Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề tạc tượng sơn đồng hoài đức hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.11 MB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐẶNG VIỆT

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TẠC TƯỢNG SƠN ĐỒNG – HOÀI ĐỨC
HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH

Hà Nội - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐẶNG VIỆT
KHÓA 2009-2011 LỚP CH09Q

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TẠC TƯỢNG SƠN ĐỒNG – HOÀI ĐỨC
HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH
MÃ SỐ: 60.58.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS NGUYỄN LÂN
TS. NGUYỄN TRUC ANH

Hà Nội - Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo GS.TS.NGUYỄN LÂN
và TS. NGUYỄN TRÚC ANH. Những người đã luôn tận tình hướng dẫn,
động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã
cung cấp những lời khuyên quý giá và những tài liệu liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu luận văn của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa đào tạo trên đại học, trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn

Đặng Việt


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------1
1. Lý do chọn đề tài:----------------------------------------------------------------------------1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:----------------------------------------------------------2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -------------------------------------------------------3
4. Phương pháp nghiên cứu:------------------------------------------------------------------3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:------------------------------------------------------------3
6. Cấu trúc luận văn:---------------------------------------------------------------------------4
B. PHẦN NỘI DUNG.------------------------------------------------------------------------5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI
VÀ THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ SƠN ĐỒNG HUYỆN HOÀI ĐỨC –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.----------------------------------------------------------------------5
1.1.Tổng quan về làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội. -----------------------5
1.1.1.Làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tây cũ (Giai đoạn trước khi sáp nhập
Tỉnh Hà Tây vào TP.Hà Nội ngày 1-8-2008). ------------------------------------------5
1.1.2.Làng nghề truyền thống Hà Nội. --------------------------------------------------7
1.1.3.Làng nghề truyền thống Hà Tây trên đường hội nhập Thủ đô Hà Nội. ------9
1.2.Lịch sử hình thành phát triển và đặc điểm làng nghề
tạc tượng Sơn Đồng. ------------------------------------------------------------------------ 11
1.2.1.Lịch sử hình thành phát triển làng nghề tạc tượng Sơn Đồng. -------------- 11
1.2.2.Những đặc điểm cơ bản của làng tạc tượng Sơn Đồng. ---------------------- 13
1.3.Thực trạng làng nghề tạc tượng sơn đồng ----------------------------------------- 20
1.3.1. Thực trạng phát triển nghề truyền thống. -------------------------------------- 20
1.3.2. Thực trạng quy hoạch, kiến trúc.----------------------------------------------- 21

1.3.3.Thực trạng hạ tầng kỹ thuật.------------------------------------------------------ 26
1.4.Những vấn đề tồn tại cần giải quyết.------------------------------------------------ 28
1.4.1. Nghề truyền thống .--------------------------------------------------------------- 28
1.4.2. Quy hoạch kiên trúc và hạ tầng kỹ thuật.---------------------------------- ---- 28
1.4.2.1 Cấu trúc làng nghề truyền thống ---------------------------------------------28


1.4.2.2 Quy hoạch kiến trúc làng nghề ----------------------------------------------29
1.4.3. Du lịch làng nghề. ---------------------------------------------------------------- 31
1.4.3.1 Văn hóa lễ hội. ------------------------------------------------------------------31
1.4.3.2 Sản phẩm du lịch và dịch vụ --------------------------------------------------32
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠC TƯỢNG SƠN ĐỒNG.----- 33
2.1.Khái niệm làng nghề, bảo tồn và phát triển. ------------------------------------- 33
2.1.1Một số khái niệm liên quan đến làng nghề.------------------------------------ 33
2.1.2 Khái niệm bảo tồn, phát triển. -------------------------------------------------- 34
2.1.3 Các hiến chương quốc tế về bảo tồn. ------------------------------------------ 34
2.2.Làng nghề truyền thống trong Quy hoạch chung thành phố Hà Nội. ------------ 36
2.3.Định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Sơn Đồng- Hoài Đức. ----- 39
2.4.Chủ trương chính sách của nhà nước đối với làng nghề, nông thôn mới. ---- 40
2.4.1.Quy chuẩn quy hoạch xây dựng các điểm dân cư NT hiện tại. ------------ 40
2.4.2.Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. ---------------------------------------------- 41
2.4.3. Quyết định số 554/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về Phê duyệt
đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2020.--------------------------------------------------------------------------------- 45
2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp quy hoạch bảo tồn phát triển
làng nghề truyền thống. -------------------------------------------------------------------- 46
2.5.1.Tác động của đô thị hóa đến làng nghề. ----------------------------------------- 46
2.5.2.Cấu trúc của làng nghề truyền thống.------------------------------------------ 47

2.5.3.Văn hoá, lễ hội. ------------------------------------------------------------------- 49
2.5.3.1 Văn hóa ------------------------------------------------------------------- 49
2.5.3.2 Lễ hội làng nghề Sơn Đồng -------------------------------------------- 51
2.5.4.Nghề truyền thống của làng tạc tượng Sơn Đồng. --------------------------- 55
2.5.4.1 Quy mô tổ chức sản xuất ----------------------------------------------- 55
2.5.4.2 Sản phẩm nghề, đào tạo nghề------------------------------------------ 56


2.5.4.3 Khu tập trung nguyên liệu--------------------------------------------- 57
2.5.5.Du lịch làng nghề. ---------------------------------------------------------------- 58
2.6.Kinh nghiệm bảo tồn phát triển làng nghề .--------------------------------------- 59
2.6.1.Kinh nghiệm bảo tồn phát triển làng nghề trên thế giới. -------------------- 59
2.6.1.1 Làng nghề truyền thống gốm sứ Cảnh Đức Trấn-------------------- 59
2.6.1.2 Làng cổ Hahoe của Hàn Quốc ----------------------------------------- 62
2.6.2.Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam. ------------------- 67
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TẠC TƯỢNG SƠN ĐỒNG HUYỆN HOÀI ĐỨC – THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.-------------------------------------------------------------------------------- 72
3.1.Quan điểm quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề. ------------------------ 72
3.2.Nguyên tắc quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề------------------------- 73
3.3.Phân khu chức năng và định hướng phát triển không gian.------------------- 75
3.3.1. Phân khu chức năng. ------------------------------------------------------------ 75
3.3.1.1 Khu vực dân cư------------------------------------------------------------- 77
3.3.1.2 Khu vực ngoài dân cư ----------------------------------------------------- 77
3.3.2. Định hướng phát triển không gian.. ------------------------------------------- 78
3.4.Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất. ----------------------------------------------- 80
3.4.1. Khu vực dân cư ------------------------------------------------------------------ 80
3.4.2. Khu vực ngoài khu dân cư . ---------------------------------------------------- 84
3.5.Giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan khu vực dân cư ----- 85
3.5.1.Khu trung tâm công cộng.------------------------------------------------------- 85

3.5.1.1 Khu trung tâm công cộng cũ -------------------------------------------- 86
3.5.1.2 Khu trung tâm công cộng mới ------------------------------------------ 86
3.5.2.Khu ở. ------------------------------------------------------------------------------ 86
3.5.2.1 Khu ở cũ ------------------------------------------------------------------- 86
3.5.2.2 Khu ở mới ----------------------------------------------------------------- 88
3.5.3.Các công trình có giá trị văn hoá, lịch sử.------------------------------------- 90
3.5.4.Khu đất cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng.. --------------- 91


3.5.5.Các khu đất dành phát triển du lịch làng nghề.------------------------------- 93
3.5.6.Các khu đất dành phát triển nghề truyền thống.------------------------------ 95
3.5.7.Phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển làng Sơn Đồng. --------------- 97
3.6.Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và môi trường. -----------------------------------100
3.7.Giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển làng nghề -----------------------------103
3.7.1.Hương ước làng nghề. ----------------------------------------------------------103
3.7.2. Quy định, quy chế về quy hoạch bảo tồn phát triển làng nghề. ----------103
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. --------------------------------------------------------105
1. KẾT LUẬN.-------------------------------------------------------------------------------105
2. KIẾN NGHỊ. ------------------------------------------------------------------------------107


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1: Thống kê diện tích đất làng Sơn Đồng
2. Bảng 1.2: Thống kê số hộ tham gia lao động các lĩnh vực.
3. Bảng 2.1: Bảng 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
4. Bảng 3.1 : Hệ thống các công trình công cộng chính.
5. Bảng 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của mô hình cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ.
6. Bảng 3.3 : Đề xuất cơ cấu sử dụng đất trong cụm công nghiệp.
7. Bảng 3.4 : Bảng thống kế quy hoạch sử dụng đất làng Sơn Đồng.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.

1. Hình 1.1.Vị trí làng Sơn Đồng trong bản đồ địa chínhh.Hoài Đức – Hà Nội.
2. Hình 1.2. Hình ảnh sản xuất về làng Sơn Đồng.
3. Hình 1.3. Sơ đồ hiện trạng làng Sơn Đồng
4. Hình 1.4. Tượng phật hoàn chỉnh.
5. Hình 1.5. Quy trình tạc tượng Phật tại làng Sơn Đồng.
6. Hình 1.6. Bằng chứng nhận do Hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng.
7. Hình 1.7. Hình ảnh về nhà ở làng nghề Sơn Đồng.
8. Hình 1.8. Một số công trình công cộng làng Sơn Đồng.
9.Hình 1.9. Hình ảnh công trình văn hóa di tích lịch sử làng Sơn Đồng.
6. Hình 1.10. Hạ tầng kỹ thuật làng Sơn Đồng.
7. Hình 1.11. Cổng cổ còn sót lại.
8. Hình 1.12. Cổng mới xây trên đường vào làng.
9.Hình 1.13. Các cửa hàng bày bán sản phẩm tại mặt đường.
6. Hình 2.1. Cổng làng Mông Phụ - Đường Lâm .
7. Hình 2.2. Hình ảnh lễ hội làng Sơn Đồng vào ngày 6/2 âm lịch hàng năm.
8. Hình 2.3. Một số sản phẩm nghề mới ngoài tượng Phật.
9. Hình 2.4. Thành phố Cảnh Đức Trấn


10. Hình 2.5. Nhà ở nằm sát đồng ruộng làng Hahoe.
11.Hình 2.6: Cảnh quan ven sông làng Hahoe
12.Hình 2.7 : Sự thống nhất hình thức kiến trúc của làng Hahoe.
13. Hình 2.8: Lễ hội thần linh ở làng Hahoe
14. Hình 2.9: Đường trong làng Hahoe
15. Hình 2.10: Đường làng gốm Bát Tràng .
16. Hình 3.1: Mô hình cấu trúc làng xã mới.
17. Hình 3.2: Cơ cấu hiện tại làng Sơn Đồng
18. Hình 3.3: Cơ cấu phát triển mới làng Sơn Đồng
19. Hình 3.4: Các khu vực làng nghề theo bán kính trung tâm Hà Nội và
trung tâm quận huyện.

20. Hình 3.5: Mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề.
21. Hình 3.6 : Xu hướng biến đổi đất ở trong làng Sơn Đồng.
22. Hình 3.7: Nhà cổ truyền thống gắn với tuyến du lịch làng.
23. Hình 3.8: Mô hình nhà ở nông thôn mới.
24. Hình 3.9: Giải B cuộc thi Kiến trúc nhà ở nông thôn
25. Hình 3.10: Các điểm di tích lịch sử được xếp hạng – cần bảo tồn
26. Hình 3.11 : Sơ đồ cơ cấu cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
27. Hình 3.12: Một số tuyến du lịch làng nghề.
28. Hình 3.13 : Sơ đồ đánh giá hiện trạng làng Sơn Đồng.
29. Hình 3.14 : Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất làng Sơn Đồng.
30. Hình 3.15 : Sơ đồ quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan.


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thủ đô Hà Nội là vùng đất chứa đựng lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi
hội tụ những nét tinh hoa của nghề truyền thống. Năm 2008, sau khi sáp nhập
toàn bộ lãnh thổ của tỉnh Hà Tây - một vùng được mệnh danh là “Đất trăm
nghề” – Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề (chiếm gần 59% tổng số
làng), trong đó, 244 làng có nghề truyền thống. Với số lượng lớn, hoạt động ở
nhiều lĩnh vực, các làng nghề không những đóng góp vào sự phát triển kinh tế
của thủ đô ( Năm 2009, giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội đã đạt gần
7.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp toàn thành phố) mà còn mang lại những giá trị văn hoá và bản sắc
riêng trong thời đại toàn cầu hoá như hiện nay.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 được phê duyệt ngày 26/7/2011 cho thấy trong tương lai Hà
Nội sẽ phát triển thành một vùng đô thị rộng lớn với 3.344 km2 và 7,9 triệu

dân. Trên tổng mặt bằng quy hoạch có 5 thành phố vệ tinh và hàng chục thị
trấn hiện hữu, trong số đó có một số đô thị có quy mô dân trên nửa triệu
người (Hòa Lạc: 850.000 người, Sơn Tây: 600.000 người; Xuân Mai: 850.000
người…). Điều này đưa đến một hình thái xen cài giữa thành phố, thị xã và
làng mạc, giữa các khu dân cư hiện đại với đồng ruộng, giữa cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị hiện đại và hạ tầng nông thôn lạc hậu. Trong hình thái xen cài đó,
các làng nghề nảy sinh nhiều phức tạp hơn khu vực nông thôn thuần nông từ
vấn đề ô nhiễm môi trường, lao động, đến diện tích quy mô sản xuất, đồng
thời, làng nghề cũng chịu nhiều tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường
và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Làng Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nằm giữa
sông Đáy và sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 15km về phía Tây. Cũng như


2

bao làng quê khác, ngoài việc làm nông nghiệp, người dân Sơn Đồng có thêm
nhiều nghề phụ như: dệt vải, thêu, làm mộc... nhưng đặc biệt hơn cả là nghề
làm tượng thờ. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề Sơn Đồng gồm các tượng
Phật, đức Thánh, người anh hùng, các linh vật thờ như ông Ngựa, ông Hạc,
hoành phi, cuốn thư, câu đối, ban thờ... tất cả được sơn son thếp vàng, thếp
bạc với một bí quyết riêng. Nghề tạc tượng đem lại nguồn thu nhập chính cho
làng nghề Sơn Đồng, điều kiện kinh tế của người dân ngày một nâng cao.
Tuy nhiên trong cuộc sống đương đại, Việt Nam đã ra nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường.
Việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của làng nghề Sơn Đồng nói
riêng và các làng nghề trên cả nước nói chung sẽ trở nên khó khăn dễ dẫn đến
mai một và biến mất do thiếu định hướng cùng các yếu tố hỗ trợ, không đáp
ứng được yêu cầu của thị trường hoặc thị trường có sự thay đổi tiêu cực.
Mặc dù Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã dành nhiều

quan tâm cho việc phát triển làng nghề truyền thống nhưng các làng nghề vẫn
bị động trước những dự án đô thị bao quanh ( ví dụ: lụa Vạn Phúc , gốm Bát
Tràng, gỗ Hữu Bằng…). Cấu trúc vật thể làng nghề tồn tại hàng trăm năm nay
cần thay đổi và bổ xung những nhân tố mới cho phù hợp với nhu cầu phát
triển hiện tại.
Vì vậy việc xây dựng một giải pháp quy hoạch nhằm bảo tồn và phát
triển làng nghề truyền thống là vô cùng bức thiết.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích: Giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề tạc
tượng Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên cần nghiên cứu thực hiện những
nhiệm vụ sau:


3

- Khảo sát, thu thập tài liệu hiện trạng về đất đai, dân số, điều kiện tự
nhiên, văn hoá xã hội…và các số liệu về thị trường, lao động…liên quan đến
nghề truyền thống.
- Đánh giá, phân tích hiện trạng và các tác động do kinh tế thị trường,
phát triển đô thị của huyện, thành phố Hà Nội tới làng nghề Sơn Đồng.
- Đánh giá thực trạng quy hoạch, kiến trúc làng nghề Sơn Đồng.
- Xác định ưu, nhược điểm và các yếu tố cần sửa đổi thay thế trong cấu
trúc làng nghề truyền thống.
- Bổ xung xây dựng các yếu tố mới có thể bảo tồn phát triển nghề như:
Du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ.. .
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Quy hoạch làng nghề tạc tượng Sơn Đồng.
Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu làng nghề Sơn Đồng huyện Hoài Đức thành phố
Hà Nội.
Đề xuất giải pháp quy hoạch làng nghề đến năm 2015 định hướng 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát thu thập tài liệu tư liệu về văn hóa, xã hội, lịch sử
của làng nghề Sơn Đồng.
- Phân tích thực trạng quy hoạch, kiến trúc, lịch sử kinh tế, xã hội làng nghề.
- Thu thập các thành quả đã nghiên cứu và công bố có liên quan đến đề tài
- Hệ thống hoá và kế thừa kinh nghiệm của công tác nghiên cứu quy
hoạch làng nghề và đề xuất giải pháp quy hoạch.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng trong thực tiễn
nghiên cứu đối với một số làng nghề truyền thống khác trên địa bàn thành phố
Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


105

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

1. KẾT LUẬN.
1.1. Làng nghề là nơi lưu giữ nhiều giá trị vật thể và phi vật thể của nền
văn minh lúa nước. Đó là những di tích lịch sử tôn giáo có giá trị kiến trúc, là
những lễ hội, nghề thủ công, nghệ thuật biểu diễn truyền thống, cảnh quan
nông thôn…
Trong quá trình đô thị hoá hiện nay, các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá
tại khu vực làng nghề thay đổi, nhu cầu của người dân cũng tăng dần lên dẫn
đến những thay đổi cơ bản trong cuộc sống, lối sống hàng ngày của người dân
làng nghề.
Những thay đổi đó đã làm nhiều làng nghề mai một dẫn đến mất nghề
truyền thống như : làng dệt Đại Đồng – Huyện Phú Xuyên, làng thêu Phùng
Xá – Huyện Mỹ Đức...Hoặc một số làng vẫn giữ được nghề nhưng không
gian truyền thống bị biến dạng, phát triển tự phát. Do đó giải pháp quy hoạch
đưa ra mô hình làng nghề, trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu khác ở từng
khía cạnh của làng nghề và đề xuất những giải pháp mới, nhằm bảo tồn được
nghề truyền thống, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của làng. Đáp ứng
được nhu cầu phát triển của làng nghề.
1.2. Làng nghề Sơn Đồng trong quá trình đô thị hoá bị biến động về cấu
trúc không gian, hình thái kiến trúc công trình, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và
cơ chế quản lý, kiểm soát xây dựng.
Biến động tại làng nghề hiện nay đang diễn ra một cách tự phát, khó kiểm
soát. Để dung hoà được nhu cầu bảo tồn, tôn tạo và nhu cầu phát triển của
làng nghề thì phải triển khai được quy hoạch xây dựng, hệ thống các quy định
kiểm soát về đô thị hoá và cơ chế chính sách.
Cơ sở cho việc nghiên cứu giải pháp quy hoạch bảo tồn phát triển làng
nghề là các đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội; Các định hướng


106


quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có liên quan; Các yếu tố tác
động của quá trình đô thị hoá; yếu tố văn hóa, nghề truyền thống, quy hoạch
kiến trúc ; Chủ trương chính sách về xây dựng làng nghề Hà Nội; Nhu cầu
đầu tư xây dựng mới tại khu vực làng nghề.
Các đặc trưng cơ bản của quá trình đô thị hoá là sự dịch chuyển cơ cấu
kinh tế và cơ cấu lao động; Sự biến động về nhu cầu tiện nghi và chất lượng
sống của người dân; Sự du nhập của lối sống, văn hoá đô thị; Mở rộng qui mô
và chất lượng cung-cầu của các hoạt động dịch vụ; Sự thay đổi của giá đất
theo quy luật của thị trường bất động sản và tác động của các khu vực phát
triển đô thị ở lân cận.
Nhu cầu đầu tư xây dựng mới tại khu vực làng nghề dẫn đến chức năng và
hình thức nhà ở thay đổi và các không gian công trình kiến trúc mới xuất hiện.
1.3. Các giải quy hoạch bảo tồn phát triển dựa vào hệ thống tài nguyên
phục vụ cho việc khai thác du lịch văn hoá, du lịch sinh thái; Bảo tồn, tôn tạo
các giá trị của không gian làng truyền thống song hành với xu hướng phát
triển chung; Thay đổi mô hình cấu trúc làng nghề, kiến trúc cảnh quan phù
hợp với sự khác biệt về thời gian, về vị trí, về tốc độ đô thị hoá, về kinh tế, xã
hội, văn hoá; Cần thiết phải qui hoạch các không gian chuyển tiếp giữa khu
vực bảo tồn, tôn tạo và khu vực phát triển mới.
Bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị, đình chùa, miếu..Xây dựng các
công trình phục vụ du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch làng nghề.
Hình thành các điểm du lịch tạo thành tuyến để gắn kết với các tuyến du lịch
khác trong thành phố Hà Nội.
Xây dựng mới các công trình công cộng phục vụ, các cụm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp làng nghề, đưa các khâu sản xuất gây ô nhiễm ra các khu
tập trung để có hướng xử lý đảm bảo về môi trường. Cải tạo hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu vực làng cũ.


107


Bổ xung các phương thức quản lý làng nghề, như hương ước làng, các quy
chế, quy định. Nâng cao nhận thức người dân để cả cộng đồng làng nghề
cuàng chung tay góp sức bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống.
2. KIẾN NGHỊ.
2.1. Đề nghị các cấp các ngành Trung ương, bổ xung một số cơ sở pháp lý,
các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch xây dựng cho làng nghề. Vì làng nghề là
điểm dân cư nông thôn nhưng có phát sinh thêm nghề truyền thống, ngoài
nông nghiệp. Nghề truyền thống vừa là lợi thế, khi mang lại những giá trị văn
hóa riêng biệt , thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên nếu không có sự định
hướng phát triển tốt sẽ kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sử dụng
đất không hợp lý...
2.2. Sau khi quy hoạch làng nghề cần có cơ chế quản lý riêng cho làng
nghề. Tránh sự chồng chéo khi phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Hình thành cơ chế về vốn, nhằm phát triển đầu tư các hạng mục cơ bản
cho làng nghề. Vốn đầu tư có thể thông qua các quỹ đất đấu giá của làng nghề.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tuấn Anh (2006), Giải pháp bảo tồn và khai thác giái trị cảnh
quan kiến trúc làng nghề truyền thống ngoại thành Hà Nội dưới tác
động của đô thị hóa, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Bá, Lê Trọng Bình, Trần Trọng Hanh, Nguyễn Tố Lăng
( 1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị , Nhà xuất bản Xây dựng.
3. Bộ Xây Dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây
dựng, Hà Nội
4. Phạm Hùng Cường ( 2000), Những vấn đề về sự chuyển biến cấu trúc
khu ở trong các làng xã ven Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc, Hội Kiến trúc
sư Việt Nam, số 1.
5. Phạm Hùng Cường (2003), Không gian mở với việc hình thành tính văn

hoá trong các khu dân cư đô thị, Tạp chí Kiến trúc, số 5, tr.54-56.
6. Phạm Hùng Cường (2008), Đô thị hoá vùng ven và những vấn đề quy
hoạch phát triển, Hội thảo khoa học “Quy hoạch phát triển đô thị Việt
Nam - Cơ hội và thách thức”.
7. Vũ Cao Đàm ( 2000), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật.
8. Nguyễn Bá Đang - Nguyễn Văn Than (1995), Nhà ở nông thôn truyền
thống và cải tiến, Nhà xuất bản Xây dựng.
9. Vũ Tam Lang ( 1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng
Hà Nội.
10. Nguyễn Luận (2002), Làng sinh thái cho các quần cư nông thôn, Tạp
chí Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hà Nội, số 2.
11. Nguyễn Luận (1999), Nét quê xứ Bắc, Bản thảo viết cho bản sắc văn
hóa Việt Nam, Hà nội.


12. Hàn Tất Ngạn (1999), Cảnh quan kiến trúc, Nhà xuất bản Xây dựng,
Hà Nội.
13. Đặng Đức Quang ( 2000), Thị tứ làng xã , Nhà xuất bản xây dựng Hà
Nội.
14. Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới.
15. Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng về phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050
16. Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
17. Phạm Thị Thơ (2007), Bảo tồn và phát triển không gian làng nghề
Triều Khúc dưới tác động của đô thị hóa, Luận văn thạc sỹ, Đại học

Kiến trúc hà Nội.
18. Nguyễn Quốc Trung (2002), Một số giải pháp quản lý qui hoạch xây
dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề ngoại
thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn
thạc sỹ, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
19. Đỗ Đức Viêm (1997), Quy hoạch xây dựng và phát triển các điểm dân
cư nông thôn, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
20. Vụ Quản lý Kiến trúc- Quy hoạch - Bộ Xây dựng (1998), Hướng dẫn
lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng các thị trấn, thị tứ, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.



×