BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------
BÙI VŨ HUYỀN TRANG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ
15/2013/NĐ-CP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà Nội – 2013
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------
BÙI VŨ HUYỀN TRANG
KHÓA: 2011 - 2013
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ
15/2013/NĐ-CP
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN
Mã số:
60.58.02.08
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGUỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN CHỦNG
Hà Nội – 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sỹ, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân
và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần
Chủng đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa đào tạo Sau đại học
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp thuộc lớp CH.2011X
đã giúp tôi tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm nguồn tham khảo để hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Vũ Huyền Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Vũ Huyền Trang
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu: .................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ..................................................... 3
CHƯƠNG 1 ...............................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ VÀ CÔNG TÁC ....................4
QUẢN LÝ THIẾT KẾ Ở VIỆT NAM ...................................................................4
1.1 Chất lượng thiết kế nhìn từ những sự cố công trình xây dựng:............ 4
1.1.1 Bài học từ nước Nga: ........................................................................ 4
1.1.2 Tình hình sự cố công trình và chất lượng thiết kế ở Việt Nam: ....... 6
1.2. Chất lượng thiết kế từ góc độ lãng phí: ................................................ 23
1.2.1. Sự lựa chọn đầu vào cho thiết kế:.................................................. 23
1.2.2. Sự lựa chọn giải pháp thiết kế: ...................................................... 25
1.3. Tổ chức quản lý chất lượng thiết kế ở Việt Nam: ...................................25
1.4 Nhận xét chung:..................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: ............................................................................................................29
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG QUY TRÌNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ ..............................................................29
2.1. Cơ sở pháp lý:....................................................................................... 29
2.1.1. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây
dựng và các Thông tư số 10/2013/TT-BXD và Thông tư số 13/2013/TTBXD: ........................................................................................................ 29
2.1.2. Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng thiết kế: ................ 39
2.2. Cơ sở Khoa học về thực hiện thiết kế và quản lý thiết kế:................... 43
2.2.1. Khung quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ thiết kế: ............................ 43
2.2.2. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế: ............ 43
2.2.3. Tổ chức, điều hành và quản lý chất lượng thiết kế: ...................... 45
2.2.4 TCVN/ISO 9001:2008 và khả năng áp dụng: ................................ 48
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................52
XÂY DỰNG QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2013/NĐ-CP .......................................52
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thiết kế: ..................... 52
3.2. Các nhóm giải pháp đối với tổ chức tư vấn thiết kế: ........................... 53
3.2.1. Xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo TCVN/ISO-9001:2008
.................................................................................................................. 54
3.2.2. Tuân thủ phương pháp triển khai thiết kế theo quy định: ............. 57
3.2.3. Quy trình tự kiểm soát chất lượng thiết kế của tổ chức tư vấn: ..... 59
3.2.4. Thiết lập sự phối hợp giữa các nhà thầu, chủ đầu tư và chính
quyền:....................................................................................................... 62
3.3. Quản lý chất lượng thiết kế của chủ đầu tư: ......................................... 64
3.4. Nhóm giải pháp quản lý chất lượng thiết kế của chính quyền: ............ 65
3.4.1 Quy trình thẩm tra thiết kế kỹ thuật: ............................................... 65
3.4.2 Quy trình kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công: ................................... 71
3.5 Áp dụng mô hình và giải pháp quản lý chất lượng thiết kế cho công ty
An Thành: ........................................................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Một Dự án đầu tư xây dựng công trình đều trải qua các khâu chuẩn bị đầu tư
và thực hiện đầu tư với rất nhiều công đoạn. Từ việc lựa chọn chủ trương đầu tư
đến khi hình thành một sản phẩm xây dựng, vấn đề hiệu quả đầu tư phụ thuộc rất
nhiều vào ý chí chủ quan của con người. Rõ ràng, hiệu quả đầu tư phải được đo
đếm bằng lợi ích của mỗi dự án thông qua chất lượng của công trình, thời gian
đưa công trình vào khai thác và chi phí hợp lý. Những yếu tố này phụ thuộc vào
các công đoạn từ khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và việc khai thác sử dụng.
Một công đoạn ban đầu có vị trí quan trọng quyết định mức độ an toàn của công
trình hay dự án quá lãng phí chính là công tác thiết kế. Trong thời gian qua có rất
nhiều công trình thiết kế hoặc là thiếu an toàn dẫn đến chất lượng công trình
không đảm bảo hay quá an toàn gây ra sự lãng phí rất lớn, đặc biệt là các công
trình vốn ngân sách Nhà nước. Kiểm soát được chất lượng thiết kế chính là công
tác “tiền kiểm” cực kỳ cần thiết nhưng thời gian qua, biện pháp này đã bị coi
nhẹ. Vì vậy việc quản lý thiết kế như thế nào đang trở thành một vấn đề bức xúc.
Ngày 06/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐCP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thay thế Nghị định
số 209/2004/NĐ-CP ban hành từ ngày 16/12/2004 hướng dẫn Luật Xây dựng.
Kỳ vọng lớn nhất của Nghị định mới là kiểm soát hiệu quả công tác thiết kế để
đảm bảo công trình an toàn nhưng cũng phải hợp lý, tiết kiệm.
Về pháp nhân thiết kế, hiện nay đã có đủ các văn bản quy định cụ thể tư
cách của các đơn vị thiết kế. Song, công tác thẩm tra thiết kế chưa đạt hiệu quả
nếu không nói chỉ là hình thức. Tất cả các sự cố công trình xảy ra, dù với nguyên
nhân đơn giản hay phức tạp đều có dấu ấn chất lượng của công tác thẩm tra thiết
2
kế. Đó là do chế tài công tác thẩm tra chưa hợp lý, chưa gắn đủ trách nhiệm thẩm
tra vào kết quả thẩm tra.
Những quy định mới của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013
của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thay thế Nghị định số
209/2004/NĐ-CP, công tác thẩm tra thiết kế đặc biệt thiết kế sau bước thiết kế cơ
sở cần làm rõ các nội dung sau:
- Coi trọng tư cách pháp nhân của người thiết kế.
- Coi trọng tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Coi trọng phương pháp tính toán, độ bền vững, khả năng chịu lực.
- Đối với công trình vốn ngân sách Nhà nước cần xem xét sự hợp lý của
thiết kế thông qua kiểm tra dự toán.
Là một cán bộ đang công tác tại Công ty An Thành, một đơn vị tư vấn
thiết kế, tôi chọn đề tài ‘Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý chất lượng thiết
kế theo nghị định số 15/2013/NĐ-CP’ làm nội dung của luận văn tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nắm vững quy định mới của Pháp luật, thiết lập được quy trình
quản lý chất lượng thiết kế của công ty từ nội bộ đơn vị thiết kế, mối quan hệ nhà
thầu thiết kế với chủ đầu tư và các công đoạn thẩm tra thiết kế của cơ quan quản
lý Nhà nước về xây dựng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ thể liên quan tới công tác
quản lý chất lượng thiết kế trong đó tập trung vào nội dung thiết kế nền, móng.
Phạm vi nghiên cứu là công tác tổ chức quản lý chất lượng thiết kế của nhà
thầu thiết kế và sự phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, với chủ
đầu tư trong việc thẩm tra, thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế.
3
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lý thuyết thông qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về
xây dựng kết hợp với phương pháp thực tiễn thông qua việc thu thập các tình
huống thường gặp trong thiết kế gây lãng phí hoặc không an toàn làm đối tượng
phòng ngừa.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Góp phần hoàn thiện mô hình quản lý công tác thiết kế phù hợp với quy định
mới của pháp luật.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả thống kê sự cố và sự lãng phí trong các dự án đầu tư xây được đầu
tư bằng mọi nguồn vốn đặc biệt các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước
có thể thấy rằng nguyên nhân về thiết kế chiếm tỷ trọng khá lớn và trở thành một
thực trạng được quan tâm đặc biệt cần điều chỉnh bằng pháp luật. Vì vậy, xây
dựng giải pháp quản lý chất lượng thiết kế theo Nghị định số15/2013/NĐ-CP
nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng đối với các công trình được đầu tư bằng
mọi nguồn vốn và phát hiện những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn đối với các
công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, luận văn đạt được các kết quả sau:
- Thiết lập được các nhóm giải pháp quản lý chất lượng thiết kế với trung
tâm là quy trình quản lý chất lượng thiết kế của nhà thầu thiết kế, mối quan hệ
nhà thầu thiết kế với chủ đầu tư và các công đoạn thẩm tra thiết kế của cơ quan
quản lý Nhà nước về xây dựng.
- Thể hiện được nội dung mới trong công tác quản lý của chính quyền đối
với chất lượng thiết kế mà trọng tâm là thiết lập được quy trình thẩm tra thiết kế
sau thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý Nhà nước và quy trình kiểm tra thiết kế
bản vẽ thi công phục vụ việc kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về xây
dựng trước khi đưa công trình vào bàn giao, sử dụng đặc biệt coi trọng các dự án
thuộc nguồn vốn Nhà nước.
- Thiết lập quy trình quản lý chất lượng thiết kế của Công ty An Thành nâng
cao chất lượng thiết kế.
Kiến nghị
Tác giả luận văn mong muốn được nghiên cứu sâu hơn nội dung thẩm định
thiết kế cơ sở. Vì từ thiết kế cơ sở không được kiểm soát tốt chính là tiềm ẩn các
77
rủi ro về an toàn công trình và đặc biệt là sự lãng phí từ các nội dung về quy mô,
giải pháp, phương án kỹ thuật,…
Cần nâng cao công tác kiểm tra hoàn thành trước khi đưa công trình vào
sử dụng. Việc kiểm tra hoàn thành nên là một thủ tục chính thức do cơ quan quản
lý Nhà nước hoặc người quyết định đầu tư thực hiện để đưa công trình từ giai
đoạn thi công sang giai đoạn bảo trì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật
Xây dựng số 16/2003/QH11.
2. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
Đấu thầu số 61/2003/QH11.
3. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật
Sửa đổi số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị
quyết số 66/2006/QH11, về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình quốc
hội quyết định chủ trương đầu tư.
5. Chính phủ (2004), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng
công trình.
6. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/ NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một
số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/ NĐ-CP về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
10. Bộ xây dựng (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BXD quy định chi tiết về
điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng.
11. Bộ xây dựng (2008), Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD về việc ban hành
Quy định điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục
công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt.
12. Bộ xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
13. Bộ xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD quy định thẩm tra,
thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
14. Bộ xây dựng, Điều tra và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước nhằm
giảm thiểu sự cố nền móng công trình.
15. Trần Chủng (2008): Sự cố và bài học. Bài giảng tại các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ Tư vấn giám sát thi công xây dựng. Hà nội 2008.
16. Trần Chủng (2008) : Bảo đảm xây dựng các công trình phải an toàn. Báo cáo
khoa học tại Hội nghị thường niên Mạng kiểm định chất lượng công trình xây
dựng Việt nam lần thứ V, Đắk Lắk 02-2008.
17. Công nghệ mới xây dựng nhà và công trình trên thế giới. Trung tâm tin học
Bộ Xây dựng số 1-2005.
18. Nguyễn Văn Hùng, Trần Chủng và CTV (2006): Phân tích, đánh giá sự cố
các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp Việt nam. Đề tài cấp Bộ mã số
RD 65, Hà nội, 2006.
19. Báo Tiền Phong ngày 14/6/2013, Nhà vệ sinh 600 triệu: Sở GD&DT Quảng
Ngãi trần tình.
20. Trần Chủng (2013), Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dưng công trình;
Chuyên đề 5, Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ QLDADDTXD theo thông tư
25/2009/TT-BXD.