BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
______________
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÍNH CHẤT
CƠ - LÝ CỦA GỖ KIỀN KIỀN DÙNG TRONG
TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH DI TÍCH HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà Nội, năm 2011
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG
KHÓA: 2009 - 2011
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÍNH CHẤT
CƠ - LÝ CỦA GỖ KIỀN KIỀN DÙNG TRONG TÍNH
TOÁN CÔNG TRÌNH DI TÍCH HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM VĂN HỘI
HÀ NỘI, NĂM 2011
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây, ngành du lịch được chú trọng đến như là ngành
công nghiệp không khói, song song cùng phát triển với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nói đến du lịch Việt Nam, ngoài những địa danh do thiên
nhiên ban tặng, chúng ta còn có những công trình di tích lịch sử do ông cha để lại
được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại như Hệ thống di tích Cố đô
Huế, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn…
Hệ thống di tích ở Cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, đền đài của
vương triều nhà Nguyễn – phần lớn là những công trình gỗ - là di sản quý báu của
các bậc tiền nhân để lại cho chúng ta và con cháu mai sau. Trải qua hơn 200 năm,
hàng loạt di tích (chủ yếu là các công trình kết cấu gỗ) đã bị xuống cấp, suy thoái,
sụp đổ …vì nhiều nguyên nhân. Nhiệm vụ trùng tu di tích nhằm cứu vãn và phục
hồi hệ thống di sản văn hóa trên được đặt ra hết sức cấp bách.
Trong công ước quốc tế về trùng tu di tích (Hiến chương Athens-1931, Hiến
chương Venice-1964, văn kiện Nara-1994…) có những yêu cầu về đảm bảo độ bền
cao cho di tích, các yếu tố gốc phải được giữ gìn một cách tối đa…
Điều 5 - Nguyên tắc bảo quản, tu bổ, và phục hồi di tích trong Luật Di sản
văn hóa của Chính phủ Việt nam chỉ rõ: “phải đảm bảo tính nguyên gốc, tính chân
xác, tình toàn vẹn và sự bền vững của di tích”. Trong điều 5 cũng nêu rõ: “việc thay
thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải được thí nghiệm
trước để đảm bảo kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích”.
Trong công tác trùng tu, bảo tồn công trình gỗ ở Huế cũng như trong phạm
vi cả nước hiện nay, công tác phục dựng chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm của
những nghệ nhân lâu năm, hoàn toàn chưa có những chỉ dẫn kỹ thuật về tính toán
kết cấu và thi công phục hồi cấu trúc gỗ cổ truyền; đặc biệt là các loại gỗ nhóm I, II
phục vụ cho công tác trùng tu, bảo tồn di tích gỗ. Những loại gỗ như: Kiền Kiền
(Hopea pierrei), thường dùng để tu bổ trong công trình di tích cũng chưa được quan
tâm nghiên cứu, đánh giá khi đưa vào sử dụng. Việc tính toán kiểm tra, đánh giá độ
2
bền của kết cấu trước và sau trùng tu, phục dựng thường bị hạn chế do chưa có đầy
đủ tính chất của vật liệu.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nghiên cứu và tính toán cho kết cấu gỗ ở Việt
Nam hiện nay, ngoài một số tiêu chuẩn, quy phạm về kết cấu gỗ được ban hành từ
những năm 1970, hầu như chưa có một hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ, thiếu những
hướng dẫn cụ thể về tính toán kết cấu gỗ truyển thống. Những tiêu chuẩn đã có về
kết cấu gỗ được ban hành chủ yếu áp dụng cho gỗ dùng trong ngành xây dựng cơ
bản (gỗ nhóm IV, V…) với cách tính toán được quy đổi từ gỗ thông theo quy phạm
của Liên Xô cũ.
Với những yêu cầu cấp thiết trên, đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu
một cách nghiêm túc, khoa học về lĩnh vực gỗ Việt Nam, đặc biệt là một số loại gỗ
phục vụ cho công tác trùng tu, bảo tồn di tích (Kiền Kiền/ Hopea pierrei, Lim/
Erythrophloeum
fordii,
Căm
xe/Xylia
xylocarpa,
Dầu/
Dipterocarpus
grandiflorus...).
Để có thể phục vụ việc tính toán kết cấu gỗ di tích, trước tiên phải nghiên cứu
để xác định được các tính chất cơ lý đặc trưng quan trọng của vật liệu gỗ.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích một số đặc trưng cơ - lý của gỗ Kiền Kiền dùng trong
công trình di tích.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích một số đặc trưng cơ - lý của gỗ
(gỗ Kiền Kiền, gỗ Lim) dùng trong công trình di tích.
Phạm vi nghiên cứu: Xác định môđun biến dạng E, cường độ chịu kéo, nén,
uốn…,của các thông số kể trên.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan trong và ngoài nước nhằm:
- Tìm hiểu các kiến thức, phương pháp để xác định các chỉ tiêu cơ lý của vật
liệu gỗ.
- Các số liệu đặc trưng cơ học trên đã được công bố.
3
- Đánh giá thực trạng nghiên cứu và các số liệu sẵn có ở Việt Nam.
Nghiên cứu thí nghiệm:
- Thí nghiệm các mẫu gỗ trên các thiết bị đo chỉ tiêu cơ lý gỗ.
- Các chỉ tiêu: Mô đun biến dạng, các cường độ cơ học …
- Xử lý các số liệu thí nghiệm để kiến nghị các giá trị chính thức của các thông
số trên.
Các tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 356 : 1970. Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung khi thử cơ lý
+ TCVN 356:1970. Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung khi thử cơ lí.
+ TCVN 358:1970. Gỗ - Phương pháp xác định độ ẩm khi thử cơ lí.
+ TCVN 359:1970. Gỗ - Phương pháp xác định độ hút ẩm.
+ TCVN 370:1970. Gỗ - Phương pháp chỉ tiêu xác định độ biến dạng đàn hồi.
+ Phương pháp xử lý số liệu..
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu xác định một số tính chất cơ - lý của gỗ Kiền Kiền (Hopea
pierrei), gỗ Lim (Erythrophloeum fordii) là một sự tìm tòi, nghiên cứu mang tính
khoa học và ứng dụng thực tiễn cao. Những kết quả đạt được là tiền đề cho công tác
nghiên cứu, tính toán kết cấu gỗ phục vụ trùng tu, bảo tồn di tích nói riêng và lĩnh
vực nghiên cứu vật liệu gỗ ở Việt Nam nói chung. Kết quả của đề tài đóng góp một
phần quan trọng và mở ra nhiều hướng phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu
gỗ Việt Nam còn nhiều hạn chế hiện nay.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
84
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Gỗ là vật liệu tự nhiên phổ biến trên mọi miền đất nước, phong phú về chủng
loại. Gỗ được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng chưa thống nhất. Hiện
nay, gỗ dùng quá ít trong các công trình lớn, chủ yếu dùng để làm hệ thống mái,
cửa, kết cấu bao che. Hình thức kết cấu nghèo nàn, ngoài loại chồng rường cổ
truyền, chỉ có loại vì kèo tam giác làm nhà cửa.
- Gỗ là vật liệu không đồng nhất, dị hướng. Tính chất cơ – lý của gỗ bao gồm:
mô đun đàn hồi, độ ẩm, khối lượng thể tích, cường độ lâu dài, độ cứng, sức chống
chẻ, sức giữ đinh… Trong đó, cường độ lâu dài của gỗ là chỉ tiêu cơ học quan trọng
nhất trong tính toán cấu kiện cũng như kết cấu gỗ. Tính chất cơ – lý của gỗ chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố: nhiệt độ, độ ẩm, khuyết tật….
- Công trình gỗ có nhiều tác nhân gây hư hỏng. Đó là các hiện tượng: tiêu tâm,
mục mặt, mối, nấm, biến dạng, cháy… Nếu không làm hủy hoại công trình thì cũng
làm giảm khả năng chịu tải trọng và tác động, nói một cách khác là làm suy thoái
kết cấu. Suy thoái kết cấu là một vấn đề luôn gặp trong công tác tu bổ, bảo tồn. Vì
vậy, trong công tác trùng tu phục hồi cần có những nghiên cứu, thí nghiệm vật liệu
thay thế, nối vá nhằm đảm bảo kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích (Điều 5,
luật Di sản văn hóa).
- Kiến trúc cung đình Huế được đặc trưng bởi khung gỗ được cấu tạo từ các
khung vài, trong đó cấu kiện chính cấu thành là: cột, kèo, trến, xà. Cấu kiện chính
trong nhà được liên kết bằng mộng. Không có nhiều loại mộng trong nhà di tích;
các loại mộng chính là: mộng sập cho kèo - cột, mộng đuôi én cho xà - cột, mộng
suốt cho cột - trến.
- Vật liệu gỗ sử dụng trong công trình kiến trúc cung đình Huế chủ yếu là gỗ
Lim. Trải qua hơn 300 năm tồn tại, hầu hết kết cấu gỗ của công trình kiến trúc cung
đình Huế đã bị suy thoái nặng, đặc biệt là các cấu kiện bị thối mục, tiêu tâm… Vì
vậy, công tác tu bổ phục hồi (thay thế, nối vá) các cấu kiện suy thoái là một nhu cầu
cấp thiết. Bên cạnh đó, gỗ Lim trên thị trường hiện nay khan hiếm do bị khai thác
85
quá mức. Do vậy, nhất thiết phải thay thế gỗ Lim bằng loại gỗ khác phổ biến hơn
(như gỗ Kiền Kiền) nhưng vẫn đảm bảo về khả năng chịu lực cũng như giá trị văn
hóa của công trình.
- Qua các kết quả thí nghiệm trên, ta có:
STT
Tính chất cơ học
Gỗ Kiền
Gỗ Lim
Đơn vị
1
Mô đun đàn hồi dọc thớ
15.240
7.367
N/mm2
2
Nén dọc thớ
558
617
N/m2
3
Kéo dọc thớ
1.839
1.245
N/m2
4
Uốn tĩnh
1.314
1.197
N/m2
Do đó, gỗ Kiền Kiền có thể thay thế cho gỗ Lim trong quá trình tu bổ phục hồi
công trình kiến trúc cung đình Huế.
Kiến nghị và hướng phát triển đề tài
- Gỗ được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau (của lâm nghiệp, xây dựng
cơ bản), hiện tại trong thực tế sản xuất thường không chỉ định gỗ thuộc nhóm theo
tiêu chuẩn nào. Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống phân loại gỗ thống nhất theo
tiêu chuẩn quốc gia để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
- Nghiên cứu khảo sát bổ sung các tính chất cơ lý khác gỗ Kiền Kiền như: cường
độ tính toán, tính từ biến, cường độ dài hạn… để có đánh giá tổng quát hơn trong
công tác tu bổ phục hồi công trình di tích gỗ.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả được người hướng dẫn khoa
học là GS.TS. Phạm Văn Hội tận tình giúp đỡ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để
hoàn thành luận văn. Qua đây, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tình cảm và
công sức mà Thầy đã dành cho tác giả.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, Cán bộ của khoa Đào
tạo Sau đại học thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp đỡ, chỉ dẫn trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, anh em đồng nghiệp công tác tại
Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung đã tạo mọi điều kiện, nhiệt
tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều và trình độ có hạn, mặc dù đã hết
sức cố gắng nhưng trong luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo cùng các bạn đồng
nghiệp để hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn
Lê Thị Hoài Thương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Xây dựng công trình dân
dụng và công nghiệp với đề tài “Nghiên cứu phân tích một số tính chất cơ - lý của
gỗ Kiền Kiền dùng trong tính toán công trình di tích Huế” là Luận văn do cá nhân
tôi thực hiện. Các kết quả tính toán, thí nghiệm tuân theo Tiêu chuẩn hiện hành.
Kết quả tính toán này không sao chép bất kỳ tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Hoài Thương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................. 3
NỘI DUNG LUẬN VĂN ....................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU GỖ ........................... 4
1.1. Đại cương về vật liệu gỗ ................................................................................... 4
1.1.1. Phân loại gỗ ................................................................................................... 4
1.1.2. Ưu, nhược điểm ............................................................................................. 5
1.1.3. Khuyết tật ...................................................................................................... 6
1.1.4. Tính dị hướng ................................................................................................ 9
1.1.5. Các tính chất cơ lý ....................................................................................... 13
1.2. Tình hình nghiên cứu vật liệu gỗ trong nước ................................................... 17
1.3. Tình hình nghiên cứu về vật liệu gỗ ở nước ngoài........................................... 18
1.4. Nhận xét ......................................................................................................... 18
Chương 2. ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO, KIẾN TRÚC NHÀ DI TÍCH HUẾ - TÌNH
HÌNH SỬ DỤNG VẬT LIỆU GỖ TRONG CÔNG TRÌNH DI TÍCH ................ 20
2.1. Tổng quan về kỹ thuật tu bổ bảo tồn di tích kiến trúc ...................................... 20
2.1.1. Khái niệm về kỹ thuật bảo tồn di tích ........................................................... 20
2.1.2. Công ước quốc tế về bảo tồn di tích và bảo tồn di tích kiến trúc gỗ .............. 20
2.1.3. Tình hình nghiên cứu và triển khai trong nước ............................................. 22
2.1.4. Tình hình nghiên cứu triển khai ngoài nước ................................................. 24
2.2. Đặc trưng cấu tạo, kiến trúc cung đình Huế .................................................... 25
2.2.1. Cấu tạo nhà cung đình Huế .......................................................................... 25
2.2.2. Các hư hỏng và các vấn đề thường gặp trong tu bổ ...................................... 36
2.2.3. Các vấn đề trong tu bổ kết cấu di tích .......................................................... 41
2.2.4. Các phương pháp và giải pháp kỹ thuật tu bổ phục hồi kiến trúc gỗ truyền
thống ..................................................................................................................... 42
2.3. Đặc điểm tính toán kết cấu, cấu kiện gỗ di tích ............................................... 44
2.3.1. Khái quát về tính toán kết cấu gỗ di tích ...................................................... 44
2.3.2. Chọn sơ đồ làm việc của kết cấu .................................................................. 46
2.3.3. Các thông số tính toán ................................................................................. 47
2.3.4. Vị trí bị yếu và ứng suất cục bộ.................................................................... 49
2.3.5. Nối vá cấu kiện ............................................................................................ 51
2.4. Nhận xét ......................................................................................................... 52
Chương 3. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÍ
NGHIỆM ............................................................................................................. 54
3.1. Quy trình thí nghiệm ...................................................................................... 54
3.1.1. Đặc điểm chung ........................................................................................... 54
3.1.3. Cấu kiện chịu nén ngang thớ ........................................................................ 61
3.1.4. Cấu kiện chịu kéo dọc thớ ........................................................................... 66
3.1.5. Cấu kiện chịu uốn tĩnh ................................................................................. 69
3.2 Kết quả thí nghiệm .......................................................................................... 71
3.2.1 Mô đun đàn hồi ............................................................................................. 71
3.2.2 Giới hạn bền khi nén dọc thớ ........................................................................ 76
3.2.3 Giới hạn bền khi kéo ..................................................................................... 77
3.2.4 Giới hạn bền khi uốn tĩnh.............................................................................. 81
3.3 Nhận xét .......................................................................................................... 83
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................................... 84
Kết luận ................................................................................................................. 84
Kiến nghị và hướng phát triển đề tài ...................................................................... 85
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
x
[σ]
a, h
b
E
F
G
K0
k0
l
L
n
Pmax
R
r
s
t
T
w
Wcb
xi
Z
α
Δx
Δl
ε
ρ
σ
τ
KHCNXD
TCVN
TCXD
XDCB
Giá trị trung bình
Ứng suất cho phép
Chiều cao tiết diện
Chiều rộng tiết diện
Mô đun đàn hồi
Tải trọng tác dụng
Trọng lượng
Độ ẩm tương đối
Hệ số co rút thể tích
Hệ số ảnh hưởng khi chịu lực
Chiều dài chuẩn đo
Chiều dài
Số lượng mẫu
Tải trọng cực đại
Tiếp tuyến
Cường độ
Bán kính
Độ lệch tiêu chuẩn
Nhiệt độ
Tenzomet
Độ ẩm
Độ ẩm cân bằng
Giá trị của mẫu thứ i
Cường độ trượt dọc thớ
Hệ số điều chỉnh độ ẩm
Khoảng tin cậy của giá trị trung bình
Độ dãn dài
Biến dạng
Khối lượng thể tích
Ứng suất
Cường độ cắt ngang thớ
Khoa học Công nghệ Xây dựng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng
Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Mặt cắt ngang thân cây gỗ 85 tuổi
7
Hình 1.2
Mặt cắt ngang thân gỗ thông
7
Hình 1.3
Mắt gỗ
8
Hình 1.4
Các khuyết tật cơ bản của gỗ
8
Hình 1.5
Các dạng tác động tương đối đối với phương thớ gỗ
9
Hình 1.6
Sự làm việc của gỗ khi uốn
11
Hình 1.7
Cấu kiện chịu kéo đúng tâm – kéo dọc thớ
11
Hình 1.8
Biểu đồ kéo – nén của gỗ (Trích giáo trình Kết cấu gỗ)
13
Hình 2.1
Mặt đứng nhà cung đình
25
Hình 2.2
Mặt bằng nhà cung đình
26
Hình 2.3
Bộ vì kèo giao nguyên – Điện Long An
27
Hình 2.4
Bộ vì vỏ cua – Điện Long An
27
Hình 2.5
Bộ vì chồng rường giả thủ - Điện Thái Hòa
27
Hình 2.6
Mặt cắt dọc nhà
28
Hình 2.7
Vị trí các mộng
32
Hình 2.8
Mộng suốt dùng trong liên kết cột - trến.
33
Hình 2.9
Mộng sập dùng trong liên kết kèo – cột
34
Hình 2.10
Mộng vượt, đuôi én - dùng liên kết xuyên – cột
34
Hình 2.11
Mộng liên kết đầu kèo giao nguyên
35
Hình 2.12
Mộng âm dương có mõ – liên kết đòn tay
36
Hình 2.13
Cột gỗ Lim bị tiêu tâm
39
Hình 2.14
Cột gỗ Lim bị mối mọt
40
Hình 2.15
Suy thoái mộng kèo, cột
40
Hình 2.16
Tiêu tâm ở mộng kèo
41
Hình 2.17
Các phương pháp nối mộng kèo
43
Hình 2.18
Các phương pháp nối chân cột
44
Ví dụ về khả năng làm giảm nhẹ tác động của các điểm
Hình 2.19
“găng” trong việc vá gỗ để xử lý vết nứt.
50
Hình 3.1
Sơ đồ gia tải 6 chu kỳ khi xác định môđun biến dạng E
55
Hình 3.2
Kích thước mẫu xác định E nén dọc thớ.
56
Hình 3.3
Mẫu thí nghiệm xác định E nén dọc thớ
57
Hình 3.4
Thí nghiệm xác định E nén dọc thớ
57
Hình 3.5
Tenzomet cơ học
58
Hình 3.6
Gia tải thí nghiệm xác định End
59
Hình 3.7
Thí nghiệm xác định giới hạn bền khi nén
60
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Cường độ cực hạn của gỗ theo nhóm
15
Bảng 3.1
Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi End - gỗ Kiền Kiền
72
Bảng 3.2
Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi Enn(q) - gỗ Kiền Kiền
73
Bảng 3.3
Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi Enn(r) - gỗ Kiền Kiền
73
Bảng 3.4
Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi End - gỗ Lim
74
Bảng 3.5
Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi Enn(q) - gỗ Lim
74
Bảng 3.6
Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi Enn(r) - gỗ Lim
75
Hình 1.1: Mặt cắt ngang thân cây gỗ 85 tuổi............................................................ 7
Hình 1.2: Mặt cắt ngang thân gỗ thông .................................................................... 7
Hình 1.3: Mắt gỗ ..................................................................................................... 8
Hình 1.4: Các khuyết tật cơ bản của gỗ.................................................................... 8
Hình 1.5: Các dạng tác động tương đối đối với phương thớ gỗ ................................ 9
Hình 1.6: Sự làm việc của gỗ khi uốn .................................................................... 11
Hình 1.7: Cấu kiện chịu kéo đúng tâm – kéo dọc thớ ............................................. 11
Hình 1.8: Biểu đồ kéo – nén của gỗ (Trích giáo trình Kết cấu gỗ).......................... 13
Bảng 1.1: Cường độ cực hạn của gỗ theo nhóm ..................................................... 15
Hình 2.1: Mặt đứng nhà cung đình ........................................................................ 25
Hình 2.2: Mặt bằng nhà cung đình ......................................................................... 26
Hình 2.3: Bộ vì kèo giao nguyên – Điện Long An ............................................... 27
Hình 2.4: Bộ vì vỏ cua – Điện Long An................................................................. 27
Hình 2.5: Bộ vì chồng rường giả thủ - Điện Thái Hòa ........................................... 27
Hình 2.6. Mặt cắt dọc nhà ...................................................................................... 28
Hình 2.7: Vị trí các mộng ...................................................................................... 32
Hình 2.8: Mộng suốt dùng trong liên kết cột - trến................................................ 33
Hình 2.9: Mộng sập dùng trong liên kết kèo – cột.................................................. 34
Hình 2.10: Mộng vượt, đuôi én - dùng liên kết xuyên – cột ................................... 34
Hình 2.11: Mộng liên kết đầu kèo giao nguyên ...................................................... 35
Hình 2.12: Mộng âm dương có mõ – liên kết đòn tay ............................................ 36
Hình 2.13: Cột gỗ Lim bị tiêu tâm ......................................................................... 39
Hình 2.14: Cột gỗ Lim bị mối mọt ......................................................................... 40
Hình 2.15: Suy thoái mộng kèo, cột ....................................................................... 40
Hình 2.16: Tiêu tâm ở mộng kèo ........................................................................... 41
Hình 2.17: Các phương pháp nối mộng kèo ........................................................... 43
Hình 2.18: Các phương pháp nối chân cột ............................................................. 44
Hình 2.19: Ví dụ về khả năng làm giảm nhẹ tác động của các điểm “găng” trong
việc vá gỗ để xử lý vết nứt. .................................................................................... 50
Hình 3.1: Sơ đồ gia tải 6 chu kỳ khi xác định môđun biến dạng E ......................... 55
Hình 3.2: Kích thước mẫu xác định E nén dọc thớ. ................................................ 56
Hình 3.3: Mẫu thí nghiệm xác định E nén dọc thớ ................................................ 57
Hình 3.4: Thí nghiệm xác định E nén dọc thớ ........................................................ 57
Hình 3.5: Tenzomet cơ học.................................................................................... 58
Hình 3.6: Gia tải thí nghiệm xác định End .............................................................. 59
Hình 3.7: Thí nghiệm xác định giới hạn bền khi nén.............................................. 60
Bảng 3.1: Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi End - gỗ Kiền Kiền .......................... 72
Bảng 3.2: Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi Enn() - gỗ Kiền Kiền ....................... 73
Bảng 3.3: Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi Enn(r) - gỗ Kiền Kiền........................ 73
Bảng 3.4: Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi End - gỗ Lim.................................... 74
Bảng 3.5: Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi Enn() - gỗ Lim................................. 74
Bảng 3.6: Kết quả thí nghiệm môđun đàn hồi Enn(r) - gỗ Lim ................................. 75