Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thảo luận Kinh tế Vi mô Lấy ví dụ và phân tích về một hãng cạnh tranh hoàn hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.52 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
---------------  ---------------

BÁO CÁO THẢO LUẬN MÔN
KINH TẾ VI MÔ 1
Đề tài: Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ
cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận
khi giá thị trường thay đổi trong ngắn hạn.

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu đề tài................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HÃNG CTHH TRONG NGẮN
HẠN....................................................................................................................................... 3
1.1. Khái niệm, đặc điểm thị trường CTHH và hãng CTHH trong ngắn hạn......................3
1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn.............................................................................4
Chương 2: PHÂN TÍCH CÁCH THỨC HÃNG CTHH LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG VÀ
LỢI NHUẬN TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ GIÁ TRONG NGẮN HẠN..............8
2.1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu.................................................................................8
2.2. Kết quả phân tích dữ liệu............................................................................................10
2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu..................................................................17
2.4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu...................................................................................17
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP....................................................18
3.1. Dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết.......................18


3.2. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu............................................................18
3.3. Giải pháp.................................................................................................................... 19
Kết luận................................................................................................................................ 20

1|Page


LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi trở lại trong 6 tháng đầu năm
2017 là một trong những yếu tố tác động tích cực đến sản xuất cũng như kinh doanh trong
nước. Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn quan trọng này đang tiến tới hội nhâp với rất
nhiều cơ hội phát triển đang chờ đợi phía trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải
đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Theo Tổng cục Thống kê nhận định, bên
cạnh kết quả nổi bật về cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xuất
khẩu, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài, trong những tháng đầu năm, kinh tế Việt
Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn: Tốc độ tăng trưởng quý I có dấu hiệu chững lại, giá
nông sản, thực phẩm giảm mạnh tác động tiêu cực tới nền kinh tế và thách thức tới mục tiêu
tăng trưởng năm 2017 của cả nước.
Nếu coi nền kinh tế là một thể thống nhất thì mỗi doanh nghiệp sẽ là một tế bào. Để
cơ thế khỏe mạnh thì mỗi tế bào cần phải phát triển mạnh mẽ, hay chính những doanh
nghiệp phải có những năng lực nhất định, đặc biệt là khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế tiến về phía trước. Nền kinh tế cũng không
thể tăng trưởng bền vững nếu từng doanh nghiệp gặp hạn chế trong khả năng cạnh tranh và
tạo giá trị gia tăng. Do vậy, cạnh tranh đã và đang là một vấn đề bức thiết cần được chú
trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Có thể nói, quy luật cạnh tranh chính là giải pháp để
giải quyết cho các câu hỏi đang làm không ít các doanh nghiệp lớn - nhỏ phải "ngập
ngừng": Làm sao để thu được lợi nhuận tối đa? Làm thế nào để đứng vững trên thị trường?
Và làm thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với sản phẩm
chất lượng cao, giá thành hạ?

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu môn Kinh tế học vi mô I, để hiểu rõ hơn về lý thuyết
hành vi của doanh nghiệp trong thị trường hiện nay, chúng em đã chọn để thảo luận và làm
báo cáo về đề tài: Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo
và chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi
trong ngắn hạn.
2|Page


2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
2.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?
2.2. Các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
2.3. Thực trạng mặt hàng cà phê hiện nay?
2.4. Cách thức hãng lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong ngắn
hạn?
2.5. Rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
3.1. Mục tiêu chung: Tìm hiểu cách thức hãng CTHH lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi
giá thị trường thay đổi trong ngắn hạn cũng như đưa ra phương hướng, mục tiêu và quan
điểm giải quyết vấn đề.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích, tìm hiểu một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.
- Đánh giá, phân tích thực trạng hãng CTHH khi giá thị trường thay đổi trong ngắn
hạn.
- Đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp giúp hãng tối ưu hoá lợi nhuận khi giá thị
trường thay đổi trong ngắn hạn.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
4.1. Đối tượng:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng CTHH kinh doanh mặt hàng cà phê.
4.2. Phạm vi:
- Không gian: Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, các cửa hàng, đại lí kinh

doanh mặt hàng cà phê.
- Thời gian: từ ngày 14/11/2016 đến ngày 12/01/2017

3|Page


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HÃNG CTHH TRONG NGẮN HẠN
----------------------1.1. Khái niệm, đặc điểm thị trường CTHH và hãng CTHH trong ngắn hạn.
1.1.1. Khái niệm:
-

Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác
định giá cả của hàng hóa hay dịch vụ.

-

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và người
bán và không một người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị
trường.

-

Hãng cạnh tranh hoàn hảo là hãng bán trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

-

Sản xuất trong ngắn hạn là quá trình tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các yếu tố đầu
vào hay nguồn lực trong đó có ít nhất một yếu tố cố định.


1.1.2. Đặc điểm:
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
-

Số lượng người mua và người bán là vô số.

-

Sản phẩm của các hãng là tương đồng nhau.

-

Không có rào cản đối với những hãng gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.

-

Thông tin trên thị trường là hoàn hảo.

 Hãng cạnh tranh hoàn hảo.
-

Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, là hãng “chấp nhận giá”.

-

Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường cầu nằm ngang, song song với trục
tung tại mức giá thị trường.

-


Đường cầu (D) của hãng trùng với đường doanh thu bình quân (AR) và đường doanh
thu cận biên (MR).

P

P

E

MR = AR = P
4|Page

O

Q

Q
O


1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn.
1.2.1. Lợi nhuận.
a) Khái niệm.
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu do bán được hàng hóa hoặc dịch
vụ với tổng chi phí sản xuất để sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
b) Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận.
- Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận đối với mọi doanh nghiệp: MR = MC.
- Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo: P = MR.
Điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: P = MC.
P, R, C,


MC

N
B

E
M

A

0

Q

c) Kết luận.
-

Khi P = MC: Hãng cạnh tranh hoàn hảo mới tối đa hóa lợi nhuận.

-

Khi P > MC: Muốn tăng lợi nhuận hãng phải tăng sản lượng.

-

Khi P > MC: Muốn tăng lợi nhuận hãng phải giảm sản lượng.

5|Page



1.2.2. Khả năng sinh lợi của hãng cạnh tranh.
 Trường hợp 1:


P, R, C,
MC
ATC
E

 Trường hợp 2:
A

B

P, R, C,

.

MC

0

ATC Q

Mặt khác khi ATC = MC → P
E




 Trường hợp 3:



0

P, R, C,

Q

ATC

 Hãng nên tiếp tục sản xuất

MC

Doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định nên hãng chỉ thua lỗ
B

một phần, cần tiếpAtục sản xuất để tối thiểu hóa thua lỗ.

AVC

E
M

0

N


6|Page

Q


 Trường hợp 4:

Hãng bị thua lỗ .
Mặt khác khi ATC = MC → P

P, R, C,

ATC
MC
B

A

AVC

E
Điểm đóng cửa
P, R, C

0

MC

Q


1.3. Đường cung của hãng cạnh tranh hoànB hảo trong ngắn hạn.
A

7|Page

Điểm đóng cửa
0

Q


-

Là đường MC, dốc lên về bên phải.

-

Xuất phát từ điểm đóng cửa sản xuất trở lên ( ) .

-

Đường cung của ngành là tổng các đường cung của hãng theo chiều ngang (trục hoành).

8|Page


Chương 2:
PHÂN TÍCH CÁCH THỨC HÃNG CTHH LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG VÀ LỢI
NHUẬN TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ GIÁ TRONG NGẮN HẠN.
----------Dựa trên những phân tích về hãng CTHH ở trên ta xem xét cụ thể hành vi kinh tế của

Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Trung Nguyên khi giá cả trên thị trường thay đổi, cụ thể là cách
thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận như thế nào?
-----------2.1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu.
2.1.1. Giới thiệu Công TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

Công ty cà phê Trung Nguyên

Một số sản phẩm

-

Địa chỉ: 82-84 Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

-

Hotline: 19006011.

-

Tell: (84.28)39251852.

-

Fax: (8428)39251848.

Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế
biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và
du lịch và mới đây là thương mại điện tử. Trong đó, cà phê Trung Nguyên là một trong
những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên
thế giới.

Hoạt động của công ty trong những năm qua
9|Page


Năm 2011, doanh thu mảng cà phê trong nước của Trung Nguyên đạt 1.100 tỉ đồng. Con
số này đã tăng mạnh trong năm 2012, đạt gần 1.700 tỉ đồng. Doanh số của Trung Nguyên tại
thị trường trong nước nhanh chóng vượt qua mảng nước ngoài và tiếp tục đạt tốc độ tăng
trưởng 15 – 16% kể từ năm 2012 đến nay.
Ở phân khúc thị trường cà phê hòa tan, Trung Nguyên nằm trong top 3 doanh nghiệp
thống lĩnh thị phần trong nước. Cụ thể: Năm 2014, Vinacafé 41%; Netstlé 26,3%; Trung
Nguyên chiếm 16% (theo số liệu của Nielsen Việt Nam).
Và G7 luôn được coi là “con át chủ bài”, là niềm tự hào của Trung Nguyên.
Sau 2 thập niên từ một địa điểm ban đầu, đến giữa năm 2015, Trung Nguyên có khoảng
hơn 80 cửa hàng vị trí đẹp ở các thành phố lớn. Không những thế, tập đoàn còn nhanh chóng
gia tăng sự hiện diện thương hiệu thông qua hình thức nhượng quyền kinh doanh. Trước đó
từ năm 2011, Trung Nguyên đã có thêm bước ngoặt mới khi mở rộng hoạt động này ra thị
trường quốc tế với quốc gia đầu tiên là Nhật Bản.
 Các sản phẩm, dịch vụ :
Nhằm đáp ứng cho từng phân khúc thị trường đặc thù, Trung Nguyên cho ra đời rất nhiều
loại sản phẩm khác nhau, từ sản phẩm dành cho những người mới uống cà phê đến những
sản phẩm cao cấp dành cho những người sành điệu, từ cao cấp thượng hạng đến phổ thông,
khai thác tất cả những yếu tố mang tính truyền thuyết. Như:
o Cafe sáng tạo : gồm 9 loại sản phẩm: Culi Robusta, Robusta Arabica, Arabica Sé,
Culi thượng hạng, Culi Arabica, Legendee, Passiona…
o Cafe hỗn hợp : Nhóm café I-R-S , cafe lon, café hộp, café Nâu – Vàng - Trắng.
o Café túi lọc.
o Expresso: loại 1 và loại 2.
o Café hòa tan G7 ( ra đời vào tháng 11/2013).
2.1.2. Tình huống nghiên cứu.
Trong bài thảo luận này chúng em chỉ xét đến hoạt động của công ty trong thị trường

xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên diễn biến phức tạp vốn là đặc điểm của thị trường cà phê thế
giới nhiều năm nay và việc cần theo dõi sát và nhanh nhạy để quyết định xuất khẩu với giá
có lợi nhất vẫn là một bài toán cần tính kỹ với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt
Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ việc mở
10 | P a g e


cửa thị trường cà phê, cạnh tranh với những đối thủ lớn của Việt Nam như Brazil hay
Colombia.
2.1.3. Phân tích tình huống nghiên cứu.
Giả sử thị trường này là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với các đặc điểm:
 Số lượng người mua và người bán là rất nhiều, nhất là ở Châu Âu.
 Không có rào cản trong việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường.
 Các sản phẩm mà hãng sản xuất ra không khác gì so với các hãng khác hoạt động trên
thị trường.
 Thông tin trên thị trường hoàn hảo, cả người bán và người mua đều có thông tin đầy
đủ và rõ ràng về nhau.
Để nghiên cứu được cách thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận thì ta phải
giả định trên thị trường có những thay đổi lớn về giá cả sản phẩm. Khi đó, buộc hãng phải
đưa ra sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận tối ưu nhất để tối đa hóa lợi nhuận.
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, trước khi quyết định sản xuất kinh doanh mặt hàng nào
đó với số lượng là bao nhiêu cũng đều phải dựa trên mục tiêu duy nhất đó là tối đa hóa được
lợi nhuận trước sự thay đổi của giá cả thị trường.
Thế nên đối với Tập đoàn Trung Nguyên cũng vậy, khi giá cả thị trường về sản phẩm của
hãng thay đổi thì mức sản lượng tối ưu của hãng lựa chọn để tối đa hóa lợi nhuận cũng thay
đổi và tất nhiên, lợi nhuận kinh tế của hãng cũng khác trước.
Vậy nên tùy theo tình hình biến động giá cụ thể và dựa trên sự phân tích về lợi nhuận của
hãng khi đó mà hãng sẽ đưa ra sự lựa chọn mức sản lượng sẽ sản xuất của mình cũng như
quyết định có nên sản xuất hay đóng cửa.
Sau đây chúng em sẽ trình bày quyết định lựa chọn của hãng trong ngắn hạn với những

tình huống giả định về sự thay đổi của giá sản phẩm trên thị trường để thấy được cách thức
mà hãng lựa chọn như thế nào?
2.2. Kết quả phân tích dữ liệu

 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn

11 | P a g e


Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo về mặt hàng cà phê, hãng cà phê Trung Nguyên
quyết định sản xuất cà phê hoà tan phục vụ cho nhu cầu của mọi người trong dịp tết Đinh
Dậu 2017. Hãng lựa chọn sản xuất với quy mô trong ngắn hạn có hàm tổng chi phí là:
và bắt đầu sản xuất từ ngày 14/11/2016 đến ngày 12/01/2017 (tức từ 15/10/2016 đến
15/12/2016 âm lịch).
 Chi phí bình quân:
.
Khi đó: Tổng chi phí cố định:
Tổng chi phí biến đổi :
 Chi phí biến đổi bình quân:

Chi phí cận biên :
Và đường cầu của thị trường có dạng là: QD = 250000-4P. (Với q (kg); P (đồng/kg))
Trong ngắn hạn, hãng có yếu tố đầu vào cố định nên hãng sẽ có tổng chi phí cố định
TFC. Phần chi phí này hãng sẽ vẫn phải chịu ngay cả khi không sản xuất bất kỳ đơn vị sản
phẩm nào. Và ta phải khẳng định lại rằng hãng chỉ có thể tối đa hóa được lợi nhuận khi hãng
sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện : P = MC
Do đó, ta sẽ xét 4 trường hợp thay đổi của giá trên thị trường:
o
o
o

o

12 | P a g e


 Trường hợp 1: Giả sử trên thị trường giá cà phê là . Lúc này để tối đa hóa được lợi nhuận
hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, hãng sẽ thu được
lợi nhuận kinh tế dương là phần diện tích hình AP0EB (xem hình 1.1).

P, R, C,
MC
ATC
E
A
Hình1.1:
Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH khi
B

Khi P = 50000 → Mức sản lượng Q* của hãng tại P=MC ↔ 4q+30000 = 50000 ↔
q=5000 (kg).

0

Q

Khi đó tổng doanh thu: TR = P.Q* = 50000*5000 = 250000000.
Tổng chi phí: TC = 2q2 + 30000q + 12500000 = 212500000.

 Phần lợi nhuận của hãng là :  = TR – TC = 250000000 – 212500000 = 37500000.
Thật vậy, khi ở trường hợp này hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cần phải lựa

chọn ở mức sản lượng mà chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên hay chính bằng giá của
sản phẩm (trong thị trường CTHH thì chi phí cận biên bằng giá của sản phẩm). Tại mức sản
lượng này hãng đã thu được lợi nhuận kinh tế dương (đồng thời là mức lợi nhuận tối đa) là
phần diện tích hình ABEP0.

13 | P a g e


 Trường hợp 2: Khi giá trên thị trường , vẫn để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ lựa chọn
mức sản lượng tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0 = MC, do giá thị trường bằng tổng chi
phí nhỏ nhất nên hãng sẽ hòa vốn.

P, R, C,
MC
ATC

E

Hình 1.2: Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH khi
Khi P = 40000, mức sản0lượng Q* xác định tại P = MC ↔ 4q + 30000 = 40000 ↔ q = 2500.
Q

Khi đó tổng doanh thu là: TR = P.Q* = 40000.2500 = 100000000.
Tổng chi phí là: TC = 2q2 + 30000q + 12500000 = 100000000.
 Phần lợi nhuận của hãng = TR – TC = 0.
Lúc này, giá thị trường thay đổi hãng vẫn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lựa
chọn ở mức sản lượng tối ưu Q*. Doanh thu hãng thu được là phần diện tích P 0EQ*O chính
là phần tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm của hãng nên lúc này lợi nhuận của hãng bằng
không, hãng sẽ hòa vốn. Điểm E được gọi là điểm hòa vốn. Vì điểm hòa vốn xảy ra tại điểm
cực tiểu của ATC (đường chi phí cận biên MC luôn cắt đường tổng chi phí ATC của hãng tại

điểm ATCmin) vậy nên lúc này hãng có 2 cách để xác định mức sản lượng hòa vốn là giải
phương trình MC = ATC hoặc ATC’(Q) = 0. Sau khi xác định được mức sản lượng hòa vốn,
chúng ta thay vào hàm ATC hoặc hàm MC sẽ tìm được mức giá hoà vốn.

14 | P a g e


 Trường hợp 3: Khi giá nằm giữa ATCmin và AVCmin hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối
ưu Q* thỏa mãn điều kiện tối đa hóa lợi nhuận Po = MC, lúc này hãng sẽ bị thua lỗ.
Nếu giá giảm xuống dưới đường tổng chi phí bình quân P < ATCmin hãng sẽ không thể tránh
khỏi thua lỗ trong ngắn hạn, cho dù hãng có lựa chọn sản xuất ở bất kỳ sản lượng nào. Mặc
dù vậy nhưng thua lỗ trong trường hợp này lợi nhuận âm được tối thiểu hóa bằng việc sản
xuất mức sản lượng ở đó giá thị trường bằng chi phí cận biên P = MC chừng nào giá không
giảm xuống dưới chi phí biến đổi bình quân (tức là chừng nào )

P, R, C,

ATC
MC

A

B
AVC
E

M

N


Hình 1.3: Lựa chọn
0 sản lượng của hãng CTHH khi AVCminQ< P < ATCmin.
Khi P = 35000, xét P = MC ↔ 4q + 30000 = 35000 ↔ q = 1250.
 Mức sản lượng Q* của hãng = 1250.
Khi đó tổng doanh thu bằng: TR = P.Q* = 35000.1250 = 43750000.
Tổng chi phí : TC = 2q2 + 30000q + 12500000 = 53125000.
 Phần lợi nhuận hãng thu được là:  = TR - TC = - 9375000.
Trong đó tổng chi phí cố định TFC = 12500000, tổng chi phí biến đổi TVC = 40625000.
Ta thấy TR > TVC.
Thật vậy, trong trường hợp này hãng CTHH đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc tiếp tục
sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* hoặc đóng cửa (ngừng) sản xuất. Hãng vẫn có thể sản
xuất và chịu lỗ trong ngắn hạn vì doanh nghiệp hy vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận trong
tương lai, khi giá thành sản phẩm tăng hoặc chi phí sản xuất sẽ giảm xuống. Trong hai
15 | P a g e


phương án trên thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án nào có lợi hơn, thu nhiều lợi nhuận
hơn.
Giả sử hãng lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất. Vì hãng vẫn theo đuổi mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận nên hãng sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện P =
MC. Lúc này phần diện tích SAPEB chính là phần biểu thị tổng thua lỗ mà hãng sẽ phải chịu
khi đã lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng Q*  mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
(xem hình 1.3).
Nhưng nếu doanh nghiệp lựa chọn sẽ đóng cửa ngừng sản xuất, vì ta đang xét hãng
sản xuất trong ngắn hạn nên dù không sản xuất ra bất kỳ một đơn vị sản lượng nào nhưng
hãng vẫn sẽ phải chịu toàn bộ khoản chi phí cố định là phần diện tích SABMN (xem hình 1.3).
Rõ ràng cho dù hãng có lựa chọn phương án nào đi chăng nữa thì việc bị thua lỗ vẫn
không thể tránh khỏi. Nhưng nếu ta so sánh phần diện tích mà hãng bị thua lỗ ở hai trường
hợp thì ở trường hợp hãng tiếp tục sản xuất sẽ bị thua lỗ ít hơn. Do hãng vừa bù đắp được
toàn bộ chi phí biến đổi lại vừa được một phần chi phí cố định. Như vậy, dù chi phí cố định

không liên quan đến việc lựa chọn sản lượng của hãng, nhưng lại là yếu tố quyết định đối
với việc xem xét có nên rời khỏi ngành trong ngắn hạn hay không.
 Tóm lại trong trường hợp này, quyết định khôn ngoan của hãng là nên tiếp tục sản
xuất tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận để tối thiểu hóa lỗ.

16 | P a g e


 Trường hợp 4: Khi giá thị trường (Ở đây ta xét cụ thể P = AVCmin)

P, R, C,

ATC
MC

A

B
AVC

Hình 1.4: Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH khi P = AVCmin
Khi P = 30000, mức sản lượng Q* xác định tại P =EMC ↔ 4q + 30000 = 30000 ↔ q = 0.
Lúc này lợi nhuận của hãng là  = - TFC.

Điểm đóng cửa

Nếu hãng sản xuất, hãng 0sẽ sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* và sẽQbị thua lỗ là toàn bộ
phần chi phí cố định TFC của hãng là phần diện tích hình chữ nhật P0ABE.
Còn nếu hãng quyết định đóng cửa ngừng sản xuất, hãng cũng sẽ bị mất toàn bộ phần chi phí
cố định là diện tích như trên.

Trong trường hợp này, hãng CTHH sẽ bị bàng quan giữa sản xuất và không sản xuất, chúng
ta sẽ giả định những nhà quản lý sẽ lựa chọn tiếp tục sản xuất thay vì đóng cửa khi P đúng
bằng AVCmin.
Nếu giá thấp hơn AVCmin tại mức sản lượng ở đó P = MC rồi, thì hãng nên đóng cửa ngừng
sản xuất. Khi hãng đóng cửa, hãng phải chịu chi phí cố định của hãng ( = TFC), nhưng
đây là khoản lỗ tối thiểu có thể khi giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân.
Do hãng đóng cửa khi giá giảm xuống dưới AVCmin nên điểm tối thiểu trên đường AVC là
điểm đóng cửa của hãng, và mức giá này là giá đóng cửa của hãng.

17 | P a g e


2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu:
-

Ưu điểm:
+ Tính hiệu quả năng suất trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo được nhận thấy tại điểm

cân bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, tại
điểm đó có tổng chi phí trung bình tối thiểu. Điều này đồng nghĩa với việc mọi doanh nghiệp
nỗ lực cắt giảm chi phí và vận dụng tối ưu công nghệ cho phép tốt nhất nhằm để có tổng chi
phí trung bình tối thiểu thấp hơn tất cả các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Cũng
không có việc sử dụng dưới mức năng lực hay quá mức năng lực cho phép.
+ Người tiêu dùng sẽ được lợi trong thị trường. Họ sẽ có nhiều sản phẩm hơn mức họ
mong muốn với giá ngày càng giảm.
+ Người sản xuất có thể dễ dàng tham gia vào thị trường cạnh tranh hoặc rút khỏi thị
trường.
-

Nhược điểm: Mặc dù có những tác động tích cực như trên, song thị trường cạnh tranh

hoàn hảo có những thất bại sau:
+ Vẫn phải sản xuất ngay cả khi không có lợi nhuận.
+ Các doanh nghiệp chấp nhận giá như một biến cho trước, tức cả người mua và người

bán đều chấp nhận một mức giá do thị trường có nhiều người bán và hàng hóa về cơ bản là
giống nhau. Các thông tin giống nhau không có sức mạnh lớn về thị trường. Mặt khác, khi
cung tăng, giá sẽ giảm và giá sẽ giảm cho đến khi lúc này hãng hòa vốn, nó không còn động
cơ cho hãng khác tiếp tục gia nhập.
+ Áp lực cho hãng phải đưa ra sự đa dạng trong sản phẩm khi chúng đạt tiêu chuẩn.
2.4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
-

Nó sẽ giúp công ty có lợi nhuận cao hay thấp vì nó dựa vào những nhìn nhận khác nhau
về chi phí cố định (CF)

-

Nó giúp các nhà kinh tế xác định được giá trị cận biên từ 2 điểm đầu cuối của một chuỗi
các biến giúp xác định chi phí cố định cận biên.

-

Nó giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định để sản xuất và định giá hợp lý.

18 | P a g e


Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
-------------------------3.1. Dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết.


 Triển vọng:
o Tập đoàn vươn lên đứng đầu thị phần cà phê Việt Nam.
o Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự
chủ kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá
và chinh phục.
o Tiến tới trở thành nhà lãnh đạo cà phê Thế giới.

 Phương hướng:
o Tiếp tục hoàn thành sứ mệnh: tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho
người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách
Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
o Mở rộng mô hình kinh doanh, đầu tư để phát triển hơn nữa các lĩnh vực có sẵn: trồng,
chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, truyền thông... với những lựa
chọn sản xuất phù hợp để có được doanh thu và lợi ích tốt nhất.

 Mục tiêu:
o Thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thế giới.
o Đưa ra được thêm nhiều sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
o Tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng cao trong những năm tới.
 Quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu: Tập đoàn nên có những cách thức rõ ràng trong
việc lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi tham gia thị trường để có được lợi ích và doanh
thu lớn nhất.
3.2. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu.
 Đối với Trung Nguyên:
 Tập trung vào những dự án phù hợp với tình hình hiện tại, không nên phân tán nguồn
lực vào những lĩnh vực chưa có quá trình nghiên cứu kĩ càng.

19 | P a g e



 Tập trung đầu tư, cải tiến sản phẩm café hòa tan để có thể chiếm lĩnh thêm thị phần ở
lĩnh vực này.
 Đầu tư công tác Marketing để đưa Trung Nguyên đến gần hơn nữa với người tiêu
dùng.
 Giữ vững lợi thế phân phối rộng khắp góp phần thâm nhập thị trường dễ dàng hơn.
 Đào tạo đội ngũ quản lý chuỗi nhượng quyền cũng như cải tiến lại hệ thống này cho
phù hợp với tình hình hiện tại (đồng nhất tất cả các cửa hàng từ trang trí, phong cách
phục vụ đến sản phẩm trong cửa hàng...).
 Đối với chính phủ:
 Cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát huy khả năng
kinh doanh và phát huy những nguồn lực sẵn có của mình như hỗ trợ cho doanh
nghiệp các nguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện để tăng cường công nghệ sản xuất, đưa ra
các chính sách kích thích doanh nghiệp đầu tư mở rộng thị trường ra nước ngoài.
 Siết chặt công tác quản lí về luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ…
3.3. Giải pháp.
o Thường xuyên lấy ý kiến đóng góp của người tiêu dùng để hoàn thiện và đưa ra những
sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
o Xây dựng các chiến lược cụ thể, kĩ lưỡng để tiếp cận, chinh phục thị trường: chiến
lược mở rộng thị trường; chiến lược phát triển sản phẩm (sáng tạo về vị, mùi thơm,
màu sắc của cà phê); chiến lược phân phối; chiến lược quảng cáo...
o Đặt ra các kế hoạch kinh doanh để đem lại chất lượng và lợi ích, hiệu quả kinh tế cao
trong thị trường có nhiều cạnh tranh như hiện nay.

20 | P a g e


Kết luận
Trên đây là phần trình bày của nhóm về những lí thuyết cơ bản của một hãng cạnh
tranh hoàn hảo xem cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận như thế nào khi giá

cả thị trường thay đổi trong ngắn hạn. Đồng thời, bài thảo luận của nhóm cũng đã phần nào
cung cấp được thực trạng của thị trường cà phê trong giai đoạn hiện nay. Nhóm đã phân tích
đánh giá nguyên nhân thị trường cà phê phát triển hay ứ đọng từ đó đưa ra các giải pháp cho
công ty nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Qua phần trình bày của mình,
chúng tôi mong các bạn có những kiến thức cơ bản nhất để có thể hiểu và nghiên cứu được
sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong thực tế đời sống,
nhất là đối với những sinh viên - những cử nhân kinh tế tương lai có thể áp dụng vào việc
tính toán sản lượng và lợi nhuận vào doanh nghiệp của mình sau này.
Do thời gian tìm hiểu và nguồn thông tin có hạn nên bài thảo luận của nhóm chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong cô và các bạn góp ý để bài thảo luận
của nhóm được hoàn thiện hơn.

21 | P a g e



×