Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN CAO SU KRÔNG BUK – đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.79 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
------------

NGUYỄN HÀ HỒNG ANH

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU
KRÔNG BUK – ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Phương

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí tiêu chuẩn.............................................................................8
Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí tùy ý......................................................................................9


Báo cáo doanh thu.............................................................................................................................9
Báo cáo lợi nhuận..............................................................................................................................9
Báo cáo đầu tư...................................................................................................................................9
Tình hình kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, giai đoạn từ 2011 đến 2013.....9
Kế hoạch kinh doanh năm 2013 của xí nghiệp Thương mại dịch vụ tổng hợp................................9
Tình hình thực hiện kinh doanh năm 2013 của xí nghiệp Thương mại dịch vụ tổng hợp...............9
Kế hoạch chi phí sản xuất (chi phí khai thác mủ) năm 2013 của NTCS Tam Giang..........................9
Tình hình thực hiện sản xuất năm 2013 của NTCS Tam Giang.........................................................9
Tình hình thực hiện chi phí sản xuất (chi phí khai thác mủ) năm 2013 của NTCS Tam Giang.........9
Kế hoạch chi phí quản lý năm 2013 của phòng Quản lý chất lượng................................................9
Tình hình thực hiện chi phí quản lý năm 2013 của phòng Quản lý chất lượng...............................9
Báo cáo thực hiện sản xuất của trung tâm chi phí tiêu chuẩn.........................................................9
Báo cáo thực hiện chi phí sản xuất của trung tâm chi phí tiêu chuẩn.............................................9
Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý.............................11
Mô hình hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức.................................................11
Bộ máy quản lý của Công ty năm 2013...........................................................................................11
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty............................................................................................11
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................2


3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................................................4
6. Bố cục đề tài...................................................................................................................................4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.......................................................................................................4
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................9

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP..............................................9
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM....................................................................9
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm...........................................................................................9
1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm........................................................................................10
1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM..........................................................................11
1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP.................................................13
1.3.1. Hình thành các trung tâm trách nhiệm.............................................................................13
Sơ đồ 1.1: Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý............14
Sơ đồ 1.2: Mô hình hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức...............................18
1.3.2. Tổ chức báo cáo của các trung tâm trách nhiệm..............................................................18
Bảng 1.1: Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí tiêu chuẩn...........................................................20
Bảng 1.2: Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí tùy ý....................................................................21
Bảng 1.3: Báo cáo doanh thu...........................................................................................................21
Bảng 1.4: Báo cáo lợi nhuận............................................................................................................22
Bảng 1.5: Báo cáo đầu tư.................................................................................................................24
1.3.3. Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm........................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................................................35
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................36
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK...........................................36


2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU
KRÔNG BUK......................................................................................................................................36
2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk.........................................................36
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty................................................................................38
2.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty......................................................................39
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, giai đoạn từ 2011 đến
2013..................................................................................................................................................40
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty..................................................................................41
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty năm 2013..........................................................................45

2.1.5. Phân cấp quản lý ở công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk...............................................46
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK.......52
2.2.1. Nhận diện các trung tâm trách nhiệm..............................................................................52
2.2.2. Bộ máy kế toán phục vụ kế toán trách nhiệm..................................................................55
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty...........................................................................55
2.2.3. Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm...........................................................56
Bảng 2.2: Kế hoạch kinh doanh năm 2013 của xí nghiệp Thương mại dịch vụ tổng hợp.............58
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kinh doanh năm 2013 của xí nghiệp Thương mại dịch vụ tổng hợp
..........................................................................................................................................................60
Bảng 2.4: Kế hoạch sản xuất năm 2013 của NTCS Tam Giang........................................................62
Bảng 2.5: Kế hoạch chi phí sản xuất (chi phí khai thác mủ) năm 2013 của NTCS Tam Giang........64
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện sản xuất năm 2013 của NTCS Tam Giang.......................................66
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện chi phí sản xuất (chi phí khai thác mủ) năm 2013 của NTCS Tam
Giang.................................................................................................................................................68
Bảng 2.8: Kế hoạch chi phí quản lý năm 2013 của phòng Quản lý chất lượng..............................71
Bảng 2.9: Tình hình thực hiện chi phí quản lý năm 2013 của phòng Quản lý chất lượng.............72
2.2.4. Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm........................................................73
Bảng 2.10: Đánh giá thành quả của Ban giám đốc và Hội đồng thành viên Năm 2013................74


Bảng 2.11: Đánh giá tình hình thực hiện chi phí của trung tâm chi phí tùy ý................................75
Năm 2013.........................................................................................................................................75
Bảng 2.12: Đánh giá thành quả của các nông trường, xí nghiệp tại công ty TNHH MTV Cao su
Krông Buk năm 2013........................................................................................................................77
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG
BUK...................................................................................................................................................79
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................................................79
2.3.2. Tồn tại.................................................................................................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................................................82
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................83

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK.....................83
3.1. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM..............................................................................83
Sơ đồ 3.1: Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk........84
3.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM...................................87
3.2.1. Tổ chức hệ thống báo cáo dự toán của các trung tâm trách nhiệm ở Công ty................87
Bảng 3.1: Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận......................................................................88
Bảng 3.2: Báo cáo dự toán của trung tâm đầu tư...........................................................................89
3.2.2. Tổ chức hệ thống báo cáo thực hiện của các trung tâm trách nhiệm ở Công ty.............90
Bảng 3.3: Báo cáo thực hiện sản xuất của trung tâm chi phí tiêu chuẩn.......................................90
Bảng 3.4: Báo cáo thực hiện chi phí sản xuất của trung tâm chi phí tiêu chuẩn...........................92
Bảng 3.5: Báo cáo thực hiện chi phí của trung tâm chi phí tuỳ ý...................................................95
Bảng 3.6: Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận...................................................................97
Năm 2013.........................................................................................................................................97
Bảng 3.7: Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư........................................................................98
3.3. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM...............................99
3.3.1. Trung tâm chi phí...............................................................................................................99
3.3.2. Trung tâm lợi nhuận........................................................................................................100


3.3.3. Trung tâm đầu tư.............................................................................................................101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................106


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chữ viết tắt
ĐVT
KTQT
KTTN
KTCB
KD
MTV
NVL
NC
NTCP
NTCS
TSCĐ
TCVN
TNHH
VPP

Diễn giải
Đơn vị tính

Kế toán quản trị
Kế toán trách nhiệm
Kiến thiết cơ bản
Kinh doanh
Một thành viên
Nguyên vật liệu
Nhân công
Nông trường cà phê
Nông trường cao su
Tài sản cố định
Tiêu chẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Văn phòng phẩm

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
bảng
1.1

Tên bảng
Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí tiêu chuẩn

Trang
20


1.2
1.3
1.4

1.5
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10

Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí tùy ý
Báo cáo doanh thu
Báo cáo lợi nhuận
Báo cáo đầu tư
Tình hình kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su
Krông Buk, giai đoạn từ 2011 đến 2013
Kế hoạch kinh doanh năm 2013 của xí nghiệp Thương mại
dịch vụ tổng hợp
Tình hình thực hiện kinh doanh năm 2013 của xí nghiệp
Thương mại dịch vụ tổng hợp
Kế hoạch sản xuất năm 2013 của NTCS Tam Giang
Kế hoạch chi phí sản xuất (chi phí khai thác mủ) năm 2013
của NTCS Tam Giang
Tình hình thực hiện sản xuất năm 2013 của NTCS Tam
Giang
Tình hình thực hiện chi phí sản xuất (chi phí khai thác mủ)
năm 2013 của NTCS Tam Giang
Kế hoạch chi phí quản lý năm 2013 của phòng Quản lý chất

lượng
Tình hình thực hiện chi phí quản lý năm 2013 của phòng
Quản lý chất lượng
Đánh giá thành quả của Ban giám đốc và Hội đồng thành
viên

21
22
23
24
40
58
60
62
64
66
68
71
72
74

Đánh giá tình hình thực hiện chi phí của trung tâm chi phí
2.11

tùy ý

75

Đánh giá thành quả của các nông trường, xí nghiệp tại công
2.12


ty TNHH MTV Cao su Krông Buk năm 2013

77

3.1

Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận

88

3.2

Báo cáo dự toán của trung tâm đầu tư

89

3.3
3.4

Báo cáo thực hiện sản xuất của trung tâm chi phí tiêu chuẩn
Báo cáo thực hiện chi phí sản xuất của trung tâm chi phí tiêu

91
92


3.5

chuẩn

Báo cáo thực hiện chi phí của trung tâm chi phí tuỳ ý

95

3.6

Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận

97

3.7

Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư

98


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Tên sơ đồ, đồ thị
sơ đồ, đồ thị
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 3.1
Đồ thị 2.1

Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ
với cơ cấu tổ chức quản lý

Mô hình hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong
một tổ chức
Bộ máy quản lý của Công ty năm 2013
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong công ty
TNHH MTV Cao su Krông Buk
Tình hình kinh doanh của công ty TNHH MTV
Cao su Krông Buk, giai đoạn từ 2011 đến 2013

Trang

14
18
45
55
84
40


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán, bắt nguồn từ kế
toán chi phí. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các nhà quản trị cần
thông tin nhiều hơn, phong phú hơn nên kế toán quản trị đã ra đời. Như vậy,
kế toán quản trị ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu thông tin trong tình
hình mới mà kế toán tài chính không thể cung cấp được. Kế toán quản trị đã
phát triển mạnh tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20, hiện nay kế toán quản trị được vận
dụng ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành một

công cụ quan trọng nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin một cách linh
hoạt, kịp thời, hữu ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ cho các
nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức, thực hiện kế hoạch và
quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, được đề cập
đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950, sau đó lan rộng sang các nước Anh, Úc,
Canada… nơi có nền kinh tế thị trường phát triển. Hiện nay, kế toán trách
nhiệm đã trở thành một công cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng và có vị
trí, vai trò rất lớn trong việc quản lý doanh nghiệp. Khi vận dụng kế toán trách
nhiệm thì hệ thống sẽ được phân thành các trung tâm trách nhiệm và các trung
tâm này sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình, căn cứ vào
đó để nhà quản lý có thể đánh giá thành quả được giao cho các trung tâm
trách nhiệm một cách cụ thể, chính xác. Như vậy, việc áp dụng kế toán trách
nhiệm sẽ đem lại những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt
Nam hiện nay, kế toán trách nhiệm còn là một lĩnh vực khá mới mẻ do đó,
việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong thực tiễn của các doanh nghiệp còn


2

chưa nhiều và chưa phát huy hết được những lợi ích mà kế toán trách nhiệm
đem lại.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông Buk – Đăk
Lăk là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại với
nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Trong công ty cũng đã hình thành
các cấp quản lý khác nhau với các phòng ban, các đơn vị phụ thuộc, đơn vị sự
nghiệp, tuy nhiên lại chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm, các báo cáo
và đánh giá thành quả của các bộ phận cũng chưa thật sự hoàn chỉnh, do đó
chưa thật sự phát huy hiệu quả trong toàn Công ty. Mặt khác cũng chưa có đề
tài nào nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại Công ty. Do đó việc nghiên cứu

về kế toán trách nhiệm trong công ty để nâng cao hơn nữa kết quả, hiệu quả
hoạt động của toàn Công ty là điều cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kế toán
trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông
Buk – Đăk Lăk” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm áp dụng tại công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông Buk, nhận diện những tồn
tại về công tác kế toán trách nhiệm ở Công ty, qua đó đưa ra những giải pháp
nhằm tăng cường vận dụng kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên cao su Krông Buk.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung về kế toán trách nhiệm và tổ
chức vận dụng kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên cao su Krông Buk.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
cao su Krông Buk, bao gồm văn phòng công ty và các đơn vị, bộ phận trực
thuộc.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu được minh họa về kế toán trách nhiệm ở
Công ty là số liệu của năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp quan sát, so sánh, giải thích, lập luận
logic.
Phương pháp quan sát: phương pháp này được vận dụng bằng cách quan

sát thực tế và tìm hiểu trực tiếp các cá nhân trong Công ty để thu thập các
thông tin sơ cấp về thực trạng kế toán trách nhiệm ở Công ty.
Phương pháp so sánh: được vận dụng để so sánh, đánh giá giữa thực tiễn
áp dụng kế toán trách nhiệm của Công ty với lý thuyết đã nghiên cứu, đồng
thời so sánh giữa tình hình thực hiện các mục tiêu với kế hoạch, dự toán… mà
Công ty đã đề ra.
Phương pháp giải thích được vận dụng để giải thích cách thức mà Công
ty sử dụng để đo lường thành quả của các trung tâm trách nhiệm.
Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các nghiên cứu và lý thuyết từ sách, báo về
kế toán trách nhiệm; các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp có liên quan;
các báo cáo tài chính và các báo cáo, tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất,
kinh doanh... của Công ty. Luận văn sử dụng số liệu năm 2013 để minh họa
trong quá trình phân tích.
Phương pháp lập luận logic: trên cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm
và thực trạng kế toán trách nhiệm ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên cao su Krông Buk, tác giả sử dụng phương pháp lập luận logic nhằm đưa


4

ra các giải pháp góp phần hoàn thiện vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công
ty.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn giúp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông
Buk tăng cường vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty thông qua việc tổ
chức các trung tâm trách nhiệm cho phù hợp với công ty, tổ chức các báo cáo
trách nhiệm cho phù hợp với từng trung tâm trách nhiệm và có các cách đánh
giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm một cách phù hợp nhất.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Chương 2: Kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH MTV cao su Krông
Buk.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH MTV cao
su Krông Buk.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tài liệu của các tác giả Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (2010) về
Kế toán quản trị đã trình bày các nội dung cơ bản về kế toán trách nhiệm như
khái niệm, mục tiêu, cấu trúc và quá trình của hệ thống kế toán trách nhiệm.
Đồng thời cuốn sách cũng trình bày các vấn đề liên quan đến các trung tâm
trách nhiệm như khái niệm trung tâm trách nhiệm, các quan điểm và phương
pháp đánh giá trung tâm trách nhiệm. Trong phương pháp đánh giá trung tâm
đầu tư, cuốn sách đã đưa ra nhiều phương pháp đánh giá hơn so với các sách
khác như phương pháp giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp, tối đa
hóa lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, cuốn sách này không đề cập đến trung
tâm doanh thu.


5

Các tác giả Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng và Lê Đình Trực (2013)
cũng đã khái quát những lý thuyết cơ bản của kế toán trách nhiệm đồng thời
đưa ra được cách đánh giá thành quả cũng như báo cáo thành quả tương ứng
đối với từng trung tâm theo các cách đánh giá thành quả. Trong cuốn sách này
cũng đã nêu ra báo cáo thành quả của trung tâm doanh thu trong trường hợp
trung tâm được toàn quyền định giá bán. Ngoài ra cuốn sách cũng đã nêu rõ
việc đánh giá thành quả của các trung tâm chỉ được dựa trên chi phí, doanh
thu và lợi nhuận có thể kiểm soát được.
Nghiên cứu của tác giả Trần Hải Long (2014), “Kế toán trách nhiệm
trong quản lý kinh tế ở doanh nghiệp” đã nêu lên những quan điểm khác nhau

về kế toán trách nhiệm, trên cơ sở đó tác giả đã trình bày bản chất của kế toán
trách nhiệm, xác định các trung tâm trách nhiệm và vai trò của kế toán trách
nhiệm. Bằng phương pháp giải thích, lập luận logic, tác giả đã làm rõ được
vai trò của kế toán trách nhiệm trong quản lý kinh tế như kế toán trách nhiệm
tạo điều kiện, thúc đẩy và khuyến khích việc phát huy năng lực của nhà quản
lý; giúp nhà quản lý kiểm soát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận...
Nghiên cứu của tác giả Ngô Hà Tấn (2014), “Vận dụng kế toán trách
nhiệm ở các công ty điện lực trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Điện lực Đà Nẵng” đã phân tích các cơ sở và chỉ ra những nội
dung cần thiết cho việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty Điện
lực cấp tỉnh. Bằng phương pháp so sánh, giải thích, lập luận logic, tác giả đã
chỉ rõ được sự phân cấp trong Công ty trên cơ sở đó tổ chức các trung tâm
trách nhiệm phù hợp với phân cấp quản lý, đồng thời tác giả cũng đã tổ chức
kế toán và lập báo cáo phục vụ đánh giá trách nhiệm tại Công ty.
Nghiên cứu của tác giả Phùng Lệ Thủy (2014), “Nâng cao hiệu quả
quản lý doanh nghiệp bằng kế toán trách nhiệm” đã khái quát lý luận về kế
toán trách nhiệm và tìm hiểu thực trạng vận dụng kế toán trách nhiệm ở một


6

số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bằng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, lập
luận logic, tác giả đã đưa ra được các ưu điểm (như phân công nhiệm vụ cụ
thể, các báo cáo được lập đầy đủ…) và nhược điểm trong các công ty nghiên
cứu (như chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm, chưa tổ chức hệ thống
thông tin). Trên cơ sở đó tác giả cũng đã đưa ra được những vấn đề cần lưu ý
khi vận dụng kế toán trách nhiệm vào những công ty này.
Nghiên cứu của tác giả Thái Anh Tuấn (2014) về đề tài “Vận dụng kế
toán trách nhiệm trong trường đại học” đã hệ thống lý thuyết về kế toán trách
nhiệm và đưa ra cách thức vận dụng kế toán trách nhiệm trong trường đại học.

Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin, lập luận logic,
giải thích để làm rõ sự cần thiết của kế toán trách nhiệm trong trường đại học,
đồng thời trình bày rõ việc xác định trung tâm chi phí, đánh giá thành quả của
trung tâm chi phí trong trường đại học. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa đưa ra
cách thức và chỉ tiêu đánh giá thành quả với các trung tâm trách nhiệm khác
trong trường đại học.
Nghiên cứu của Lưu Đức Tuyên (2014), “Bàn về nội dung kế toán trách
nhiệm” đã hệ thống các khái niệm liên quan đến kế toán trách nhiệm và năm
vấn đề thuộc kế toán trách nhiệm. Để thực hiện được nghiên cứu này, tác giả
đã sử dụng phương pháp giải thích và lập luận logic, thông qua đó làm rõ
được các nội dung như kế toán trách nhiệm gắn liền với các trung tâm trách
nhiệm, xác định các chỉ tiêu đánh giá. Tuy nhiên theo tác giả thì ngoài bốn
trung tâm (chi phí, doanh thu, lợi nhuận, đầu tư) thì còn có thêm trung tâm
đánh giá, trung tâm thu nhập, việc xác định các chỉ tiêu đánh giá cũng mới chỉ
đề cập của trung tâm doanh thu, trung tâm đầu tư mà chưa đề cập đến các chỉ
tiêu của các trung tâm còn lại.
Về luận văn cao học, có nhiều đề tài đã thực hiện ở từng đơn vị trong các
ngành kinh tế khác nhau. Đề tài của Dương Thị Cẩm Dung (2007), “Hoàn


7

thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty vận tải quốc tế I.T.I” đã hệ
thống hóa lý luận về kế toán trách nhiệm, phân tích thực trạng kế toán trách
nhiệm trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại
Công ty. Sử dụng các phương pháp cụ thể như so sánh đối chiếu, hệ thống cấu
trúc, phân tích, đề tài đã làm rõ được thực trạng, ưu điểm, nhược điểm và hạn
chế về kế toán trách nhiệm tại công ty I.T.I, đưa ra các cách để đánh giá thành
quả của các trung tâm trong đó có sử dụng phương pháp Bảng cân đối chỉ tiêu
đo lường và đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh (BSC), đồng

thời đề tài cũng đã đưa ra được các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán
trách nhiệm tại công ty vận tải quốc tế I.T.I.
Đề tài của Nguyễn Thị Kim Đính (2012), “Tổ chức kế toán trách nhiệm
tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25” đã kế thừa lý luận trong và ngoài nước để
nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25,
đồng thời đưa ra cách tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty. Đề tài đã sử
dụng phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích số liệu thực
tế, so sánh, đối chiếu… để thấy rằng tại Công ty chưa hình thành các trung
tâm trách nhiệm, công tác lập kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện của
Công ty chưa được đầy đủ, rõ ràng. Trên cơ sở đó, đề tài đã triển khai một số
giải pháp để khắc phục như xây dựng mô hình các trung tâm trách nhiệm, tổ
chức lại hệ thống báo cáo…
Nguyễn Tấn Đạt (2012) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán trách
nhiệm tại Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5)”
nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 5, trên cơ sở đó rút ra ưu, nhược điểm và đề xuất giải pháp
góp phần hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty. Sử dụng phương pháp
thu thập thông tin, phân tích tổng hợp, so sánh… đề tài đã cho thấy hệ thống
kế toán trách nhiệm tại Công ty chưa được triển khai rõ ràng, phương pháp


8

xây dựng giá thành dự toán, giá trị giao khoán còn sơ xài, các báo cáo kế
hoạch cũng chưa chú trọng đến hiệu quả công tác xây lắp… Từ thực trạng đó,
tác giả đã đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại
Công ty.
Như vậy các nghiên cứu trên đã hệ thống được các lý thuyết cơ bản liên
quan đến kế toán trách nhiệm và đều nhằm đưa ra giải pháp nhằm tổ chức hay
hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại các đơn vị mà các tác giả đó nghiên cứu.

Việc nghiên cứu này là rất hữu ích vì nó giúp các đơn vị quản lý tốt hơn các
nguồn lực, kiểm soát và đánh giá trách nhiệm ở các cấp quản trị một cách
chính xác hơn.
Mặc dù kế toán trách nhiệm là đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu, tuy
nhiên các đề tài đó đều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau và
chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là cao su. Do đó việc
nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp cao su là điều cần thiết,
đồng thời đề tài “Kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên cao su Krông Buk” là một đề tài hoàn toàn mới so với các công
trình nghiên cứu trước đây.


9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm được đề cập lần đầu tiên vào năm 1950 ở Mỹ. Từ
đó đến nay có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này và kế toán trách
nhiệm cũng đã được vận dụng trong thực tế. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra
những khái niệm khác nhau nhưng đều có chung một quan điểm về kế toán
trách nhiệm.
Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert
S.Kaplan và S.Mark Young (được trích trong nghiên cứu “Vận dụng kế toán
trách nhiệm trong trường đại học” thì: “KTTN là một bộ phận của hệ thống
kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan
đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Qua đó để cung cấp

các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động của từng bộ
phận mà họ có trách nhiệm kiểm soát”. [14]
Theo nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel (được trích trong nghiên
cứu “Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp niêm yết”) thì
lại cho rằng: “KTTN là một bộ phận của KTQT mà liên quan đến việc tích
lũy, báo cáo về thu nhập và chi phí trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra
những quyết định trong hoạt động hằng ngày về các vấn đề đó” [7]
Theo tác giả James R.Martin (được trích trong nghiên cứu “Vận dụng kế
toán trách nhiệm trong trường đại học”) định nghĩa: “KTTN là hệ thống kế
toán cung cấp thông tin và kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các
đơn vị trong tổ chức. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những


10

bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ
phận đều có quyền và trách nhiệm riêng biệt” [14]
Theo nhóm tác giả David F.Hawkins, Jacob Cohen, Michele Jurgens và
V.G Narayanan (được trích trong nghiên cứu “Vận dụng kế toán trách nhiệm
trong trường đại học”) cho rằng: “KTTN không chỉ được đề cập đến các
trung tâm trách nhiệm ở góc độ về chi phí, thu nhập hay tính kiểm soát mà
KTTN còn được là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài
chính về những hoạt động thực tế và lập kế hoạch của những trung tâm trách
nhiệm trong một đơn vị. Trung tâm trách nhiệm là những đơn vị thuộc tổ chức
mà người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị đó”
[14]
Như vậy hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về kế toán trách
nhiệm. Sự khác nhau đó là do cách nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, ý
nghĩa của kế toán trách nhiệm nhưng sự khác nhau đó không mang tính chất
đối nghịch mà nó lại bổ sung cho nhau để chúng ta hiểu rõ hơn về kế toán

trách nhiệm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên quan điểm về kế toán trách nhiệm
tương đồng nhau, đều nhấn mạnh đến cách phân cấp quản lý và gán trách
nhiệm cho các bộ phận chức năng, được đánh giá thông qua số liệu kế toán.
Từ các quan điểm trên có thể rút ra: kế toán trách nhiệm là một bộ phận của
kế toán quản trị nhằm phân chia hệ thống thành các trung tâm khác nhau và
người đứng đầu mỗi trung tâm chỉ phải chịu trách nhiệm về kết quả của trung
tâm mà mình quản lý. Để có thể đo lường thành quả của mỗi trung tâm trách
nhiệm thì cần phải thiết lập các chỉ tiêu để đo lường thành quả.
1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ
chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lương biểu hiện của
chúng. Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một “công cụ” để đo lường về


11

kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà
quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác
nhau. Theo PGS.TS Phạm Văn Đăng (2011) thì vai trò của kế toán trách
nhiệm thể hiện như sau:
- Kế toán trách nhiệm giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ
phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức.
- Kế toán trách nhiệm cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng
về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.
- Kế toán trách nhiệm được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của
các nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của
các nhà quản lý này.
- Kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ
phận của mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn
bộ tổ chức.

1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
Kế toán trách nhiệm chỉ được hình thành trên cơ sở có sự phân cấp quản
lý. Nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn tại hệ thống kế toán
trách nhiệm hay hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ không có ý nghĩa gì. Nói
cách khác hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả
nhất trong các tổ chức phân quyền. Vậy phân cấp quản lý là gì?
Phân cấp quản lý là giao bớt một phần quyền quản lý cho cấp dưới trong
hệ thống quản lý chung.
Như vậy các cấp quản lý khác nhau sẽ có quyền ra quyết định và chịu
trách nhiệm về các quyết định trong phạm vi quyền hạn cho phép. Có thể nói
phân cấp quản lý là biểu hiện chủ yếu của sự phân quyền trong hệ thống quản
lý của một tổ chức.
Khi phân cấp quản lý thì có thể chia tổ chức thành các cấp như sau:


12

- Quản lý cấp cao
- Quản lý cấp trung
- Quản lý cấp thấp
Những thuận lợi và hạn chế của phân cấp quản lý
- Thuận lợi của phân cấp quản lý
Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý, do
vậy ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề vụ việc chi tiết
xảy ra hàng ngày, họ tập trungvào những công việc chiến lược, việc lập các kế
hoạch dài hạn và điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm
bảo việc thực hiện các mục tiêu chung.
Sự phân cấp quản lý còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập
tương đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao
kiến thức chuyên môn, tăng nhanh khả năng ứng xử các tình huống để tăng

tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tổ chức và tập dợt về kỹ năng quản lý
khi được thăng tiến trong tổ chức.
Bên cạnh đó, sự phân cấp quản lý còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có
sự hài lòng trong công việc từ đó động viên được năng lực, đóng góp tích cực
của người quản lý trong việc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình và sự
phân cấp quản lý gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý, nên có cơ
sở để đánh giá thành quả ở các cấp quản lý tốt hơn.
Ngoài ra, việc ra quyết định tốt nhất là ở ngay cấp phát sinh vấn đề. Bởi
vì nhà quản lý bộ phận là những chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý, do đó
họ sẽ quản lý bộ phận của họ hiệu quả hơn.
- Hạn chế của phân cấp quản lý
Khó đạt được sự thống nhất và hướng đến mục tiêu chung bởi vì sự phân
cấp tạo nên một sự độc lập tương đối ở các bộ phận, nên các nhà quản lý ở
từng bộ phận thường không biết được các quyết định của họ ảnh hưởng như


13

thế nào đến các bộ phận trong tổ chức. Hơn nữa họ thường quan tâm đến
thành quả của bộ phận mình hơn là tính hiệu quả chung của tổ chức. Để đạt
được sự hướng tới mục tiêu chung, các nhà quản lý khác nhau trong tổ chức
phải hướng đến mục tiêu của người quản lý cấp cao hơn. Các nhà quản lý
không những phải có tầm nhìn chiến lược đối với các mục tiêu tổ chức của
mình mà còn phải có động cơ tích cực để đạt được chúng. Nhiệm vụ của kế
toán quản trị trong việc thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm là cung cấp các
chỉ tiêu, công cụ để làm động cơ tích cực cho các nhà quản lý các bộ phận
trong tổ chức, hướng họ đến việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Hệ
thống kế toán trách nhiệm được coi là tốt hơn khi nó thiết lập được một hệ
thống chỉ tiêu, công cụ, báo cáo thành quả mà hướng được sự cố gắng của nhà
quản lý đến các mục tiêu chung của tổ chức nhiều hơn.

1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1. Hình thành các trung tâm trách nhiệm
Trong một tổ chức phân quyền dẫn đến hình thành các trung tâm trách
nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhà
quản lý của nó chịu trách nhiệm đối với kết quả tài chính của các hoạt động
thuộc phạm vi mình quản lý.
Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức
quản lý thể hiện thông qua Sơ đồ 1.1:


14

Cơ cấu tổ chức

Hệ thống

quản lý

kế toán

Chỉ tiêu đánh giá

trách nhiệm
Đại diện chủ sở

Trung tâm

hữu vốn – Hội

đầu tư


- RI
- ROI

đồng quản trị
Tổng công ty,

Trung tâm

các công ty, chi

kinh doanh

- Chênh

- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn

nhánh độc lập
Các chi nhánh,

Trung tâm

bộ phận bán

doanh thu

hàng

lệch lợi nhuận


- Chênh lệch doanh thu
- Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh
thu

Các đơn vị, bộ

Trung tâm

phận sản xuất

chi phí

- Chênh lệch chi phí
- Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

“Nguồn: Th.S Huỳnh Lợi, TS. Võ Văn Nhị 2003, trang 211”
Sơ đồ 1.1: Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ
chức quản lý
Sơ đồ 1.1 cho thấy hệ thống kế toán trách nhiệm gồm có bốn loại trung
tâm trách nhiệm đó là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm kinh
doanh (lợi nhuận) và trung tâm đầu tư.


×