BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN CAO HUY CHIẾN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2017
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN CAO HUY CHIẾN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Kinh tế phát triển
Mã số:
60310105
Quyết định giao đề tài:
674/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2016
Quyết định thành lập hội đồng:
1024/QĐ-ĐHNT ngày 27/11/2017
Ngày bảo vệ:
5/12/2017
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HỒ HUY TỰU
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Phòng Đào tạo Sau Đại học:
KHÁNH HÒA - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI TỈNH
BẾN TRE
Là công trình nghiên cứu và thực hiện của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của
TS. Hồ Huy Tựu trên cơ sở các lý thuyết đã học và tìm hiểu thực tế tại địa phương. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác. Chưa công bố
trong các công trình nghiên cứu nào khác.
Luận văn tham khảo tư liệu và sử dụng thông tin được đăng tải trong danh mục tài
liệu tham khảo.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Cao Huy Chiến
iii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại lớp thạc sỹ kinh tế của trường
Đại Học Nha Trang, luận văn thạc sỹ là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễn và
lý thuyết nghiêm túc của tôi trước khi tốt nghiệp.
Không có thành công nào mà không gắn với những hổ trợ, giúp đỡ của người
khác, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu quá trình học tập tại lớp thạc sỹ kinh tế của
trường Đại Học Nha Trang, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ
của quý Thầy Cô, gia đình và bè bạn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô của trường Đại Học Nha Trang
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến TS. Hồ Huy Tựu, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu xót. Rất mong được sự
quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Cao Huy Chiến
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ............................................................................................1
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước và định vị nghiên cứu của luận văn ...........2
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ..................................................................2
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước..................................................................4
1.2.3. Định vị nghiên cứu của luận văn ...........................................................................7
1.3. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu .........................................................................8
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................8
1.3.2. Các câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................8
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................9
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................9
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................9
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu...................................................................................................9
1.5.1. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................9
1.5.2. Ý nghĩa lý luận ......................................................................................................9
1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................10
1.7. Cấu trúc của Luận văn ............................................................................................11
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1.............................................................................................12
v
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................13
2.1. Chất lượng cuộc sống công việc............................................................................13
2.1.1. Khái niệm chất lượng cuốc sống .........................................................................13
2.1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống .......................................................15
2.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống công việc ............................................................19
2.2.1. Sự ra đời của khái niệm chất lượng cuộc sống công việc ...................................19
2.2.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống công việc.........................................................21
2.2.3. Sự hài lòng về nghề nghiệp việc làm – chỉ tiêu đo lường tổng hợp chất lượng cuốc
sống công việc ...............................................................................................................23
2.3. Các lý thuyết liên quan đến chất lượng cuộc sống .................................................25
2.3.1. Các thuyết nghiên cứu về nhu cầu con người .....................................................25
2.3.2. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943) .......................................................25
2.3.3. Thuyết về nhu cầu của David Mc.Clelland .........................................................25
2.3.4. Thuyết về E.R.G (Clayton Alderfer) ...................................................................26
2.3.5. Thuyết về sự công bằng (John Stacey Adams,1963) ..........................................27
2.4. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................27
2.4.1. Các thành phần liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống công việc ...........27
2.4.2. Các nhân tố chung thuộc môi trường sống..........................................................31
2.4.3. Các nhân tố nhân khẩu học..................................................................................33
2.4.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................34
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2.............................................................................................36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................37
3.2. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................................37
3.3. Xây dựng thang đo và bảng hỏi..............................................................................38
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................41
vi
3.4.1. Kiểm định độ tin cây của thang đo.....................................................................41
3.4.2. Phân tích các nhân tố khám phá ..........................................................................41
3.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thiết ...........................................42
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3.............................................................................................43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................44
4.1. Thống kê mô tả .......................................................................................................44
4.2. Phân tích tác động của các nhân tố đến chất lượng cuộc sống của NVVP tại Tỉnh
Bến Tre ..........................................................................................................................45
4.2.1. Phân tích độ tin cậy thang đo ..............................................................................45
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .....................................................................47
4.2.3. Phân tích tương quan và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy ................49
4.2.4. Phân tích mô hình hồi quy...................................................................................54
4.3. Phát hiện và kết quả nghiên cứu.............................................................................56
4.3.1. Phát hiện nghiên cứu ...........................................................................................56
4.3.2. Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................57
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4.............................................................................................60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................61
5.1. Kết luận...................................................................................................................61
5.2. Các hàm ý chính sách .............................................................................................62
5.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng phát triển đề tài ......................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Định nghĩa thang đo......................................................................................34
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu cụ thể..........................................................................39
Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................44
Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...............................................................45
Bảng 4.3: Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập .....................................................47
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá.............................................................49
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá ............................................49
Bảng 4.6: Phân tích tương quan ...................................................................................50
Bảng 4.7: Hệ số xác định R2 ..........................................................................................51
Bảng 4.8: Phân tích phương sai ANOVA .....................................................................51
Bảng 4.9: Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................52
Bảng 4.10: Hệ số của mô hình hồi quy .........................................................................54
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định cặp giả thiết ..................................................................56
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu.......................................................................................34
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................37
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phân tán phần dư .........................................................................53
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa......................................................53
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu: Phân tích và dánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
nhân viên văn phòng tại tỉnh Bến Tre
Mô hình đề xuất: Mô hình nghiên cứu ban đầu về chất lượng cuộc sống công việc của
NVVP tại Tỉnh Bến Tre bao gồm 09 nhân tố: Phát triển công việc, công việc, tiền
lương, môi trường làm việc, môi trường sống, dịch vụ công cộng, cân bằng công việc
cuộc sống, thu nhập thực tế, trình độ học vấn và biến phụ thuộc chất lượng cuộc sống
công việc của NVVP tại Tỉnh Bến Tre.
Phương pháp: Định lượng mô hình mô hình OLS bằng phần mềm SPSS IBM 21 với
300 mẫu nghiên cứu là các NVVP trên địa bàn Tỉnh Bến Tre.
Kết quả: Mô hình nghiên cứu ban đầu về chất lượng cuộc sống công việc của NVVP
tại Tỉnh Bến Tre bao gồm 09 nhân tố: Phát triển công việc, công việc, tiền lương, môi
trường làm việc, môi trường sống, dịch vụ công cộng, cân bằng công việc cuộc sống,
thu nhập thực tế, trình độ học vấn. Tuy nhiên qua quá trình kiểm định thang đo
Cronh’s bach Alpha, Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống công việc của NVVP tại Tỉnh Bến Tre có sự khác biệt so với mô hình gốc đáng
kể và 05 nhân tố tác động tích cực đến biến phụ thuộc chất lượng cuộc sống công việc
của NVVP tại Tỉnh Bến Tre. Các biến trình độ, thu nhập, môi trường làm việc, môi
trường sống bị loại khỏi mô hình qua kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích hồi
quy cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu.
Đóng góp: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị hiểu được những yếu tố
nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân viên văn phòng trên địa bàn tỉnh
Bến Tre, từ đó hoạch định các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác.
Hàm ý chính sách: chính sách tiền lương, chất lượng đào tạo, tuyển dụng nhân viên,
xây dựng mô tả và đánh giá hiệu quả công việc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản
lý và nâng cao hiệu quả dịch vụ công cộng.
Hạn chế: Mẫu nghiên cứu, không gian nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu dẫn đến hạn
chế về số lượng nhân tố và phân loại nhân tố, khinh phí thực hiện đề tài.
Hướng nghiên cứu tương lai : gia tăng mẫu nghiên cứu, bổ sung thêm tài liệu nghiên
cứu, gia tăng số lượng nhân tố, phát hiện thêm các giải pháp mới phù hợp với thực tiễn.
Từ khóa : OLS, chất lượng cuộc sống, công việc, nhân viên văn phòng.
x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.
Sự cần thiết nghiên cứu
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nền kinh tế
phát triển nhanh chưa từng có, nhiều quốc gia đạt được tỉ lệ tăng trưởng thần kỳ và đời
sống nhân dân đang được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế đối với sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước trở thành một chủ
đề tranh cãi quan trọng trên thế giới. Theo báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp
Quốc, sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới đang ở mức khó có thể chấp nhận: 20%
dân số thế giới thuộc nhóm giàu nhất chiếm giữ 86% GDP toàn thế giới, trong khi đó
20% thuộc nhóm nước nghèo nhất chỉ có 1%; tài sản của 3 nhà tỉ phú giàu nhất thế
giới còn hơn cả GDP của các nước nghèo nhất với số dân hơn 600 triệu người cộng lại.
Trên thực tế, trong khi một số nước có nền kinh tế phát triển có chất lượng cuộc sống
dân cư rất cao thì một bộ phận dân cư còn lại đang có nguy cơ bị suy giảm và luôn
luôn đối mặt với cảnh đói nghèo.
Con người là vốn quý nhất, là chủ nhân của thế giới, là động lực để phát triển
xã hội và cũng là mục tiêu để mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng
như cả thế giới hướng tới. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) của con người
đã và đang là mối quan tâm đặc biệt của hầu hết các nước. Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của nước ta thời kỳ 2001 - 2010 đã khẳng định: “Phát triển con người phải
được coi là chiến lược trung tâm của Việt Nam”. Chương trình phát triển của Liên
hiệp quốc đưa ra các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển con người đều nhằm vào
chất lượng cuộc sống dân cư. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân và tạo điều kiện để mọi người đều được sống trong tình thương và trách
nhiệm? Đó là những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Mỗi quốc
gia đều phải xây dựng chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên cơ
sở khoa học và thực tiễn nhất định.
Ở Việt Nam, vấn đề chất lượng cuộc sống của người dân đã được Đảng và Nhà
nước quan tâm từ lâu. Trong quá trình đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được một số
thành tựu trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng
đồng. Tuy nhiên: “Cho đến nay, xét theo các quan điểm lý thuyết và chỉ số phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau, nông nghiệp - nông thôn Việt Nam đều có đặc điểm chung
là nghèo và kém phát triển. Việt Nam thuộc nhóm nước (trên dưới 50 nước) nghèo và
1
kém phát triển nhất thế giới. Trong nhóm nước dưới đáy của phân tầng xã hội loài
người toàn cầu, xét về chỉ số nghèo thì Việt Nam đứng ở khoảng giữa nhóm nước
nghèo, còn xét về chỉ số phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội thì Việt Nam ở gần về
phía đỉnh phân tầng, nghĩa là gần về phía nhóm nước trung bình thế giới”.
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn
sông Cửu Long. Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, một thời gian sau đó có
một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các
ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh
lũ lụt. Càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo
sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Bến Tre cũng là quê
hương của Đạo Dừa, với biệt danh là "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến
Tre được coi là "quê hương Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất
là trong năm 1960. Do đó, nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư noi
chung hay nhân viên văn phòng nói riêng và tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng
cuộc sống đối với địa phương là vấn đề cấp bách được đặt ra. Với ý nghĩa đó, chúng
tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của nhân viên văn phòng tại tỉnh Bến Tre” để nghiên cứu với mong muốn góp
phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề chất lượng cuộc sống ở tỉnh
Bến Tre.
1.2.
Tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước và định vị nghiên cứu của luận văn
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, nhiều cơ quan ban ngành trung ương và địa phương có các đề tài
liên quan đến chất lượng cuộc sống dân cư như đánh giá mức sống dân cư, các báo cáo
phát triển con người. Chương trình phát triển của LHQ tham gia cùng tiến hành nghiên
cứu mức sống trong cả nước vào các năm 1992-1993 và 1997-1998, năm 2004. Năm
1996, Viện kinh tế TP. HCM tiến hành đề tài “Phân hóa giàu nghèo trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế TP. HCM”, năm 2000 tiếp tục đề tài “Nghiên cứu diễn biến
mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo tại TP. HCM”. Ngoài ra còn có đề tài: “Vấn
đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở TP. HCM” (Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc
Đường, Nguyễn Quang Vinh, 2002). Báo có phát triển con người năm 2007 của
UNDP. Nhưng thực tế chất lượng cuộc sống còn được thể thiện bằng nhiều tiêu chí
2
khác ngoài mức sống và chỉ số HDI như được sống trong môi trường tự nhiên và môi
trường nhân văn lành mạnh.
Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (2005), Chỉ số phát triển kinh tế trong
HDI cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Tri Nam Khang, Trần Thị Mộng Tuyền, Dương Quế Nhu và Nguyễn
Thị Hoàng Yến (2014), Chất lượng cuộc sống của người dân tại các địa bàn chịu tác
động của du lịch ở tỉnh Vĩnh Long, Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Trường Đại
học Cần Thơ.
Trần Duy (2012), Chất lượng cuộc sống dân cư và yếu tố tác động, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội
Hồ Bá Tâm (2016), Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với chất
lượng cuộc sống của người dân khu du lịch Vĩnh Long, Tạp chí Khoa học và xã hội,
Hà Nội
Vũ Khiêu (2016), Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội
Trần Kim Dung (2005), “Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong
điều kiện của Việt Nam”, Tạp chí phát triển khoa học. Tác giả thực hiện nghiên cứu
định lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho thấy có
7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc đó là (1) bản chất
công việc, (2) đào tạo và thăng tiến, (3) tiền lương,(4) lãnh đạo, (5) đồng nghiệp, (6)
phúc lợi công ty và (7) điều kiện làm việc. Trong 7 nhân tố thì 2 nhân tố được tác giả
kết luận là ảnh hưởng tới sự thõa mãn đối với công việc tại các doanh nghiệp đó là tiền
lương và điều kiện làm việc.Tuy nhiên trong giải pháp tác giả đưa ra hệ thống giải
pháp tác giả lại đưa ra khá chung chung, dàn trải trên tất cả các nhân tố, không tập
trung vào thực trạng của các doanh nghiệp trên địa bàn tại thời điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu của Châu Văn Toàn, (2009) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả
mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM, đã đưa ra mô hình gồm 7
nhân tố: thu nhập; đào tạo và thăng tiến; cấp trên; đồng nghiệp; đặc điểm công việc,
điều kiện làm việc; phúc lợi
Mô hình nghiên cứu của Phạm Thế Anh, Nguyễn Thị Hồng Đào, (2013) đưa ra
nghiên cứu phân tích tác động của các nhân tố đến sự gắn kết của người lao động với
doanh nghiệp, có 7 biến độc lập như: tuyển dụng; phân tích công việc; đào tạo; đánh
3
giá nhân viên; đãi ngộ và lương, thưởng; hoạch định nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến;
thu hút nhân viên tham gia hoạt động chung.
Mô hình nghiên cứu của Đỗ Phú Trần Tình và cộng sự, (2012) đưa ra mô hình
nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân viên trẻ
với doanh nghiệp, có 8 biến độc lập như thu nhập, mục tiêu nghề nghiệp, điều kiện
làm việc, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với lãnh đạo, mức độ trao quyền, khen
thưởng & phúc lợi, cơ hội thăng tiến.
Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Dung, Huỳnh Thị Cẩm Lý và Lê
Thị Thu Trang, (2014) đưa ra mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến sự
gắn kết với tổ chức của nhân viên khối văn phòng Thành Phố Cần Thơ, có 10 biến độc
lập như: lãnh đạo; quan hệ nhân viên; định hướng nhiệm vụ; đãi ngộ và khuyến khích;
đào tạo và phát triển; chia sẻ kiến thức; đặc điểm cá nhân;cơ hội việc làm; cơ cấu tổ
chức; môi trường làm việc; văn hóa tổ chức.
Nghiên cứu của Phạm Văn Lành, (2014) nghiên cứu sự gắn bó của kỹ sư xây
dựng với cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực xây dựng cơ bản tại tỉnh Quảng
Ngãi đã đề nghị mô hình với 1 yếu tố phụ thuộc là sự gắn bó của KSXD và 7 yếu tố
độc lập gồm các yếu tố: tính chất công việc, thu nhập, triển vọng phát triển, hỗ trợ
từ cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, điều kiện làm việc và sự trao quyền.
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề nghiên cứu chất lượng cuộc sống đã được nghiên cứu trên thế giới quan
tâm từ rất sớm nhưng ở các khía cạnh khác nhau như: mức sống, chỉ số phát triển con
người nhưng chưa thật đầy đủ với nghĩa chất lượng cuộc sống. Kể từ khi cách mạng
công nghiệp hình thành và phát triển đã nâng cao mức sống của con người và tạo nên
sự phân hóa sâu sắc giữ nhóm người giàu và nhóm người nghèo. Ngày nay, trên thế
giới người ta thường dùng chỉ số phát triển con người (HDI) để so sánh mức sống của
con người giữa các nước (Liên hợp quốc - UNDP, 1990).
Các thành phần của QWL của các nhà nghiên cứu khác nhau là khác nhau và
một mô hình nghiên cứu kiểm định ở các quốc gia khác nhau cũng có những thành
phần khác nhau (Daud, 2010). Các nhà nghiên cứu khác đã cố gắng để đo lường QWL
trong một loạt các thiết kế bằng cách sử dụng kết hợp các bảng câu hỏi khác nhau như
sự hài lòng công việc, cam kết tổ chức, ý định chuyển việc, công việc căng thẳng, sự
lôi cuốn công việc và cuối cùng vai trò công việc, xung đột, và sự quá tải của công
4
việc. Kalra và Ghosh (1984); Kahn (1981) xem xét một vài nội dung như: nội dung
nhiệm vụ, tính chất của công việc và số lượng và chất lượng thời gian giải trí được tạo
ra bởi các công việc (Kirkman, 1981), và thăng tiến (Kahn, 1981; Macarov, 1981).
Kalra và Ghosh (1984) nhấn mạnh môi trường làm việc vật lý bao gồm cả an toàn và
lành mạnh điều kiện làm việc, trong khi Cooper (1980) nhấn mạnh đảm bảo việc làm,
công bằng, và những đặc điểm cá nhân của nhân viên như các tính năng của một kinh
nghiệm chất lượng làm việc. Meta (1982), Kirkman (1981), và Macarov (1981) nhấn
mạnh đảm bảo việc làm, trả lương tốt, và lợi ích tương ứng (dẫn theo Wyatt, 2001).
Mirvis và Lawler (1984) cho rằng chất lượng cuộc sống công việc có liên quan
với sự hài lòng với mức lương, giờ và điều kiện làm việc, mô tả những "yếu tố cơ bản
của một chất lượng tốt của cuộc sống công việc" như môi trường làm việc an toàn, tiền
lương công bằng, bình đẳng và cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến. Taylor (1978) xác
định các thành phần thiết yếu của chất lượng cuộc sống công việc gồm các yếu tố cơ
bản bên ngoài công việc như tiền lương, giờ làm việc và điều kiện làm việc; và yếu tố
nội tại của bản chất của công việc. Ông cho rằng một số khía cạnh khác có thể được
thêm vào, bao gồm: năng lực cá nhân, nhân viên tham gia quản lý, tính công bằng và
sở hữu, hỗ trợ xã hội, sử dụng các kỹ năng hiện tại, tự phát triển, một tương lai có ý
nghĩa trong công việc, liên quan xã hội của công việc hoặc sản phẩm, ảnh hưởng của
hoạt động làm thêm giờ.
Anitha và Rao (1998) đánh giá những nghiên cứu mở rộng của Walton về chất
lượng cuộc sống công việc đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển các khái niệm
về QWL. Các yếu tố mà Walton đề xuất làm cho việc đo lường QWL trở nên dễ dàng
và mang tính thực tiễn bao gồm các yếu tố thu nhập công bằng và tương xứng, điều
kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Về phương diện phát triển cá nhân bao
gồm các yếu tố sử dụng năng lực cá nhân, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Về phương
diện thay đổi và duy trì hệ thống bao gồm các yếu tố hội nhập xã hội trong tổ chức, quy
tắc trong tổ chức, cân bằng cuộc sống công việc, mối liên quan xã hội của công việc.
Boonrod (2009); Timossi (2008) và Wichit (2007) xác định các thành phần của
chất lượng cuộc sống công việc bao gồm 8 yếu tố:Lương thưởng công bằng; Điều
kiện làm việc an toàn ; Sử dụng năng lực cá nhân; Cơ hội phát triển nghề nghiệp và
công việc đảm bảo; Hoà nhập xã hội trong tổ chức; Quy tắc trong tổ chức; Cân bằng
công việc và cuộc sống cá nhân
5
Wichit (2007) trình bày các khía cạnh của chất lượng cuộc sống công việc bao
gồm: Hài lòng về công việc nói chung; Sự thoả mãn về lương, phúc lợi, điều kiện làm
việc, cơ hội thăng tiến, an toàn công việc, đồng nghiệp, môi trường vật lý, trang thiết
bị, cơ hội phát triển kỹ năng, sự giám sát, cơ hội phát triển; Các đặc tính của công việc
như sự đa dạng kỹ năng, tính chất nhiệm vụ, tầm quan trọng của nhiệm vụ, quyền tự
chủ và sự phản hồi; Sự lôi cuốn công việc. Delamotte và Takezawa (1984, dẫn theo
Wichit 2007) phân chia những vấn đề của chất lượng cuộc sống công việc thành 5
thành phần: Mục tiêu truyền thống ;Đối xử công bằng tại nơi làm việc ; Tầm ảnh
hưởng đến quyết định ; Công việc đầy thách thức; Công việc và nhịp độ cuộc sống.
Sự gắn kết của nhân viên có thể có thể bằng nhiều cách, nhưng một trong
những cách sử dụng nhiều nhất là tổ chức được trả tiền nhiều hơn những gì nhân viên
kiếm được. Hansen (2002) lập luận rằng phải trả nhiều hơn cho người lao động để họ
có tài chính tốt hơn và nên giữ chân những nhân viên nồng cốt này để đạt được mục
tiêu kinh doanh. Ưu đãi ngắn hạn và dài hạn gắn với các mục tiêu của doanh nghiệp
theo đó sẽ giúp đội ngũ quản lý có tổ chức hơn và phát triển bền vững lâu dài. Lawler
II (2005) cho rằng ngày nay, các tổ chức đang cạnh tranh cho tài năng chứ không phải
là lòng trung bình của nhân viên. Họ đang tập trung vào việc thu hút, tuyển dụng và
giữ chân những nhân viên cốt lõi.
Mô hình nghiên cứu của Pendulwa, (2011) ở Nam Phi đưa ra mô hình nghiên
cứu các yếu tố tác động giữ chân nhân viên trong tổ chức, có các biến độc lập như:
Phát triển nghề nghiệp, tiền thù lao, ghi nhận tích cực, việc làm của nhân viên, quản lý,
tổ chức, nhân viên, chương trình giữ chân. Biến phụ thuộc là duy trì nhân viên Mục
đích của nghiên cứu này là để điều tra các yếu tố ảnh hưởng tới giữ chân nhân viên tại
DEDEA. Mẫu nghiên cứu bao gồm 781 nhân viên DEDEA. Tỷ lệ đáp ứng cho các câu
hỏi gửi qua email là 54%, 425 người trả lời. Sử dụng thang đo Likert, nghiên cứu này
bao gồm 40 câu hỏi chia thành hai phần: Phần 1 thông tin của người trả lời và phần 2
tập trung vào trả lời nội dung các yếu tố tác động đến sự duy trì của nhân viên, 5 tác
động đến duy trì nhân viên, cụ thể là: Phát triển nghề nghiệp, tiền công, công nhận,
tích cực tham gia và quản lý nhân viên. Các kết quả của bảng câu hỏi khảo sát cho
thấy phần lớn những người được hỏi đồng ý có các yếu tố tác động đến duy trì nhân
viên cụ thể là: Phát triển nghề nghiệp, tiền công, công nhận, tích cực tham gia và quản
lý nhân viên.
6
Prateek và cộng sự (2011) cho biết gắn kết tổ chức (quyền sở hữu, lòng trung
thành, sự gắn bó), yếu tố nghề nghiệp (sự nghiệp nhu cầu, con đường sự nghiệp, lập kế
hoạch và quản lý sự nghiệp), chất lượng cuộc sống và công việc (công bằng, điều kiện
làm việc, sự tham gia của công việc) là các nhân tố tác động trực tiếp đến gắn kết của
những nhân viên nồng cốt của doanh nghiệp.
Sophie Witter, Bùi Thị Thu Hà , Bakhuti Shengalia và Marko Vujicic, (2011).
Nghiên cứu này là một phần của một cuộc khảo sát thị trường lao động đã được tiến
hành ở Việt Nam từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 02 năm 2010. Nghiên cứu này có ba
giai đoạn. Kết quả của giai đoạn đầu tiên - các nghiên cứu văn học và xem xét định
tính, đưa vào các thiết kế của một cuộc khảo sát cấu trúc (giai đoạn hai) và đánh giá
ngẫu nhiên (giai đoạn thứ ba). Mục đích nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tuyển dụng và giữ lại các bác sĩ ở nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu
được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, ba công cụ đã được sử dụng các cuộc phỏng vấn ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (6 trả lời); phỏng vấn sâu của các bác sĩ
tại cấp huyện và cấp xã (11 trả lời); và thảo luận nhóm với các sinh viên y khoa (15 đại
biểu). Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và giữ chân bác sỹ tại nông thôn
Việt Nam được đưa ra nghiên cứu trong công trình như sau:Mức lương (số điểm: 9,2);
Điều kiện làm việc (số điểm: 7,7); Cơ hội đào tạo (số điểm: 5,3); Các khoản phụ cấp
(điểm số: 5);Phát triển nghề nghiệp (số điểm: 4,3);Điều kiện sống (số điểm: 3,7); Giám
sát và Quản lý (điểm: 0,8).Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy Mức lương có
mức ảnh hưởng cao nhất (số điểm: 9,2), Điều kiện làm việc có mức độ ảnh hưởng lớn
thứ hai (số điểm: 7,7), tiếp theo là Cơ hội đào tạo có mức ảnh hưởng lớn thứ ba (số
điểm: 5,3), Các khoản phụ cấp có mức độ ảnh hưởng lớn tiếp theo(điểm số: 5), Phát
triển nghề nghiệp có mức ảnh hưởng tương đối khá (số điểm: 4,3), nhân tố điều kiện
sống có mức độ ảnh hưởng tương đối (số điểm: 3,7) và thấp nhất là nhân tố giám sát
và Quản lý (điểm: 0,8).
1.2.3. Định vị nghiên cứu của luận văn
Mô hình nghiên cứu của tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng cuộc
sống, chất lượng cuộc sống công việc, các lý thuyết liên quan đến chất lượng cuộc
sống và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan trong và ngoài nước. Mô
hình nghiên cứu, thang chủ yếu áp dụng dựa trên các lý thuyết chất lượng cuộc sống,
nghiên cứu của dựa trên nền tảng nghiên cứu chất lượng cuộc sống của Mirvis, Lawler
7
(1984) và Anitha và Rao (1998) và khái niệm QWL dựa trên thuật ngữ “sự thoả mãn
nhu cầu” trên cơ sở phát triển lý thuyết nhu cầu của Maslow của Kalayanee (2007).
Wichit (2007) trình bày các khía cạnh của chất lượng cuộc sống công việc bao gồm:
Hài lòng về công việc nói chung; Sự thoả mãn về lương, phúc lợi, điều kiện làm việc,
cơ hội thăng tiến, an toàn công việc, đồng nghiệp, môi trường vật lý, trang thiết bị, cơ
hội phát triển kỹ năng, sự giám sát, cơ hội phát triển; Các đặc tính của công việc.
Boonrod (2009); Timossi (2008) xác định các thành phần của chất lượng cuộc sống
công việc với các yếu tố nổi bật như: Lương thưởng công bằng; Điều kiện làm việc an
toàn ; Cơ hội phát triển nghề nghiệp và công việc đảm bảo; Cân bằng công việc và
cuộc sống cá nhân. Ngoài ra Taguchi Y (2013) cũng đề cập đến tầm quan trọng của
cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân, đây là một trong những yếu tố quyết định
đến chất lượng cuộc sống công việc của nhân viên. Xuất phát từ thực trạng cuộc sống
còn nhiều khó khăn của nhân viên văn phòng trên địa bàn Tỉnh Bến Tre và nền tảng lý
thuyết và tổng quan của một số công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống, mô hình nghiên cứu được đề xuất dự định bao gồm các
biến nhân khẩu học, các biến số môi trường làm việc và các biến số môi trường sống.
1.3. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
nhân viên văn phòng tại tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của nhân viên văn phòng tại tỉnh Bến Tre
- Đề xuất các hàm ý ứng dụng nhằm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân viên văn phòng tại Bến Tre.
1.3.2. Các câu hỏi nghiên cứu
Vì Bến Tre là một địa phương chưa từng được khảo sát chất lượng cuộc sống,
cũng như chưa có nghiên cứu nào đi sâu giải thích chất lượng cuộc sống của người dân
tỉnh Bến Tre nói chung, của người lao động thuộc khối văn phòng nói riêng, nên đề tài
hướng đến trả lời các câu hỏi chung sau:
(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân viên văn
phong tại tỉnh Bến Tre, tầm quan trọng của chúng ra sao?
8
(2) Và để cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân viên văn phòng tại Bến Tre,
cần có các định hướng giải pháp nào trong thời gian tới?.
Việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên được kỳ vọng đáp ứng các mục tiêu
nghiên cứu đề ra.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng cuộc sống và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
nhân viên văn phòng tại tỉnh Bến Tre.
Đối tượng khảo sát: Nhân viên đang làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp và
cơ quan nhà nước.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp và cơ aun nhà nước trên
địa bàn Bến Tre.
Phạm vi thời gian
Dữ liệu khảo sát các nhân viên văn phòng đang làm việc tại Bến Tre được thu
thập trong quý 2, năm 2017.
Phạm vi nội dung: Tập trung vào các biến số thuộc môi trường làm việc, các
biến số nhân khẩu học và một số biến số khác thuộc môi trường sống (cơ sở hạ tầng,
chính quyền địa phương, môi trường tự nhiên….) ảnh hưởng đến chất lượng cuốc sống
của nhân viên.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
1.5.1. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị hiểu được những yếu tố nào
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân viên văn phòng trên địa bàn tỉnh Bến
Tre, từ đó hoạch định các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác.
1.5.2. Ý nghĩa lý luận
Trong nghiên cứu này tác giả đã hệ thống cơ sở lý thuyết về chất lượng cuộc
sống, chất lượng cuộc sống công việc, các lý thuyết liên quan đến chất lượng cuộc
sống và mô hình nghiên cứu thực tiễn khoa học có liên quan trong và ngoài nước đối
với chất lượng cuộc sống công việc của nhân viên.
9
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp
phân tích, so sánh dữ liệu thứ cấp. Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ
thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của nhân viên và thang đo các yếu tố này cho phù hợp với bối cảnh nghiên
cứu là địa bàn tỉnh Bến Tre. Dựa vào kết quả thảo luận nhóm, tác giả điều chỉnh thang
đo theo sự thống nhất của nhóm và tiến hành phỏng vấn thử 10 nhân viên tại 01đơn vị
chọn trước để điều chỉnh câu từ cho dễ hiểu trước khi phỏng vấn chính thức. Sau khi
nghiên cứu định tính và bảng câu hỏi chính thức được hình thành, tác giả tiến hành
khảo sát các nhân viên đang làm việc tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Mẫu
được thu thập thuận tiện sẽ được thực hiện phân tích mô hình kinh tế lượng. Bên cạnh
dữ liệu sơ cấp, các dữ liệu thứ cấp cũng được tác giả thu thập và dùng phương pháp so
sánh, tổng hợp,… để phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
của nhân viên. Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo,
Internet, tạp chí chuyên ngành, nguồn số liệu được thống kê từ cục thống kê,… có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng các phần mềm như:
Excel, Stata, SPSS 16.0 để xử lý, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đối
tượng điều tra là các nhân viên đang làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp và
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
câu hỏi. Vì điều kiện thời gian và chi phí và để dễ dàng tiếp cận với các đối tượng này,
người nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhân viên làm việc toàn thời gian trên địa bàn
thành phố Bến Tre; tỉnh Bến Tre. Ngoài ra mục tiêu của nghiên cứu chỉ xem xét mức
độ tác động của các thành phần chất lượng cuộc sống của nhân viên ở mức độ chung,
không nghiên cứu sự khác biệt của đối tượng khảo sát. Vì vậy quá trình lấy mẫu không
chú trọng vào việc phân nhóm các đối tượng khảo sát về cơ cấu giới tính, độ tuổi, trình
độ chuyên môn, chức danh thực hiện công việc, loại hình doanh nghiệp, thu nhập,
thâm niên công tác, ngành nghề.
Phương pháp thống kê mô tả kết hợp giữa tài liệu được công bố tại địa phương
cùng số liệu điều tra thu thập từ các đối tượng nghiên cứu qua bảng điều tra đã được
xử lý. Phương pháp xử lý số liệu: thống kê mô tả, thống kê so sánh, thống kê phân tích
nhằm xác định kết quả và đánh giá chất lượng cuộc sống của nhân viên văn phòng tại
10
tỉnh Bến Tre. Trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp phân tích tần số, so sánh các
số liệu thứ cấp của các sở, ban ngành có liên quan và một số đánh giá khách quan của
cộng đồng địa phương tại nơi nghiên cứu.
1.7. Cấu trúc của Luận văn
Luận văn là một nghiên cứu định lượng, cấu trúc gồm 5 Chương với nội dung
được mô tả vắn tắt như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này tác giả trình bày tính cấp thiết thực
hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, các câu hỏi nghiên
cứu đối với mô hình chất lượng cuộc sống của NVVP tại Tỉnh Bến Tre, phương pháp
nghiên cứu định lượng, ý nghĩa thực tiễn và lý luận của nghiên cứu .
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Đối với chương này tác giả tập trung đưa ra các
khái niệm chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống công việc, đo lường chất lượng
cuộc sống, chất lượng cuộc sống công việc, các lý thuyết về chất lượng cuộc sống
công việc. Lược khảo, tổng hợp các công trình nghiên cứu, đề xuất hướng nghiên cứu
và mô hình nghiên cứu lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày sơ đồ quy
trình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu nghiên cứu. Trình bày phương
pháp thu thập số liệu và các thang đo nghiên cứu, mã hóa thang đo, điểm đánh giá
thang đo nghiên cứu. Cuối cùng là trình bày phương pháp xử lý số liệu: thống kê mô
tả, phân tích độ tin cậy thang đo, nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy
Regression và các kiểm định.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày khái quát về mẫu
nghiên cứu là các NVVP tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bến Tre. Thực hiện
nghiên cứu với các bước: phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích tương quan, nhân tố
khám phá (EFA), phân tích hồi quy Regression và các kiểm định. Đánh giá kết quả mô
hình hồi quy, so sánh kết quả so với các nghiên cứu trước từ đó đưa ra hướng khuyến
nghị, đề xuất.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Đối với chương này tác giả trình bày tóm tắt
lại toàn bộ nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết hình thành nên kết quả nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu cụ thể. Phân tích khái quát kết quả nghiên cứu nổi bật từ đó đưa ra nhận
định đánh giá về kết quả nghiên cứu, đề xuất các hướng giải pháp dựa trên kết quả
nghiên cứu.
11
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1
Chương này tác giả trình bày lần lượt các nội dung: tính cấp thiết đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quan các công trình nghiên
cứu, đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra phương pháp nghiên cứu định lượng, tóm
tắt các nội dung về ý nghĩa thực tiễn và khoa học đề tài . Từ đó đề xuất cấu trúc trình
bày của luận văn.
12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.
Chất lượng cuộc sống công việc
2.1.1. Khái niệm chất lượng cuốc sống
Sống là một quá trình làm nảy sinh nhu cầu và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân
trong quan hệ với cộng đồng. Sống cũng là quá trình xác lập giá trị sống và kỹ năng
sống. Nhưng mức độ thỏa mãn về lượng và vê chất là khác nhau. Theo Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia: Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh
thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho
con người là một nỗ lực của các nhà nước (chính phủ), xã hội và cả cộng đồng quốc tế.
Thuật ngữ chất lượng cuộc sống được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao gồm
các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị.
Chất lượng cuộc sống không nên nhầm lẫn với khái niệm về mức sống, mà tiêu
chí là chủ yếu dựa vào thu nhập. Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của
cuộc sống bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà còn là môi
trường xã hội, môi trường sống, sức khỏe (về thể chất) và tinh thần, giáo dục, giải trí
và cuộc sống riêng tư.
Chất lượng cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng cuộc sống, một
khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người. Ngoài ra chất lượng cuộc sống
thường xuyên liên quan đến những khái niệm trừu tượng và đậm màu sắc chính trị như
tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền. Ngoài ra nó cũng liên quan đến chỉ số hạnh
phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ quan và khó để đo lường, thống
kê, người ta không thể cân đong đo đếm được và không nhất thiết phải là sự giàu có,
tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên được coi là một
thước đo duy nhất
Và có người cho rằng: Chất lượng sống (CLS) và Chất lượng cuộc sống
(CLCS) là khác nhau. Chất lượng sống là vấn đề hoàn toàn mang tính chủ quan. Theo
đó, mỗi người có quyền lựa chọn một thái độ sống phù hợp nhất với bản thân mình.
CLS không có mẫu số chung bởi mỗi cá nhân sẽ tự điều tiết, nhưng CLCS là vấn đề
khách quan, theo tôi hiểu là CLCS quốc gia. CLCS là một khái niệm khá mênh mông,
vừa là chuyện tổ chức xã hội - phạm trù chung nhưng vẫn rất riêng bởi tính chất cá
nhân chi phối. Nhưng lại nói: CLCS được định nghĩa như một cảm nhận có tính cách
chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên
13
Thực ra theo chúng tôi, theo nghĩa rộng, chất lượng sống hay chất lượng cuộc
sống theo chúng tôi, mà một, đó là hai cách nói chứ không phải là hai như có người
quan niệm. CLS, hay CLCS dung chỉ cho cả cá nhân và cũng là cho cà cuộc đồng/
quốc gia (tổng hợp chủa CLS cá nhân, tầng lớp). CLS hay CLCS đều vừa có tính
khách quan và vừa có tính chứ quan tùy theo góc độ xem xét. Và CLS cá nhân cũng
không tách rời các quyền của con người, các quan hệ xã hội mà phải bao hàm nó. CLS
không nên hiểu theo nghĩa quá hẹp “chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người”.
Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc hiện tại của con người tùy thuộc vào mức
thu nhập, vào các điều kiện kinh tế và tài chính. Nhưng vấn đề là điều kiện sống có
thoải mái hay không? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe, vào môi trường xã hội, vào
kiến thức của từng người, vào các hoạt động văn hóa, vào thời gian để giải trí, nói
chung là vào rất nhiều yếu tố không thể cân, đong, đo, đếm bằng tiền bạc. Một số tiêu
chí khác có thể phản ánh chất lượng cuộc sống như: HDI, GDP (GDP bình quân đầu
người và hộ gia đình, chỉ số nghèo đói), chỉ số giáo dục (gồm tỷ lệ người biết chữ,
trình độ văn hóa và tay nghề, số người mù chữ, số năm đến trường, cơ sở hạ tầng cho
giáo dục), Chỉ số tuổi thọ (gồm tuổi thọ, sức khỏe, y tế và các dịch vụ y tế, chăm sóc
sức khỏe, cơ sở hạ tầng cho y tế), và một số tiêu chí khác như chỉ số calo bình quân
đầu người - phản ánh tình trạng no đủ và chất lượng bữa ăn đầu người, điều kiện sử
dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước sinh hoạt (nước sạch, nước lọc, nước máy, nước
ngầm, nước giếng...) là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều kiện về nhà ở,
chỗ ở của con người (bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở), ngoài ra còn các
công trình công cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ sinh công cộng, nhà ở xã
hội.... và các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho cuộc sống vật chất và
tinh thần của con người.
Theo Liên Hiệp Quốc: Có lẽ biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến nhất để
đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người (HDI), với các nội
dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để nâng cao cuộc
sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định. HDI được sử dụng bởi Chương
trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp
Quốc. Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống.
Trong khi đó, WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality of life100), mức độ hạnh phúc gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí với ba
nhóm là:
14
1) Mức độ sảng khoái về thể chất gồm: Sức khỏe, tinh thần, ăn uống, ngủ, nghỉ,
đi lại (giao thông, vận tải), thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe);
2) Mức độ sảng khoái về tâm thần: yếu tố tâm lý, yếu tố tâm linh (tín ngưỡng,
tôn giáo);
3) Mức độ sảng khoái về xã hội gồm: các mối quan hệ xã hội, môi trường sống
(bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi
trường thiên nhiên)
Một cuộc sống có chất luợng, ngoài sự an nhiên không âu lo, còn là cảm nhận
yêu thương, không sân hận oán thù hay bất mãn, không khát khao chiếm hữu bất cứ
một điều gì, và luôn hiểu rằng không có điều gì là bất biến cũng như tất cả đều tái sinh.
Cuộc sống đầy rẫy những đam mê không bao giờ đem lại cho ta sự an lành. Nhưng cái
tâm từ bi, lòng bao dung, sự tha thứ và ước muốn đem lại niềm vui cho người khác lại
chính là những hạt mầm hạnh phúc trong tâm hồn chúng ta. Đừng bao giờ yêu chính
bản thân mình nhiều hơn yêu
những người thân quanh mình, khi ấy sẽ nhận ra
mình đang sống những ngày sống thật sự có chất luợng
Những nhân tố chung tác động đến chất lượng cuộc sống thể hiện ra một hệ
thống các nhân tố cụ thể, có thể quan sát được và đó là:
1) Việc làm, năng suất lao động, thu nhập;
2) Sức khỏe, dịch vụ chữa bệnh, nơi nằm chữa bệnh, thuốc men, thái độ của
bệnh viện, khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân, gia đình;
3) Nơi ăn chốn ở như nhà cửa, phương tiện phục vụ nghỉ ngơi, ăn ngủ, vệ sinh;
bữa ăn đảm bản năng lượng cơ thể đã tiêu hao, mức độ ngon miệng, an toàn thực phẩm;
4) Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp;
5) Thể chế, môi trường xã hội và năng lực thực hiện tự do cá nhân, thực hiện
quyền bình đẳng, quyền dân chủ (quyền thông tin, phát biểu ý kiến, sự tôn trọng khác
biệt) trong gia đình, cộng đồng;
6) Văn hóa sống của bản thân (năng lực, lẽ sống, lý tưởng, nhu cầu, tính tự chủ,
ý chí vươn lên, kỷ năng sống,.).
2.1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống
2.1.2.1. HDI - một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia và thế giới. Việc lựa chọn các tiêu chí phản ánh sự phát triển
15