Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình một số dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ công an (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.81 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HÙNG VƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỘT SỐ DỰ ÁN THUỘC KHỐI
ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ CÔNG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN HÙNG VƯƠNG
KHÓA: 2012 - 2014

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH MỘT SỐ DỰ ÁN THUỘC KHỐI ĐÀO
TẠO NGHIỆP VỤ CÔNG AN

Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ ĐÌNH ĐỨC

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hùng Vương


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin cảm ơn quý Thầy Cô đã tạo điều kiện học tập tốt, đã tận tình
hướng dẫn, định hướng khoa học và thường xuyên giúp đỡ về mọi mặt để tác
giả hoàn thiện Luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Lãnh đạo đơn vị và gia đình luôn tạo điều kiện mọi

mặt để tác giả hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Đỗ Đình Đức, người
đã hết lòng hướng dẫn trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp.
Đề tài nghiên cứu của Luận văn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp
khác nhau, trong đó các cơ sở pháp lý còn hạn chế, số liệu thu thập phục vụ
luận văn gặp khó khăn. Mặt khác trình độ người nghiên cứu còn có những hạn
chế nhất định, nên bản Luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất
mong nhận được các nhận xét và góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn và kính chúc Thầy Cô, bạn bè
dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hùng Vương


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Sơ đồ phân cấp phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng

công trình trong Bộ Công an

Hình 1.2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án trong ngành
Công an

Hình 1.3.

Sơ đồ cơ cấu quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chủ
đầu tư

Hình 1.4.

Sơ đồ công tác quản lý thực hiện các công việc cụ thể
đối với dự án đầu tư xây dựng trong ngành Công an

Hình 1.5.

Sơ đồ quy trình thẩm tra, phê duyệt dự án do Bộ trưởng
phê duyệt

Hình 1.6.

Sơ đồ quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án do
Cục tài chính phê duyệt quyết toán

Hình 2.1.

Quá trình hoàn thiện văn bản pháp lý của Nhà nước

trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Hình 3.1.

Mô tả quy trình quản lý chi phí xây dựng công trình

Hình 3.2.

Quy trình tiếp nhận hồ sơ trình duyệt chi phí xây dựng
công trình

Hình 3.3.

Quy trình trình duyệt chi phí xây dựng công trình

Hình 3.4.

Mô tả quá trình kiêm nhiệm công việc


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

NSNN

Ngân sách nhà nước

XD


Xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCT

Xây dựng công trình

UBND

Ủy ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 2
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 2
NỘI DUNG
Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỘC KHỐI ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ
CÔNG AN ............................................................................................... 4
1.1. Khái quát về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ................... 4
1.1.1. Những vấn đề chung về giá trong xây dựng .................................... 4
1.1.2. Chi phí đầu tư xây dựng công trình ................................................. 6
1.1.3. Bản chất, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp và nội dung quản lý
chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng công trình .................................. 6
1.2. Khái quát công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong
công an ..................................................................................................... 9
1.2.1. Phân cấp về quản lý đầu tư xây dựng công trình của Bộ Công an ... 9
1.2.2. Nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc khối đào
tạo nghiệp vụ công an ............................................................................. 12


1.2.3. Giới thiệu về cơ quan quản lý và đặc điểm các dự án thuộc khối đào
tạo nghiệp vụ công an ............................................................................. 13
1.3. Thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng một số dự án đầu tư xây
dựng thuộc khối đào tạo nghiệp vụ công an ............................................ 18
1.3.1. Một số dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ công an trong thời gian
qua. ........................................................................................................ 18
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng .................... 20
1.3.3. Đánh giá công tác quản lý chi phí thuộc khối đào tạo nghiệp vụ
công an ................................................................................................... 30
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ THUỘC CÁC DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................................. 37

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng
công trình ............................................................................................... 37
2.1.1. Khái niệm về đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình. . 37
2.1.2. Các dữ liệu chủ yếu hình thành và đặc điểm của chi phí xây dựng
công trình ............................................................................................... 39
2.1.3. Chi phí xây dựng công trình thể hiện qua từng giai đoạn của quá
trình đầu tư xây dựng ............................................................................. 42
2.2. Nội dung quản lý chi phí trong dự án đầu tư xây dựng công trình ... 44
2.2.1. Quản lý tổng mức đầu tư của dự án .............................................. 45
2.2.2. Quản lý dự toán công trình thuộc dự án ........................................ 46
2.2.3. Quản lý định mức, giá xây dựng công trình của dự án .................. 50
2.2.4. Quản lý hợp đồng xây dựng thực hiện dự án................................. 53
2.2.5. Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ............ 55
2.2.6. Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng công trình .............. 59
2.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình ........................................................................................................ 60


2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong các dự án đầu
tư xây dựng công trình ........................................................................... 63
2.3.1. Quy định của Chính phủ về nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây
dựng ....................................................................................................... 64
2.3.2. Quy định của Chính phủ về quản lý tổng mức đầu tư của dự án ... 65
2.3.3. Quy định của Chính phủ về quản lý dự toán công trình ................ 65
2.3.4. Quy định của Chính phủ và Bộ Xây dựng về quản lý định mức, giá
và chỉ số giá xây dựng công trình của dự án ........................................... 66
2.3.5. Quy định của Chính phủ và Bộ Xây dựng về quản lý hợp đồng xây
dựng thực hiện dự án .............................................................................. 66
2.3.6. Quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính về quyết
toán vốn đầu tư xây dựng công trình ...................................................... 68

2.3.7. Quy định của Chính phủ về quyền và trách nhiệm của các chủ thể
trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.................................... 68
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH MỘT SỐ DỰ ÁN THUỘC KHỐI ĐÀO TẠO
NGHIỆP VỤ CÔNG AN .......................................................................... 69
3.1. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ................... 69
3.2. Một số giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình........... 69
3.2.1. Lập và hoàn thiện quy trình quản lý chi phí .................................. 70
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy nhân sự, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên,
nâng cao chất lượng, chuẩn hóa hồ sơ kinh tế......................................... 76
3.2.3. Hoàn thiện công tác đo bóc khối lượng......................................... 79
3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá nội bộ ......... 81
3.2.5. Hoàn thiện cách tính đơn giá vật liệu, nhân công và máy thi công
trong chi phí đầu tư xây dựng công trình ................................................ 82
3.2.6. Đề xuất cách tính các khoản mục chi phí tính theo định mức tỷ lệ


riêng cho ngành ...................................................................................... 85
3.2.7. Hoàn thiện biểu mẫu, tên bảng biểu trong tổng mức đầu tư, dự toán,
thanh và quyết toán ................................................................................ 86
3.2.8. Giải pháp nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư ................... 87
3.2.9. Đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc quản lý chi
phí .......................................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận .................................................................................................. 93
Kiến nghị................................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Đề xuất danh mục hồ sơ chuẩn bị trình duyệt quyết toán dự
án hoàn thành trong Bộ Công an

PHỤ LỤC 2: Đề xuất trình tự thẩm tra hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành
trong Bộ Công an


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Cùng với việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đầu tư xây dựng
công trình ngày càng được phát triển về cả quy mô và số lượng. Công tác
quản lý chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng công trình luôn được quan
tâm và ngày càng được hoàn thiện về cả nội dung và phương pháp tính toán.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc trong quá trình quản
lý chi phí. Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của quản lý chi phí đầu tư xây
dựng ở địa phương, Bộ ngành; sự phối hợp chưa nhịp nhàng và hiệu quả trong
tổ chức thẩm định dự án, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra,
lượng thông tin cần thiết phục vụ cho phân tích, đánh giá dự án chưa đủ và
đảm bảo độ tin cậy...Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để quản lý chi phí thuộc
các dự án đầu tư xây dựng các công trình một cách hiệu quả, để kiểm soát tốt
được các chi phí đầu tư xây dựng, để giải quyết được những vướng mắc trong
quá trình quản lý chi phí mà các đơn vị thực hiện trong cả nước nói chung và
trong lực lượng công an nói riêng.
Từ thực tiễn nêu trên, là một cán bộ thuộc lực lượng công an nhân dân phụ
trách khâu quyết toán khối lượng công trình thuộc các dự án đầu tư khối đào
tạo trong công an. Học viên chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình một số dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ
công an” làm đề tài nghiên cứu. Nhằm hệ thống hóa lý luận về quản lý chi
phí của các dự án đầu tư, chỉ ra thực trạng cũng như nguyên nhân của vấn đề
còn tồn tại, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí

đầu tư xây dựng các dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ.
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí các công trình thuộc khối


2

đào tạo nghiệp vụ công an, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong công
tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình một số
dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ công an.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khối lượng xây dựng công trình, định mức, đơn giá, tổng mức đầu tư, dự
toán, thanh và quyết toán vốn đầu tư xây dựng các công trình thuộc khối đào
tạo nghiệp vụ công an.
- Một số dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ công an.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp phân
tích - tổng hợp, so sánh - đánh giá, xử lý số liệu bằng phương pháp phần mềm
và phương pháp chuyên gia.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản trong công tác quản lý chi phí
dự án.
- Đánh giá các mặt được và chưa được trong công tác quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình thuộc khối đào tạo nghiệp vụ Công an.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình một số dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ Công
an.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3

chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
thuộc khối đào tạo nghiệp vụ Công an.
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý chi phí thuộc các dự án đầu tư xây


3

dựng công trình.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
một số dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ Công an.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện
đầu tư đóng vai trò quan trọng trong khâu triển khai thực hiện dự án của các

Chủ đầu tư trong Bộ Công an. Việc nâng cao chất lượng quản lý chi phí trong
giai đoạn này giúp giảm bớt thất thoát, lãng phí trong việc đầu tư vốn ngân
sách Nhà nước cho các công trình của Ngành Công an.
Mục đích nghiên cứu "Giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình một số dự án thuộc khối đào tạo nghiệp vụ công an" để đáp ứng yêu
cầu của Ngành Công an và xã hội cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Thông qua việc nghiên cứu, luận văn đã đạt được các kết quả nghiên cứu
như sau:
- Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập và quản lý
chi phí xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc khối đào tạo
- Bộ Công an, phân tích nguyên nhân những tồn tại của việc quản lý chi phí
xây dựng và những hạn chế của khâu quản lý và một số bất cập của các văn
bản pháp luật hiện hành.
- Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ một số lý luận cơ bản về công tác quản
lý chi phí trong đầu tư xây dựng công trình. Tìm hiểu các quy định của Nhà
nước về quản lý chi phí xây dựng công trình.
- Từ các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, nguyên tắc và mục tiêu quản lý chi
phí, kết hợp thực trạng quản lý chi phí các công trình thuộc khối đào tạo nghiệp
vụ công an, tác giả đưa ra 9 giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình nhằm khắc phục các mặt khiếm khuyết và tồn tại trong công tác quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình trong khối đào tạo nghiệp vụ công an, cụ thể
như sau:
(1) Lập và hoàn thiện quy trình quản lý chi phí;


94

(2) Hoàn thiện bộ máy nhân sự, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, nâng
cao chất lượng, chuẩn hóa hồ sơ thiết kế;
(3) Hoàn thiện công tác đo bóc khối lượng;

(4) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá nội bộ;
(5) Hoàn thiện cách tính đơn giá vật liệu, nhân công và máy thi công trong
chi phí đầu tư xây dựng công trình;
(6) Đề xuất cách tính các khoản mục chi phí tính theo định mức tỷ lệ riêng
cho ngành;
(7) Hoàn thiện biểu mẫu, tên bảng biểu trong tổng mức đầu tư, dự toán,
thanh và quyết toán;
(8) Giải pháp nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư;
(9) Đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc quản lý chi phí.
Kiến nghị
Để các nhóm giải pháp trên thực sự đem lại hiệu quả trong công tác quản
lý chi phí xây dựng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư của Bộ Công
an, tác giả có một số kiến nghị như sau:
- Đối với các quan Nhà nước:
+ Sớm hoàn thiện các mặt hạn chế, tồn tại của văn bản pháp luật hiện hành
liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
+ Cần dự thảo, ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến năng lực
quản lý chi phí của Chủ đầu tư;
+ Bổ sung chi tiết về việc xử phạt hành chính sai phạm trong khâu quản lý
chi phí đầu tư xây dựng của chủ đầu tư.
- Đối với Bộ Công an:
+ Cải tiến chương trình nguồn của phần mềm dự toán đang sử dụng trong
Bộ Công an;
+ Thí điểm áp dụng cách tính chi phí xây dựng theo phương pháp nghiên


95

cứu để từ đó tổng kết những mặt tồn tại và hướng hoàn thiện tiếp cho phương
pháp tính này.

- Đối với Các Chủ đầu tư:
+ Xác định rõ vai trò quan trọng cũng như trách nhiệm cao nhất đối với
toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng đặc biệt là khâu quản lý chi phí đầu tư xây
dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn này Chủ đầu tư được Bộ Công
an ủy quyền thực hiện) đảm bảo việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng đúng
theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an;
+ Tăng cường việc đào tạo tuyển dụng cán bộ có năng lực và trình độ
chuyên môn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công an (2011), Thông tư số 65/2011/TT-BCA hướng dẫn quản lý
dự án và đấu thầu trong Bộ Công an.
2. Bộ Công an (2012), Thông tư số 03/2012/TT-BCA quy định về phân
cấp uỷ quyền quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong Công an nhân
dân.
3. Bộ Công an (2012), Thông tư số 40/2012/TT-BCA hướng dẫn công tác
kiểm tra tình hình thực hiện đầu tư xây dựng trong Bộ Công an.
4. Bộ Công an (2012), Thông tư số 60/2012/TT-BCA quy định về quyết
toán dự án đầu tư xây dựng hoàn thành trong Công an nhân dân.
5. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC ban hành ban hành
Quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước.
6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC quy định về quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
7. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 176/2011/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ
thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
8. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư 04/2010/TT-BXD về Hướng dẫn lập và
quản lý chi phí xây dựng công trình.
9. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư 06/2010/TT-BXD về Hướng dẫn phương

pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
10. Bộ Xây dựng (2007), Công văn 1599 đến 1784/BXD-KTXD về Công
bố định mức dự toán xây dựng công trình.
11. Bộ Xây dựng (2010), Quyết định 788/QĐ-BXD ngày 26/8/2010 về việc
công bố Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
12. Bộ Xây dựng (2011), Công văn 647/BXD-KTXD về Vướng mắc trong
quản lý chi phí xây dựng công trình.


13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị
định 112/2009/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị
định 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị
định 12/2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị
định 205/2004/NĐ-CP về Quy định hệ thống thang lương, bảng lương
và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây
dựng số 16/2003/QH11.
18. Nguyễn Tài Cảnh, Lê Thanh Lan (2007), Định mức kinh tế kỹ thuật và
định giá sản phẩm trong xây dựng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
19. Nghiêm Văn Dĩnh (2010), Giáo trình Quản lý thực hiện dự án, Trường
đại học Giao thông vận tải, Hà Nội.
20. Đỗ Đình Đức - Bùi Mạnh Hùng. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình. NXB Xây dựng 2012.
21. Bùi Mạnh Hùng. Phương pháp đo bóc khối lượng và tính dự toán công
trình xây dựng. NXB Xây dựng 2010.
22. Bùi Mạnh Hùng - Nguyễn Tuyết Dung - Nguyễn Thị Mai (2007). Kinh
tế xây dựng. NXB Xây dựng.

23. Bùi Mạnh Hùng - Hồ Bạch Ngọc (2010), Nghiệp vụ định giá xây dựng.
NXB Xây dựng. Hà nội.
24. Bùi Mạnh Hùng - Bùi Ngọc Toàn (2012). Quản lý các nguồn lực của
dự án đầu tư xây dựng công trình. NXB Xây dựng.
25. Bùi Văn Yêm (1997). Phương pháp xác định giá sản phẩm xây dựng.
NXB Xây dựng.


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Đề xuất danh mục hồ sơ chuẩn bị trình duyệt quyết
toán dự án hoàn thành trong Bộ Công an.
1. Văn bản trình duyệt quyết toán:
- Tờ trình xin phê duyệt quyết toán của Chủ đầu tư (bản chính);
- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo mẫu của Bộ Tài chính.
2. Danh mục văn bản pháp lý:
- Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo đầu tư xây dựng
công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ
trương đầu tư;
- Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư và thành lập ban quản lý dự án;
- Giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của đơn vị thực hiện hợp
đồng khảo sát, tư vấn, lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư
xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;
- Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu khảo
sát, tư vấn, lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng
công trình hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;
- Văn bản thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế, kỹ
thuật; biên bản nghiệm thu bàn giao tài liệu;
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án
thành phần của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công
trình;

- Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án;
- Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan
trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở (nếu có);
- Văn bản thông báo kế hoạch vốn của dự án;


- Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu
có);
- Quyết định cấp đất, thuê đất của cơ quan thẩm quyền.
3. Dự toán được duyệt.
4. Biên bản nghiệm thu:
- Các biên bản nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng, kết quả thí
nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử trong quá trình thi công và hoàn thành công
trình (có danh mục biên bản, kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh kèm theo);
- Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công
nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:
Phòng cháy chữa cháy, nổ; Chống sét; An toàn môi trường; An toàn lao động,
An toàn vận hành.
5. Bản đối chiếu thanh toán vốn.
6. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt (có danh
mục bản vẽ kèm theo).
7. Bản vẽ hoàn công các bộ phận công trình, hạng mục công trình và
toàn bộ công trình hoàn thành về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống
kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo).
8. Hồ sơ đề xuất, Hồ sơ năng lực, Hồ sơ dự thầu (của nhà thầu trúng
thầu).
9. Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu.
10. Báo cáo đánh giá xếp hạng nhà thầu của chủ đầu tư; Quyết định phê
duyệt kết quả đấu thầu; Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
11. Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về

chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng của sản phẩm
sử dụng trong công trình theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng
hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan; Các phiếu


kết quả thí nghiệm xác nhận chất lượng sản phẩm (nếu có) sử dụng trong
công trình do các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận
thực hiện.
12. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
13. Nhật ký giám sát của chủ đầu tư (nếu có).
14. Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
15. Hợp đồng khảo sát, tư vấn lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình,
dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng
công trình.


PHỤ LỤC 2: Đề xuất trình tự thẩm tra hồ sơ quyết toán dự án

Trình tự thẩm tra hồ sơ

1

Tờ
trình

Tờ trình xin phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (DAHT) phải
là bản chính

2


Báo cáo
q.toán

Báo cáo tổng hợp quyết toán DAHT phải là bản chính, lập theo
mẫu số (Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08/QTDA - Thông tư
19/2011/TT-BTC) phải là bản chính
- Sự phù hợp của việc lập dự án với quy hoạch được duyệt.
- Thẩm quyền của cơ quan quyết định đầu tư: Thẩm tra thẩm
quyền quyết định đầu tư.
- Thẩm quyền của cơ quan thẩm định Báo cáo đầu tư xây dựng
công trình (XDCT), Dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng công trình
hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật XDCT.
- Năng lực của các đơn vị tư vấn: Thẩm tra sự phù hợp của giấy
phép kinh doanh của đơn vị tư vấn với nội dung DAĐT đang thực
hiện; thẩm tra chứng chỉ hành nghề của cá nhân tham gia dự án.
- Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư: Báo cáo đầu tư XDCT,
DAĐT XDCT hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật XDCT phải được
lập, thẩm định, phê duyệt đúng quy định trình tự, thời gian và nội
dung.
- Thẩm tra sự đầy đủ và phù hợp của hồ sơ thiết kế cơ sở với chủ
trương, mục tiêu đầu tư.
- Cơ sở của việc lập tổng mức đầu tư; Tính đúng đắn của phương
pháp tính tổng mức đầu tư.

3

Đơn vị
thẩm
tra


Cục Quản lý XDCB và doanh trại

TT

Nội
dung
thẩm
tra

Công tác lập, thẩm định,
phê duyệt dự án đầu tư

hoàn thành trong Bộ Công an.


Công tác ngh. thu,
quyết toán HĐ, đưa CT
vào sử dụng

Cục Quản lý XDCB và doanh trại

Công tác thực hiện DAĐT

4

- Hồ sơ nghiệm thu: Thẩm tra các biên bản nghiệm thu công việc,
bộ phận, giai đoạn, hạng mục, toàn bộ DAĐT;
- Thẩm tra hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định;
- Thẩm tra việc lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn
thành theo quy định;

- Tình hình thực tế sử dụng tài sản, công trình sau bàn giao.

Cục Quản lý XDCB
và doanh trại

3

- Tính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện DA.
- Việc chấp hành quy định về: Sự tuân thủ của thiết kế với quy
chuẩn và tiêu chuẩn khung của DA đã được phê duyệt; thẩm
quyền của cơ quan thẩm định; thẩm quyền của cơ quan ra quyết
định phê duyệt đề cương khảo sát, thiết kế - dự toán.
- Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư.
- Thẩm tra nội dung các văn bản quy định về thủ tục đầu tư. So
sánh về quy mô, mức độ, chỉ tiêu với các văn bản, thủ tục khác
của DAĐT đã ban hành trước có tính pháp lý cao hơn.
- Thẩm tra hồ sơ thủ tục đấu thầu hoặc chỉ định thầu về tính đầy
đủ, đúng đắn, hợp lệ… theo đúng quy định của luật pháp.
- Thẩm tra giá trị dự toán công trình: khối lượng xây lắp đúng với
thiết kế; đơn giá, phụ phí có áp dụng đúng với chế độ quy định.
- Kế hoạch đầu tư hàng năm phải đúng chế độ quy định về điều
kiện được ghi kế hoạch, thẩm quyền giao kế hoạch.
- Trình tự, thủ tục QL giá công trình, công tác thanh quyết toán
A-B; việc XD và phê duyệt đơn giá phải đúng chế độ quy định.
- Thẩm tra sự phù hợp của việc thay đổi thiết kế, thẩm tra khối
lượng phát sinh (các lệnh thay đổi) với chế độ, hồ sơ dự thầu và
các quy định của hợp đồng.


Công tác quản lý khối lượng


Cục Quản lý XDCB và doanh trại

Công tác quản lý chất lượng

6

Cục Quản lý XDCB và doanh trại

5

- Thẩm tra đánh giá chất lượng công tác lập DA: Tính tuân thủ
quy hoạch, nhu cầu đầu tư, quy mô đầu tư, phương án chọn về
thiết kế xây dựng và dây chuyền công nghệ...
- Thẩm tra đánh giá chất lượng công tác khảo sát: Thẩm tra tính
tuân thủ nhiệm vụ khảo sát, phương pháp khảo sát, tiêu chuẩn áp
dụng, giám sát khảo sát của nhà thầu và chủ đầu tư cùng các nội
dung trong báo cáo khảo sát...
- Thẩm tra đánh giá chất lượng công tác thiết kế: Tính tuân thủ
nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, kết quả khảo sát và tiêu chuẩn
thiết kế, sự rõ ràng đầy đủ của bản vẽ thiết kế để đảm bảo cho
công tác lập dự toán và thi công.
- Thẩm tra đánh giá chất lượng công tác thi công XDCT bao gồm:
Công tác giám sát chất lượng thi công XDCT của nhà thầu; của
chủ đầu tư; của nhà thầu thiết kế XDCT; thẩm tra việc tuân thủ về
chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận
sự phù hợp chất lượng CTXD; thẩm tra tính tuân thủ về bảo hành,
bảo trì công trình theo quy định.
- Kết quả đánh giá của các cơ quan chuyên môn.
- Thẩm tra thực tế tại hiện trường: thẩm tra tổng thể công trình về

khối lượng, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình...; thẩm tra
quy cách phẩm chất vật tư, vật liệu; sử dụng các thiết bị thẩm tra
sự phù hợp của thực tế với bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm
thu kỹ thuật và nhật ký thi công.
- Thẩm tra việc tính khối lượng quyết toán: Căn cứ thiết kế, bản
vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, nhật ký thi công, các
kết quả thẩm tra hiện trường tính toán lại khối lượng so với số
liệu trong thanh toán, quyết toán;
- Trong trường hợp đặc biệt, nếu có nghi ngờ về chất lượng xây
dựng đã nghiệm thu thanh toán mà khó có thể xác định được ngay
bằng mắt thường, những công việc đòi hỏi chuyên môn sâu có thể
thuê các phương tiện kỹ thuật đặc biệt hoặc thuê chuyên gia khi
được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị.
- Đối với phần thiết bị: Thẩm tra trên hồ sơ, chứng từ và các tài
liệu có liên quan; thẩm tra giá trị của thiết bị; Chọn mẫu một số
thiết bị để thẩm tra thực tế tại hiện trường nhằm xác định sự hiện
hữu của tài sản về danh mục, chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất
xứ của thiết bị công nghệ, phụ tùng và các trang bị khác.


×