kiểu tiêu biểu của toàn bộ cơ chế láy – một cơ chế lấy
sự hòa phối ngữ âm tạo ý nghĩa biểu trƣng (ý nghĩa ấn tƣợng) làm cơ sở.


CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

17

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

Chương 2: NHÀ THƠ TỐ HỮU
VÀ TỪ LÁY TRONG THƠ TỐ HỮU
2.1. Đôi nét về Tố Hữu
2.1.1. Vài nét về tiểu sử
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù Lai,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên – Huế). Truyền thống văn
hóa, văn chƣơng của quê hƣơng và gia đình là yếu tố quan trọng góp phần hình thành
hồn thơ Tố Hữu. Bố mẹ Tố Hữu đều rất mê sƣu tầm và thƣởng thức văn chƣơng dân
gian, mẹ ông thuộc rất nhiều câu ca dao, dân ca, còn bố ông thì rất say mê thơ phú,
thích sáng tác và sƣu tầm ca dao. Từ nhỏ Tố Hữu đã đƣợc bố tập cho làm thơ, làm
quen với luật thơ bằng trắc, và hằng ngày ông đƣợc sống trong không khí sinh hoạt thơ
ca và đƣợc giao nhiệm vụ chép lại những câu ca dao sƣu tầm đƣợc, vì thế mà Tố Hữu
am hiểu và thuộc nhiều những tác phẩm dân gian đậm chất trữ tình. Bên cạnh đó, xứ
Huế mộng mơ, trầm mặc với sông Hƣơng núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổ kính, với điệu
hò mái nhì, mái đẩy, câu ca Nam ai, Nam bình làm say đắm lòng ngƣời cũng đã tác
động sâu sắc đến tâm hồn một con ngƣời nhạy cảm.
Hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh gia đình đã tạo cho Tố Hữu một tâm hồn giàu cảm
xúc, và lòng yêu thƣơng con ngƣời. Ông mồ côi mẹ năm 12 tuổi, bố lại đi làm ăn xa.

Hai năm sau, ông học trƣờng Quốc học Huế, ông luôn say sƣa với Huygô, Anatôn
Phrăngxơ, Đôđê. Về thơ văn Việt Nam, ngoài Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh, thì Tố Hữu còn ƣa thích nhạc điệu và hơi thơ của Thế Lữ,
Lƣu Trọng Lƣ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận… Tất cả đã góp phần làm tăng
hiệu quả cho những sáng tác của ông sau này. Từ năm 16 tuổi, ông đã gia nhập Đảng
và đƣợc một số chiến sĩ cách mạng giác ngộ và trở thành cốt cán của Đoàn Thanh niên
dân chủ Huế. Nhờ Nguyễn Chí Diểu và Phan Đăng Lƣu trực tiếp dìu dắt, Nguyễn Kim
Thành đã tham gia vào hoạt động cách mạng. Năm 18 tuổi, đƣợc một công nhân nhà in
giới thiệu, thi sĩ đã vinh dự đứng vào hàng ngũ những ngƣời chiến sĩ cộng sản, và ông
đã đƣợc tiếp xúc với sách báo cách mạng nhƣ Người mẹ của Gocki, Thép đã tôi thế
đấy của Axtơrốpxki và đặc biệt là các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin.
Tháng 4 – 1939, hoạt động bại lộ, Tố Hữu bị bắt, bị đày qua các nhà lao Thừa
Thiên (1939 – 1940), Lan Bảo (1940 – 1941), Quy Nhơn (1941 – 1942), rồi sau đó bị
đày lên tận Đắc Lắc, Đắc Pao... Tháng 3 năm 1942, Tố Hữu vƣợt ngục về hoạt động bí
mật ở Hậu Lộc – Thanh Hóa. Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tố Hữu là là Chủ
tịch Uỷ ban khởi nghĩa của thành phố Huế; năm 1946, là bí thƣ Tỉnh ủy Thanh Hóa;
cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông lần lƣợt
giữ những chức vụ trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc
nhƣ: Ủy viên dự khuyết, Ủy viên chính thức TƢ Đảng, Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Ủy
viên Bộ chính trị, Phó thủ tƣớng chính phủ.
Hơn 60 năm cầm bút, Tố Hữu đã tạo nên cho đời một kiệt tác thơ đồ sộ, bao gồm 7
tập thơ: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và Hoa
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp
SVTH: Dương Mỹ Tiên
18


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu


(1977), Một tiếng đờn (1993), Ta với ta (2000). Ngoài ra, Tố Hữu còn có 3 tập tiểu
luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta
(1973), Cuộc sống Cách mạng và văn học nghệ thuật (1981), Phấn đấu vì một nền văn
nghệ xã hội chủ nghĩa (1982).
Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng và cho nền văn học nƣớc
nhà, Tố Hữu nhận đƣợc giải Nhất của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 (tập thơ
Việt Bắc), Giải thƣởng văn học Asean (1996), Giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm (đợt 1 -1996). Ông mất ngày 19/12/2002, thọ 82 tuổi.

2.1.2. Phong cách nghệ thuật
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Tiếp thu thơ văn yêu nƣớc thời Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, thơ ca Xô Viết Nghệ Tĩnh, kết hợp với sự cách tân nghệ thuật
theo xu hƣớng hiện đại hóa, Tố Hữu đã thể hiện đƣợc tấm lòng của kiểu nhà thơ mới,
“luôn đứng giữa dòng thác lớn của đời sống” mà cất lời kêu gọi đấu tranh vì tự do,
dân chủ. Nguồn cảm xúc nghệ thuật đƣợc khơi nguồn từ những vấn đề và những sự
kiện chính trị liên quan tới vận mệnh của dân tộc, và khuynh hƣớng sử thi và cảm
hứng lãng mạn bao trùm phần lớn sáng tác của ông. Nhân vật trữ tình luôn nhân danh
Đảng, nhân danh cộng đồng, tập trung hƣớng đến những phẩm chất tốt đẹp của dân
tộc, của giai cấp, nâng lên tầm vóc thời đại:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng”
(Người con gái Việt Nam)
Hình tƣợng đẹp nhất trong thơ ông là hình tƣợng ngƣời anh hùng theo quan niệm
mới. Anh hùng là bao gồm tất cả mọi ngƣời, là những ai yêu nƣớc thiết tha, căm thù
giặc sâu sắc và cống hiến đƣợc một phần sức lực của mình vào sự nghiệp chung của
đất nƣớc. Và đó là các mẹ, các chị, các anh, các em, là đồng chí, đồng đội, đồng bào
ruột thịt.

“Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!
Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng tràm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!...”
(Bà má Hậu Giang)
Thơ Tố Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Từ buổi giác ngộ lý tƣởng: “Từ
ấy trong tôi bừng nắng hạ / Mặt trời chân lý chói qua tim”, thì nhà thơ đã đặt ra lẽ
sống cho mình, sống cho cách mạng, sống vì lý tƣởng cộng sản. Lý tƣởng cách mạng
tiên tiến của thời đại làm sôi sục nhiệt huyết trong trái tim chan chứa yêu thƣơng. Giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho mọi ngƣời luôn là khát
khao cháy bỏng, luôn thôi thúc nhà thơ hiến dâng trọn cuộc đời mình:
“Sống đã vì cách mạng, anh em ta
Chết cũng vì cách mạng chẳng phiền hà.”
(Một khúc ca)
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

19

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

Và trong thơ Tố Hữu luôn thể hiện yêu ghét đúng đắn, rạch ròi và kiên quyết. Yêu
đất nƣớc, con ngƣời và tôn thờ cái thiện, ghét kẻ thù, ghét cái ác, cái xấu. Tố Hữu bao
giờ cũng có hành động quyết liệt là đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, là lên án và tiêu diệt
những thế lực phản cách mạng, thù địch với con ngƣời.

Thơ Tố Hữu có sự hài hòa giữa giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết và hồn nhiên
với giọng hào sảng, quyền uy của cách mạng. Làm nên giọng thơ có sự hài hòa là ở sự
chân thành và cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ. Nhà thơ đặc biệt rung động với nghĩa
tình cách mạng sâu nặng, luôn hƣớng đến đồng bào đồng chí mà chân thành giãi bày
tâm sự, kêu gọi, nhắn nhủ mà giọng thơ lại tâm tình mang nét duyên rất riêng của một
tâm hồn xứ Huế:
“Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!”
(Huế tháng Tám)
Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù có tiếp thu những thành
tựu hiện đại, và chịu ảnh hƣởng của phong trào thơ Mới, nhƣng cơ bản thơ của ông
luôn hƣớng về cội nguồn dân tộc. Ta bắt gặp phổ biến những biện pháp tu từ thƣờng
xuất hiện trong ca dao dân ca, cùng với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, mà thân
thƣơng hay những hình ảnh ƣớc lệ, tƣợng trƣng giàu biểu hiện.
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.”
(Việt Bắc)
“Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài ?”
(Bác ơi)
Bên cạnh đó, ông rất thành công với thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống
của dân tộc. Và thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu, chất nhạc đó không chỉ đƣợc tạo ra ở
cách gieo vần, ngắt nhịp mà còn ở chính từ một hồn thơ lãng mạn, đằm thắm. Ngôn
ngữ trong thơ ông thật bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày nhƣng vẫn tinh
tế, sâu sắc.
“Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét, nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chưa khô

Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan."
(Phá đường)
Tố Hữu ít chau chuốt ngôn ngữ, cũng nhƣ là nghệ thuật về mặt hình thức. Đối với
Tố Hữu việc nâng cao nghệ thuật trƣớc hết là bồi dƣỡng để nâng cao tâm hồn. Qua
sáng tác của ông, chúng ta có thể thấy Tố Hữu là ngƣời rất am hiểu ngôn ngữ dân tộc,
am hiểu thơ ca dân gian, và thơ ca cổ điển. Thơ ông không chỉ hay ở những ý tƣởng
cách tân mới mà còn hay ở cách thể hiện ở những điều quen thuộc, thân thiết của văn
học dân tộc và truyền thống.

2.2.

Vài nét về những tập thơ khảo sát

CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

20

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Thơ ông phản ánh đầy đủ, chân thật và
sâu sắc từng chặng đƣờng lịch sử quan trọng của đất nƣớc. “Đối với ông, thơ và cách
mạng là một. Ông làm thơ để phục vụ cách mạng, và tìm thấy ở cách mạng nguồn cảm
hứng và chất liệu cho thơ ca” [13; tr.678].

Từ ấy là tập thơ đầu, cũng là những cảm xúc đầu tiên của một hồn thơ trẻ lần đầu
tiên đến với cách mạng. Tập thơ đƣợc sáng tác trong 10 năm (1937 -1946), gồm 71 bài
thơ, và đƣợc chia thành 3 phần: Máu lửa (1937 – 1939) gồm 27 bài thơ, Xiềng xích
(1939 – 1942) gồm 30 bài thơ, Giải phóng (1942 – 1946) gồm 14 bài thơ. Tập thơ thể
hiện niềm vui vừa bắt gặp đƣợc lý tƣởng, là tiếng nói cảm thông, an ủi, động viên đối
với những số phận bất hạnh. Từ ấy còn là tiếng thét căm hờn trƣớc tội ác dã man của
thực dân và tay sai, là lời kêu gọi đoàn kết, là hồi kèn thúc giục chiến đấu với kẻ thù để
giành lại quyền tự do, độc lập. Sự gắn bó với Đảng, với quần chúng giúp Tố Hữu có
đủ nghị lực và sức mạnh để đứng vững qua những thử thách ác liệt của cuộc đấu tranh
cách mạng. Xuyên suốt tập thơ Từ ấy còn là tiếng hát chiến thắng của một ngƣời thanh
niên đã chiến thắng chính mình và chiến thắng kẻ thù.
Tiếp nối Từ ấy là tập thơ Việt Bắc. Tập thơ gồm 24 bài thơ, ghi dấu bƣớc phát triển
mới của lịch sử đấu tranh để giải phóng dân tộc. Việt Bắc là tập thơ tiêu biểu nhất của
thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc là bức tranh chân thực và sinh động
về hiện thực cuộc kháng chiến gian khổ mà nghĩa tình. Bên cạnh đó, tập thơ còn là
khúc ca ngọt ngào về tình nghĩa và lòng thủy chung cách mạng. Tập thơ tập hợp mƣời
năm thơ cách mạng, trong đó ghi dấu từng chặng đƣờng lịch sử mà đất nƣớc đã trải
qua. Việt Bắc đƣợc coi là đỉnh thơ cao nhất của Tố Hữu, bởi vì trong đó có sự kết hợp
hài hòa giữa “hồn thơ’ và “nghề thơ” của ông. Việt Bắc đã khái quát khung cảnh Việt
Bắc trong một thời gian dài với bao biến động đƣợc thể hiện một cách sinh động qua
con ngƣời và vùng đất ở đây.
Khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tố Hữu có ngay tập thơ
Gió lộng. Tập thơ gồm 25 bài thơ mang cảm hứng lãng mạn sôi nổi. Gió lộng đã bày
tỏ niềm vui bất tận của nhân dân trong không khí xây dựng cuộc sống mới, niềm vui
chiến thắng hòa quyện với niềm vui xây dựng, và đó là âm hƣởng chính của tập thơ
này. Và bên cạnh đó đã có những dòng thơ viết về miền Nam đầy căm phẫn và đau
thƣơng.

2.3. Thống kê, phân loại từ láy trong thơ Tố Hữu
2.3.1. Kiểu láy

Hệ thống từ láy gồm có nhiều kiểu láy mang giá trị biểu đạt khác nhau. Vì thế
việc chọn lựa kiểu láy để hợp với nội dung, với ý nghĩa thể hiện, là một khâu vô
cùng quan trọng trong quá trình sáng tác. Vì chọn đúng từ láy và đúng kiểu láy thì
mới làm nổi bật đƣợc hiệu quả diễn đạt cho cả nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm. Trong thơ Tố Hữu, các kiểu láy đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Láy đôi
Láy hoàn toàn
Láy bộ phận
Điệp
âm, Điệp âm, Điệp âm, Láy âm Láy vần
điệp
vần, điệp
vần, khác vần,
điệp thanh
khác thanh khác thanh
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

21

Láy
ba

Láy


Tổng số
từ láy

SVTH: Dương Mỹ Tiên



Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35
105
(12,8%)

31
(3,8%)

Từ láy trong thơ Tố Hữu
25
(3,1%)

527
117
(64,5%) (14,3%)

0
12
(0%) (1,5%)

817
(100%)

Dựa vào kết quả thống kê trên, có thể thấy rằng: hai trong ba số kiểu láy đƣợc Tố
Hữu sử dụng là láy đôi và láy tƣ. Trong đó, từ láy tƣ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, đáng kể là từ
láy đôi chiếm số lƣợng rất lớn. Trong từ láy đôi, kiểu láy đƣợc sử dụng nhiều là láy bộ
phận, trong đó có láy âm chiếm số lƣợng nhiều nhất, nhiều hơn cả tổng số ba kiểu láy
của láy đôi hoàn toàn. Nguyên nhân dẫn đến việc từ láy đôi đƣợc Tố Hữu sử dụng
nhiều hơn từ láy tƣ là xuất phát từ thực tế ngôn ngữ. Trong từ vựng tiếng Việt, từ láy
đôi đƣợc sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn so với từ láy ba và láy tƣ, bởi hình thức từ

láy đôi tƣơng đối ngắn gọn, khả năng biểu vật lại cao. Qua bảng thống kê trên, ta nhận
thấy từ láy rất đƣợc Tố Hữu ƣa chuộng và sử dụng rộng rãi, trong đó điển hình nhất là
kiểu láy âm của từ láy đôi bộ phận, và đó cũng là một thành công góp phần vào sự
phát triển của từ láy trong bƣớc tiến của thơ ca nghệ thuật.

2.3.2. Nhóm láy
Căn cứ về mặt ý nghĩa của từ láy, ta có các nhóm từ láy: từ láy âm phỏng thanh, từ
láy sắc thái hóa, và từ láy âm cách điệu. Mỗi nhóm láy có đặc trƣng và thế mạnh riêng
cho nhiệm vụ làm nổi bật giá trị thể hiện của tác phẩm. Trong thơ Tố Hữu, các nhóm
láy đƣợc biểu hiện nhƣ sau:
Từ láy âm phỏng
thanh
115
(14,1%)

Từ láy sắc thái hóa

Từ láy âm cách
điệu
388
(47.5%)

314
(38,4%)

Tổng số
817
(100%)

Qua số liệu thống kê trên, chúng tôi nhận thấy: trong thơ Tố Hữu, cả ba nhóm láy

đều đƣợc sử dụng. Tuy nhiên, về mặt số lƣợng đƣợc sử dụng ở ba nhóm láy không
đồng đều, nhóm láy đƣợc nhà thơ ƣu tiên sử dụng nhiều hơn là nhóm láy âm cách điệu
và nhóm láy sắc thái hóa. Nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều nhƣ vậy là do ý
nghĩa của các nhóm láy, nhóm láy sắc thái hóa và nhóm láy âm cách điệu là hai nhóm
tiêu biểu cho cơ chế láy và mạng ý nghĩa biểu trƣng trong tiếng Việt. Đặc biệt, những
nhóm từ láy này lại mang giá trị gợi cảm, gợi tả cao, vì thế cho nên Tố Hữu tập trung
khai thác và sử dụng nhƣ một phƣơng tiện nghệ thuật đắc lực trong những tác phẩm
của mình.

2.4. Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ Tố Hữu
Từ láy là phƣơng thức cấu tạo từ độc đáo của tiếng Việt. Lớp từ này biểu thị sắc
thái biểu cảm, có khả năng gợi hình, gợi âm thanh, và phản ánh những cảm giác tinh tế
của con ngƣời đối với sự vật, hiện tƣợng khách quan. Vì thế, từ láy là phƣơng tiện
miêu tả rất có hiệu quả trong văn học, nhất là trong thơ ca. Qua những tập thơ đƣợc
khảo sát, chúng tôi nhận thấy Tố Hữu đã vận dụng lớp từ này rất thành công. Từ tập
thơ Từ ấy đến tập thơ Gió lộng, tác giả đã tái hiện lại thật sống động và chi tiết một
thời hào hùng trong lịch sử. Từ hình tƣợng cho đến tinh thần chiến đấu, cũng nhƣ là
những tình cảm của con ngƣời thời chiến, mỗi vấn đề mà nhà thơ nhắc đến đều có sự
góp phần của từ láy, để mỗi sự vật, hiện tƣợng thêm phần đặc sắc. Từ láy giúp cho thơ
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

22

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu


Tố Hữu khắc họa đậm nét nhân vật trữ tình, từ láy góp phần thể hiện thành công
những cung bậc cảm xúc của nhà thơ trƣớc cuộc sống, và góp phần làm sinh động
thêm bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con ngƣời trong cuộc sống.
2.4.1. Từ láy góp phần khai thác nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu
Hệ thống nhân vật trong những sáng tác của Tố Hữu từ tập thơ Từ ấy đến tập thơ
Gió lộng vô cùng phong phú và đa dạng. Qua các sáng tác, nhân vật trữ tình là nhà thơ
khiêm tốn, thấu hiểu lẽ đời. Và nhiều nhân vật trữ tình khác trong thơ Tố Hữu đƣợc
khai thác từ những con ngƣời có thật ngoài đời, là nhân vật mang cốt cách và tầm vóc
lớn nhƣ Hồ Chí Minh; nhân vật bình dị góp phần làm nên cuộc sống nhƣ anh bộ đội,
ngƣời mẹ, ngƣời vợ, đứa bé; và những nhân vật gần gũi, quen thuộc nhƣng phút chốc
lại thành anh hùng, dũng sĩ nhƣ: Bà má Hậu Giang, chú bé liên lạc Lƣợm, chị Diệu,…
Tôn Thảo Miên đã nhận định: “Tố Hữu từ cái thật của cuộc đời đã khai thác được
chất thơ vốn tiềm ẩn trong cuộc sống và cốt cách của mỗi cá nhân” [16; tr.15]. Vì thế
mà tất cả nhân vật trữ tình dù đƣợc Tố Hữu miêu tả chân thật, giản dị nhƣng lại có thể
tỏa sáng với lý tƣởng, với hành động cao đẹp của mình.
Từ ngày bắt gặp đƣợc “Mặt trời chân lý chói qua tim”, thì ngƣời cộng sản ấy vẫn
còn đang trong vẻ hồn nhiên, trong sáng của tuổi 16, ấy vậy mà ngƣời thanh niên đó đã
biết hòa nhập, đã biết trách nhiệm của mình đối với đất nƣớc.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
(Từ ấy)
Nhân vật trữ tình “tôi” không chỉ cho chúng ta thấy đƣợc sự hòa nhập của mình với
mọi ngƣời để chia sẻ, mà còn để “trang trải”, “gần gũi”. Từ láy “trang trải” cũng là
một sự chia sẻ nhƣng chia sẻ ở đây không phải là sự dàn trải tình cảm đến khắp mọi
nơi, mà trong chia sẻ đó còn mang một nỗi lo lắng, một sự cố gắng để đƣợc đến với
trăm nơi của ngƣời cộng sản. Nhân vật “tôi” mong muốn và khát khao đƣợc hòa nhập,
đƣợc “gần gũi” để hiểu, để cảm thông sâu sắc với “bao hồn khổ” trong xã hội. Tố Hữu
không chỉ cho ta thấy ý chí của một ngƣời vừa bƣớc vào tuổi thanh niên, mà còn cho ta

thấy đƣợc nhận thức về ý nghĩa và sức mạnh của sự gần gũi, chia sẻ cũng nhƣ là sự
đoàn kết của nhân dân trong chiến đấu.
Bên cạnh từ láy “trang trải”, “gần gũi” thể hiện nỗi lo, nỗi khát khao góp sức của
nhà thơ đối với xã hội, thì Tố Hữu còn dùng những từ láy: “lửng lẻo”, “ít ỏi” để chỉ sự
tiếc nuối và ham muốn cho lý tƣởng của mình.
“Có bao nhiêu đem khỏi cuộc hành trình
Tôi chất cả vào rương còn lửng lẻo”
(Hi vọng)
“Dẫu bao nhiêu thành quả của thanh xuân
Tôi mới hái một đôi lần ít ỏi”
(Trăng trối)
Từ “lửng” chỉ một sự nửa chừng, không đủ, không trọn vẹn, nhƣng Tố Hữu lại kết
hợp với từ “lẻo”, tạo nên một từ láy mới và lạ. “Lửng lẻo” không chỉ nói lên cái
không đáng kể, hay sự không đủ mà còn kèm theo là một sự nuối tiếc, chƣa thỏa
nguyện nhƣ mong muốn của mình. Và cũng nhƣ “lửng lẻo”, thì Tố Hữu sử dụng từ
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

23

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

láy “ít ỏi” để nói lên một sự thiếu hụt, cũng nhƣ là nỗi mong muốn đƣợc nhiều hơn thế
nữa. “Ít ỏi” nhấn mạnh đến số lƣợng không phải chỉ là nhỏ, ở mức thấp mà là ít đến
không đáng kể. Qua cách dùng từ láy đó, Tố Hữu đã không công khai nhƣng lại công
khai cái chƣa hài lòng với bản thân và thể hiện niềm mong ƣớc của mình đƣợc tích

góp nhiều hơn thế nữa.
Và khi nói đến những ngày tranh đấu, thì Tố Hữu đã cho ta thấy một nhân vật trữ
tình “tôi” kiên cƣờng, bản lĩnh.
“Ở trong tôi một núi lửa hơi đầy
Thét vang trời ghê gớm như hôm nay”
“Quăng mình theo chiến đấu với đoàn quân
Tôi ngạo nghễ với trăm dòng tư tưởng”
(Tranh đấu)
Tính kiên cƣờng, bản lĩnh của con ngƣời cách mạng ấy chính là ở những hành
động: “thét vang trời ghê gớm”, là “ngạo nghễ” với đời. Bằng sự hỗ trợ của từ láy
“ghê gớm”, “ngạo nghễ” chúng ta có thể cảm nhận đƣợc sức mạnh tinh thần của
ngƣời anh hùng cách mạng. Tố Hữu không phải chỉ đƣa ngƣời đọc đến việc nhận biết
đƣợc sự tồn tại của tinh thần, mà chính yếu là nhà thơ muốn đọc giả cảm thấy phải
khiếp sợ, phải nể phục cái khí phách của ngƣời cách mạng, bất chấp, coi thƣờng tất cả
để làm những việc không ai làm, và không ai dám làm, để mọi ngƣời phải sợ, phải
kính nể.
Khi thể hiện tâm tƣ, tình cảm, chí khí của mình, Tố Hữu đã không thi vị hóa, hay
sử dụng một hình ảnh hào nhoáng nào để nâng mình lên, mà nhà thơ chỉ thể hiện lại
những gì mình thấy đƣợc, nghe đƣợc, cảm nhận đƣợc từ trái tim luôn sôi sục, rạo rực
với cách mạng, với cuộc sống.
Ở Tố Hữu, đối với lòng yêu nhân dân, yêu đất nƣớc trƣớc hết là lòng tôn trọng và
kính yêu Cụ Hồ. Hồ Chí Minh, “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng”, Ngƣời là
“quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” đã mang đến cho dân tộc một tƣơng lai ấm no,
hạnh phúc. Công ơn của Ngƣời không gì có thể sánh ngang đƣợc. Tố Hữu đã dành một
tình cảm chân thành và tấm lòng tôn kính để khắc nên một cốt cách, một con ngƣời
giản dị, mộc mạc, gần gũi mà oai nghiêm, tôn kính của vị lãnh tụ nƣớc nhà.
Điều đầu tiên mà Tố Hữu muốn khắc họa là hình tƣợng một ngƣời anh hùng của
dân tộc. Bác vì một “Việt Nam độc lập tự do” mà quyết dâng xƣơng máu, mà quyết
dứt gia đình, cho dù có “phong ba giá tuyết”, dù có “Bước trường chinh dầu mỏi gối
khan hơi”, nhƣng:

“Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến”
(Hồ Chí Minh)
Và:
“Bão táp chẳng rung rinh”
(Bài ca tháng Mười)
Cái hay của Tố Hữu không chỉ ở nghệ thuật sử dụng hình ảnh ẩn dụ mà còn ở
nghệ thuật sử dụng từ láy. Dù trong hoàn cảnh khó khăn cả ở hiện tại “bão táp” bên
ngoài, lẫn về sức cùng lực kiệt, “mỏi gối khan hơi” bên trong, nhƣng ngƣời anh hùng
đó vẫn bất khuất, hiên ngang bƣớc về phía trƣớc, trong tim vẫn “bừng bừng” và vẫn
kiên quyết “chẳng rung rinh”. Với hai từ láy “bừng bừng” và “rung rinh”, ta thấy
đƣợc khả năng chọn từ rất tinh tế của Tố Hữu. “Bừng” nếu đứng một mình chỉ là một
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

24

SVTH: Dương Mỹ Tiên


Luận văn tốt nghiệp_Khóa 35

Từ láy trong thơ Tố Hữu

sự chuyển đổi trạng thái, nhƣng khi nó là một từ láy “bừng bừng” nó lại mang một
trạng thái là rực lên, bốc lên rất mạnh đến mức có thể thấy hoặc cảm nhận rõ ràng. Và
từ “rung” khi đứng một mình thì chỉ sự chuyển động nhanh và liên tiếp, nhƣng khi kết
hợp thành một từ láy “rung rinh” thì mức độ chuyển động của nó liên tiếp nhƣng lại
rất nhỏ, rất nhẹ. Hai từ láy nói lên hai trạng thái, khi xét ở mức độ thì nó lại trái ngƣợc
nhau, vì thế hai từ láy này là một sự thành công để nói lên tinh thần chiến đấu. Tinh
thần đó dù có trải qua “Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng”, nhƣng ý chí của một
ngƣời anh hùng luôn sôi nổi, hào hùng, luôn bừng bừng nhiệt huyết và không bao giờ

khuất phục dù là trong suy nghĩ.
Bên cạnh thành công khắc họa nên một anh hùng kiên cƣờng, Tố Hữu còn cho
ta thấy một cốt cách giản dị, lạc quan và đầy tình thƣơng đối với nhân loại:
“Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà”
“Bác Hồ ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời”
(Sáng tháng Năm)
“Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo”
(Việt Bắc)
Điều giản dị của Bác là ở Bác đã sống cùng dân, hòa hợp với dân. Bác là một vị
chủ tịch, một ngƣời mang nặng trách nhiệm vì đất nƣớc, nhƣng Bác vẫn áo vải nâu,
một màu bền bỉ, đậm chất và gắn liền với quê hƣơng, màu đậm đà với ngƣời nông dân
cần cù, chất phác. Và khi nhắc tới sự lạc quan ở Bác, không chỉ riêng Tố Hữu mà tất
cả nhà văn Việt Nam đều dành riêng cho Bác hai tiếng “ung dung”, một cử chỉ thƣ
thái, một lối sống không màng danh lợi. Niềm lạc quan đó, đối với Tố Hữu còn ở vẻ
ngoài của Bác “trán mênh mông, thanh thản một vùng trời”, “mênh mông” là từ láy
chỉ một không gian rộng lớn đến mức nhƣ không có giới hạn, và “mênh mông” ở đây
là tình thƣơng trong lòng Bác đối với đất nƣớc, đối với dân tộc là mênh mông, rộng
lớn, và không gì có thể thay đổi đƣợc. Nghĩ đến tƣơng lai của đất nƣớc đƣợc ấm no, tự
do hạnh phúc, Bác thêm lạc quan, thanh thản và thêm tin vào ngày mai tƣơi sáng.
“Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”
(Sáng tháng Năm)
Đối với những dòng thơ về Bác, Tố Hữu luôn đặc biệt chú ý đến việc chọn lọc
từ hình ảnh cho đến ngôn từ, vì thế việc chọn từ láy cũng phải thật tỉ mỉ, chau chuốt
nhƣng sao cho giản dị, không cầu kì. Với những từ láy sắc thái hóa “bừng bừng”,
“rung rinh”, nhà thơ đã khắc họa nên một Cụ Hồ hiên ngang bất khuất, kiên trung,
quyết hy sinh vì “thế giới hòa bình”, và vì đất nƣớc Việt Nam độc lập. Và ở những từ

láy âm cách điệu “ung dung”, “mênh mông”, “thanh thản”, thì ta lại thấy đƣợc sự lạc
quan tin tƣởng vào tƣơng lai, và là ngƣời đầy tình thƣơng đối với dân tộc.
Qua những dòng tâm tƣ về Bác, Tố Hữu có những cảm xúc giống nhƣ bao cảm
xúc của ngƣời Việt Nam về Bác, nhƣng cách thể hiện tình cảm của nhà thơ thì không
nhầm lẫn với ai đƣợc. Tố Hữu có cách chọn từ riêng, cách diễn tả riêng. Qua cách
chọn từ láy và kết hợp để thể hiện tình cảm, thì nhà thơ đã khắc họa thành công một
nhân vật mang cốt cách và tầm vóc lớn nhƣ Bác Hồ. Và qua đó, ta cũng thấy tài chọn
CBHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

25

SVTH: Dương Mỹ Tiên


×