Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

5 ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.64 KB, 7 trang )

Tiêu đề: Năm đặc trưng của Chủ nghĩa đế quốc

cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa cso sự cải biến: Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn phát triển cao
nhất và cuối cùng của chủ nghĩa tư bản ra đời. Sự ra đời của nó là nguyên nhân
kinh tế của sự xuất hiện chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc. Những thứ lý thuyết
đủ loại đó, ngay từ đầu, đã ra sức bào chữa, tô vẽ cho chủ nghĩa đế quốc, lớn tiếng
ủng hộ những chính sách phản động của nó. Những nọc độc của nó không phải
không ảnh hưởng đến phong trào cách mạng có thể làm lạc hướng đấu tranh của
giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức bóc lột chống chủ nghĩa đế quốc.
Thực tế lịch sử đó đòi hỏi phải có sự phân tích hết sức khoa học về chủ nghĩa đế
quốc để từ đó đề ra chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn.
Là nhà hoạt động thực tiển kiệt xuất và là nhà lý luận thiên tài, V.I.Lênin đã dầy
công nghiên cứu, sáng tạo nên học thuyết về chủ nghĩa đế quốc, về cách mạng vô
sản, cách mạng giải phóng dân tộc, đáp ứng yêu cầu nóng bỏng của thời đại.
Theo Lênin, Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Giai
đoạn này bao gồm 5 đặc điểm kinh tế cơ bản:
1. Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc qyền
2. Tu bản tài chính và đầu cơ tài chính
3. Xuất khẩu tư bản
4. Sự phân chia Thế giới về kinh tế
5. Sự phân chia Thế giới về lãnh thổ.
Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong tình
hình mới, chủ nghĩa tư bản không chỉ thể hiện ở dạng chủ nghĩa đế quốc mà còn
thể hiện ở dạng chủ nghĩa tư bản hiện đại.
1. Sự tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền
Lênin chỉ ra quy luật chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền, túc chủ nghĩa đế quốc. Đó là sự tích tụ sản xuất đã đạt
mức nhất định vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Tích tụ sản xuất có nghĩa là: tập trung sản xuất vào những xí nghiệp lớn, nhưng
không phải chỉ là kết quả của tập trung tư bản mà là kết quả của cả hai quá trình,


tích tụ và tập trung tư bản. Các xí nghiệp cá biệt đã qua quá trình tích tụ tư bản,
nay lại diễn ra quá trình tập trung thành những xí nghiệp khổng lồ, và dẫn đến sự
thay đổi quan trọng trong nền kinh tê tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX: đó là sự


hình thành các tổ chức độc quyền.
Nguyên nhân cụ thể:
Đầu thế kỉ XX trong các nước tư bản sự cạnh tranh diễn ra hết sức gây gắt dẫn đến:
− Một số nhà tư bản có ưu thế về vốn và kỹ thuật chiến thắng và thôn tính các xí
nghiệp nhỏ.
− Xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần. Các công ty này xuất hiện từ thế
kỉ XVII nhưng đến thế kỉ XIX mới trở thành phổ biến. Do những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật.
+ Đầu thế kỉ XX do khoa học kỹ thuật phát triển nên đòi hỏi vốn lớn để ứng dụng
được và sản xuất
+ Trong khủng hoảng kinh tế chỉ những xí nghiệp lớn mới có đủ khả năng để tồn
tại
+ Sự phát triển hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho tập trung sản xuất.
Sự tập trung sản xuất phat triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hình thành các tổ
chức độc quyền – liên minh giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất,
quy định giá cả và tiêu thụ một số loại hàng hóa nhằm thu lại lợi nhuận cao. Cho
nên, nghiên cứu quá trình tích tụ sản xuất, Lênin rút ra kết luận quan trọng là tích
tụ sản xuất tất yếu “dẫn thẳng đến độc quyền”, vì vài chục xí nghiệp khổng lồ có
thể dễ dàng thỏa thuận với nhau; mặt khác chính quy mô to lớn của các xí nghiệp
làm cho cạnh tranh ngày càng khó khăn và làm nảy sinh ra khuynh hướng đi đến
độc quyền.
Độc quyền về kinh tế là sự tập trung lực lượng kinh tế vào tay một số ít người, làm
cho những người này có quyền lực vô hạn đối với quá trình tái sản xuất xã hội.
Bọn độc quyền nắm hầu hết nguồn nguyên liệu, phần lớn năng lực sản xuất, do đó,
chiếm đại bộ phận khối lượng sản xuất của một ngành kinh tế, có thể chi phối được

thị trường, buộc kẽ cạnh tranh và người tiêu thụ phải mua bán theo giá cả do chúng
quy định, vì vậy chiếm được lợi nhuận cao hơn lợi nhuận bình quân.
Theo Ăngghen, tu bản độc quyền là “một thứ hội liên hiệp có mục đích điều tiết
việc sản xuất, họ quyết định tổng số phải sản xuất, phân phối tổng số ấy với nhau,
và do đó, nắm được các giá bán đã quy định trước”. Nói cách khác, tổ chức độc
quyền là hình thức tổ chức xí nghiệp, trong đó bọn đại tư bản hùn những số vốn
lớn tạo thành một tư bản tập thể khổng lồ, làm cho xí nghiệp độc quyền có sức
manh tìa chính, kinh tế vô cùng mạnh. Chúng có thể chiếm đại bộ phận nguồn
nguyên liệu, năng lực sản xuất và số lượng sản phẩm; từ đó chúng chi phối thị


trường, quy đinh giá bán cao, giá mua hạ. Trên cơ sở đó, chúng dễ dàng đánh bại
bọn tư bản không độc quyền và thu được lợi nhuận cao hơn lợi nhuần bình quân
một cách bền vững lâu dài mà Lênin gọi là lợi nhuận độc quyền cao. Tổ chức độc
quyền chính là cơ sở kinh tế, là hình thái tế bào kinh tế của chủ nghĩa đế quốc.
Quá trình phát triển của các tổ chức độc quyền:
Những năm 1860 – 1880: cạnh tranh tự do phát triển đến tột điểm. Các tổ chức độc
quyền chỉ là những mầm mống chưa rõ rệt lắm.
Sau cuộc khủng hoảng 1873 là giai đoạn phát triển rộng rãi của những Carte,
nhưng những Carte đó vẫn là ngoại lệ nhất thời, chưa vững chắc.
Thời kỳ phồn vinh cuối thế kỉ XIX và cuộc khủng hoảng của những năm 1900 –
1903: Carte trở thành một trong những cơ sở của toàn bộ đời sống kinh tế
Các hình thức tổ chức độc quyền tồn tại phổ biến trong giai đoạn đó là: Carte,
Syndicate, Trust, ConSortium.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các hình thức độc quyền phát triển về số lượng và
chất lượng kinh tế, chiếm ưu thế trong sản xuất, trong cạnh tranh, và có thế lực rất
cao.
Như vậy, sự phát triển của kỹ thuật và của lực lượng sản xuất đã dẫn đến tích tụ
sản xuất và độ quyền. Ngược lại, sự thống trị của độc quyền thúc đẩy sự phát triển
của lực lượng sản xuất cao hơn, do đó, thúc đẩy tích tụ sản xuất, tức xã hội hóa sản

xuất tiến một bước lớn.
2. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính
Tích tụ sản xuất và độc quyền hóa trong công nghiệp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX, đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung tư bản và độc quyền hóa trong ngân
hàng. Sự hình thành các độc quyền ngân hàng, tất yếu dẫn đến sự thâm nhập lẫn
nhau giữa độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp và hình thành tư bản tài
chính.
a/ Vai trò của tư bản ngân hàng
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, khi trong công nghiệp diễn ra tích tụ
và tập trung sản xuất thì trong ngân hàng cũng có tích tụ và tập trung tư bản, làm
hình thành nên các ngân hàng lớn cạnh tranh với nhau – các tổ chức độc quyền
trong ngân hàng. Do nắm được lượng tiền tệ lớn, các ngân hàng có khả năng chi
phối nhiều hoạt động kinh tế xã hội
b/ Tư bản tài chính
Tư bản tài chính là một loại tư bản được hình thành trên cơ sở sự xâm nhập lẫn
nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Tư bản ngân hàng với vai trò


và địa vị mới của mình, đã cử người tham gia vào các tổ chức độc quyền công
nghiệp để theo dỗi việc sử dụng vốn vay. Để hạn chế sự chi phối của ngân hàng,
các nhà tư bản công nghiệp cũng can thiệp vào hoạt động của ngân hàng bằng cách
mua cổ phiếu hoặc thành lập ngân hàng cho riêng mình. Hai quá trình thâm nhập
ấy, gắn kết với nhau, làm cho tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng gần trở nên
đồng nhất với nhau, hình thành nên tư bản tài chính.
Tư bản tài chính là sự phát triển cao hơn của chế độ độc quyền, chỉ có trên cơ sở tư
bản tài chính, độc quyền mới có thể thống trị không những công nghiệp, ngân
hàng, mà tất cả mọi ngành của nền kinh tế, vì nó nắm cả tư bản sản xuất và tư bản
tiền tệ; do đó chế độ độc quyền mới thực sự vững chắc và mới phát huy đầy đủ bản
chất độc quyền của nó.
Sự hình thành tư bản tài chính cũng dẫn đến sự biến hóa hình thái ngay trong hàng

ngũ bọn tư bản độc quyền. Khi đã hỗn hợp tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng
thành tư bản tài chính thì trên cơ sở đó hình thành bọn đầu sỏ tài chính (hay còn
gọi là tài phiệt). Do sở hữu số tư bản tài chính hàng triệu bạn, lại khống chế toàn
bộ tư bản xã hội, chúng có thể thống trị cả công nghiệp lẫn ngân hàng và các lĩnh
vực kinh doanh khác, thống trị không những kinh tế mà cả về chính trị, xã hội.
3. Xuất khẩu tư bản
Lênin vạch ra sự tất yếu khách quan của việc xuất khẩu tư bản khi độc quyền và tư
bản tài chính đã hình thành và thống trị trong phạm vi quốc gia của nước tư bản
công nghiệp phát triển.
Lênin nhận xét điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ là việc xuất khẩu hàng hóa.
Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong đó các tổ chức độc quyền
thống trị là việc xuất khẩu tư bản.
Xuất khẩu hàng hóa: là thủ đọan để các nước tư bản bóc lột các nước chậm phát
triển thông qua trao đổi không ngang giá.
Xuất khẩu tư bản: cũng là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng được tiến hành
dưới hình thức đầu tư tư bản ra nước ngoài để bóc lột giá trị thặng dư và một số
quyền lợi khác ở các nước tư bản nhập khẩu tư bản. Đây thực chất là công cụ để
các tập đoàn tư bản bóc lột các nước chậm phất triển.
Cơ sở khách quan của việc xuất khẩu tư bản
− Chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn tồn tại trên cơ sở của sản xuất hàng hóa và trao
đổi hàng hóa.
− Sự phát triển không đều và có tính chất nhảy vọt của các doanh nghiệp khác


nhau của các ngành công nghiệp khác nhau và những nước khác nhau
− Tình trạng tư bản thừa xuất hiện rất nhiều trong các nước tiên tiến, do hình thành
các liên minh độc quyền, trong đó việc tích lũy tư bản đạt tới những quy mô to lớn.
Một số nước lạc hậu đã bị lôi cuốn vào trong guồng máy của chủ nghĩa tư bản thế
giới, vì những đường sắt đã được xây dựng, vì những nước này là nơi có đủ những
điều kiện cơ bản để phát triển công nghiệp. Mà đầu tư ở những nước này thì lợi

nhuận thường cao vì tư bản ít, giá đất thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ.
Hình thức đầu tư.
− Xuất khẩu tư bản sản xuất: nước xuất khẩu tư bản đầu tư vốn để xây mới hoặc
mua lại xí nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
− Xuất khẩu tư bản cho vay: nước xuất khẩu tư bản cho chính phủ phủ hoặc tư
nhân vay tiền hoặc hàng hóa, vật tư.
Việc xuát khẩu tư bản của các nước đế quốc cũng không giống nhau về hình thái
và khu vực đầu tư. Lênin chỉ rõ:
− Đế quốc Anh là đế quốc thực dân nên tư bản đầu tư của nó trước hết được phân
phối ỡ những thuộc địa của nó, chủ yếu ở châu Mỹ và châu Á...
− Chủ nghĩa đế quốc Pháp được coi là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
− Chủ nghĩa đế quốc Đức thì không có bao nhiêu thuộc địa, còn tư bản của nó
được phân phối đều nhau nhát là giữa Châu Âu và Châu Mỹ...
Xuất khẩu tư bản là hậu quả tất yếu của mâu thuẩn trong quá trình tích lũy tư bản
độc quyền, đồng thời cũng là biện pháp để giải quyết mâu thuẩn đó. Nhưng tác
dụng giải quyết mâu thuẩn của nó chỉ là tạm thời, kết cục lại làm cho mâu thuẩn đó
sâu sắc thêm và làm cơ sở cho sự hình thành hình thái vận động mới của mâu
thuẩn, tức là đẩy tới việc phân chia kinh tế thế giới giữa các đồng minh độc quyền.
Chính vì vậy, Lê nin kết luận “ nói theo nghĩa bóng thì các nước xuất khẩu tư bản
đã chia nhau thế giới” và tư bản tài chính cũng đã thực tế dẫn đến sự phân chia thế
giới.
4. Sự phân chia thế giới về kinh tế
Trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh, lượng hàng hóa sản xuất ra chưa lớn. Song
đến thời chủ nghĩa tư bản độc quyền, lượng hàng hóa được sản xuất tăng lên gấp
rất nhiều lần, làm nảy sinh nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngoài nước. Mặt
khác hàng hóa đem bán ở nước ngoài thu được lợi nhuận lớn hơn so với hàng hóa
được đem bán ở trong nước. Do tầm quan trọng của thị trường bên ngoài, giữa các
nước đế quốc diển ra cuộc cạnh tranh gay gắt để giành giật thị trường thế giới, hình



thành nên những thỏa thuận có tính chất lũng đoạn giữa các tổ chức độc quyền
quốc tế - liên minh giữa các tổ chức độc quyền lớn của các nước để phân chia thị
trường thế giới, độc chiếm nguồn nguyên liệu, quy định quy mô sản xuất của từng
tổ chức, quy định giá cả độc quyền, nhằm thu lại lợi nhận độc quyền cao.
Nhưng sự phân chia thế giới vè kinh tế không cố định, mà luôn luôn diễn ra các
cuộc đấu tranh để chia lại. Những cuộc đấu tranh đó cũng là một nguyên nhân dẫn
đến sự thâm nhập vào nhau giữa cac tổ chức độc quyền tư nhân và tổ chức độc
quyền nhà nước.
Nguyên nhân trực tiếp của việc tất yếu phân chia lại thế giới là quy luật phát triển
không đều của chủ nghĩa tư bản. Nó dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng
giữa các thành viên của liên minh độc quyền quốc tế của các nước đế quốc. Cho
nên việc hình thành độc quyền quốc tế, tức là liên hợp đế quốc chủ nghĩa, không
dẫn đến hòa bình mà dẫn đến các cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt giữa các tập
đoàn đó, tuy hình thức đấu tranh có thể thay đổi nhưng nội dung giai cấp của cuộc
đấu tranh không thể nào thay đổi thật sự được.
5. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ
Sự liên hợp đế quốc chủ nghĩa phân chia thế giới về kinh tế tất yếu dẫn đến cuộc
đấu tranh giữa các cường quốc đế quốc chủ nghĩa nhằm phân chia thế giới về lãnh
thổ. Điều đó cũng có nghĩa là sự thống trị của độc quyền tư bản chủ nghĩa tất yếu
dẫn đến sự phân chia thế giới về kinh tế đồng thời dẫn đến sự phân chia thế giới về
chính trị. Giữa các liên minh của bon tư bản, những quan hệ nhất định đã được xác
lập trên cơ sở phân chia thế giới về kinh tế; song song với tình hình đó và gắn liền
với tình hình đó thì giữa cá liên minh chính trị giữa các nước, những quan hệ nhất
định cũng được xác lập trên cơ sở phân chia thế giới về lãnh thổ, tranh giành thuộc,
tranh giành lãnh thổ kinh tế.
Sau thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh phát triển đến tột độ vào những năm 1880,
những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển phi thường và cuộc đấu tranh
để phân chia lãnh thổ thế giới trở nên vô cùng gay gắt. Việc bành trướng thuộc địa
có chênh lệch nhau rất lớn dẫn đến những cuộc đấu tranh gay gắt giữa các cường
quốc. Do tác động của quy luật phát triển không đều, những nước tư bản trẻ tiến

lên hết sức nhanh chống, trong khi đó những nước tư bản già cổi phát triển chậm
chạp, làm cho những điều kiện kinh tế và sinh hoạt trong các nước trở thành ngang
nhau, nhưng thuộc địa không đều nhau, vì lãnh thổ thế giới đã được phân chia theo
tương quan cũ. Mặt khác bên cạnh những thuộc địa của các cường quốc, có những
thuộc địa mà những nước nhỏ còn giữ được nhờ những đối kháng về quyền lợi


giữa các cường quốc lớn, những thuộc địa này là những đối tượng chủ yếu cho một
sự chia lại.
Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ là hệ quả tất yếu của sự phân chia thế giới về
kinh tế, biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm và thuộc địa hóa những nước
chậm phát triển hòng độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa và
địa điểm lập căn cứ quân sự.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước nói chung diễn ra không đều;
có những nước tư bản ra đời sau nhưng kinh tế lại phát triển vượt bậc, muốn đấu
tranh để phân chia lại thế giới. Phương pháp phổ biến là chiến tranh.



×