Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CHINH PHỤ NGÂM KHÚC ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.83 KB, 19 trang )

I.ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG CHINH PHỤ NGÂM
1.1. Đề tài chiến tranh trong văn học dân gian
-

Hình ảnh chiến tranh xuất hiện toàn diện, rõ nét: từ hình ảnh người anh
hùng tay gươm, tay giáo, địa hình cuộc chiến, thế mạnh,....

+ Sử thi I-li-at của người Hy Lạp cổ đại khắc họa rõ nét toàn diện cuộc chiến
của đội quân Tơ-roa và quân Hy Lạp đến thế trận, địa hình, bên cạnh đó là
hình ảnh những người anh hùng như Asin, Hector,.... với thế mạnh riêng của
từng người.
+ Thánh Gióng – cuộc chiến giữa nhân dân Việt và giặc Ân. Đó là hình ảnh
người anh hùng đại diện cho cả dân tộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
-

-

Hình ảnh chiến tranh cũng xuất hiện với những người anh hùng dân tộc,
người anh hùng thời đại:
“ Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng”
Câu ca dao ca ngợi công đức chống giặc ngoại xâm của Triệu Nữ Vương
(tức Triệu Thị Trinh). Bà Triệu phất cờ khỏi nghĩa chống quân Đông Ngô.
Khi bà đánh giạc mặc áo giáp vàng cưỡi voi xông vào quân địch như xông
vào chỗ không người.
Gần thời Đặng Trần Côn đã có những bài ca dao nói đến cuộc nội chiến
Lê- Mạc (thế kỉ XVI), Trịnh- Nguyễn (thế kỉ XVII) như:
“ Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

Hay


“ Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
1.2. Những tác phẩm đề cập đến đề tài chiến tranh trong văn học Trung
Quốc
-

Thời Hán:
“ Thập ngũ tòng quân chinh” ( 15 tuổi ra trận)


-

-

-

“ Chiến thành Nam” ( đánh trận ở Thành Nam)
“ Tiểu mạch đồng dao” ( đồng dao lúa tiểu mạch)
Thời Đường:
Xuất hiện những nhà thơ viết về cuộc chiến tranh do triều đình phong kiến
phát động nhằm mở rộng bờ cõi. Các nhà thơ lớn như Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đã
đề cập đến cuộc sống của người chinh phu nơi biên ải và chinh phụ ở chốn
phòng khuê.
Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” (Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa) là
một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc (220-280) theo phương pháp bảy phần
thực, ba phần hư cấu. Tác phẩm này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ
điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Đó là hình ảnh chiến tranh trong thời
tam quốc: chiến tranh loạn lạc giữa mười quân Phiệt(190-200), trận tiền
Xích Bích(200-208), hậu Xích Bích(208-220).
Tác phẩm “Thủy hử” diễn tả quá trình thất bại của cuộc khỏi nghĩa các anh

hùng Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo.
1.3.Hình ảnh chiến tranh trong “ Chinh phụ ngâm khúc”

“Chinh phụ ngâm khúc” phản ánh vấn đề nóng hổi của thời đại, là tiếng nói chống
chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hòa bình của nhân dân dưới hình thức độc thoại
của người vợ có chồng ra trận.
1.3.1.Nỗi khổ của con người trong chiến tranh
Mở đầu là lời than về cuộc đời bất hạnh của “khách má hồng” nói chung sau đó
người chinh phụ cất lời than về nỗi thống khổ của mình trong hoàn cảnh chiến
tranh.
-

Trước hết, chiến tranh buộc kẻ làm trai phải xa nhà, lìa vợ con:
“Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
Bóng cờ, tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa buồng.”

Kẻ làm trai thời loạn dẫu đã quyết tâm ra đi chinh chiến vì “ phép công là trọng,
niềm tây sá nào” nhưng khi phải xa lìa những người yêu thương mấy ai đã tránh
khỏi sầu oán? Đến như Hector- một anh hùng vĩ đại trong sử thi I-li-at giây phút
chàng từ biệt vợ trẻ con thơ lên đường ra trận cũng xiết bao bùi ngùi, lưu luyến.
Người chiến sĩ thời nay có khác gì?


“Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ
Tuổi chớm đôi mươi, cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùi lúa chín
Ai ra đi mà chẳng từng bịn rịn
Rời yêu thương nào đã mấy ai vui

Em ngậm ngùi nhìn với lúc chia phôi
Anh mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ”
Chiến tranh còn đầy đọa kẻ chinh nhân trong cuộc sống gian khổ, giãi dầu:

Hay:

“Hơi gió lạnh, người rầu mặt rạn
Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon
Ôm yên gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh”
Chiến trường thì đầy rẫy những hiểm nguy:
“Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại
Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua”
“Xông pha gió bãi trăng ngàn
Tên reo đầu ngựa giáo dan mặt thành”

Kẻ chinh nhân chiến đấu dẫu phải hi sinh tính mạng thì rồi cũng bị người đời bội
bạc, mau quên:
“Hồn sĩ tử gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn”
Đến khi tàn cuộc chiến tranh bên thắng cũng như bên bại đều để lại không biết bao
xác tử sĩ vô danh chất thành gò, thành đống nằm hiu quạnh nơi gò bãi, trăng ngàn:

-

“Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi hiu hiu mấy gò”
Trong cảm nghĩ của người chinh phụ tất cả những gì mà người chồng phải

chịu đựng trong chiến tgranh đã tạo nên một hình ảnh người chinh phu mệt
mỏi, rã rời, bộ mặt chán nản, sầu não:
“Thương người áo giáp bấy lâu
Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây”
Chiến tranh không chỉ giáng họa cho kẻ ra đi mà còn gieo sầu, rắc thảm cho
người ở lại.


Nỗi đau hận nhất của người chinh phụ là vợ chồng nàng còn quá trẻ, mới đẹp
duyên lứa đôi, lửa hương vừa nồng đượm đã phải xa lìa nhau, chẳng được cùng
nhau chia sẻ chuyện tâm tình:
“Phết phong lưu đương chừng niên thiếu
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan san để cách hàn huyên bao đành!”
Nỗi khổ của người vợ ở nhà còn là nỗi vất vả lo toan “nuôi già dạy trẻ” trong tình
cảnh “một thân”, lẻ loi, cô đơn:
“Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mẻ xiết bao”
Sau bao ngày mong ngóng chờ trông người chinh phu mãi chẳng trở về như bao lời
hẹn ước, rồi tin tức lại bặt tăm, tình cảnh cô đơn, khắc khoải chờ đợi của người
chinh phụ lại càng bi thiết:
“Trời hôm đứng chái chần chừ
Trăng khuya nương gối, bơ phờ giũ mai”
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòa phất phơ rủ bóng bốn bên
Bể tuôn lai láng mạch phiền
Tưởng giây khắc bẵng một niên dần dà”
Nàng còn nhớ da diết vẻ mặt tươi cười đến hơi hương quyến rũ của chồng:
“Gác hương nọ mơ mòng vẻ mặt

Lầu hoa kia phảng phất hơi hương”
Sự thèm khát hạnh phúc chung đôi trở thành một ám ảnh với người chinh phụ.
Nàng không dám thêu đôi bướm, dệt đôi uyên, sợ chúng khơi gợi tâm sự bi thương


lẻ loi của nàng. Vậy mà trong tâm trí cũng như trong đôi mắt nàng đâu đâu cũng
luẩn quẩn hình ảnh muôn loài có lứa đôi đang quấn quýt bên nhau:
“Sảy nhớ khi cành Diêu đóa Nguỵ
Trước gió xuân vàng tía sánh nhau
Nọ thì ả Chức chàng Ngâu
Tới trăng thu lại bắc cầu qua sông”
Và:
“Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội,
Cũng dập dìu, chẳng vội phân trương.
Chẳng xem chim yến trên rường,
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau.
Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh,
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay.
Liễu, sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng sánh, đôi dây cùng liền.”
Và để giải tỏa những ẩn ức, nỗi khao khát hạnh phúc yêu đương thầm kín kia
người chinh phụ chỉ còn biết trông chờ những giấc mộng xuân. Mỗi đêm người
chinh phụ lại nằm ôm gối thao thức chờ đợi chồng về nhưng những giấc mộng bao
giờ cũng ngắn ngủi và hư ảo vẫn hoàn hư ảo, lòng nàng mới chua sót làm sao?
“Chẳng qua bên gối một chờ mộng xuân”
Và:

“Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không”

Nhưng cũng từ đó nàng quyết tâm thay đổi, nàng khích lệ chồng trên đường chinh

chiến phụng sự vì tổ quốc, dân tộc, thỏa chí làm trai còn nàng sẽ hết lòng bảo vệ
tình yêu lứa đôi và hạnh phúc gia đình:
“Chàng nương vầng nhật, thiếp nguyền
Mọi bề trung hiếu thiếp xin vẹn tròn”
1.3.2.Thái độ của con người đối với chiến tranh:


Khi người chinh phu ra chiến trường người chinh phụ xiết bao sầu oán nhưng nàng
thấy việc ra đi của người chồng là cần thiết và biết kìm nén tình cảm riêng tư trước
việc nước, phép công. Hình ảnh người chinh phu lúc lên đường và “chiếc ấn phong
hầu” lập chiến công trong sử sách được ca ngợi đem hứng khởi và niềm hi vọng
cho người chinh phụ. Nhưng khi đối diện với cuộc sống thực tế, vợ chồng xa cách
cái nhìn của người chinh phụ đối với chiến tranh lại gắn với thực tại, xuất phát từ
cuộc sống cảu bản thân. Người vợ trẻ tha thiết với hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống vợ
chồng có ý nghĩa đặc biệt với người chinh phụ:
“Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề”
Hay

“Vì chàng tay chuốc chèn vàng
Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng”

“Vì chàng” tức là vì hạnh phúc lứa đôi, tình yêu và khát vọng hạnh phúc là động
lực của đời sống tâm hồn người chinh phụ.
Chiến tranh ngăn cản hạnh phúc con người, bắt buộc con người phải bộc lộ thái độ,
tâm trạng của mình. Ở góc độ người chinh phụ có chồng ngoài chiến trường thì
chiến tranh là tai họa, bất kì lúc nào cũng có thể cướp đi người chồng. Từ đó nàng
đặt câu hỏi nhưng cũng chính là lời chất vấn nặng nề:
“Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ
Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?”

Xuất phát từ cuộc sống đau khổ của bản thân người chinh phu đặt ra hàng laitj câu
hỏi:
“Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ
Chua cay này há có vì ai?”
Hay:

“Ấy loài vật tình duyên còn thế
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?”

Và cuối cùng nàng nhận ra mình đã sai lầm khi đã để chồng lên đường:


“Lúc ngoảnh lại ngấm màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”

II. DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
2.1. Những suy tư trăn trở của người chinh phụ về “phép công” và “niềm tây”
Mâu thuẫn đặt ra trong suốt tác phẩm là mâu thuẫn giữa phép công và niềm tây
(niềm tư), mở đầu tác phẩm mâu thuẫn này cũng đã xuất hiện. Ðôi vợ chồng trẻ
này đang sống trong hạnh phúc, yên ổn thì chiến tranh xảy ra. Vì tình thế khẩn
trương, vì ý thức về nghĩa vụ, vì danh dự của trang nam nhi hào kiệt và đây cũng là
dịp lập công danh, đem vinh hiển về cho gia đình, người chinh phu đã “xếp bút
nghiên theo việc đao cung”. Người chinh phụ bày tỏ tâm trạng của mình, ý thức
được về hoàn cảnh của mình.
2.1.1. Ý thức về bổn phận công dân
Tinh thần trung quân ái quốc được đề cao, vì vậy đấng trượng phu trong xã hội xưa
lấy công danh làm trọng:
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Nàng ý thức được về bổn phận của người con trai trong xã hội ấy, là kẻ sĩ phải biết

phò vua giúp dân làm trọng nên đã khảng khái nói:
“Phép công là trọng, niềm tây sá nào”
Nàng đã ca ngợi chí khí, hành động của chinh phu:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng
Thước gươm thề quyết chẳng dung giặc trời.


Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu”.
Nàng thấy hình ảnh của người chồng rực rỡ, uy nghi như một trang dũng tướng
giữa đoàn quân:
“Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”.
Từ giã bút nghiên theo việc đao cung, muốn đem mấy mươi thánh dâng lên vua.
Kẻ trọng phu có cái trí tung hoành ngoài nghìn dặm, lấy được da ngựa bọc thây
trốn trường. Tính mạng mình vốn nặng như Thái Sơn nhưng vì dân, vì nước, vì vua
nên coi nhẹ như lông chim hồng. Phải từ giã chốn khuê phòng ra đi theo chinh
chiến, vun vút roi nguwajtheo ngọn gió Tây đến Vị Kiều. Với tư tưởng “xả sinh thủ
nghĩa” người quân tử có lẽ nào lại sợ cái chết?
Người chinh phụ tìm cách giải quyết mối mâu thuẫn giữa niềm tây và phép công
bằng sự cầu nguyện. Nàng cầu mong cho ông trời phù hộ cho chồng mình trăm
trận nên công và trở về trong ánh hào quang của chiến thắng với mọi vinh dự mà
chế độ phong kiến có thể đưa lại cho những kẻ đã tận tâm phục vụ nó.
2.2.2. Ý thức về tình cảm lứa đôi
Ðó là về lí trí là ý thức về bổn phận còn về mặt tình cảm thì:
“Ðưa chàng lòng dặc dặc buồn

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền”.
“Bóng cờ, tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng”


Khi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến giai đoạn
này ta không thể không nhắc đến hình ảnh người chinh phụ mòn mỏi chờ đợi
chồng với tấm lòng thủy chung sâu sắc và niềm mơ ước được sống trọn vẹn với
tình yêu hạnh phúc của mình. Nếu như văn học ở những giai đoạn trước người phụ
nữ chưa dám nói lên tiếng nói cá nhân của mình thì trong văn học giai đoạn cuối
thế kỉ 18- đầu thề kỉ 19, người phụ nữ bắt đầu thể hiện rất rõ ý thức cá nhân. Và
người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn cũng vậy. Bên cạnh ý
thức về tuổi trẻ người chinh phụ còn thể hiện rất rõ lòng khao khát hạnh phúc, dám
nói lên những mong ước thầm kín của mình.
Người chinh phu bị chiến tranh ném vào nơi gió cát, vào nơi“chiến
địa” xa xôi. Người chinh phụ ở nhà mòn mõi ngóng trông đã cảm nhận thấm thía
và sâu sắc sự cách xa về thời gian và không gian của hai người.
Kể năm đã ba tư cách diễn
Mối sầu thêm nghìn vạn ngổn ngang
Ước gì gần gũi tất gang
Giãi niềm cay đắng để chàng tỏ hay
Càng xa càng nhớ, càng cách trở thì càng khao khát hạnh phúc, khao khát
gắn bó yêu đương lại càng trở nên mãnh liệt và da diết. Một mình ở nhà vừa phải
chăm sóc mẹ già và con thơ, ngày ngày đối diện với biết bao là kỉ niệm đã từng
gắn bó giữa hai người, người chinh phụ đã cảm nhận rất rõ “mối sầu nghìn
vạn” của sự xa cách đó. Càng cách trở thì khao khát được gần kề lại càng trở nên
tha thiết : “Ước gì gần gũi tất gang”, nhưng đó chỉ là một niềm mong mỏi dường
như chẳng có hi vọng gì, vì nó chỉ là cái “ước gì” mà thôi.
Trông chờ mòn mõi nhưng người chinh phụ vẫn giữ trọn chữ thủy chung
chờ đợi, càng chờ đợi người chinh phụ càng khắc khoải âu sầu vì nàng không thể

thay đổi cảnh sống hiện tại, nàng chỉ có đôi tay yếu mềm, đôi mắt vời vợi nhớ, đôi
môi luôn thì thầm cầu mong. Có lẽ, người ở quê nhà chờ đợi bao giờ cũng là người
chịu nhiều đau khổ nhất, bởi nơi đó gắn liền với nhiều kỉ niệm thân thương, nên
nhìn đâu người chinh phụ cũng thấy nhớ mong: dấu hài, lầu hoa, chăn gối,…
Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá
Gương lầu Tần dấu cũ soi chung
Cậy ai mà gửi tới cùng
Để chàng thấu hết tấm lòng tương tư
Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía
Ngọc cài đầu thuở bé vui chơi
Cậy ai mà gửi tới nơi
Để chàng trân trọng dấu người tương thân
Đọc những câu thơ trên ta có cảm giác dường như người chinh phụ lúc
nào cũng mang trong lòng một nỗi nhớ khôn tả, nàng muốn người chinh phu có thể
hiểu hết tấm lòng của nàng “thấu hết tấm lòng tương tư”,mà “trân trọng dấu


người tương thân”. Chỉ qua cách thổ lộ của người chinh phụ ta càng thấm thía hơn
về tình cảm của nàng, đó là một tình cảm rất đỗi bình thường trong tình yêu, nhưng
đối với văn học giai đoạn này dám nói ra hết những suy nghĩ của mình, mạnh mẽ
thể hiện khao khát của mình thì lại là một bước tiến rất lớn.
Nàng gần như tuyệt vọng trong những tháng ngày chờ đợi ấy, nàng muốn
gieo quẻ bói nhưng lại sợ tin gở “Gieo bói tiền tin gở còn ngờ”.Muốn làm mọi
việc để quên nhưng những lúc nỗi nhớ lên đến cực độ thì nàng lại buông xuôi tất
cả.
Hương gượng đốt hồn đả mê mải
Gương gượng soi lệ lại chứa chan
Sắt cầm gượng gãy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng
Tác giả sử dụng rất nhiều chữ “gượng” để diễn tả đúng tâm trạng của

người chinh phụ, hương thì gượng đốt, soi gương thì thấy lệ rơi, gãy đàn thì tiếng
đàn cũng nghe gượng ép, phím loan thì ngại chùng, tất cả mọi thứ dường như nó
không hề muốn diễn ra. Nhịp thơ chậm rãi càng khắc họa sâu sắc nỗi lòng nhớ
thương da diết của người chinh phụ.
“Biếng cầm kim, biếng đưa thoi”. Không thể gặp được chồng, họa chăng
chỉ phút giây trong giấc mộng, nhưng hơn ai hết nàng biết rõ“Tình trong giấc
mộng muôn đời cũng không”. Đó là sự bế tắc khủng hoảng đến độ trở thành bi
kịch. Hạnh phúc đối với nàng chỉ là khoảng không vô tận.
Tuy bên ngoài là đau khổ, là âm thầm chịu đựng nhưng bên trong lại
ngầm chứa một tình cảm sôi nổi, rực cháy mãnh liệt:
Ca quyên ghẹo làm rơi nước mắt
Trống tiều khua như đốt buồng gan
Như thế mới hiểu được vì sao một tiếng dế kêu, một tiếng chuông chùa,
một luồng gió nhẹ….cũng đủ để hóa thành những cung yêu thương xoáy mãi lên
trong biển nhớ của nàng:
Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa giải nguyệt nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Khung cảnh thiên nhiên mất hẳn cái sầu thảm mà trở nên nồng nàn tha
thiết, lộng lẫy nguyệt hoa. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở đây đã đạt mức tuyệt diệu.
Hình ảnh lộng lẫy, mang nhiều sắc thái ý nghĩa, âm điệu câu thơ tha thiết, nhịp
nhàng như một khúc nhạc du dương cất lên từ trong lòng người chinh phụ. Hình
ảnh nguyệt hoa quấn quýt giao hòa đã thể hiện một cách gián tiếp nhưng cũng đầy
gợi cảm nỗi lòng da diết và khao khát âm thầm mà mãnh liệt được hưởng hạnh


phúc ái ân đôi lứa của người chinh phụ. Đó là một khao khát mang đậm tính nhân
bản.

Tự khao khát, tự vẽ ra hạnh phúc cho chính mình, để rồi nhận ra tất cả
chỉ là hư ảo càng làm cho trái tim người chinh phụ đau đớn gấp bội phần.
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau
Tác giả đã đi sâu vào khía cành tình cảm tinh vi nhạy bén nhất của con
người. Điều này đã đem lại một ý nghĩa mới cho tác phẩm. Trong xã hội phong
kiến chưa ai dám nói lên những điều riêng nhất, cá nhân nhất mà lại là của một cá
nhân phụ nữ hết sức nhỏ bé. Xã hội phong kiến không chấp nhận ý thức cá nhân,
cá nhân không được quyền đòi hỏi, yêu cầu, không được quyền khao khát, mong
ước….Vì vậy tiếng nói cá nhân đòi quyền hạnh phúc của người chinh phụ đã phần
nào góp phần đả kích những giáo điều nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến, mặc dù
tiếng nói đó là tiếng nói khẽ khàng, chưa táo bạo quyết liệt như tiếng nói của người
cung nữ trong Cung oán ngâm hay tiếng nói trong thơ Hồ Xuân Hương.
2.2. Những suy tư trăn trở của người chinh phụ về số phận con người
2.2.1. Lo lắng cho số phận của người chinh phụ nơi chốn sa trường
.Sau hồi tiễn biệt người chinh phụ trở về chốn phòng khuê. Bằng đôi cánh của trí
tưởng tượng nàng đã phóng tầm mắt ra chiến trường để theo dõi cuộc sống, vận
mệnh của chinh phu nơi chiến địa.Cảnh chiến trường hiện lên trước mắt nàng thật
đen tối. Ở đây không hề có tiếng ngựa hí, tiếng quân reo, hay tiếng va chạm của vũ
khí mà chỉ có một luồng tử khí lạnh lẽo bao trùm.
“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi theo”
Trong cảnh chiến trường đen tối ấy, chinh phụ cũng đã hình dung ra cuộc sống và
vận mệnh của chinh phu. Cuộc sống của chàng thật gian lao, vất vả:
“Ôm yên gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh”
Rồi hành quân di chuyển tưởng như không bao giờ chấm dứt:
“Nay Hán xuống, Bạch Thành đóng lại”


Giữa hoàn cảnh hiểm nghèo, gian lao ấy chinh phu không còn giữ được khí thế hào

hùng của buổi đầu xuất quân. Chàng trở nên mệt mỏi, bạc nhược trước cuộc sống
chiến tranh:
”Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn
Dòng nước sâu ngựa nản chân bon
Não người áo giáp bấy lâu
Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây”
Nàng như đã nhìn thấy kết cục bi thảm của chồng mình ở chốn đạn lạc, tên rơi:
“Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?”
hoặc
“Phận trai già ruổi chiến trường
Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về”
Những trang thơ này của tác phẩm đã đưa đến cho người đọc một nhận thức: Chiến
tranh phong kiến không có chỗ nào dung hợp với con người, chiến tranh phong
kiến là đối lập với cuộc sống con người. Trong quan niệm của nhà thơ những con
người tham gia vào cuộc chiến tranh là những con người đi vào cõi chết. Quan
niệm này thực chất là một cách phản đối chiến tranh.
2.2.2. Lo lắng cho số phận của mình nơi chốn khuê phòng
Trong “Chinh phụ ngâm” không đặc tả nhan sắc của người chinh phụ, bởi lẽ
đây là khúc ngâm của chính nàng trước hiện cảnh chồng đi ra nơi chiến trận, tập
trung thể hiện những tình cảm bi thiết, oán sầu của người vợ trẻ. Thế nhưng qua
những lời lẽ tha thiết, tình cảm dạt dào, đan xen bao tầng cảm xúc, chúng ta vẫn
cảm nhận được sự ý thức của nàng về nhan sắc của chính mình:
Vóc bồ liễu dễ ép nài chiều xuân
Kìa Văn Quân mĩ miều thuở trước…
Nàng mang dáng dấp của bồ liễu xanh tươi, yểu điệu nhưng cũng mong
manh, yếu ớt, cần có bóng tùng che chở sớm hôm. “Văn Quân” là một điển tích
của Trung Quốc. Văn Quân tức Trác Văn Quân người đời Hán, sắc đẹp, văn hay.



Phả chăng chính nàng chinh phụ đã mượn tích xưa mà ngầm so sánh nhan sắc của
mình? Không hề phô trương, nàng ý thức rõ được nhan sắc mình không thua kém
nàng Văn Quân thời xưa. Nhưng chính sự chờ đợi người chinh phu trong khắc
khoải đằng đẵng bao niên đã khiến nàng lo sợ, tháng ngày qua, tuổi hoa niên sẽ
nhanh chóng hắt hiu.
Nhan sắc này gìn giữ vì đấng trượng phu, nàng không khỏi bẽ bàng trước
thấm thoắt thời gian “E đến khi đầu bạc mà thương”. Bao lâu người chinh phu sẽ
trở về, nàng ý thức rõ ràng, lo sợ, bàng hoàng thanh sắc của nàng hôm nay rồi sẽ
lụi tàn trong sự mòn mỏi đợi chờ.
Nàng vừa có nhan sắc vừa có tài năng:
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn…
Gõ sanh ngọc mấy hồi không tiếng
Ôm đàn tranh mấy phím rời tay
Nàng biết “dạy con đèn sách”, biết làm “thơ sầu” trong những ngày vắng
chồng, còn biết “gõ sênh ngọc, ôm đàn tranh”… Bấy nhiêu lời tự tình thôi, ta cũng
nhận ra nàng là một trang thục nữ sắc tài gồm đủ, dòng dõi con nhà.
Ở nàng không chỉ ngời ngời lên nét đẹp của người phụ nữ theo đúng mực
thước phong kiến Á Đông mà còn sáng trong phẩm hạnh thủy chung son sắt với
người chồng còn khuất nẻo quan san. Bao tháng ngày nàng trông tin chồng mà
chồng vẫn bặt tin. Nơi chiến địa hiểm nguy, cái sống chết cách nhau gang tấc. Năm
đầu chàng đi còn “tin thường lại, thư thường tới” nhưng
Trải mấy thu tin đi tin lại
Tới xuân này tin hãy vắng không
Thấy nhàn luống tưởng thư phong…
Ngày tháng với nàng bây giờ “đằng đẵng như niên”, nàng luôn sống trong
nỗi lo sợ cho chồng nơi chiến địa, nay bặt tâm thư càng khiến nàng xiết bao sầu
thảm. Nỗi nhớ nhung, than thở, xót xa, tuyệt vọng khi không thấy bóng nhạn đưa
thư khiến nàng héo hắt:
Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói
Sớm lại chiều, dòi dõi nương song

Nương song luống ngẩn ngơ lòng
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
Tuy là buổn khổ, héo sầu, có lúc nàng gần như gục ngã, rã rời, tuyệt vọng,
chẳng thiết gì đến chăm sóc bản thân, mọi thứ nàng làm dường như vô nghĩa…
nhưng lòng chung thủy, sắt son với chồng thì nàng luôn giữ trọn trong tim: Nàng ví
mình như đóa hoa hướng dương:
Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái
Hoa để vàng bởi tại bóng dương…


Hoa hướng dương chỉ hoa quỳ, buổi sáng hướng vế phía đông, buổi chiều
hướng về phía tây, theo ánh sáng mặt trời. Nguời xưa thường dùng hình ảnh hoa
quỳ chỉ sự trung thành của bầy tôi với vua chúa hay của người phụ nữ với chồng.
Nàng ví sánh nàng với loài hoa hướng dương ấy để khẳng định chắc chắn một tấm
lòng chung thủy với đấng lang quân dù đang cách xa vạn dặm.Ttrái tim nàng, tình
yêu của nàng luôn hướng về người chinh phu như đóa hướng dương xinh đẹp luôn
hướng về phía nắng ấm mặt trời. Với nàng, chàng là ánh dương ấm áp, nàng là hoa
cần hơi ấm mặt trời. Suốt đời nàng nguyện chung thủy với bậc trượng phu, không
bao giờ sai hẹn ước. Trong tình yêu, xa mặt thường cách lòng, nàng lo sợ và có ý
nghi ngờ không biết chồng mình có bền chặt thủy chung như mình không? Thế
nhưng, nàng lại khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát tấm lòng son sắt với
chồng “Hoa để vàng bởi tại bóng dương”.
Nàng chinh phụ là người phụ nữ mực thước của xã hội phong kiến, cái xã
hội chỉ có tiếng nói chung cộng đồng và tiếng nói riêng cá nhân, cái bản ngã xem
là trái đạo thường tình, thế nhưng nàng chinh phụ không còn cắn răng chịu đựng
nỗi dày vò trong câm lặng. Nàng tuy không mạnh mẽ như người cung nữ trong
“Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều đã dám khẳng định, có phần ngạo
nghễ, đắc ý về nhan sắc, tài năng của mình nhưng nàng cũng không để phận mình

mang nốt trầm mãi mãi. Nàng đã tự khẳng định nhan sắc, tài năng và phẩm hạnh
thủy chung của chính nàng mà không cần ai nói thay hay đánh giá, đó là nét rất
mới làm nên đỉnh cao của “Chinh phụ ngâm”.
2.3. Những suy tư trăn trở của người chinh phụ về quyền hưởng hạnh phúc và
tình yêu tuổi trẻ
2.3.1. Khát vọng về hạnh phúc trần tục
Người chinh phụ nhận ra rằng cái hạnh phúc đáng quí nhất đối với nàng vẫn là
hạnh phúc trần tục. Rồi chinh phụ lại tìm cách lên cao để ngóng trông chồng,
nhưng lên cao nhìn khắp bốn bề Ðông, Tây, Nam, Bắc phía nào nàng cũng bắt gặp
những cảnh buồn hiu hắt, tiêu điều. Chưa hết người chinh phụ lại ao ước có được
phép tiên để đi gặp chồng nhưng rồi nàng phải thú nhận với lòng mình là điều đó
không bao giờ có được. Người chinh phụ đã khai thác hết mọi khả năng, mong làm
cho mình bớt sầu, bớt khổ, mong được gặp lại chồng nhưng đằng nào cũng thấy
dựng lên những bức tường cao ngất. Bế tắc đến tuyệt vọng, chinh phụ đã phải thốt
lên thật cay đắng:
“Lòng này hóa đá cũng nên
E không lệ ngọc mà lên trông lầu”


Chinh phụ tưởng chừng như không còn đủ sức chịu nổi nỗi đau đớn phải lên lầu
một lần nữa. Cơn khủng hoảng tinh thần đã lên tới đỉnh điểm, con người thật trong
chinh phụ đã bắt đầu cất tiếng nói, nàng hối hận vì giấc mộng công hầu mà để
chồng ra đi chinh chiến để rồi hạnh phúc tuổi xuân bị dang dở:
“Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,
Thà khuyên chàng đừng chịu sắc phong”
Trong con người chinh phụ giờ đây niềm tây đã chiến thắng phép công. Nàng đã
dám phủ nhận lí tưởng công danh, nàng đã hiểu hạnh phúc lứa đôi có ý nghĩa hơn
chiếc ấn phong hầu. Ðây cũng là một nét tâm lí phổ biến của con người thời đại lúc
bấy giờ, chàng trai trong Chinh phu ngâm khúc cũng đã thú nhận:
“Lòng ta không muốn mặc áo giáp

Bụng nàng há muốn giữ chinh y”
Ý nghĩ Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ nó
có ý nghĩa lúc bấy giờ vì nó coi trọng hạnh phúc, coi trọng sinh mệnh của con
người. Nó có ý nghĩa phản chiến vì nó đối lập với âm mưu của giai cấp thống trị
muốn dùng cái bả công danh để thúc đẩy binh sĩ, tướng tá ra trận để bảo vệ ngai
vàng cho chúng, làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhưng do điểm xuất phát của chinh
phụ chỉ là hạnh phúc cá nhân, cho nên phản ứng của nàng chỉ có thể dừng lại ở
mức độ đó.
2.3.2. Khát vọng về tình yêu tuổi trẻ
Chinh phụ ngâm là vỏ bọc tâm hồn người chinh phụ, nó gói trọn những
tâm tư, tình cảm của họ mà từ đó mầm cây tự ý thức mọc lên mạnh mẽ. Họ ý thức
về bản thân, về hạnh phúc lứa đôi và cả về tuổi trẻ của mình. Họ biết được chiến
tranh đã tạo ranh giới cách chia giữa họ với người họ yêu thương, nó khiến họ phải
sống cô độc, phải trải qua những ngày vô nghĩa:
Cớ sao cách trở nước non
Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu
Khách phong lưu đương chừng niên thiếu
Sánh cùng nhau dan díu chữ duyên
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan sơn để cách, hàn huyên bao đành


Phải, đó chỉ là chuỗi ngày vô nghĩa vì sống cũng như không, từng sớm
trôi qua cũng chỉ biết một chữ "chờ", từng hôm trôi qua cũng âm thầm chỉ một
chữ "đợi", những "sầu", những thương, những nhớ phủ lấy họ, phủ lấy ánh mặt
trời, vầng trăng hằng ngày họ thấy. Họ không ngừng hỏi "cớ sao", "nỡ nào", "bao
đành" thật đáng thương, vừa hỏi vừa trách móc ẩn chứa niềm than oán, xót xa của
cõi lòng người chinh phụ. Tại sao lại gây ra chiến tranh, vì lẽ gì, vì danh lợi, há
những điều đó đáng để đánh đổi tuổi xuân, tuổi yêu thương nhiệt thành của trai gái
thiếu niên?

Khách phong lưu đương chừng niên thiếu
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan sơn để cách, hàn huyên bao đành
Từ "dan díu" khiến người ta nghĩ đến những cặp đôi trai gái yêu nhau bất
chính, tình cảm của họ tuy rất nồng nhiệt không thể cách ngăn nhưng không bao
giờ được công khai, tình cảm mặn nồng đó phải đè nén lại để tiễn chồng ra trận.
Không ngừng nói "đương chừng niên thiếu", "đôi lứa thiếu niên", phải chăng người
chinh phụ muốn nhấn mạnh thời xuân sắc của mình là thời khắc đẹp nhất, là thời
khắc để yêu và được yêu nhưng không thể yêu trong thời buổi binh đao chinh
chiến. Ở đây cái nhận thức đầu tiên rõ rệt nhất của chinh phụ là cuộc sống hạnh
phúc của vợ chồng nàng bị phá vỡ, hai người phải chia lìa đôi ngả là hết sức vô lí,
là không thể chấp nhận được. Cũng cái lặp đi lặp lại đó, người chinh phụ lại than
thở:
Thuở lâm hành, oanh chưa bén liễu.
Hỏi ngày về, ước nẻo quyên ca
Nay quyên đã giục oanh già.
Ý nhilại gáy trước nhà líu lo,
Thuở đăng đồmai chưa dạn gió
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông,
Nay đào đã quyến gió đông
Tuyết mai trắng bãi phù dung đỏ bờ
"Thuở...chưa", "Nay...đã", hai cấu trúc đối lập xưa - nay, chưa - đã như
kéo thời gian chiến chinh thật dài, người chinh phụ chờ trông mòn mỏi. Xưa "oanh
chưa bén liễu" nhưng nay "quyên đã giục oanh già", xưa lúc đi "mai chưa dạn gió",
nay "đào đã quyến gió đông". Oanh tượng trưng cho mùa xuân, quyên tượng trưng
cho mùa hạ, ý nhi tượng trưng cho mùa thu, mai tượng trưng cho mùa đông, đào
tượng trưng cho mùa xuân, phù dung tượng trưng cho mùa hè. Đối chiếu hai đoạn
thơ trên ta thấy chi tiết thời gian có chỗ sai lệch giữa thời gian chàng đi và thời



gian chàng hẹn về, đó là do dụng ý tinh tế của tác giả và dịch giả để diễn tả tâm
trạng băn khoăn của chinh phụ và ý định bất nhất của chinh phụ trước khi lâm biệt.
xưa chưa có nhưng nay đã đổi khác hoàn toàn, cảnh vật đổi, người xưa cũng đổi,
nhan sắc đã phai tàn, tuổi xuân đã lỡ mất, chỉ có lòng không đổi, vẫn đợi chờ ngẫm
nhìn ngày tháng đi qua. Ðây cũng là một nét tâm lí phổ biến của con người thời đại
lúc bấy giờ, chàng trai trong Chinh phu ngâmkhúc cũng đã thú nhận:
Phận trai già ruổi chiến trường
Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về
Tự vẽ cảnh ngày sau thế nào, nàng càng lo sợ nhan sắc chóng phai tàn:
Một năm một lạt mùi son phấn
Trượng phu còn lẩn thẩn miền khơi
Rồi tuổi già cũng chóng đến:
Gió xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.
Thương một kẻ phòng không luống giữ,
Thời tiết lành lầm lỡ đòi nau.
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đời thấm thoát qua màu xuân xanh
Thời gian trôi như dòng thác chảy cứ ào ào đi mất mà không bao giờ
quay lại, nó đáng sợ lắm khi những tháng ngày đó tuổi xuân qua đi trong cảnh đợi
mong, lẻ loi. Nàng biết rồi đây nàng sẽ già, điều đó chỉ trong phút chốc, nàng buộc
phải mặc cho thời gian trôi đi một cách hoang phí mà không có cách níu giữ.
Chinh phụ tưởng chừng như không còn đủ sức chịu nổi nỗi đau đớn. Cơn khủng
hoảng tinh thần đã lên tới đỉnh điểm, con người thật trong chinh phụ đã bắt đầu cất
tiếng nói, nàng hối hận vì giấc mộng công hầu mà để chồng ra đi chinh chiến để rồi
hạnh phúc tuổi xuân bị dang dở:
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,
Thà khuyên chàng đừng chịu sắc phong
Càng sợ thời gian qua mau nàng càng tiếc nuối từng khắc từng giây:

Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước,
E đến khi đầu bạc mà thương.
Mặt hoa nọ ả Phan lang,
Sợ khi mái tóc pha sương cũng ngừng
Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở,
Tiếc quang âm lần lữa gieo qua.


Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa!
Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng
Nàng ý thức được "nhan sắc đương chừng hoa nở", vẻ đẹp tuổi xuân
xanh của nàng nhưng nàng "sợ" “mấy chốc” "Văn Quân mỹ miều thuở trước",
"Mặt hoa nọ ả Phan lang" sẽ hóa thành "đầu bạc”, “tóc pha sương”, “gái tơ mấy
chốc mà ra nạ dòng”, vì vậy mà nàng "tiếc quang âm lần lữa gieo qua", "tiếc niên
hoa". Nàng ngồi đợi, ngồi trông, ngồi tính từng ngày để tuổi xuân trôi mất rồi
trách, rồi oán. Từ trách móc nàng đi đến xót thương, xót thương cho chinh phu và
xót thương cho chính bản thân nàng:
Thử tính lại diễn khơi ngày ấy.
Tiền sen này đã nẩy là ba.
Xót người lần lữa ải xa,
Xót người nương chốn Hoàng hoa dặm dài.
Rồi nàng ngóng đợi tin chồng, có lúc được tin nhưng dần dần rồi vắng biệt.
Trải mấy xuân tin đi tin lại,
Đến xuân này tin hãy vắng không.
Nàng nhiều lần nhớ lại những lời hẹn của chồng nhưng
Người sao mười hẹn chín thường đơn sai
Vì vậy nàng đã phải sống trong một tâm trạng chờ đợi, hi vọng rồi thất
vọng đến chua xót. Ðau khổ vì biệt li, vì chờ đợi, vì thất vọng đã làm cho nàng như
khô héo thêm. Chiến tranh đã làm tàn phai nhan sắc, làm héo hon tấm lòng người
vợ trẻ trông chồng. Sự đối lập giữa con người và chiến tranh càng trở nên mạnh

mẽ.
Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo.
Chính vì thất vọng mà người chinh phụ ý thức được hạnh phúc lứa đôi
là khi còn tuổi trẻ, là ngay bây giờ, là hiện tại chứ không phải ảo tưởng vào chữ
tình “muôn kiếp” siêu hình nào đó:
Ðành muôn kiếp chữ tình đã vậy,
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau,
Thiếp xin chàng chớ bạc đầu,
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung.


Nàng ước ao tuổi trẻ của chàng, của nàng có thể níu lại, giữ lại nó cho
riêng mình, chờ tới ngày trùng phùng. Một ước nguyện hay là một lời khẩn khiết
cầu xin "xin chàng chớ bạc đầu".
Khác với văn học mấy thế kỷ trước không biết đến chữ thân, nên không ý
thức được rõ rệt ý nghĩa của tuổi trẻ, lúc nào họ cũng nhìn đời như nhau, con người
trong văn học thời này bắt đầu tự ý thức từ chữthân, từ tuổi trẻ, từ quyền được
sống cuộc đời vật chất, người chinh phụ nhân danh “khách má hồng” chịu nỗi
“truân chuyên” mà lên án“xanh kia”, không chấp nhận kiếp hy sinh tuổi xuân cho
chiến tranh phi nghĩa.
Võ vàng đổi khác dung nhan,
Khuê ly mới biết tân toan dường này.
Ý thức tuổi trẻ của mình bị chiến tranh tước mất, nàng mới cất lên tiếng
nói về quyền hưởng hạnh phúc thực tại của bản thân:
Khi mơ, những tiếc khi tàn,
Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không!




×