Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích hoạt động sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tại trung tâm y tế quận long biên thành phố hà nội năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.95 KB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI













BÙI VĂN KIÊN



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2013





LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I














HÀ NỘI 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







BÙI VĂN KIÊN


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2013





LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I



CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK.60720412




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà.
Nơi thực hiện: - Trường đại học Dược Hà Nội
- Trung tâm Y tế quận Long Biên – TP. Hà Nội
Thời gian thực hiện: năm 2014






HÀ NỘI 2014

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng


Danh mục các hình

Đặt vấn đề
1

Chương 1 Tổng quan
3

1.1 Sử dụng thuốc trong bệnh viện 3

1.1.1 Chu trình sử dụng thuốc 3

1.1.2 Một số nội dung về kê đơn thuốc trong bệnh viện 7

1.1.3 Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện 8

1.2 Sơ lược về bệnh đái tháo đường và thuốc điều trị 9

1.2.1 Khái niệm về đái tháo đường 9

1.2.2 Phân loại bệnh đái tháo đường 10

1.2.3 Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2 10

1.2.4 Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường 10

1.3 Thực trạng bệnh đái tháo đường và sử dụng thuốc điều trị bệnh đái
tháo đường tại nước ta trong những năm gần đây.
13


1.4 Vài nét về Trung tâm Y tế quận Long Biên 16

1.4.1 Vị trí, chức năng 16

1.4.2 Tổ chức bộ máy 17

1.4.3 Nhiệm vụ, quyền hạn 19

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4 Kỹ thuật thu thập số liệu 21

2.5 Xử lý số liệu 21

2.6 Phương pháp trình bày số liệu 21

2.7 Phương pháp chọn mẫu 21

2.8 Nội dung nghiên cứu 23

Chương 3 Kết quả nghiên cứu
28


3.1 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng và chi phí điều trị bệnh đái
tháo đường

28

3.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 28

3.1.2 Cơ cấu thuốc đái tháo đường theo nguồn gốc, xuất xứ 30

3.1.3 Cơ cấu thuốc đái tháo đường theo tên gốc, tên biệt dược 31

3.1.4 Thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc Trung tâm 32

3.1.5 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp ABC 33

3.2 Phân tích hoạt động kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường 35

3.2.1 Phân tích các chỉ tiêu thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú 35

3.2.2 Các chỉ số sử dụng thuốc 38

3.2.3 Tương tác thuốc 42

Chương 4 Bàn Luận
45

4.1 Về cơ cấu danh mục thuốc và chi phí điều trị bệnh đái tháo đường 45

4.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 45


4.1.2 Cơ cấu thuốc đái tháo đường theo nguồn gốc, xuất xứ 46

4.1.3 Cơ cấu thuốc đái tháo đường theo tên gốc, tên biệt dược 46

4.1.4 Thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc Trung tâm 47

4.1.5 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp ABC 47

4.2 Về hoạt động kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường 48

4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú 48

4.2.2 Các chỉ số sử dụng thuốc 50

4.2.3 Tương tác thuốc 51

Kết luận
52

Kiến nghị
54

Tài liệu tham khảo













CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR Tác dụng phụ của thuốc
BHYT Bảo hiểm y tế
DMT Danh mục thuốc
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
ĐTĐ Đái tháo đường
GMP Thực hành tốt sản xuất thuốc
HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
HSBA Hồ sơ bệnh án
MTQG Mục tiêu Quốc gia
TTT Thông tin thuốc
TTYT Trung tâm Y tế
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
VN Việt Nam
WHO Tổ chức y tế thế giới













DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường 11

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của Trung tâm 17

Bảng 2.1 Nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu và chi phí thuốc 24

Bảng 2.2 Nhóm các chỉ tiêu thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú 25

Bảng 2.3 Nhóm các chỉ số sử dụng thuốc 26

Bảng 2.4 Tương tác thuốc trong đơn 27

Bảng 3.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 28

Bảng 3.2 Danh mục thuốc sử dụng cho bệnh nhân 30

Bảng 3.3 Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại 30

Bảng 3.4 Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại trong điều trị bệnh đái tháo đường 31

Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc đái tháo đường theo tên gốc, tên biệt dược 32

Bảng 3.6 Thuốc chủ yếu trong DMT Trung tâm 32


Bảng 3.7 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC 33

Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý 34

Bảng 3.9 Kết quả đánh giá ghi thủ tục hành chính 35

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá ghi tên thuốc trong đơn 36

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá ghi hướng dẫn sử dụng trong đơn 37

Bảng 3.12 Kết quả đánh giá ghi đơn thuốc trong sổ điều trị bệnh mạn tính 38

Bảng 3.13 Sự phân bố thuốc trong đơn thuốc ngoại trú 38

Bảng 3.14 Tỷ lệ thuốc hạ đường huyết 39

Bảng 3.15 Tỷ lệ đơn có thuốc tiêm 40

Bảng 3.16 Tỷ lệ đơn có thuốc khác 40

Bảng 3.17 Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại trong đơn 41

Bảng 3.18 Tỷ lệ thuốc nằm ngoài DMT Trung tâm 41

Bảng 3.19 Giá trị đơn thuốc ngoại trú 42

Bảng 3.20 Bảng tương tác thuốc trong đơn 43

Bảng 3.21 Tỷ lệ tương tác thuốc trong đơn 44



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Chu trình sử dụng thuốc 3

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy TTYT quận Long Biên 17

Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 23

























LỜI CẢM ƠN

Thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này đã trôi qua thật
nhanh, đây là lúc để tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người đã giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà,
người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau Đại học,
bộ môn Quản lý và Kinh tế dược cùng các thầy cô trường đại học Dược Hà Nội đã
giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, ban lãnh đạo cùng các anh chị
em đồng nghiệp Trung tâm Y tế quận Long Biên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập, thu thập số liệu và tài liệu cho đề tài.
Và tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè cùng tập thể
anh chị em học viên lớp chuyên khoa 1 K15 đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều
trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2014
Học viên



Bùi Văn Kiên
1



ĐẶT VẤN ĐỀ

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá” - Dự
báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành
hiện thực [5]. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO
quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ
phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đường còn trở
thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế
giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và
điều trị [5].
Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên
toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 180 triệu
người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm
2030 [4]. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một
trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.
Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng
lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện
Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường
ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới
65% người bệnh không biết mình mắc bệnh [5].
Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng.
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường đã được tiến hành
trên phạm vi cả nước.
Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển, biến chứng của bệnh và giảm
chi phí cho chữa bệnh là phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời và sử dụng thuốc
hợp lý. Góp phần tìm hiểu vấn đề này tôi tiến hành đề tài: “Phân tích hoạt động
sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tại Trung tâm Y tế quận Long
Biên – TP. Hà Nội năm 2013”.



2


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng và chi phí thuốc điều trị bệnh
đái tháo đường năm 2013 tại Trung tâm Y tế quận Long Biên.
2. Phân tích hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh đái tháo đường
cho bệnh nhân bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế quận Long Biên năm 2013.
Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc cũng như hiệu quả điều
trị bệnh đái tháo đường tại Trung tâm Y tế quận Long Biên.

























3


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1 Sử dụng thuốc trong bệnh viện
1.1.1Chu trình sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là một trong bốn nội dung của hoạt động cung ứng thuốc
trong bệnh viện. Vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện bao gồm các nhiệm vụ kê
đơn, cấp phát thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, các hoạt động giáo dục truyền
thông về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, theo dõi ADR của thuốc.
Vấn đề sử dụng thuốc đã và đang là vấn đề quan tâm hàng đầu trong công
tác dược. Sử dụng thuốc không hợp lý tất yếu gây nên hậu quả nghiêm trọng như
làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, giảm chất lượng điều trị, tăng
nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và sự lệ thuộc vào thuốc của bệnh nhân vì vậy
theo WHO thì: “Sử dụng thuốc hợp lý là phải đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của
người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng
cách đưa thuốc và đúng thời gian đưa thuốc). Thuốc phải đáp ứng yêu cầu về chất
lượng, giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và
cộng đồng”. Như vậy để đánh giá vấn đề sử dụng thuốc hợp lý cần thỏa mãn đúng
thuốc, đúng liều, đúng thời gian và đúng giá.
Quá trình sử dụng thuốc có thể được thể hiện theo chu trình sau:








Hình 1.1 Chu trình sử dụng thuốc [31].



Tuân thủ hướng dẫn
điều trị

Chẩn đoán

Cấp phát thuốc

Kê đơn

4


1.1.1.1 Chẩn đoán
Thầy thuốc phải khai thác:
- Tiền sử dùng thuốc
- Tiền sử dị ứng
- Liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24
giờ và ghi diễn biến lâm sàng vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo quy định
của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
1.1.1.2 Kê đơn
- Bệnh nhân nội trú: kê trong bệnh án

- Bệnh nhân ngoại trú: kê vào đơn thuốc
Người kê đơn (người chỉ định)
- Bác sỹ;
- Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và
bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện)
chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh;
- Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện
chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho
người bệnh;
- Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định
thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.
Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh
- Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh
- Phù hợp với tuổi và cân nặng
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có)
- Không lạm dụng thuốc.
Cách ghi chỉ định thuốc
- Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án,
không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung
nào phải ký xác nhận bên cạnh.
5


- Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều
dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng
thuốc.
- Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các
đường dùng khác.

Chỉ định thời gian dùng thuốc
- Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến
của bệnh.
- Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều
thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày.
- Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian
chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3
ngày (đối với ngày nghỉ).
Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh
- Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc
để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
- Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử
dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc
chỉ dùng đường tiêm.
1.1.1.3 Cấp phát thuốc
- Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và hướng dẫn sử
dụng thuốc
- Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát.
- Tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc kịp
thời để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.
- Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại trong
bao bì kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng.
- Việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm thực hiện trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và
thao tác hợp vệ sinh.

6


1.1.1.4 Tuân thủ hướng dẫn điều trị
Trước khi người bệnh dùng thuốc

- Công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng người bệnh bằng cách thông báo
cho người bệnh trước khi dùng thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người
nhà ký nhận vào Phiếu công khai thuốc. Phiếu công khai thuốc để ở kẹp đầu hoặc
cuối giường bệnh.
- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
- Kiểm tra thuốc so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan
của thuốc. Khi phát hiện những bất thường trong y lệnh như chỉ định sử dụng
thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc đồng
thời gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo với thầy thuốc điều trị hoặc thầy
thuốc trực.
- Đảm bảo 5 đúng trong sử dụng thuốc.
- Trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời
các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
Sau khi người bệnh dùng thuốc
- Theo dõi thường xuyên để kịp thời xử trí các bất thường của người bệnh. Ghi
chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng của thuốc và xử lý kịp thời
các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
- Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một
thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện.
- Bảo quản thuốc còn lại (nếu có) theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
- Xử lý và bảo quản dụng cụ liên quan đến dùng thuốc cho người bệnh theo
đúng quy định.
Như vậy việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc phụ thuộc vào những hiểu biết
của người bệnh về bệnh, về thuốc cũng với sự hướng dẫn về thuốc của bác sỹ
khám bệnh, tư vấn và dược sỹ cấp phát hướng dẫn sử dụng.



7



1.1.2 Một số nội dung về kê đơn thuốc trong bệnh viện
1.1.2.1 Kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
- Việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú được thực hiện theo
Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành
quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Theo Quy chế kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú:
* Quy định cho người kê đơn
- Người kê đơn phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh
và thực hiện các quy định sau:
+ Chỉ được kê thuốc điều trị các bệnh được phân công khám, chữa bệnh hoặc
các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành
nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
+ Chỉ được kê đơn thuốc sau khi trực tiếp khám bệnh;
+ Không kê đơn thuốc các trường hợp sau:
a) Không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh;
c) Thực phẩm chức năng.
* Quy định về ghi đơn thuốc:
- Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này;
- Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác;
- Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã;
- Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;
- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên
biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có
nhiều hoạt chất);
- Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi thuốc;
- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa;
- Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0

phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số;
- Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;
- Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê
đơn.
8


1.1.2.2 Kê đơn thuốc trong điều trị nội trú
- Với những bệnh nhân phải điều trị nội trú trong bệnh viện, bác sỹ điều trị ghi
y lệnh dùng thuốc trong phiếu điều trị hàng ngày của hồ sơ bệnh án. Việc kê đơn
thuốc trong điều trị nội trú thực hiện theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10
tháng 6 năm 2011 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có
giường bệnh
1.1.2.3 Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc trung bình trên một lần khám
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn gốc
- Tỷ lệ phần trăm lần khám có kê kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm lần khám có kê thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê trong danh mục thuốc thiết yếu hoặc danh mục
thuốc chủ yếu của đơn vị.
1.1.3 Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện
- Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những thuốc cần thiết thoả mãn nhu
cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện phù hợp
với mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng
bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Những loại thuốc này trong một
phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn
có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích
hợp, giá cả hợp lý.
- Căn cứ vào Quyết định 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2005 của Bộ
Y tế về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V và danh

Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Bộ Y tế về việc ban
hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán và các quy định về sử dụng
danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ phân tuyến kỹ thuật, mô
hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nước, dịch vụ y tế và bảo
hiểm y tế) Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) có nhiệm vụ giúp giám đốc
bệnh viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện theo
nguyên tắc: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong
9


nước, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất
thuốc (GMP).
- DMTBV cần đạt được các mục đích sau:
+ Để đảm bảo hiệu lực, an toàn và các yêu cầu khác trong điều trị, yêu cầu đa
số thuốc trong DMTBV là thuốc thiết yếu;
+ Hướng cộng đồng và xã hội vào sử dụng thuốc thiết yếu, các thành phần
kinh tế tích cực tham gia sản xuất, tồn trữ và cung ứng thuốc thiết yếu;
+ Đảm bảo quyền lợi được điều trị bằng thuốc cho người bệnh, quyền được chi
trả tiền thuốc cho người có thẻ bảo hiểm y tế;
+ DMTBV phải đáp ứng được thuốc cho điều trị tại bệnh viện.
- Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện là danh mục đặc thù cho mỗi bệnh
viện. Danh mục này được xem xét cập nhật điều chỉnh từng thời kỳ theo yêu cầu
điều trị. Việc bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục cần phải được cân
nhắc thận trọng. Danh mục thuốc phản ánh sự thay đổi trong thực hành sử dụng
thuốc để điều trị nhằm đạt hiệu quả cao.
1.2 Sơ lược về bệnh đái tháo đường và thuốc điều trị
1.2.1 Khái niệm về đái tháo đường
Đái tháo đường, theo WHO, là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng
glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do liên

quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin [4].
Khái niệm khác, ĐTĐ là do thiếu hụt insulin về số lượng hoặc về chất lượng
dẫn đến tăng glucose máu, có thể có đường trong nước tiểu, kèm theo rối loạn
chuyển hoá lipid, protid và các tổn thương của hệ mạch [20].
Người bình thường, glucose máu dao động từ 4,4 – 6,1mmol/L hay 80 –
110mg/dL. Thông thường, nồng độ glucose máu vượt quá 10mmol/L là xuất hiện
glucose trong nước tiểu. Nồng độ glucose máu mà khi vượt quá giá trị này sẽ có
glucose trong nước tiểu gọi là ngưỡng thải đường – hay ngưỡng thận [8].
Sẽ được kết luận là ĐTĐ khi:
– Hoặc nồng độ glucose máu lúc đói  7,0mmol/L (hay  126mg/dL)
10


- Hoặc nồng độ glucose máu thời điểm bất kỳ  11,1mmol/L (hay 
200mg/dL) kết hợp với các triệu chứng lâm sàng của ĐTĐ (uống nhiều, tiểu
nhiều, có glucose trong nước tiểu, gầy sút…)
- Hoặc nồng độ glucose máu  11,1mmol/L (hay 200mg/dL) ở thời điểm 2h
sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
1.2.2 Phân loại bệnh đái tháo đường
Dựa vào sinh lý bệnh, ĐTĐ được chia thành hai nhóm cơ bản [3], [8]:
– ĐTĐ typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): do tổn thương hoặc suy giảm chức
năng tế bào β nguyên phát của đảo Langerhans tụy. Tụy không bài tiết đủ insulin
nên phải điều trị bằng insulin bổ sung từ bên ngoài vào.
– ĐTĐ typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): do kháng insulin kết hợp với
giảm khả năng bài tiết insulin, tổn thương tại receptor insulin (giảm số lượng hoặc
giảm tính cảm thụ của receptor). Insulin máu vẫn bình thường hoặc có khi còn
tăng.
1.2.3 Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ, song các yếu tố nguy cơ gây tỷ lệ
mắc cao đã được chứng minh [3], [20]

– Phụ nữ có tiền sử sinh con nặng trên 4kg.
– Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.
– Béo phì, cuộc sống tĩnh tại, ít vận động.
– Những người từ 40 tuổi trở lên.
– Rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp.
– Rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose lúc đói.
1.2.4 Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
1.2.4.1 Mục tiêu
- Đưa glucose máu về càng gần giá trị bình thường càng tốt.
– Phòng những biến chứng có thể có.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để đạt được mục tiêu cần:
- Chế độ ăn uống hợp lý;
- Tăng vận động cơ bắp;
11


- Tránh lối sống tĩnh tại;
- Dùng thuốc hạ glucose máu khi cần thiết.
Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết đầu tiên và quan trọng
trong điều trị ĐTĐ [4].
1.2.4.2 Các phương pháp điều trị đái tháo đường
Nguyên tắc: Theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose máu hàng ngày, hàng tuần
cũng như các chỉ tiêu cân nặng, huyết áp, các chỉ số lipid máu.
Có hai phương pháp cơ bản [3]:
Phương pháp không dùng thuốc: chế độ ăn uống hợp lý, tăng vận động cơ bắp,
tránh lối sống tĩnh tại.
Phương pháp dùng thuốc: khi phương pháp không dùng thuốc chưa đạt hiệu
quả mong muốn. Nếu phải dùng thuốc thì vẫn phải kết hợp chặt chẽ với phương
pháp không dùng thuốc.



















12


Bảng 1.1 Các thuốc điều trị đái tháo đường

STT Nhóm thuốc Hoạt chất







1






Sulfonylure


Thế hệ 1
Acetohexamid
Carbatamid
Clopropamid
Tolazamid
Tolbutamid


Thế hệ 2
Glibenclamid
Glibomurid
Gliclazid
Glimepirid
Glipizid
Gliquidon

2

Biguanid


Phenformin
Buformin
Metformin
3 Glitazon Thiazolidinedion

4

Các thuốc ức chế
–glucosidase
Acarbose
Iglibose
Miglitol
Moglibose
voglibose
5 Insulin Insulin tác dụng chậm
Insulin tác dụng nhanh
Insulin hỗn hợp




13


1.3 Thực trạng bệnh đái tháo và sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
tại nước ta trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên toàn
cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới. Theo
tổ chức Y tế thế giới, năm 2010 số người bị đái tháo đường 243 triệu người,
nhưng đến năm 2030 con số này sẽ là 430 triệu người, trong đó chủ yếu là đái

tháo đường type 2. Bệnh thường xảy ra âm thầm, khi biểu hiện rõ thì bệnh đó có
biến chứng đe dọa tính mạng. Một nghịch cảnh của bệnh là 80-90% số người bị
bệnh không được phát hiện ở các nước đang phát triển và ở các nước phát triển tỷ
lệ này là 30%.
Trong hơn hai thập niên qua, tình hình bệnh ĐTĐ và RLCH đang có xu
hướng gia tăng ở nước ta, phần nhiều những bệnh này diễn biến âm thầm, khi
được phát hiện thường đó có biến chứng nặng nề. Trước tình hình diễn biến của
các bệnh ĐTĐ-RLCH ngày càng gia tăng, đòi hỏi ngành Y tế nước ta phải có
chiến lược dự phòng hữu ích nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh góp phần
bảo vệ sức khỏe người bệnh giảm chi phí gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tại Việt Nam năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ
30 - 64 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung cho
cả nước là 2,7%, ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền
núi 2,1% [5]. Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi
đang sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố
Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc đái tháo đường là 4,6% - 4,9% [4]. Đa số bệnh
nhân đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị. Theo nghiên cứu của
Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ đái tháo đường týp
2 chiếm 81,5%; tỷ lệ đái tháo đường týp 1 chiếm 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2%; tỷ
lệ nam chiếm 38,8%. Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại Thanh Hóa; Vũ Huy Chiến
tại Thái Bình, Hồ Văn Hiệu tại Nghệ An cho tỷ lệ mắc đái tháo đường lần lượt là
4%; 4,3% và 3% [10], [24]. Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự tiến hành nghiên
cứu bệnh đái tháo đường tại Cao Bằng thấy tỷ lệ mắc bệnh qua sàng lọc là 6,8%
[3]. Cũng trong năm đó Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim
Ước nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La kết luận đái tháo đường là bệnh gặp chủ yếu
14


ở người có thu nhập cao, có đời sống vật chất và địa vị trong xã hội [17], [2]. Đó
là một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng

đồng. Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang; Hoàng Thị Đợi, Nguyễn
Kim Lương tại Thái Nguyên cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở
nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều [18], [21].
Thực hiện Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phòng chống bệnh ĐTĐ. Chương
Trình Quốc Gia Phòng Chống Đái tháo Đường diễn ra trên 5 thành phố lớn: Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ với nhiều hoạt động thiết
thực, phong phú nhằm thức tỉnh ý thức cộng đồng và xây dựng một xã hội tích
cực, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chương trình còn ra mắt một website chuyên trang
dành cho bệnh đái tháo đường tại www.songkhoe.net.vn nhằm tạo thêm một kênh
truyền thông cho người dân về căn bệnh này. Dự án phòng, chống bệnh đái tháo
đường vừa được bổ sung các mục tiêu: phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân trong
cộng đồng hiểu biết về bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ đối với sức
khỏe do bệnh đái tháo đường gây ra; giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường không
được phát hiện trong cộng đồng xuống dưới 60%.
Mới đây nhất, ngày 29/5 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Đại sứ quán
Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Bệnh đái tháo đường
trong mối quan tâm về y tế toàn cầu” với sự tham gia của các nhà quản lý, các
chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực này. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh bệnh đái tháo đường đang gia tăng
toàn cầu và đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với y tế và sự phát
triển của các quốc gia trong thế kỷ 21. Việt Nam hiện nằm trong nhóm những
quốc gia thu nhập trung bình và thấp sẽ phải chịu nhiều tác động lớn của căn bệnh
này. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đã và đang có chiều hướng
gia tăng nhanh chóng ở hầu khắp mọi miền của cả nước, đặc biệt là tại các thành
phố lớn và khu công nghiệp. Theo Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Đái tháo
đường, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường
nhanh nhất thế giới. Rất nhiều người bệnh và gia đình cũng như các cơ sở y tế
đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế cho chi phí rất lớn trong điều trị căn
15



bệnh này. Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết trước sự gia tăng của căn bệnh
này và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân cũng
như sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống bệnh đái tháo đường
nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh đái tháo đường. Tuy
nhiên, để triển khai hiệu quả Chương trình, Thứ trưởng Xuyên cho rằng rất cần có
sự tham gia phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan với các giải
pháp về truyền thông, giáo dục sức khỏe, đào tạo cán bộ y tế, phát hiện sớm các
yếu tố nguy cơ, khả năng tiếp cận về thuốc, trang thiết bị y tế và cơ chế tài
chính… Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạnh tại Việt Nam John
Nielsen đánh giá cao sự chủ động của Việt Nam trong việc phòng, chống bệnh đái
tháo đường và chia sẻ, những năm qua, những bệnh mạn tính như đái tháo đường
đã ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người kể cả nam giới, phụ nữ và
trẻ em trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc đái
tháo đường đã tăng đến 211% với gần 5 triệu người mắc và cứ 10 ca thì có 6 ca
được chuẩn đoán có biến chứng. Tại Hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc
tế tập trung thảo luận về “Xu thế toàn cầu và bệnh đái tháo đường - một trong
những vấn đề y tế toàn cầu,” “Bệnh đái tháo đường tại Việt Nam: Thực trạng,
thách thức và đề xuất một số giải pháp,” “Xu hướng thay đổi bệnh đái tháo đường
trên toàn cầu và tại Việt Nam,” “Cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh đái tháo
đường,” đồng thời cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình đái tháo đường
và những xu thế y tế-sức khỏe trên thế giới và tại Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới, tính đến tháng 11/2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc
đái tháo đường, kèm theo những dạng biến chứng mới gây tàn tật, đe dọa tính
mạng. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong số
các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong; đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên
nhân gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân đứng hàng thứ
2 gây mù lòa ở người trưởng thành.





16


1.4 Một vài nét về Trung tâm Y tế quận Long Biên
Trung tâm Y tế quận Long Biên là một đơn vị sự nghiệp được thành lập
theo Quyết định số 162/2003/QĐ-UB ngày 26 tháng 11 năm 2003 của UBND
thành phố Hà Nội.
Căn cứ Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2008 của
UBND thành phố Hà Nội về việc đổi tên Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện và
tương đương thành Trung tâm Y tế quận/huyện và tương đương; Xác định vị trí,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Trung tâm
Y tế quận/huyện và tương đương. Trung tâm Y tế quận Long Biên có vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế như sau:
1.4.1 Vị trí, chức năng:
a, Trung tâm Y tế quận Long Biên là đơn vị sự nghiệp y tế, chịu sự chỉ đạo toàn
diện của Sở Y tế Hà Nội, và quản lý nhà nước trên địa bàn của UBND quận Long
Biên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc theo
quy định của nhà nước.
b, Trung tâm Y tế quận có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã
hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo
dục sức khỏe trên địa bàn quận Long Biên.













×