Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH tế của mô HÌNH sản XUẤT XOÀI cát hòa lộc tại HUYỆN cái bè TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----------*o0o*----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN
XUẤT XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI
HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG
Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS. Đỗ Văn Xê

Lê Thị Thu Oanh
MSSV: 4077586
Lớp: Kinh tế nông nghiệp 2
Khóa: 33

Cần Thơ – 4/2011


LỜI CẢM TẠ

Luận văn hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân là sự giúp đỡ có ý
nghĩa quyết định của thầy Đỗ Văn Xê trong việc hoàn chỉnh luận văn cả về nội
dung và hình thức trong suốt thời gian qua.
Ngoài ra, tôi rất trân trọng sự nhiệt tình giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức
trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, đặc biệt là các nông hộ trồng


xoài tham gia trả lời phỏng vấn và phòng Nông nghiệp – phát triển nông thôn
huyện Cái Bè.
Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả các thầy cô Khoa Kinh tế –
Quản trị kinh doanh đã truyền dạy cho tôi kiến thức trong những năm qua và
lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đỗ Văn Xê đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn trong học kỳ cuối này.

Ngày …. tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên

Lê Thị Thu Oanh

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Lê Thị Thu Oanh

ii



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HUỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Giáo viên huớng dẫn

PGS.TS. Đỗ Văn Xê

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HUỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Giáo viên phản biện

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục hình.................................................................................................. vi
Danh mục bảng ................................................................................................ vii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2
1.3.1 Phạm vi về thời gian............................................................................2
1.3.2 Phạm vi về không gian ........................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...3
2.1. Phương pháp luận .....................................................................................3
2.1.1 Giới thiệu cây xoài ..............................................................................3
2.1.2 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................4
2.1.3 Khái niệm nông hộ ..............................................................................4
2.1.4 Tài nguyên nông hộ.............................................................................4
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................6
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu...................................................6
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 6
2.2.3 Các chỉ số tài chính .............................................................................7
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu............................................................. 9
2.2.5 Các phương pháp sử dụng trong phân tích......................................... 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU............................................................................ 13
3.1Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang................................................................... 13
3.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................ 13
3.1.2 Hành chính - xã hội .......................................................................... 13
3.1.3 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 13
3.1.4 Điều kiện kinh tế .............................................................................. 18
3.1.5 Cơ cấu kinh tế ................................................................................... 21
3.2 Sơ lược về huyện Cái Bè.......................................................................... 21
3.3 Giới thiệu về xoài cát Hòa Lộc ................................................................ 24
3.3.1 Nguồn gốc cây xoài cát Hòa Lộc....................................................... 24
v


3.3.2 Quy trình trồng xoài .......................................................................... 25
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC Ở HUYỆN CÁI
BÈ TỈNH TIỀN GIANG ............................................................. 30
4.1 Tình hình trồng xoài cát hòa lộc của các nông hộ..................................... 30

4.1.1 Đặc điểm của nông hộ trồng xoài ...................................................... 30
4.1.2 Thực trạng trồng xoài ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang...................... 31
4.2 Tình hình trồng xoài cát hòa lộc ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang ............ 34
4.2.1 Lý do trồng xoài................................................................................ 34
4.2.2 Diện tích trồng và mật độ trồng xoài ................................................. 35
4.2.3 Giống cây trồng................................................................................. 35
4.2.4 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật .................................................... 37
4.2.5 Trang bị khoa học kĩ thuật................................................................. 39
4.2.6 Hợp tác trong sản xuất....................................................................... 39
4.2.7 Hoạt động thu hoạch xoài.................................................................. 40
4.2.8 Hoạt động mua bán ........................................................................... 41
4.2.9 Vốn để trồng xoài.............................................................................. 44
4.2.10 Dự định tăng diện tích trồng xoài .................................................... 44
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG XOÀI
CÁC HÒA LỘC Ở HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG............. 46
5.1 Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc .......... 46
5.1.1 Các loại chi phí trong trồng xoài........................................................ 46
5.1.2 Doanh thu trồng xoài......................................................................... 47
5.1.3 Phân tích các chỉ số tài chính thể hiện hiệu quả trồng xoài................ 47
5.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc.............................. 48
5.2.1 Hiệu quả kinh tế của trồng xoài cát Hòa Lộc ..................................... 48
5.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng xoài ........... 50
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ DUY TRÌ ỔN ĐỊNH MÔ HÌNH
TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC ................................................. 53
6.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng xoài của nông hộ.............. 53
6.1.1 Những thuận lợi trồng trồng xoài ở khu vực ...................................... 53
6.1.2 Những tồn tại trong trồng xoài cát Hòa Lộc....................................... 53
6.2 Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển cho ngành trồng xoài....................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 57
A.

Kết luận .............................................................................................. 57
B.
Kiến nghị............................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 60
vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Số mẫu điều tra trồng xoài Cát Hòa Lộc........................................................... 7
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất ở Tiền Giang................................................................... 18
Bảng 3: Tốc độ tăng sản phẩm trong tỉnh theo giá năm 1994……………………….…19
Bảng 4: Tình hình cơ bản của nông hộ trồng xoài điều tra........................................... 30
Bảng 5: Trình độ học vấn của nông hộ ........................................................................ 31
Bảng 6: Diện tích trồng cây ăn trái của huyện Cái Bè qua các năm ............................. 34
Bảng 7: Lý do trồng xoài cát Hòa Lộc......................................................................... 35
Bảng 8: Diện tích và mật độ trồng xoài của các nông hộ ............................................. 35
Bảng 9: Nơi mua giống cây xoài ................................................................................. 36
Bảng 10: Lý do mua giống cây ................................................................................... 37
Bảng 11: Đánh giá về chất lượng giống ...................................................................... 37
Bảng 12: Nơi mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ................................................. 38
Bảng 13: Căn cứ xác định thời điểm, liều lượng bón phân và phun thuốc.................... 38
Bảng 14: Nguồn tiếp thu kiến thức khoa học kĩ thuật trồng xoài ................................. 39
Bảng 15: Sinh hoạt trong hội nông dân hoặc hợp tác xã .............................................. 40
Bảng 16: Đặc điểm thu hoạch xoài cát Hòa Lộc của nông hộ ...................................... 41
Bảng 17: Đặc điểm hoạt động mua bán xoài cát Hòa Lộc............................................ 42
Bảng 18: Người quyết định giá bán và hình thức bán xoài........................................... 43
Bảng 19: Phân loại xoài cát Hòa Lộc theo trọng lượng................................................ 43
Bảng 20: Thái độ của nông hộ trồng xoài khi giá cả biến động.................................... 43

Bảng 21: Vay vốn để trồng xoài.................................................................................. 44
Bảng 22: Dự định tăng diện tích trồng xoài ................................................................. 45
Bảng 23: Chi phí sản xuất bình quân hàng năm/công trong thời kì thu hoạch của mô
hình xoài cát Hòa Lộc .................................................................................. 46
Bảng 24: Doanh thu bình quân của mô hình trồng xoài ............................................... 47
Bảng 25: Phân tích các chỉ số tài chính ....................................................................... 48
Bảng 26: Chi phí kinh tế hằng năm của nông hộ trồng xoài......................................... 49
Bảng 27: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc .................................. 49
Bảng 28: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận của nông hộ trồng xoài ... 50
Bảng 29: Những khó khăn trong quá trình sản xuất..................................................... 55

vii


DANH MỤC HÌNH
Trang

viii


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HTX: Hợp tác xã
NN – PTNT: Nông nghiệp – phát triển nông thôn
ĐVT:

GVHD: PGS.TS. Đỗ Văn Xê

Đơn


vị

ix

tính

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Châu thổ sông Cửu Long là một vùng đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi
cho việc phát triển các loại hình nông nghiệp nhất trong cả nước. Bên cạnh là nơi
sản xuất lúa nhiều nhất cả nước, đồng bằng Sông Cửu Long còn là khu vực sản
xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất, và là một vườn trái cây đủ loại với sản
lượng hằng năm cao. Trong vùng có nhiều loại cây ăn trái thích hợp phát triển
như nhãn, xoài, chôm chôm, măng cụt, bưởi, vú sữa,… được trồng rãi rác khắp
các tỉnh Nam Bộ từ Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, đến các tỉnh Sóc Trăng,
Hậu Giang, Cần Thơ,… và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân
ở khu vực, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Từ đó, vấn đề phát triển cây ăn trái
ở Miền Nam ngày càng được Nhà nước và các Bộ Ngành có liên quan quan tâm,
khuyến khích phát triển về các nguồn lực như giống, thuốc bảo vệ thực vật và kỹ
thuật canh tác, đặc biệt vựa trái cây quốc gia ở Cái Bè – Tiền Giang có tác dụng
hỗ trợ tích cực cho nghề làm vườn trong khu vực. Nhờ đó, có nhiều loại trái cây
ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã xây dựng được thương hiệu như vú sữa Lò rèn –
Vĩnh Kiêm, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Hoàng Gia, bưởi Năm Roi,…

Tuy nhiên, sản xuất trái cây ở khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho người
dân và các khâu thu mua liên quan. Số lượng các loại trái cây đạt thương hiệu
chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số sản lượng của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Người dân được tiếp thu kỹ thuật canh tác mới nhưng áp dụng vào sản xuất vẫn
chưa cao. Thị trường tiêu thu còn thay đổi nhiều theo mùa, theo thị hiếu và tâm
lý của người tiêu dùng nên giá cả không ổn định.
Tiền Giang là một địa bàn có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị
kinh tế như: xoài, bưởi, mận, sầu riêng… Trong đó mô hình sản xuất xoài cát
Hòa Lộc ở huyện Cái Bè đã được các nhà vườn áp dụng trong nhiều năm nay đã
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và
phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại
huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang”. Nội dung đề tài sẽ cho biết tình hình
trồng xoài Cát Hòa Lộc hiện nay và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng
GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-1-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

xoài cát Hòa Lộc tại các địa phương chưa thành lập vùng chuyên canh, từ
đó rút ra một số biện pháp làm duy trì diện tích trồng và nâng cao hiệu quả
kinh tế mà xoài cát Hòa Lộc mang lại.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài Cát Hòa Lộc tại
huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang nhằm xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận

của các hộ nông dân trồng xoài và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ
trồng xoài của nông hộ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình
trồng xoài cát Hòa Lộc ở địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng trồng xoài Cát Hòa Lộc ở huyện Cái Bè tỉnh
Tiền Giang.
(2) Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xoài Cát Hòa Lộc ở huyện
Cái Bè – Tiền Giang
(3) Từ các phân tích và đánh giá trên, đề xuất giải pháp phát triển mô hình
trồng xoài Cát Hòa Lộc ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện trong giới hạn thời gian của học kỳ II năm học 20102011, và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh tế Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp được thực hiện từ
27/01/2011 đến 15/04/2011
1.3.2 Phạm vi về không gian
Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Cần Thơ với các số liệu điều
tra từ hộ nông dân sản xuất xoài Cát Hòa Lộc tại một số xã thuộc huyện Cái Bè –
Tiền Giang.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng xoài cát Hòa Lộc tại
các xã không thành lập vùng chuyên canh thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang..

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-2-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh



Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Các khái niệm
2.1.1 Giới thiệu cây xoài
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới (tên khoa học là Mangifera Indian L., thuộc họ
đào lộn hột Anacadiaceae), phần lớn các tác giả đều cho rằng nguồn gốc cây xoài
ở miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia.
Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 –
2,2 triệu hecta. Vùng châu Á chiếm 2/3 diện tích trồng xoài trên thế giới,
trong đó đứng đầu là Ấn Độ (chiếm gần 70% sản lượng xoài thế giới với 9,3
triệu tấn), Thái Lan, Pakistan, Philippin, và miền Nam Trung Quốc, Conggo,
Ghine, Nam Phi, Kenya, Mali, Ai Cập, Brazin, Mehico, Hoa Kỳ. Ngoài ra,
xoài còn được trồng ven biển nước Úc. Ở Việt Nam xoài được trồng từ Nam
chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung từ Bình Định trở vào nhiều nhất là các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Tiền Giang (trên 6.000ha), Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Cần Thơ…
Trái xoài chứa nhiều vitamin A, C, đường (15,4%), các loại acid hữu cơ: A,
B2, C,… và chất khoáng: K, Ca, P,… nên xoài được sử dụng rộng rãi cả trái chín
và trái già còn xanh. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt
kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu. [1, Tr.7]
Xoài cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất ở đồng
bằng Sông Cửu Long - Việt Nam và là một trong những loại quả được ưa chuộng
bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Quả xoài
cát Hoà Lộc có trọng lượng trung bình 350- 450g/quả, hình thuôn dài, khi chín
vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi, cấu trúc thịt chắc, mịn và ít xơ, vị rất
ngon và thơm. Cây cho trái sau 3-4 năm trồng nếu được chăm sóc tốt, thu hoạch
tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Nếu áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa,

thời gian thu hoạch khoảng tháng 1-2 dương lịch. Thời gian từ khi cây ra hoa đến
thu hoạch trái 3,5-4,0 tháng. Giống này cho năng suất trung bình 100 kg/cây/năm
đối với cây 10 năm tuổi và khá ổn định.

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-3-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

2.1.2 Hiệu quả kinh tế
Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các
tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào [2, Tr.124]. Tiêu chí về hiệu
quả kinh tế thật ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự
thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả.
2.1.3 Khái niệm nông hộ
Hộ gia đình là tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết
thống, cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như: ăn, uống… Tuy
nhiên cũng có một vài trường hợp số thành viên của hộ không có họ hàng huyết
thống, nhưng những trường hợp này rất ít.
Nông hộ (hay còn gọi là hộ nông dân) là hộ gia đình mà hoạt động sản
xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp. Ngoài các hoạt động nông nghiệp, nông
hộ còn có thể tiến hành thêm một số hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các
hoạt động phụ.
Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ
yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loại hình
kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế của hộ gia đình. Tuy nhiên

cũng cần chú ý ở đây là các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhưng ở
mức độ hạn chế.[3, Tr 5].
2.1.4 Tài nguyên nông hộ
Tài nguyên nông hộ: là những nguồn lực mà nông hộ có thể sử dụng vào
việc sản xuất nông nghiệp của mình như: đất đai, lao động, tài chính, kĩ thuật…
- Đất đai: Đặc trưng nổi bậc của các nông hộ ở nước ta hiện nay là có
qui mô canh tác nhỏ bé. Qui mô canh tác bình quân của một nông hộ ở miền
Bắc là 0,48 hecta, Duyên hải miền Trung là 0,4 - 0,6 hecta và ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long là 0,6 – 1,0 hecta. Điều đáng quan tâm là qui mô đất canh tác
của nông hộ có xu hướng giảm dần do tác động của các nhân tố: số dân nông
thôn tăng lên, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, với việc phát triển ngành
giao thông thương mại, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác đã lấy đi
đất nông nghiệp.

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-4-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

Về sở hữu đất đai: Nông hộ không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền
sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, và quyền thế chấp sử dụng đất
đai. [4, Tr7.].
- Lao động: Nông hộ là đơn vị tự tổ chức lao động, sử dụng lao động của
gia đình là chính. Lao động của nông hộ chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề.
Tùy theo qui mô và hình thức sản xuất mà các hộ có thuê mướn thêm lao động.
[4, Tr7].

- Nguồn vốn sản xuất trong nông nghiệp: Vốn được xem như là một
yếu tố đầu vào có thể nâng cao chất lượng và sản lượng cho sản phẩm nông
nghiệp. Vốn trong nông nghiệp bao gồm tất cả các máy móc thiết bị được sử
dụng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa vốn trong nông nghiệp còn được thể
hiện thông qua sản phẩm của những hoạt động sản xuất nông nghiệp trước đó
mà liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện tại. Nhìn chung, vốn
trong nông nghiệp được sử dụng kết hợp với các yếu tố đầu vào khác như:
nhân lực, đất đai, năng lượng để hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra
sản phẩm nông nghiệp cụ thể nào đó.
Vốn trong nông nghiệp được đo lường bằng giá trị mà chúng được sử dụng
trong quá trình sản xuất nông nghiệp và được xem như một thứ hàng hóa. Vì vậy
trong mỗi giai đoạn sản xuất nông nghiệp sẽ xuất hiện một khoản chi phí liên
quan đến sử dụng vốn như: chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao
động. Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả sản xuất
không phải bằng cách trực tiếp mà là gián tiếp thông qua đất, cây trồng, vật nuôi.
Chu kì sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp một mặt làm cho sự
tuần hoàn và luân chuyển vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn tạo ra sự
cần thiết phải dự trữ vốn trong thời gian tương đối dài và làm cho vốn ứ đọng.
Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên việc sử dụng
vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thấy hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn. [5, Tr.19].
- Khoa học – Công nghệ kỹ thuật: Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ
khoa học – công nghệ trong nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao.
Sự khác biệt giữa các vùng nông nghiệp đòi hỏi phải khảo nghiệm, phải địa
phương hóa các tiến bộ khoa học – công nghệ trước khi triển khai áp dụng đại
trà. Sự phát triển từng mặt, từng bộ phận của lực lượng sản xuất là biểu hiện có
GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-5-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh



Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

tính chất kỹ thuật của tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp. Nếu như
tiến bộ khoa học công nghệ riêng lẻ thì tác động đến sự phát triển từng mặt, từng
yếu tố của lực lượng sản xuất , thì ngược lại, sự phát triển của ngành nông nghiệp
lại dựa trên sự phát triển đồng bộ của các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất kỹ
thuật của bản thân nông nghiệp. Điều này có nghĩa là, cần có sự vận dụng tổng
hợp các tiến bộ khoa học – công nghệ riêng lẻ đảm bảo sự phát triển ổn định và
chắc chắn của nông nghiệp. [5, Tr.20].
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Dựa vào tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp và sau khi tham
khảo ý kiến của Phòng nông nghiệp huyện Cái Bè nên các xã trồng nhiều
xoài cát Hòa Lộc trong huyện nhưng chưa thành lập vùng chuyên canh là:
An Hữu, An Thái Trung, Tân Thanh, Tân Hưng được chọn để phỏng vấn và
lấy số liệu sơ cấp.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
- Số liệu thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Cái Bè như: Niên giám thống kê năm 2010…
- Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của các trường Đại học/Viện
nghiên cứu, các tổ chức khác...
- Thông tin từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân ở
ba xã nêu trên thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang dựa trên bảng câu hỏi

phỏng vấn đã soạn sẵn.
Tổng số mẫu chính thức được lấy là 60 mẫu để đảm bảo tính đại diện
cho tổng thể đồng thời cân nhắc về thời gian, chi phí và nhân lực.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, toàn huyện phân tầng
theo từng xã và sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên trong từng xã.

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-6-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

Bảng 1: Số mẫu điều tra trồng xoài Cát Hòa Lộc


Tần số

Tỷ trọng (%)

Tân Thanh

36

60,0

Tân Hưng
An Hữu

An Thái Trung

14
5
5

23,4
8,3
8,3

Tổng

60

100,0

2.2.3 Các chỉ số tài chính
Để tính toán hiệu quả kinh tế, ta so sánh các tỷ số tài chính sau:
Hiệu quả sản xuất: Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết
quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích = Doanh thu đạt được trên
một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích

Trong đó:
Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị diện tích
Doanh thu: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm.
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá

Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình

sản xuất và thu hoạch. Bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí
thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản
xuất, chi phí thu hoạch…
TCP = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác

Các loại chi phí:
- Chi phí thuốc: gồm tất cả chi phí phun xịt thuốc sâu, bệnh, dưỡng hoa trái
và trừ cỏ dại trong một vụ.

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-7-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

- Chi phí phân bón: gồm tất cả chi phí bón phân như đạm, lân, kali, phân
hỗn hợp và phân hữu cơ (phân dơi hoặc phân chuồng) sử dụng trong một vụ.
- Chi phí thuê lao động: gồm chi phí thuê lao động phục vụ sản xuất xoài
trong một năm, bao gồm thuê lao động phun xịt, làm cỏ,…
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần chi phí sau khi đã khấu hao của
các tài sản cố định như máy xịt, mô tưa tưới nước, hệ thống van - ống tưới,…
- Chi phí lao động gia đình: là khoảng chi phí lao động mà nông hộ sử dụng
nguồn lao động sẵn có trông gia đình thay vì thuê mướn.
- Chi phí khác: gồm tất cả các chi phí còn lại ngoài những chi phí nêu
trên như: chi phí nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất xoài trong một
năm, như chi phí xăng phun xịt, chi phí nhiên liệu tưới nước, chi phí bồi
bùn, chi phí tạo cành tỉa tán…

Thu nhập: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí tính trên
một đơn vị diện tích (1000m2).
Thu nhập = Doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận (LN): là khoản thu được sau khi trừ đi lao động mà gia đình bỏ
ra tính theo giá thuê mướn lao động tính trên một đơn vị diện tích (1000m2).
Lợi nhuận = Thu nhập – Lao động gia đình

Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số
DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì hoà vốn,
DT/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.
Doanh thu
DT/CP =
Chi phí

Lợi nhuận / chi phí (LN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra
thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại đươc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số
dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-8-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

Lợi nhuận

LN/CP =
Chi phí

Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT): Thể hiện trong một đồng doanh thu có
bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với doanh thu.
Lợi nhuận
LN/TN =
Doanh thu

Lợi nhuận / số ngày công lao động của gia đình (LN/NC): là một ngày
công lao động gia đình bỏ ra, tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
LN/NC =
Số ngày công lao động gia đình

Doanh thu / số ngày công lao động của gia đình (DT/NC): cho biết một
ngày công lao động gia đình tạo ra doanh thu là bao nhiêu.
Doanh thu
DT/NC =
Số ngày công lao động gia đình

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Dựa vào phần mềm Excel và SPSS để phân tích số liệu.
Đối với mục tiêu 1: các phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để
đánh giá thực trạng trồng xoài Cát Hòa Lộc.
Đối với mục tiêu 2: phương pháp hồi quy tương quan và một số chỉ tiêu
kinh tế được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất
xoài cát Hòa Lộc.
Đối với mục tiêu 3: từ các phương pháp phân tích và thống kê mô tả
trên, ta rút ra các giải pháp hợp lý và khắc phục các khó khăn cho mô hình

sản xuất xoài Cát Hòa Lộc.

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-9-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

2.2.5 Các phương pháp sử dụng trong phân tích
2.2.5.1. Định nghĩa
Tổng thể thống kê: là tập hợp các đơn vị cá biệt về sự vật hiện tượng trên
cơ sở một đặt điểm chung nào đó cần quan sát, phân tích mặt lượng của chúng.
Mẫu: là một bộ phận của tổng thể, đảm bảo dược tính đại diện và được
chọn ra để quan sát và dùng để suy diễn cho toàn bộ tổng thể.
Số liệu thứ cấp: là các thông tin đã có sẳn và đã qua tổng hợp, xử lý. Loại
dữ liệu này có thể thu thập từ: số liệu nội bộ; số liệu từ các ấn phẩm của nhà
nước; báo, tạp chí chuyên ngành; thông tin của các tổ chức, hiệp hội nghề
nghiệp; các công ty chuyên tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu và cung cấp
thông tin theo yêu cầu.
Số liệu sơ cấp: là các thông tin thu thập từ các cuộc điều tra. Gồm 2 loại:
Điều tra toàn bộ: là tiến hành thu thập thông tin trên tất cả các đơn vị thuộc
tổng thể nghiên cứu.
Điều tra chọn mẫu: ta chỉ cần lấy một số phần tử đại diện để nghiên cứu và
từ đó suy ra kết quả cho tổng thể bằng các phương pháp thống kê.
2.2.5.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp phân tích nhờ vào tổng hợp
các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh

vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và
thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên
cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.2.5.3. Phương pháp hồi quy tương quan
Các số liệu sơ cấp từ bảng câu hỏi phỏng vấn và các số liệu thứ cấp được
cung cấp bởi cơ quan thực tập được phân tích thông qua phương pháp hồi quy
tuyến tính bằng mô hình hồi quy bội tuyến tính.
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy
và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy tổng thể có dạng:
Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+…+βk Xk
GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-10-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

Trong đó:Y: biến phụ thuộc (biến được giải thích).
Xi ( i = 1,2,…,k) là các biến độc lập (biến giải thích).
β0

là hệ số tự do.

β 1 ,β 2 , .. . ,β k


là hệ số chặn của các biến độc lập hay hệ số qui riêng.

Hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập lên giá trị
trung bình của các biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ không đổi.
Các tham số β0, β1…, βk được ước lượng thông qua các hệ số

0

, k của hàm

hồi quy mẫu, và các hệ số này được tính toán bằng phần mềm SPSS.
2.2.5.4. Phương pháp lợi ích - chi phí (CBA - Cost Benefit Anylysis)
Phân tích lợi ích - chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết
định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có
nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều dự
án loại trừ lẫn nhau. Hay phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh
giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa
chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội
có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội
phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước
tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt
được những lựa chọn kinh tế tối ưu cho mình.
Nói rộng hơn, phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức
thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các
giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị
kinh tế. Vì thế phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện sự
lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.
Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một
đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào

và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi
phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.
Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xoài cát Hòa
Lộc chủ yếu dựa vào doanh thu từ trồng xoài và chi phí trong quá trình trồng
GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-11-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

xoài để tính ra lợi ích của hoạt động trồng xoài, không phân tích đến lợi ích và
chi phí xã hội.[6.Tr.13].
2.2.5.5. Phương pháp khấu hao
Các tài sản nói chung thì có vòng đời một số năm và sẽ bị mất giá trị
qua thời gian. Giai đoạn giá trị của máy móc công ty bị mất giá trị như vậy
là 1 khoảng chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và
hầu hết doanh nghiệp sẽ khấu hao khoảng chi phí đó theo từng năm.
Nếu chúng ta giả thiết “giá trị tài sản bị hao mòn qua mỗi năm và giá trị
hao mòn từng năm là bằng nhau” thì chúng ta sử dụng phương pháp khấu
hao theo đường thẳng.
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng chúng ta có:
Nguyên giá của tài sản cố định
Giá trị khấu hao từng năm =
Thời gian sử dụng

- Các tài sản cố định như máy xịt, máy bơm, hệ thống van tưới, mô tưa
tưới,... có thời gian khấu hao là 15 năm.

- Các dụng cụ thu hoạch (cần xé, giỏ sách, thang, sào hái) có thời gian
khấu hao là 3 năm.

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-12-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH TIỀN GIANG
3.1.1 Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm
trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70
km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc, nằm trong
tọa độ 105 00’ – 106 045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10 012’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc và
Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh , phía Tây giáp Đồng Tháp, phía
Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông.
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê
Kông) với chiều dài 120km. Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2,
chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước.
3.1.2 Hành chính - xã hội
Tiền Giang là tỉnh đất hẹp người đông, dân số năm 2010 là 1.681.465
người, mật độ dân số trung bình là 677 người/km 2, chiếm khoảng 9,8% dân số
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11,4% dân số Vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam và 1,9% dân số cả nước.
Tình hình dân số trong các năm qua ổn định, không biến động nhiều do
thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ tăng dân số năm
2010 là 10,6%. Dân số của tỉnh: nam chiếm 49,2% (826.534 người), nữ chiếm
50,8% (854.931 người); thành thị chiếm 13,9% ( 232.977 người), nông thôn
chiếm 86,1% (1.448.488 người).
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 8 huyện: Cai Lậy,
Cái Bè, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân
Phú Đông, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho với 169 đơn vị hành chính cấp
xã, trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2.
3.1.3 Điều kiện tự nhiên
* Địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao
trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m.
GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-13-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực
có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung như sau:
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo
sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo).
Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc
lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình
lên đến 1.6 – 1,8 m.

- Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh
Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 1,0m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa bàn có
hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là
giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy,
Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Long
Định). Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền
(bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình
thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân
Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân
Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long
tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị
ngập nặng nhất của tỉnh .
- Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m
bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ,
Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình
Phan (Chợ Gạo) phía Đông .
- Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có
cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông
chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình
Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Do tác động bồi
lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân
Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam .

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-14-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh



Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc ...

Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình
phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.
* Khoáng sản
Khoáng sản Tiền Giang có mỏ đất sét Tân Lập với trữ lượng hơn 6 triệu
m3 , chất lượng tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gốm xuất
khẩu; và trên 1 triệu m 3 than bùn có thể làm phân vi sinh hữu cơ. Ngoài ra,
còn trữ lượng cát dọc sông Tiền phục vụ cho san lắp mặt bằng và tài nguyên
nước khoáng, nước nóng …
* Thời tiết khí hậu
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình
quân trong năm là 27 - 27,9 oC; tổng tích ôn cả năm 10,183oC/năm.
Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm
trung bình 80 - 85%.
Gió: có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc
độ trung bình 2,5 - 6m/s.
* Biển và sông ngòi
Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ
biển dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và
cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền). Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và
tối đa 3m) vào các tháng 10 đến tháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông
Bắc (gió chướng). Ngoài ra, chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công Đông chịu
ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.
Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết
lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028 ha gồm các loại bần,

đước, mắm, dừa nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong
phú gồm 75 loài thuộc 35 họ. Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm,
hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển:

GVHD: PGS.TS.Đỗ Văn Xê

-15-

SVTH: Lê Thị Thu Oanh


×