Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập và vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và hướng khắc phục (8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.41 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thừa kế và để lại thừa kế là một quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ
pháp luật dân sự. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Mặc khác, đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được
trong nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố các khu dân cư,…
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội tồn tại trong bất kỳ một hình thái
kinh tế-xã hội nào. Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của
tranh chấp đất đai ra đời kể từ khi Luật đất đai 1993 được ban hành với các quy
định về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng
đất. Do vậy những mâu thuẫn, bất cập và vướng mắc phát sinh trong quá trình giải
quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là điều khó tránh khỏi do các quy định
về thừa kế quyền sử dụng đất nằm rải rác ở các đạo luật khác nhau như Bộ luật Dân
sự 2015, Luật đất đai 2014,…. Để khắc phục những yếu kém này, chúng ta hãy
cùng nhau đi tìm hiểu, chỉ ra những tồn tại, bất cập cũng như đưa ra hướng khắc
phục. Với lý do trên, em lựa chọn đề tài số 6: “Hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập
và vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất và hướng khắc phục”. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về
phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
NỘI DUNG
I/ Khái quát về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
1.

Khái niệm về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
1.1.
Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất
Trước hết, thừa kế là gì? Thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc dịch chuyển

tài sản và quyền sở hữu tài sản của người đã chết cho người thừa kế là cá nhân còn
sống, tổ chức có quyền thừa kế. Theo quy định tại Điều 733 BLDS 2005: Thừa kế

1




quyền sử dụng đất được hiểu là việc dịch chuyển quyền sử dụng đất của người chết
sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai.
1.2.

Khái niệm về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Trước khi nghiên cứu khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì
chúng ta hãy tìm hiểu tranh chấp đất đai là gì?
Theo Luật đất đai 2003 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai”. Khái niệm này cũng được Luật đất đai 2013 tiếp tục ghi nhận tại Khoản
24 Điều 3.
Pháp luật đất đai sử dụng khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
nhưng lại không giải thích hiểu như thế nào về khái niệm naỳ. Chúng ta có thể đưa
ra một cách giải thích về khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất như sau:
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng
đất.
Bên cạnh các đặc điểm của tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất còn có một số đặc trưng cơ bản.
1.3.

Khái niệm về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Theo Từ điểm tiếng Việt thông dụng: “Giải quyết: Làm cho trở nên tốt đẹp,
thuận lợi, thỏa đáng hơn”1.
Từ khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, chúng ta có thể đưa
ra quan niệm về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất như sau: Giải

quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là hoạt động của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nhằm giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn giữa những
1 Từ điểm tiếng Việt thông dụng, Sdd, tr.298

2


người sử dụng đất với nhau hoặc giữa những người sử dụng đất với hộ gia đình, cá
nhân khác trong việc xác định người có quyền thừa kế và xác định kỷ phần thừa kế
sử dụng đất được hưởng, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người được hưởng
thừa kế quyền sử dụng đất; đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi
vi phạm pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất.
Bên cạnh các đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, giải quyết
tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất còn có một sô đặc điểm riêng cơ bản nữa.
2.

Vai trò của giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất cho thấy hoạt động này đem lại một số ý nghĩa chủ yếu như sau:
Thứ nhất, Giải quyết tranh chấp đai đai nói chung và giải quyết tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
đất đai.
Thứ hai, Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất góp phần khẳng định
vị trí và vai trò của tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công
dân trong lĩnh vực đất đai; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân khác; trong việc thực hiện quyền tư pháp.
Thứ ba, Thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
không chỉ giúp công chức Nhà nước mà còn giúp các bên đương sự nâng cao nhận
thức, sự hiểu biết về pháp luật thừa kế nói chung và pháp luật về thừa kế quyền sử

dụng đất nói riêng. Tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất nói riêng là một trong những loại tranh chấp phức tạp, khó khan.
Thứ tư, Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất góp phần vào việc duy
trì mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa các thành viên gia đình nói riêng và trong nội

3


bộ nhân dân nói chung; ngăn ngừa các xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa các bên
tranh chấp có thể đưa đến những hành vi manh động, xô xát.
II/ Những tồn tại, bất cập và những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải
quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất.
1.

Kết quả đạt được.

Luật đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, trog đó chế định thừa kế quyền
sử dụng đất vừa có sự kế thừa của các luật đất đai trước vừa có những điểm mới
nhằm phù hợp với bối cảnh quan hệ xã hội hiện nay, tình hình kinh tế thị trường và
phát huy quyền, lợi ích của người sử dụng đất. Nhờ đó, Thực tiễn áp dụng pháp luật
đạt được những thành công đáng kể. Cụ thể:
Thứ nhất, Quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất ngày
càng được mở rộng hơn trước, từ phạm vi chủ thể có quyền để thừa kế và nhận từa
kế cho đến việc không quy định hạn chế loại đất là đối tượng của quan hệ thừa kế
theo mục đích sử dụng.
Thứ hai, Các trình tự, thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất được tiến hành
một cách nhanh chóng, chính xác và linh hoạt hơn thay cho sự chậm trễ trong thủ
tục hành chính trước đây. Từ tháng 7/2014, Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh thành lần lượt đi vào hoạt động trên cơ sở
hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp 1 và Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất cấp 2 bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định. Trong đó điển
hình là Thành phố Hà Nội – một trong 10 Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp đầu
tiên của cả nước thành lập. Cụ thể là Năm 2015, Văn phòng Trung tâm đã thụ lý và
cấp Giấy chứng nhận đối với 21.959 hồ sơ, còn các Chi nhánh đã thụ lý và trình
UBND quận, huyện, thị xã xét cấp Giấy mới đối với 21.140 hồ sơ.
Thứ ba, Trong quá trình giải quyết trannh chấp về thừa kế QSDĐ, thủ tục giải
quyết tranh chấp đã được quy định rõ, nhờ vậy các bên đương sự thực hiện quy
4


trình một cách chính xác và hợp lý. Hầu hết các tranh chấp đều được hòa giải cơ sở
tại UBND cấp xã để thảo luận và thống nhất quan điểm, đếm khi người sử dụng đất
không thực sự tháo gỡ được mâu thuẫn thì vụ án mới được chuyển tới các cấp sau
đó. -> Việc làm này vừa giúp cho công dân khi giải quyết tranh chấp ở các mức độ
từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời các cơ quan Tòa án và UBND cũng giảm thiểu
áp lực từ những vụ việc về thừa kế QSDĐ.
2.

Những hạn chế, tồn tại về giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng
đất.

Công văn hướng dẫn số 117/TANDTC-KHXX do Tòa án nhân dân tối cao ban
hành để phổ biến, quán triệt và triển khai thi hành Luật đất đai quy định hòa giải cơ
sở được coi như một thủ tục “tiền tố tụng” mà đương sự phải thực hiện trước khi
khởi kiện tới Tòa án nhân dân, trong đó có tranh chấp về thừa kế QSDĐ. Tuy
nhiên, trong hoạt động tố tụng dân sự, tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ được xét
vào loại tranh chấp liên quan đến QSDĐ, mà loại đất tranh chấp này không yêu cầu
hòa giải cơ sở là thủ tục bắt buộc. Nếu như Luật đất đai gọi là các tranh chấp trong
lĩnh vực đất đai là tranh chấp đất đai và quy định phải tiến hành hòa giải cơ sở
trước, thì Bộ luật tố tụng dân sự chia thành tranh chấp đất đai và tranh chấp liên

quan đến QSDĐ. Theo đó, chỉ tranh chấp ai có QSDĐ mới bắt buộc hòa giải cơ sở
còn tranh chấp liên quan đến QSDĐ không phải tiến hành hòa giải tại cấp xã. Vấn
đề này dẫn đến bất cập trong thực tiễn áp dụng bởi trên thực tế khi làm hồ sơ khởi
kiện về tranh chấp thừa kế QSDĐ các đương sự thường không thông qua hòa giải
cơ sở, nhưng Tòa án sơ thẩm trả lại đơn khởi kiện với lí do không đủ điều kiện khởi
kiện theo Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong bối cảnh chung, công tác xét xử giải quyết án chia di sản thừa kế đã được
nâng cao nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Do đó, Tòa án cần sự cố
gắng nỗ lực trên nhiều phương diện. Thực tiễn cho thấy việc giải quyết án kiện chia
di sản thừa kế, chủ yếu là việc tranh chấp về phần di sản được hưởng. Đây là loại
5


quan hệ hét sức phức tạp, rất đa dạng. Ngoài ra, việc giải quyết án tranh chấp chia
di sản thừa kế còn gặp khó khan đó là việc xác định nơi có tài sản của người đã
chết như di sản ở trong nước, di sản ở ngoài nước, di sản nơi cư trú, nơi công tác,…
Không thống nhất giữa quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013.
Cụ thể: Những bất cập được thể hiện trong các quy định tại BLDS phải được sửa
đổi theo hướng phù hợp với thực tế, và một số quy định trong luật đất đai cũng cần
phải khắc phục. Có thể đưa ra một điển hình, đó là nếu như pháp luật quy định di
chúc là sự thể hiện ý chí của người chết để lại cho người sống, vậy khi pháp luật
đưa ra các điều kiện đối với chủ thể hưởng thừa kế tại Điều 613 BLDS 2015 hay
những trường hợp thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc thì có được xem
là trường hợp hạn chế quyền của người để lại di sản không? Hay sự không thống
nhất giữa BLDS và Luật đất đai ở việc ghi tên người sử dụng đất trên Giấy chứng
nhận, Thông tư hướng dẫn luật đất đai ở việc ghi tên người sử dụng đất trên người
đại diện hoặc chủ hộ trong GCNQSDĐ chung; trong khi đó BLDS chỉ căn cứ vào
giấy chứng nhận đó khi tham gia các quan hệ pháp luật nên gây ra tình trạng không
xác định được đầy đủ chủ thể trong trường hợp có chung quyền sử dụng đất.
Thứ tư, Trình độ hiểu biết pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thừa kế

QSDĐ nói riêng của người dân còn thấp cũng gây khó khan cho việc thực thi các
quy định về thừa kế QSDĐ.

3.

Vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất.

Qua thực tiễn xét xử tại các cấp Tòa án nhân dân cho thấy các tranh chấp về thừa
kế QSDĐ thời gian qua chủ yếu vướng mắc trong việc xác định nguồn gốc đất di
sản thừa kế. Di sản là đất có nguồn gốc của ông bà, cha mẹ để lại, nay một hoặc
một số người con, cháu đã đứng tên kê khai và có tên trong sổ địa chính. Thậm chí
có người còn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, khi tranh chấp giải xảy ra, có
6


nhiều Tòa án coi đây là di sản để chia thừa kế hoặc là tài sản chung để chia. Ngược
lại, có Tòa đã không coi là di sản để bắt yêu cầu chia thừa kế QSDĐ. Ví dụ: Tranh
chấp QSDĐ giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Nhân với bị đơn là chị Trần Thị
Năm, anh Trương Văn Nù, cùng trú tại ấp Suối Nghệ, xã Bình Ba, huyện Cô Đảo,
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
III/ Đề xuất hướng khắc phục về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất.

1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất.

Chia di sản thừa kế nói chung và phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
nói riêng là loại việc phức tạp vì đây là tranh chấp phát sinh giữa những người

thân thích với nhau. Đối với loại việc này giữa các bên đương sự thường đã có
quá trình thương lượng giải quyết nhưng không thành, mâu thuẫn nội bộ gay
gắt, có trường hợp cố tình chiếm đoạt di sản, giả mạo chứng cứ khi kiện đến Tòa
án. Do vậy, chúng tôi đưa ra một số phương hướng góp phần hoàn thiện chế
định này như sau:
Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đất đai nói
chung và các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng.
Thứ hai, Giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, khách quan, đúng pháp luật các
tranh chấp về thừa kế QSDĐ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người
sử dụng đất và góp phần duy trì sự ổn định chính trị - xã hội.
Thứ ba, Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, cần quy định về quá
trình tố tụng một cách thống nhất.

7


Trước tiên, hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã nên chưa thành quy định bắt
buộc trong tố tụng dân sự, theo đó Bộ luật Tố tụng dân sự thay vì phân loại
tranh chấp ai có QSDĐ và tranh chấp liên quan đến QSDĐ; thì gọi chung là
tranh chấp đất đai và loại tranh chấp này yêu cầu hòa giải cơ sở để làm điều kiện
tiền đề cho tố tụng tiếp theo. Từ đó, việc lựa chọn Tòa án để giải quyết theo lãnh
thổ cũng có sự thay đổi theo hướng nếu toàn bộ di sản hoặc phần lớn di sản là
QSDĐ thì ưu tiên Tòa án nơi đó có bất động sản giải quyết.
Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết tranh chấp, để vụ án được xử lý một
cách chính xác, khách quan thì các chứng cứ mà các bên cung cấp, tòa phaỉ tiến
hành xác minh, đánh giá chứng cứ xem xét tính hợp pháp của các chứng cứ đó
để làm cơ sở, căn cứ cho công tác xét xử.
Thứ tư, Về chính sách pháp luật cần có sự sửa đổi, bổ sung và xây dựng một
hệ thống pháp luật đồng bộ về thừa kế QSDĐ.
Đối với Luật Đất đai 2013, về cơ bản đã thể hiện được những nội dung chính

của thừa kế QSDĐ. Tuy nhiên, cần có văn bản hướng dẫn về các hình thức thừa
kế theo di chúc, pháp luật với những nội dung đặc trưng trong lĩnh vực đất đai.
2.

Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa
kế QSDĐ.

Một là, Nhà nước cần ban hành các văn bản có liên quan đến đất đai nhằm ổn định
giá đất. Đưa đất về đúng giá trị thực của chúng – tương đương với chất lượng cuộc
sống của người Việt Nam nói chung.
Hai là, Trong thời gian tới Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần ban
hành các nghị quyết nhằm hướng dẫn những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh
chấp thừa kế QSDĐ.

8


Ba là, Kiến nghị sửa đổi các quy định về chia di sản thừa kế của BLDS năm 2015,
cụ thể:
Khoản 1 Điều 667 BLDS 2015 cần được sửa đổi như sau: Di chúc có hiệu lực pháp
luật kể từ thời điểm mở thừa kế trừ trường hợp trong di chúc nói rõ thời điểm có
hiệu lực của di chúc sau thời điểm mở thừa kế.
Khoản 1 Điều 648 BLDS 2015 cần được sử đổi, bổ sung như sau: Người lập di
chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, trừ các trường hợp quy
đinh tại Điều 669.
Bốn là, Tăng cường sự giám sát của Nhà nước, của các đoàn thể quần chúng nhân
dân đối với công tác giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Thông qua hoạt động giám sát, Nhà nước cũng như nhân dân sẽ xem xét, theo dõi,
đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong giải
quyết tranh chấp về đất đai; để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời

những yếu kém, sai sót. Do đó, Việc tăng cường giám sát hoạt động giải quyết vụ
án dân sự nói chung và vụ án chia thừa kế nói riêng là một trong những bảo đảm
quan trọng để bảo vệ các quyền đó của công dân.
Năm là, Thực tốt công tác hòa giải ở cấp cơ sở. Giải quyết tốt tranh chấp thừa kế về
đất đai ở cấp cơ sở là góp phần việc duy trì sự ổn định an ninh – chính trị ở địa
phương.
KẾT LUẬN
Pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một bộ phận
quan trọng của pháp luật đất đai nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói
chung. Pháp luật tranh chấp đất đai quy định từ trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các
nguyên tắc cũng như các căn cứ giải quyết tranh chấp,…Hệ thống pháp luật này
được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng là cơ sở kinh tế của xã hội. Trong
9


điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động và phát triển không
ngừng đòi hỏi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết
tranh chấp thừa kế QSDĐ nói riêng phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung nhằm
đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm chỉ ra những mặt
tồn tại, hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai nói
chung vầ tranh chấp thừa kế QSDĐ nói riêng, để trên cơ sở đó đề xuất các định
hướng và giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật về
những vấn đề này, đó là việc làm có ý nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Khóa luận Tốt nghiệp của sinh viên Lê Mỹ Duyên trường Đại học Luật
Hà Nội với đề tài: “Pháp luật về quyền thừa kế quyền sử dụng đất” năm


2.

2016
Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hương về đề tài:
“Pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Thành
phố Hà Nội” Trường Đại học Luật Hà Nội - năm 2014.
10


3.

Luận văn Thạc sĩ Luật học của Lê Hoàng Anh với đề tài: “Pháp luật về
thừa kế quyền sử dụng đất” Trường Đại học Luật Hà Nội - năm 2013.

11



×