BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐINH THỊ VÂN ANH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI NHUYỄN THỂ
HAI MẢNH VỎ Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG, VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐINH THỊ VÂN ANH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI NHUYỄN THỂ
HAI MẢNH VỎ Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG, VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Kinh tế nông nghiệp
60620115
Số 1307/QĐ-ĐHNT
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
TS. Trần Đình Chất
Khánh Hòa - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội
của nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở khu vực miền Trung, Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, Ngày 16 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đinh Thị Vân Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của quý
phòng ban trƣờng Đại học Nha Trang, nhất là các cán bộ, giảng viên khoa Kinh tế,
khoa Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi đƣợc hoàn thành đề tài. Đặc biệt là
sự hƣớng dẫn tận tình của TS.Quách Thị Khánh Ngọc đã giúp tôi hoàn thành tốt đề
tài.Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm khuyến ngƣ Khánh hòa, Trung tâm
khuyến ngƣ Bình Định, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III và đặc biệt các hộ
nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận và Bình
Thuận đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập thông tin, tài liệu phục
vụ cho công tác nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, Ngày 16 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đinh Thị Vân Anh
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung:.....................................................................................................4
2.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................6
1.1. Cơ sở lý thuyết hiệu quả kinh tế vận dụng trong nuôi trồng thủy sản ..................6
1.1.1. Khái niệm của hiệu quả kinh tế .....................................................................6
1.1.1.1 Các quan điểm truyền thống hiệu quả kinh tế ...........................................7
1.1.1.2. Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế. ..................................................8
1.1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế.................................................................10
1.1.1.4. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế .............................................................10
1.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ............11
1.1.2.1. Chi phí từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ...............................12
1.1.2.2. Doanh thu từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ..........................14
1.1.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ...........................14
1.1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế nghề nuôi nhuyễn
thể hai mảnh vỏ. ..................................................................................................14
1.1.2.5. Đánh giá chung về hiệu quả xã hội nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ......... 16
1.1.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nghề nuôi
nhuyễn thể hai mảnh vỏ.......................................................................................17
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài. .................................................18
1.2.2. Các nhân tố tác động đến năng suất nhuyễn thể hai mảnh vỏ ......................20
iii
CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................22
2.1. Tổng quan về nghềnuôi trồng thủy sản và nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
trên thế giới và Việt Nam ...........................................................................................22
2.1.1. Hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản nƣớc ta ...............................................23
2.1.2. Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ .......................................................24
2.1.3. Triển vọng và phát triểnnghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ........................26
2.2. Đặc điểm của đối tƣợng và địa bàn nghiên cứu ..................................................27
2.2.1. Một số đặc điểm của nhuyễn thể hai mảnh vỏ .............................................27
2.1.1.1. Hàu Thái Bình Dƣơng ............................................................................28
2.1.1.2. Nghêu .....................................................................................................28
2.2.2. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................29
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................30
2.3.1.Quy trình nghiên cứu .....................................................................................30
2.3.2.Phƣơng pháp thu thập số liệu. .......................................................................32
2.3.2.1. Nguồn số liệu..........................................................................................32
2.3.2.2.Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra sử dụng trong nghiên cứu ......................33
2.3.2. Mẫu, phƣơng pháp chọn mẫu, cỡ mẫu và phƣơng pháp nghiên cứu............34
2.3.2.1. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................34
2.3.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu .......................................................34
2.3.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................35
2.3.2.4. Phân bổ mẫu nghiên cứu ........................................................................36
2.3.2.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc sử dụng trong đề tài .............36
2.3.2.6. Phân tích số liệu .....................................................................................38
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................39
3.1. Những thông tin chung của các hộ nuôi .............................................................39
3.1.1. Thông tin về giới tính ...................................................................................39
3.1.2. Thông tintheo độ tuổi....................................................................................39
3.1.3. Trình độ học vấn và tham khảo thông tin về kỹ thuật nuôi của chủ hộ nuôi .......40
3.1.4. Số lao động thƣờng xuyên tham gia nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ: ............42
3.1.5. Số năm kinh nghiệm nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ .....................................42
3.2. Hiện trạng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở khu vực miền Trung. ......................43
iv
3.2.1. Các hình thức nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ................................................43
3.2.2. Nguồn giống nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ..................................................44
3.2.3. Chất lƣợng giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ ...................................................45
3.2.4. Thời gian nuôi ...............................................................................................45
3.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế nuôi hàu. ...........................................46
3.3.1. Vùng nuôi .....................................................................................................46
3.3.2. Hình thức nuôi ..............................................................................................48
3.3.3. Quy mô diện tích: .........................................................................................50
3.3.4. Quy mô vốn đầu tƣ .......................................................................................52
3.3.5. Kích cỡ giống................................................................................................54
3.3.6. Số năm kinh nghiệm nuôi hàu ......................................................................56
3.4. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế nuôi nghêu. .......................................57
3.4.1. Quy mô diện tích: .........................................................................................58
3.4.2. Quy mô vốn đầu tƣ: ......................................................................................60
3.4.3. Số năm kinh nghiệm nuôi nghêu ..................................................................62
3.5. Các yếu tố khác ...................................................................................................64
3.6.Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở
khu vực miền Trung, Vệt Nam. .................................................................................65
3.6.1. Tổng mức độ đầu tƣ và doanh thu nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ................65
3.6.2. Một số chỉ tiêu kinh tế của 1 ha nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ....................67
3.6.3. Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của 1 ha nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ..69
3.6.4. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi nhuyễn thể hai
mảnh vỏ ở khu vực miền Trung..............................................................................71
3.7. Hiệu quả về mặt xã hội .......................................................................................74
3.7.1. Giải quyết về lao động, việc làm ..................................................................74
3.7.2. Nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời lao động .........................................74
3.7.3. Đánh giá về môi trƣờng ................................................................................74
3.7.4. Chuyển dịch nền kinh tế ...............................................................................75
3.8. Yếu tố khó khăn trong nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ .........................................75
3.9. Hƣớng phát triển của chủ hộ nuôi. ......................................................................76
3.10. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................77
3.10.1. Kết luận .......................................................................................................77
v
3.10.2. Kiến nghị giải pháp .....................................................................................77
3.11. Hạn chế của đề tài .............................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................80
PHỤ LỤC ......................................................................................................................83
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng phân bố mẫu nghiên cứu theo vùng ................................................ 36
Bảng 3.1: Phân bố mẫu theo giới tính ...................................................................... 39
Bảng 3.2: Bảng thống kê tuổi của các hộ nuôi ......................................................... 39
Bảng 3.3: Bảng thống kê trình độ học vấn và chuyên môn của chủ hộ nuôi ........... 40
Bảng 3.4: Thông tin về kỹ thuật nuôi của các hộ nuôi ............................................. 41
Bảng 3.5: Số lao động thƣờng xuyên tham gia nuôinhuyễn thể hai mảnh vỏ.......... 42
Bảng 3.6: Phân bổ mẫu theo số năm kinh nghiệm nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ... 42
Bảng 3.7: Các hình thức nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ........................................... 43
Bảng 3.8: Nguồn giống nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ............................................. 44
Bảng 3.9: Ý kiến của hộ nuôi về chất lƣợng giốngnhuyễn thể hai mảnh vỏ. .......... 45
Bảng 3.10: Thời gian nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ................................................ 45
Bảng 3.11: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của các hộ nuôi hàu ................................ 46
tại các vùng nuôi khác nhau ..................................................................................... 46
Bảng 3.12: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của các hộ nuôi hàu ................................ 48
theo hình thức nuôi khác nhau .................................................................................. 48
Bảng 3.13: Lợi nhuận trung bình 1 thángcủa các hộ nuôi hàu ................................. 50
theo quy mô diện tích khác nhau .............................................................................. 50
Bảng 3.14: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của các hộ nuôi hàu ................................ 52
Bảng 3.15: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của các hộ nuôi hàu ................................ 55
theo kích cỡ giống khác nhau ................................................................................... 55
Bảng 3.16: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của các hộ nuôi hàu ................................ 56
theo số năm kinh nghiệm khác nhau ........................................................................ 56
Bảng 3.17: Lợi nhuậntrung bình 1 tháng của các hộ nuôi nghêu ............................. 58
theo quy mô diện tích khác nhau .............................................................................. 58
Bảng 3.18: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của các hộ nuôi nghêu ............................ 60
Bảng 3.19: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của các hộ nuôi nghêu ............................ 62
với số năm kinh nghiệm khác nhau .......................................................................... 62
Bảng 3.20: Tổng mức độ đầu tƣ và doanh thu nhuyễn thể hai mảnh vỏ. ................. 66
Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu kinh tế của 1 ha nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. ........... 68
Bảng 3.22: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của 1 ha nuôi nhuyễn thể hai
mảnh vỏ. ................................................................................................................... 70
vii
Bảng 3.23: Hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôinhuyễn thể hai mảnh vỏ. ....................... 72
Bảng 3.24: Yếu tố khó khăn trong nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ............................ 75
Bảng 3.25: Hƣớng phát triển của hộ nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. ........................ 76
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tỷ lệ nuôi các loài của nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên thế giới năm 2010 . 23
Hình 2.2: Sản lƣợng thủy sản Việt nam ................................................................... 24
Hình 2.3: Hình dạng của hàu Thái Bình Dƣơng....................................................... 28
Hình 2.4: Hình dạng của con nghêu ......................................................................... 29
Hình 3.1: Hiệu quả kinh tế của các vùng nuôi ......................................................... 47
Hình 3.2: Hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi .................................................. 49
Hình 3.3: Hiệu quả kinh tế của quy mô diện tích nuôi ............................................. 51
Hình 3.4: Hiệu quả kinh tế của quy mô vốn đầu tƣ .................................................. 53
Hình 3.5: Kích cỡ giống tác động đến hiệu quả kinh tế ........................................... 55
Hình 3.6: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của số năm kinh nghiệm nuôi hàu ............ 57
Hình 3.7: Quy mô diện tích nuôi tác động đến hiệu quả kinh tế .............................. 59
Hình 3.8: Quy mô vốn đầu tƣ tác động đến hiệu quả kinh tế ................................... 61
Hình 3.9: Lợi nhuận trung bình 1 tháng của số năm kinh nghiệm nuôi nghêu ........ 63
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu:
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến ngày
15/8/2013, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 3.793,334 triệu USD, trong đó nhuyễn thể
hai mảnh vỏ Việt Nam đạt 46,618 triệu USD chiếm 1,23%. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là nhóm
loài khai thác lớn nhất trong số các loài nhuyễn thể có vỏ ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở
vùng bãi triều. Đây là các loài có giá trị thực phẩm cao, nhu cầu tiêu thụ lớn trong và ngoài
nƣớc, nhiều đối tƣợng đã trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, nghề nuôi tôm tại miền Trung đang đối mặt với nhiều thách thức do
dịch bệnh thì nhuyễn thể có giá trị sẽ có nhiều triển vọng phát triển. Đặc biệt là chúng
không cần thức ăn, có thể lọc nƣớc, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm nuôi trồng thuỷ sản
theo hƣớng bền vững.
Miền Trung có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất giống cũng nhƣ nuôi
trồng loại nhuyễn thể này nhƣ: thời gian nắng dài, nguồn nƣớc sạch, nhiệt độ cao và ổn định.
Những loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế nhƣ: sò huyết, sò lông,
nghêu lụa, tu hài, ngao, điệp, trai… có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, thịt thơm ngon,
đƣợc dùng làm món ăn đặc sản tại các nhà hàng hải sản và các khách sạn. Nhuyễn thể
hai mảnh vỏ là sản phẩm xuất khẩu có giá trị. Trong những năm gần đây, nhiều ngƣời
dân đã tự phát hình thức nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ và có những kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, muốn mở rộng diện tích nhiều hơn để nuôi loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ,
cũng cần tính toán lại nơi tiêu thụ ổn định, thì mới thật sự có lãi và cũng cần phải đánh
giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội mà đối tƣợng nuôi này đem lại. Có nhƣ vậy mới
khuyến cáo ngƣời dân chuyển sang nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Xuất phát từ những
vấn đề nêu trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi nhuyễn thể
hai mảnh vỏ ở khu vực miền Trung, Việt Nam” đƣợc thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu: Điều tra hiện trạng nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của đối tƣợng này ở khu vực miền Trung, Việt
Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi nhuyễn thể hai
mảnh vỏ bền vững.
Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng trong luận văn gồm: Phƣơng pháp thu
thập dữ liệu (thứ cấp và sơ cấp), phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu, phƣơng pháp
1
thống kê mô tả…nhằm sáng tỏ những luận điểm và tăng tính thuyết phục trong việc đề
xuất các giải pháp cho đơn vị nghiên cứu.
2. Các nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi nhuyễn thể
hai mảnh vỏ tác giả đã làm rõ đƣợc khái niệm: Khái niệm về hiệu quả kinh tế, bản chất
hiệu quả kinh tế, các chi phí từ hoạt động nuôi, lợi nhuận, doanh thu, các yếu tố tác
động đến sản lƣợng nuôi… từ đó tìm ra những hạn chế, tồn tại của nghề nuôi nhuyễn
thể hai mảnh vỏ ở 4 tỉnh: Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở khu
vực miền Trung, Việt Nam theo hƣớng bền vững: công tác quy hoạch vùng nuôi,
phòng ngừa dịch bệnh, chính sách khuyến khích 4 nhà: nhà sản xuất và nhà nông, nhà
khoa học, nhà nƣớc và doanh nghiệp để đƣa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tiêu
thụ sản phẩm ổn định, giảm dần các yếu tố tự phát. Ngoài ra tác giả còn đề xuất các
giải pháp khác về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thủy sản, ngƣời nuôi, tăng cƣờng mở rộng
quy mô…cùng với đó là đề xuất đối với chính quyền và ngƣời nuôi.
3.Kết luận:
Đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở
khu vực miền Trung, Việt Nam qua những kết luận sau:
Thông qua điều tra thực tế về nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở khu vực
miền Trung, Việt Nam qua 2 năm 2013 và năm 2014, luận văn đã đƣa đƣợc những
đánh giá khách quan về hiệu quả kinh tế, xã hội, những hạn chế, khó khăn làm cơ sở
cho đề xuất nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở
khu vực miền Trung, Việt Nam.
* Từ khóa: Hàu, nghêu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn
Học viên
TS. Quách Thị Khánh Ngọc
Đinh Thị Vân Anh
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lƣơng Liên hiệp quốc (FAO), hiện có khoảng
50% nguồn lợi thủy sản thế giới đã bị khai thác đến mức tới hạn trong khi các nguồn
tài nguyên thủy sản đang giảm mà nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Vì vậy, nguồn thủy
sản tự nhiên chắc chắn không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu này, do đó hoạt động nuôi
trồng thủy sản chính là nguồn cung cho tƣơng lai.
Nuôi trồng thủy sản có thể làm giảm áp lực đối với tự nhiên và đóng góp vào sự
phát triển kinh tế, xã hội đối với các địa phƣơng, nhƣng cũng có thể tác động tiêu cực
tới môi trƣờng nếu không đi theo hƣớng bền vững.
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh mẽ tại Việt
Nam.Nghề nuôi trồng thủy sản cũng đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân, giúp cải thiện sinh kế cho ngƣời nông dân. Tuy nhiên, theo các chuyên
gia, mặc dù nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao, nhƣng vẫn còn
nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và thiếu bền vững. Môi trƣờng bị ô nhiễm do chất thải của
mô hình nuôi thâm canh ngày càng cao, tình trạng sử dụng hóa chất, chất kháng sinh
bị cấm…Hậu quả là dịch bệnh hoành hành, tôm, cá, chết hàng loạt. Nhiều hộ dân,
trang trại nuôi trồng thủy sản, một số doanh nghiệp đã lâm vào cảnh điêu đứng khi
nuôi tôm, cá bị chết hàng loạt.
Nhiều ngƣời nuôi tôm đã mạnh dạn chuyển sang đối tƣợng nuôi khác trong đó
có nuôi loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Một mặt đa dạng loài dạng nuôi, một mặt tận
dụng diện tích nuôi tôm bị bỏ hoang, hơn nữa nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ không
phải lo chạy thức ăn nhƣ tôm, cá và đã có hiệu quả kinh tế đáng kể. Nhuyễn thể hai
mảnh vỏ sử dụng thức ăn là rong, tảo, mùn bã hữu cơ trong nƣớc, làm sạch môi
trƣờng, đảm bảo thủy sản có thể phát triển theo hƣớng bền vững.
Miền Trung có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất giống cũng nhƣ
nuôi trồng loại nhuyễn thể này nhƣ: thời gian nắng dài, nguồn nƣớc sạch, nhiệt độ cao
và ổn định.
Những loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế nhƣ: sò huyết, sò lông,
nghêu lụa, tu hài, ngao, điệp, trai…có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, thịt thơm ngon,
3
đƣợc dùng làm món ăn đặc sản tại các nhà hàng hải sản và các khách sạn. Nhuyễn thể
hai mảnh vỏ là sản phẩm xuất khẩu có giá trị.Trong những năm gần đây, nhiều ngƣời
dân đã tự phát hình thức nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ và có những kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, muốn mở rộng diện tích nhiều hơn để nuôi loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ,
cũng cần tính toán lại nơi tiêu thụ ổn định, thì mới thật sự có lãi và cũng cần phải đánh
giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội mà đối tƣợng nuôi này đem lại. Có nhƣ vậy mới
khuyến cáo ngƣời dân chuyển sang nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Xuất phát từ những
vấn đề nêu trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi nhuyễn thể
hai mảnh vỏ ở khu vực miền Trung, Việt Nam” đƣợc thực hiện. Kết quả của đề tài
này là một trong những căn cứ giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở cho công tác
quy hoạch và chuyển đổi sang nuôi đối tƣợng này có hiệu quả và theo hƣớng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Điều tra hiện trạng nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ nhằm đánh giá hiệu quả
kinh tế, xã hội của đối tƣợng này ở 4 tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Việt Nam là:
Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bền vững.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế và vận dụng chúng
vào nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Điều tra hiện trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi nhuyễn thể
hai mảnh vỏ ở 4 tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Việt Nam là: Bình Định, Khánh Hòa,
Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Đánh giá những mặt tích cực và những khó khăn, hạn chế ảnh hƣởng đến sự
phát triển nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp phát triển theo hƣớng bền vững nghề nuôi
nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở 4 tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Việt Nam là: Bình Định,
Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
4
3. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là hiệu quả kinh tế xã hội của các hộ nuôi hàu và
nuôi nghêu trên các mặt: năng lực, mức độ đầu tƣ, trình độ kỹ thuật, sản lƣợng, doanh
thu, chi phí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kết quả kinh tế nghề nuôi hàu và nghêu (xìa) ở 4 tỉnh khu vực miền
Trung, Việt Nam là: Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận.Trên cơ sở
đó đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ của các hộ nuôi
trong 2 năm 2013 và năm 2014.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến hiệu quả kinh tế của các ngành nghề.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ sở nuôi có những định hƣớng và giải pháp
đúng đắn nhằm phát triển nghề nuôi một cách hiệu quả và bền vững và là tài liệu tham
khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quan.
- Những kết luận của đề tài sẽ là tài liệu giúp các cơ quan chức năng trong việc
lập kế hoạch để phát triển vùng nuôi, nghề nuôi trồng thủy sản có hiệu quả.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Đặc điểm của đối tƣợng, địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết hiệu quả kinh tế vận dụng trong nuôi trồng thủy sản
1.1.1. Khái niệm của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến là “Kết quả nhƣ yêu cầu của việc
làm mang lại hiệu quả” (Viện Ngôn Ngữ học, 2002) [22].
Ở mỗi góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng đƣợc nhìn nhận khác nhau.
Khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta thƣờng xem xét vấn đề hiệu
quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Tƣơng ứng ta có 3 phạm trù: hiệu
quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế có thể hiểu là hiệu số giữa kết quả thu về và
chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Kết quả thu về có thể là: doanh thu, lợi nhuận,
sản phẩm…Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế
quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai phạm trù này
phản ánh ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những
yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Hai loại hiệu quả này có vị
trí quan trọng trong việc phát triển đất nƣớc một cách toàn diện và bền vững. Hiệu quả
chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt nhƣ trình độ,
tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân.
Sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị xã hội, là một nguyên tắc
để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách ổn định và bền vững. Bất kỳ
một sự mất cân đối nào sẽ dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng nhƣ ảnh hƣởng tới sự
phát triển bền vững của nền kinh tế, ảnh hƣởng tới tài nguyên thiên nhiên của đất
nƣớc, đời sống nhân dân gặp khó khăn và môi trƣờng bị ô nhiễm.
Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản
ánh mặt chất lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhƣng vẫn chƣa có sự thống
nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các nhà kinh tế và thống
6
kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh do điều kiện lịch sử
và góc độ nghiên cứu.
1.1.1.1 Các quan điểm truyền thống hiệu quả kinh tế
“Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu
thụ hàng hóa” (Tạ Duy Bộ, 2003) [1]. Theo quan điểm này thì hiệu quả là tốc độ tăng
của kết quả đạt đƣợc nhƣ: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận. Nhƣ vậy hiệu quả
đƣợc đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay nhịp độ tăng của các chỉ tiêu. Quan điểm
này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay. Kết quả sản xuất có thể tăng
lên do chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất (đầu vào của quá trình sản xuất).
Nếu hai doanh nghiệp có cùng một kết quả sản xuất tuy có hai mức chi phí khác nhau,
theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhƣ nhau.
“Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó (Đặng Đình Hào và Hoàng Đức Thân, 2002) [5]. Quan điểm
này cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất
kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó đƣợc đo bằng các chi phí và lời lãi và cũng nhiều
tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế đƣợc xem nhƣ là tỷ lệ giữa kết quả thu đƣợc với chi
phí bỏ ra, hay ngƣợc lại là chi phí trên một sản phẩm hay giá trị của sản phẩm. Những
chỉ tiêu hiệu quả này thƣờng là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó
chỉ đƣợc tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, tiền vốn, vật lực) để đạt được những mục
tiêu xác định” (Nguyễn Thị Thu, 1989) [17].
Công thức:
K
H =
C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (hoặc quá trình kinh tế)
K: Kết quả thu đƣợc từ một hiện tƣợng (hoặc quá trình kinh tế)
C: Chi phí toàn bộ để đạt kết quả
7
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế nhƣ đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
chất lƣợng sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền
vốn) nhằm đạt đƣợc mục tiêu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp – mục tiêu tối đa lợi nhuận.
Nhƣ vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh chất lƣợng
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn kết quả của quá trình sản xuất
kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lƣợng của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Vậy, khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì phải quan tâm
cả kết quả cũng nhƣ hiệu quả của doanh nghiệp đó.
Quan điểm này đã đánh giá đƣợc tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quan niệm này thì hoàn
toàn có thể tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng
của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau
của chúng.
1.1.1.2. Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế.
Gần đây các nhà kinh tế đã đƣa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm
khắc phục những điểm còn thiếu của các quan điểm truyền thống:
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thƣờng thấy là: giải quyết công ăn việc
làm, giảm số ngƣời thất nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho ngƣời lao
động, nâng cao sức khỏe, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng…
Nếu xem xét hiệu quả xã hội, ngƣời ta xem xét mức tƣơng quan giữa các kết
quả (mục tiêu) đạt đƣợc về mặt xã hội (cải thiện xã hội, nâng cao đời sống văn hóa và
tinh thần, giải quyết công ăn việc làm…) và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.
Thông thƣờng các mục tiêu kinh tế - xã hội phải đƣợc giải quyết trên góc độ vĩ mô
nên hiệu quả xã hội cũng thƣờng đƣợc quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là
tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng
quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra. Còn hiệu quả xã hội
8
là mối tƣơng quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu đƣợc và tổng chi phí bỏ ra. Vậy,
hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế của
doanh nghiệp giảm, tức là doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh, thiếu sức sống và
trở thành gánh nặng cho nhà nƣớc, vì thế doanh nghiệp không đạt đƣợc mục tiêu xã hội.
Việc phân biệt hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội tùy theo phạm vi và mức độ
của sự phân tích là của cá nhân hay của xã hội khi xem xét. Hiệu quả kinh tế đƣợc
phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng ngƣời đầu tƣ, chỉ tính toán những lời
lãi thông thƣờng trong phạm vi tài chính để cho ngƣời đầu tƣ ra quyết định đầu tƣ.
Hiệu quả xã hội thì đƣợc phân tích trên lợi ích của toàn xã hội, để xem xét sự phát
triển chungcủa xã hội nhƣ: cải thiện xã hội, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần,
giải quyết công ăn việc làm, nâng cao sức khỏe, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng…Vì vậy,
tùy theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay toàn xã hội mà có hiệu quả kinh tế hay
hiệu quả xã hội.
Khi thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tƣ thƣờng chú ý đến
hiệu quả kinh tế. Các dự án nhƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì hiệu quả của dự
án tập trung vào hiệu quả xã hội. Một dự án đƣợc coi là đạt hiệu quả chỉ khi đạt đƣợc
cả các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng:
- Lợi ích kinh tế bao gồm việc đạt đƣợc kết quả, năng suất cao cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Ở dự án đầu tƣ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì lợi
ích kinh tế chính là sự tăng lên của vật nuôi, cây trồng, sự đa dạng hóa nền sản xuất
nông nghiệp và chủng loại sản phẩm nông nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của từng
vùng sinh thái khác nhau.
- Lợi ích xã hội thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối các
nguồn lực và phúc lợi xã hội trong vùng và giữa các vùng…Đồng thời đảm bảo sự bền
vững của dự án thông qua cơ chế tham gia của ngƣời hƣởng lợi từ dự án, thực hiện
đƣợc mục tiêu ổn định xã hội.
- Lợi ích môi trƣờng là khả năng bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trƣờng
(đất, nƣớc, đa dạng sinh học…)
Quan niệm mới về hiệu quả kinh tế cho phép đánh giá toàn diện hơn các tác
động do dự án đầu tƣ mang lại, phù hợp với xu thế thời đại và chiến lƣợc tăng trƣởng
bền vững của các quốc gia ngày nay.
9
1.1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động kinh
doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, tiền,
nguyên vật liệu) để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp - tối đa hóa lợi
nhuận. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự thực hiện
yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian.
Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng
đặc biệt. Mọi hoạt động của con ngƣời đều phải tuân theo quản lý đó. Con ngƣời tạo ra
của cải vật chất bằng sức lao động. Lao động đƣợc đo lƣờng bằng thời gian. Với một
mục tiêu nhất định con ngƣời phải thực hiện trong một thời gian lao động ít nhất, hay
nói một cách khác thì trong một thời gian lao động nhất định kết quả đạt đƣợc phải cao nhất.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết
quả tối đa với chi phí tối thiểu (thời gian hao phí lao động thấp nhất). Điều này có
nghĩa là với mức chi phí nhất định thì doanh nghiệp phải đạt kết quả tối đa hoặc ngƣợc
lại đạt kết qủa nhất định với chi phí tối thiểu.
Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế phải xem xét trên hai mặt:
- Về mặt định lƣợng: biểu hiện ở mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc so với
chi phí bỏ ra, chênh lệch giữa kết quả thu về và chi phí đã bỏ ra càng lớn thì hiệu quả
kinh tế càng cao và ngƣợc lại.
- Về mặt định tính: mức độ hiệu quả kinh tế cao thu đƣợc phản ánh sự cố gắng,
nỗ lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và sự gắn bó của việc
giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị
xã hội (Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn, 2007) [14].
Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không đƣợc đồng nhất giữa kết quả và
hiệu quả. Vì chỉ có kết quả mới làm cơ sở để tính toán hiệu quả.
1.1.1.4. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các
phƣơng án khác nhau và chọn phƣơng án có hiệu quả kinh tế cao. Trong thực tế, nếu
thiếu một tiêu chuẩn thống nhất sẽ không có căn cứ xác đáng để đƣa ra những quyết
định hợp lý nhất là trong điều kiện giải quyết một nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện tổng hợp
10
các biện pháp, mà ảnh hƣởng của chúng đến kết quả cuối cùng không đồng nhất hoặc
không đồng hƣớng nhƣ nhau. Cần phải có một tiêu chuẩn chung để đánh giá hiệu quả
kinh tế. Tiêu chuẩn thể hiện hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối quan hệ giữa thu và chi
theo hƣớng cực đại cái thu và cực tiểu cái chi.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải đảm bảo tính toàn diện. Trước hết, là sự gắn bó
và ƣớc định lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng. Một mặt, giảm chi phí lao động xã
hội sản xuất hàng hóa; Mặt khác, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, không ngừng mở
rộng mặt hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Thứ hai, tính toàn diện
của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải cùng lúc vừa giải quyết những vấn đề kinh
tế, kinh doanh, vừa giải quyết những vấn đề xã hội của đất nƣớc. Thứ ba, tính toàn
diện của hiệu quả kinh tế yêu cầu phải xem xét mỗi giải pháp, mỗi phƣơng án một
cách toàn diện về không gian và thời gian, để hiệu quả của từng phần tử, từng phân hệ
có tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống, nâng cao hiệu quả
hiện tại và lâu dài cả nền kinh tế quốc dân.
Trong cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, việc tạo ra và không ngừng
làm tăng lợi nhuận là hết sức cần thiết. Nhƣng không đƣợc đơn giản coi lợi nhuận nhƣ
là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế. Điều quan trọng là phải xem xét lợi
nhuận đạt đƣợc bằng cánh nào và đƣợc phân phối sử dụng nhƣ thế nào. Mọi tổ chức
kinh doanh, cá nhân kinh doanh là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận
động của nó phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu chung của
cả hệ thống. Do đó, lợi nhuận mà mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thu đƣợc
phải thể hiện sự gắn bó đối với sự vận động của thị trƣờng, vừa phải thể hiện sự tuân
thủ pháp luật nhà nƣớc, góp phần vào sự chuyển dịch kinh tế theo hƣớng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Đồng thời lợi nhuận đƣợc phân phối theo hƣớng kết hợp hài hòa các
lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân ngƣời lao động, lợi ích ngƣời chủ sở hữu, lợi ích tập
thể là lợi ích toàn xã hội (Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn, 2007) [14].
1.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành nuôi nhuyễn thể hai mảnh
vỏ nói riêng, xác định kết quả kinh tế là xác định những chi phí bỏ ra cho các yếu tố
đầu vào, bao gồm:
11
- Chi phí cố định: Chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí sửa chữa lớn; chi
phí làm lồng, bè; lƣới cọc; thuyền; chòi; rổ, xịa; chi phí trả tiền lƣơng nhân công và chi
phí trả lãi vay.
- Chi phí biến đổi gồm: Chi phí mua con giống, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí
khác…
Cuối cùng, xác định lợi nhuận từ ngành nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, lợi nhuận
đƣợc tính bằng: Tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí và sử dụng chỉ tiêu này để xác
định tỷ suất sinh lợi của ngành nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ cao hay thấp (Hoàng Thu
Thủy, 2008) [20].
1.1.2.1. Chi phí từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Chi phí từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ là tổng các khoản tiền đã chi
ra, các khoản khấu trừ tài sản, các khoản phát sinh làm giảm vốn của các cơ sở nuôi.
Để làm rõ các khoản mục chi phí trong nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ta tiến hành phân
loại chi phí nhƣ sau:
a. Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí – Fixed costs (FC)).
Chi phí cố định: Là những khoản chi phí thƣờng không biến đổi hoặc biến đổi
rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí này thƣờng do chủ cơ sở nuôi
gánh chịu và đƣợc bù đắp bằng phần thu nhập sau khi trừ chi phí biến đổi. Chi phí cố
định của các cơ sở nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ nhuyễn thể hai mảnh vỏ chủ yếu bao
gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí trả tiền lƣơng nhân công, chi phí trả lãi
vay và chi phí khác.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: theo thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày
25/4/2013 hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, quy
định tài sản cố định phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên. Đa số các hộ nuôi
nhuyễn thể hai mảnh vỏ là những hộ trƣớc đây nuôi tôm bị thua lỗ sau đó chuyển sang
nuôi cá và đối tƣợng khác, sau này nuôi thêm nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nên 1 số tài sản
đã mua từ lâu và phục vụ chính cho việc nuôi cá và các đối tƣợng khác, hầu nhƣ không
sử dụng cho nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Một số hộ trang bị máy xịt và máy nổ với số tiền
là 15 triệu đồng để vệ sinh hàu, do đó máy xịt và máy nổ không phải là tài sản cố định
(Bộ Tài chính) [2].
12
- Chi phí nhân công: là khoản tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động, cách trả lƣơng
là theo tháng làm việc.
- Chi phí lãi vay: là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay phục vụ cho việc
nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Ngƣ dân thƣờng đƣợc vay vốn đầu tƣ cho việc làm
gianfbè ban đầu, do vậy các khoản chi phí lãi vay đƣợc xem nhƣ chi phí cố định.
- Chi phí khác: là chi phí ban đầu bỏ ra để làm giàn, mua cọc, mua lƣới,
thuyền…Các chi phí này đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nuôi nhuyễn thể hai mảnh
vỏ và ít biến đổi.
b. Chi phí khả biến (chí phí biến đổi hay biến phí – Variable costs (Vc)).
Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về
mức độ hoạt động. Khi khối lƣợng hoạt động tăng, làm chi phí biến đổi tăng theo và
ngƣợc lại, khi khối lƣợng hoạt động giảm, làm giảm chi phí biến đổi. Khi khối lƣợng
hoạt động bằng 0 thì chi phí biến đổi cũng bằng 0. Chi phí biến đổi của các cơ sở nuôi
nhuyễn thể hai mảnh vỏ chủ yếu bao gồm: Chi phí mua con giống, chi phí phòng trừ
dịch bệnh; chi phí sửa chữa nhỏ và các chi phí khác.
- Chi phí mua con giống: tiền mua con giống từ các đơn vị cung cấp giống và
tiền vận chuyển từ nơi nhà cung cấp đến cơ sở nuôi.
- Chi phí phòng trừ dịch bệnh: là chi phí mua dầu chạy máy xịt và máy nổ để vệ
sinh con hàu và rổ, lƣới...nhằm vệ sinh làm sạch phần rong rêu bám trên hầu, lƣới và
rổ, để hàu không bị bám bởi sinh vật gây hại và làm thông thoáng bề mặt để hàu dễ
tiếp nhận đƣợc với nguồn thức ăn, giúp cho hàu mau lớn.
- Chi phí sửa chữa nhỏ: là những khoản sửa chữa phát sinh đột xuất trong quá
trình nuôi, giá trị nhỏ nhƣ sửa chữa máy móc, lồng bè bị hƣ hỏng…
c. Chi phí cơ hội (Opportunity costs):
Là lợi ích bị bỏ qua khi quyết định lựa chọn giữa các phƣơng án. Lợi ích cao
nhất của một trong các dự án bị bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của dự án đƣợc chọn.
Khái niệm chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng và chủ yếu khi tính toán hiệu quả của dự
án, nhất là về mặt giá trị kinh tế, mặc dù chúng không đƣợc (hoặc chƣa từng đƣợc)
phản ánh trong sổ sách của kế toán tài chính.
13
Chi phí cơ hội đƣợc sử dụng để tính toán cho các cơ sở nuôi nhuyễn thể hai
mảnh vỏ đƣợc tính dựa trên mức lãi suất bình quân từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ
ngân hàng, dự án nhỏ, qũy xoá đói giảm nghèo…tại thời điểm các cơ sở nuôi nhuyễn
thể hai mảnh vỏ bỏ vốn ra để đầu tƣ. Tuy nhiên, việc đầu tƣ vốn vào nuôi nhuyễn thể
hai mảnh vỏ dàn trải trên các tháng nuôi và không đều nhau, các tháng đầu chủ yếu
đầu tƣ vào máy móc, lồng bè phục vụ nuôi con giống… chi phí đầu tƣ cho nhuyễn thể
hai mảnh vỏ thƣờng tập trung vào giai đoạn đầu. Vì vậy, chi phí cơ hội tác giả không
tính toán để hạch toán lợi nhuận kinh tế.
1.1.2.2. Doanh thu từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Doanh thu từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ là tổng giá trị các lợi ích
kinh tế mà các cơ sở nuôi thu đƣợc từ việc nuôi và tiêu thụ nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Doanh thu của các hộ nuôi đƣợc thay đổi theo sản lƣợng nhuyễn thể hai mảnh vỏ
thƣơng phẩm mà các hộ nuôi đạt đƣợc. Sản lƣợng nhuyễn thể hai mảnh vỏ càng lớn thì
doanh thu càng cao (trong điều kiện cố định giá).
1.1.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Lợi nhuận của hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ là chỉ tiêu phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ của các hộ nuôi. Đối với
hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, lợi nhuận là phần chênh lệch của doanh thu
bán nhuyễn thể hai mảnh vỏ sau khi trừ các chi phí bỏ ra trong quá trình nuôi.
1.1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế nghề nuôi nhuyễn
thể hai mảnh vỏ.
a. Doanh thu từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ (GO):
Là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản lƣợng nhuyễn thể hai mảnh vỏ thu đƣợc
trong một chu kỳ nuôi tính trên 1 năm.
Công thức:
n
QixPi
GO =
i 1
Trong đó:
GO: Doanh thu từ hoạt động nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
14