Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ương nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá hồng mỹ (sciaenops ocellatus linnaeus, 1766) từ giai đoạn cá bột lên cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.37 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN MẠNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus LINNAEUS, 1766)
TỪ GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN MẠNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ HỒNG MỸ (Sciaenops ocellatus LINNAEUS, 1766)
TỪ GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:


60620301

Quyết định giao đề tài:

386/QĐ-ĐHNT ngày 20/04/2017

Quyết định thành lập HĐ:

1230/QĐ-ĐHNT ngày 30/11/2017

Ngày bảo vệ:

14/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGÔ VĂN MẠNH
Chủ tịch Hội đồng:
TS. LỤC MINH DIỆP
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của một số biện
pháp kỹ thuật ương nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá hồng Mỹ (Sciaenops
ocellatus Linnaeus, 1766) từ giai đoạn cá bột lên cá giống” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
cho tới thời điểm này. Đề tài được sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài Nghiên cứu khoa học cấp
tỉnh “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus)

tại Khánh Hòa” do TS. Ngô Văn Mạnh làm chủ nhiệm.
Nha Trang, ngày 01 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mạnh

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Viện Nuôi
trồng Thủy sản và quý thầy, cô trong Viện Nuôi trồng Thủy sản đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Ngô Văn Mạnh, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các
thành viên của Trại sản xuất giống Hải sản, Đường Đệ, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh
Hòa tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên và
giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 01 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mạnh

iv


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................... xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. Sơ lược một vài đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu ......................4
1.1.1. Phân loại và phân bố ....................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ..........................................................4
1.1.3. Một số đặc điểm sinh học sinh sản ..............................................................5
1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá hồng Mỹ...............................................5
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................................5
1.2.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................7
1.3. Những nghiên cứu về một số đặc điểm phát triển và sự hình thành đường tiêu
hóa của ấu trùng cá biển .................................................................................8
1.3.1. Các giai đoạn biến đổi hình thái và quá trình hình thành đường tiêu hóa của
ấu trùng cá biển ............................................................................................8
1.3.2. Sự tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu..............................................................10
1.3.3. Sự biến đổi kích thước miệng ....................................................................11

v


1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt đồng
loại trong ương giống cá biển .........................................................................12
1.4.1. Mật độ ương ...............................................................................................12

1.4.2. Thức ăn và chế độ cho ăn ..........................................................................13
1.4.3. Chế độ chiếu sáng ......................................................................................15
1.4.4. Mức độ phân đàn .......................................................................................15
1.4.5. Các yếu tố khác ..........................................................................................16
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................18
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................18
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................19
2.3.1. Nguồn cá làm thí nghiệm ...........................................................................19
2.3.2. Phương pháp thực hiện nội dung nghiên cứu ............................................19
2.3.2.1. Quan sát một số đặc điểm phát triển và sự hình thành đường tiêu hóa của
cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá hương ............................................19
2.3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn
thịt lẫn nhau của cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá giống .................20
2.3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ ương, thời gian chiếu sáng trong ngày và mức độ
phân đàn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt lẫn nhau của cá
hồng Mỹ giai đoạn cá giống ......................................................................25
2.4. Phương pháp xác định các thông số môi trường và chỉ tiêu .....................29
2.4.1. Phương pháp xác định các thông số môi trường ..................................29
2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ............................................................30
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................31

vi


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................32
3.1. Quan sát một số đặc điểm phát triển và sự hình thành đường tiêu hóa của cá
hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá hương...................................................32
3.1.1. Các giai đoạn biến đổi hình thái và sự hình thành đường tiêu hóa ở ấu trùng
cá hồng Mỹ ................................................................................................32

3.1.2. Sự tiêu biến kích thước noãn hoàng, giọt dầu, biến đổi kích thước miệng,
chiều dài thân và thời điểm cho ăn các loại thức ăn phù hợp ở ấu trùng cá
hồng Mỹ .....................................................................................................35
3.2. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn
thịt lẫn nhau của cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá giống....................37
3.2.1. Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đầu tiên lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá
hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá hương ................................................37
3.2.2. Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn thức ăn sống từ luân trùng sang ấu trùng
Artemia lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt lẫn nhau của cá
hồng Mỹ giai đoạn cá hương .....................................................................39
3.2.3. Ảnh hưởng của thời điểm tập chuyển đổi từ thức ăn sống (ấu trùng Artemia)
sang thức ăn tổng hợp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt lẫn
nhau của cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá hương lên cá giống ........................42
3.2.4. Ảnh hưởng của số lần cho ăn trong ngày lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện
tượng ăn thịt lẫn nhau của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống .......................47
3.3. Ảnh hưởng của mật độ ương, thời gian chiếu sáng trong ngày và mức độ phân
đàn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt lẫn nhau của cá hồng Mỹ
giai đoạn cá giống ........................................................................................52
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn
thịt lẫn nhau của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ......................................52
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày lên sinh trưởng, tỷ lệ sống
và hiện tượng ăn thịt lẫn nhau của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ..........57

vii


3.3.3. Ảnh hưởng của mức độ phân đàn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng
ăn thịt lẫn nhau của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống .................................61
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .................................................66
4.1. Kết luận ........................................................................................................66

4.2. Đề xuất ý kiến ..............................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................68
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DHA

(C22:6n-3)

Axít docosahexaenoic

EPA

(C20:5n-3)

Axít eicosapentaenoic

HUFA (high unsaturated fatty acids) Axít béo có mức chưa no cao

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chế độ cho ăn thức ăn sống từ luân trùng sang ấu trùng Artemia giai đoạn từ
4 đến 20 ngày tuổi. Lượng thức ăn sử dụng: luân trùng và ấu trùng Artemia tính
theo cá thể/mL/ngày..............................................................................................21

Bảng 2.2. Chế độ tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn tổng hợp giai đoạn từ 13
đến 21 ngày tuổi. Lượng thức ăn sử dụng: ấu trùng Artemia tính theo cá
thể/mL/ngày, thức ăn tổng hợp NRD tính theo g/1.000 ấu trùng cá/ngày ...........23
Bảng 2.3. Thời gian chiếu sáng và cho cá ăn trong ngày ..............................................26
Bảng 3.1. Sinh trưởng, hệ số phân đàn và tỷ lệ sống của cá hồng Mỹ ở thời điểm cho ăn
đầu tiên khác nhau theo thời gian nuôi .................................................................38
Bảng 3.2. Sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá hồng Mỹ khi cho ăn thức ăn sống từ
luân trùng sang ấu trùng Artemia ở thời điểm khác nhau theo thời gian nuôi .....40
Bảng 3.3. Tỷ lệ sống, tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ dị hình của cá hồng Mỹ khi cho ăn thức ăn
sống từ luân trùng sang ấu trùng Artemia ở thời điểm khác nhau theo thời gian nuôi
...............................................................................................................................42
Bảng 3.4. Sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá hồng Mỹ khi tập chuyển đổi từ thức ăn
sống (Artemia) sang thức ăn tổng hợp NRD ở thời điểm khác nhau theo thời gian
nuôi .......................................................................................................................44
Bảng 3.5. Tỷ lệ sống, tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ dị hình của cá hồng Mỹ khi tập chuyển đổi
từ thức ăn sống (Artemia) sang thức ăn tổng hợp NRD ở thời điểm khác nhau theo
thời gian nuôi ........................................................................................................46
Bảng 3.6. Sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ở số lần
cho ăn khác nhau...................................................................................................48
Bảng 3.7. Tỷ lệ sống, tỷ lệ hao hụt và sinh khối của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ở số
lần cho ăn khác nhau .............................................................................................50
Bảng 3.8. Sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ở mật độ
ương khác nhau .....................................................................................................53

x


Bảng 3.9. Tỷ lệ sống, tỷ lệ hao hụt và sinh khối của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ở
mật độ ương khác nhau .........................................................................................55
Bảng 3.10. Sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ở thời

gian chiếu sáng trong ngày khác nhau ..................................................................58
Bảng 3.11. Tỷ lệ sống, tỷ lệ hao hụt và sinh khối của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ở
thời gian chiếu sáng trong ngày khác nhau...........................................................60
Bảng 3.12. Sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ở mức độ
phân đàn khác nhau...............................................................................................62
Bảng 3.13. Tỷ lệ sống, tỷ lệ hao hụt và sinh khối của cá hồng Mỹ giai đoạn cá giống ở
mức độ phân đàn khác nhau .................................................................................64

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu ............................................................................18
Hình 3.1. Các giai đoạn phát triển từ khi nở đến khi hoàn chỉnh về mặt hình thái và sự
hình thành dạ dày ở ấu trùng cá hồng Mỹ ............................................................34
Hình 3.2. Sự biến đổi kích thước noãn hoàng, giọt dầu và độ mở miệng của ấu trùng cá
hồng Mỹ theo thời gian .........................................................................................36
Hình 3.3. Sự biến đổi độ mở miệng và chiều dài thân của ấu trùng cá hồng Mỹ theo ngày
tuổi và thời điểm cho ăn các loại thức ăn phù hợp ...............................................36
Hình 3.4. Tỷ lệ chết do tổn thương của ấu trùng cá hồng Mỹ khi tập chuyển đổi thức ăn
ở thời điểm khác nhau theo thời gian nuôi ...........................................................46
Hình 3.5. Tỷ lệ chết của cá hồng Mỹ (a) giai đoạn 21 – 31 ngày tuổi, (b) giai đoạn 31 –
41 ngày tuổi và (c) giai đoạn 41 – 51 ngày tuổi ở mật độ ương khác nhau .........55
Hình 3.6. a) Sinh trưởng chiều dài thân và b) hệ số phân đàn theo chiều dài thân của cá
hồng Mỹ giai đoạn cá giống theo thời gian nuôi ở điều kiện chiếu sáng trong ngày
khác nhau ..............................................................................................................58
Hình 3.7. Tỷ lệ chết của cá hồng Mỹ (a) giai đoạn 21 – 31 ngày tuổi, (b) giai đoạn 31 –
41 ngày tuổi và (c) giai đoạn 41 – 51 ngày tuổi ở thời gian chiếu sáng trong ngày
khác nhau ..............................................................................................................60


xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá hồng Mỹ là loài có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon và được thị trường ưa
chuộng. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồng Mỹ đã được thực hiện nhưng sản lượng
con giống tạo ra chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của người nuôi. Trong sản xuất
giống cá biển nói chung và cá hồng Mỹ nói riêng, việc nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng
và chất lượng con giống có vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ương nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá
hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) từ giai đoạn cá bột lên cá giống”
được thực hiện với mục tiêu: (1) Xác định thời gian cá tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu,
thời gian cá mở miệng, sự phát triển kích thước miệng và thời gian hình thành dạ dày;
(2) Xác định sự ảnh hưởng của chế độ cho ăn, mật độ nuôi, thời gian chiếu sáng trong
ngày, mức độ phân đàn của cá lên sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt nhau
trong quần đàn cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá giống.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Quan sát một số đặc điểm phát triển và sự hình thành đường tiêu hóa của cá hồng
Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá hương.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện
tượng ăn thịt nhau của cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá giống.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, thời gian chiếu sáng trong ngày, mức
độ phân đàn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt nhau của cá hồng
Mỹ giai đoạn cá giống.
Nghiên cứu đã đạt được kết quả:
1. Ấu trùng cá hồng Mỹ sau khi nở (Chiều dài thân đạt 2,25 mm) có kích thước
noãn hoàng: dài 0,59 mm, rộng 0,41 mm và đường kính giọt dầu đạt 0,25 mm. Sau khi
nở 84 giờ, ấu trùng cá có kích thước noãn hoàng: dài 0,01 mm, rộng 0,01 mm và đường
kính giọt dầu đạt 0,03 mm. Kích thước noãn hoàng và giọt dầu hoàn toàn biến mất sau
khi nở 96 giờ. Ấu trùng cá hồng Mỹ mở miệng sau khi nở 24 giờ với độ mở miệng đạt

0,15 mm. Ở 15 ngày tuổi, sự hình thành dạ dày gần như hoàn chỉnh và sau thời gian này
có thể tiến hành tập chuyển đổi thức ăn tổng hợp cho ấu trùng cá hồng Mỹ.

xiii


2. Thời điểm cho ấu trùng cá hồng Mỹ ăn đầu tiên sau khi nở 30 giờ giúp cá có sức
sống và sinh trưởng tốt ở những giai đoạn tiếp theo. Thời điểm cho ăn thức ăn sống từ
luân trùng sang ấu trùng Artemia tốt nhất vào 8 ngày tuổi, cho cá ăn ấu trùng Artemia ở
thời điểm này giúp nâng cao tỷ lệ sống, giảm hệ số phân đàn, đồng thời chủ động hơn
về nguồn thức ăn sống. Thời điểm tập chuyển đổi thức ăn sống (ấu trùng Artemia) sang
thức ăn tổng hợp phù hợp nhất vào ngày tuổi thứ 15, tập chuyển đổi thức ăn tổng hợp
vào ngày giúp cá đảm bảo được tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống tương đối cao và giảm
hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn đồng thời giảm bớt được chi phí thức ăn
(Artemia). Cá hồng Mỹ giống giai đoạn ương có chiều dài thân từ cỡ 10 – 20 mm nên
cho cá ăn 6 lần/ngày và giai đoạn ương có chiều dài thân từ cỡ 20 – 40 mm nên cho cá
ăn 4 lần/ngày để cá sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và giảm hiện tượng ăn thịt lẫn nhau
trong quần đàn, ngoài ra còn làm giảm chi phí sản xuất giống.
3. Để hạn chế hiện tượng ăn thịt đồng loại trong quần đàn cá hồng Mỹ thì mật độ
ương ở giai đoạn cá đạt chiều dài thân từ cỡ 10 – 20 mm là 10 con/L, giai đoạn cá đạt
chiều dài thân từ cỡ 20 – 26 mm là 8 con/L và giai đoạn cá đạt chiều dài thân từ cỡ 26
– 40 mm là 2 con/L được coi là phù hợp nhất. Thời gian chiếu sáng trong ngày ở giai
đoạn cá đạt chiều dài thân từ cỡ 10 – 26 mm là 10 giờ/ngày và giai đoạn cá đạt chiều dài
thân từ cỡ 26 – 40 mm là 16 giờ/ngày sẽ hạn chế hiện tượng ăn thịt đồng loại, nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế. Giai đoạn ương cá hồng Mỹ giống đạt chiều dài thân từ
cỡ 10 – 40 mm thì cá có mức độ đồng đều cao (hệ số phân đàn thấp từ 5,72 – 9,44 %
tương ứng với tỷ lệ nhóm cá nhỏ:vừa:lớn là 5%:90%:5%) sẽ hạn chế hiện tượng ăn thịt
lẫn nhau và sinh trưởng tốt hơn so với việc ương các nhóm cá có sự chênh lệch lớn về
kích thước trong quần đàn.
Từ khóa: Sciaenops ocellatus, chế độ cho ăn, mật độ ương, thời gian chiếu sáng

trong ngày, mức độ phân đàn.

xiv


MỞ ĐẦU
Cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) hay còn gọi là cá đù đỏ, tên
tiếng Anh là Red drum thuộc họ cá lù đù Sciaenidae, bộ cá vược Perciformes. Cá hồng
Mỹ phân bố nhiều ở phía Bắc vịnh Mêxicô và phía Đông – Nam nước Mỹ thuộc vùng
biển Đại Tây Dương [95, 101, 118], đối tượng này được sản xuất giống đầu tiên tại Mỹ
vào năm 1987 [128]. Cá hồng Mỹ là loài rộng muối, rộng nhiệt, có thể sống được ở độ
mặn từ 0 – 35 ‰, nhiệt độ từ 10 – 30 oC, nhu cầu oxy hòa tan trên 2,5 mg/L [87]. Cá
hồng Mỹ có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao nên đã trở thành đối
tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước thuộc châu Á – Thái Bình Dương [8, 15]. Theo báo
cáo của FAO, sản lượng nuôi cá hồng Mỹ trên thế giới không ngừng tăng qua các năm,
trong năm 2004 đạt 40.649 tấn, giá trị trên 55,791 triệu USD, đến năm 2014 đạt 72.819
tấn, giá trị gần 100 triệu USD, các nước nuôi nhiều cá hồng Mỹ như Trung Quốc, Israel,
Mauritius, Mayotte và Mỹ chiếm hơn 94 % tổng sản lượng nuôi loài cá này [43, 44].
Mặc dù cá hồng Mỹ không phân bố tự nhiên tại Việt Nam, nhưng do giá trị kinh
tế cao, sinh trưởng nhanh, sử dụng tốt thức ăn tổng hợp và nuôi được ở các thủy vực
nước mặn, lợ, phù hợp với nhiều người nuôi. Với giá bán cá thương phẩm trên thị trường
100.000 – 120.000 đồng/kg và thị hiếu người tiêu dùng hiện nay hướng tới sản phẩm
sạch, nuôi trong môi trường ít ô nhiễm, cá hồng Mỹ sẽ là mặt hàng thủy sản được lựa
chọn hàng đầu. Với nhiều ưu điểm trên, nên năm 1999, loài cá này đã được Viện nghiên
cứu Hải sản Hải Phòng di nhập từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc về nuôi. Đến năm 2003,
Trạm nghiên cứu Thủy sản nước lợ – Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã sản
xuất giống thành công; và từ năm 2014 – 2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh
Hòa phối hợp với Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang đã sản xuất
giống nhân tạo thành công tại Khánh Hòa, đáp ứng được phần nào nhu cầu con giống
phục vụ nuôi tại địa phương và một số vùng lân cận [8]. Tuy nhiên, sinh trưởng và tỷ lệ

sống trong quá trình ương nuôi cá hồng Mỹ vẫn còn thấp [8]. Mặt khác, hiện tượng ăn
thịt nhau trong quần đàn cá hồng Mỹ là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sống thấp [91].
Hiện tượng này có liên quan đến mật độ ương, chế độ cho ăn, chế độ chiếu sáng và
phương pháp phân cỡ. Đã có một số nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, cỡ cá thả,
chế độ chiếu sáng, chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt nhau
trong quần đàn của một số loài cá khác nhau ương trong hệ thống bể thí nghiệm và lồng
1


trên biển như cá chim vây dài Trachinotus blochii [5], cá Centropomus parallelus [35],
cá tuyết Đại Tây Dương Gadus morhua [47], cá chẽm Châu Âu Dicentrarchus labrax
[54], cá mú đen chấm nâu Epinephelus coioides [64], cá ngừ vây xanh Thunnus
orientalis [69], cá hồi chấm nhỏ Cynoscion nebulosus [99], cá chẽm Lates calcarifer
[119] và cá Sebastes schlegelii [144]. Những thông tin này sẽ là cơ sở cho nghiên cứu
những biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá hồng Mỹ trong hệ
thống ương hở.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài Luận văn thạc sĩ: “Đánh giá ảnh hưởng của
một số biện pháp kỹ thuật ương nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá hồng Mỹ
(Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) từ giai đoạn cá bột lên cá giống” được thực
hiện.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Xác định thời gian cá tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu, thời gian cá mở miệng, sự
phát triển kích thước miệng và thời gian hình thành dạ dày.

-

Xác định sự ảnh hưởng của chế độ cho ăn, mật độ nuôi, thời gian chiếu sáng
trong ngày, mức độ phân đàn của cá lên sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng

ăn thịt nhau trong quần đàn cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá giống.
Nội dung nghiên cứu:
1. Quan sát một số đặc điểm phát triển và sự hình thành đường tiêu hóa của cá
hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá hương.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện
tượng ăn thịt nhau của cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá giống.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, thời gian chiếu sáng trong ngày, mức
độ phân đàn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiện tượng ăn thịt nhau của cá hồng
Mỹ giai đoạn cá giống.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Về mặt khoa học, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, Luận văn đã góp

phần làm sáng tỏ thêm về đặc điểm phát triển, dinh dưỡng, sinh trưởng và hiện tượng
ăn thịt lẫn nhau của cá hồng Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá giống.

2


Về mặt thực tiễn, Luận văn đã góp phần hoàn thiện thêm công nghệ sản xuất giống
cá hồng Mỹ cũng như chất lượng con giống. Qua đó, thúc đẩy việc phát triển sản xuất
giống cá hồng Mỹ trên quy mô thương mại.

3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

Sơ lược một vài đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu


1.1.1. Phân loại và phân bố
Cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus, Linnaeus, 1766) hay còn gọi là cá đù đỏ, tên
tiếng Anh là Red drum thuộc họ cá lù đù Sciaenidae, bộ cá vược Perciformes. Cá hồng
Mỹ là loài cá rộng nhiệt, rộng muối, phân bố nhiều ở phía Bắc vịnh Mêxicô và phía
Đông – Nam nước Mỹ thuộc vùng biển Đại Tây Dương [95, 101, 118]. Trong những
năm gần đây đối tượng này đã được di nhập vào các nước trong khu vực như: Đài Loan,
Trung Quốc, Việt Nam… và nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế khá
quan trọng trong khu vực. Họ cá này cũng được tìm thấy ở các vùng nước đại dương ôn
đới và nhiệt đới. Chúng sống đáy vùng ven bờ, vùng đá ngầm ven bờ, nơi có dòng nước
ấm. Cũng có thể thấy chúng sống ở các vùng đáy cát, đá cứng, vùng hỗn hợp bùn cát
hoặc vùng đá san hô chết. Phân bố ngang thì chúng sống từ đáy ven bờ cho đến các rạn
đá hoặc bãi san hô chết ở độ sâu tới 50 – 60 m nước. Cũng có loài, ban đầu ở các vùng
cửa sông, phát triển lớn hơn chuyển ra các vùng nước sâu hơn, có khi tới độ sâu 150 m
nước [15, 87, 102].
Sự phân bố cá hồng Mỹ trên thế giới trong những năm gần đây được thể hiện ở
phụ lục 1 [94].
1.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá hồng Mỹ là loài cá dữ ăn thịt, thức ăn ưa thích của cá trưởng thành ngoài tự
nhiên là cá nhỏ, mực và giáp xác. Giai đoạn nhỏ thức ăn chủ yếu là động vật phù du như
luân trùng, Copepoda… Cỡ cá lớn hơn ăn các loài tôm, cá nhỏ. Trong điều kiện nuôi,
thức ăn cho cá con ngoài sinh vật phù du (vi tảo, luân trùng, Copepoda và ấu trùng
Artemia), còn sử dụng các loại thức ăn tổng hợp khi cá đạt cỡ 10 mm trở đi, giai đoạn
nuôi thương phẩm cá hồng Mỹ cũng sử dụng tốt các loại thức ăn tổng hợp có hàm lượng
protein từ 40 – 45 % hoặc cá tạp [8, 15, 43, 61, 71, 102].
Cá hồng Mỹ sinh trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn nhất bắt gặp ngoài tự nhiên
là 155 cm, nặng 45 kg. Cá sinh trưởng chậm ở giai đoạn đầu và tăng nhanh sau khi đạt
cỡ 50 g trở lên. Ấu trùng cá hồng Mỹ sau 3 ngày tuổi chiều dài thân (Standard length –
SL) đạt 2,5 mm, sau 10 ngày tuổi SL đạt 4,2 mm, sau 14 ngày tuổi SL đạt 5,1 mm, và
4



sau 21 ngày tuổi đạt SL đạt 10 mm [59, 61]. Cỡ cá 6 – 8 g nuôi bằng thức ăn tổng hợp
có hàm lượng protein 40 % và lipid 10 % sau 1 năm nuôi thâm canh trong ao đạt khối
lượng từ 1,0 – 1,3 kg, năng suất 9 – 24 tấn/ha, tỷ lệ sống 88,7 – 94,9 %, hệ số thức ăn
(FCR) 2,15 – 2,60. Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, cá sinh trưởng chậm
hơn, sau 1 năm đạt 0,9 – 1,2 kg [8, 15, 124].
1.1.3. Một số đặc điểm sinh học sinh sản
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá hồng Mỹ ở vùng địa lý khác nhau là khác
nhau. Ví dụ, ở châu Á mùa vụ sinh sản từ tháng 1 đến tháng 4, trong khi tại Bắc Trung
Mỹ là từ tháng 8 đến tháng 12. Quá trình sinh sản của cá hồng Mỹ tuân theo chu kỳ
trăng hàng tháng như nhiều loài cá biển khác, khi sinh sản con đực thường tạo âm thanh
trong bụng giống như tiếng trống để kích thích con cái đẻ trứng. Bãi đẻ của cá thường
là vùng nước có độ mặn, nhiệt độ nước, tốc độ dòng chảy và các yếu tốt luôn ổn định
[11, 70, 102, 120].
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá hồng Mỹ ngoài tự nhiên từ 3,5 – 5
năm, khối lượng từ 4 – 6 kg. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhân tạo tại Vũng Ngán,
Nha Trang, Khánh Hóa cá có thể thành thục sớm hơn. Sức sinh sản của cá hồng Mỹ phụ
thuộc lớn vào tuổi, kích thước cá bố mẹ, cũng như chế độ dinh dưỡng, thông thường
mỗi lần đẻ một cá cái sản xuất được 49.224 – 380.435 trứng/kg cá cái [8]. Cá hồng Mỹ
là loài đẻ trứng nổi, trứng sau khi đẻ sẽ nổi trong môi trường nước nhờ giọt dầu, đường
kính trứng sau khi trương nước 0,9 – 1,0 mm [57, 59, 70].
1.2.

Tình hình sản xuất giống và nuôi cá hồng Mỹ

1.2.1. Trên thế giới
-

Sản xuất giống
Cá hồng Mỹ là loài nuôi phổ biến ở Mỹ, cá được sản xuất giống lần đầu tiên tại


Mỹ năm 1978, đến năm 1985 được di nhập vào Martinique. Cá bố mẹ được bắt ngoài tự
nhiên có khối lượng từ 5 – 7 kg, đưa vào nuôi vỗ trong bể cho ăn bằng cá tươi, khi cá
thành thục sinh dục tiêm kích dục tố kích thích sinh sản, bình quân một cá cái sinh sản
từ 500.000 – 3.500.000 trứng/lần đẻ. Trứng sau khi nở được đưa vào ương theo hình
thức thâm canh trong các bể đặt trong nhà theo mô hình nước trong hay nước xanh hoặc
ương trong ao ngoài trời. Ấu trùng cá được ương với mật độ ương từ 15 – 30 con/L,
5


thức ăn là vi tảo, luân trùng, ấu trùng Artemia làm giàu DHA và EPA, tỷ lệ sống lên cá
giống dao động từ 5 – 17 % [128].
Cá hồng Mỹ được di nhập vào Đài Loan từ bang Texas, Mỹ vào năm 1987 và cho
sinh sản tự nhiên thành công vào năm 1991. Ấu trùng cá được nuôi trong bể với mật độ
20 – 50 con/L hoặc ngoài ao có diện tích 300 – 500 m2 với mật độ 1 – 5 con/L, thức ăn
cho cá con là vi tảo, luân trung, Copepoda, ấu trùng Artemia, sau 30 – 40 ngày ương cá
đạt cỡ 3 – 4 cm, tỷ lệ sống từ 5 – 30 %, sau đó cá được chuyển ra ương trong ao đất lên
cỡ 6 – 8 cm trước khi đưa ra nuôi thương phẩm. Đến nay kỹ thuật sản xuất giống nhân
tạo đã hoàn thiện, hàng năm sản xuất được trên 30 triệu con giống, giá cá giống từ 0,01
– 0,02 USD [92, 146]. Trong khi đó Trung Quốc sản xuất thành công vào năm 1996,
mỗi năm sản xuất được hàng trăm triệu con giống phục vụ cho nhu cầu nuôi trong nước
và xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á [62].
-

Nuôi thương phẩm
Cuối những năm 1980 đầu 1990, cá hồng Mỹ được phát triển nuôi trong các ao

nước lợ tại Mỹ, cỡ cá thả ban đầu 1 g, cho ăn bằng thức ăn tổng hợp, sau 11 tháng nuôi
cá đạt cỡ thương phẩm trên dưới 1 kg, tuy nhiên hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong quá
trình nuôi là nguyên nhân chính làm tỷ lệ hao hụt của cá cao. Nghiên cứu của Tucker Jr

& cộng sự [136] cho thấy, cá dưới 1 g, cho ăn thức ăn dạng viên có hàm lượng protein
từ 35 – 51 %, cho ăn từ 3,7 – 6,5 % khối lượng thân, cá sinh trưởng nhanh khi cho ăn
thức ăn có hàm lượng protein cao, hệ số FCR từ 1,05 – 1,60, với cá kích thước lớn từ 1
– 34 g, cho ăn thức ăn có protein từ 35 – 45 %, tỷ lệ sống từ 98 – 100 %, hệ số FCR từ
1,2 – 2,7. Trong khi đó, cá có khối lượng 60 g nuôi bằng thức ăn tổng hợp, sau thời gian
nuôi 11 tháng cá đạt 1.570 g, hệ số FCR từ 1,11 – 1,53, tỷ lệ sống trên 95 %. Sandifer
& cộng sự [124] thử nghiệm nuôi thâm canh cá hồng Mỹ trong ao nước lợ cho thấy, cá
có khối lượng 6 – 8 g/con, nuôi trong ao đất có quạt nước, mật độ thả 1 – 3 con/m2, cho
ăn bằng thức ăn tổng hợp 40 % protein, sau 1 năm nuôi cá đạt cỡ thương phẩm từ 1.000
– 1.300 kg, tỷ lệ sống từ 88,7 – 94,9 %, năng suất 8.997 – 24.082 kg/ha, hệ số FCR từ
2,15 – 2,60.
Nuôi lồng cá hồng Mỹ lại được áp dụng phổ biển ở các nước châu Á. Tại Trung
Quốc cá giống cỡ 0,2 g/con được thả nuôi trong các lồng nhỏ với mật độ 1.000 con/m3,
khi cá đạt cỡ 80 – 100 g chuyển sang nuôi trong lồng lớn, mật đô nuôi khoảng 40 con/m3,
6


thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein từ 40 – 42 % được sử dụng cho cá ăn, sau 10 –
11 tháng nuôi cá đạt cỡ 800 – 1.000 g thì thu hoạch, tỷ lệ sống trên 75 %, hệ số FCR từ
1,81 – 2,52 [43].
1.2.2. Tại Việt Nam
Mặc dù cá hồng Mỹ không phân bố tự nhiên tại Việt Nam, nhưng do giá trị kinh
tế cao, sinh trưởng nhanh, sử dụng tốt thức ăn tổng hợp và nuôi được ở các thủy vực
nước mặn, lợ, phù hợp với nhiều người nuôi. Với giá bán cá thương phẩm trên thị trường
100.000 – 120.000 đồng/kg và thị hiếu người tiêu dùng hiện nay hướng tới sản phẩm
sạch, nuôi trong môi trường ít ô nhiễm, cá hồng Mỹ sẽ là mặt hàng thủy sản được lựa
chọn hàng đầu. Với nhiều ưu điểm trên, nên năm 1999, loài cá này đã được Viện nghiên
cứu Hải sản Hải Phòng di nhập từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc về nuôi. Đến năm 2003,
Trạm nghiên cứu Thủy sản nước lợ – Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã sản
xuất giống thành công đáp ứng được phần nào nhu cầu con giống phục vụ nuôi nội địa.

Các thông số kỹ thuật trong sản xuất giống đã đạt được từ kết quả nghiên cứu như sau:
cá bố mẹ thành thục và đẻ trứng vào tháng 9 và tháng 10, tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ
từ 20 – 93 %, tỷ lệ thụ tinh từ 33 – 93 %, tỷ lệ nở từ 21 – 92 %, thời gian phát triển phôi
ở nhiệt độ 26 – 28 oC, độ mặn 30 – 32 ‰ là 20 – 22 giờ, mật độ ương cá bột từ 40 – 50
con/L, thức ăn là vi tảo, luân trùng, Copepoda, Artemia, sau 30 ngày ương cá đạt cỡ 2 –
3 cm, tỷ lệ sống của cá hương từ 10,9 – 14,2 %, cá giống đạt tỷ lệ sống 75 % [3, 11].
Mặc dù cá hồng Mỹ được coi là một trong những đối tượng nuôi có giá trị kinh
tế cao đang được thị trường rất ưa chuộng, song loài cá này lại mới chỉ được phát triển
nuôi ở các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nơi có
tiềm năng to lớn để có thể phát triển nuôi đối tượng này lại chưa được người nuôi quan
tâm. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, năm 2014 nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nuôi
trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang đã sản xuất thành công giống cá hồng Mỹ
với kết quả đạt được như sau: tạo được đàn cá bố mẹ với số lượng 69 con, khối lượng
trung bình từ 5,89 – 6,43 kg, tỷ lệ thành thục 52,6 – 83,3 %, sức sinh sản từ 49.224 –
380.435 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh từ 67,9 – 91,1 %, tỷ lệ nở từ 75,5 – 88,5 %; sau
27 – 32 ngày ương thu được tổng số 334.000 con cá hương cỡ 1,8 – 2,0 cm, tỷ lệ sống
đạt 10,3 – 16,9 %; sau 35 – 42 ngày ương thu được 203.000 con cá giống cỡ 6 – 7 cm,
tỷ lệ sống từ 63,6 – 81,8 % [8]. Bên cạnh đó, đề tài cũng chuyển giao kỹ thuật sản xuất
7


giống thành công cho một số cơ sở sản xuất giống cá biển tại địa phương [8], góp phần
phát triển nuôi loài cá này ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, đề tài mới
dừng ở mức sản xuất ra con giống và vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu những giải pháp
kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá giống. Do đó, việc nghiên cứu những
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá hồng Mỹ là rất cần thiết.
Những nghiên cứu về một số đặc điểm phát triển và sự hình thành đường

1.3.


tiêu hóa của ấu trùng cá biển
1.3.1. Các giai đoạn biến đổi hình thái và quá trình hình thành đường tiêu hóa của
ấu trùng cá biển
Theo Kj∅rsvik & cộng sự [76] sự phát triển của ấu trùng cá biển chia làm 3 giai
đoạn:
- Giai đoạn ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng (yolk-sac larvae): Từ khi nở
đến khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Về mặt sinh học của sự phát triển, ấu trùng dinh dưỡng
bằng noãn hoàng nói chung vẫn còn thuộc giai đoạn phôi nhưng tồn tại ở dạng tự do (a
free-living embryo). Khối noãn hoàng có thể được hấp thụ hết hoặc chưa hết tùy theo
từng loài khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Về mặt mô học, ấu trùng cá khi mới nở ở các
loài cá biển có đường tiêu hóa là một ống thẳng, kín (miệng và hậu môn chưa hình thành)
[50, 76, 138] và thường duy trì cho đến khi noãn hoàng được hấp thụ hết [50, 77]. Theo
nghiên cứu trên cá chẽm Lates calcarifer [1] và cá chim vây dài Trachinotus blochii
[14] thì trước 1 ngày tuổi ấu trùng cá chưa mở miệng và dinh dưỡng bằng noãn hoàng
là chủ yếu.
- Giai đoạn ấu trùng ăn thức ăn ngoài (larvae): Từ khi ăn thức ăn ngoài đến khi
có hình dạng của loài. Theo nghiên cứu trên cá chẽm Lates calcarifer [1] và cá chim vây
dài Trachinotus blochii [14] thì ở giai đoạn này sự biến thái của ấu trùng cá có thể dễ
dàng quan sát và phân biệt dựa vào sự phát triển cột sống, bao gồm: giai đoạn tiền cong
lệch phần cuối cột sống (pre-flexion larvae), bóng hơi xuất hiện ở ngày tuổi thứ 4, giọt
dầu tiêu biến dần và mất hẳn ở 6 ngày tuổi; giai đoạn cong lệch phần cuối cột sống
(flexion larvae), hình thành vây đuôi ở ngày tuổi thứ 8 – 9; và giai đoạn hậu cong lệch
phần cuối cột sống (post-flexion larvae) kéo dài từ 10 – 15 ngày tuổi, hoàn chỉnh vây.

8


Và ở giai đoạn này sự phân hóa đường tiêu hóa được Walford & cộng sự [138] mô
tả trên cá chẽm Lates calcarifer như sau: Ở 4 ngày tuổi (chiều dài toàn thân đạt 2,8 mm),
vùng ruột trước, ruột giữa và vùng trực tràng (ruột sau) phình to hơn, có thể nhìn thấy

rõ van trực tràng phân chia hai vùng này. Ấu trùng 5 – 6 ngày tuổi ruột bắt đầu cuộn lại.
Sự cuộn xoắn của ruột hoàn tất ở ấu trùng 8 ngày tuổi (chiều dài toàn thân đạt 6,08 mm),
ruột trước phình to thành dạng túi cong. Ruột trước bắt đầu biến dạng thành dạ dày ở ấu
trùng 11 ngày tuổi, nhưng dạ dày thực sự rõ ràng ở 13 ngày tuổi (chiều dài toàn thân đạt
11,04 mm), khi đó có thể thấy rõ sự co thắt môn vị và sự nhô ra của các manh tràng.
Quá trình phân hóa hình thái đường tiêu hóa thành các phần theo thứ tự từ trước ra sau:
khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, cơ vòng môn vị, ruột trước (phần ruột giữa ở các
giai đoạn trước), van trực tràng, ruột sau dễ dàng phân biệt ở ấu trùng cá 14 ngày tuổi.
Từ vòm trên của hầu, nhô ra 2 răng nhọn, bắt đầu sự hình thành răng hầu. Sự phát triển
dạ dày, phát triển cơ vòng ở môn vị và phát triển manh tràng gần như hoàn chỉnh ở ấu
trùng cá chẽm Lates calcarifer 15 ngày tuổi. Lúc này dạ dày đã có hình dạng nhất định,
vùng dạ dày hình tim nối với vùng môn vị tại một góc nhọn tạo nên hình dạng đặc trưng
của dạ dày.
- Giai đoạn hậu ấu trùng (post larvae): Giai đoạn chuyển tiếp giữa ấu trùng và con
giống. Theo một số nghiên cứu thì từ 16 ngày tuổi trở đi, ấu trùng cá chẽm Lates
calcarifer [1] và cá chim vây dài Trachinotus blochii [14] đã phát triển đầy đủ vây và
các bộ phận của cơ thể về mặt hình thái, nhưng chưa phát triển hoàn chỉnh sắc tố. Cơ
thể cá màu đen, chưa có màu sắc trắng bạc của các cá thể trưởng thành. Theo Walford
& cộng sự [138] quá trình biệt hóa đường tiêu hóa hoàn tất ở ấu trùng cá chẽm Lates
calcarifer là 17 ngày tuổi và theo độ tuổi, chiều dài cơ thể thì dạ dày càng ngày càng
lớn dần, manh tràng tiếp tục phát triển. Tuy nhiên về cơ bản, hình dạng của dạ dày và
manh tràng không thay đổi.
Sự hình thành dạ dày là dấu hiệu quan trọng trong việc lựa chọn thời điểm chuyển
đổi từ thức ăn sống sang sử dụng thức ăn tổng hợp cho ấu trùng cá [83]. Tuy nhiên, để
đánh giá sự phát triển hoàn chỉnh dạ dày và hoàn chỉnh đường tiêu hóa còn cần dựa vào
sự xuất hiện khả năng hoạt động của enzyme protease dạng pepsin sinh ra từ dạ dày và
các enzyme sinh ra từ niêm mạc ruột [85, 88]. Ấu trùng cá biển khi chưa phát triển dạ
dày, khả năng tiêu hóa, hấp thụ protein rất thấp. Ấu trùng giai đoạn này hấp thụ tốt axít
9



amin tự do nhưng kém hấp thụ các peptide và axít amin liên kết trong protein [34, 122,
139]. Ấu trùng cá chẽm Lates calcarifer giai đoạn đầu không thể tiêu hóa được màng
protein của viên thức ăn, khả năng tiêu hóa protein tăng lên khi cá đạt đến giai đoạn hậu
ấu trùng [139]. Đặc tính sinh lý dinh dưỡng này ở ấu trùng cá biển là trở ngại lớn để
phát triển thức ăn tổng hợp cho chúng khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài (start-feeding). Hầu
hết ấu trùng các loài cá biển đều gặp khó khăn khi được thiết lập chế độ sử dụng thức
ăn tổng hợp sớm, trong khi đó ở nhiều loài cá nước ngọt, ấu trùng sẵn sàng tiếp nhận và
tiêu hóa được thức ăn nhân tạo ngay từ đầu [123].
1.3.2. Sự tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu
Trước khi có khả năng sử dụng thức ăn ngoài thì noãn hoàng và giọt dầu là hai
nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với ấu trùng cá biển [1]. Kích thước noãn
hoàng và giọt dầu phụ thuộc chủ yếu vào kích thước trứng. Theo Lavens & cộng sự [82],
kích thước trứng cá hồi Đại Tây Dương Salmo salar (5 – 6 mm) thường lớn gấp 4 – 5
lần trứng cá tráp đầu vàng Sparus aurata (0,9 – 1,1 mm), do đó khi nở các ấu trùng cá
hồi Đại Tây Dương Salmo salar có túi noãn hoàng lớn đủ để dinh dưỡng nội sinh trong
3 tuần đầu tiên sau khi nở, trong khi các ấu trùng cá tráp đầu vàng Sparus aurata lại có
túi noãn hoàng kích thước nhỏ chỉ đủ để dinh dưỡng nội sinh trong 3 ngày đầu tiên sau
khi nở. Một nghiên cứu khác trên ấu trùng cá chẽm Lates calcarifer cho thấy, ấu trùng
cá sau khi nở (chiều dài thân đạt 1,73 mm) có kích thước noãn hoàng 0,92 mm, sau 12
giờ noãn hoàng còn lại 54 %, sau 24 giờ còn 32 %, noãn hoàng được hấp thụ hoàn toàn
sau 60 giờ kể từ khi nở. Còn đường kính giọt dầu ở ấu trùng cá mới nở đạt 0,23 mm,
trong khoảng thời gian ấu trùng hấp thụ noãn hoàng, đường kính giọt dầu hầu như không
đổi. Tại thời điểm noãn hoàng được hấp thụ hết (sau khi nở 60 giờ) kích thước giọt dầu
giảm nhanh, đường kính giọt dầu còn lại 0,16 mm và được hấp thụ gần hết sau 120 giờ
và hoàn toàn biến mất sau 132 giờ (6 ngày tuổi) [1]. Từ những kết quả trên, có thể thấy
thời gian dinh dưỡng nội sinh ở ấu trùng các loài cá biển có kích thước trứng khác nhau
là khác nhau. Do đó, việc theo dõi và đánh giá sự tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu ở ấu
trùng cá hồng Mỹ là hết sức cần thiết. Nó tạo cơ sở cho việc xác định thời điểm tiến
hành cung cấp thức ăn lần đầu tiên phù hợp nhất cho ấu trùng cá sau khi nở.


10


1.3.3. Sự biến đổi kích thước miệng
Khi mới nở, ấu trùng các loài cá biển có đường tiêu hóa là một ống thẳng, kín
(miệng và hậu môn chưa hình thành) và chưa phân hóa về mặt mô học [50, 76]. Trước
khi có khả năng sử dụng thức ăn ngoài thì nguồn dinh dưỡng ban đầu được ấu trùng sử
dụng là noãn hoàng và giọt dầu. Tuy nhiên, kích thước khối noãn hoàng và giọt dầu ở
ấu trùng cá của các loài khác nhau thường có sự chênh lệch nhất định, nên thời gian dinh
dưỡng nội sinh của ấu trùng cá ở các loài khác nhau cũng khác nhau. Ấu trùng cá hồi
Đại Tây Dương Salmo salar sau khi nở có khả năng dinh dưỡng nội sinh tới 3 tuần trong
khi ấu trùng cá tráp đầu vàng Sparus aurata sau khi nở chỉ có khả năng dinh dưỡng nội
sinh trong 3 ngày [82]. Chính sự sai khác này dẫn tới thời điểm bắt đầu sử dụng thức ăn
ngoài của các ấu trùng cá cũng khác nhau.
Thời điểm cho ấu trùng cá ăn lần đầu tiên rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng cũng như tỷ lệ sống của cá. Theo một số nghiên cứu cho thấy, thời điểm cho ăn
đầu tiên phù hợp nhất ở ấu trùng cá chẽm Lates calcarifer [72] là sau khi nở 48 giờ với
tỷ lệ sống đạt 31,46 % và ở ấu trùng cá chim vây dài Trachinotus blochii [14] là sau khi
nở 38 giờ với tỷ lệ sống đạt 62,15 %.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, ấu trùng cá biển có khả năng sử dụng các loại thức ăn
có kích thước và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Việc sử dụng các loại thức ăn có
kích thước khác nhau phụ thuộc rất lớn vào kích thước miệng của ấu trùng. Tuy nhiên,
kích cỡ miệng của các ấu trùng cá khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài thường bị hạn chế về
mặt cơ học đối với kích thước của các loại thức ăn mà chúng có thể tiêu hóa được [82].
Như vậy, kích thước miệng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn kích thước thức ăn
phù hợp cho ấu trùng cá. Theo dõi sự biến đổi kích thước miệng ở ấu trùng cá sẽ tạo cơ
sở cho việc quyết định thời điểm cho ăn các loại thức ăn có kích thước khác nhau.
Nghiên cứu sự biến đổi kích thước miệng của ấu trùng cá chẽm Lates calcarifer cho
thấy, ấu trùng cá 2 ngày tuổi có kích thước miệng đạt 0,17 – 0,19 mm và 12 ngày tuổi

đạt kích thước miệng từ 0,45 – 0,47 mm. Tương ứng với đó thì các thức ăn cho ấu trùng
cá là luân trùng (0,06 mm) cấp vào bể ương ngày tuổi thứ 2, ấu trùng Artemia (0,37 mm)
cấp vào bể ngày tuổi thứ 10 [1].

11


×