Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

PHÂN TÍCH lợi NHUẬN và rủi RO THỊ TRƯỜNG của cổ PHIẾU CTTP dược hậu GIANG THÔNG QUA mô HÌNH ĐỊNH GIÁ tài sản vốn (CAPM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- O ---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO THỊ TRƯỜNG
CỦA CỔ PHIẾU CTTP DƯỢC HẬU GIANG
THÔNG QUA MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ
TÀI SẢN VỐN (CAPM)

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Diệu Hiền

Nguyễn Ngọc An
MSSV: B080115
QTKD K34 - Bằng 2

2011


LỜI CẢM TẠ

Sau khoảng thời gian học tập dưới sự chỉ dạy của quý thầy cô trường nói
chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh nói riêng em đã trang bị
được cho mình những kiến thức bổ ích về xã hội và chuyên môn vô cùng quý giá.
Những kiến thức này sẽ là hành trang có thể giúp em vượt qua những khó khăn, thử


thách trong công việc và cuộc sống. Sau gần 3 tháng thực tập và tìm hiểu tại CTCP
Dược Hậu Giang nhằm củng cố những kiến thức đã được học và đúc kết những
kinh nghiệm từ thực tiễn để bổ sung cho lý luận, đến nay em đã hoàn thành đề tài
tốt nghiệp của mình.
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Lê Thị Diệu Hiền,
cùng sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy cô Khoa kinh tế & Quản Trị Kinh doanh đã
giúp em hoàn thành luận văn “Phân tích lợi nhuận và rủi ro thị trường của cổ
phiếu Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang thông qua mô hình Định giá tài sản
vốn (CAPM)”
Qua đây em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến thầy cô Khoa Kinh tế & Quản
trị kinh doanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em
cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty đã chỉ dẫn,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua,
đặc biệt là các anh, chị trong phòng Kế Toán đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp
những thắc mắc, truyền đạt những kiến thức thực tế bổ ích cho em hoàn thành luận
văn này.
Trong quá trình viết bài luận văn này không tránh khỏi những sai xót, xin các
bạn cùng quý thầy cô góp ý để em có thể bổ sung thêm kiến thức và hoàn thiện đề
tài của mình hơn.
Em xin kính chúc các thầy, cô trong Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh; Ban
giám đốc, các anh, chị trong CTCP DHG dồi dào sức khoẻ, vui tươi, hạnh phúc và
thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Chân thành cám ơn!
Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

ii



LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)

v


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên phản biện
(ký và ghi rõ họ tên)

vi


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

3

2.1.1 Công ty cổ phần

3

2.1.2 Chứng khoán

3

2.1.3 Cổ phiếu

3

2.1.4 Niêm yết chứng khoán

4

2.1.5 Giao dịch chứng khoán

4

2.1.6 Các chỉ số tài chính dùng để phân tích và định giá cổ phiế

4


2.1.7. Các chỉ số về cổ phiếu

7

2.1.8. Mô hình CAMP

8

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

11
12

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CTCP DƯỢC HẬU GIANG

13

3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG

13

3.1.1. Giới thiệu

13


3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

16

3.1.3. Sơ đồ tổ chức, quản lý

16

3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

19

3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2008 – 2010

19

3.2.2. Chỉ tiêu tài chính

24

3.3. NHỮNG MẶT THUẬN LỢI

26

3.4. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC

28

3.5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2014


29

3.5.1. Mục tiêu

29

3.5.2. Phương hướng hoạt động trong giai đoạn 2011 – 2014

31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CỔ

PHIẾU DHG

34

4.1. GIỚI THIỆU MÃ CỔ PHIẾU DHG

34

vii


4.1.1. Giới thiệu mã cổ phiếu DHG

34

4.1.2. Chỉ tiêu trên cổ phần


35

4.1.3. Phân tích cổ phiếu DHG qua biểu đồ phân tích kỹ thuật

37

4.2. LỢI NHUẬN CỦA CỔ PHIẾU

39

4.2.1. Tỷ suất cổ tức

40

4.2.2. Tỷ suất lãi trên vốn

40

4.3. RỦI RO CỦA CỔ PHIẾU

42

4.3.1. Rủi ro trong kinh doanh

42

4.3.2. Hệ số rủi ro

43


CHƯƠNG 5: DỰ BÁO

47

5.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

47

5.2. DỰ BÁO

48

5.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ

50

5.3.1 Đề xuất đối với nhà đầu tư, cổ đông nắm giữ cổ phiếu DHG

50

5.3.2 Đề xuất đối với Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

51

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

6.1. KẾT LUẬN


52

6.2. KIẾN NGHỊ

53

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đường thị trường chứng khoán SML

11

Hình 3.1. sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lý công ty cổ phần dược hậu giang

17

Hình 3.2. Mạng lưới hệ thống phân phối sản phẩm của DHG

27

Hình 3.3. Chiến lượt “Kiềng 3 chân”

31

Hình 4.1. Diễn biến EPS của cổ phiếu DHG từ 2008 – 2010

36


Hình 4.2. Biểu đồ phân tích kỹ thuật cổ phiếu DHG 2008 – 2010

37

Hình 4.3. Biểu đồ chỉ số VN – Index từ 2008 đến 2010

39

Hình 4.4. Đồ thị diễn biến dao động giá cổ phiếu DHG giai đoạn 2008 – 20 41
Hình 4.5. Đồ thị diễn biến dao động chỉ số VN Index giai đoạn 2008 – 201041

ix


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2008 – 2010

20

Bảng 3.2 Các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản

24

Bảng 3.3 Chỉ tiêu năm 2011 của CTCP Dược Hậu Giang

30

Bảng 4.1 Các đợt tăng vốn điều lệ


34

Bảng 4.2 Các chỉ tiêu trên vốn cổ phần

35

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy tuyến tính (SPSS)

43

x


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCP

Công ty cổ phần

Công ty

CTCP Dược Hậu Giang

TTCK

Trung tâm chứng khoán

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán


UBCKNN

Uỷ ban chứng khoán nhà nước

Giấy CNĐKKD

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

TSSL

Tỷ suất sinh lời

xi


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hàng trăm cổ phiếu được
niêm yết và sự biến động của các cổ phiếu này ngày càng phức tạp. Nhiều nhà đầu
tư rất lúng túng trong việc lựa chọn đối tượng để đầu tư, vấn đề quan trọng hàng
đầu đối với họ là tìm ra những cổ phiếu thực sự có tiềm năng sinh lời để đầu tư.
Một thực tế là rất nhiều nhà đầu tư không nắm rõ thông tin các công ty được
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang hoạt động như thế nào và đầu
tư vào cổ phiếu của các công ty nào sẽ có lãi. Và họ thường có xu hướng đầu tư
theo “hiệu ứng bầy đàn”, họ cùng đổ xô đi mua những cổ phiếu một cách chủ quan.
Chiếm số lượng không nhỏ là những nhà đầu tư cổ phiếu mà không hề có trong tay

những tài liệu và phương pháp cần thiết để tìm hiểu, đánh giá về tiềm năng của cổ
phiếu đó dẫn đến đầu tư không thực sự hiệu quả. Vì vậy việc phân tích và đánh giá
lợi nhuận và rủi ro cổ phiếu của công ty niêm yết trước khi đưa ra quyết định đầu tư
là rất quan trọng.
Ngay từ những ngày đầu mới niêm yết, cổ phiếu của công ty cổ phần Dược
Hậu Giang (với mã cổ phiếu DHG) đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và hiện
nay đã trở thành cổ phiếu blue-chip trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó
việc phân tích lợi nhuận và rủi ro thị trường của cổ phiếu DHG là vô cùng hữu ích
đối với các nhà đầu tư. Chính vì nguyên nhân đó tôi đã chọn đề tài: “Phân tích lợi
nhuận và rủi ro thị trường của cổ phiếu Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
thông qua mô hình Định giá tài sản vốn (CAPM)”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích lợi nhuận và rủi ro thị trường của cổ phiếu Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang (DHG) thông qua mô hình Định giá tài sản vốn (CAPM), qua đó đề xuất
giải pháp đầu tư nhằm đạt khả năng sinh lời tối ưu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và các chỉ số tài chính của DHG.

1


Luận văn tốt nghiệp

- Phân tích tình hình giao dịch của cổ phiếu DHG trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
- Phân tích lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu DHG thông qua mô hình CAMP.
- Dự báo và đánh giá xu hướng phát triển cổ phiếu trong tương lai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian

Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Nguồn
thông tin sử dụng cho đề tài này được tổng hợp từ số liệu của Phòng Kinh doanh và
Phòng Kế toán của CTCP Dược Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian
- Thời gian thực hiện luận văn: từ 21/01/2011 đến 15/04/2011.
- Số liệu sử dụng trong luận văn này chủ yếu thu thập từ năm 2008 đến 2010.

2


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Công ty cổ phần
 Khái niệm
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có
thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng
tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác.
 Các loại cổ phần
- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người nắm giữ cổ phần phổ
thông gọi là cổ đông phổ thông.
- Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi
là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
 Cổ phần ưu đãi biểu quyết
 Cổ phần ưu đãi cổ tức

 Cổ phần ưu đãi hoàn lại
 Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
2.1.2 Chứng khoán
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể
hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai...
2.1.3 Cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Khi sở hữu cổ phiếu,
người đó trở thành cổ đông của công ty, và có những quyền lợi sau:
3


Luận văn tốt nghiệp


Quyền nhận cổ tức theo tỷ lệ góp vốn.



Quyền mua thêm cổ phiếu mới.



Quyền bỏ phiếu.




Quyền tiếp cận thông tin, hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

2.1.4 Niêm yết chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán được phép giao
dịch trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Để được niêm yết trên SGDCK,
thông thường tổ chức niêm yết và các chủ thể phải thực hiện theo qui trình sau:
- Bước 1: Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán nộp hồ sơ đăng ký niêm yết
- Bước 2: SGDCK tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ.
- Bước 3: Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên SGDCK.
- Bước 4: SGDCK tiến hành kiểm tra niêm yết.
- Bước 5: SGDCK phê chuẩn niêm yết.
- Bước 6: Khai trương niêm yết.
2.1.5 Giao dịch chứng khoán
 Giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK)
SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết theo phương thức khớp lệnh
tập trung và phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng
khoán của SGDCK. Chứng khoán niêm yết tại SGDCK không được giao dịch bên
ngoài SGDCK, trừ trường hợp quy định tại quy chế giao dịch chứng khoán của
SGDCK.
 Giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) tổ chức giao dịch chứng khoán
niêm yết theo phương thức thoả thuận và các phương thức giao dịch khác quy định
tại Quy chế giao dịch chứng khoán của TTGDCK.
Chứng khoán niêm yết tại TTGDCK được giao dịch tại công ty chứng khoán
là thành viên giao dịch của TTGDCK theo Quy chế giao dịch chứng khoán của
TTGDCK.
2.1.6 Các chỉ số tài chính dùng để phân tích và định giá cổ phiếu
Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng
các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để đánh giá một cổ phiếu. Quá

trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của
4


Luận văn tốt nghiệp

doanh nghiệp, đó là công ty hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh
toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các công ty
cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.
Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và
hoạt động của công ty có được ổn định không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt
hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc phân tích
các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng
cân đối tài sản và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư
của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu
lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập).
2.1.6.1. Chỉ tiêu chung
 Vốn điều lệ: vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ công ty.
 Cổ phiếu đang lưu hành: là những cổ phiếu hiện đang lưu hành trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
 Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã phát hành và được mua, bán lại trên thị trường
bởi chính tổ chức phát hành.
2.1.6.2. Hệ số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng của người đi vay có thể hoàn trả cả gốc lẫn
lãi của một khoản nợ. Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng được sử dụng
để đánh giá rủi ro tài chính của một công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử
dụng nhiều nhất là hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh.
 Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các
khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp

ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
 Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt
và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã
được loại bỏ bởi hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.

5


Luận văn tốt nghiệp

(Tài sản lưu động- Hàng tồn kho)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn.
Thông thường khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ
số này > 0,5 vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến
các nguồn thu hay doanh thu từ bán hàng.
2.1.6.3. Hệ số nợ
 Hệ số nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ
bằng nợ. Hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao và ngược lại.
(Nợ phải trả)
Hệ số nợ/Tổng tài sản =
(Tổng tài sản)
 Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu
Hệ này đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp. Nó cho biết trong
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.

(Nợ phải trả)
Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu =
(Tổng nguồn vốn)
Hệ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức
mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, làm thế nào để doanh nghiệp
có thể chi trả cho các hoạt động.
2.1.6.4. Hệ số khả năng sinh lời
 Hệ số lợi nhuận ròng (ROS)
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của
một công ty so với doanh thu của nó
(Lợi nhuận sau thuế)
ROS =
(Doanh thu thuần)
Đây là một trong các chỉ số quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của
công ty, hệ số này càng cao càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty.
 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA
cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

6


Luận văn tốt nghiệp

( Lợi nhuận sau thuế)
ROA =
(Tổng tài sản)
Hệ số này càng cao thì cho thấy cổ phiếu có sức hấp dẫn càng lớn, vì nó cho
thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản của công ty.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE
càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty
càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công
ty là bao nhiêu.
( Lợi nhuận sau thuế)
ROE =
(Vốn chủ sở hữu)
2.1.7. Các chỉ số về cổ phiếu
 Cổ tức (DPS)
Cổ tức (DPS) là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả
cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ.
( thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi – thu nhập giữ lại)
DPS =
(Số CP thường đang lưu hành)
 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS )
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường
đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả
năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và được coi là biến số quan trọng nhất trong
việc tính toán giá cổ phiếu, EPS được tính bởi công thức sau:
( Lợi nhuận ròng – cổ tức ưu đãi)
EPS =
(Số CP thường đang lưu hành)
 Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E )
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng
trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có
ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối
quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - PM) và thu nhập của mỗi cổ phiếu
(EPS) và được tính như sau:

7



Luận văn tốt nghiệp

(Giá thị trường)
P/E =
(Thu nhập mỗi cổ phiếu)
Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay giá mà nhà đầu tư phải trả cho một đồng thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Nếu hệ số P/E càng cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư kỳ vọng tốc độ tăng cổ
tức cao trong tương lai.
 Chỉ số thanh toán cổ tức (DPS/EPS)
Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông
dưới dạng cổ tức.
(Cổ tức)
Chỉ số thanh toán cổ tức =
(Thu nhập của mỗi cổ phiếu)
 Chỉ số thu nhập giữ lại
Tỷ lệ thu nhập giữ lại có ý nghĩa khá quan trọng đối với nhà đầu tư và HĐQT
công ty. Vì nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng chậm
lại, giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời. Ngược lại nếu tỷ lệ này quá lớn sẽ làm
giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến giá cổ phiếu sẽ giảm.
Chỉ số thu nhập giữ lại = 1 – Chỉ số thanh toán cổ tức
 Giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông
Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của một cổ phiếu theo số liệu trên
sổ sách, một nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá trị thị
trường của cổ phiếu, nếu chỉ tiêu này càng thấp hơn so với giá trị thực.
(Tổng tài sản – Tổng số nợ - Cổ phiếu ưu đãi)
Giá trị sổ sách =
(Số cổ phiếu phổ thông)

2.1.8. Mô hình CAMP
Thu nhập kì vọng của một loại chứng khoán hay danh mục đầu tư sẽ ngang
bằng với mức chứng khoán phi rủi ro cộng thêm khoản lợi tức bù rủi ro. Nếu thu
nhập kì vọng không đạt mức thu nhập tối thiểu yêu cầu, khi đó nhà đầu tư sẽ không
tiến hành đầu tư. Sử dụng mô hình CAPM cùng các giả định, chúng ta có thể ước
tính được thu nhập kì vọng của một cổ phiếu.

8


Luận văn tốt nghiệp

2.8.1.1. Những giả định đặt ra khi áp dụng mô hình CAPM
Mô hình CAPM đơn giản hoá mối tương quan giữa mức sinh lợi trung bình và
các nhân tố rủi ro của một loại tài sản tài chính hay cụ thể hơn là chứng khoán. Vì
vậy, để áp dụng mô hình, chúng ta đưa ra những giả định như sau:
(1) Nhà đầu tư là những cá nhân không thích rủi ro nhưng luôn muốn tối đa
hóa lợi ích mong đợi.
(2) Nhà đầu tư luôn có cùng suy nghĩ về tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, phương sai,
hiệp phương sai. Nghĩa là, tất cả các nhà đầu tư đều có kỳ vọng giống nhau trong
một tập hợp các cơ hội và có cùng thông tin thị trường vào cùng thời điểm.
(3) Lợi nhuận đạt được phân phối theo phương thức phân phối chuẩn.
(4) Luôn luôn có một sự tồn tại các tài sản phi rủi ro và các nhà đầu tư có thể
cho vay hay vay một số lượng không giới hạn các tài sản trên
(5) Luôn có một sự cố định những loại tài sản và số lượng của chúng trong
một kỳ nghiên cứu đủ lớn.
(6) Tất cả các tài sản đều có thể phân chia hoặc đo lường một cách chính xác
trong một thời điểm so sánh tốt nhất.
(7) Tỷ lệ vay trong thị trường cũng giống như tỷ lệ cho vay, nghĩa là mọi nhà
đầu tư đều có cơ hội lãi suất như nhau trong việc vay hay cho vay.

(8) Các nhân tố làm thị trường không hoàn hảo không tồn tại như: thuế, luật,
chi phí môi giới hay bất cứ một sự ngăn cấm nào.
2.8.1.2. Nội dung mô hình
 Tỷ suất sinh lợi thị trường
Vì những nhà đầu tư lúc nào cũng mong muốn bù đắp phần rủi ro cho nên họ
chỉ nắm giữ tài sản khi tỷ suất sinh lợi của tài sản này bù đắp được phần rủi ro.
Rm = Rf + phần bù rủi ro
Như vậy, tỷ suất sinh lợi thường là tổng của tỷ suất sinh lợi phi rủi ro cộng với
phần bù rủi ro tiềm ẩn trong danh mục thị trường.
Ở đây ta chú ý những đặc điểm sau của tỷ suất sinh lợi thị trường:
 Rm không phải là tỷ suất sinh lợi trong một tháng, một năm cụ thể nào vì
các cổ phần luôn có rủi ro cho nên tỷ suất sinh lợi thực sự trên thị trường trong một
tháng cụ thể có thể dưới Rf hoặc có thể âm.

9


Luận văn tốt nghiệp

 Phần bù rủi ro giả định là dương vì nhà đầu tư luôn mong muốn bù đắp
được rủi ro.
 Tỷ suất của phần bù rủi ro là tỷ suất đánh giá tốt nhất chênh lệch xảy ra
trong tương lai.
 Xây dựng mô hình
Từ việc xác định tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của thị trường, ba nhà kinh tế
William Sharpe, John Lintnet và Jack Treynor đã đưa ra mối quan hệ giữa tỷ suất
sinh lợi (TSSL) và hệ số rủi ro β bằng phương trình sau:
Ri = Rf + β.(Rm – Rf)
Trong đó


(2.1)

Rf là lợi nhuận không rủi ro
Rm là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục thị trường
β là hệ số rủi ro của cổ phiếu.

Nhận xét:
+ β = 0 : Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có β = 0 chính là lợi nhuận
phi rủi ro Rf:

R= Rf + β( Rm – Rf) = Rf + 0.( Rm – Rf) = Rf

+ β = 1 : Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có β = 1 chính là lợi nhuận thị
trường Rm:

R= Rf + β( Rm – Rf) = Rf + 1.( Rm – Rf) = Rm

Từ (2.1) => Ri – Rf = β.(Rm – Rf)
Đặt

Y = R – Rf

: phần bù rủi ro chứng khoán

X = Rm – Rf : phần bù rủi ro thị trường.
Ta có phương trình hồi quy : Y = βX

(2.2)

Như vậy, phần bù rủi ro chứng khoán = β * phần bù rủi ro thị trường.

Hệ số β: được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận
cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường.
Phương trình (2.1) được xem là mô hình định giá tài sản vốn CAPM, ngụ ý
rằng tỷ suất sinh lợi một chứng khoán có mối tương quan xác định với rủi ro β của
chứng khoán đó. Mô hình này được diễn giải bằng lời như sau: “lợi nhuận kỳ vọng
bằng lợi nhuận không rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro
toàn hệ thống của chứng khoán đó”.
2.8.1.3. Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro
của chứng khoán đó, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán rủi ro cao có lợi
10


Luận văn tốt nghiệp

nhuận cao và ngược lại. Hay nói khác đi, nhà đầu tư giữ chứng khoán có rủi ro cao
chỉ khi nào lợi nhuận kỳ vọng đủ lớn để bù đắp rủi ro đó.
Về mặt hình học, mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu và hệ số rủi ro
β được biểu diễn bằng đường thẳng có tên là đường thị trường chứng khoán SML.
Đường thị trường chứng khoán (SML) là đường thẳng thể hiện mối quan hệ giữa rủi
ro hệ thống và tỷ suất sinh lời (TSSL) của một loại chứng khoán. Từ phương trình
của SML, dựa trên các ước lượng TSSL của tài sản phi rủi ro và của danh mục thị
trường, từ đó ta có thể tính toán TSSL của một loại chứng khoán khi biết rủi ro hệ
thống của nó.

Hình 2.1 Đường thị trường chứng khoán SML
Phương trình (2.1) và hình 2.1 càng khẳng định cho chúng ta thấy rằng TSSL
mong đợi của một tài sản rủi ro được xác định bởi Rf cộng với phần bù rủi ro của tài
sản đó. Phần bù rủi ro được xác định bằng rủi ro hệ thống của tài sản (β) nhân với
phần bù rủi ro thị trường (Rm – Rf).

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu trong bài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chủ yếu trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Đồng
thời, các số liệu về cổ phiếu DHG trong bài còn được thu thập từ một số Website:
www.vsbc.com.vn, www.stockbiz.vn..., sách báo và tạp chí chuyên ngành.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
11


Luận văn tốt nghiệp

Sử dụng phương pháp mô tả thông qua biểu bảng thống kê từ đó so sánh, nhận
xét, và đánh giá kết quả. Bên cạnh đó bài luận văn còn sử dụng phương pháp xây
dựng mô hình hồi quy thông qua phần mềm SPSS kết hợp công cụ hỗ trợ như:
Word, Excel...
 Phương pháp so sánh
- So sánh số tuyệt dối
Là kết quả của phép trừ trị số tuyệt đối của kỳ phân tích với kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo

Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước;
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm được tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động

của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- So sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số tuyệt đối của kỳ phân tích so với kỳ gốc
của các chỉ tiêu kinh tế:

∆y = (y1 / yo).100%

Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước;
y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này được dùng để làm rõ tình hình biến động của của các chỉ tiêu
kinh tế trong một khoảng thời gian cụ thể.
 Phương pháp phân tích lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu DHG
Từ lý thuyết mô hình định giá tài sản vốn đã trình bày ở trên, ta thu thập số
liệu về cổ phiếu DHG và số liệu thị trường, sử dụng công cụ hỗ trợ Excel để tổng
hợp, xử lí số liệu sau đó sử dụng phần mềm SPSS để phân tích hồi quy tuyến tính,
từ đó thiết lập mô hình hồi quy giữa lợi nhuận cổ phiếu và lợi nhuận thị trường.

CHƯƠNG 3
12


Luận văn tốt nghiệp

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
3.6. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG
3.1.4. Giới thiệu
Tên Công ty


:

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Tên viết tắt

:

DHG

D Development - Phát triển có nền tảng
H Health – Cho con người cuộc sống khỏe đẹp
G Global – Hướng đến toàn cầu
Tên Tiếng Anh

:

LOGO Công ty

:

Địa chỉ trụ sở

:

Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company

288Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều,
Tp. Cần Thơ.


Điện thoại

:

(84-7103) 891433 - 890095

Fax:

:

(84-7103) 895209

Email

:



Website

:

www.dhgpharma.com.vn

Giấy CNĐKKD

:

Số 5703000111 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.
Cần Thơ cấp, đăng ký lần đầu ngày 15/09/2004.


Vốn điều lệ

:

80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng).

Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh dược phẩm;
- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế;
- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế
theo quy định của Bộ Y tế;
- Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến; In bao bì;
- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;
- Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh;
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo.
- Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa (hoạt động theo quy định của
Tổng cục Du lịch).
13


Luận văn tốt nghiệp

TẦM NHÌN – SỨ MẠNG – CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI
- Vision (Tầm nhìn): “Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”.
- Mission (Sứ mạng): “Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và
dịch vụ chất lượng cao, thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”.
- Core Business (Định năng): Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cuộc sống
khỏe đẹp.
- Core Competency (Định nghệ): Sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, Dược

mỹ phẩm , Thực phẩm bổ sung.
- Core Value (Định phẩm) - Các giá trị cốt lõi
1. Lấy chất lượng, an toàn, hiệu quả làm cam kết cao nhất.
2. Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển.
3. Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động.
4. Lấy Bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào Công ty.
5. Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài.
6. Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh.
7. Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động.
DHG tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, được thành lập năm 1974. Công
ty tiến hành cổ phần hóa năm 2004 và chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE
vào năm 2006. Trụ sở chính của Công ty được đặt tại 288Bis đường Nguyễn Văn
Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Với chiến lược kinh doanh: “Giữ vững hệ thống phân phối, đầu tư phát triển
mạnh cho sản xuất, mở rộng thị trường, tăng thị phần, lấy thương hiệu và năng lực
sản xuất làm nền tảng”, DHG từ một công ty đứng trên bờ vực phá sản đã trở thành
một trong những Công ty hàng đầu trong ngành Dược của Việt Nam.
Hiện nay, DHG có trên 200 sản phẩm thuộc 12 nhóm sản phẩm được lưu hành
trên toàn quốc. Trong đó sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất là
Haginat, Klamentin thuộc nhóm kháng sinh và Hapacol - nhóm giảm đau, hạ sốt.
Công ty có nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, được chia làm 06 phân
xưởng, trong đó có 04 phân xưởng sản xuất thuốc, 01 phân xưởng bao bì và 01
phân xưởng chế biến dược liệu hóa dược, với tổng công suất đạt 3 tỷ đơn vị sản
phẩm. Tổng số nhân viên gần 2000 người, trong đó có nhân viên có trình độ đại
học và trên đại học chiếm 21%. Ngoài ra, DHG còn là công ty dược có hệ thống
14


×