Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hàm lượng kim loại cacdimi trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò lông, điệp quạt và ngao lụa) ở khu vực vân đồn quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN CHÍ HIẾU

ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI CACDIMI TRONG
MỘT SỐ LOÀI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
(SÒ LÔNG, ĐIỆP QUẠT VÀ NGAO LỤA) Ở KHU VỰC
VÂN ĐỒN – QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN CHÍ HIẾU

ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI CACDIMI TRONG
MỘT SỐ LOÀI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
(SÒ LÔNG, ĐIỆP QUẠT VÀ NGAO LỤA) Ở KHU VỰC
VÂN ĐỒN – QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành:

Nuôi trồng thủy sản


Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:

996/QĐ-ĐHNT, 07/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:

1230/QĐ-ĐHNT, 30/11/2017

Ngày bảo vệ:

13/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Đình Mão
Chủ tịch Hội đồng:
TS. Nguyễn Tấn Sỹ
Phòng đào tạo sau đại học:

KHÁNH HÒA, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hàm lượng kim loại
Cacdimi trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò lông, điệp quạt và ngao lụa)
ở khu vực Vân Đồn, Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Hải Phòng, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Chí Hiếu

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Đình Mão, Giảng viên bộ
môn Nuôi thủy sản nước mặn, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Nguyễn Công Thành, Ths. Trương Văn Tuân
cùng các cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Quan trắc môi trường biển, Viện nghiên
cứu Hải sản đã luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất để tôi hoàn thành khóa thực tập tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện nghiên cứu Hải sản đã tạo những
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các Cán bộ giảng dạy và nghiên
cứu của Viện Nuôi trồng Thủy sản, Phòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nha
Trang đã luôn tận tình giảng dạy trong thời gian học tập tại trường và đưa ra những lời
góp ý trong việc hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà khoa học đã đọc và đóng góp nhiều
ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện bản luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Chí Hiếu

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. xi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 5
1.1. Tình hình nghiên cứu về khả năng tích tụ kim loại nặng trong các loài nhuyễn thể
hai mảnh vỏ ..................................................................................................................... 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................................8
1.2. Một số đặc điểm của ngao lụa, sò Một số đặc điểm của ngao lụa lông và điệp quạt
....................................................................................................................................... 11
1.2.1. Một số đặc điểm của ngao lụa .............................................................................11
1.2.2. Một số đặc điểm của sò lông ...............................................................................13
1.2.3. Một số đặc điểm của điệp quạt ............................................................................15
1.3. Tổng quan về kim loại nặng Cacdimi..................................................................... 16
1.3.1. Một số đặc điểm của kim loại nặng Cd ...............................................................16
1.3.2. Một số đặc điểm môi trường vùng biển Vân Đồn – Quảng Ninh .......................17
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn ở khu vực Vân Đồn, Quảng Ninh
....................................................................................................................................... 18

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, môi trường cơ bản ...............................18
1.4.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng thủy văn ................................................................19
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 24
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 24
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................24
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................24
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................24
v


2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu: ............................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.3.1. Thu thập thông tin, phân tích và xử lý số liệu .....................................................26
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát và thu mẫu ở hiện trường: ..................................27
2.3.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: ................................................27
2.3.4. Phương pháp so sánh, đánh giá và xử lý số liệu: ................................................30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 32
3.1. Sự biến động của Cd ...............................................................................................32
3.1.1. Sự biến động Cd trong môi trường nước ............................................................32
3.1.2. Sự biến động Cd trong môi trường trầm tích lơ lửng và sinh vật phù du ...........34
3.1.3. Sự biến động Cd trong môi trường trầm tích đáy................................................35
3.2. Đánh giá mức độ tích tụ kim loại Cadimi trong sò lông, điệp quạt và ngao lụa .... 38
3.2.1. Mức độ tích tụ kim loại Cd trong sò lông, điệp quạt và ngao lụa theo thời gian 38
3.2.2. Mức độ tích tụ kim loại Cd trong sò lông, điệp quạt, ngao lụa theo kích thước cơ
thể. .................................................................................................................................41
3.2.3. Mức độ tích tụ kim loại Cd trong sò lông, điệp quạt và ngao lụa theo từng bộ
phận cơ thể .....................................................................................................................45
3.2.4. Hệ số tích tụ sinh học BCF ..................................................................................47
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 49
4.1. Kết luận................................................................................................................... 49

4.2. Đề xuất .................................................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 51
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 58

vi


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Diễn giải chữ viết tắt

Chữ viết
tắt
AOAC

ASEAN

Association of Official Analytical Chemists - Hiệp hội các nhà phân
tích chính thống
Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

As

Asen

BCF

Bioconcentration Factor - Hệ số tích tụ sinh học

BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trường

BSAF

Biota-Sediment Accumulation Factor - Hệ số tích tụ sinh học trầm tích

Cd

Cadmium - Cacdimi

CI

Confidential interval - Khoảng tin cậy

DO

Dissolved oxygen - Hàm lượng ôxy hoà tan

Eh

Tính thế Oxy hóa khử

F1

Dạng tồn tại trao đổi

F2

Dạng tồn tại liên kết cacbonat


F3

Dạng tồn tại liên kết oxit Fe-Mn

F4

Dạng tồn tại liên kết với chất hữu cơ, sulphid

F5

Dạng tồn tại ở dạng các liên kết còn lại

FAO

Food and Agriculture Ognization - Tổ chức Nông Lương Liên hợp
quốc

GIS

Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GHCP

Giới hạn cho phép

Hg

Thủy ngân


KLN

Kim loại nặng

NL

Nước lớn

NR

Nước ròng

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
vii


NTHMV

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

ONMT

Ô nhiễm môi trường


pH

Độ/Trị số pH

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

S‰

Salinity - Độ muối biểu diễn theo phần nghìn

T0

Temperature - Nhiệt độ

TEL

Threshold effect level - Mức bắt đầu có ảnh hưởng

TSS

Total Suspended Solids - Tổng chất rắn lơ lửng

TTLL

Trầm tích lơ lửng

tb/l


tế bào/lít

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

SVPD

Sinh vật phù du

WHO

Tổ chức y tế thế giới

Zn

Kẽm

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các dạng hoá học của Cd trong môi trường .................................................17
Bảng 1.2. Giá trị trung bình các thông số môi trường cơ bản tại vùng biển Quảng Ninh
.......................................................................................................................................17
Bảng 1.3. Giá trị trung bình của hàm lượng lượng TSS (mg/l) vùng biển Quảng Ninh
.......................................................................................................................................18
Bảng 1.4. Hàm lượng Cd, Hg trong nước vùng biển Quảng Ninh ................................18
Bảng 1.5. Giá trị trung bình các thông số môi trường cơ bản ở vùng nghiên cứu ........21
Bảng 1.6. Giá trị trung bình của hàm lượng lượng TSS ở khu vực nghiên cứu............22

Bảng 3.1. Hàm lượng Cd trong nước biển ở khu vực nghiên cứu ................................33
Bảng 3.2. Hàm lượng Cd trong trầm tích lơ lửng và sinh vật phù du theo mùa ở khu
vực nghiên cứu ..............................................................................................................35
Bảng 3.3. Hàm lượng Cd tổng số trong môi trường trầm tích vùng thu hoạch ở khu vực
nghiên cứu .....................................................................................................................36
Bảng 3.4. Chỉ số RAC (%) của Cd trong trầm tích ở khu vực nghiên cứu ...................38
Bảng 3.5. Hàm lượng Cd trung bình trong cơ thể sò theo 2 mùa ..................................39
Bảng 3.7. Hàm lượng Cd trong tổng mô của NTHMV ở khu vực nghiên cứu .............41
Bảng 3.8. Hàm lượng Cd tích tụ trong cơ thể sò theo chiều cao vỏ ..............................41
Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa tích tụ kim loại nặng với kích thước vỏ NTHMV ...........44
Bảng 3.10. Tích tụ Cd theo các bộ phận cơ thể của nhuyễn thể hai mảnh vỏ ...............45
Bảng 3.11. Hàm lượng kim loại Cd trong từng bộ phận cơ thể sò lông theo 2 mùa .....45
Bảng 3.12. Hệ số tích tụ sinh học BCF theo 2 mùa tại khu vực nghiên cứu.................48

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ngao lụa (Paphia undulate) ..........................................................................12
Hình 1.2. Sò lông (Anadara Subcrenata) ......................................................................14
Hình 1.3. Điệp quạt (Chlamys nobilis) ..........................................................................15
Hình 2.1. Sơ đồ trạm khảo sát tại vùng thu hoạch ở Vân Đồn – Quảng Ninh ..............25
Hình 2.2. Phương pháp xử lý mẫu nhuyễn thể ..............................................................29
Hình 3.1. Hàm lượng kim loại Cd (µg/l) theo các tháng trong môi trường nước trong
mùa mưa ........................................................................................................................32
Hình 3.2. Hàm lượng Cd (µg/l) trong môi trường nước theo các tháng trong mùa khô
.......................................................................................................................................33
Hình 3.3. Phân bố các dạng tồn tại của Cd trong trầm tích vùng thu hoạch ở khu vực
nghiên cứu .....................................................................................................................37
Hình 3.4. Hàm lượng Cd trong tổng mô của sò lông ở khu vực nghiên cứu ................39

Hình 3.5. Hàm lượng Cd trong tổng mô của ngao lụa ở khu vực nghiên cứu ..............40
Hình 3.6. Hàm lượng kim loại Cd (mg/kg) trung bình theo chiều cao vỏ ....................42
Hình 3.7. Mối quan hệ giữa hàm lượng Cd và chiều cao vỏ sò ....................................42
Hình 3.8. Hàm lượng kim loại Cd (mg/kg) trung bình trong từng bộ phận cơ thể sò
lông ................................................................................................................................46
Hình 3.9. Tương quan Cd trong dạ dày, mang so với tổng thể loài điệp quạt ..............47
Hình 3.10. Tương quan Cd trong dạ dày, mang so với tổng thể mô nghêu lụa ............47

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu:
Vùng ven biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh được xác định là một trong
những vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ trọng điểm. Sản lượng nhuyễn thể hai
mảnh vỏ của vùng được nuôi và khai thác ngoài tự nhiên chiếm tỷ lệ khá cao trong sản
lượng hải sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong khi đó, vùng ven biển
Quảng Ninh cũng được xác định là điểm nóng về ô nhiễm môi trường do tốc độ đo thj
hóa và du lịch ngày càng phát triển, luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tài nguyên
sinh vật biển nói chung và nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói riêng. Đặc biệt là sự tích tụ cao
các kim loại trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đây là những đối tượng được đánh giá có
khả năng tích tụ cao. Cho đến nay, chưa có đánh giá cụ thể nào về mức độ tích tụ Cd
trong ngao lụa, sò lông và điệp quạt tại khu vực huyện Vân Đồn - Quảng Ninh.
Từ thực trạng những vấn đề nêu trên, chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu của
luận văn tốt nghiệp là “Đánh giá mức độ tích tụ kim loại Cd trong một số loài nhuyễn
thể hai mảnh vỏ (ngao lụa, sò lông, điệp quạt) ở khu vực Vân Đồn - Quảng Ninh”.
Kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần phát triển sản xuất nhuyễn
thể hai mảnh vỏ của Vân Đồn - Quảng Ninh đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, đạt hiệu quả hơn và bảo vệ sức khoẻ con người.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Đánh giá được mức độ tích tụ kim loại Cd trong một số loài nhuyễn thể hai
mảnh vỏ (ngao lụa, sò lông, điệp quạt) tại khu vực huyện Vân Đồn - Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những phương pháp nghiên cứu đã sử dụng chủ yếu:
- Điều tra thu thập và tổng hợp thông tin: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có,
tổng hợp các số liệu, thông tin của các chương trình, đề tài, dự án điều tra nghiên cứu về
điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn và môi trường ở khu vực huyện Vân Đồn Quảng Ninh.
- Phương pháp điều tra khảo sát và thu mẫu ở hiện trường:
Tiến hành quan trắc thu thập mẫu môi trường nước, trầm tích theo hướng dẫn
xi


trong TCVN 5998-1995; TCVN 5993-1995; “Quy định về phương pháp quan trắc và
phân tích môi trường” của Cục bảo vệ Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2002); Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm cả trầm
tích đáy và sinh vật biển):
- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:
Xác định các thông số môi trường cơ bản và hàm lượng Cd trong nước, trầm tích
và trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ theo “Quy định về phương pháp quan trắc và phân tích
môi trường” của Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ TN&MT (2002); Thông tư số 31/2011/TTBTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ TN&MT về quy định quy trình kỹ thuật quan trắc
môi trường nước biển (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển); theo quy định của
QCVN 08-MT:2015/BTNMT, QCVN 10-MT:2015/BTNMT, QCVN 43:2012/BTNMT
và theo tài liệu “Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater”:
- Phương pháp so sánh đánh giá và xử lý số liệu:
Sử dụng QCVN 10-MT:2015/BTNMT để đánh giá chất lượng môi trường nước
vùng thu hoạch với mục đích phục vụ nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.
Sử dụng QCVN 43:2012/BTNMT để đánh giá chất lượng trầm tích ở các khu
vực nghiên cứu (trầm tích nước ngọt, trầm tích nước mặn, nước lợ).

Số liệu được nhập vào Excel và phân tích bằng phần mềm SPSS16.0,…
Kết quả nghiên cứu đã đạt được:
1. Xác định được sự biến động của hàm lượng Cadimi (Cd) tại khu vực Vân Đồn –
Quảng Ninh, trong đó:
+ Trong môi trường nước: 0,271 – 0,721µg/l, trung bình 0,441 µg/l vào mùa mưa (
tháng 4-tháng 9) và 0,189 – 0,29 µg/l , trung bình 0,237 µg/l vào mùa khô.
+ Trong trầm tích đáy: 1,09± 0,33 mg/kg vào mùa mưa và 0,90± 0,37mg/kg vào
mùa khô.
+ Trong trầm tích lơ lửng và sinh vật phù du: 7,65±3,28mg/kg vào mùa mưa và
7,20±2,94mg/kg vào mùa khô, trung bình 7,42±3,15mg/kg.
2. Đánh giá được mức độ tích tụ kim loại Cadimi (Cd) trong ngao lụa, điệp quạt và
xii


sò lông theo thời gian, theo kích thước và theo từng bộ phận cơ thể (mang, màng
áo, chân, hệ tiêu hoá), trong đó:
+ Trong sò lông: Mức độ tích tụ của Cd trong sò lông vào mùa mưa
0,845±0,186mg/kg và 0,830±0,645mg/kg vào mùa khô, trong đó mức độ tích tụ
cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 10.
+ Trong điệp quạt: Mức độ tích tụ của Cd trong điệp quạt trong mùa khô và mùa
mưa từ 0,85 - 1,12mg/kg.
+ Trong ngao lụa: Mức độ tích tụ của Cd trong ngao lụa dao động từ 0,09 –
1,55mg/kg, trong đó vào mùa khô mức tích tụ cao hơn vào mùa mưa.
Kết luận và đề xuất:
Kết luận:
 Sự biến động của hàm lượng Cadimi (Cd) trong môi trường nước tại khu vực Vân
Đồn – Quảng Ninh vào mùa mưa từ 0,271 – 0,721µg/l, trung bình 0,441 µg/l và vào
mùa khô dao động 0,189 – 0,29 µg/l , trung bình 0,237 µg/l. Trong trầm tích đáy:
1,09± 0,33 mg/kg vào mùa mưa và 0,90± 0,37mg/kg vào mùa khô. Trong trầm tích lơ
lửng và sinh vật phù du: 7,65±3,28mg/kg vào mùa mưa và 7,20±2,94mg/kg vào mùa

khô, trung bình 7,42±3,15mg/kg.
 Đánh giá được mức độ tích tụ kim loại Cadimi (Cd) trong ngao lụa, điệp quạt và sò
lông theo thời gian, theo kích thước và theo từng bộ phận cơ thể (mang, màng áo,
chân, hệ tiêu hoá), trong đó: trong sò lông vào mùa mưa 0,845±0,186mg/kg và mùa
khô 0,830±0,645mg/kg, trong điệp quạt từ 0,85 - 1,12mg/kg, trong ngao lụa dao
động từ 0,09 – 1,55mg/kg.


Hàm lượng kim loại Cd quan trắc được trong các tháng khảo sát biến động theo thời
gian khá lớn. Hàm lượng Cd quan trắc được trong các tháng mùa mưa cao hơn nhiều
các tháng mùa khô. Tuy nhiên, các kết quả quan trắc được vẫn nằm trong khoảng
GHCP theo QCVN 10-MT: 2015/BTNMT, giá trị Cd trong môi trường nước cao nhất
ghi nhận được cũng chỉ đạt 66% GHCP.



Khi kích thước của sò lông, ngao lụa, điệp quạt càng tăng, thì hàm lượng kim loại
tích lũy trong cơ thể cũng tăng, theo hướng tỷ lệ thuận với nhau. Hệ số tương quan
giữa hàm lượng Cd tích tụ trong cơ thể sò lông và kích thước chiều cao là đạt r =
xiii


0,52. Hệ số tương quan giữa hàm lượng Cd tích tụ trong cơ thể ngao lụa và kích
thước chiều cao là đạt r = 0,39. Hệ số tương quan giữa hàm lượng Cd tích tụ trong cơ
thể điệp quạt và kích thước chiều cao là đạt r = 0,4,8.


Mức độ tích tụ Cd trong sò lông, ngao lụa và điệp quạt ở khoảng chiều cao vỏ dưới
30mm và từ 30 ÷ 40mm khác biệt nhau không lớn nhưng đa số sò lông và điệp quạt
có chiều cao vỏ > 45mm có hàm lượng Cd tích tụ trong cơ thể cao hơn nhưng vẫn

thấp hơn GHCP về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đề xuất:

 Đánh giá kim loại nặng tồn tại trong nguồn thức ăn (trầm tích lơ lửng và sinh vật phù
du), đây có là nguồn chính gây tích tụ trong cơ thể sò lông, điệp quạt, ngao lụa nói
riêng và NTHMV nói chung.
 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xử lý, nuôi lưu để giảm thiểu chất ô nhiễm trong động
vật thân mềm nhằm đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Nghiên cứu thêm quá trình đào thải độc tố trong cơ thể sinh vật để đảm bảo chất
lượng động vật thân mềm trong tiêu dùng và xuất khẩu.
 Cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu về dạng tồn tại của kim loại trong môi
trường, bởi lẽ dạng tồn tại của kim loại quyết định mức độ tác động đến sinh vật;
 Nghiên cứu sử dụng một số đối tượng động vật thân mềm là sinh vật chỉ thị để đánh
giá, giám sát ô nhiễm kim loại vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh nói riêng và biển
Việt Nam nói chung.

xiv


MỞ ĐẦU
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NTHMV) là sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng
ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Do có giá trị xuất khẩu cao, nên tổng sản lượng
nuôi và khai thác NTHMV của thế giới liên tiếp tăng qua các năm. Tuy nhu cầu thị
trường ngày càng tăng, nhưng rào cản về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các
nước nhập khẩu cũng ngày càng nghiêm ngặt hơn. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường
ngày tăng do sự của phát triển công nghiệp tạo sức ép lớn đến nuôi trồng thuỷ sản nói
chung và nghề nuôi NTHMV nói riêng, dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu.
Trong các vấn đề ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm kim loại nặng (KLN) là vấn đề đáng quan
tâm, đặc biệt ở các khu vực phát triển nhanh về công nghiệp. Một số KLN như Pb, Hg,
Cd có thể gây độc ngay ở nồng độ thấp thường ghi nhận được trong môi trường trầm

tích và môi trường nước. Ở dạng vết, chúng được đánh giá là các nguyên tố độc (Goyer,
1996) và có thể gây ngộ độc tức thời hoặc ảnh hưởng lâu dài đến đời sống sinh vật và
sức khỏe con người.
Sò lông (Anadara subcrenata), điệp quạt ( Chlamys nobilis) và ngao lụa ( Paphia
undulata) là những loài NTHMV có giá trị kinh tế cao. Một trong những đặc điểm sinh

học đặc trưng của các loài này là ăn lọc thụ động, thức ăn chủ yếu tìm thấy trong dạ dày
là mùn bã hữu cơ, thực vật phù du và động vật nguyên sinh (Quayle & Newkirk, 1989).
Do đó, ngoài giá trị kinh tế, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ này được các nhà khoa
học đánh giá có vai trò sinh thái rất lớn trong việc làm sạch môi trường nước (Carter,
1980).
Ảnh hưởng của môi trường đến các đối tượng thuỷ sản nói chung và các đối
tượng NTHMV nói riêng hiện được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, nhất là giai
đoạn cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX - khi nghề nuôi bị thiệt hại nặng do ô nhiễm môi
trường và dịch bệnh xẩy ra với tần suất ngày càng lớn. Một trong những ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường đến các đối tượng NTHMV nuôi ở vùng cửa sông ven biển là
tích tụ với nồng độ cao các chất ô nhiễm độc hại vào cơ thể, như các KLN, độc tố sinh
học (ASP, DSP, PSP), hoá chất bảo vệ thực vật, vi khuẩn, vi rút,... tiềm ẩn nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trên thế giới, nhiều nước đã xẩy ra các vụ ngộ độc do dùng các sản phẩm hải sản
tích tụ các chất ô nhiễm, hoặc sản phẩm nuôi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
1


gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nuôi,
như sự kiện nhiễm độc methyl thủy ngân ở vịnh Minamata - Nhật Bản (1932 - 1971);
vùng nuôi ngao ở British Columbia cũng không được phép thu hoạch; ô nhiễm Cd gây
bệnh Itai-Itai ở Toyoma - Nhật Bản, vv. Nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đài
Loan, Thái Lan,... tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm môi trường đến
chất lượng sản phẩm NTHMV ở vùng cửa sông ven biển. Trong đó, các nghiên cứu về

mức độ tích tụ KLN trong NTHMV cũng được quan tâm từ rất sớm; đồng thời đưa ra
giải pháp giảm nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ở Việt Nam, sản phẩm NTHMV trong vùng thu hoạch của Việt Nam đã có hiện
tượng bị nhiễm kim loại Cd trên mẫu sò lông, điệp quạt và ngao lụa ở mức vượt giới
hạn tối đa cho phép. Sản phẩm NTHMV ở Bình Thuận và Kiên Giang cần phải tách bỏ
phần mang, màng áo (đối với sò lông) và cơ khép vỏ (đối với điệp quạt) trước khi tiêu
thụ. Sau đó, liên tiếp các thông báo của Cơ quan QLCL Nông Lâm sản và Thuỷ sản
Nam Bộ về chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với sò lông ở vùng thu hoạch
này phải tách bỏ phần mang và màng áo trước khi tiêu thụ. Điều này gây ảnh hưởng
không nhỏ đến xuất khẩu và tính ổn định của nghề nuôi/khai thác NTHMV của Việt
Nam.
Vùng ven biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh được xác định là một trong
những vùng thu hoạch NTHMV trọng điểm. Sản lượng NTHMV của vùng được nuôi
và khai thác ngoài tự nhiên chiếm tỷ lệ khá cao trong sản lượng hải sản phục vụ tiêu
dùng nội địa và xuất khẩu. Trong khi đó, vùng ven biển Quảng Ninh cũng được xác
định là điểm nóng về ô nhiễm môi trường, luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tài
nguyên sinh vật biển nói chung và NTHMV nói riêng. Đặc biệt là sự tích tụ cao các
kim loại trong NTHMV, đây là những đối tượng được đánh giá có khả năng tích tụ
cao. Cho đến nay, chưa có đánh giá cụ thể nào về mức độ tích tụ Cd trong nghêu lụa,
sò lông và điệp quạt tại khu vực huyện Vân Đồn - Quảng Ninh.
Từ thực trạng những vấn đề nêu trên việc thực hiện đề tài “Đánh giá hàm lượng
kim loại Cacdimi trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò lông, điệp quạt và
ngao lụa) ở khu vực Vân Đồn, Quảng Ninh” là cần thiết. Kết quả của đề tài có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần phát triển sản xuất NTHMV của Vân Đồn Quảng Ninh đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt hiệu quả hơn và bảo vệ
sức khoẻ con người.
2


Hướng nghiên cứu của luận văn này cũng là một phần nội dung nghiên cứu của
đề tài cấp Bộ NN&PTNT “Nghiên cứu nguyên nhân nhiễm Cd và Hg trên Sò lông

(Anadara subcrenata), điệp quạt ( Chlamys nobilis) và ngao lụa ( Paphia undulata)trong
vùng thu hoạch trọng điểm và giải pháp phòng ngừa ” do Viện nghiên cứu Hải sản chủ

trì thực hiện từ 2013 - 2017 (do ThS. Nguyễn Công Thành là chủ nhiệm đề tài).
 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được mức độ tích tụ kim loại Cd trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ
(ngao lụa, sò lông, điệp quạt) tại khu vực huyện Vân Đồn - Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Có được cơ sở khoa học về mức độ tích tụ kim loại Cd trong ngao lụa, sò
lông, điệp quạt theo thời gian, theo kích thước; mối liên quan với các thành phần môi
trường.
- Kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc đưa ra thời gian thu hoạch,
kích thước thu hoạch NTHMV nhằm đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
 Nội dung nghiên cứu
+ Nội dung 1: Đánh giá sự biến động của kim loại Cacdimi (Cd) trong môi
trường biển khu vực Vân Đồn - Quảng Ninh
 Đánh giá một số thông số môi trường cơ bản (Nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng
oxy hòa tan, pH, độ đục, TSS);
 Đánh giá biến động Cd trong môi trường nước;
 Đánh giá biến động Cd trong trầm tích lơ lửng và sinh vật phù du;
 Đánh giá biến động Cd trong trầm tích đáy.
+ Nội dung 2: Đánh giá mức độ tích tụ kim loại Cd trong sò lông, điệp quạt và
ngao lụa
 Đánh giá mức độ tích tụ Cd trong cơ thể ngao lụa, sò lông và điệp quạt theo
kích thước, theo thời gian.

3



 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về khoa học:
-

Có cơ sở khoa học về sự biến động của Cd trong môi trường biển khu vực Vân
Đồn – Quảng Ninh.

-

Mức độ tích tụ kim loại Cd trong nghêu lụa, sò lông, điệp quạt theo thời gian,
theo kích thước; mối liên quan với các thành phần môi trường.
Về thực tiễn sản xuất: Kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc đưa ra

thời gian thu hoạch, kích thước thu hoạch NTHMV.

4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về khả năng tích tụ kim loại nặng trong các loài
nhuyễn thể hai mảnh vỏ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tích tụ KLN của các loài NTHMV cao
hơn nhiều so với đối tượng thuỷ sản khác. Tích tụ KLN trong cơ thể NTHMV cao hơn
hàng trăm lần thậm chí cả hàng nghìn lần so với kim loại có trong môi trường nước
(Lugal, 2005; Astudillol et al., 2005). Theo nghiên cứu của Lugal (2005), sò và trai có
khả năng tích lũy Cd trong mô cao gấp 100.000 lần so với Cd tồn tại trong môi trường
nước; sự tích luỹ này sẽ tồn tại lâu dài qua chuỗi thức ăn, là sự đe dọa đến hệ sinh thái

và sức khỏe con người.
Sadiq and Alam (1992) nghiên cứu sự tích tụ sinh học thủy ngân (Hg) trong ngao
được thu từ 12 vị trí ở bờ biển Saudi thuộc vịnh Arabian đã ghi nhận được hàm lượng
Hg trong các mô ngao dao động từ 5 đến 160 µg/kg trọng lượng ẩm, mức độ tích tụ rất
khác nhau theo các vị trí khảo sát. Manu et al. (1995) đã đánh giá được mức độ nhiễm
hàm lượng KLN trong vẹm (Mytilus galloprovincialis) ở vùng của sông Abra (Tây
Ban Nha) và biến động có sự khác biệt theo mùa. Nghiên cứu của Astudillol et al.
(2005) ở vùng biển của Trinidad và Venezuela về sự tích lũy lim loại nặng trong 2 loài
Crassostrea spp. và Perna viridis cho thấy, có sự tích tụ khá cao các kim loại Cd, Cu,
Cr, Hg, Ni, Zn trong mô của hai đối tượng NTHMV này. Moselhy (2006) nghiên cứu
ảnh hưởng của ô nhiễm Hg đến NTHMV và một số sinh vật khác ở hồ Timsah và
Bitter cho thấy hàm lượng Hg tích tụ trong cơ thể NTHMV là 5,38 - 69,59ng/g; mức
độ nhiễm Hg vào NTHMV ở Timsah cao hơn so với nhuyễn thể thu được ở hồ Bitter.
Nghiên cứu của Hamad et al. (2011) ghi nhận được nồng độ trung bình của KLN Cd,
Pb, Cu, Zn trong mô nghêu (M. meretrix) tương ứng là 0,224 - 0,908; 0,294 - 2,496;
3,528 - 8,196 và 12,864 - 24,560mg/kg khối lượng ướt. Tuy các giá trị của các kim
loại này vẫn nằm trong giới hạn cho phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng tác giả
cũng đề xuất cần thường xuyên giám sát ô nhiễm kim loại ở vịnh Arabian nhằm bảo vệ
an toàn sức khoẻ con người; vì đây là vùng có khả năng ô nhiễm kim loại gây ảnh
hưởng đến các đối tượng nuôi trong vùng.

5


Nghiên cứu của Santosh et al. (2008) đã cho thấy, ở mỗi vùng miền cũng có mức
độ tích tụ kim loại trong cơ thể cũng khác nhau; nghiên cứu đánh giá đã đưa ra các rủi
ro có thể xẩy ra đối với con người khi sử dụng sản phẩm ngao nuôi và một số giải pháp
giảm thiểu.
Điều đáng quan tâm hơn là một số nghiên cứu đánh giá đã ghi nhận được hàm
lượng một số KLN nhiễm trong NTHMV vượt giới hạn cho phép vệ sinh an toàn thực

phẩm. Agoes & Agus (2008) khi nghiên cứu về loài NTHMV Anadara granosa được
thu từ bờ biển phía đông Java (Indonesia) đã ghi nhận được hàm lượng Cd (1,234 2,404 mg/kg) trong một số mẫu cao hơn nhiều so với giới hạn tối đa cho phép. Nghiên
cứu của Safahieh et al. (2012) cũng ghi nhận được nồng độ kim loại (Cu, Pb, Ni, V)
trong mô của hàu (Crassostrea gigas) ở vùng Bandar Imam Khomeini cao hơn tiêu
chuẩn cho phép của WHO.
Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ tích tụ các KLN của NTHMV, nhiều nghiên cứu
đã thử nghiệm trong điều kiện thí nghiệm. Nghiên cứu của Chin & Chen (1993) cho
thấy khi nuôi ngao (Meretrix lusoria) trong môi trường có chứa Hg với hàm lượng 5 và
50g/lít thì mức tích tụ Hg trong cơ thể ngao lần lượt là 4,247  7,084g/g và 9,956 
13,643g/g. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng NTHMV mà mức độ nhiễm hay tích tụ kim
loại vào cơ thể khác nhau (Santosh et al. (2008). Để đánh giá vấn đề này, trong điều kiện
thí nghiệm Patel et al. (1988) đã nghiên cứu về mức độ nhiễm Hg trong môi trường có
chứa 0,1 mg Hg/lít của 4 loài NTHMV cho thấy, sự tích tụ Hg cao nhất (47ppm) được
tìm thấy ở Perna viridis, kế đến là 2 loài Anadara granosa và A. rhombea (25ppm), thấp
nhất là Meretrix casta (9ppm). Patel & Anthony (1991) nghiên cứu mức độ nhiễm của
muối cadmium vô cơ và muối hữu cơ lên 6 loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ nhiệt
đới: Anadara granosa, A. rhombea, Meretrix casta, Katelysia opima, Perna viridis và P.
indica; kết quả nghiên cứu cho thấy sự tích tụ cadmium (Cd) xảy ra cao nhất ở lô thí
nghiệm với CdSO4 và tích tụ Cd đạt cao nhất ở lô thí nghiệm với sò (Anadara granosa,
A. rhombea) kế đến là ngao (M. casta) và vẹm (Perna).
Quá trình và mức độ nhiễm KLN vào các loài NTHMV phụ thuộc vào đặc điểm
sinh học, sinh thái riêng của từng loài, thành phần và cơ chế lấy thức ăn, dạng tồn tại của
kim loại trong môi trường, giới tính, kích thước của NTHMV (Patel & Anthony (1991);
Lugal, 2005; Santosh et al., 2008). Nồng độ các kim loại tìm thấy trong NTHMV là kết
6


quả của quá trình tương tác phức tạp và thông qua chuỗi thức ăn, tiếp xúc môi trường
nước. Chất ô nhiễm khuyếch tán qua mang, hoặc thẩm thấu qua bề mặt của cơ thể
NTHMV; đây là con đường duy nhất có thể hấp thụ các KLN hoà tan trong môi trường

nước vào cơ thể chúng.
Kích thước các hạt trầm tích lơ lửng trong môi trường càng nhỏ thì lượng KLN hấp
phụ càng lớn (Gaw, 1997; Burden, 2002). Nghiên cứu của Gaw (1997) đã đánh giá được
mối liên hệ giữa kích thước hạt trầm tích lơ lửng với nồng độ kim loại Cu, Pb, Zn; kích
thước hạt từ 1-10µm có nồng độ kim loại Cu là 39µg/g, Pb là 78 µg/g, Zn là 1067 µg/g;
đối với khoảng kích thước hạt từ 61 - 150µm nồng độ các kim loại Cu, Pb, Zn tương ứng
là 23µg/g, 27µg/g, 308µg/g. Do vậy, lượng kim loại trong các hạt keo sét, mùn bã hữu lơ
lửng trong môi trường nước và trong môi trường trầm tích được đánh giá là nguồn chính
xâm nhập và tích tụ KLN trong NTHMV (Gaw, 1997; Huanxin et al., 2000).
Mức độ nhiễm (hay tích tụ) kim loại từ môi trường vào cơ thể NTHMV còn phụ
thuộc nhiều vào các thông số môi trường, nhất là độ mặn vùng nuôi (Denton &
Burden, 1981; Sadiq & Alam, 1992). Trong điều kiện thí nghiệm, Modassir (2000) đã
cho thấy mức độ nhiễm Hg vào cơ thể ngao ở độ mặn 30‰ cao hơn 20‰ và 10‰.
Unnikrishnan & Balakrishnan (1986) khi nghiên cứu về sự tích tụ các kim loại Cu, Cd,
Fe, Mn, Zn, Hg trong hầu (Crassostrea madrasensis) ở vùng bờ biển Cochin nhận
thấy, hàm lượng kim loại Pb tích tụ trong hầu cao vào mùa vùng cửa sông duy trì độ
mặn cao (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).
Cùng với nghiên cứu đánh giá mức độ nhiễm KLN, nhiều tác giả cũng đánh giá
liên hệ giữa hàm lượng các KLN trong môi trường nước, trầm tích và tích tụ trong cơ
thể NTHMV. Nghiên cứu của Sadiq & Alam, (1992) đã xác định được mối liên quan
của chì (Pb), thuỷ ngân (Hg) trong trầm tích và trong nước biển tích tụ trong cơ thể
của ngao (M. meretrix) ở vịnh Arabian. Lowe & Day (1994) đã tiến hành nghiên cứu
về các kim loại trong trai và trong bùn ở vùng ven sông phía đông hồ Erie, phía nam
hồ Ontario và sông Niagara cho thấy, các vị trí mà trai có hàm lượng Al, Cr và V cao
hơn thì cũng là các vị trí mà hàm lượng của chúng trong bùn cao hơn.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về giải pháp và giảm thiểu ảnh hưởng của
môi trường đến nghề nuôi NTHMV, đặc biệt khi nghề nuôi ở nhiều nước gặp sự cố về
môi trường không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc sinh trưởng
7



kém, hoặc thậm chí bị chết hàng loạt. Các giải pháp đề xuất tập trung vào lựa chọn
môi trường vùng nuôi, kỹ thuật chăm sóc (mật độ, cải tạo bãi nuôi), thời gian thu
hoạch, kích thước thu hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, biện phám kỹ thuật
giám sát nhằm sớm cảnh báo và khắc phục sự cố. Quayle và Newkirk (1989) đã đưa ra
những tiêu chí về môi trường để lụa chọn vùng nuôi ngao nhằm nuôi ngao hiệu quả
như tốc độ dòng chảy chậm, kín sóng gió và giàu sinh vật phù du, đồng thời đề xuất
giảm pháp phòng trừ, giảm thiểu ảnh hưởng. Beal (2006) đã tổng hợp các nghiên cứu
về nuôi ngao ở vùng triều (1986 - 2003) ở phía đông vịnh Maine để đánh giá sự ảnh
hưởng của yếu tố hữu sinh và vô sinh đến ngao. Trong đó, tác giả cũng đề xuất khu
vực không thể nuôi ngao do ngao không đảm bảo chất lượng, cần thiết phải chuyển
sang khu vực khác để hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường vv...
Mặt khác, cũng có nhiều nghiên cứu về khả năng tự đào thải kim loại của NTHMV
(Wahi et al., 2009; Safahieh et al., 2012,...) làm cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp
cụ thể sau thu hoạch nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cho tiêu
dùng và xuất khẩu, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Năm 2008, tổ chức
FAO đã ban hành tài liệu hướng dẫn về cơ sở lý thuyết và thực nghiệm của sự đào thải
các chất ô nhiễm tích tụ trong nhuyễn thể hai manh vỏ.
Các nhà khoa học trên thế giới ngày càng quan tâm nghiên cứu đến mức độ ảnh
hưởng của ô nhiễm KLN đến NTHMV, từ việc xác định mức độ, nguồn, cũng như là
nguyên nhân gây nhiễm. Trong đó, thông số kim loại Cd và Hg có tính độc cao được
quan tâm nghiên cứu hơn, đánh giá trên nhiều đối tượng nuôi, cả ở điều kiện thí
nghiệm và điều kiện môi trường vùng nuôi. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa
học quan trọng để xây dựng giải pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và phát triển nghề nuôi đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, các kết
quả nghiên cứu đã mang lại nhiều thành tựu có ý nghĩa cho khoa học và lợi ích cho
thực tiễn sản xuất của nghề nuôi/khai thác NTHMV ở nhiều nước trên thế giới…
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về tích tụ kim loại trong NTHMV chỉ mới được quan tâm thực
hiện trong những năm gần đây và chủ yếu được tiếp cận theo hướng nghiên cứu đánh

giá thực nghiệm ở các vùng miền nuôi khác nhau. Năm 1998, Chu Phạm Ngọc Sơn đã
đã đánh giá mức độ tích tụ kim loại Cd, Hg, As, Pb trong nghêu và sò ở ven biển thành
8


phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Xuân Tuyền và ctv (2001) đã ghi nhận được mức độ nhiễm
hàm lượng Zn và Pb trong cơ thể một số loài NTHMV (sò, ngán, ngao, ngó) ở vùng
biển Hạ Long (Quảng Ninh) luôn vượt giới hạn cho phép đối với vệ sinh an toàn thực
phẩm; hàm lượng Hg vượt quá mức cho phép chỉ ghi nhận được ở ngao. Đào Việt Hà
(2002) đánh giá hàm lượng Cu, Pb, Cd trong vẹm xanh (Perma viridis) tại đầm Nha
Phu, tỉnh Khánh Hoà cho thấy mức độ và khả năng tích tụ các kim loại này của vẹm
xanh cũng khá cao từ 0,03 - 0,21ppm (tính theo khối lượng tươi) đối với Cd từ 0,14 1,13ppm đối với Pb và từ 0,54 - 1,81ppm đối với Cu. Nghiên cứu của Lê Thị Mùi
(2008) đã đánh giá được mức độ tích tụ Pb và Cu ở một số loài NTHMV vùng ven
biển Đà Nẵng làm cơ sở khoa học đưa ra mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
đến các đối tượng sinh vật ở khu vực này, tương tự Nguyễn Văn Khánh & Phạm Văn
Hiệp (2009) đã đánh giá mức độ tích tụ kim loại Pb và Cd trong loài hến (Corbicula
sp.) khu vực này từ 1,67 - 2,10ppm (khối lượng tươi); kim loại Cd trong trầm tích ở cả
hai vùng cửa sông Cu Đê và sông Hàn đã vượt giới hạn cho phép từ 2,01 - 3,80 lần.
Nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv (2011) về tích tụ kim loại Hg trong mô của một
số sinh vật ở vùng ven biển Hải Phòng cũng cho thấy ngao có khả năng tích tụ (trung
bình 3,17µg/g khô) cao hơn cá (trung bình 2,36µg/g khô) và tôm (trung bình 2,12µg/g
khô); mức độ tích tụ trong mùa khô cao hơn mùa mưa; bên cạnh đó, tác giả cũng đưa
ra mức độ sử dụng thực phẩm này an toàn cho sức khoẻ của con người.
Phạm Kim Phương và ctv (2007) nghiên cứu tích lũy kim loại As, Cd, Pb và Hg
từ môi trường lên nghêu thấy rằng: Sự tích luỹ kim loại trong nghêu khác nhau đối với
từng kim loại; As được nghêu hấp thu nhiều nhất, tiếp đến là Cd, Pb và cuối cùng là
Hg; Cd mặc dù là nguyên tố nồng độ trong môi trường thấp nhưng có khả năng tích
lũy rất rõ trong cơ thể nghêu, qua đó cho thấy Cd rất nhạy cảm với nghêu. Trong trầm
tích, kim loại ở pha hữu cơ với chất mùn khá lớn (chỉ sau pha khoáng), chủ yếu là axit
Humic và Fulvic, đây lại là nguồn thức ăn của nghêu, có thể là nguồn đáng kể dẫn đến

sự tích tụ kim loại trong nghêu. Nguồn KLN tích tụ trong nghêu chủ yếu từ các chất lơ
lửng trong môi trường nước, từ nước và các chất mùn, bã hữu cơ trong bùn đáy.Việc
giám sát chất lượng nước, bùn đáy cần phải đặc biệt chú ý để ngao nuôi đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đề xuất giải pháp giảm thiểu.
Năm 2009, Nguyễn Công Thành đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sự tích tụ
KLN (As, Cd, Cu và Hg) trong ngao (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) nuôi ở một số
9


vùng ven biển Bắc Bộ, phục vụ công tác cảnh báo môi trường và phát triển sản xuất
ngao đạt hiệu quả. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được mức độ tích tụ kim loại của
ngao nuôi theo thời gian vụ nuôi và theo kích thước ngao; hàm lượng các kim loại này
trong môi trường nước và trong trầm tích. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
ngao nuôi ở các vùng nuôi ven biển Bắc Bộ có khả năng tích tụ Cd cao nhất trong số 4
kim loại nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng bước đầu đánh giá mối liên hệ hàm lượng
KLN trong môi trường nước, trầm tích và tích tụ trong ngao; đồng thời nghiên cứu
cũng đưa ra một số giải pháp và biện pháp phục vụ sản xuất ngao đạt hiệu quả
(Nguyễn Công Thành, 2010; Nguyễn Công Thành và ctv, 2011). Tuy nhiên nghiên
cứu này chưa đề cập đến đánh giá nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây nhiễm các
KLN vào cơ thể ngao.
Nguyễn Công Thành và ctv (2010 - 2012) đã tiến hành đề tài nghiên cứu cấp
thành phố Hải Phòng “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến ngao nuôi
ven biển và đề xuất giải pháp phòng tránh giảm thiểu”. Cùng với các kết quả đánh giá
ảnh hưởng của môi trường đến tốc độ sinh trưởng của ngao, nguyên nhân gây chết
ngao, kết quả nghiên cứu cũng đưa ra mức độ tích tụ KLN (Cu, Pb, Cd, Hg, As) trong
ngao nuôi ở vùng ven biển Hải Phòng. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất nhóm giải
pháp quản lý và nhóm biện pháp kỹ thuật nhằm phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng
của môi trường đến nghề ngao nuôi.
Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Công Thành (2013) đã đánh giá mức độ tích luỹ
các KLN trong ngao tăng dần theo kích thước vỏ ngao và theo thời gian nuôi. Cd và

Hg có mức độ tích tụ cao nhất trong cơ thể ngao; mức độ tích tụ các kim loại trong cơ
thể ngao theo thứ tự Cd > Hg > Pb > As > Cu. Hàm lượng Cd trong ngao có kích
thước vỏ từ 30÷35mm ở cả hai vùng nghiên cứu đều đạt xấp xỉ GHCP (1mg/kg) theo
TCN 193:2004. Thông số Cd được đánh giá tiềm ẩn nguy cơ cao nhất gây ảnh hướng
đến sức khỏe con người. Hệ số BCF và BASF của Cd là cao nhất trong số các kim loại
được nghiên cứu; mức độ tích tụ trong các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa.
Một số nghiên cứu cũng bước đầu đánh giá NTHMV là những loài sinh vật nhạy
cảm với các yếu tố KLN theo hướng sinh vật chỉ thị cho mức ô nhiễm (Đặng Kim Chi
và ctv, 2011). Lê Quang Dũng (2013) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tích lũy một số
KLN trong sinh vật nhằm xác định sinh vật làm giám sát cho hệ thống quan trắc môi
trường biển ven bờ phía bắc Việt Nam.
10


Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở đánh giá mức
độ tích tụ KLN trong NTHMV; một số nghiên cứu bước đầu đánh giá mối liên hệ giữa
hàm lượng KLN tích tụ trong NTHMV với thành phần môi trường nước và trầm tích;
khả năng phát tán chất ô nhiễm từ nguồn lục địa ra vùng cửa sông ven biển. Cho đến
nay, hầu như chưa có nghiên cứu nào đánh giá đồng bộ mang tính tổng thể về mức độ,
nguồn và nguyên nhân gây nhiễm kim loại trong NTHMV ở vùng thu hoạch trọng
điểm; do đó chưa phục vụ hiệu quả chương trình giám sát chất lượng cũng như sự phát
triển ổn định của nghề nuôi trồng và khai thác NTHMV.
Như vậy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu trong nước xác định
hàm lượng kim loại nặng trong nhuyễn thể, khả năng tích tụ và liều lượng gây chết...
Song, các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ven
biển miền Trung và chưa đề cập đến mối liên hệ hàm lượng kim loại nặng trong ngao
nuôi với các thành phần môi trường. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu đánh giá về
tích tụ kim loại nặng ở miền Bắc chủ yếu là xác định hiện trạng hàm lượng kim loại
nặng trong ngao, phục vụ cho đánh giá hiện trạng môi trường và kiểm soát đầu ra của
sản phẩm ngao xuất khẩu. Đối tượng khai thác khác là sò, tuy được khai thác với sản

lượng lớn hàng năm, nhưng do hạn chế về thời gian, mục tiêu cụ thể của từng đề tài,
nhiệm vụ... cho đến nay chưa có nghiên cứu đánh giá nào về mức độ tích tụ kim loại
(Cd) trong sò lông theo kích thước sinh trưởng và mối liên hệ với các thành phần môi
trường ở những vùng khai thác trọng điểm ở Vân Đồn, Quảng Ninh. Trong khi đó, thời
gian gần đây, Quảng Ninh được đánh giá là một trong những điểm nóng về ô nhiễm
môi trường.
1.2. Một số đặc điểm của ngao lụa, sò Một số đặc điểm của ngao lụa lông và điệp
quạt
1.2.1. Một số đặc điểm của ngao lụa
1.2.1.1. Vị trí phân loại và hình thái ngoài của ngao lụa
Ngành: Molusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Veneroida
Họ: Veneridae
Giống: Paphia
Loài: Paphia undulate
11


×