Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ảnh hưởng của việc thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần nuôi gà ri lai (♂ ri x ♀ lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẬU

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY THẾ
NGÔ BẰNG GẠO LẬT TRONG KHẨU PHẦN
NUÔI GÀ RI LAI (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẬU

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY THẾ NGÔ
BẰNG GẠO LẬT TRONG KHẨU PHẦN
NUÔI GÀ RI LAI (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thanh Vân

THÁI NGUYÊN - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện cùng với
sự giúp đỡ của PGS. TS. Trần Thanh Vân - Đại học Thái Nguyên, TS. Nguyễn Thị
Thúy Mỵ - Khoa CNTY - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Ths. Võ
Văn Hùng, nghiên cứu sinh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên . Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực. Các thông tin, trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hậu


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo: PGS. TS. Trần Thanh
Vân; TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện
hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo và Khoa Chăn nuôi - Thú y - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, cùng tập thể các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm
hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN............................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 3
1.1.1. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu ngô, lúa gạo của Việt Nam và
Thế giới hiện nay ................................................................................................... 3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt .................................... 9
1.1.3. Cơ sở khoa học về dinh dưỡng và thức ăn cho gà thịt .............................. 14
1.1.4. Thành phần dinh dưỡng của gạo lật .......................................................... 16
1.1.5. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng, gà Ri
và con lai............................................................................................................... 18
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................. 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 23

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 23
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 23


iv

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 23
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 23
2.4. Phương pháp xử lý số liệu (chung cho các thí nghiệm) ............................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 31
3.1. Ảnh hưởng của các mức thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần ăn
của gà Ri lai đến sinh trưởng và các chỉ tiêu giết mổ ......................................... 31
3.1.1. Sinh trưởng của gà thí nghiệm .................................................................. 31
3.1.2. Kết quả mổ khảo sát để đánh giá một số chỉ tiêu về năng suất
thịt gà thí nghiệm ............................................................................................. 40
3.1.3. Kết quả phân tích hàm lượng Vitamin A trong thịt gà thí nghiệm ........... 43
3.2. Ảnh hưởng của các mức thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần ăn
của gà Ri lai đến tỷ lệ nuôi sống, khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn ......... 44
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ................................ 44
3.2.2. Kết quả thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm ..................... 46
3.3. Ảnh hưởng của các mức thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần ăn
của gà Ri lai đến chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế và hiệu quả kinh tế .................. 52
3.3.1. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm ở giai đoạn 7- 12 tuần tuổi ............... 52
3.3.2. Chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm ở giai đoạn 7- 12 tuần tuổi .......... 54
3.3.3. Sơ bộ tính chi phí trực tiếp và hạch toán kinh tế ...................................... 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 64



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CH:

Cộng hòa

CHDCND:

Cộng hòa dân chủ nhân dân

FAO:

Food and Agriculture Organizationof the United
Nations (Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc)

FCR:

Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển hóa thức ăn)

G:

Gam

Kcal:

Kilocalo


Kg:

Kilogam

MJ:

Mêgajun

NN & PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

USDA:

United States Department of Agriculture (Bộ Nông
nghiệp Mỹ)

VFA:

Hiệp hội lương thực Việt Nam


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Sản lượng ngô của Việt Nam trong năm 2016 ....................................... 7

Bảng 1.2.

Dự báo cung - cầu ngô thế giới niên vụ 2017- 2018 ................................. 8

Bảng 1.3.

Thành phần dinh dưỡng của gạo lật, ngô ................................................. 16

Bảng 1.4.

Thành phần axit béo của ngô và gạo lật (%)............................................ 17

Bảng 1.5.

Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của gạo lật và ngô .......... 18

Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................ 24

Bảng 2.2.

Khẩu phần ăn của gà thí nghiệm giai đoạn 1 (1-21 ngày tuổi) ............... 24

Bảng 2.3.


Khẩu phần gà thí nghiệm giai đoạn 2 (22-49 ngày tuổi) ......................... 25

Bảng 2.4.

Khẩu phần gà thí nghiệm giai đoạn 3 (50-84 ngày tuổi) ......................... 25

Bảng 2.5.

Lịch dùng vắc-xin cho gà thí nghiệm ...................................................... 26

Bảng 3.1.

Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi .......................................... 32

Bảng 3.2.

Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm .................................................. 35

Bảng 3.3.

Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ................................................ 39

Bảng 3.4.

Một số chỉ tiêu khảo sát sức sản xuất thịt của gà trống thí nghiệm
lúc 12 tuần tuổi ........................................................................................ 40

Bảng 3.5.

Một số chỉ tiêu khảo sát sức sản xuất thịt của gà mái thí nghiệm

lúc 12 tuần tuổi ........................................................................................ 41

Bảng 3.6.

Hàm lượng Vitamin A trong thịt gà thí nghiệm ...................................... 43

Bảng 3.7.

Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm ........................................... 45

Bảng 3.8.

Mức thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ................................................. 47

Bảng 3.9.

Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng trong tuần của gà thí nghiệm ....... 49

Bảng 3.10.

Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm ......... 50

Bảng 3.11.

Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm .................................................... 53

Bảng 3.12.

Chỉ số sản xuất (EN) của gà thí nghiệm .................................................. 54


Bảng 3.13.

Kết quả hạch toán dựa trên chi phí trực tiếp ........................................... 56


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm .............................................. 34
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ..........................................37
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .........................................39


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô là nguyên liệu chính để cung cấp năng lượng trong thức ăn chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Ngô có năng lượng cao nhất trong các loại ngũ cốc: 3300 - 3450
Kcal/kg, thường dùng ngô để điều chỉnh mức năng lượng trong thức ăn hỗn hợp. Tùy
thuộc vào vùng trồng, ngô có 8 - 10 % protein thô, 2% xơ, 4,5% lipid, 0,1% canxi,
0,3% phospho tổng số. Ngô vàng nhiều carotene làm lòng đỏ trứng vàng, da vàng, thịt
ngon, ngô dễ tiêu hóa đến 85 - 90%, thơm ngon và gia cầm thích ăn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản phẩm chủ lực là lúa gạo, sản lượng gạo
năm 2016 đạt 28,234 triệu tấn/ năm, xếp vị trí thứ 5 trong 10 quốc gia có sản lượng gạo
lớn nhất thế giới. Không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước
ngoài với doanh thu gần 3,5 tỷ USD mỗi năm (Cục xúc tiến thương mại, 2012 [7]).
Theo dự báo, xuất khẩu gạo trong những năm tới của nước ta rất khó khăn vì nhiều
nguyên nhân, cơ bản là sự tăng năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của một số nước
trồng lúa như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia là một nguyên nhân quan trọng.

Trong khi đó hàng năm nước ta vẫn phải nhập trên 11 triệu tấn nguyên liệu, xấp xỉ một
nửa trong số đó là các nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng (5,9 triệu tấn) và giàu
protein (5,4 triệu tấn) để làm thức ăn chăn nuôi (Nguyễn Xuân Dương, 2015 [8]). Giả sử
nhập khẩu giá ngô cao bằng giá gạo mà hiện nay xuất khẩu gạo gặp khó khăn kèm theo
đó nhu cầu của người tiêu dùng thích sử dụng sản phẩm thịt của gia cầm nuôi bằng
nguyên liệu truyền thống (thóc, gạo,..), không sử dụng ngô nhập khẩu là ngô biến đổi
gen thì việc thay thế ngô bằng gạo trong khẩu phần thức ăn là giải pháp tối ưu.
Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu sử dụng thóc, gạo trong
chăn nuôi lợn, gà, vịt như: Ấn Độ (Sikka, 2007 [53]); Trung Quốc (Wu và cs, 1986
[57]; Gao và cs, 1993 [44]; He và cs, 2000 [46]; Piao và cs, 2002 [52]; Zhang và cs,
2002 [58]); Bangladesh (Hossain và cs, 2011 [47]), Nhật Bản (Masakazu và Fzuse,
2014 [50]). Gần đây, việc nghiên cứu sử dụng gạo lật thay thế ngô trên gia cầm tại
Việt Nam được chú trọng, đã có nghiên cứu sử dụng gạo lật thay thế ngô trên gà Ri lai
(♂ Ri x ♀ Lương Phượng) nuôi nhốt. Nhưng chưa có công bố về sử dụng gạo lật thay
thế ngô trong nuôi gà lông màu bán nuôi nhốt. Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề
tài: “Ảnh hưởng của việc thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần nuôi gà Ri lai
(♂ Ri x ♀ Lương Phượng)”.


2
2. Mục tiêu của đề tài
- Đưa ra được khẩu phần thức ăn có tỷ lệ sử dụng gạo lật thay thế ngô tốt nhất
cho nuôi bán chăn thả gà thịt lông màu.
- Xác định ảnh hưởng của các mức thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần
ăn của gà Ri lai đến sinh trưởng và các chỉ tiêu giết mổ.
- Xác định ảnh hưởng của các mức thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần
ăn của gà Ri lai đến tỷ lệ nuôi sống, khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn.
- Xác định ảnh hưởng của các mức thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần
ăn của gà Ri lai đến chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế và hiệu quả kinh tế.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
- Số liệu thu được của nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc sử dụng gạo lật
trong nuôi gà Ri lai bán chăn thả để xây dựng các công thức thức ăn cho gia cầm tại
Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Dựa trên kết quả thu được của nghiên cứu các cơ sở chăn nuôi sẽ sử dụng
khẩu phần có tỷ lệ sử dụng gạo lật được khuyến cáo cho gia cầm để mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người chăn nuôi gà thịt lông màu.
- Các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xây dựng được các khẩu phần thức
ăn có sử dụng gạo lật thích hợp cho chăn nuôi gia cầm từ đó thay thế một phần
nguyên liệu ngô.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu ngô, lúa gạo của Việt Nam và Thế giới
hiện nay
1.1.1.1. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu lúa gạo của Thế giới và Việt Nam hiện nay
1.1.1.1.1. Trên Thế giới
Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) có cơ sở để nhận định sản lượng
lúa thế giới năm 2016 đạt 748 triệu tấn (496,7 triệu tấn gạo), giảm 1,8 triệu tấn so với
báo cáo công bố vào tháng 10. Mặc dù được điều chỉnh giảm, con số dự báo 748 triệu
tấn vẫn là mức cao kỷ lục, tăng 8,1 triệu tấn (1,1%) so với năm 2015.
Châu Á dẫn đầu về sản lượng tăng trong năm 2016, với kỷ lục 676,5 triệu tấn,
tăng 7,3 triệu tấn so với năm 2015. Nhiều nước đã có đủ mưa đem lại sự thuận lợi cho
việc gieo trồng ở khu vực châu Á nằm trên bán cầu nam. Ngoại trừ một số nơi vẫn gặp
khó khăn trong sản xuất, như Trung Quốc lục địa, các nước còn lại như Philippines,

Thái Lan và nhất là Ấn Độ sản lượng đã hồi phục khi kết thúc hạn hán. Campuchia,
Đài Loan (Trung Quốc), CH Hồi giáo Iran, Iraq, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, CHDCND
Lào, Myanmar, Nepal và Pakistan cũng tăng sản lượng trong năm nay, thừa sức bù đắp
cho sự sụt giảm ở Trung Quốc lục địa, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Sri Lanka và
Việt Nam. Điều kiện gieo trồng ở hầu khắp châu Phi cũng thuận lợi nên sản lượng
năm 2016 ước tính tăng 5% lên kỷ lục cao 30,2 triệu tấn. Ở khu vực này, Guinea,
Mali, Nigeria và Tanzania đều bội thu. Sản lượng tăng ở những nước này bù lại cho sự
sụt giảm ở Bờ Biển Ngà, Malawi, Mauritania, Mozambique và Zambia (chủ yếu do
thiếu mưa). Sản lượng ở Mỹ Latinh và Caribê ước tính giảm xuống mức thấp nhất 6
năm là 26,1 triệu tấn chủ yếu do mất mùa ở Argentina, Bolivia, Brazil, Ecuador,
Guyana, Paraguay, Uruguay và Venezuela bởi thời tiết xấu và triển vọng lợi nhuận từ
cây lúa giảm. Khu vực này gặp khô hạn đầu năm, tiếp đến là mưa bão trên toàn khu
vực Trung Mỹ và Caribê. Ở Bắc Mỹ, lũ lụt hồi tháng 8 khiến sản xuất bị gián đoạn.
Sản lượng tại Mỹ đã hồi phục sau đó lên mức cao thứ 2 trong lịch sử khi lợi nhuận của
một số cây trồng khác giảm khiến nông dân gia tăng trồng lúa. Sản lượng ở Italia, liên
bang Nga tăng sẽ góp phần làm tăng nhẹ sản lượng của châu Âu, trong khi sản lượng
của Australia giảm do thiếu nước (FAO, 2017 [12]).


4

Lượng gạo nhập khẩu trong năm 2016 trên toàn cầu sẽ giảm xuống. Tổng
lượng gạo được các quốc gia khu vực Châu Á nhập khẩu trong năm 2016 sẽ chỉ đạt
20,9 triệu tấn, giảm 10 % so với năm 2015. Đối với Trung Quốc, lượng gạo nhập
khẩu của nước này trong năm 2016 đạt 6,3 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2015
trong bối cảnh nước này thắt chặt việc nhập khẩu gạo tại khu vực biên giới với
Myanmar. Đối với Philippines, lượng gạo được Philippines nhập khẩu trong năm
2017 sẽ đạt 1,3 triệu tấn, giảm 4% so với mức dự kiến trong năm 2016. Đáng chú ý,
lượng gạo nhập khẩu của Bangladesh giảm mạnh từ mức 1,1 triệu tấn trong năm
2015 xuống còn 150.000 tấn trong năm 2016. Lượng gạo nhập khẩu bởi các quốc

gia Châu Phi trong năm 2016 lên mức 13,9 triệu tấn, tăng 2% so với các dự báo
trước đây. Nguyên nhân chủ yếu do các quốc gia Tây Phi gia tăng nhập khẩu gạo.
Tổng lượng gạo được khu vực Tây Phi nhập khẩu trong năm 2016 đạt 8,3 triệu tấn,
tăng 150.000 tấn so với năm 2015. Trong đó, lượng gạo nhập khẩu của Bờ Biển
Ngà và Senegal trong năm 2016 sẽ đạt lần lượt là 1,4 triệu tấn và 1,2 triệu tấn. Nhu
cầu về các loại gạo thơm tăng cao tại Ghana khiến lượng gạo nhập khẩu của nước
này trong năm 2016 lên mức 620.000 tấn, tăng 100.000 tấn so với năm 2015. Trong
khi đó, lượng gạo nhập khẩu của Sierra Leone trong năm 2016 sẽ giảm xuống mức
thấp nhất kể từ năm 2010, đạt 250.000 tấn (FAO, 2016 [10]).

Diện tích và sản lượng lúa gạo thế giới 2016

Nhập khẩu gạo theo khu vực 2016 - 2017

(Nguồn: FAO, 2017 [12])
Về phía xuất khẩu, hầu hết phục hồi xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2017 là nhờ
xuất khẩu từ Ấn Độ duy trì ổn định. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2017 được dự báo
tăng 7% so với năm 2016, lên 10,8 triệu tấn. FAO dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam


5
năm 2017 sẽ đạt 7,1 triệu tấn, tăng 10% so với kim ngạch 6,5 triệu tấn trong năm
2016. Nhờ nguồn cung gạo non-basmati có giá cạnh tranh, xuất khẩu gạo của Pakistan
được dự báo tăng 2% so với năm 2016 lên 4,4 triệu tấn. Xuất khẩu gạo của Mỹ được
dự báo tăng 3% lên 3,55 triệu tấn trong năm 2017 nhờ sản lượng nội địa. Xuất khẩu
gạo của Ai Cập được dự báo đạt 400.000 tấn trong năm 2017 do các lệnh hạn chế xuất
khẩu; trong khi sản xuất tăng giúp xuất khẩu gạo của Úc tăng lên mức 350.000 tấn.
Triển vọng xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng tích cực khi FAO điều chỉnh tăng dự báo
xuất khẩu gạo của nước này thêm 200.000 tấn so với báo cáo hồi tháng 10, lên 9,6
triệu tấn trong năm 2017. FAO dự báo xuất khẩu gạo của Campuchia sẽ giảm 4%

xuống còn 1,2 tấn. FAO dự báo xuất khẩu của Myanmar năm 2017 sẽ đạt 1,1 triệu tấn,
giảm so với mức 1,2 triệu tấn trong năm 2016 (FAO, 2017 [12]).
1.1.1.1.2. Việt Nam
Sản xuất lương thực là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nông
nghiệp Việt Nam. Trong các giống cây lương thực được gieo trồng, sản xuất hàng
năm, lúa là cây lương thực được chú trọng nhất. Vì là loại lương thực chủ lực, xuất
hiện trong bữa ăn hàng ngày nên chiếm diện tích gieo trồng và sản lượng lớn nhất.
Do mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên hiện tượng xâm nhập
mặn đã xuất hiện sớm hơn so với mọi năm gần 2 tháng, gây ảnh hưởng đến sản xuất
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của cả nước nói riêng. Theo số liệu
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nộng thôn, diện tích xuống giống cả năm 2016 là
7,789 triệu ha (giảm 38.000 ha so với năm 2015), sản lượng ước đạt 43,727 triệu tấn
lúa (giảm 1,480 triệu tấn lúa so với năm 2015). Cụ thể: Vụ Đông Xuân sản lượng đạt
19,409 triệu tấn lúa, giảm 1,588 triệu tấn so với năm 2015; Vụ Hè Thu, sản lượng đạt
11,590 triệu tấn lúa, giảm 0,67 triệu tấn so với năm 2015; Vụ Mùa sản lượng đạt 8,435
triệu tấn lúa, tăng 0,41 triệu tấn so với năm 2015; Vụ Thu Đông ( chỉ sản xuất tại các
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long), sản lượng đạt 4,294 triệu tấn lúa, giảm 0,166 triệu
tấn so với năm 2015 ( Bộ Công thương, 2017 [3]).
Năm 2016 xuất khẩu gạo bị sụt giảm, chỉ đạt mức gần 4,9 triệu tấn, trị giá đạt
gần 2,2, tỷ USD, giảm tới gần 26,5 % về số lượng và giảm 22,4 % về trị giá so với
năm 2015. Năm 2016, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động. Giá chào


6
xuất khẩu gạo 5% đạt mức cao nhất khoảng 385 USD/ tấn, mức thấp nhất khoảng 345
USD/tấn. So với giá gạo các nước trong khu vực, giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp
hơn của Thái Lan khoảng 5-10 USD/tấn nhưng cao hơn giá gạo Ấn Độ, Pakistan
khoảng 5 USD/tấn (cùng chủng loại gạo).
Thị trường khu vực châu Á (trừ Trung Đông) chiếm 65,3% tổng lượng gạo xuất
khẩu, kim ngạch giảm 34,7% so với năm 2015; châu Phi chiếm 16,8%, kim ngạch

giảm 9%, châu Mỹ chiếm 9,66%, kim ngạch tăng 7,1%, châu Đại Dương chiếm 4,5%,
kim ngạch tăng 50%, châu Âu chiếm 1,7%, kim ngạch giảm 25,6%, thị trường Trung
Đông chiếm gần 2% (tăng 36%) so với năm 2015. Xuất khẩu gạo sụt giảm đáng kể tại
các thị trường truyền thống trọng điểm (thị trường Trung Quốc giảm 8,6%, Philippines
giảm 64,1%, Malaysia giảm 45,5%, Indonesia giảm 51,8%, Bờ biển Ngà giảm 21,1%).
Tuy nhiên, sụt giảm là bức tranh chung của thương mại gạo thế giới trong năm 2016,
không riêng gì Việt Nam. Năm 2016, các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đều bị
sụt giảm kim ngạch xuất khẩu gạo như Thái Lan giảm 1,73% (đạt 9,63 triệu tấn), Ấn
Độ giảm 6,76% (đạt 10,20 triệu tấn) so với năm 2015. Riêng Pakistan đạt 4,2 triệu tấn
(tăng 6,06%), Campuchia đạt 0,54 triệu tấn, tăng 0,7% so với năm 2015, song cũng
không đạt kế hoạch đề ra ( Bộ Công thương, 2017 [3]).

Xuất khẩu gạo của 5 nước xuất khẩu

Xuất khẩu các loại gạo của Việt Nam 2016

gạo lớn nhất 2016 - 2017

(Nguồn: FAO, 2016 [11])
Năm 2017, do nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới đang tăng trở lại, Hiệp hội
lương thực Việt Nam (VFA) đã quyết định tăng mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2017 lên
hơn 5,7 triệu tấn, tăng khoảng 800.000 tấn so với năm 2016.


7
Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 đạt 2,8 triệu tấn với giá xuất khẩu 445,5
USD/tấn thu về 1,2 tỷ USD (VFA, 2017 [36]).
Xuất khẩu gạo sụt giảm do nguồn cung gạo thế giới dư thừa, áp lực kế hoạch
giải phóng hàng tồn kho của Thái Lan đã tạo tâm lý cho thị trường thương mại gạo thế
giới. Ngoài ra, các thị trường trọng điểm của Việt Nam tiếp tục tăng cường chính sách

tự cung cấp lương thực, giảm nhập khẩu.
1.1.1.2. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu ngô của Thế giới và Việt Nam hiện nay
1.1.1.2.1. Ở Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 24 thế giới về sản xuất ngô. Theo Trung tâm Tin học thống
kê (Bộ NN&PTNT), năm 2016, diện tích ngô của Việt Nam đạt hơn 1,15 triệu ha
(chiếm 0,65% diện tích ngô toàn thế giới; 1,94% diện tích ngô châu Á; 11,6% diện tích
ngô khu vực Đông Nam Á), và Việt Nam đứng thứ 24/166 nước trồng ngô trên thế
giới, năng suất ngô trung bình 45,5 tạ/ha, sản lượng đạt 5,244 triệu tấn.
Bảng 1.1. Sản lượng ngô của Việt Nam trong năm 2016
Năm

Đơn vị

2016

Diện tích

Triệu ha

1,152

Năng suất

Tạ/ha

45,5

Sản lượng

Triệu tấn


5,244

(Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2016 [4])
Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu ngô đạt 4,13 triệu tấn,
giá trị 825 triệu USD, tăng 9% về khối lượng và tăng hơn 11% về giá trị so với cùng
kỳ năm 2016. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong nửa đầu
năm, chiếm lần lượt là 49,5% và hơn 15% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 6
tháng đầu năm, nhập khẩu ngô từ thị trường Thái Lan tăng mạnh cả về khối lượng lẫn
giá trị so với cùng kỳ năm ngoái với các mức tăng lần lượt là 14,9 lần và 3,54 lần.
Trên thực tế, những năm gần đây, việc chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu
ngô đã không còn là chuyện lạ. Gần nhất, trong năm 2016, Việt Nam bỏ ra hơn 1,6 tỷ
USD để nhập khẩu 8,3 triệu tấn ngô về phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi
trong nước. Tổ chức Croplife dự báo: Thời gian tới, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, cùng với đó nhu cầu nhập khẩu ngô cũng theo đà đi lên, bởi


8
lượng sản xuất trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 40%. Dự báo, đến năm
2020, mức tiêu thụ ngô toàn cầu sẽ khoảng 1.074 triệu tấn (năm 2016 là 1.021 triệu
tấn), trong đó châu Á và châu Phi sẽ tăng 20%. Với năng suất hiện tại (năm 2016, thế
giới sản xuất được khoảng khoảng 1.040 triệu tấn ngô), đến năm 2050, tình hình sản
xuất ngô trên thế giới sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc
nguồn cung cấp ngô sẽ không còn dư thừa để xuất khẩu sang các thị trường còn thiếu
như châu Á, trong đó có Việt Nam (Bộ NN & PTNT, 2017 [5]).
1.1.1.2.2. Trên Thế giới
Bảng 1.2. Dự báo cung - cầu ngô thế giới niên vụ 2017- 2018
Đơn vị: triệu tấn

2017/2018


Dự trữ
đầu vụ

Tiêu thụ

Cung

Sản Nhập Ngành
Nội địa
lượng khẩu TACN

Thế giới
Mỹ

224,59
58,3

Các nước còn lại
Nước XK chủ yếu
Argentina

166,29
15,58
2,87

674,6 144,52 512,56 746,51
147,5 0,41
65,3
84,5

40
0,01
7,5
11,3

Brazil
Nam Phi
Nước NK chủ yếu
Ai Cập
EU-27

9,77
2,95
21,61
2,11
5,99

95
12,5
122,77
6
62

0,3
0,1
85,3
10
15

52

5,8
152,7
13,4
56

Nhật Bản
Mexico
Đông Nam Á
Hàn Quốc
Nước khác
Canada
Trung Quốc
FSU-12

1,24
6,41
3,22
1,91

0
25
29,61
0,08

15
15,5
15,1
10,2

2,42

101,31
2,61

14,4
215
48,85

1,24

28,5

Ukraine

Xuất
khẩu

1031,86 145,79 650,36 1062,12 152,91
357,27 1,27 137,8 315,61 47,63

Dự trữ
cuối vụ
194,33
53,6

105,29
64,2
28,5

140,73
14,79

3,07

61,5
11,7
205,75
15,9
74,7

34
1,7
3,93
0,01
2,5

9,57
2,15
19,99
2,2
5,79

11,5
22,7
36,65
8

15,1
40,7
44,45
10,3


0
0,7
0,72
0

1,15
5,51
2,76
1,89

0,8
3
0,36

8,5
166
20,03

14,1
238
22,81

1,5
0,02
26,71

2,02
81,29
2,3


0,03

6,9

8,3

20,5

(Nguồn: USDA, 2017 [33])


9
Diện tích, sản lượng và năng suất ngô trên thế giới có xu hướng tăng qua các
năm từ niên vụ 2001 - 2002 đến niên vụ 2013 - 2014. Diện tích từ 173,3 triệu ha trong
niên vụ 2001 - 2002 tăng lên 177,4 triệu ha trong niên vụ 2013 - 2014, tăng 29% trong
vòng 13 niên vụ. Năng suất cũng tăng 26% trong giai đoạn 2001 - 2013. Sản lượng
ngô thế giới tăng 63%, bình quân 4,2%/năm. Trong đó, sản lượng tăng do tăng diện
tích là 2,2%/năm và do tăng năng suất là 2%.
Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về sản lượng ngô, đạt trên 353 triệu tấn trong niên vụ 2013
- 2014, kế đến là Trung Quốc đạt trên 217 triệu tấn. Đứng hàng thứ ba là Brazil với sản
lượng 80,5 triệu tấn, khối EU - 27 đứng thứ tư với sản lượng gần 65 triệu tấn. Các quốc gia
như Ukraine, Ấn Độ, Argentina, Mexico có sản lượng từ 22 - 30 triệu tấn trong niên vụ
2013 - 2014. Tổng sản lượng ngô của các nước này chiếm 83% sản lượng ngô thế giới.
Các quốc gia tiêu thụ ngô nhiều nhất trên thế giới cũng chính là những quốc gia
có sản lượng lớn nhất, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, khối EU - 27, Brazil, Mexico
chiếm 71% lượng ngô tiêu thụ của thế giới. Riêng Hoa Kỳ tiêu thụ gần 300 triệu tấn
(chiếm 85% sản lượng ngô sản xuất), Trung Quốc tiêu thụ 200 triệu tấn (chiếm 97%).
Hoa Kỳ xuất khẩu một lượng ngô khá lớn (50 triệu tấn/năm), Brazil (20,5 triệu
tấn), Ukraine (20 triệu tấn), Argentina (9,5 triệu tấn), chiếm 74% tổng sản lượng ngô
xuất khẩu của thế giới trong niên vụ 2013-14.

Các quốc gia nhập khẩu ngô là Nhật Bản (15,5 triệu tấn), EU - 27 (14 triệu tấn),
Mexico (11 triệu tấn), Hàn Quốc (9,5 triệu tấn), Ai Cập (7 triệu tấn), Iran (5 triệu tấn),
Colombia (4,5 triệu tấn), Trung Quốc (4 triệu tấn), các nước này chiếm 65% tổng
lượng nhập khẩu ngô của các quốc gia trên thế giới (AGROINFO, 2014 [1]).
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng cho thịt của gia cầm bao gồm 2 yếu
tố là yếu tố thuộc kiểu di truyền (đặc điểm di truyền của dòng, giống, độ tuổi, tính biệt…)
và yếu tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh (thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, bệnh tật…).
* Yếu tố di truyền giống
Mỗi dòng, mỗi giống, có tính di truyền khác nhau, nhờ đó mà sinh vật nói
chung, vật nuôi nói riêng giữ được các đặc điểm của mình. Khả năng sinh trưởng của
gà broiler liên quan tới các tính trạng số lượng nên sự di truyền về khả năng này mang
đặc trưng di truyền của tính trạng số lượng.


10
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện những sai khác trong cùng một giống và cường
độ sinh trưởng ở gà con của các bố mẹ khác nhau. Theo Chamber (1990) [42], có
nhiều gen ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà, có gen ảnh hưởng tới một nhóm
tính trạng và có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung. Có hơn 15 cặp gen quy định
tốc độ sinh trưởng, trong đó có ít nhất 1 gen liên kết với giới tính. Hệ số di truyền về
tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể đã được nhiều tác giả nghiên cứu và kết luận:
Chúng biến động từ 0,26 - 0,7.
* Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống của gia cầm là một tính trạng di truyền số lượng nó đặc trưng cho
từng cá thể, nó được xác định bởi khả năng thích nghi với môi trường sống. Sức sống
biểu hiện ở tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn từ sơ sinh đến khi giết thịt hoặc loại thải,
tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào giao phối cận huyết. Khi gà mắc bệnh, nếu chết sẽ làm
giảm tỷ lệ nuôi sống, có khỏi bệnh cũng chậm lớn, tăng khối lượng kém, tiêu tốn nhiều
thức ăn thời gian nuôi kéo dài, do đó làm giảm chỉ số sản xuất (PI) tức là làm tăng giá

thành đơn vị sản phẩm thịt. Theo Nguyễn Xuân Bình (1993) [6], bệnh đậu gà Variola Avium thường xảy ra ở gà từ 5 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết từ 10 - 50 %. Bệnh
Mycoplasma Avium (CRD) gây chết từ 20 - 25 %. Bệnh Tụ huyết trùng gây chết từ 30
- 100 % . Bệnh Newcastle thường gây ra ở gà trên một tháng tuổi trở lên, tỷ lệ mắc
bệnh từ 70 - 100 %, tỷ lệ chết từ 80 - 95 %. Bệnh Cầu trùng thường phát ra ở gà con
từ 1 - 4 tuần tuổi, tỷ lệ chết từ 10 - 30 %. Bệnh giun đũa có tỷ lệ mắc từ 90 - 100 %,
gà bị nhiễm giun nhiều gây tắc ruột mà chết.
* Ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [14] thì như một quy luật, khối lượng
sống của con trống cao hơn con mái. Ở gà tây khối lượng con trống cao hơn con mái
đến 50 - 60 %. Gà trống, ngỗng trống, vịt trống, gà phi trống nặng hơn gà mái cùng
loài, cùng tuổi là 25 - 30 %. Sự khác nhau về khối lượng sống giữa con trống và con
mái được giải thích bởi: Do sự khác nhau về cường độ trao đổi chất và gen liên kết với
giới tính khống chế, mà ở con trống nó tác động mạnh hơn ở con mái. Trần Huê Viên
(2001) [35] dẫn tài liệu của Nort M. O. (1990) cho biết, lúc mới nở gà trống nặng hơn


11
gà mái 1 %, 2 tuần tuổi nặng hơn 5 %, 3 tuần tuổi nặng hơn 11 %, 5 tuần tuổi nặng
hơn 17 %, 6 tuần tuổi nặng hơn 20 %, 7 tuần tuổi nặng hơn 23 % và 8 tuần tuổi nặng
hơn 28 %. Có sự khác nhau như vậy vì khối lượng cơ thể gà là loại tính trạng bị giới
hạn bởi giới tính, loại tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường chứ không nằm
trên nhiễm sắc thể giới tính quy định, nhưng hoạt động và biểu hiện của chúng bị giới
hạn bởi giới tính (Trần Đình Miên và cs, 1996 [24]). Hoàng Toàn Thắng (1996) [27]
cho rằng, đối với gia cầm để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi cần tách và nuôi
riêng theo giới tính.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên
sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô kia.
Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn làm biến động di
truyền về sinh trưởng.

Lê Hồng Mận và cs (1993) [21] cho biết, nhu cầu protein thích hợp cho gà
Broiler đã được xác định, tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong
thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin và
năng lượng, ở gà Broiler một phần năng lượng để duy trì, một phần để tăng khối
lượng. Những cá thể nào có tốc độ sinh trưởng nhanh thường tiêu tôn thức ăn ít hơn, tỷ
lệ protein cao hợp lý sẽ giúp cho trao đổi chất được tăng cường dẫn đến hiệu quả sử
dụng thức ăn tốt hơn. Chi phí thức ăn chiếm hơn 70 % giá thành trong chăn nuôi gà
Broiler nên bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại
hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi gà Broiler. Do vậy để nâng cao năng suất
cho ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy tiềm năng sinh trưởng thì một trong
những vấn đề cơ bản là lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ
sở tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi.
* Ảnh hưởng của môi trường và chăm sóc
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ thông thoáng, ẩm độ không khí, mật độ
nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng.


12
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ
Theo Bùi Đức Lũng (2004) [18] thì gà con chưa mọc lông rất mẫn cảm với sự
biến đổi về nhiệt. Nếu lạnh thân nhiệt sẽ giảm rất nhanh. Điều này rất quan trọng nên
cần phải theo dõi nhiệt độ chuồng gà bằng cách treo nhiệt kế ở giữa chuồng ngang
tầm lưng gà và theo dõi 4 lần/ngày vào lúc 6, 12, 18 và 24 giờ. Theo Bùi Đức Lũng
và Lê Hồng Mận (1993) [19] thì nhiệt độ chuồng nuôi gà thích hợp sau 28 ngày là 18
- 20 oC. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein
thô (CP) của gà broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của
nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của
gà cũng khác nhau. Theo Sử An Ninh và cs (1999) [25] thì trong giai đoạn úm đòi
hỏi nhiệt độ sưởi như sau: 1 - 3 tuần 30 - 32 oC sau 8 tuần nhiệt độ sưởi là: 18- 20 oC,

tùy theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp. Nếu gà
tụm lại xung quanh nguồn nhiệt kêu chiêm chíp không ăn thì là thiếu nhiệt. Gà tản xa
nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là
nhiệt thích hợp.
Theo Cerniglia và cs (1983) [41] thì nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 1 oC tiêu thụ
năng lượng của gà tương đương 2 kcal mà nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng
khác cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Wash Burn, K. Wetal (1992) [56] cho biết
nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu
vực chăn nuôi gà Broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir (1992) [51] qua nghiên
cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 35 oC ẩm độ tương đối 66 % đã làm giảm quá
trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35 % ở gà trống, 20 - 30 % ở gà mái so với điều kiện về
khí hậu thích hợp. Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc
phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng của gà người ta đã sử dụng thức ăn cao năng
lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit/ME và tỷ lệ khoáng,
vitamin trong thức ăn cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được
không thấp hơn nhu cầu của chúng.
Do đó trong điều kiện khí hậu nước ta, tùy theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của
từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh
tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng.


13
+ Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng
Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm. Khi ẩm
độ tăng làm cho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới
gà, đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân hủy axit uric trong phân và chất độn chuồng
làm tổn thương hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm Cầu trùng, Newcastle, CRD
dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của gà.
Độ thông thoáng trong chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc giúp gà đủ
O2, thải CO2 và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ, điều chỉnh nhiệt độ

chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật.Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng
tới tăng khối lượng của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gà lớn cần
tốc độ lưu thông không khí lớn hơn gà nhỏ.
+ Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
Gà broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi cần chế độ chiếu sáng như sau: 3 ngày
đầu chiếu sáng 24/24h, cường độ chiếu sáng 20 lux/m2, ngày thứ 4 đến kết thúc thời
gian chiếu sáng giảm xuống con 23/24h, cường độ chiếu sáng còn 5 lux/m2.
Với gà broiler nuôi dài ngày 42 - 56 ngày tuổi thì thời gian chiếu sáng như sau:
Ngày thứ 1 chiếu sáng 24/24h, ngày thứ 2 chiếu sáng 20/24h, ngày thứ 3 - 5 chiếu sáng
12/24h, ngày thứ 16- 18 chiếu sáng 14 - 24h, ngày thứ 19 - 23 chiếu sáng 16/24h, ngày 23
- 24 18/24h, ngày 25 đến kết thúc chiếu sáng 24/24h. Cướng độ chiếu sáng 3 ngày đầu 20
lux/m2. Khi cường độ chiếu sáng cao gà hoạt động nhiều, do đó giảm sự tăng khối lượng.
Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần che nắng mặt trời chiếu vào chuồng,
nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng không khí, ánh sáng được phân bố đều trong chuồng và
sử dụng cùng loại công suất của đèn để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.
+ Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, mật
độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể
vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khỏe của đàn gà,
gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng giảm
hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại, mật độ nuôi nhốt thấp chi phí chuồng trại cao. Do
vậy tùy theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có chế độ chăn nuôi thích hợp.


14
Khi gà dưới 3 tuần tuổi mật độ nuôi nhốt (nuôi úm) 20 - 30 con/m2 nền chuồng,
giảm dần đến mật độ 7 - 10 con/m2 nền chuồng, tùy theo mùa vụ và khối lượng xuất bán.
1.1.3. Cơ sở khoa học về dinh dưỡng và thức ăn cho gà thịt
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm nuôi thịt
nhưng nhu cầu dinh dưỡng là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới

sức khỏe cũng như khả năng tăng khối lượng. Tùy vào loại hình sản xuất cũng như
phương thức chăn nuôi gà thịt khác nhau mà các mức nhu cầu dinh dưỡng cũng khác
nhau nhưng nhìn chung đều bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
- Năng lượng
- Protein
- Chất béo
- Chất xơ
- Khoáng và các vi chất
* Nhu cầu về năng lượng của gà thịt
Năng lượng rất cần thiết cho sự duy trì mọi hoạt động, sinh trưởng và phát triển
cơ thể. Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử dụng và
trao đổi năng lượng. Quá trình này đòi hỏi sự lấy vào các chất dinh dưỡng để bù đắp
vào chỗ vật chất của cơ thể bị đốt cháy, tạo ra năng lượng tích lũy cho cơ thể lớn lên
và phát triển được. Năng lượng trong thức ăn được tiềm trữ trong các dạng vật chất
của thức ăn như lipid, protein, carbohydrate (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1999 [14]).
- Nhu cầu năng lượng duy trì
Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường tính theo nhu cầu năng lượng cho 1
kg khối lượng trao đổi (

, trị số 70 kcal

15% và ít biến động giữa các loài.

Nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản cho 1 kg khối lượng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg
là 86 kcal/ngày (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [16]). Singh (1998) [54] đã đưa ra
công thức tính nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (NEm) là:
NEm= 83 ×

(W là khối lượng cơ thể)


- Nhu cầu năng lượng cho sản xuất
Theo Bùi Đức Lũng (1993) [19] có thể tính nhu cầu năng lượng cho tăng khối
lượng theo công thức:


15

MEtt =
MEtt: nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng
Pt: số gam tăng khối lượng/ngày
0,3: % protein trong thịt
5,7: số kcal/g protein
0,05: % mỡ trong thịt
9,5: số kcal/g mỡ
0,82: hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng.
* Nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt
Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các amino acid
(axit amin, viết tắt là aa). Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất
trong cơ thể sống. Ngoài vai trò là thành phần chính trong cấu trúc của tế bào và mô,
protein còn có nhiều chức năng phong phú khác quyết định những đặc điểm cơ bản
của sự sống như sự truyền đạt thông tin di truyền, sự chuyển hóa các chất. Protein có
vai trò sinh học là: tạo hình, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, vận động, dự trữ và dinh
dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, điều hòa, cung cấp năng lượng.
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành phần chính của
xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng cho duy trì,
sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu protein ăn
vào thấp hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh
hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức
Hưng, 2006 [16]).
Nhu cầu protein cho gà thịt bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng và

cho tổng hợp lông. Theo Singh (1998) [30], nhu cầu protein tổng thể như sau:
0,0016 x P (g) + (0,18 x ∆P (g)) + (0,04 hoặc 0,07 x ∆P (g) x 0,82
Pr (g) =
0,64
Pr (g): nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày)
P: khối lượng cơ thể (g/con)


16
P: Tăng khối lượng (g/con/ngày)
0,0016: nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam P
0,18: tỷ lệ protein trong thịt là 18%
0,04 hoặc 0,07: tỷ lệ lông gà so với P gà dưới 4 tuần là 4%, trên 4 tuần là 7%
0,82: tỷ lệ protein trong lông là 82%
0,64: hiệu quả sử dụng protein của gà thịt
1.1.4. Thành phần dinh dưỡng của gạo lật
Theo Leeson and Summer (2008) [48] cho biết thành phần hóa học và giá
trị dinh dưỡng của gạo lật và ngô (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng của gạo lật, ngô
Đơn vị

Gạo lật

Ngô

kcal/kg

3345

3330


Vật chất khô

%

86,2

85,0

Protein thô

%

8,2

8,5

Xơ thô

%

1,2

2,5

Lipit thô

%

2,42


3,8

Ca

%

0,03

0,01

P dễ tiêu

%

0,15

0,13

Na

%

0,03

0,05

Cl

%


0,21

0,05

K

%

0,19

0,38

Se

ppm

0,15

0,04

Axit linoleic

%

0,73

1,9

Methionine


%

0,20

0,20

Methionine + Cystine

%

0,65

0,31

Lysine

%

0,31

0,02

Tryptophan

%

0,25

0,10


Threonine

%

0,32

0,41

Arginine

%

0,67

0,39

Chỉ tiêu
ME


×