Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN lí và HIỆU QUẢ sử DỤNG tài sản cố ĐỊNH tại CÔNG TY cổ PHẦN dược hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÍ
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

HỨA THANH XUÂN

LÝ THỊ HƯƠNG THỦY
MSSV: 4073849
Lớp: Kế toán 3 - K33

Tháng 5/ 2011


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................. 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................ 1

1.2.



Mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................... 2
1.2..2. Mục tiêu cụ thể.................................................................... 2
1.3.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2

1.3.1. Phạm vi về không gian ........................................................ 2
1.3.2. Phạm vi về thời gian............................................................ 2
1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu ........................................ 2
1.4.

Lược khảo tài liệu....................................................................... 3

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................... 4
2.1.

Phương pháp luận ....................................................................... 4

2.1.1. Khái quát về tài sản cố định................................................. 4
2.1.2. Đánh giá tài sản cố định ...................................................... 8
2.1.3. Vai trò của tài sản cố định ................................................... 20
2.1.4. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định ........................ 21
2.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 24


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................... 24
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................. 24
CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG........................................................................... 26
3.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.................................................. 26

3.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................... 26
3.1.2. Quá trình phát triển.............................................................. 27
3.2.

Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh ......................................... 30

3.3.

Cơ cấu nguồn lao động ............................................................... 32
i


3.4.

Cơ cấu sản phẩm ........................................................................ 34

3.5.

Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn

2008 - 2010 ........................................................................................ 36
3.6.


Định hướng phát triển đến năm 2014 .......................................... 40

3.6.1. Mục tiêu .............................................................................. 40
3.6.2. Chiến lược........................................................................... 40
CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG ........... 42
4.1.

Phân tích thực trạng quản lý tài sản cố định tại Công ty Cổ phần

Dược Hậu Giang ................................................................................. 42
4.1.1. Cách phân loại tài sản cố định ............................................. 42
4.1.2. Cách đánh giá giá trị tài sản cố định .................................... 47
4.1.3. Nguyên tắc và phương pháp khấu hao tài sản cố định.......... 48
4.1.4. Hệ thống sổ ghi chép, theo dõi tài sản cố định ..................... 50
4.1.5. Công tác kiểm kê tài sản cố định ......................................... 55
4.2.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản cố định tại Công ty

Cổ phần Dược Hậu Giang .................................................................... 57
4.2.1. Ưu điểm .............................................................................. 57
4.2.2. Nhược điểm......................................................................... 58
4.3. Phân tích thực trạng sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang ................................................................................. 59
4.3.1. Phân tích tình hình tăng, giảm tài sản cố định...................... 59
4.3.2. Phân tích tình trạng kĩ thuật của tài sản cố định ................... 65
4.3.3. Phân tích trình độ trang bị chung tài sản cố định.................. 67
4.3.4. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định.......................... 69

4.4.

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng

tài sản cố định ...................................................................................... 71
4.5.

Đánh giá thực trạng sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần

Dược Hậu Giang .................................................................................. 74

ii


CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC QUẢN LÍ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 75
5.1.

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản

cố định ................................................................................................. 75
5.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định .................. 76

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 80
6.1.

Kết luận...................................................................................... 80


6.2.

Kiến nghị.................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 82

iii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1. Cơ cấu nhân sự Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
theo giới tính ............................................................................ 32
Bảng 2. Cơ cấu nhân sự Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
theo trình độ ............................................................................. 33
Bảng 3. Cơ cấu nhân sự Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
theo chức năng.......................................................................... 34
Bảng 4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008, 2009
và 2010 tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang ...................... 36
Bảng 5. Danh mục tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang .............................................................................. 43
Bảng 6. Danh mục tài sản cố định vô hình tại Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang .............................................................................. 47
Bảng 7. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định qua 03 năm 2008, 2009
và 2010 tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang ....................... 59
Bảng 8. Hệ số tăng tài sản cố định qua 03 năm 2008, 2009 và 2010
tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang..................................... 62
Bảng 9. Hệ số tăng tài sản cố định qua 03 năm 2008, 2009 và 2010
tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang..................................... 63

Bảng 10. Hệ số hao mòn tài sản cố định qua 03 năm 2008, 2009 và 2010
tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang..................................... 65
Bảng 11. Trình độ trang bị chung tài sản cố định qua 03 năm 2008, 2009
và 2010 tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang ....................... 67
Bảng 12. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua 03 năm 2008, 2009
và 2010 tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang ....................... 69
Bảng 13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua 03 năm
2008, 2009 và 2010 tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang .... 71

iv


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang ........ 30
Hình 2. Cơ cấu sản phẩm thuốc của Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang ........................................................................................... 35

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
UBND :

Ủy Ban Nhân dân

CLB :


Câu lạc bộ

TNHH :

Trách nhiệm hữu hạn

DHG Pharma : Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
TSCĐ:

Tài sản cố định

CCDC :

Công cụ dụng cụ

TIẾNG ANH
WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế Thế giới

GMP (Good Manufacturing Practice) Thực hành tốt sản xuất thuốc
GLP (Good Laboratory Practice)

Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc

GSP (Good Storages Practice)

Thực hành tốt bảo quản thuốc

ROS (Return On Sales)


Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu

ROE (Return On Equity)

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần

ROA (Return On Assets)

Tỷ suất sinh lời của tài sản

EPS

Tỉ suất thu nhập trên cổ phần

(Earnings Per Share)

vi


TÓM TẮT
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài sản cố định là thành phần
cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong vốn sản xuất. Do đó công tác quản lý và sử dụng tài
sản cố định trong doanh nghiệp là một vấn đề cần được quan tâm..
Xuất phát từ ý nghĩa đó, đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
HẬU GIANG” tập trung đi vào phân tích thực trạng quản lý và sử dụng tại Công ty
Cổ phần Dược Hậu Giang để từ đó có thể thấy được những kết quả mà Công ty đã
đạt được trong công tác quản lý và trong việc sử dụng tài sản cố định cũng như là
những hạn chế cần khắc phục. Qua đó, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nâng cao

chất lượng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định để Công ty
có thể tiết kiệm được vốn sản xuất, làm giảm giá thành sản phẩm, lợi nhuận tăng lên
để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và phát
triển.

vii


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định đóng một vai trò hết
sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tài sản cố định là một
trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất kĩ thuật để tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện năng lực và thế mạnh của
doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa
là một doanh nghiệp nắm giữ nhiều tài sản cố định là doanh nghiệp đó thật sự
kinh doanh có hiệu quả. Thực tế cho thấy rằng, một doanh nghiệp nếu có nhiều
tài sản cố định mà không tổ chức tốt công tác quản lí và không biết cách sử dụng
hợp lí thì hiệu quả kinh tế mà những tài sản cố định đó mang lại cho doanh
nghiệp sẽ không cao. Khi đó, năng lực sản xuất của các máy móc, thiết bị sẽ
không được sử dụng một cách tối đa, đầu tư không đúng vào tài sản cố định gây
nên sự lãng phí không cần thiết, năng suất lao động trở nên thấp hơn.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của tài sản cố định đối với doanh nghiệp,
đòi hỏi những người làm công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định phải thường
xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tài sản cố định về số lượng, giá trị. Từ đó, sẽ

giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch kinh doanh hợp lí nhằm thực hiện mục
đích tối đa hóa lợi nhuận.
Đối với một doanh nghiệp có quy mô lớn như Công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang thì vấn đề quản lí và sử dụng tài sản cố định lại là một vấn đề cần thiết
hơn nữa. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang có nhiều phòng
ban và có nhiều phân xưởng sản xuất, vì thế số lượng tài sản cố định của công ty
là khá lớn nên việc quản lí và sử dụng sẽ gặp không ít khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lí và sử dụng tài sản cố định
đối với các doanh nghiệp nói chung và với Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
nói riêng, nên tôi chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 1

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

DƯỢC HẬU GIANG” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình để nhằm tìm
hiểu rõ hơn về tình hình quản lí, sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang, từ đó đề xuất ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất
lượng công tác quản lí tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố
định tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình quản lí và hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thực trạng công tác quản lí tài sản cố định tại Công ty Cổ

phần Dược Hậu Giang
-

Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ

phần Dược Hậu Giang
-

Tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản

cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Địa
chỉ: 288 Bis, Nguyễn Văn Cừ, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ
1.3.2. Phạm vi về thời gian
-

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ cuối tháng 01/2011

đến giữa tháng 04/2011.
-

Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài được lấy từ năm 2008 đến


năm 2010
1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Vấn đề được tập trung phân tích trong đề tài là việc quản lí và sử
dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 2

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo tài liệu sau:
Nguyễn Trung Trí (2005), Trường Đại học Quản lí Kinh doanh, luận
văn tốt nghiệp: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN”
Đề tài phân tích tình hình quản lí và sử dụng tài sản cố định cũng như là
tình hình trang bị và đầu tư tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện.
Dựa vào việc phân tích, tác giả đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công
ty, từ đó, đề xuất một số giải pháp giúp Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện nâng
cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tuy nhiên, trong đề tài vẫn còn có một số
hạn chế:


Về mặt hình thức: sắp xếp trình tự nội dung cần trình bày chưa được


hợp lý và không mang tính logic.


Về mặt nội dung:

-

Chưa đi phân tích sâu về thực trạng quản lí tài sản cố định mà chỉ tập

trung vào phân tích thực trạng sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần
Thiết bị Bưu điện.
-

Số liệu trong đề tài chỉ lấy trong hai năm 2003 và 2004, cho nên, kết

quả so sánh chưa thật sự cho thấy rõ được sự biến động như thế nào.
-

Chưa đánh giá được ưu, nhược điểm của công tác quản lí tài sản cố

định tại Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện
Để khắc phục những hạn chế trên, tôi sẽ chia phần phân tích thực trạng
quản lí tài sản cố định và thực trạng sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang thành hai phần riêng nhằm thuận lợi cho việc phân tích và tôi sẽ
sử dụng số liệu trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 để phân tích.

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 3


SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái quát về tài sản cố định
2.1.1.1. Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có

-

giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất, còn giá trị của nó thì được
chuyển dịch dần từng phần vào giá trị của sản phẩm trong các chu kì sản xuất.
Thông thường, một tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi nó thỏa

-

mãn đồng thời 2 tiêu chuẩn sau:
+ Một là, phải có thời gian sử dụng tối thiểu từ 1 năm trở lên;
+ Hai là, phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức cố định (được quy định
riêng theo từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức
giá của từng thời kì).
2.1.1.2. Đặc điểm tài sản cố định
-


Tham gia trực tiếp, gián tiếp vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh;

-

Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao

mòn dần và giá trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kì dưới hình thức khấu hao;
-

Khi tham gia vào nhiều kì kinh doanh, mặc dù bị hao mòn về giá trị song

vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
2.1.1.3.
a.

Phân loại tài sản cố định

Phân loại theo hình thái biểu hiện và đặc trưng kĩ thuật
Tài sản cố định được phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố

định vô hình.
 Tài sản cố định hữu hình:
-

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do

doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù
hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình như sau:


GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 4

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;
+ Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ 1 năm trở lên;
+ Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
-

Tài sản cố định hữu hình được chia thành các nhóm sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc (nhà xưởng, nhà kho, trụ sở làm việc, phòng
trưng bày sản phẩm,…);
+ Máy móc, thiết bị (dây chuyền công nghệ, thiết bị động lực, thiết bị
chuyên dùng,…);
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn (xe ô tô tải, xe gắn máy; hệ
thống điện, nước; băng truyền tải vật tư, hàng hóa,…);
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý (máy vi tính, thiết bị điện tử, dụng cụ đo
lường, kiểm tra chất lượng,…);
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm (vườn cây ăn
quả, cà phê, cao su, chè, trâu, bò,…);
+ Tài sản cố định hữu hình khác (tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,…).

 Tài sản cố định vô hình:

-

Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng

xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất,
kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê. Một tài
sản cố định là tài sản cố định vô hình phải thỏa mãn đồng thời:
+ Định nghĩa về tài sản cố định vô hình, và;
+ 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản đó;

 Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy;
 Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ 1 năm trở lên;
 Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
-

Tài sản cố định vô hình gồm có:

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 5

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

+ Quyền sử dụng đất;

+ Quyền phát hành
+ Bản quyền, bằng sáng chế;
+ Nhãn hiệu hàng hóa;
+ Phần mềm máy vi tính;
+ Giấy phép nhượng quyền;
+ Tài sản cố định vô hình khác.
Ý nghĩa:
Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện nhằm đảm bảo vấn đề
kiểm soát tài sản, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lí, tính
toán khấu hao một cách chính xác từng loại tài sản cố định.
b.

Phân loại theo quyền sở hữu
Theo cách phân loại này thì tài sản cố định được phân thành tài sản cố

định tự có và tài sản cố định đi thuê.
 Tài sản cố định tự có
Tài sản cố định tự có là những tài sản cố định được xây dựng, mua sắm
hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc bằng
nguồn vốn vay.
 Tài sản cố định đi thuê
-

Tài sản cố định thuê ngoài là những tài sản cố định doanh nghiệp đi

thuê của các đơn vị, cá nhân khác để sử dụng trong một thời gian nhất định
theo hợp đồng đã kí kết.
-

Tài sản cố định thuê ngoài được phân thành :

+ Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh
nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê,
bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê
theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng
số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít
nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm kí hợp
đồng.

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 6

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

+ Tài sản cố định thuê hoạt động: khi hợp đồng thuê tài sản cố định
nếu không thỏa mãn các quy định trên được coi là tài sản cố định thuê
hoạt động.
Ý nghĩa:
Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu phản ánh tỷ trọng tài sản
cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và tỷ trọng tài sản cố định thuộc
quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng xác định rõ
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại tài sản cố định.
c.

Phân loại theo mục đích sử dụng

 Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh : là những

tài sản cố định đang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
 Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh
quốc phòng: là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho
các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
 Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: bao gồm
những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác
hoặc cất hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ý nghĩa:
Phân loại tài sản cố định theo tiêu thức này sẽ giúp doanh nghiệp thấy
được cơ cấu tài sản cố định của mình dùng cho những mục đích khác nhau
để từ đó có biện pháp quản lý tài sản cố định theo từng mục đích sử dụng
sao cho có hiệu quả.
d.

Phân loại theo tình hình sử dụng

 Tài sản cố định đang sử dụng: là những tài sản cố định đang trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay đang sử
dụng với mục đích khác nhau của doanh nghiệp.
 Tài sản cố định chưa dùng: là những tài sản cố định cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp,
song hiện tại chưa cần dùng, còn dự trữ để sử dụng sau này.

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 7

SVTH: Lý Thị Hương Thủy



Luận văn tốt nghiệp

 Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý: là những tài sản cố
định đã hết thời hạn sử dụng hay những tài sản cố định không cần thiết,
không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên
cần thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
Ý nghĩa:
Phân loại tài sản cố định theo tình hình hình sử dụng sẽ giúp doanh
nghiệp nắm được tình hình tổng quát về số lượng, chất lượng tài sản cố
định hiện. Từ đó có biện pháp tăng cường tài sản cố định hay giảm bớt tài
sản cố định bằng cách thanh lý các tài sản cố định không cần dùng để thu
hồi vốn.
e.

Phân loại theo nguồn hình thành

-

Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách

cấp hay cấp trên cấp.
-

Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của

doanh nghiệp.
-

Tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh


Ý nghĩa:
Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành nhằm mục đích quản
lý nguồn tài trợ để có kế hoạch cơ cấu, trả hay bù đắp nguồn tài trợ.
2.1.2. Đánh giá tài sản cố định
Mục đích của việc đánh giá tài sản cố định nhằm phản ánh đúng năng
lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện tính khấu hao đúng để
đảm bảo thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất tài sản cố định khi nó hư hỏng và
nhằm phân tích đúng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Đánh giá tài sản cố định là xác định giá trị tài sản cố định bằng tiền
theo những nguyên tắc nhất định. Tài sản cố định được đánh giá lần đầu và có
thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Tài sản cố định được đánh giá
theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 8

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

2.1.2.1.

Nguyên giá tài sản cố định (giá trị ghi sổ ban đầu)
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh

nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố
định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

a.

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

 Tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ):

Nguyên giá =

Giá mua
thực tế +
phải trả

Các khoản thuế
(không bao
+
gồm thuế được
hoàn lại)

Chi phí liên quan trực tiếp
(chi phí vận chuyển, bốc
dỡ; chi phí nâng cấp; chi
phí lắp đặt, chạy thử; lệ
phí trước bạ;…)

Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp :

Nguyên giá

Chi phí liên quan trực tiếp
Giá mua trả

Các khoản thuế
(chi phí vận chuyển, bốc
tiền ngay
(không bao
+
+
=
dỡ; chi phí nâng cấp; chi
tại thời
gồm thuế được
phí lắp đặt, chạy thử; lệ
điểm mua
hoàn lại)
phí trước bạ;…)

 Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
-

Trường hợp mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu

hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu
một tài sản cố định hữu hình tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công
dụng tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương):
Giá trị còn lại của tài sản cố
Nguyên giá =
định hữu hình đem trao đổi
-

Trường hợp mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu


hình không tương tự hoặc tài sản khác:
Chi phí liên quan trực tiếp
Giá trị hợp lí
Các khoản thuế
(chi phí vận chuyển, bốc
của tài sản cố
(không bao
dỡ;
chi phí nâng cấp; chi
+
định
hữu
hình
+ gồm thuế được
Nguyên giá =
phí
lắp đặt, chạy thử; lệ
nhận về / đem
hoàn lại)
phí trước bạ;…)
trao đổi

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 9

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp


 Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất :

Nguyên giá =

Giá thành
thực tế

Chi phí khác trực tiếp liên
quan (trừ các khoản lãi nội
Các chi phí lắp
+ đặt, chạy thử + bộ, các chi phí không hợp
lí / vượt quá định mức)

 Tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành
theo phương thức giao thầu :

Nguyên giá =

Chi phí liên quan
Giá quyết toán công
Lệ phí
+
+
trực tiếp khác
trình xây dựng
trước bạ

Đối với tài sản cố định hữu hình là con súc vật làm việc / cho sản
phẩm, vườn cây lâu năm :


Nguyên giá =

Chi phí thực tế đã chi ra từ
lúc hình thành đến thời điểm
đưa vào khai thác, sử dụng

+

Chi phí khác
liên quan

 Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến...

Nguyên giá

Giá trị còn lại của tài
sản cố định / giá trị
= theo đánh giá thực tế
của Hội đồng giao nhận

+

Chi phí liên quan trực tiếp
(chi phí vận chuyển, bốc
dỡ; chi phí nâng cấp; chi
phí lắp đặt, chạy thử;…)

Riêng tài sản cố định hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc thì các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển được

tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì, không tính vào nguyên giá
của tài sản cố định hữu hình.
 Tài sản cố định hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn
góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa...

Nguyên giá

Giá trị theo đánh giá thực
= tế của Hội đồng giao nhận

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 10

Chi phí liên quan trực tiếp
(chi phí vận chuyển, bốc
+ dỡ; chi phí nâng cấp; chi
phí lắp đặt, chạy thử;…)

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

b.

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

 Tài sản cố định vô hình mua riêng biệt:
Giá mua

Nguyên giá = thực tế
phải trả

Các khoản thuế
(không bao
+
+
gồm thuế được
hoàn lại)

Chi phí
liên quan

Trường hợp tài sản cố định vô hình mua trả chậm, trả góp :
Các khoản thuế
Giá mua trả
+
Nguyên giá = ngay tại thời + (không bao
gồm thuế được
điểm mua
hoàn lại)

Chi phí
liên quan

 Tài sản cố định vô hình mua từ việc sáp nhập doanh nghiệp:

Nguyên giá =

Giá trị hợp lý

của tài sản cố
định vô hình

Giá trị hợp lý có thể là :
-

Giá niêm yết tại thị trường hoạt động ;

-

Giá của nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vô hình tương tự.

 Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn:
Chi phí cho đền bù giải phóng mặt
Số tiền chi ra để
bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước
Nguyên giá = có quyền sử dụng +
bạ,… (không bao gồm các chi phí
đất hợp pháp
xây dựng các công trình trên đất)
Hoặc:
Nguyên giá =

Giá trị quyền sử dụng
đất nhận góp vốn

 Tài sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng:
Giá trị theo đánh
Nguyên giá = giá thực tế của Hội
đồng giao nhận


GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 11

+

Chi phí liên quan
trực tiếp

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

 Tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi
-

Trường hợp mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định vô

hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu
một tài sản cố định vô hình tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công
dụng tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương):

Nguyên giá =
-

Giá trị còn lại của tài sản cố
định vô hình đem trao đổi


Trường hợp mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định vô

hình không tương tự hoặc tài sản khác:

Nguyên giá =

Giá trị hợp lí của tài sản cố định vô
hình nhận về / đem trao đổi

 Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Nguyên giá =

-

Tất cả các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được
phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ các
khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến
chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bô doanh

nghiệp bao gồm :
(1) Chi phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc
tạo ra tài sản cố định vô hình;
(2) Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc
thuê nhân viên trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó;
(3) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản như
chi phí đăng kí quyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh
và giấy phép được sử dụng để tạo ra tài sản đó;

(4) Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và
nhất quán vào tài sản như khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị,
phí bảo hiểm, tiền thuê nhà xưởng, thiết bị,…

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 12

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

-

Các chi phí không được tính vào nguyên giá tài sản cố định vô hình

được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp :
(1) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí sản
xuất chung không liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử
dụng ;
(2) Các chi phí không hợp lý như: nguyên liệu, vật liệu lãng phí,
chi phí lao động, các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức
bình thường ;
(3) Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản.
c.

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính

Nguyên giá =


Chi phí phát sinh ban đầu
Giá trị hợp lý của tài
sản thuê tại thời điểm + liên quan trực tiếp đến
hoạt động thuê tài chính
khởi đầu thuê tài sản

Chú ý:
Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản
thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại
của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
2.1.2.2.
a.

Giá trị hao mòn của tài sản cố định

Hao mòn tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của

tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn
của tự nhiên, do tiến bộ kĩ thuật,… trong quá trình hoạt động của tài sản cố
định. Hao mòn tài sản cố định được thể hiện dưới hai dạng: hao mòn hữu
hình và hao mòn vô hình.
 Hao mòn hữu hình: là hao mòn về mặt vật chất làm giảm giá trị và giá
trị sử dụng của TSCĐ.
-

Về mặt vật chất: sự hao mòn thể hiện ở sự thay đổi trạng thái vật lý ban

đầu ở các bộ phận, chi tiết tài sản cố định dưới tác động của ma sát, tỷ

trọng, nhiệt độ, hóa chất…
-

Về mặt giá trị sử dụng: được thể hiện ở sự giảm sút về chất lượng, tính

năng, kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng.
GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 13

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

-

Về mặt giá trị được thể hiện ở sự giảm dần giá trị của tài sản cố định

cùng với quá trình dịch chuyển phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm
sản xuất.
Nguyên nhân:
+ Do tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh: khi tham
gia vào sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định bị cọ sát, bị hao mòn dần
theo thời gian và cường độ sử dụng của tài sản cố định.
+ Do tác động của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ
ẩm… làm cho TSCĐ bị mục nát… trường hợp này mức độ hao mòn
phụ thuộc vào công tác bảo dưỡng, bảo quản tài sản cố định.
 Hao mòn vô hình: là sự sụt giảm thuần túy giá trị tài sản cố định (tài
sản cố định bị mất giá).

Nguyên nhân:
+ Do năng suất lao động xã hội tăng lên làm giá thành sản phẩm
giảm và từ đó giá bán của tài sản cố định giảm, do đó với cùng một tài
sản cố định nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có giá thấp hơn ở kỳ
trước (mặc dù tính năng, tác dụng của tài sản cố định như nhau).
+ Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho tài sản cố định cùng
loại mới sản xuất có tính năng, tác dụng cao hơn kỳ trước nhưng giá bán
không thay đổi nhiều, làm cho tài sản cố đinh cũ bị lạc hậu, bị mất giá.
+ Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm: chu kì sống của một loại
sản phẩm nào đó kết thúc, làm cho tài sản cố đinh bị dôi thừa, bị mất giá
hoàn toàn, hao mòn vô hình xảy ra đối với cả tài sản cố định và tài sản
cố định vô hình.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định, người ta tiến hành
trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản
phẩm làm ra.
b.

Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là quá trình tính toán và phân bổ một cách có

hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh trong từng
kì hạch toán.
GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 14

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp


Để khấu hao tài sản cố định, có thể sử dụng một trong ba phương pháp
chủ yếu sau: phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao
theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng,
khối lượng sản phẩm.
 Phương pháp khấu hao đường thẳng:
-

Đặc điểm phương pháp: số khấu hao hàng năm không thay đổi trong

suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định.
-

Nội dung phương pháp:
+ Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định:

Mức trích khấu hao trung bình
=
hàng năm của tài sản cố định

Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian sử dụng

+ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng cho tài sản cố định:

Mức trích khấu hao trung bình
=
hàng tháng của tài sản cố định

Mức trích khấu hao trung bình

hàng năm của tài sản cố định
12 tháng

+ Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản
cố định:
Số khấu hao lũy kế đã
Mức trích khấu hao cho năm
Nguyên giá tài
cuối cùng của thời gian sử = sản cố định - thực hiện đến năm
trước năm cuối cùng
dụng tài sản cố định
+ Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay
đổi:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán
Mức trích khấu hao trung bình
=
của tài sản cố định

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 15

Thời gian sử dụng xác định lại
(hoặc thời gian sử dụng còn lại)

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp


-

Ưu, nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán và khi nâng cao năng suất của tài sản
cố định sẽ làm cho chi phí khấu hao trong 1 đơn vị sản phẩm giảm, tăng
hiệu quả kinh tế.
+ Nhược điểm: do là khấu hao cố định trong năm, vì vậy không sử dụng
tài sản cố định vẫn phải khấu hao.

 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
-

Đặc điểm: mức khấu hao hàng năm giảm dần kết hợp với phương pháp
khấu hao theo đường thẳng ở những năm cuối để thu hồi đủ vốn.

-

Điều kiện áp dụng:
+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm;
+ Được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công
nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

-

Nội dung phương pháp:
+ Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định theo công thức :
Giá trị còn lại của
Mức trích khấu hao hàng
năm của tài sản cố định = tài sản cố định


x

Tỷ lệ khấu
hao nhanh

Trong đó:
 Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao
Hệ số điều
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định
x
nhanh (%) = theo phương pháp đường thẳng
chỉnh
 Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
được xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài sản
cố định theo phương =
pháp đường thẳng (%)

GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 16

1

x 100

Thời gian sử dụng
của tài sản cố định


SVTH: Lý Thị Hương Thủy


Luận văn tốt nghiệp

 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố
định quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
Đến 4 năm

Hệ số điều chỉnh (lần)

(t <= 4 năm)

1.5

Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm < t <= 6 năm)

2.0

Trên 6 năm

2.5

(t > 6 năm)

+ Mức trích khấu hao tháng của tài sản cố định:

Mức trích khấu hao trung bình

=
hàng tháng của tài sản cố định

Mức trích khấu hao trung bình
hàng năm của tài sản cố định
12 tháng

+ Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp
số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình
quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định,
thì kế từ năm đó mức khấu hao được tính như sau:

Mức trích khấu hao
của tài sản cố định

-

Giá trị còn lại của
tài sản cố định
=
Số năm sử dụng còn
lại của tài sản cố định

Ưu, nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: thu hồi vốn nhanh, hạn chế được sự mất giá do hao mòn vô
hình gây ra.
+ Nhược điểm: đối với những sản phẩm hoặc loại hình kinh doanh tiêu
thụ chậm sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, tài sản cố định hoạt động phải đạt năng suất cao.


GVHD: Hứa Thanh Xuân

Trang 17

SVTH: Lý Thị Hương Thủy


×