Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

“Tìm hiểu kinh nghiệm gắn kiến thức thực tế trong dạy học điạ lí 10 ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.89 KB, 28 trang )

 Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Thu Xà
PHẦN1. MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thực tiễn cuộc sống phong phú và sinh động là nơi bắt nguồn của những
tri thức khoa học, muốn nắm vững được tri thức khoa học, ngoài việc hiểu biết
nó trong hệ thống còn phải liên hệ nó với thực tiễn. Mọi khoa học, trong đó có
Địa Lí đều là kết quả nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực
tiễn. Vì vậy giảng dạy gắn với đời sống là một trong những phương hướng chủ
đạo ở tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông. Đối với bản thân môn Địa
Lí giảng dạy gắn với đời sống lại càng có ý nghĩa đặc biệt, nó có khả năng gắn
với thực tế sản xuất rộng rãi và chặt chẽ và có ý nghĩa thiết thực cho đời sống
cũng như sản xuất hàng ngày.
Bộ môn Địa Lí chuyên nghiên cứu bề mặt Trái Đất trong thể tổng hợp của
thế giới tự nhiên, trong mối quan hệ hữu cơ giữa tự nhiên và con người. Nó phản
ánh một cách chân thực và cụ thể những thực tế của các sự vật và hiện tượng địa
lí và phản ánh thực tế cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên và xã hội.
Kiến thức thực tế đa dạng, phong phú trước hết là đường lối và các chủ
trương, chính sách xây dựng đất nước, phát triên kinh tế xã hội của Đảng và nhà
nước. Thực tiễn còn là những diễn biến xảy ra trong đời sống kinh tế - xã hội mà
sách giáo khoa không thể nào phản ánh được một cách cụ thể, nhanh chóng và
kịp thời, thực tiễn còn bao gồm cả đời sống bản thân học sinh, những kinh
nghiệm của cá nhân. Hàng ngày nhờ tiếp xúc với thiên nhiên, với các hoạt động
kinh tế - xã hội, đọc sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia lao
động sản xuất…mà các em tích luỹ được rất nhiều kiến thức thực tế. Thông qua
việc gắn kiến thức thực tế trong dạy học (Địa lí 10) có ý nghĩa lớn hơn, làm cho
bài học sinh động, sâu sắc và hiệu quả dạy học cao hơn. Qua đó giúp học sinh
mở rộng, đào sâu thêm kiến thức, rèn luyện được những kỉ năng cần thiết. Còn
về phía giáo viên nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cách nhìn


nhận thế giới khách quan đầy đủ hơn, nhất là trong thời đại ngày nay - với sự
bùng nổ của công nghệ, thông tin, sách giao khoa không thể truyền tải hết
những gì xẩy ra xung quanh mà đòi hỏi phải có những con người mới – đó là
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên
Trang 1


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết
những vấn đề thường gặp.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc gắn kiến thức thực tế vào bài dạy học
còn rất mờ nhạt, kiến thức thực tế chưa được đưa vào trong các vấn đề, các bài
học nhiều với lí do thời gian dành cho môn học, tiết học quá ít mà lượng kiến
thức lại nhiều nên phần lớn giáo viên phải dạy cho hết chương trình sách giáo
khoa chứ ít có thời gian để đưa kiến thức thực tế vào liên hệ.
Hiện nay bản thân tôi đang là giáo viên Địa Lí. Vì vậy việc tìm hiểu kinh
nghiệm gắn kiến thức thực tế trong dạy học Địa lí (lớp 10) là rất cần thiết và
quan trọng bởi nó sẽ giúp ích, phục vụ cho quá trình giảng dạy sau này. Đồng
thời, qua tìm hiểu, nghiên cứu bản thân tôi sẽ tích luỹ thêm kinh nghiệm trong
việc gắn kiến thức thực tế vào bài dạy nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả
cho học sinh trong việc học Địa lí
Với tất cả những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “TÌM HIỂU KINH
NGHIỆM GẮN KIẾN THỨC THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC ĐIẠ LÍ 10 Ở
TRƯỜNG THPT ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của
việc gắn kiến thức thực tế vào dạy học Địa lí nói chung và dạy học Địa lí 10 ở
trường THPT Thu Xà nói riêng.
Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các kiến thức thực

tế do giáo viên cung cấp và gợi mở.
Nghiên cứu đề tài này còn giúp bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về bản chất
và tầm quan trọng của việc gắn kiến thức thực tế trong bài dạy nhằm nâng cao
chất lượng dạy học Địa lí.
1.3.Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở lí luận, thực tiễn của việc gắn kiến thức
thực tế trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT.
Chọn lọc những nội dung thực tế để liên hệ (những bài có liên quan mà
tôi biết), gắn vào bài học trong chương trình SGK Địa lí 10 ở trường THPT.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên
Trang 2


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
Tìm hiểu thực trạng của việc gắn kiến thức thực tế trong dạy học Địa lí 10
ở trường THPT Thu Xà.
1.4.Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm gắn kiến thức thực tế trong dạy học Địa lí 10.
Toàn bộ học sinh khối 10 trường THPT Thu Xà
Giáo viên giảng dạy môn Địa lí 10.
1.5.Giới hạn, phạm vi nghiên cứu và giá trị sử dụng của đề tài:
1.5.1. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nay tôi nghiên cứu ở một số bài học địa lí 10 chương trình SGK cơ
bản
Chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu việc gắn kiến thức thực tế trong
dạy học Địa lí 10 ở trường THPT Thu Xà.
1.5.2.Giá trị sử dụng:
Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi giảng dạy.
1.6.Phương pháp nghiên cứu:

Khi nghiên cứu đề tài này, em đã sử dụng những phương pháp sau
1.6.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Thu thập, sưu tầm, lựa chọn các tài liệu, tư liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu
Đọc và nghiên cứu tài liệu để xác định cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của
vấn đề nghiên cứu
Phân tích tổng hợp: Phân tích để tìm hiểu các nội dung cần nghiên cứu
và tổng hợp tài liệu
Phân loại: Dùng phương pháp này để phân loại các mảng kiến thức có
liên quan.
1.6.2.Các phương pháp thực tiễn:
- Khảo sát điều tra và xử lí số liệu: sử dụng phiếu điều tra tìm hiểu thực
trạng của việc gắn kiến thức thực tế trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT Thu
Xà ; xử lí số liệu điều tra để cho kết quả.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 3


 Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp được tiến hành:

Trường THPT Thu Xà

Xây dựng kế hoạch điều tra: Mục đích, đối tượng, thời gian, địa điểm
Lập phiếu điều tra cho giáo viên.
Tiến hành điều tra và nhận kết quả.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trò chuyện với giáo viên, học sinh
ở trường THPT để thu được những thông tin cần thiết về kinh nghiệm gắn kiến
thức thực tế trong dạy học Địa lí 10.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thu thập, tổng kết những kinh
nghiệm của các thầy cô giáo.
7. Đóng góp mới của đề tài:
- Đề tài chỉ ra được tính ứng dụng cao của việc sử dụng kiến thức thực tế
như: tin tức thời sự, ca dao, tục ngữ, vốn sống thức tế của giáo viên,..đối với
việc giảng dạy Địa lí.
- Những phương tiện trên, giúp cho việc học Địa lí của học sinh trở trên
dễ dàng, dễ hiểu, dễ liên hệ kiến thức và yêu thích môn học này hơn.
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn
Địa lí lớp 10, Địa lí 12 (một phần kiến thức Địa lí Tự nhiên Việt Nam) và có thể
dùng cho học sinh để đọc thêm, tham khảo.

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 4


 Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Thu Xà
PHẦN 2. NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GẮN KIẾN
THỨC THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC
1.1

Một số khái niệm

1.1.1. Quan niệm kiến thức thực tế: Là những kiến thức mà giáo viên và
học sinh không cần phải qua tư duy nhưng có thể thu nhận được qua môi trường

tự nhiên, kinh tế-xã hội v.v. những kiến thức này rất gần gũi và quen thuộc với
đời sống hàng ngày mà có liên quan hay gắn chặt với bài Địa lí.
1.1.2. Khái niệm kiến thức thực tế: Là những kiến thức phản ánh những
đặc điểm bên ngoài của các sự vật và hiện tượng địa lí mà học sinh có thể nhận
thức được một cách tương đối dễ dàng bằng con đường kinh nghiệm dựa vào
các giác quan của bản thân.
1.2 Các loại kiến thức thực tế
 Các số liệu và sự kiện địa lí: Các số liệu và sự kiện địa lí rất đa dạng
và phong phú. Đó là những kiến thức phản ánh các thông tin về số lượng và đặc
điểm của các sự vật và hiện tượng địa lí. Giá trị chủ yếu của các số liệu và sự
kiện địa lí là làm cơ sở để minh hoạ, dẫn chứng và khái quát các kiến thức địa lí
lí thuyết. Tuy nhiên bản thân số liệu và sự kiện địa lí không có tính khoa học .Vì
vậy viêc sử dụng chúng cần có mức độ, đúng lúc đúng chỗ, phải có mục đích rõ
ràng.
 Các biểu tượng địa lí: Các biểu tượng địa lí là những hình ảnh về các
sự vật và hiện tượng địa lí được tri giác và giữ lại trong trí nhớ, chúng có khả
năng tái tạo theo ý muốn.
 Các mô hình sáng tạo trong địa lí: Đó là những mẫu thành công cụ thể
của việc vận dụng các tri thức địa lí vào thực tiễn, là các mô hình sáng tạo …vai
trò của những mẫu sáng tạo này một mặt có giá trị thực tiễn và trực quan, giúp
cho học sinh hiểu được cách làm, cách vận dụng tri thức, mặt khác cũng khêu
gợi được ở học sinh tư duy sáng tạo, tìm tòi cách vận dụng mới.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 5


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
1.3 Sự cần thiết phải gắn kiến thức thực tế vào bài dạy học Địa lí

 Do kiến thức trong SGK cũ không phản ánh cập nhật đúng thực tế
khách quan của sự vật hiện tượng địa lí.
 Do SGK thường được in vào một thời điểm nhất định nhưng được
dùng trong nhiều năm, trong khi kiến thức trong môi trường tự nhiên, kinh tế-xã
hội luôn luôn thay đổi nhanh cả về cường độ và phạm vi.
 Để thực hiện nguyên lí học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực
tiễn.
 Làm cho bài giảng trở nên sinh động, phong phú hơn dẫn đến kích
thích được tính tò mò của học sinh, giúp học sinh có hứng thú học tập hơn.
1.4 Nguyên tắc gắn kiến thức thực tế vào bài dạy học
 Phải đảm bảo tính chính xác và hiện đại.
 Phải phù hợp với nội dung của bài dạy học và trình độ của học sinh.
 Đảm bảo tính giáo dục và tính sư phạm.
 Đảm bảo tính thẩm mỹ.
1.5 Phương pháp gắn kiến thức thực tế vào bài học
 Đọc kĩ nội dung của bài để xem nội dung nào cần gắn kiến thức thực
tế.
 Lựa chọn kiến thức thực tế.
 Gắn kiến thức thực tế vào bài một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn sau khi
dạy kiến thức cơ bản, làm cho kiến thức cơ bản và kiến thức thực tế gắn chặt
nhau.
 Khi gặp kiến thức cần liên hệ với kiến thức thực tế thì gắn kiến thức
thực tế vào liên hệ ngay chứ không nên để dạy hết mục đó, phần đó rồi mới liên
hệ. Vì làm thế nội dung bài giảng sẽ trở nên rời rạc, làm xuất hiện sự gượng ép
và gò bó đối với quá trình nhận thức của học sinh, dẫn đến việc gắn kiến thức
thực tế vào bài dạy học sẽ không đạt hiệu quả cao.

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 6



 Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Thu Xà

Chương 2: KINH NGHIỆM GẮN KIẾN THỨC THỰC TẾ TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG THPT THU XÀ
2.1. Đặc điểm nội dung, chương trình SGK Địa lí 10
Nhằm giúp cho học sinh nắm được hệ thống kiến thức tương đối hoàn
chỉnh về địa lí đại cương (Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội đại cương), cần
gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, giữa lí luận với thực tiễn. Điều này có ích
cho học sinh khi nhìn nhận, phân tích, giải thích về những vấn đề tự nhiên và
kinh tế xã hội của thế giới khách quan.
Chương trình Địa lí 10 gồm chương trình chuẩn và chương trình nâng
cao, giữa 2 chương trình này về kiến thức không chênh lệch quá 20%, thời
lượng nâng cao nhiều hơn so với chương trình chuẩn: 70 tiết so với 52 tiết.
Với chương trình chuẩn là 52 tiết/35 tuần. Như vậy, 1,5 tiết/tuần. Trong
đó có 8 tiết ôn tập và kiểm tra, còn chương trình nâng cao là 70 tiết/35 tuần. Như
vậy 2 tiết/tuần.
Nội dung chương trình chuẩn bao gồm 10 chương chia làm 2 phần:
* Phần 1: Địa lí tự nhiên.
Với 24 tiết chiếm ½ thời lượng của chương trình. Bộ khung kiến thức cốt
lõi được thiết kế bao gồm 4 chương 21 bài: 18 bài lí thuyết, 3 bài thực hành.
Chương I: Bản đồ.
Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất.
Chương III: Cấu trúc của Trái đất và các quyển của lớp vỏ địa lí.
Chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.
* Phần 2: Địa lí kinh tế xã hội.
Chiếm ½ thời lượng còn lại của chương trình và được xây dựng bộ khung

như sau: 6 chương chia làm 21 bài gồm 17 bài lí thuyết và 4 bài thực hành.
Chương I: Địa lí dân cư.
Chương II: Cơ cấu nền kinh tế.
Chương III. Địa lí nông nghiệp.
Chương IV: Địa lí công nghiệp.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 7


 Sáng kiến kinh nghiệm
Chương V: Địa lí dịch vụ.

Trường THPT Thu Xà

Chương VI: Môi trường và sự phát triển bền vững.
Toàn bộ nội dung SGK thông qua kênh chữ, kênh hình, hệ thống câu hỏi bài tập:
 Kênh chữ mang nội dung kiến thức cơ bản được chọn lọc mang tính cô
đọng, phù hợp trình độ học sinh, chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng SGK.
 Kênh hình khá đa dạng, đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ và sư phạm,
chứa đựng nhiều kiến thức.
 Hệ thống câu hỏi – bài tập phân bố xen kẽ với kênh chữ để định hướng
gợi mở cho học sinh, vừa nằm ở cuối bài để chốt lại kiến thức cơ bản, củng cố
rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Địa lí đại cương có vai trò và vị trí rất quan trọng, được xem là cơ sở, nền
tảng, là chìa khoá để học sinh mở rộng và đào sâu kiến thức.
Chương trình Địa lí 10 nhằm mục tiêu học sinh cần phải nắm vững được
kiến thức phổ thông cơ bản về:



Trái đất với ý nghĩa làm môi trường sống của con người, bao gồm

cả thành phần, cấu tạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật của lớp vỏ
địa lí.


Địa lí dân cư



Các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người trên trái đất.



Mối quan hệ giữa dân cư, các họat động sản xuất với môi trường và

phát triển bền vững.
Đồng thời, qua đó giúp cho học sinh rèn luyện những kĩ năng địa lí như
vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, nhận xét, giải thích một số hiện tượng địa lí
tự nhiên, kinh tế xã hội, viết báo cáo…, có thái độ đúng đắn trước những vấn đề
của thế giới khách quan.
2.2 Thực trạng việc gắn kiến thức thực tế trong dạy học Địa lí 10 ở
Trường THPT Thu Xà

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 8


 Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Thu Xà
Cũng như đại đa số giáo viên thị các giáo viên dạy Địa lí của Trường
THPT Thu xà , đều nhận thức được tầm quan trọng của việc gắn kiến thức thực
tế trong dạy học. Kiến thức thực tế được liên hệ ngày càng nhiều trong từng nội
dung, từng vấn đề của bài học, qua đó làm cho bài học sinh động, có sức cuốn
hút học sinh vào bài học, hiệu quả dạy học cao. Từ đó giáo viên giúp cho học
sinh hiểu, giải thích được những vấn đề của lí luận và thực tiễn. Khi thực hiện
việc gắn kiến thức thực tế vào bài học, có những kiến thức thực tế giáo viên
cung cấp cho học sinh, cũng có những kiến thức thực tế gíáo viên yêu cầu học
sinh tìm hiểu, chọn lọc để liên hệ. Nhận thức được sự cần thiết, vai trò của việc
gắn kiến thức thực tế trong dạy học, các giáo viên dạy Địa lí của Trường THPT
Thu Xà đã chú ý đến các nguyên tắc, phương pháp để gắn kiến thức thực tế
trong nhiều bài học Địa lí một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc gắn kiến thức thực tế trong dạy học Địa lí chưa nhiều,
giáo viên mới chỉ liên hệ một số vấn đề mà nhiều khi đó chưa phải là vấn đề cần
liên hệ.
2.3. Một số nội dung và biện pháp chủ yếu để gắn kiến thức thực tế vào
bài dạy học có hiệu quả
* Nêu đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của các sự vật, hiện tượng địa lí đối
với đời sống và sản xuất.
Giảng dạy Địa lí tự nhiên không những chỉ trình bày cho học sinh hiểu
được sự phát sinh và phát triển của các sự vật, cũng như hiện tượng địa lí, làm
cho học sinh nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên với tự
nhiên và tự nhiên với con người…mà còn phải cho học sinh biết được sự vật hiện tượng địa lí ấy có ý nghĩa như thế nào? Có ảnh hưởng thuận lợi hay khó
khăn đối với đời sống cũng như sản xuất như thế nào?...
Quá trình phân tích và đánh giá đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của các sự vật
- hiện tượng, diễn biến của quá trình địa lí, không những hiểu được hình thái của
sự vật và nội dung diễn biến của chúng, mà còn phải hiểu được ảnh hưởng của
chúng như thế nào đến cuộc sống và lao động của con người.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên


Trang 9


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
Ví dụ 1: Khi giảng tới một số loại gió chính (gió Tây ôn đới, gió Mậu
dịch, gió Mùa, gió Địa phương), giáo viên không chỉ nêu cho học sinh thấy được
đặc điểm, tính chất của các loại gió mà còn phải nói rõ cho học sinh biết tác
động, ảnh hưởng của các loại gió đó đến đời sống và sản xuất của con người.
* Liên hệ những sự vật -hiện tượng địa lí nói trong bài với những sự
vật - hiện tượng địa lí có liên quan ở nước ta.
Từ những điều nói trong nội dung của bài học, giáo viên gợi ý để học sinh
tìm hiểu, suy nghĩ, so sánh với thực tế ở đất nước ta. Trong bài giảng, giáo viên
có thể liên hệ những mặt tương đồng, liên hệ những mặt khác biệt giữa các hiện
tượng hoặc quá trình địa lí trong sách với thực tế của đất nước.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 35: Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố ngành dịch vụ, để khắc sâu nhân tố: tài nguyên thiên
nhiên, di sản văn hoá, lịch sử…ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành
dịch vụ du lịch, giáo viên liên hệ tới các tài nguyên, ảnh hưởng đến phát triển du
lịch ở Tỉnh Quảng Nam như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Biển Tam
Thanh….
* Liên hệ đến những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ.
Từ những nội dung của bài học địa lí, nhất là những bài giảng địa lí Việt
Nam, giáo viên cần và có thể liên hệ đến những chủ trương, chính sách của
Đảng và Chính phủ.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 28: Địa lí ngành trồng trọt, giáo viên liên hệ chủ
trương phá thế độc canh, chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện và cân đối,
chủ trương giao đất giao rừng… của Đảng ta.
* Liên hệ đến những thành tích của con người trong công cuộc chinh

phục và cải tạo tự nhiên.
Từ những nội dung giảng dạy địa lí tự nhiên trong sách giáo khoa, giáo
viên liên hệ đến những thành tích của các nước nói chung, trước hết là thành tích
của các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc chinh phục và cải tạo tự nhiên:
như chinh phục và cải tạo hoang mạc cát, cải tạo dòng sông…
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 10


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
Ví dụ 4: Khi dạy bài 15: Thủy quyển. Một số sông lớn trên Trái Đất, giáo
viên giảng đến phần một số sông lớn trên Trái đất, giáo viên có thể nói về tác
động của các dòng sông liên hệ đến vai trò của con người trong công cuộc chinh
phục và cải tạo tự nhiên của nhân dân ta như trị thuỷ sông Hồng, xây dựng thuỷ
điện, đào hồ chứa nước, công trình thuỷ lợi, trồng cây gây rừng…
Bên cạnh đó cần lên án, phê phán các hiện tượng tiêu cực còn diễn ra ở
một số người như phá rừng, đốt nương làm rẫy, săn bắt động vật quý hiếm…
* Liên hệ đến những vấn đề thời sự xảy ra trên thế giới.
Không phải chỉ có liên hệ đến những tình hình thời sự điển hình và mới
diễn ra trong khi phân tích hoặc đánh giá các yếu tố địa lí tự nhiên có liên quan (
một trận động đất, một trận lụt, một cơn bão lớn, một đợt giá rét…) có ảnh
hưởng đến đời sống và sản xuất của con người; ngay cả khi dạy các nội dung về
dân cư và chính trị, giáo viên cần đề cập đến các sự kiện chính trị mới nhất (đã
hoặc đang diễn ra) ở những nước đang học mà nội dung bài giảng chưa nói đến
như: những thủ đoạn bóc lột và đà áp của bọn đế quốc đối với những người lao
động ở các nước thuộc địa, phong trào giải phóng dân tộc ở những nước này, âm
mưu của bọn đế quốc ( nhất là đế quốc Mỹ) nhằm lật đỗ các chính phủ tiến bộ ở
các Châu, những nước dân tộc chủ nghĩa đang đấu tranh với bọn đế quốc nhằm

bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước mình, thành tích xây dựng cũng
như phát triển kinh tế và văn hoá của các nước XHCN…
Ví dụ 5: Việt Nam gia nhập vào WTO và trở thành thành viên không
thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, thì Việt Nam cũng đạt được
nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá…
* Dùng kiến thức của bài giảng để giải thích những kinh nghiệm cổ
truyền của nhân dân ta thể hiện trong ca dao, tục ngữ.
Thông qua nội dung kiến thức của những bài giảng về khí hậu, thời tiết và
mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở chương trình địa lí tự nhiên đại
cương, giáo viên có thế dựa vào đó để giải thích những dự đoán về thời tiết của
nhân dân ta thể hiện trong ca dao và tục ngữ.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 11


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
Ví dụ 6: Khi dạy bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái
đất để khắc sâu kiến thức phần III, về hiện tượng “Ngày đêm, dài ngắn theo mùa
và theo vĩ độ”. Tôi đọc câu tục ngữ sau:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích?
Học sinh vẽ hình

Giải thích ý nghĩa:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc, tháng 5 âm lịch của
Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch Bán Cầu Bắc là

mua hè.
Cụ thể 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến
bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23 0 27B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu
Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày
dài, đêm ngắn.
“Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí
tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23 0 27N (Chí tuyến Nam)

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 12


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
thì ở Bán Cầu Nam lúc này ngày dài đêm ngắn và ở Bán Cầu Bắc(Việt Nam)
hiện tượng đêm dài ngày ngắn.
Hoặc gải thích: Mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất:
Đây là câu tục ngữ-ca dao, tôi chỉ sử dụng khi dạy bài 6 phần “các mùa
trong năm”. Do trái đất là hình quả cầu, cùng một lúc thực hiện 2 chuyển động
(tự quay) và chuyển động quay xung quanh Mặt trời. Quỹ đạo chuyển động
xung quanh mặt trời là đường Elíp, từ đó sinh ra hiện tượng các mùa trong năm.

+Từ 21-3 đến 22-6: Mùa xuân
+Từ 22-6 đến 23-9: Mùa hạ
+Từ 23-9 đến 22-2: Mùa thu
+Từ 22-12 đến 22-3: Mùa đông
(trong thực tế các mùa thường sớm hơn 40-45 ngày).
Người nông dân Việt Nam trải qua bao khó khăn gian khổ, chống chọi với

thiên nhiên khắc nghiệt (thiên tai) để sản xuất nông nghiệp; Họ đã có những
kinh nghiệm được đúc kết thể hiện tính mùa vụ khắt khe. Để nhắc nhở đã có
câu:
“Tháng Một là tháng trồng khoai
Tháng Hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà”
Mỗi mùa, điều kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, khí áp, gió, mưa
(nhiệt,ẩm) thích nghi với sự phát triển của từng loại cây trồng nên có câu ca trên.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 13


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
Hiện nay sự tác động của khoa học, việc ứng dụng các kỹ thuật trong sản xuất;
con người có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, song ấn tượng “mùa nào, thức
nấy” vẫn thơm, ngon hơn.
Ví dụ 7: Khi dạy bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Để
khắc sâu kiến thức phần 2. Gió mùa.Tôi sử dụng câu ca dao:
“ Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy
Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi
Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
Giải thích ý nghĩa:
Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắ( Việt Nam), nhiệt độ không khí ở
trên lục địa cao, hình thành khua áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình
Dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp
gây nên mưa bão ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường
Sơn Bắc (Bắc Trung Bộ) nên khi gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam
Bộ và Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển

Nam Trung Bộ không mưa. Tương tự “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi” là do ảnh
hưởng của khối khí ôn đới xuất phát từ cao áp lục địa Xiabia tính chất lạnh và
khô nên không gây mưa.

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 14


 Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Thu Xà

Hay có câu:
“Mồng chín, tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn
Mồng chín, tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn”
Tháng 9, người nông dân bắt tay vào cày bừa vụ đông xuân (vụ Chiêm),
nếu có mưa thường là do hoạt động của loại gió mậu dịch (Khối khí- chí tuyến
khô-T) từ biển vào nên thường có mưa (gió Đông Bắc)
Từ kinh nghiệm thực tế có câu:
“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt gió
mùa Đông Bắc (gió bấc) gió to, khô nên lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”.
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hè: Đông-Nam có
mưa, Tây-Nam khô nóng (trừ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long có mưa). Khi gieo mạ có gió Đông-Nam (gió nồm) nhiệt, ẩm phong

phú, cây mạ phát triển xanh tốt. Thời tiết lạnh (giá) lại phù hợp với các loại cây
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên
Trang 15


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
thực phẩm ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc Bộ: bắp cải, su hào, cà
chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại cây ăn quả: đào, lê, mận...đặc sản vùng miền
Bắc.
Hoặc có thể giải thích câu sau để nói về gió Phơn
“Trường Sơn đông nắng tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”
hoặc

“Anh về để áo lại đây
Đêm khuya em đắp, gió tây lạnh lùng”

Ví dụ 8: Khi dạy bài 13: Nhưng đọng nước trong khí quyển. Mưa (Địa lí
tự nhiên đại cương) Giáo viên có thể sử dụng câu:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng
Bay vừa thì râm”
hoặc có thể sử dụng câu:
“Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh”
Giải thích ý nghĩa:
Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước,
đọng vào những bộ cánh mỏng của chim, côn trùng làm tăng tải trọng cơ thể,
khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.

Ngoài ra, vì áp thấp, ngột ngạt nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi
mặt đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt côn trùng, sau bọ này. Cho nên,
cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta nói rằng trời sắp có
mưa.
Học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió, mưa…) sẽ giải
thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa, nắng” là do
yếu tố áp suất không khí và độ ẩm.
Không những chỉ giải thích những ca dao - tục ngữ nói về thời tiết, mà
còn có thể giải thích cả những câu ca dao - tục ngữ phản ánh đúng về thời vụ có
liên quan đến thời tiết.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 16


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
Hoặc: Thông qua phân tích, áp dụng của mưa giông giáo viên có thể giải
thích câu:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
hoặc có thể giải thích câu sau để dự báo bão:
“Đông rắc tía tía màu hồng
Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chống nhà tránh bão đỡ lo sau nay”
Ví dụ 9: Khi dạy bài 16: Sóng, thủy triều và dòng biển. Một số sông lớn
trên Trái Đất để giải thích hiện tượng con nước triều “cường”, “kém” liên quan
đến vị trí của mặt trăng, mặt trời và trái đất trong không gian, liên hệ hiện tượng
trăng khuyết thời kỳ triều “kém”, ca dao có câu:

“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái
Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt”

Hình học sinh tự vẽ

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 17


 Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Thu Xà

Ví dụ 10: Khi dạy bài 35: Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Giáo viên có thể khai thác kiến thức tài
nguyên du lịch nhân văn: lễ hội, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống…ảnh
hưởng đến hình thức tổ chức, mạng lưới hoạt động của ngành du lịch qua câu ca
dao sau:
“Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng mười”
Ví dụ 11: Khi dạy bài 36: Vai trò, Đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Giáo viên có thể sử dụng câu
ca dao sau:
“Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gửi xuốn cá chuồn gửi lên”
Giải thích ý nghĩa: Măng le là sản phẩm đặc trưng của miền núi, ca chuồn
là sản phẩm của vùng đồng bằng ven biên. Bằng cụm từ “gửi xuống” và “gửi
lên” câu ca dao thể hiện sự trao đổi hàng hóa giữa miền n
úi và đồng bằng, để trao đổi (chuyên chở) hàng hóa giữa các vùng miền thì vai

trò của giao thông vận tải là hết sức quan trọng, phá thế cô lập, tự cấp tự túc của
miền núi.Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở miến núi.
* Tăng cường công tác thực hành và ngoại khoá.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 18


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
Thực hành và ngoại khoá không những thể hiện nguyên tắc giảng dạy gắn
với đời sống, đồng thời còn là một hình thức và là một biện pháp để củng cố
những kiến thức cơ bản, tăng cường rèn luyện kỹ năng - kỹ xảo cho học sinh.
Thực hành và ngoại khoá còn giúp cho học sinh đem những kiến thức đã
học áp dụng vào thực tế, giúp các em có cơ sở để hoạt động tự giác và sáng tạo
sau này.
Muốn đạt được những kết quả kể trên, giáo viên cần có kế hoạch ngay từ
đầu năm học và đầu học kỳ cần thấy được toàn bộ vấn đề và những dự kiến
chuẩn bị từ nội dung đến phương pháp hướng dẫn, cũng như thời gian thực hiện
công tác thực hành hay ngoại khoá.
Dưới đây là một vài nội dung chủ yếu của công tác thực hành và ngoại
khoá:
- Phải thực hiện đầy đủ các tiết thực hành, các nội dung thực hành đã quy
định trong chương trình.
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát, so sánh và đối chiếu những sự
vật hiện tượng địa lí ở địa phương với nội dung của bài học.
Ví dụ 12: tổ chức cho học sinh tham gia hoặc tham quan công trình cải
tạo tự nhiên như thuỷ lợi, trồng cây chắn gió, trạm khí tượng của địa phương…
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và viết các đề tài nhỏ như khí hậu,
mạng lưới sông ngòi trong phạm vi địa phương trường đóng…

* Thường xuyên sưu tầm tài liệu tích luỹ vốn sống thực tế.
Bản thân giáo viên phải thường xuyên trang bị cho mình một số vấn đề
thực tế như:
- Thu thập có hệ thống những tài liệu có liên quan đến nội dung và
chương trình giảng dạy như: các hiện tượng tự nhiên điển hình đã diễn ra và
những thành tích chinh phục và cải tạo những mặt tiêu cực của tự nhiên mà các
phương tiện thông tin tuyên truyền của nhà nước đã công bố, các chủ trương,
chính sách của Đảng và chính phủ, các chủ trương và nghị quyết của địa
phương,… để có thể kịp thời bổ sung những nội dung cần thiết cho chương trình
giảng dạy.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 19


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
- Thường xuyên quan sát để hiểu biết tường tận các sự vật và hiện tượng
địa lí đã và đang diễn ra ở địa phương như: đồi, núi, khí hậu, sông, hồ…
Những nội dung và biện pháp để giảng dạy địa lí gắn với đời sống như đã
trình bày ở trên, mới chỉ là những vấn đề chủ yếu nhất nhằm gợi ra những vấn
đề để các đồng nghiệp tham khảo và thực hiện, tuỳ theo nội dung của từng bài
dạy, của yêu cầu giáo dục tư tưởng, chúng ta sẽ suy nghĩ chọn lọc và bổ sung
những nội dung và biện pháp thích hợp nhất. Mong rằng mỗi giáo viên chúng ta
sẽ trao đổi và bổ sung những kinh nghiệm sáng tạo của mình, để đóng góp ý
kiến cho việc giảng dạy địa lí gắn với đời sống được đầy đủ hơn.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
3.1.Kết quả thực nghiệm:
* Mục đích thực nghiệm: Dựa trên cơ sở nội dung của chương trình

SGK, xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học Địa lí ở Trường
phổ thông nói chung và Địa lí 10 nói riêng, đề tài đưa ra vấn đề gắn kiến thức
thực tế trong dạy học Địa lí 10, công việc được thực nghiệm ở Trường THPT
Thu Xà nhằm mục đích: kiểm chứng hiệu quả việc gắn kiến thức thực tế trong
dạy học Địa lí 10
* Tổ chức thực nghiệm:
- Lập kế hoạch thực nghiệm: chọn lớp, xác định thời gian, dự kiến những
tình huống có thể thay đổi kế hoạch thực nghiệm.
- Kiểm tra lại các khâu và khẳng định lại thời gian thực nghiệm.
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên
Trang 20


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
- Sau tiết dạy, tiến hành kiểm tra, lấy ý kiến giáo viên và học sinh, đánh
giá giờ dạy, xử lí kết quả.
* Những công việc cụ thể trong quá trình thực nghiệm:
Để tiến hành thực nghiệm tôi đã chọn lớp, bài (tiết) dạy thực nghiệm, sau
đó đối chiếu với một số lớp dạy theo cách thông thường không gắn kiến thức
thực tế:
- Giảng dạy các khối lớp 10 không sử dụng gắn kiến thức thự tế thì việc
việc học còn hạn chế, ít hiểu bài hơn. Học sinh nắm và hiểu nội dung của phần
học, bài học chỉ đạt 60%/lớp.
- Giảng dạy các khối lớp 10 có sử dụng gắn kiến thức thự tế thì học sinh
nắm và hiểu nội dung nhanh hơn, đạt trên 90%/lớp.
- Sử dụng gắn kiến thức thực tế trong dạy học sẽ giúp giáo viên giảm thời
gian truyền thụ kiến thức lý thuyết, tăng tính sôi động và khả năng hiểu bài, nhớ
bài nhanh và lâu hơn.
3.2. Kết quả đối chứng:

Do việc sử dụng gắn kiến thức tế trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT
chỉ phù hợp với một số bài nên việc kiểm tra đánh giá chỉ đánh giá được một
phần chương trình học của học sinh. Tôi đã tiến hành giảng dạy ở một số lớp
,sau đó cho học sinh bài kiểm tra đạt được kết quả như sau:
Số
Lớp

học

Bảng điểm kết quả kiểm tra 1 tiết
Điểm giỏi Điểm khá Điểmtrung Điểm yếu
kém (0 – 4)
(9 – 10 )
(7 – 8 )
bình(5 – 6)

sinh
Thực nghiệm A8
33
14,7%
38,2%
44,1%
2,9%
Đối chứng A10
32
10,3%
29,4%
48,5%
11,8%
Sau khi dạy xong, kiểm tra, đánh giá thực nghiệm: Để có cơ sở đánh giá

có hiệu quả, tôi đã kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh bằng các bài tập
nhận thức, bài kiểm tra, những câu hỏi kiểm tra và đáp án đều có nội dung như
nhau ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, thang điểm của hai lớp thực nghiệm
và đối chứng được xây dựng theo thang điểm 10.

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 21


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
Không chỉ có kết quả đánh giá qua điểm, mà các em các thấy hiểu
bài ở mức độ:
Ý kiến
Dễ hiểu bài

%
34,4

Nhớ bài nhanh

34,5

Giải thích được nhiều vấn đề trong thực tế

31,1

Tổng số


100

* Nhận xét kết quả thực nghiệm:
Thông qua các tiết dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh tham gia
thực nghiệm, qua các mẫu phiếu cũng như đánh giá kết quả làm bài của học
sinh, tôi có một vài nhận xét sau:
Tình hình học tập Địa lí lớp 10 của học sinh ở trường THPT Thu Xà đặc
biệt qua các tiết dạy thực nghiệm có gắn kiến thức thực tế giúp cho các em khai
thác tri thức, phát huy được năng lực tư duy sáng tạo. Vì vậy các em có hướng
thú học tập hơp. Qua đây tôi thấy việc dạy học gắn với thực tế rất thích hợp với
học sinh cũng như chương trình và sách giáo khoa Địa lí hiện nay.
Đối với các tiết dạy đối chứng, học sinh ít tập trung hơn, giờ học tẻ nhạt,
đơn điệu hơn, trầm hơn so với tiết dạy có gắn kiến thức thực tế.
Qua kết quả tổng hợp điểm và độ lệch chuẩn của cách dạy đối chứng và
thực nghiệm, tôi thấy:
- Điểm trung bình của các tiết dạy thực nghiệm cao hơn so với các tiết dạy
theo cách thông thường.
- Độ lệch chuẩn giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng cũng có sự chênh
lệch lớn, điều này cho thấy ở các lớp thực nghiệm kết quả dạy học cao hơn các
lớp đối chứng. Như vậy, dạy học gắn với kiến thức thực tế sẽ đạt hiệu quả cao
hơn so với dạy học thông thường.

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 22


 Sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Thu Xà


PHẦN 3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận:
Để hoàn thành đề tài này, tôi dựa trên cơ sở phân tích tình hình thực tế
cũng như tổng hợp kinh nghiệm của nhiều giáo viên về việc gắn kiến thức thực
tế trong dạy học Địa lí 10, đồng thời tôi đã nghiên cứu từ cơ sở lí luận đến thực
tiễn. Đề tài đã đánh giá được sơ bộ về tình hình gắn kiến thức thực tế trong dạy
học Địa lí 10. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận:
Nhìn chung, việc gắn kiến thức thực tế trong dạy học nói chung và dạy
học địa lí nói riêng đã được nhiều trường quan tâm thực hiện, đặc biệt nhóm địa
lí của Trường THPT Thu Xà, đã triển khai dạy học gắn kiến thức thực tế có hiệu
quả. Các thầy cô giáo trong nhóm đã có nhiều cố gắng trong việc đọc tài liệu,
tìm hiểu thực tế một cách rộng rãi và cập nhật để bài học đạt kết quả cao nhất.
Quá trình gắn kiến thức thực tế trong dạy học, giáo viên làm cho bài học thêm
sinh động, có sức lôi cuốn học sinh vào bài học sôi nỗi, học sinh học tập tích cực
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên
Trang 23


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
hơn, rèn luyện các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, đánh giá, quan sát, trí tưởng
tượng phong phú…
Tuy nhiên, việc gắn kiến thức thực tế trong dạy học (Địa lí 10) ở Trường
THPT Thu Xà vẫn còn một số khó khăn nhất định: mặc dù các thầy cô giáo đã
tích cực thực hiện gắn kiến thức thực tế trong dạy học nhưng kiến thức thực tế
vẫn chưa được đưa vào các vấn đề các bài học nhiều, bởi vì thời lượng dành cho
môn học, tiết học quá ít (45 phút/tiết/tuần), mà lượng kiến thức lại quá nhiều nên
phần lớn giáo viên phải dạy cho hết nội dung chương trình SGK chứ ít có thời
gian để đưa kiến thức thực tế vào liên hệ.

Mặt khác, lượng kiến thức của nhân loại phong phú, đa dạng và tăng lên
không ngừng, giáo viên và học sinh không thể nắm bắt được một cách sâu rộng,
cập nhật các vấn đề diễn ra trong thực tế nên sự liên hệ chưa phù hợp, chưa đáp
ứng được yêu cầu học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Vì vậy,
hiệu quả dạy học chưa cao.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
Sau khi nghiên cứu cớ sở lí luận và đưa vào thực nghiệm trong các nhà
trường phổ thông, để nâng cao hơn nữa hiệu quả việc gắn kiến thức thực tế trong
dạy học Địa lí 10, tôi có thể đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên nên lựa chọn nội dung, vấn đề thích hợp để liên hệ, gắn kiến
thức thực tế, đó thường là những nội dung, vấn đề gần gũi thực tế.
- Đòi hỏi giáo viên có nền tảng vững chắc về lí luận, có kiến thức chuyên
môn sâu, có kĩ năng gắn kiến thức thực tế trong dạy học thành thạo, giáo viên
không ngừng tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có như
vậy giáo viên mới biết phần nào, bài nào cần liên hệ kiến thức thực tế và lựa
chọn kiến thức thực tế phù hợp nhất.
- Đòi hỏi giáo viên phải có sự tinh giảm nội dung, dạy những phần kiến
thức trọng tâm, cơ bản của SGK,
* Đối với học sinh:
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 24


 Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Thu Xà
- Những phần nội dung liên quan với kiến thức tiễn có ở SGK yêu cầu
học sinh cần phải học bài và trả lời ,tự tìm hiểu để dành thời gian cho việc liên
hệ thực tế.

- Quá trình gắn kiến thức thực tế trong dạy học đòi hỏi học sinh phải
thường xuyên tìm hiểu thực tế một cách sâu rộng, cập nhật.
* Đối với nhà trường:
- Địa lí là môn học quan trọng đòi hỏi thời lượng dành cho môn học phải
tương xứng.
- Để đạt được hiệu quả dạy học cao cần phải có sự trang bị đầy đủ các
phương tiện dạy học gắn với thực tế phục vụ cho môn Địa Lí ở nhà trường phổ
thông từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Như vậy, theo xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
như hiện nay thì việc sử dụng “Gắn kiến thức thực tế” đem lại hiệu quả cao
trong giảng dạy địa lý ở trường THPT và góp phần đắc lực cho việc nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo cho học sinh sau này.
Bài viết nay mang tính chủ quan, cảm nhận riêng của bản thân nên không
tránh khỏi sai nhất định. Trên tình thân học hỏi và trao đổi, rất mong ý kiến đóng
góp, bổ sung của quí Thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.

Tư Nghĩa, ngày 1 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện

Phạm Thị Ngọc Viên

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Viên

Trang 25


×