Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quản lý rác thải điện tử thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

THÂN THÁI DŨNG

QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

THÂN THÁI DŨNG
KHÓA: 2011 - 2013

QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ


QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THANH SƠN

Hà Nội - Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa Thầy Cô, cho đến hôm nay tác giả đã gần kết thúc chương trình học
Thạc sĩ ngành Quản lý đô thị và công trình. Khi hoàn tất Luận văn tốt nghiệp, tác giả
muốn gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô khoa Sau đại học Trường Đại Học Kiến
trúc Hà Nội và những người đã giúp đỡ em trong 2 năm vừa qua.
Tác giả xin cảm ơn quý Thầy Cô đã tạo điều kiện học tập tốt, đã tận tình hướng
dẫn, định hướng khoa học và thường xuyên giúp đỡ về mọi mặt để tác giả hoàn thiện
luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Trần Thanh Sơn, người đã
hết lòng hướng dẫn trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp.
Đề tài nghiên cứu của Luận văn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp khác nhau,
trong đó các cơ sở pháp lý còn hạn chế, số liệu thu thập phục vụ luận văn gặp khó
khăn. Mặt khác trình độ người nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định, nên bản
Luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được các nhận xét và
góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn và kính chúc Thầy Cô, bạn bè dồi
dào sức khỏe, thành công trong công tác.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Thân Thái Dũng

năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khoa
học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Thân Thái Dũng

năm 2013


Mục Lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................................. 3
Chƣơng 1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ TP HÀ NỘI ................................ 4
1.1


Khái quát về quản lý rác thải thành phố Hà Nội.............................................................. 4

1.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................. 4
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................................... 5
1.2

Nguồn gốc, thành phần và tính chất rác thải điện tử thành phố Hà Nội ......................10

1.2.1 Định nghĩa chất thải điện tử ............................................................................................ 10
1.2.2 Thành phần và tính chất nguy hại của chất thải điện tử .................................................. 11
1.2.3 Xu hướng phát sinh rác thải điện tử tại Hà Nội. Khối lượng rác thải phát sinh .............. 17
1.3

Hiện trạng phát thải chất thải thiết bị điện, điện tử ở Hà Nội ........................................19

1.4

Thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải điện tử Hà Nội..........................................20

1.4.1 Thực trạng công tác thu gom xử lý rác thải điện tử tại các doanh nghiệp sản xuất đồ
điện tử ...........................................................................................................................................20
1.4.2
1.5

Thực trạng công tác thu gom xử lý rác thải điện tử tại các cơ sở tái chế .................. 21

Chính sách quản lý chất thải điện tử tại Hà Nội .............................................................22

1.5.1


Cơ sở pháp lý ............................................................................................................ 22

1.5.2

Sơ đồ quản lý nhà nước về chất thải nguy hại tại Hà Nội ......................................... 23

1.6

Đánh giá thực trạng quản lý rác thải điện tử của thành phố Hà Nội. ...........................29

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ .......35
2.1. Hệ thống văn bản pháp lý (Việt Nam) liên quan đến quản lý rác thải điện tử đô thị. .......35
2.1.1 Hệ thống luật .................................................................................................................. 35


2.1.2 Các qui định .................................................................................................................... 35
2.1.3 Các tiêu chuẩn Việt Nam ................................................................................................ 37
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng ................................................................................................. 38
2.2. Các kinh nghiệm trên thế giới về công tác quản lý rác thải điện tử ...................................39
2.2.1 Quản lý tổng hợp đồ dùng điện/điện tử thải tại các quốc gia công nghiệp phát triển
(Châu Âu và Bắc Mỹ) .............................................................................................................. 39
2.2.2 Quản lý tổng hợp đồ dùng điện/điện tử thải tại các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình
Dương ...................................................................................................................................... 43
2.2.3 Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................................................... 47
2.3. Cơ sở khoa học các giải pháp kỹ thuật thu gom, công nghệ xử lý tái chế và thu hồi chất
quí hiếm từ rác thải điện tử đô thị. ..............................................................................................48
2.4. Cơ sở kinh tế trong công tác quản lý rác thải điện tử đô thị. ..............................................49
2.5. Yếu tố xã hội hóa trong quản lý rác thải điện tử đô thị. ......................................................49
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

...........................................................................................................................................................50
3.1. Cách tiếp cận và các nguyên tắc quản lý rác thải điện tử thành phố Hà Nội. ...................50
3.2. Dự báo khối lượng rác thải điện tử phát sinh tại thành phố Hà Nội trong tương lai .......85
3.3. Đề xuất giải pháp phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế rác thải điện tử tại
thành phố Hà Nội (giải pháp kỹ thuật) .......................................................................................87
3.4. Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và giám sát công tác quản lý, xử lý rác thải điện
tử thành phố Hà Nội. (Giải pháp hành chính) ...........................................................................88
3.5. Xã hội hóa và sự tham gia cộng đồng trong công tác quản lý rác thải điện tử cho thành
phố Hà Nội. (giải pháp xã hội) ....................................................................................................89
3.6. Giải pháp về môi trường và bảo vệ sức khỏa cộng đồng .....................................................89
3.7. Các đề xuất giải pháp về kinh tế, tài chính ..........................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự tăng trưởng phát triển kinh tế, các thiết bị điện tử như TV, PC,
điện thoại… ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
Nhưng sau một thời gian hữu ích, các thiết bị này bị bỏ đi, trở thành rác thải. Ngày
nay, chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng đang được coi là một thảm họa mới đối
với nhân loại. Trong khi đó, nếu thay đổi nhận thức rằng chất thải là tài nguyên có
giá trị chưa được khai thác, chưa đặt đúng chỗ thì nó lại là một tài nguyên quý giá
cho ngành công nghiệp. Ngoài ra phải kể đến một vấn đề liên quan cũng đang rất
thời sự trên thế giới đó là chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng đang được các
nước phát triển xuất khẩu sang các nước đang phát triển để giảm chi phí xử lý và ô
nhiễm môi trường đồng thời thu được lợi nhuận lớn.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn về kinh tế, văn hóa xã hội. Đời sống dân cư đã được cải thiện rõ rệt, nhu cầu về
mua sắm thiết bị điện, điện tử đắt tiền như: ti vi, tủ lạnh, máy nghe nhạc… ngày

càng cao. Theo số liệu kiểm kê về thiết bị điện, điện tử gia dụng trong dân cư, tỷ lệ
tăng hàng năm đối với ti vi là 15%; tủ lạnh 25%; máy giặt 35% và điều hòa nhiệt độ
là 39%. Ngày nay, sự đa dạng hóa về kiểu dáng và phát triển chức năng của các
thiết bị đã thu hút người tiêu dùng trong việc mua sắm các thiết bị mới nhất, hiện
đại nhất. Điều đó đã dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng mức độ tiêu thụ các loại
thiết bị điện, điện tử hiện đại trên toàn cầu. Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển
công nghiệp điện tử là sự phát sinh một lượng không nhỏ rác thải điện tử, bao gồm:
rác thải công nghiệp điện tử và thiết bị điện, điện tử thải sau sử dụng. Thêm vào đó
việc quản lý và xử lý rác thải điện tử vẫn chưa được quan tâm nhiều, rác thải điện tử
chủ yếu được thu gom và tái chế bằng các công nghệ truyền thống thô sơ có thể gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn. Các nghiên cứu chuyên sâu về rác thải điện
tử cũng chưa phát triển. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu luận văn “Khảo sát hiện
trạng và đề xuất giải pháp quản lý, xử lý hiệu quả rác thải điện tử thành phố Hà
1


Nội” nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất phương hướng giải quyết rác thải điện tử
trên địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng quản lý xử lý rác thải điện tử và đề xuất
giải pháp quản lý rác thải điện tử trong giai đoạn tới.
Mục tiêu cụ thể: Tổng quan lý thuyết và phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế, xã
hội cho quản lý rác thải điện tử.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát sinh rác thải điện tử và dự báo lượng rác
thải điện tử trong những năm tới tại Hà Nội. Phân tích những vấn đề môi
trường và xã hội do rác thải điện tử gây ra.
- Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải điện tử hiện nay tại Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải điện tử và phân tích vai trò của
các bên liên quan trong quản lý xử lý rác thải điện tử.


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 5/2013 đến
tháng 10/2013
- Đối tượng nghiên cứu: Rác thải điện tử và các biện pháp quản lý, xử lý hiệu
quả rác thải điện tử
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà
Nội

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu: các số liệu về lượng phát sinh rác thải điện tử
của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được thu thập từ các cơ quan
quản lý môi trường Trung ương và một số công ty sản xuất đồ điện tử.
Ngoài ra, tác giả thực hiện thu thập số liệu về thành phần, tính chất, biện
pháp quản lý và xử lý rác thải điện tử từ các cơ quan quản lý môi trường tại
thành phố Hà Nội.
2


- Phương pháp chuyên gia: sử dụng trong dự báo lượng phát sinh và mức độ
nguy hại của rác thải điện tử đối với con người và môi trường. Phương pháp
chuyên gia cũng được tác giả vận dụng nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà
khoa học về phương pháp quản lý xử lý chất thải điện tử phù hợp với bối
cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích các chính sách hiện hành về
quản lý xử lý rác thải điện tử, các chính sách cần có để thúc đẩy quản lý rác
thải điện tử. Phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích và đánh giá
các mô hình quản lý rác thải điên tử trên thế giới từ đó đề xuất giải pháp cho
Hà Nội.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thành phần tính chất rác thải điện tử tại thành phố Hà Nội
- Hiện trạng quản lý và xử lý rác thải điện tử tại thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý hiệu quả rác thải điện tử tại
thành phố Hà Nội.

3


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Đồ dùng điện/điện tử thải là dòng chất thải nguy hại ngày càng gia tăng cả về chủng
loại và số lượng, tạo nên những sức ép và thách thức ngày càng lớn. Tại các quốc
gia công nghiệp phát triển và cộng đồng Âu Châu công tác quản lý tổng hợp đồ
dùng điện tử thải chủ yếu dựa trên cách tiếp cận sản xuất sạch hơn với những công
cụ như đánh giá vòng đời sản phẩm, thiết kế hướng môi trường. Tại nhóm các quốc
gia Nhật, Hàn Quốc Đài Loan … công tác quản lý tổng hợp đồ dùng điện tử thải đã
được phát triển theo hướng kiểm soát tốt các dòng vật chất, các công cụ pháp lý và

tài chính cũng đã được xây dựng và áp dụng. Các nghiên cứu về quan điểm và sự
tham gia của cộng đồng cũng được triển khai.
Ở Việt Nam, Chính phủ cần sớm ban hành các chính sách, qui định trong quản lý
chất thải điện/điện tử làm nền tảng cho việc triển khai tại các địa phương. Trong khi
chờ các qui định pháp lý từ phía chính phủ, thành phố Hà Nội nên tập trung xúc tiến
chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và đầu tư để xây dựng mạng lưới thu
gom, thị trường tái chế/tái sử dụng chất thải điện/điện tử và có định hướng phát
triển công nghệ tái chế phù hợp với điều kiện của thành phố với tầm nhìn 2020. Tuy
nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu về hiện trạng, chưa có
phương pháp đánh giá và dự báo số lượng rác thải phát sinh cũng như các biện pháp
quản lý và xử lý rác thải phù hợp. Đề tài nghiên cứu này đã (1) giới thiệu được hiện
trạng vấn đề rác thải điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội; (2) vẽ ra quy trình phát
thải rác thải điện tử và các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; (3) giới thiệu các bài
học kinh nghiệm về quản lý và kiểm soát rác thải điện tử từ các nước phát triển trên
thế giới (4) tổng hợp các công cụ pháp lý hiện có liên quan đến việc kiểm soát nhập
khẩu, khống chế phát thải rác thải điện tử; (5) đề xuất phương pháp và tính toán dự
báo khối lượng rác thải điện tử sẽ phát sinh trong tương lai.

91


Tuy nhiên vì thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài nghiên cứu chưa đề cập được các
vấn đề liên quan đến các biện pháp hiệu quả xử lý rác thải điện tử và phương pháp
đánh giá chi phí xử lý rác thải điện tử tương ứng. Đề tài cần tiếp tục được nghiên
cứu ở mức độ sâu hơn để đưa ra được khung hoàn thiện hơn về mô hình quản lý rác
thải điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để làm được việc đó, cần có sự chung
sức tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
2. Kiến nghị
Đối với thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, mô hình đề xuất xem

xét áp dụng là mô hình của Thái Lan và Trung Quốc. Các vấn đề xem xét cụ thể
gồm:
 Xác lập sản phẩm mục tiêu và thứ tự ưu tiên
 Xác lập mục tiêu thu hồi, tái chế và lộ trình thực hiện
 Xác lập vai trò của các cơ quan hữu quan như chi cục thuế, hải quan và kho
bạc trong hệ thống quản lý đồ điện/điện tử thải

Mở rộng sự hợp tác nhiều thành phần nhằm mục đích chuẩn bị một chiến lược quản
l‎ý môi trường thân thiện cho thiết bị điện và điện tử cũ, hết thời gian sử dụng tại
Việt nam trong thời gian bốn năm.
Nâng cao nhận thức và thực hiện nhu cầu đào tạo các vấn đề về quản l‎ý môi trường
thân thiện cho chất thải điện và điện tử. Mục tiêu cũng bao gồm sự chia sẻ kinh
nghiệm, thông tin, số liệu kê khai, các chính sách, thực tiễn giữa các nhà quyết
hoạch định chính sách từ cơ quan địa phương và các thành phần kinh tế.
Thông qua việc hợp tác nhằm tạo điều kiện cho một hệ thống bền vững về quản l‎ý
môi trường thân thiện cho chất thải điện và điện tử ở Việt nam, nhân rộng mô hình,
kinh nghiệm tới các nước khác trong khu vực.

92


Để hình thành và duy trì hệ thống quản lý tổng hợp dòng đồ điện/điện tử thải tại
thành phố Hà Nội, trước mắt cần:
 Phối hợp phát triển các công cụ pháp lý/tài chính có gắn kết với chương
trình hành động cấp quốc gia;
 Xúc tiến hình thành hiệp hội tái chế/tái sử dụng đồ điện/điện tử thải trên địa
bàn thành phố;
 Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tái chế đồ điện/điện tử thải
thân thiện với môi trường;
 Xúc tiến hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nhà cung cấp sản phẩm

điện/điện tử trong thu gom, tái chế, tái sử dụng đồ điện/điện tử thải; và
 Xây dựng, triển khai chương trình nâng cao nhận thức của người tiêu dùng
từ đó gây tác động ngược lại đối với các nhà sản xuất/phân phối sản phẩm
điện/điện tử.

93


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Niên giám thống kê năm 2011
[2] Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nôi đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
[3] Sustainable Innovation and Technology Transfer Industrial Sector Studies.
Recycling From E-Waste To Resources. United Nations Environment Programme
& United Nations University, 2009

[4] />[5] UNEP. E-waste Vol I: Inventory assessment manual. 2007.
[6] URENCO. The development of eưwaste inventory in Vietnam (Final Report).
Hanoi. July 2007
[7] Wardhana Hasanuddin Suraadiningrat. The technical guidelines for ESM of
Eưwaste under BCRC – SEA. Side Event, 2nd Session of International Conference
on Chemical Management. 10/05/2009. Geneva, Switzerland.
[8] Tổng cục Thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012. Nhà xuất
bản Thống kê. Hà Nội. 2012
[9] Hà Vĩnh Hưng, Huỳnh Trung Hải, Jae – Chun Lee. Chất thải điện tử và công
nghệ tái chế. Tạp chí môi trường, số 4, 2009.
[10] Sunichi Honda (Bộ môi trường, Japan). Japan’s Activities on Environmentally
Sound Management of Eưwaste with the Asian Countries. Regional Workshop on
WEEE / EưWaste Management in Osaka, Japan, on 6-9 July 2010.
[11] European Parliament and the Council of the European Union, 2003

[12] o
[13] />
94


[14] Deepali Sinha Khetriwal, Philipp Kraeuchi, Rolf Widmer. Producer
responsibility for eưwaste management: Key issues for consideration e Learning
from the Swiss experience. Journal of Environmental Management (2007) 1-13
[15] 2008 Review of Directive 2002/96 on Waste Electrical and Electronic
Equipment, United Nations University, Bonn, GERMANY
[16] Sedward Yau. A New Producer Responsibility Scheme for Waste Electrical
and Electronic Equipment. Environment Bureau Hong Kong SAR Government,
2010
[17] Dr. Atsushi TerazonoưNational Institute for Environmental Studiesư NIES,
Japan. Eưwastemanagement system. Asian Electricaland Electronic GreenSociety
InternationalConference, 8Oct 2009, Bangkok

[18] Report on the Survey of the Import and the Environmentally Sound
Management of Electronic Wastes in the Asia-Pacific Region. Basel Convention
Regional Centre in China, December-2005
[19] Sunil Herat (Griffith University, Australia). Management of Hazardous wastes
and Eưwastes in developing contries. Regional workshop of the Greatr Mekong
Subưregion to share the lessions learnt from the Vietnam experience on National
Strategy of Integrated Solid waste management/ 3R. 28 – 29 July 2010. Hanoi,
Vietnam.

95




×