Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề KS HSG văn 6 vĩnh tường 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.92 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG

ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: Ngữ văn 6

(Thời gian làm bài: 120 phút)
PHẦN A: Phần chung cho mọi sinh
Câu 1: Xác định và trình bày tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn văn sau:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà
như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…). Mặt đất đã kiệt sức bỗng
thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại
cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ
đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm
trái ngọt.”
(Tiếng mưa- Nguyễn Thị Thu Trang)
Câu 2: Chú bé liên lạc Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh chú vẫn sống mãi trong tâm
tưởng nhà thơ và trong trái tim bạn đọc. Có lẽ vì thế, khi kết thúc bài thơ, sau câu hỏi
“Lượm ơi, còn không?” Tố Hữu lại viết:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
Dựa vào 2 khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10- 15 dòng) tả lại hình
ảnh Lượm như chú bé còn sống mãi trong em, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh.
Câu 3: Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển
sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa


sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng,
Đất Mẹ, lão già Mùa Đông, nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên
nhiên.
PHẦN B: Phần riêng cho học sinh trường THCS Vĩnh Tường- yêu cầu học sinh làm
riêng phần B ra 1 tờ giấy thi;
Câu 4: Trong truyện “Thạch Sanh”, tiếng đàn là chi tiết mang tính thần kì, thể hiện sự
sáng tạo của nhân dân ta và hàm chứa trong đó nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy viết một
đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa của chi tiết đó.

/>

PHÒNG GD & ĐT
VĨNH TƯỜNG

HD CHẤM KS HSG NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6

Phần A:
Câu 1( 2 điểm):
Yêu cầu chung:
Học sinh cần trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc bài v ăn ng ắn, b ố c ục ch ặt ch ẽ, l ời v ăn
trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Không cho điểm tối đa với nh ững bài
gạch đầu dòng.
Yêu cầu cụ thể:
- Chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn( 0,75 điểm):
+ Nhân hóa: mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới; Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm
đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành; Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây
cỏ; Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”(0,5 điểm)
+ So sánh: Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót (0,25 điểm)
-Tác dụng của các biện pháp tu từ đó (1,25 điểm):

+ Mưa được nhân hóa trở thành một nhân vật vừa có tâm trạng “xôn xao”, vừa “phơi phới” ẩn
chứa bao niềm vui, ẩn chứa một sức sống diệu kì. Đặc biệt, mưa được so sánh như một đứa trẻ
thơ đang nhảy nhót, sung sướng một cách hồn nhiên vì đã đem lại sự thay đổi kì diệu cho đất,
cho cây, cho thiên nhiên.
+ Đất được nhân hóa thành một con người có thể xác và đời sống tâm hồn. Đất đang khô cằn,
kiệt sức, nhờ có mưa xuân bỗng trở nên dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Đất như
một con người sống hết mình cho cây, đem lại nhựa sống cho cây. Còn cây trả nghĩa cho đất
bằng hoa thơm, trái ngọt.
+ Mưa, đất, cây đều được tác giả nhân hóa trở thành con người, những con người biết giao
cảm, gắn bó với nhau để làm nên một cuộc sống tốt đẹp.
Câu 2 ( 3 điểm)
Yêu cầu:
a. Về hình thức: Viết đúng qui ước về hình thức của một đoạn văn, số câu theo hạn định, có
thể hơn hoặc kém 1-2 câu. Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
b. Về nội dung: Học sinh cần dựa vào nội dung hai khổ thơ cuối để miêu tả chú bé Lượm. Có
thể miêu tả theo trình tự khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
- Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh chú liên lạc nhỏ bé, nhanh nhẹn, hồn nhiên, đáng yêu sẽ còn
sống mãi: Hình dáng nhỏ nhắn (loắt choắt); trang phục đáng yêu (cái xắc xinh xinh, ca lô đội
lệch);cử chỉ nhanh nhẹn, tinh nghịch, dễ mến (chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, vừa đi
vừa huýt sáo vang lừng). Đặc biệt khi miêu tả phải thể hiện được tình cảm yêu mến, nhớ
thương, cảm phục, tự hào về Lượm.(2 điểm).
- Sử dụng nghệ thuật so sánh (0,5 điểm)
Câu 3 (5 điểm): Yêu cầu chung:

- Học sinh nhận thức đúng đề bài: kể chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế
giới thiên nhiên.
- Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội dung. Dù
chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi
Mùa Xuân, ca ngợi sức sống cỏ cây, hoa lá,…)
- Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất - Cây Bàng tự kể chuyện mình

hoặc kể ở ngôi thứ ba…
Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: (0,5 đ)
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

/>

- Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện.
b. Thân bài: (4 đ)
Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề: Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già Mùa Đông,
nàng tiên Mùa Xuân.
+ Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: từ mùa
đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp thêm sức sống mới.
+ Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh:
- Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất
cho cây, khuyên nhủ Cây Bàng hãy gắng kiên nhẫn chờ đợi Mùa Xuân xinh đẹp sẽ về…
Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, …
- Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, tràn đầy sức sống …
+ Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…) làm rõ sự tương phản giữa một
bên là sự biến đổi của thiên nhiên, của sự sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa Xuân) và một bên là
sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông) .
c. Kết bài: (0,5đ)
- Khẳng định lại sự biến đổi diệu kì của thiên nhiên.
- Có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân, về thiên nhiên…
Cách cho điểm:
- Mức tối đa (5 điểm): học sinh trình bày được các ý nêu trên, cách viết sáng tạo..
- Mức chưa tối đa (3-4 điểm): học sinh trình bày được tương đối đầy đủ các ý nêu trên, còn
thiếu sót một số lỗi nhỏ.
- Mức chưa tối đa (2 điểm): Đủ nội dung nhưng diễn đạt sơ sài.

- Mức chưa tối đa (1điểm): Còn thiếu nhiều nội dung, chưa hoàn thiện hình thức.
- Mức không đạt (0 điểm): không làm bài hoặc sai lạc cả về nội dung lẫn cách thức trình bày.
Phần B: Câu 4:
a. Về hình thức: Viết đúng qui ước về hình thức của một đoạn văn, diễn đạt tốt, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm).
b. Về nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo các ý sau
(0,75 điểm):
- Trong truyện “Thạch Sanh”, tiếng đàn là chi tiết mang tính thần kì, thể hiện sự sáng tạo của
nhân dân ta và hàm chứa trong đó nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là một chi tiết kì diệu góp phần
bộc lộ vẻ đẹp của nhân vật và thể hiện thái độ của nhân dân.
- Tiếng đàn ấy là một âm thanh đa nghĩa:
+ Chứng minh Thạch Sanh vô tội (tiếng đàn giải oan)
+ Giải câm cho công chúa (tiếng đàn tình yêu)
+ Vạch trần tội ác của mẹ con Lý Thông (tiếng đàn công lý).
+ Đánh tan quân 18 nước chư hầu (tiếng đàn của khát vọng tự do, hòa bình).
- Khi cầm búa, cầm cung tên, Thạch Sanh là dũng sĩ. Khi cầm đàn, Thạch Sanh là nghệ sĩ.
Thạch Sanh vừa dũng cảm, gan góc, vừa lãng mạn, hào hoa. Đó phải chăng là nét đẹp của dân
tộc ta “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”?
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, khi chấm GV cần linh hoạt. Khuyến khích những bài làm
sáng tạo, đậm chất văn.

/>


×