ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THÀNH HẢI
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KỲ CUỐI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA HUYỆN TRÙNG KHÁNH,
TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THÀNH HẢI
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KỲ CUỐI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA HUYỆN TRÙNG KHÁNH,
TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của
các thầy giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên kịp thời của gia đình và người thân đã giúp tôi vượt qua
những trở ngại và khó khăn để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ
chuyên ngành: Quản lý đất đai.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Nông đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,
các giáo sư, tiến sĩ hợp tác giảng dạy sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
Xin cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, UBND huyện Trung Khánh, UBND các xã và các hộ
gia đình tham gia phỏng vấn đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu
thực tế để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của thầy, cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Thành Hải
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ......................................3
1.1.1. Khái quát về đất và sử dụng đất ...............................................................3
1.1.2. Khái quát về QHSDĐ ...............................................................................6
1.2. Một số vấn đề lý luận về tính khả thi và hiệu quả của QHSDĐ ....................12
1.2.1. Bản chất và phân loại tính khả thi của QHSDĐ .....................................12
1.2.2. Bản chất và phân loại hiệu quả của QHSDĐ .........................................13
1.3. Cơ sở pháp lý về QHSDĐ..............................................................................14
1.3.1. Các văn bản pháp lý của trung ương ......................................................14
1.3.2. Các văn bản pháp lý của tỉnh, huyện ......................................................14
1.4. Tình hình quy hoạch và thực hiện QHSDĐ trong và ngoài nước .................15
1.4.1. Tình hình quy hoạch và thực hiện QHSDĐ ở nước ngoài .....................15
1.4.2. Tình hình quy hoạch và thực hiện QHSDĐ tại Việt Nam......................16
1.4.3. Tình hình quy hoạch và thực hiện QHSDĐ tại tỉnh Cao Bằng ..............18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................20
iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................20
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................20
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................20
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................20
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Trung Khánh .20
2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất huyện Trùng Khánh giai
đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................20
2.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu
giai đoạn 2011 – 2015 huyện Trùng Khánh ....................................................20
2.3.4. Xây dựng phương án điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn 2016 – 2020 huyện
Trùng Khanh và đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi và hiệu quả của
phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ..................................................20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................20
2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu tài liệu thứ cấp ...........20
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu tài liệu sơ cấp.............20
2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và xử lý kết quả. .................21
2.4.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................21
2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ ...............................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................22
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Trùng Khánh. ...............................22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................22
3.1.2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KT- XH huyện Trùng Khánh 25
3.2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Trùng Khánh. .....31
3.2.1. Đánh giá công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Trùng Khánh .....31
3.2.2. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Trùng Khánh giai
đoạn 2010 - 2015 ..............................................................................................33
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
giai đoạn 2011 - 2015 ...........................................................................................41
v
3.3.1. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai
đoạn 2011 - 2015 .............................................................................................41
3.3.2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại
trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ..............................................43
3.4. Phương án điều chỉnh QHSD đất giai đoạn 2016 – 2020 và đề xuất giải pháp
nâng cao tính khả thi phương án quy hoạch. ........................................................44
3.4.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH đến năm 2020 ..44
3.4.2. Quan điểm sử dụng đất ...........................................................................46
3.4.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng .........................................46
3.4.4. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 huyện
Trùng Khánh .....................................................................................................49
3.4.5. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất ............................................57
3.4.6. Giải pháp thực hiện.................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................78
1. Kết luận .............................................................................................................78
2. Kiến nghị...........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2005 - 2015 .26
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2015 ...............................................34
Bảng 3.3. Biến động diện tích các loại đất thời kỳ 2010-2015 .................................37
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo kế hoạch ........................41
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Trùng Khánh ......................50
Bảng 3.6. Chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 được phân bổ trên địa
bàn huyện Trùng Khánh ..........................................................................51
Bảng 3.7. Chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 được cấp trên phân
bổ trên địa bàn huyện Trùng Khánh ........................................................52
Bảng 3.8. Tổng hợp cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 huyện.............58
Bảng 3.9. Các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 huyện Trùng Khánh...................74
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Trùng Khánh ... 75
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 huyện Trùng Khánh .. 76
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Trùng Khánh giai đoạn 2011 – 2015 ........28
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Trùng Khánh năm 2015 .....................36
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Trùng Khánh năm 2015 ...... 36
Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Trùng Khánh năm 2015.... 37
Hình 3.5: Biểu đồ kết quả thực hiện phương án quy hoạch giai đoạn 2011 – 2015 43
Hình 3.6: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất theo phương án điều chỉnh quy hoạch đến
năm 2020 .................................................................................................74
Hình 3.7: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo phương án điều chỉnh quy
hoạch đến năm 2020 ................................................................................75
Hình 3.8: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp theo phương án điều chỉnh
quy hoạchh đến năm 2020 .......................................................................76
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
FAO
Food Agricultural Organization
(Tổ chức Nông lương quốc tế)
2
KT- XH
Kinh tế- xã hội
3
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
4
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
5
UBND
Ủy ban nhân dân
6
TT
Thông tư
7
CN-TTCN- XD
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng
8
TM- DV
Thương mai- dịch vụ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là thể tự nhiên đặc biệt, là nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại, cũng
như của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, số phận loài người phụ thuộc vào nguồn
thức ăn và tài nguyên đất để sản xuất ra nguồn thức ăn ấy. Tài nguyên đất luôn gắn
bó với con người trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội [6].
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định:
“Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước, được quản lý theo pháp luật” cũng trong Hiến pháp, khi liệt kê các tài sản
thuộc sở hữu toàn dân, nêu: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà
nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý” trong đó, đất đai được đặt lên hàng đầu [7].
Đất đai là nền tảng của nền tảng phát triển kinh tế xã hội được thể hiện chủ
yếu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chính sách pháp luật về đất đai. Quy
hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường
và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất
của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính
trong một khoảng thời gian nhất định. Điều đó cho thấy, quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất là công cụ quan trọng của người quản lý và của cả người sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 của huyện Trùng Khánh đã
được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt tại Quyết định số 1264/QĐ-UB ngày
21/8/2013. Đây là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng
năm, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của
huyện [18].
Thực hiện QHSDĐ được duyệt đã góp phần không nhỏ trong quản lý sử
dụng quỹ đất phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy
nhiên, trong thời gian qua nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
và của tỉnh được triển khai trên địa bàn huyện đã làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất
như: Khu nghỉ dưỡng của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Chùa Phật tích Trúc Lâm,
Thác Bản Giốc đã làm thay đổi quy hoạch sử dụng đất được duyệt ban đầu [14].
2
Để giúp huyện Trùng Khánh đánh giá kết quả thực hiện phương án QHSDĐ
kỳ đầu (2011- 2015), đánh giá những thuận lợi, khó khăn, xây dựng phương án
QHSDĐ kỳ cuối (2016- 2020) và đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao
tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch; được sự phân công của khoa
Quản lý Tài nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng
phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016 – 2020 của
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả thực hiện phương án QHSDĐ kỳ đầu giai đoạn 2011 2015 và xây dựng đề xuất phương án QHSDĐ kỳ cuối 2016 - 2020 của huyện
Trùng Khánh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu
giai đoạn 2011 – 2015 huyện Trùng Khánh.
- Xây dựng được phương án điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn 2016 – 2020
huyện Trùng Khanh và đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi và hiệu quả của
phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full