Tải bản đầy đủ (.docx) (165 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011 2015, xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016 – 2020 của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH HẢI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU GIAI ĐOẠN 2011 2015, XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KỲ CUỐI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA HUYỆN TRÙNG KHÁNH,
TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH HẢI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU GIAI ĐOẠN 2011 2015, XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KỲ CUỐI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA HUYỆN TRÙNG KHÁNH,
TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Quản lý đất
đai Mã số:
60.85.01.03


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG


THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân
cần của các thầy giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các
bạn đồng nghiệp, sự động viên kịp thời của gia đình và người thân đã giúp
tôi vượt qua những trở ngại và khó khăn để hoàn thành chương trình
đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành: Quản lý đất đai.

Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào
tạo, các giáo sư, tiến sĩ hợp tác giảng dạy sau Đại học - Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
Xin cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, UBND huyện Trung Khánh, UBND các xã và các hộ
gia đình tham gia phỏng vấn đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên
cứu thực tế để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế
về thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của thầy, cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Học viên

Nguyễn Thành Hải

năm 2017


7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 3
1.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất.................................... 3
1.1.1. Khái quát về đất và sử dụng đất.............................................................. 3
1.1.2. Khái quát về QHSDĐ................................................................................ 6
1.2. Một số vấn đề lý luận về tính khả thi và hiệu quả của QHSDĐ.....................12
1.2.1. Bản chất và phân loại tính khả thi của QHSDĐ...................................... 12
1.2.2. Bản chất và phân loại hiệu quả của QHSDĐ.......................................... 13
1.3. Cơ sở pháp lý về QHSDĐ.............................................................................. 14
1.3.1. Các văn bản pháp lý của trung ương..................................................... 14
1.3.2. Các văn bản pháp lý của tỉnh, huyện..................................................... 14
1.4. Tình hình quy hoạch và thực hiện QHSDĐ trong và ngoài nước...................15
1.4.1. Tình hình quy hoạch và thực hiện QHSDĐ ở nước ngoài......................15
1.4.2. Tình hình quy hoạch và thực hiện QHSDĐ tại Việt Nam........................16
1.4.3. Tình hình quy hoạch và thực hiện QHSDĐ tại tỉnh Cao Bằng................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 20


8

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 20


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................ 20
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................. 20
2.2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................. 20
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 20
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Trung Khánh .20
2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất huyện Trùng Khánh
giai đoạn 2011 – 2015........................................................................... 20
2.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ
đầu giai đoạn 2011 – 2015 huyện Trùng Khánh...................................20
2.3.4. Xây dựng phương án điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn 2016 – 2020
huyện Trùng Khanh và đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi và
hiệu quả của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất..............20
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 20
2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu tài liệu thứ cấp
20
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu tài liệu sơ cấp..........20
2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và xử lý kết quả.................21
2.4.4. Phương pháp chuyên gia....................................................................... 21
2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ............................................................. 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 22
3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Trùng Khánh.................................22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 22
3.1.2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KT- XH huyện Trùng Khánh 25


3.2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Trùng Khánh......31
3.2.1. Đánh giá công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Trùng Khánh

31

3.2.2. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Trùng Khánh
giai đoạn 2010 - 2015........................................................................... 33


3.3. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
giai đoạn 2011 - 2015.......................................................................................... 41


3.3.1. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu
giai đoạn 2011 - 2015.......................................................................... 41
3.3.2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn
tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước............................43
3.4. Phương án điều chỉnh QHSD đất giai đoạn 2016 – 2020 và đề xuất giải pháp
nâng cao tính khả thi phương án quy hoạch....................................................... 44
3.4.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH đến năm 2020
..44 3.4.2. Quan điểm sử dụng đất....................................................... 46
3.4.3.

Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng....................................... 46

3.4.4. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 huyện
Trùng Khánh.................................................................................................... 49
3.4.5. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất........................................... 57
3.4.6. Giải pháp thực hiện............................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 78

1. Kết luận................................................................................................................... 78
2. Kiến nghị.................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 80
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2005 - 2015 .
26 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2015
.................................................................................................................................
34
Bảng 3.3. Biến động diện tích các loại đất thời kỳ 2010-2015
.................................................................................................................................
37
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo kế hoạch
.................................................................................................................................
41
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Trùng Khánh
.................................................................................................................................
50
Bảng 3.6. Chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 được phân bổ trên
địa bàn huyện Trùng Khánh
...............................................................................................................
51
Bảng 3.7. Chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 được cấp trên
phân bổ trên địa bàn huyện Trùng Khánh
...............................................................................................................
52
Bảng 3.8. Tổng hợp cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 huyện
.................................................................................................................................

58
Bảng 3.9. Các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 huyện Trùng Khánh
.................................................................................................................................
74
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Trùng
Khánh ... 75 Bảng 3.11. Các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020
huyện Trùng Khánh .. 76


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Trùng Khánh giai đoạn 2011 – 2015..........28
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Trùng Khánh năm 2015.....................36
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Trùng Khánh năm 2015....36
Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Trùng Khánh năm 2015
................................................................................................................................. 37
Hình 3.5: Biểu đồ kết quả thực hiện phương án quy hoạch giai đoạn 2011 –
2015 43 Hình 3.6: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất theo phương án điều chỉnh quy
hoạch đến năm 2020............................................................................. 74
Hình 3.7: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo phương án điều chỉnh
quy hoạch đến năm 2020...................................................................... 75
Hình 3.8: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp theo phương án điều
chỉnh quy hoạchh đến năm 2020........................................................... 76


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

FAO

Food Agricultural Organization

2

KT- XH

(Tổ chức Nông lương quốc tế)
Kinh tế- xã hội

3

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

4

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5


UBND

Ủy ban nhân dân

6

TT

Thông tư

7

CN-TTCN- XD

Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng

8

TM- DV

Thương mai- dịch vụ

1


15

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là thể tự nhiên đặc biệt, là nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại,

cũng như của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, số phận loài người phụ thuộc
vào nguồn thức ăn và tài nguyên đất để sản xuất ra nguồn thức ăn ấy. Tài nguyên
đất luôn gắn bó với con người trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội [6].
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng
định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát
triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” cũng trong Hiến pháp, khi liệt kê
các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nêu: “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” trong đó, đất
đai được đặt lên hàng đầu [7].
Đất đai là nền tảng của nền tảng phát triển kinh tế xã hội được thể hiện
chủ yếu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chính sách pháp luật về đất
đai. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai
và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã
hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian nhất định. Điều đó cho
thấy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng của người quản lý
và của cả người sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 của huyện Trùng Khánh
đã được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt tại Quyết định số 1264/QĐ-UB
ngày 21/8/2013. Đây là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm
và hàng năm, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế
xã hội của huyện [18].
Thực hiện QHSDĐ được duyệt đã góp phần không nhỏ trong quản lý
sử dụng quỹ đất phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã



16
hội của huyện và của tỉnh được triển khai trên địa bàn huyện đã làm thay đổi
nhu cầu sử dụng đất như: Khu nghỉ dưỡng của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn,
Chùa Phật tích Trúc Lâm, Thác Bản Giốc đã làm thay đổi quy hoạch sử dụng đất
được duyệt ban đầu [14].


Để giúp huyện Trùng Khánh đánh giá kết quả thực hiện phương án QHSDĐ
kỳ đầu (2011- 2015), đánh giá những thuận lợi, khó khăn, xây dựng phương
án QHSDĐ kỳ cuối (2016- 2020) và đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm nâng
cao tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch; được sự phân công
của khoa Quản lý Tài nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết
quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011 2015, xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai
đoạn 2016 – 2020 của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả thực hiện phương án QHSDĐ kỳ đầu giai đoạn 2011
- 2015 và xây dựng đề xuất phương án QHSDĐ kỳ cuối 2016 - 2020 của
huyện Trùng Khánh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai
đoạn 2011 – 2015 huyện Trùng Khánh.
- Xây dựng được phương án điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn 2016 – 2020 huyện
Trùng Khanh và đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi và hiệu quả của
phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái quát về đất và sử dụng đất
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của đất đai
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như
sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các
thành phần của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí
hậu, bề mặt thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...),
các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng
đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước
hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,...”[11].
Theo định nghĩa của FAO: "Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh
thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có
ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất như khí hậu,
địa hình, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật, cỏ dại, động vật tự nhiên,
Những biến đổi của đất do hoạt động của con người" [21].
Đất đai có chức năng và vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất
cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Những chức năng của đất đai bao
gồm:
- Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống
con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều
sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn
nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy hải sản.
- Chức năng môi trường sống: Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống
trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gien di
truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật, các cơ thể sống cả trên và dưới mặt
đất.
- Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm
thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp



thụ,chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa
cầu.
- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: Đất đai là kho tàng lưu trữ nước
mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.


- Chức năng dự trữ: Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu
cầu sử dụng của con người.
- Chức năng không gian sự sống: Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi
trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn
các chứng cứ lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều
kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ.
- Chức năng vật mang sự sống: Đất đai là không gian cho sự chuyển vận của con
người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa
các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên [2].
1.1.1.2. Sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi
trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương
hướng chung, mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng đất
đai nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững. Vì
vậy, phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều
kiện và quy luật sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật
KT- XH và các yếu tố kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch
đất đai thì có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất.
* Nhân tố điều kiện tự nhiên
Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến các đặc tính và tính chất đất

đai để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý như
chế độ nhiệt, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn... Các đặc
tính, tính chất này được chia làm 2 loại:
- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân cao
thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, chênh lệch giữa nhiệt độ
tối cao và tối thấp, về độ ẩm trong ngày và giữa các mùa trong năm hay các
khu vực khác nhau... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát
triển của cây trồng, rừng tự nhiên và thực vật thủy sinh... Cường độ ánh sáng
mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng nhất định


đối với sinh trưởng, phát triển và quang hợp của cây trồng. Chế độ nước, lượng
mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt
độ và độ ẩm của đất, cũng như khả


năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, thảm thực vật, gia
súc và thủy sản...
- Điều kiện đất đai: Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước
biển, độ dốc, và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn... dẫn đến
sự khác nhau về đất đai và khí hậu làm ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố
các ngành. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng lớn đến phương thức sử dụng đất nông
nghiệp sẽ nảy sinh nhu cầu về thủy lợi hóa và cơ giới hóa. Đối với ngành phi
nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình, gây khó khăn
cho thi công, tốn kém về kinh tế. Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến
hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản
lượng cao hay thấp. Độ dầy tầng đất và tính chất đất ảnh hưởng lớn đối với
sinh trưởng của cây trồng. Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đất cần phải tuân thủ
quy luật tự nhiên, phát huy những lợi thế, khắc phục hạn chế để việc sử dụng

đất mang hiệu quả cao nhất.
* Nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
Các nhân tố điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng
đất nhưng các nhân tố KT- XH sẽ quyết định phương án đã lựa chọn có thực hiện
được hay không. Phương án sử dụng đất được quyết định bởi khả năng của con
người và các điều kiện KT- XH, kỹ thuật hiện có.
Từ những lý luận trên cho thấy, các điều kiện KT-XH có tác động không nhỏ
tới việc sử dụng đất đai, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sử dụng đất hiệu quả
của con người. Vì vậy, khi lựa chọn phương cách sử dụng đất, ngoài việc dựa
vào quy luật tự nhiên thì các nhân tố kinh tế xã hội cũng không kém phần quan
trọng.
* Nhân tố không gian
Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào (nông nghiệp, công nghiệp,
xây dựng...) đều cần đến đất đai là điều kiện không gian cho các hoạt động.
Tính chất không gian bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng, diện tích. Đất
đai không thể di dời từ nơi này đến nơi khác nên sự thừa thãi đất đai ở nơi này
không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác. Đất đai phải khai
thác tại chỗ, không thể chia cắt mang đi nên không thể có hai khoanh đất


giống nhau hoàn toàn. Do đó, không gian là yếu tố quan trọng quyết định hiệu
quả của việc sử dụng đất.
Đặc điểm không thể chuyển dịch của đất đai dẫn đến những lợi thế hoặc
khó khăn cho vùng, lãnh thổ. Nếu những khoanh đất có vị trí tại khu trung tâm,
có nền kinh tế phát triển, thuận lợi giao thông, giao lưu buôn bán... thì hiệu quả
sử dụng đất của khoanh đất đó sẽ lớn hơn rất nhiều so với khoanh đất tại vùng
nông thôn, hay


những khoanh đất tại vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng sẽ cho hiệu quả của

sản xuất nông nghiệp cao hơn vùng đồi núi, địa hình phức tạp.
Như vậy, các nhân tố không gian có ảnh hưởng tới quá trình sử dụng đất,
nó sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất [8].
1.1.1.3. Sử dụng đất và các mục tiêu KT-XH và môi trường
Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố
con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát
triển bền vững; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của
mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập
quốc tế để phát triển bền vững đất nước [13].
Những năm gần đây, sự bùng nổ dân số cùng với sự phát triển như vũ
bão của khoa học công nghệ đã kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao.
Để đáp ứng nhu cầu trên, con người đã áp dụng những thành tựu, tiến bộ của
khoa học vào sử dụng đất nhằm khai thác triệt để, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các điều kiện khác cho sự
tồn tại và phát triển của loài người. Tuy nhiên, việc sử dụng đất càng triệt để
đồng nghĩa với việc đất mất dần chất dinh dưỡng, nếu không được bảo vệ, cải
tạo, bồi dưỡng thì đất đai ngày càng suy thoái và ảnh hưởng đến việc sử dụng
đất của thế hệ sau.
1.1.2. Khái quát về QHSDĐ
1.1.2.1. Khái niệm QHSDĐ
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 15 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22, Luật Đất đai 2013. Theo Luật
Đất đai 2013: “QHSDĐ là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian
sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ
môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu
cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và
đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”[6].
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại

việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí


đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tránh
tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc
biệt là diện tích trồng lúa nước và đất lâm nghiệp có rừng) sang sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp; ngăn


×