Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIÁO VIÊN BIỂU DIỄN CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.54 KB, 3 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIÁO VIÊN BIỂU DIỄN CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Của GS Nguyễn Ngọc Quang
Để lĩnh hội và truyền đạt nội dung trí dục là những hiện tượng và quá trình của thực tế và cả những
cách thức hành động với chúng , người ta chọn con đường biểu diễn – bắt chước hay làm mẫu bắt chước
. Dạng cụ thể của con đường đó mà ta thường gặp trong thực tiễn dạy học là PPBD bởi GV các
PTDH , gọi là PPBD.
I- Phương tiện dạy học : (PTDH)
1. PTDH bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản tới phức tạp được dùng trong QTDH để
làm dễ dàng cho sự truyền đạt và sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo.
2. Người ta thường phân loại chúng thành ba nhóm như sau :
a) Thí nghiệm và thiết bị phòng thí nghiệm.
b) Các phương tiện nghe – nhìn: Phim xinê, phim đèn chiếu, các loại máy chiếu, máy
ghi âm và băng từ, ra đi ô, TV, …
c) Các đồ dùng trực quan bao gồm :
 Vật thật hoặc mô hình y như thật của nó : như mẫu hóa chất, quặng, động
vật (chim, ếch, thỏ, …) đã chết nhưng nhồi trấu hoặc ngâm trong lọ hooc
môn, …
 Hình tượng hoặc mô hình: ảnh, tranh vẽ, maket, mẫu đúc bằng thạch cao,
mô hình tĩnh hoặc động v..v…
 Mô hình kí hiệu : sơ đồ, đồ thị, bản đồ địa lý, công thức, phương trình , …
3. Các PTDH ngày càng trở nên hiện đại hóa hơn, hợp lý hơn, mô phỏng ngày càng tốt hơn đối tượng
cần nghiên cứu. Chúng hỗ trợ ngày càng đắc lực hơn cho thày và trò trong QTDH, nếu được sử dụng
đúng đắn. Nhưng không bao giờ được quên rằng người giáo viên mãi mãi không thể thay thế được .
Khi nói đến PPDH , ta phải hiểu rằng thuật ngữ đó không những đề cập tới hành
động dạy của thày ( và học của trò) , mà còn chỉ rõ cả việc sử dụng các phương tiện thích hợp
trong DH nữa. Nói cách khác , nói PPDH là ý nói cả đến việc dùng phương tiện hay thiết bị dạy
học trong quá trình hoạt động của thày và của trò nữa.
Tuy nhiên trong lí luận DH , người ta còn đưa ra thuật ngữ công nghệ dạy học (CNDH)
hay công nghệ sư phạm để chỉ sự kết hợp của PPDH với các PTDH nhằm đạt tới hiệu quả tối
đa của trí dục, trong đó QTDH được tổ chức thành quy trình công nghệ chặt chẽ , hợp lý .
II- Thí nghiệm nhà trường :


1.Vai trò của thí nghiệm trong DH:
a) Thí nghiệm coi như hệ thông tin : Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm được coi là một
hệ thông tin:(xem hình 1 tập tin đính kèm)
Hình 1 : Thí nghiệm coi như hệ thông tin ( Kurt Hapas – SP Đức 1970)
Hình 1 cho ta thấy sơ đồ của hệ này. Nó bao gồm một thiết bị thí nghiệm TB tác động qua lại
chặt chẽ với bộ phận thứ hai của hệ là hiện thực khách quan HT, tức là đối tượng của thí nghiệm (chẳng
hạn một hiện tượng vật lý hay một phản ứng hóa học ) .
Trước hết hệ nhận một mệnh lệnh điều khiển từ ngoài vào (input) dưới dạng một thông tin Ii
chuyển đến TB . Nhận lệnh này, TB tác động một thông tin mà nó đã mã hóa Im vào hiện thực HT .
Nhờ tác động này HT cung cấp trở lại cho thiết bị một thông tin đo lường Iđ . Thông tin này lập tức
được TB giải mã thành một thông tin mới để chuyển nó ra ngoài hệ , đó là Io (output) ; nhà thực
nghiệm thu nhận lấy thông tin cuối cùng của thí nghiệm là Io .
Nếu xét một quá trình thí nghiệm , thì hệ còn bao gồm cả nhà thực nghiệm TN nữa. Lúc đó hệ
bao gồm hai bộ phận : a) Nhà thực nghiệm TN giữ vai trò bộ phận điều khiển của hệ; b) Bộ phận bị
điều khiển của hệ là thí nghiệm , tức là thiết bị TB và hiện thực khách quan TH như đã xét ở trên . Hình
2 cho ta thấy quá trình thí nghiệm là một hệ điều khiển được.
Hình 2: Quá trình thí nghiệm coi như hệ điều khiển được.(tập tin đính kèm)
b) Thí nghiệm giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở nhà trường. Đó là vì
những lý do sau :
*Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ sở , là điểm xuất phát cho quá trình
học tập - nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của học trò. để rồi sau
đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên từ trừu tượng hóa đến cụ thể trong tư duy.
* Thí nghiệm do GV trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho trò học tập và bắt chước. Để rồi sau đó
khi trò làm thí nghiệm , HS sẽ học được cả cách thức làm thí nghiệm (kĩ năng , kĩ xảo thực hành ).
* Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức,
hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở kỹ năng, kỹ xảo thực
hành và tư duy kỹ thuật.
* Thí nghiệm có thể thực hiện cả trong 5 tập hợp PPDH . TNBD của GV được dùng trong PP nghiên
cứu tài liệu mới, hoặc trong khâu hoàn thiện kiến thức , kỹ năng, kỹ xảo. Nếu GV biểu diễn TN , rồi
buộc HS phải giải thích thí nghiệm đó thì ở đây thí nghiệm giữ vai trò một bài toán và PP này thuộc

kiểu các PP được áp dụng khi kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
* Còn thí nghiệm của HS cũng thuộc cả 5 tập hợp PPDH nói trên, và nó thuộc vào nhóm công tác tự
lực của trò.
2. Phân loại các thí nghiệm nhà trường :
Ở trường trung học, thí nghiệm thường được sử dụng dưới những dạng chính sau đây.
a) Thí nghiệm biểu diễn bởi GV.
b) Thí nghiệm HS với những biến dạng sau đây:
*TNBD khi học bài mới.
*TN luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức vừa lĩnh hội.
*Thực hành trong phòng TN, thường tổ chức sau một loạt bài, vào cuối học kỳ mang tính chất tổng hợp.
* TN tại nhà , một hình thức thực nghiệm đơn giản, nhưng dài ngày giao cho HS tự làm ở nhà riêng.
III-Giáo viên biểu diễn thí nghiệm :
1. Những yêu cầu sư phạm:
Trong khi tiến hành biểu diễn thí nghiệm, giáo viên nhất thiết phải tuân thủ những lời khuyên
kĩ thuật sau đây để đảm bảo an toàn chung và chất lượng của thí nghiệm:
* Bảo đảm an toàn cho HS ( và cả GV).
* Bảo đảm kết quả và tính khoa học của thí nghiệm: Chuẩn bị tỉ mỉ và chu đáo (thử trước nhiều lần),
chọn quy trình tiến hành tốt nhất , giải thích rõ ràng nhất diễn biến và kết quả ( kể cả khi thất bại, cũng
phải làm sáng tỏ nguyên nhân của nó).
* Bố trí thiết bị ánh sáng như thế nào để cả lớp quan sát được tốt nhất cả sự bố cục thiết bị lẫn diễn
biến của thí nghiệm . Nếu cần dùng phông , dùng thiết bị đặc biệt để làm nổi bật kết quả của thí nghiệm.
* Thí nghiệm phải đơn giản, vừa sức với học sinh.
* Tính toán cho hợp lý số lượng thí nghiệm cần biểu diễn trong một bài lên lớp và khoảng thời gian
dành cho mỗi thí nghiệm. Tránh tham lam và đừng kéo dài thời gian thí nghiệm trong một bài học.
* Nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với ý chủ đề của bài học giúp HS nắm vững bản chất của vấn
đề chủ đạo và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học.
2. Phối hợp lời nói với thí nghiệm biểu diễn :
Trong PPTNBD với GV , thí nghiệm là nguồn thông tin đối với HS, còn lời nói của GV giữ vai
trò chỉ đạo, hướng dẫn ( chứ không phải là nguồn thông tin như trong PP thuyết trình). Lời nói của thầy
hướng dẫn sự quan sát và chỉ đạo sự suy nghĩ của trò để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lý, qua đó mà

lĩnh hội được kiến thức. Lý luận dạy học đã tổng kết được bốn biện pháp phối hợp lời nói của thầy với
việc biểu diễn thí nghiệm.
a) Biện pháp quan sát trực tiếp : Đối với những sự kiện hay quá trình đơn giản , có thể rút ra kết luận
nhờ sự quan sát trực tiếp không cần suy lí thì lời nói của GV có nhiệm vụ chủ yếu là hướng dẫn sự quan
sát để rút ra kết luận. Chẳng hạn, khi xem xét tính chất bề ngoài của đối tượng(màu sắc, trạng thái vật lí,
cấu tạo, hình dạng …). Ở đây trò quan sát và tự lực kết luận.

b) Biện pháp quy nạp : Nếu gặp hiện tượng phức tạp, đòi hỏi phải tái hiện những hiểu biết cũ , rồi biện
luận thì mới có thể giải thích được nó lúc đó ta có thể dùng biện pháp quy nạp. Ở đây sự quan sát trực
tiếp không cho phép HS đi tới kết luận , vì muốn hiểu được hiện tượng cần phát hiện ra những mối
quan hệ ẩn tàng ( chẳng hạn những mối quan hệ nhân - quả ) giữa các nhân tố thí nghiệm . Điều này đòi
hỏi ở HS một sự suy lí nhất định.
Trong trường hợp này lời nói của thầy có ba chức năng sau đây:
*Hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của trò để nắm vững những dấu hiệu chính và những giai đoạn chính
của hiện tượng.
* Gợi ý cho trò tái hiện kiến thức cũ ( những liên tưởng) cần thiết để giải thích hiện tượng.
* Trên cơ sở đó hướng dẫn trò giải thích cơ chế của hiện tượng và tự đi tới kết luận.
Trong biện pháp này , trò tự mình giải thích hiện tượng và đi tới kết luận . Giáo viên chỉ giúp đỡ
mà thôi.
c) Biện pháp minh họa : Đối với những hiện tượng đơn giản ( như trong biện pháp thứ nhất ) , giáo
viên có thể thông báo những kết luận , rồi sau đó mới biểu diễn thí nghiệm để minh họa cho những kết
luận của mình . Như vậy ở đây lời nói của thầy là nguồn thông tin chính yếu , còn thí nghiệm là nguồn
thông tin minh họa, hỗ trợ. Vì thế biện pháp này là nghịch đảo của biện pháp thứ nhất. Tính chất của
nhận thức của trò trong biện pháp minh họa là thụ động, trong lúc đó ở biện pháp thứ nhất , hoạt động
học tập của trò là tích cực chủ động.
d) Biện pháp diễn dịch : Nếu nội dung nghiên cứu cũng phức tạp như trong biện pháp qui nạp mà ta
vừa xét ở trên, thì giáo viên có thể sử dụng phép diễn dịch trong việc kết hợp lời nói với thí nghiệm. Quy
trình của biện pháp này như sau :
(1) Thầy mô tả diễn biến của hiện tượng.
(2) Tái hiện những kiến thức đã học liên quan đến hiện tượng và cần thiết để giải thích nó.

(3) Giải thích cơ chế bản chất của hiện tượng, rồi
(4) kết luận.
Sau khi HS đã hiểu được lời giảng của thầy , thí nghiệm được biểu diễn để xác nhận ( minh họa) lời
giảng đó . HS nghe, hiểu và ghi nhớ thụ động .
Về tính chất của sự nhận thức của trò thì biện pháp này cùng loại với biện pháp minh họa và là
nghịch đảo của biện pháp quy nạp.
e) Những điều cần lưu ý khi sử dụng các biện pháp kết hợp lời nói với thí nghiệm :
* Hai biện pháp đầu (a), (b) đều mang tính chất tích cực , đòi hỏi sự hoạt động tích cực của trò. Sự
khác biệt giữa chúng cũng là sự khác biệt về mức độ khó khó khăn phức tạp của nội dung nghiên cứu .
Ở đây thí nghiệm là nguồn thông tin , lời thầy có chức năng hướng dẫn.
Hai biện pháp sau (c) và (d) giống nhau ở chỗ : Chỉ đòi hỏi trò hoạt động nhận thức thụ động :
lời nói của thầy là nguồn thông tin chính yếu , sau đó thí nghiệm được dùng để minh họa, xác nhận. Sự
khác biệt giữa chúng cũng là sự khác biệt về mức độ khó khăn phức tạp của nội dung nghiên cứu.
Bốn biện pháp trên là nghịch đảo của nhau từng đôi một : (a) với (c) , (b) với (d) .
* Vậy khi sử dụng GV cần căn cứ vào tính chất của nội dung nghiên cứu ( đơn giản hay phức tạp) và
vào trình độ lĩnh hội cần đạt tới (tích cực chủ động hay chỉ cần tái hiện bắt chước).
Nếu chúng ta không đặt ra yêu cầu cao về sự phát triển tính tự lực của trò, và nếu muốn tiết
kiệm thời gian thì nên sử dụng biện pháp (c) ( với nội dung nghiên cứu đơn giản) và biện pháp (d) với
nội dung nghiên cứu phức tạp .
Còn nếu HS đã có kỹ năng quan sát và suy luận tốt , và nếu có điều kiện thời gian thì nên sử
dụng các biện pháp tích cực (a) và (b) tùy theo mức độ phức tạp của của nội dung nghiên cứu.
* Bốn biện pháp kết hợp lời nói với thí nghiệm biểu diễn của GV có thể áp dụng cả cho trường hợp
thầy biểu diễn đồ dùng trực quan .
3. Những ưu thế sư phạm của thí nghiệm song song :
a) Thông thường GV chỉ hay biểu diễn lần lượt những thí nghiệm riêng lẻ . Những thập kỷ gần
đây xuất hiện một kinh nghiệm tốt : đó là tiến hành cùng một lúc , để bên cạnh nhau nhiều thí nghiệm
diễn tả cùng một bản chất hay cùng một quy luật trong những điều kiện khác nhau.
….
( Tôi bỏ qua đoạn : Tác giả trình bày thí nghiệm vật lý vào năm 1970 của Kurt Haspas (Nhà sư phạm
Người Đức) .

…. b) Khi so sánh ưu điểm của thí nghiệm song song so với thí nghiệm riêng lẻ , ta thấy phương án
thí nghiệm song song cho phép HS thu được kiến thưc sâu sắc hơn, năng động hơn, có sức thuyết phục
cao hơn. Về mặt thao tác thì nó hợp lý hơn vì bảo đảm thường xuyên sự kiểm tra các thao tác bộ phận
( liên hệ nghịch ) .
Leb
Ghi chú : GS Nguyễn Ngọc Quang là một trong những chuyên gia hàng đầu về PPDH
theo quan điểm thầy - trò cộng tác . Bài viết này lấy trong tác phẩm "Lý luận dạy học " của ông XB năm
1989 . "ôn cũ để biết mới " có gì bạn tham khảo để " có mới nới cũ " chú ý : "Nới" có nghĩa là mở rộng
!

×