Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu đa dạng, phân loại và sinh thái họ Cà (Solanaceae Juss.) tại tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hải Vân

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG, PHÂN LOẠI
VÀ SINH THÁI HỌ CÀ (SOLANACEAE Juss.)
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hải Vân

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG, PHÂN LOẠI
VÀ SINH THÁI HỌ CÀ (SOLANACEAE Juss.)
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỢP


Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Trần Hợp.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Vân


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Trần Hợp đã hết lòng giúp đỡ và nhiệt
tình hướng dẫn tôi trong thời gian tiến hành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, khoa Sinh học, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh và các bạn học viên cùng lớp Sinh thái học K26 đã giúp đỡ, động viên và
tạo mọi thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người dân đã rất
rộng lượng giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Vân


MỤC LỤC

Lời Cam Đoan
Lời cảm ơn
Mục Lục
Danh Mục Hình Ảnh
Danh Mục Bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN.............................................................................................. 3
1.1. Đặc điểm họ Cà..................................................................................................... 3
1.2. Mối quan hệ của họ Cà trong lớp Mộc lan ........................................................... 3
1.3. Sơ lược những nghiên cứu về họ Cà (Solanaceae) trên thế giới và Việt Nam .... 3
1.3.1 Thế giới ........................................................................................................... 3
1.3.2 Việt Nam ......................................................................................................... 4
1.4. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Dương .............................................................. 7
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 12
2.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 12
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ...................................................... 12
2.2.2. Phương pháp ghi nhật kí .............................................................................. 12
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ....................................... 13
2.2.4. Phương pháp tham khảo tài liệu................................................................... 13
2.2.5. Phương pháp chấm điểm phân bố các loài................................................... 13
2.2.6. Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài .................................. 13
2.2.7. Xác định tuyến đi thực địa ........................................................................... 13
2.2.8. Thời gian thực địa ........................................................................................ 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 16
3.1. Đặc điểm chung của họ Cà (Solanaceae) ........................................................... 16
3.1.1. Hình thái ....................................................................................................... 16
3.1.2. Khóa tra các chi trong họ Cà (Solanaceae) có ở Bình Dương..................... 17
3.2. Thành phần loài thuộc họ Cà (Solanaceae) ở Bình Dương ................................ 19
3.2.1. Physalis angulata L. .................................................................................... 20

3.2.2. Capsicum annuum L. ................................................................................... 25
3.2.3. Solanum procumbens Lour. ......................................................................... 30
3.2.4. Solanum torvum Sw. ................................................................................... 35
3.2.5. Solanum mammosum L. ............................................................................... 40
3.2.6. Solanum album Lour. . ................................................................................. 45
3.2.7. Solanum melongena L. ................................................................................ 50
3.2.8. Lycopersicon esculentum Mill. . .................................................................. 57


3.2.9. Datura metel L. ............................................................................................ 62
3.2.10. Cestrum nocturnum L. ............................................................................... 67
3.2.11. Petunia hybrida Vilm................................................................................. 71
3.2.12. Brunfelsia pauciflora (Cham. & Schltdl.) Benth. ..................................... 75
3.3. Thảo luận ............................................................................................................ 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 81


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Bình Dương ................................................................................. 8
Hình 2.1. Các điểm thu mẫu ở khu vực nghiên cứu ...................................................... 14
Hình 3.1. Hình thái loài Physalis angulata L. .............................................................. 22
Hình 3.2. Sinh thái loài Physalis angulata L. .............................................................. 23
Hình 3.3. Hình vẽ loài Physalis angulata L. ................................................................ 24
Hình 3.4. Hình thái loài Capsicum annuum L. ............................................................. 27
Hình 3.5. Sinh thái loài Capsicum annuum L. ............................................................. 28
Hình 3.6. Hình vẽ loài Capsicum annuum L. ............................................................... 29
Hình 3.7. Hình thái loài Solanum procumbens Lour. ................................................... 32
Hình 3.8. Sinh thái loài Solanum procumbens Lour. ................................................... 33
Hình 3.9. Hình vẽ loài Solanum procumbens Lour. ..................................................... 34

Hình 3.10. Hình thái loài Solanum torvum Sw.............................................................. 37
Hình 3.11. Sinh thái loài Solanum torvum Sw. ............................................................ 38
Hình 3.12. Hình vẽ loài Solanum torvum Sw. .............................................................. 39
Hình 3.13. Hình thái loài Solanum mammosum L. ....................................................... 43
Hình 3.14. Sinh thái loài Solanum mammosum L. ....................................................... 42
Hình 3.15. Hình vẽ loài Solanum mammosum L. ......................................................... 44
Hình 3.16. Hình thái loài Solanum album Lour. .......................................................... 47
Hình 3.17. Sinh thái loài Solanum album Lour. ........................................................... 48
Hình 3.18. Hình vẽ loài Solanum album Lour. ............................................................ 49
Hình 3.19. Hình thái loài Solanum melongena var. esculentum Nees. ........................ 52
Hình 3.20. Hình thái loài Solanum melongena var. depressum Bail. .......................... 52
Hình 3.21. Hình thái loài Solanum melongena var. serpentinum Bail. ......................... 53
Hình 3.22. Hình thái loài Solanum melongena L. ........................................................ 54
Hình 3.23. Sinh thái loài Solanum melongena L. ......................................................... 55
Hình 3.24. Hình vẽ loài Solanum melongena L. .......................................................... 56
Hình 3.25. Hình thái loài Lycopersicon esculentum Mill. ............................................ 59
Hình 3.26. Sinh thái loài Lycopersicon esculentum Mill. ............................................ 60
Hình 3.27. Hình vẽ loài Lycopersicon esculentum Mill. .............................................. 61
Hình 3.28. Hình thái loài Datura metel L. ................................................................... 64
Hình 3.29. Sinh thái và phân bố loài Datura metel L. ................................................ 65
Hình 3.30. Hình vẽ loài Datura metel L. ...................................................................... 66
Hình 3.31. Hình thái loài Cestrum nocturnum L. ......................................................... 68
Hình 3.32. Sinh thái loài Cestrum nocturnum L. ......................................................... 69
Hình 3.33. Hình vẽ loài Cestrum nocturnum L. ........................................................... 70
Hình 3.34. Hình thái loài Petunia hybrida Vilm. ......................................................... 72


Hình 3.35. Sinh thái loài Petunia hybrida Vilm. .......................................................... 73
Hình 3.36. Hình vẽ loài Petunia hybrida Vilm. ............................................................ 74
Hình 3.37. Hình thái loài Brunfelsia pauciflora (Cham. & Schltdl.) Benth. ............... 76

Hình 3.38. Sinh thái loài Brunfelsia pauciflora ................................................................
(Cham. & Schltdl.) Benth. ............................................................................................ 77
Hình 3.39. Hình vẽ loài Brunfelsia pauciflora (Cham. & Schltdl.) Benth. .................. 78


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh các chi thuộc họ Cà (Solanaceae) ở Việt Nam qua một số nghiên
cứu điển hình ................................................................................................................... 7
Bảng 2.1. Địa điểm và thời gian khảo sát thực địa........................................................ 15
Bảng 3.1. Tên chi, tên loài thuộc họ Cà (Solanaceae) ở Bình Dương .......................... 19


1
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bình Dương đang là địa phương phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Chỉ vài năm
gần đây Bình Dương đã và đang xây dựng rất nhiều khu công nghiệp, với những chính
sách hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, quá trình này đã tạo
ra một số lượng lớn việc làm cho người lao động. Hệ quả là số lượng dân nhập cư tăng
lên đáng kể. Do đó, diện tích đất rừng tự nhiên và đất sản xuất nông nghiệp giảm
xuống với tốc độ nhanh chóng, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, làm suy
giảm đa dạng sinh học nói chung và giảm sự đa dạng của giới thực vật nói riêng.
Chính vì vậy cần quan tâm và có những công trình nghiên cứu về thành phần
loài, sự phân bố của các loài cũng như giá trị của các loài để phục vụ cho công tác bảo
tồn và phát triển chúng. Trong khi đó, họ Cà với nhiều loài đã thường xuyên xuất hiện
trên mâm cơm của mỗi gia đình người dân, nhiều loài có giá trị kinh tế cao và được sử
dụng làm thuốc đang cần được quan tâm. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên
cứu về họ này ở Bình Dương.
Cho nên nghiên cứu về họ Cà, đặc biệt thống kê thành phần loài nhằm bảo vệ,

gieo trồng để tăng hiệu quả kinh tế, là một việc cần thiết và thời sự.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng, phân loại và sinh
thái họ Cà (Solanaceae Juss.) tại tỉnh Bình Dương”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Điều tra, thu mẫu, miêu tả, định danh để xác định các taxa điều tra được.
- Các đặc tính sinh thái, sự phân bố và giá trị sử dụng (đặc biệt làm thuốc và làm
thực phẩm) của các taxa trong họ Cà (Solanaceae) ở tỉnh Bình Dương.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả taxa phân bố ở Bình Dương của họ Cà (Solanaceae).
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khu vực tỉnh Bình Dương.
V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI


2
- Định dạng, mô tả đặc điểm hình thái, sinh học-sinh thái, phân bố của họ Cà
(Solanaceae) ở Bình Dương.
- Ghi nhận và xác định giá trị sử dụng của các loài trong họ Cà (Solanaceae) ở
Bình Dương.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM HỌ CÀ
Họ Cà có khoảng 92 chi và 2300 loài, là một trong những họ phân bố hầu khắp
toàn cầu, đa dạng nhất ở Nam Châu Mỹ với nhiều chi đặc hữu. Trong đó, chi Solanum
có số lượng loài lớn với khoảng 1500 loài.
Theo Hunziker, Gen. Solanacearum (2001) họ Cà chia làm 6 họ phụ: Cestroideae
(8 tông, 23 chi, 481 loài), Juanulloideae (1 tông, 9 chi, 42 loài), Solanoideae (9 tông,
50 chi, 1727 loài), Salpiglossoideae (1 tông, 9 chi, 42 loài), Schizanthoideae (1 tông, 1

chi, 12 loài) và Anthocercidoideae (1 tông, 7 chi, 31 loài) [16].
Họ Cà (Solanaceae) gồm cây thảo, bụi leo hay cây gỗ nhỏ cao 0.5-7m có gai, có
lông hay nhẵn, đôi khi có nhựa, thuộc nhóm thực vật có hoa, bao gồm nhiều loài được
dùng làm thực phẩm, cây cảnh, làm thuốc tuy nhiên nhiều loài có chứa glucozit dạng
ancaloit có thể gây độc cho người và động vật.
1.2. MỐI QUAN HỆ CỦA HỌ CÀ TRONG LỚP MỘC LAN
Mối quan hệ của họ Cà (Solanaceae) trong lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 2
quan điểm khác nhau:
- Họ Cà (Solanaceae) có nhiều điểm chung với họ Convolvulaceae, do 2 họ này
đều có libe trong. Quan điểm này có ở một số hệ thống phân loại như: J. Hutchinson
(1969), A. Cronquist (1981) trong bộ Solanales, V. H. Heywood (1993) trong bộ
Polemoniales [3].
- Họ Solanaceae khác họ Convolvulaceae ở các đặc điểm: không có nhựa mủ,
noãn nhiều với lỗ noãn hướng xuống và lá mầm không xếp nếp. Ở họ Solanaceae hoa
có khuynh hướng tiến hóa từ đều tới không đều, nên đã coi họ Solanaceae có mối
quan hệ gần gũi với họ Scrophulariaceae. Quan điểm này gặp ở các hệ thống của H.
Melchior (1964) trong phân bộ Solanineae của bộ Tubiflorae và A. L. Takhtajan
(1973) trong bộ Scorphulariales [3].
1.3. SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỌ CÀ (SOLANACEAE) TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Thế giới


4
Họ Cà (Solanaceae Juss.) lần đầu tiên được đặt tên và mô tả bởi Antonie Laurent
de Jussieu năm 1789 .
Theo hệ thống Bentham và Hooker trong “Genera plantanum” (1862-1883) thì
họ Solanaceae có 114 chi (bao gồm cả Goetzeaceae và Retziaceae) thuộc bộ
Polemoniales, liên bộ Bicarpellatae.
Theo hệ thống Engler của Dalla Torre và Harms trong “Genera Siphonogamarum

ad System Englerianum Conscripta” (1900-1907) thì họ Solanaceae thuộc tông
Solanineae trong bộ Ebnales.
Hệ thống Dahlgren (1983) cho biết họ Solanaceae (bao gồm cả họ
Duckeodendraceae) thuộc bộ Solanales trong liên bộ Solaniflorae.
Theo hệ thống Takhtajan trong tài liệu “Systema Magnoliophytorum” (1987) họ
Solanaceae nằm trong bộ Solanales thuộc liên bộ Solananae, lớp phụ Lamidae (tách
riêng Nolanaceae, Sclerophylacaceae).
Theo hệ thống Cronquist (1981) trong “An Integrated system of classification of
flowering plants”, họ Solanaceae thuộc bộ Solanales trong lớp phụ Asteridae.
Theo “Vascular plant families and genera” của R.K. Brummitt (1992) thì họ Cà
có 96 chi và 2139 loài [13].
Trên trang www.theplantlist.org [17] họ Cà (Solanaceae) có 115 chi và 2678
loài.
1.3.2. Việt Nam
J. Loureiro (1790) ed. 2 by C. L. Willdenow (1793) đã mô tả 6 chi, với 23 loài về
sau này thuộc họ Solanaceae. Tuy nhiên công trình này chỉ là những nghiên cứu sơ
khai và còn có sự nhầm lẫn giữa các loài với nhau [3].
Công trình nghiên cứu họ Solanaceae dưới dạng một taxon đầu tiên ở Việt Nam
của tác giả G. Bonati (1915-1927) [15], trong M.H. Lecomte xây dựng bộ thực vật chí
đại cương Đông Dương có nghiên cứu họ Cà (Flora Generale de L’Indo-Chine) công
bố từ năm 1907 đến 1942, tác giả đã mô tả 8 chi, với 31 loài có ở Đông Dương; trong
đó ở Việt Nam có 7 chi, với 27 loài. Tuy nhiên tác giả đã không phân chia các taxon


5
theo bậc tông như hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker (1864) mà chỉ từ họ
xuống chi [3].
Phạm Hoàng Hộ (1972) [4] trong “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” đã mô tả 8 chi
và 31 loài của họ Cà. Năm 1993 [5] tác giả mô tả 51 loài thuộc 16 chi trên lãnh thổ
Việt Nam. Trong lần tái bản năm 1999 [6] tác giả đã bổ sung 12 loài, đưa tổng số loài

từ 51 lên 63.
Lê Khả Kế và cộng sự (1974) trong “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” [7] có ghi
họ Cà gồm 8 chi với 24 loài.
Nguyễn Văn Phú (1984) [9] trong “Danh lục thực vật Tây Nguyên” cho biết họ
Cà ở Tây Nguyên có 7 chi với 16 loài.
Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] trong “Cẩm nang Tra cứu và nhận biết các họ Thực
vật hạt kín (Magroliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam” cho biết ở Việt Nam có gần
50 loài, 16 chi.
Đỗ Tất Lợi (1999) [8] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng cho
biết số loài thuộc họ Cà được xem là thuốc là 15 loài.
Võ Văn Chi (2012) [2] trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (bộ mới) đã chỉ ra
30 loài trong họ này có giá trị làm thuốc chữa bệnh.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị của các loài thuộc họ Cà như: luận
án “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác
dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm - 1997”, cho biết: “Dịch chiết toàn
phần cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan của chuột bị ảnh hưởng của chất độc TNT với
vai trò: hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc, ngăn chặn thoái hóa mỡ và sự
chảy máu vi thể của nhu mô gan; làm giảm sự hủy hoại tế bào và tan rã nhu mô gan,
do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thùy gan” [10], luận án “Nghiên cứu cà
gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan - 2002” cho biết: “Dịch chiết toàn
phần và hoạt chất glycoancaloid của cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u
hạt thực nghiệm; làm giảm hàm lượng colagenasegan trên mô hình xơ gan thực
nghiệm” [12], v.v.


6
Luận án tiến sĩ (2006) [3] - Nghiên cứu phân loại họ Cà (Solanaceae Juss.) ở
Việt Nam - của Vũ Văn Hợp đã chỉ ra họ này có 57 loài thuộc 15 chi. Trong đó tác giả
đã phát hiện một loài mới cho khoa học và bổ sung 2 loài mới cho hệ thực vật Việt
Nam.

Gần đây hai tác giả người Pháp Sovanmoly Hul & Pauline Dy Phon (2014) đã
xuất bản quyển Flore du Cambodge, du Laos et du Viêtnam cho thấy có 8 chi, với 48
loài ở Đông Dương, trong đó ở Việt Nam có 8 chi với 42 loài [19].


7
Bảng 1.1. So sánh các chi thuộc họ Cà (Solanaceae) ở Việt Nam qua một số
nghiên cứu điển hình
TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

(1)

(2)

(3)

1

Chi Rau khởi

Lycium L.

x

2


1

2

Chi Tầm bóp

Physalis L.

x

4

4

3

Chi Ớt

Capsicum L.

x

1

1

4

Chi Ớt ống


Tubocapsicum (Wettst.) Makino

x

1

-

5

Chi Cà

Solanum L.

x

28

27

6

Chi Cà ngủ

Lycianthes (Dun.) Hassl.

x

7


6

7

Chi Cà chua

Lycopersicon Mill.

x

1

-

8

Chi Cà Mỹ

Cyphomandra Mart. Ex Sendtn.

x

2

-

9

Chi Cà độc dược


Datura L.

x

3

1

10

Chi Đại cà dược

Brugmansia Pers.

x

1

-

11

Chi Dạ lý hương

Cestrum L.

x

2


1

12

Chi Thuốc lá

Nicotiana L.

x

2

1

13

Chi Dã yên

Petunia Juss.

x

1

-

14

Chi Cà hoa xanh


Brunfelsia L.

x

1

-

15

Chi Bồ oanh

Browallia L.

x

1

-

Atrichodendron Gagnep.

x

-

-

63


57

42

16

Tổng số loài

Chú thích: (1) Phạm Hoàng Hộ, 1999; (2) Vũ Văn Hợp, 2006; (3) Sovanmoly Hul & Pauline Dy Phon, 2014.

1.4. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
Vị trí địa lí
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy
Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh
bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ tây sang đông từ 10m đến 15m so với mặt
biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ
độ bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.


8
- Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Bình Dương [18]


9
Đặc điểm khí hậu

Bình Dương có chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và
mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân
chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5
kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau
đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa
dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà
chỉ bị ảnh hưởng những cơn bão gần.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có
lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào
mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và
thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.8002.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến
2.113,3mm.
Đặc điểm địa hình
Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn
tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có
lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Có một số núi
thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi
thấp.
Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác
nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm
thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân
chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của
sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự
tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm.
Đặc điểm đất đai
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại.


10

- Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000ha phân bố trên các huyện Dầu
Tiếng, thị xã Bến Cát, thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp
với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206ha nằm trên các vùng đồi thấp
thoải xuống, thuộc các huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực thành phố Thủ
Dầu Một, thị xã Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau
màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều.
- Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở huyện
Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng, thị xã Thuận An,
thị xã Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng
ven sông rạch, suối. Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của
chúng. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...
Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay
đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô
(mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình
Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.
- Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương
ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp,
giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.
- Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh
Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài
Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài
143km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung
cấp thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được
mở rộng dần đến Thủ Dầu Một (200m). Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn
bắt nguồn từ đồi Cam Xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi
lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi



11
đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông
Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.
- Sông Bé dài 360km, bắt nguồn từ các sông Đắk RơLáp, Đắk Giun, Đắc Huýt
thuộc vùng núi tỉnh Đắk Lắk hợp thành từ độ cao 1000m. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy
vào đất Bình Dương dài 80km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường
thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh,
tàu thuyền không thể đi lại.
Tài nguyên rừng
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương
xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh,
bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai,
giáng hương ... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa
bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý
hiếm.
Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa
học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra
ác liệt, Mỹ-Ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng
trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt
khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm
cho rừng bị thu hẹp [19].


12
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập mẫu, làm tiêu bản, định danh, ghi chép đặc điểm hình thái, sinh thái,
sinh học và phân loại của các taxa thuộc họ Cà (Solanaceae) điều tra được ở Bình
Dương.

- Tìm hiểu những giá trị của những loài thuộc họ Cà được tìm thấy ở Bình
Dương.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Thu thập mẫu: thân, lá, hoa, quả (nếu có). Rồi ép mẫu hoặc ngâm trong
foocmon 5%. Lưu ý, khi lấy mẫu cần lấy tối thiểu 3 mẫu.
- Chụp ảnh nơi thu mẫu, mẫu. Khi chụp mẫu, tiến hành chụp:
+ Dạng sống của cây
+ Cành mang hoa, quả
+ Mặt trên và mặt dưới của lá
+ Cụm hoa, 1 hoa, hoa cắt dọc, nhị, nhụy.
+ Cụm quả, quả, quả cắt dọc, quả cắt ngang.
- Xác định tọa độ GPS nơi thu mẫu.
- Sau đó, ghi nhãn cho mẫu gồm các thông tin sau:
+ Số hiệu mẫu:
+ Tên thông thường:
+ Ngày thu mẫu:
+ Nơi thu mẫu:
- Tiếp đó cho mẫu vào túi để đem về làm tiêu bản khô. Cần chú ý lấy lá hoặc
giấy mềm gói hoa lại tránh hoa bị dập nát.
2.2.2. Phương pháp ghi nhật kí
- Ghi chép những đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học của mẫu ngoài tự nhiên.
- Ghi chép những điều kiện tự nhiên của nơi thu mẫu.


13
- Ghi lại những thông tin từ người dân về công dụng của các mẫu như làm rau ăn,
làm thuốc hay làm cảnh.
- Ghi phiếu mô tả.


2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Đặt mẫu vào tờ giấy báo sao cho có lá sấp, lá ngửa. Cần lưu ý hoa tránh để bị
dính vào các cơ quan khác (có thể lót thêm một mẩu giấy báo để ngăn cách).
- Cho mẫu ép vào tủ sấy khô, rồi tẩm độc sau đó vớt ra ép lại và sấy khô.
- Làm tiêu bản khô và dán nhãn. Sau đó, chụp hình tiêu bản khô đã được dán
nhãn.
- Phân tích hình thái các bộ phận dinh dưỡng và sinh sản phục vụ mô tả loài.
2.2.4. Phương pháp tham khảo tài liệu
- Thu thập tài liệu cần thiết hiện có ở trong nước cho việc định danh, mô tả, tìm
hiểu công dụng... của các loài thuộc họ Cà (Solanaceae).
- Tham khảo tài liệu trên internet.
2.2.5. Phương pháp chấm điểm phân bố các loài
Xác định tọa độ bằng GPS rồi chấm trên bản đồ số của tỉnh Bình Dương bằng
Google Earth sau đó xử lí ảnh bằng Photoshop CS2.
2.2.6. Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài
- Dụng cụ: máy ảnh, máy xác định GPS, máy tính, kéo cắt cành, kẹp gỗ, giấy
báo, thước kẻ, sổ ghi chép...
- Hóa chất: cồn 700.
2.2.7. Xác định tuyến đi thực địa
- Họ Cà chủ yếu là dạng thân thảo, phân bố nơi nhiều ánh sáng, do đó các tuyến
đi thực địa sẽ phải chú ý các sinh cảnh đồng ruộng, bãi đất hoang, bờ rào, ven đường,
ven sông Sài Gòn...
- Mỗi tuyến sẽ khảo sát nhiều lần theo các mùa để thu được cả hoa và quả.


14

Hình 2.1. Các điểm thu mẫu ở khu vực nghiên cứu



15
2.2.8. Thời gian thực địa
Bảng 2.1. Địa điểm và thời gian khảo sát thực địa
STT

Địa điểm khảo sát

Thời gian
30 / 5 /2017

1

Thành phố Thủ Dầu Một

14 / 6 /2017
5 / 7 /2017
14 / 8 /2017
31 / 5 /2017

2

Thị xã Tân Uyên

22 / 6 /2017
10 / 7 /2017
10 / 8 /2017
31 / 5 /2017

3


Huyện Bắc Tân Uyên

22 / 6 /2017
10 / 7 /2017
10 / 8 /2017
29 / 5 /2017

4

Huyện Bàu Bàng

15 / 6 /2017
15 / 7 /2017
15 / 8 /2017
4 / 6 /2017

5

Huyện Phú Giáo

27 / 6 /2017
5 / 7 /2017
25 / 8 /2017
27 / 5 /2017

6

Thị Xã Thuận An

6 / 6 /2017

20 / 7 /2017
20 / 8 /2017


16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỌ CÀ (SOLANACEAE)
3.1.1. Hình thái
• Dạng sống
Chủ yếu là dạng thân thảo một hay nhiều năm, cây bụi, cây gỗ nhỏ, ít gặp dây
leo. Thân, cành thường có lông hay nhẵn, đôi khi có gai.
• Lá
Lá mọc cách ít khi mọc đối thường đơn hay kép, nguyên có răng hay chia thùy,
có cuống, không lá kèm.
• Cụm hoa
Cụm hoa ở đỉnh hay ở bên, trong nách lá hay ngoài nách lá, dạng sim hay chùy,
đôi khi đơn độc.
• Hoa
Hoa đều, thường lưỡng tính, rất ít khi đơn tính hay tạp tính, thông thường mẫu 4
hay 5 rất ít có mẫu từ 5-9.
Cánh đài dạng ống có 1 đến 5 hay 10 thùy, đôi khi nhụt hay gần nhụt, ít hay
đồng trưởng lớn khi thành quả.
Cánh tràng hợp hình ống dạng hoa thị, hình chuông hay hình trụ, đôi khi xòe
rộng ở gốc, trên chia 4 hay 5 đến 9 thùy, dài bằng hay ngắn hơn ống tràng.
Nhị đực 4 hay 5, dính lại thành ống trên cánh tràng, bao phấn đính gốc hay đính
lưng, mở bằng lỗ ở đỉnh hay thành rãnh dài hay ngắn.
Bầu thường có 2 ô đôi khi 4 hay 5, cao bằng hay ngắn hơn ống tràng.
Noãn nhiều, vòi nhụy hình sợi, nhẵn hay có lông, đầu nhụy hình đầu, nguyên hay
chia 2-4 thùy.
• Quả

Quả mọng hay nang, không mở hay mở 2-4 mảnh. Hạt nhiều, nhỏ hình cầu, hình
đĩa hay thuôn.


×