Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.22 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC ÁNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

--------------------------

NGUYỄN NGỌC ÁNH
KHÓA: 2012 - 2014

NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU XỬ LÝ


CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường đại học Kiến
Trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học trường đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường.
Tiếp đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo của
khoa Sau đại học đã truyền đạt, chia sẻ cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa
học PGS.TS. Trần Thị Hường đã luôn động viên và tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã
luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện song Luận văn sẽ không
tránh khỏi những hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô và đồng nghiệp để những giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong Luận văn có

thể được áp dụng ngoài thực tiễn đạt kết quả cao.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Ánh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Ánh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục, bảng biểu
Danh mục hình minh họa
Danh mục sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài......................................................................................... 1
Mục đích và nội dung nghiên cứu..................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 2
Thuật ngữ và khái niệm..................................................................................... 3
Cấu trúc luận văn............................................................................................... 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
TỈNH THÁI BÌNH ............................................................................................ 5
1.1. Hiện trạng khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.. 5
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình.......................................................................................... 5
1.1.2. Hệ thống hạ tầng khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình.................................................................................................... 8
1.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ........................................................................ 17


1.2.1. Hiện trạng môi trường tại khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình.................................................................................................. 17
1.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý trong lĩnh vực quản lý môi trường
tại khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình.............................................. 24
1.2.3. Thực trạng tài chính trong công tác quản lý môi trường khu xử lý
thải rắn thành phố Thái Bình........................................................................... 32
1.2.4. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quản lý môi trường
khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình................................................... 34
1.3. Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn
thành phố Thái Bình........................................................................................ 35
1.3.1. Ưu điểm trong công tác quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn
thành phố Thái Bình........................................................................................ 35
1.3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn

thành phố Thái Bình........................................................................................ 35
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH ........... 37
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn ............. 37
2.1.1. Nguồn gốc, thành phần, tính chất chất thải rắn..................................... 37
2.1.2. Tác động khu xử lý chất thải rắn đối với sức khỏe con người,
môi trường đô thị và sự phát triển của đô thị.................................................. 41
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý môi trường .................... 43
2.1.4. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường .. 45
2.1.5. Các nguyên tắc quản lý môi trường ...................................................... 47
2.1.6. Các công cụ quản lý môi trường ........................................................... 49
2.1.7. Nội dung và yêu cầu công tác quản lý môi trường tại khu xử lý
chất thải rắn ..................................................................................................... 51


2.1.8. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý môi trường
......................................................................................................................... 55
2.2. Cơ sở pháp lý quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn ................. 56
2.2.1. Văn bản pháp lý .................................................................................... 56
2.2.2. Định hướng các nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường.................. 57
2.3. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về nâng cao hiệu quả công tác quản lý
môi trường khu xử lý chất thải rắn.................................................................. 59
2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài....................................................................... 59
2.3.2. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 62
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH ................................................................... 65
3.1. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách và nâng cao vai trò quản lý nhà nước
đối với công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn.......................... 65

3.1.1. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách đối với công tác quản lý môi trường
khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình................................................... 65
3.1.2. Nâng cao vai trò quản lý nước đối với công tác quản lý môi trường
khu xử lý thải rắn ............................................................................................ 68
3.2. Đề xuất thành lập, hoàn thiện bộ phận quản lý môi trường trong xí nghiệp
môi trường đô thị............................................................................................. 69
3.2.1. Đề xuất cải tiến cơ cấu tổ chức và nhân sự cho xí nghiệp môi trường đô
thị thuộc công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Bình... 69
3.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cho cán bộ xí nghiệp môi trường đô thị
thuộc công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Bình ........ 73
3.3. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình................... 74
3.3.1. Hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải rắn trong khu xử lý ................... 74


3.3.2. Biện pháp kiểm soát giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu xử lý
chất thải rắn thành phố Thái Bình................................................................... 78
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu xử lý.......................... 83
3.3.4. Biện pháp quan trắc và giám sát chất lượng môi trường trong khu xử lý
chất thải rắn thành phố Thái Bình................................................................... 84
3.3.5. Trồng cây xanh cách ly ......................................................................... 87
3.4. Giải pháp tài chính cho công tác quản lý môi trường khu xử lý
chất thải rắn thành phố Thái Bình................................................................... 87
3.4.1. Phí vệ sinh môi trường đối chất thải rắn ............................................... 87
3.4.2. Ngân sách địa phương trong công tác quản lý môi trường................... 88
3.4.3. Tự chủ tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ
môi trường....................................................................................................... 88
3.4.4. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính ............................. 89
3.5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và
giám sát môi trường khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình ................. 89

3.5.1. Đề xuất thành lập Ban giám sát công đồng trong hoạt động của khu xử lý
chất thải rắn thành phố Thái Bình................................................................... 89
3.5.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý môi trường khu xử lý
chất thải rắn ..................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ........................................................................................................... 96
Kiến nghị ......................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CTR

Chất thải rắn

FDI


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GSCĐ

Giám sát cộng đồng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HT

Hệ thống

KXL

Khu xử lý

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QCVN/BTNMT

Quy chuẩn Việt Nam/ Bộ tài nguyên môi trường


QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QĐ-BXD

Quyết định - Bộ xây dựng

QĐ-TTg

Quyết định - Thủ tướng chính phủ

QĐ-UB

Quyết định- Ủy ban

QLMT

Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH MTV


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Tp

Thành phố

TT-BTC

Thông tư - Bộ tài chính

TT-BXD

Thông tư - Bộ xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

XNMT

Xí nghiệp môi trường


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng, biểu

bảng, biểu
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Nhiệt độ bình quân của không khí
Độ hao hụt bão hoà của độ ẩm trong khu vực

Trang
6
6

thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Bảng 1.3

Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm

6

Bảng 1.4

Mực nước trên sông Trà Lý tại một số điểm đo

7

Bảng 1.5

Hiện trạng các hạng mục trong khu xử lý chất thải rắn

9

thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Khối lượng và thành phần chất thải rắn trung bình

Bảng 1.6

hàng ngày đưa về khu xử lý chất thải rắn thành phố

10

Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Bảng 1.7

Các hạng mục công trình trong khu sản xuất phân hữu cơ

12

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại
Bảng 1.8

khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình,

20

tỉnh Thái Bình
Bảng 1.9

Kết quả chất lượng môi trường nước thải sinh hoạt

21

khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Bảng 1.10


Bảng kết quả chất lượng môi trường nước rỉ rác khu xử lý

23

chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Bảng 1.11

Bảng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của Xí nghiệp

29

môi trường
Bảng 1.12

Bảng kê khai năng lực phương tiện, máy móc, thiết bị,
dụng phục vụ sản xuất của Xí nghiệp Môi trường

30


Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 2.1

Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn


37

Bảng 2.2

Tổng hợp thành phần chất thải rắn

38

Bảng 2.3

Tổng hợp thành phần hoá học chất thải rắn

40

Bảng 2.4

Các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt chất thải

53


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1


Hình 1.2

Vị trí khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình
Hiện trạng môi trường không khí trong khu xử lý chất
thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Trang

5

17

Hiện trạng môi trường không khí tại khu sản xuất
Hình 1.3

phân phân compost khu xử lý chất thải rắn thành phố

18

Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Hình 1.4

Hình 1.5

Hình 2.1

Hình 2.2

Hiện trạng môi trường không khí tại khu chôn lấp, khu

xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Hiện trạng môi trường nước tại khu chôn lấp, khu xử lý
chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Hoạt động phân loại rác tại khu xử lý chất thải rắn
thành phố Thái Bình
Thu hồi nước rỉ rác, cung cấp không khí qua đường ống
cho các vi sinh vật phân hủy rác

19

22

42

62


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ, đồ thị

Sơ đồ, đồ thị
Sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.2

Sơ đồ 1.3

Sơ đồ 2.1


Sơ đồ 3.1

Sơ đồ 3.2

Quy trình xử lý chất thải rắn tại khu xử lý chất thải rắn

Trang

11

thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV
Môi trường và công trình đô thị Thái Bình
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp môi trường
đô thị
Quan hệ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn

25

27

44

và lợi ích
Sơ đồ hoàn thiện cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
môi trường đô thị
Sơ đồ tổ chức Ban giám sát cộng đồng

71


92


1

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Trong xu thế đổi mới và hội nhập, những năm qua đất nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
hàng năm cao, bình quân 7,2%/năm, bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2010 đã
đánh dấu một mốc quan trọng: Nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo,
bước vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình và đang đi vào thời kỳ của
những chiến lược phát triển mới. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang phải đối mặt
với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cố môi
trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu.
Sau hòa bình lập lại, thành phố Thái Bình được tập trung khôi phục và
phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cùng với quá trình phát triển kinh
tế xã hội thành phố Thái Bình lần lượt trải qua 4 lần điều chỉnh quy hoạch vào
các năm 1973, 1996, 2003 và gần đây nhất là năm 2011. Hiện tại, thành phố
đã xây dựng được khu xử lý chất thải rắn tại Phường Tiền Phong với diện tích
2,5ha bao gồm nhiều hạng mục công trình như khu vực phân loại, sản xuất
phân compost, khu vực chôn lấp, đốt rác và các công trình phụ trợ đã đi vào
hoạt động từ năm 2006. Tuy nhiên, quá trình vận hành khu xử lý không hiệu
quả, tồn tại nhiều bất cập đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân, gây bức xúc trong dư luận và mất mỹ quan đô thị. Do đó,
việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn vận hành là rất cần thiết
nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và
giải quyết bức xúc trong dư luận, tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc

sống, tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường
tại khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” là thực sự cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.


2

Mục đích và nội dung nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường khu xử lý chất thải
rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả công tác quản
lý môi trường khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường khu
xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý môi trường khu xử lý chất
thải rắn giai đoạn vận hành.
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường
khu xử lý chất thải rắn tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Áp dụng các giải pháp đã đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
môi trường khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình nói
riêng và có thể áp dụng cho các đô thị khác có điều kiện tương đồng nói chung.


3

Thuật ngữ và khái niệm
- Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [12].
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn [12].
- Cơ sở xử lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ,
trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ sử dụng cho hoạt động xử lý
chất thải rắn [12].
- Khu liên hợp xử lý chất rắn là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công
trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn [12].
- Quản lý chất thải: Là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải [23].
- Quản lý môi trường: Là tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách,
kinh tế công nghệ, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường sống và phát triển bền vững kính tế xã hội. Việc quản lý môi trường
được thực hiện ở mọi quy mô: Toàn cầu, quốc gia, khu vực, tỉnh, huyện, cơ sở
sản xuất, hộ gia đình,... [32].
- Quản lý môi trường tại khu xử lý chất thải rắn: Là tổng hợp các biện

pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng
môi trường sống và phát triển bền vững kính tế xã hội đối với khu xử lý chất
thải rắn [20].
- Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia cộng đồng là một quá trình
mà cả chính quyền và cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt
động để tạo ra dịch vụ cho tất cả mọi người [18].


4

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn có 3 chương:
+ Chương 1: Thực trạng công tác quản lý môi trường khu xử lý chất
thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
+ Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi
trường khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
ngày càng phát triển mạnh mẽ, dân số đô thị ngày càng tăng, mức sống của
người dân ngày được nâng cao, kéo theo đó là khối lượng rác thải ngày càng
nhiều với thành phần rác đa dạng, phức tạp. Chất thải nếu không được quản lý
và xử lý theo đúng kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới con người, môi
trường và phát triển kinh tế, xã hội.
Khu xử lý chất thải rắn thành phố Thái Bình đã được xây dựng nhằm xử
lý toàn bộ chất thải rắn của thành phố Thái Bình. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn
tại thực trạng quản lý môi trường khu xử lý gồm có:
− Về tổ chức quản lý: Cơ sở xử lý chưa có phòng, ban chuyên trách quản
lý môi trường khu xử lý, chưa có cán bộ đủ trình độ đúng chuyên ngành về
môi trường.
− Về cơ chế, chính sách: Thiếu các quy định về quản lý môi trường đối
với đối tượng là khu xử lý, thiếu kinh phí hoạt động trong quản lý môi trường
khu xử lý.
− Về kỹ thuật quản lý môi trường, quá trình hoạt động vận hành khu xử
lý không thực hiện đúng như trong thiết kế.
− Ý thức cộng đồng dân cư chưa cao trong công tác tham gia quản lý môi
trường khu xử lý.
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong công tác quản lý môi trường khu
xử lý đã tập trung nghiên cứu cơ sở pháp lý hiện hành về quản lý môi trường
khu xử lý; nghiên cứu các tác động của khu xử lý đến các thành phần môi
trường; đi sâu tìm hiểu nguyên tắc tổ chức quản lý quản môi trường; mục tiêu



97

và nguyên tắc trong quản lý môi trường; các công cụ quản lý môi trường;
nghiên cứu học tập các kinh nghiệm thực tiễn quản lý môi trường trong quá
trình vận hành KXL trong và ngoài nước để từ đó đề xuất các giải pháp quản
lý môi trường mang tính khoa học và thực tiễn cao.
3. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý môi trường trong quá trình vận hành KXL chất thải rắn, bao gồm:
− Về giải pháp cơ chế chính sách: Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy
định về quản lý môi trường đối với đối tượng là khu xử lý chất thải rắn.
− Về giải pháp tổ chức quản lý môi trường: thành lập bộ phận chuyên
trách quản lý môi trường trong cơ cấu tổ chức nhân sự, đảm bảo sự phân cấp
trách nhiệm rõ ràng, bố trí cán bộ có đủ năng lực trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực QLMT
trong quá trình vận hành KXL.
− Giải pháp kỹ thuật trong quản lý môi trường: Hoàn thiện công nghệ xử
lý, nâng cao chất lượng công tác kiếm soát môi trường, đồng bộ hệ thống cơ
sở hạ tầng môi trường trong khu xử lý.
− Giải pháp tài chính: Hoàn thiện mô hình tổ chức doanh nghiệp, tự chủ
tài chính hoạt động quản lý môi trường. Đề xuất tăng phí vệ sinh môi trường
đối với chất thải rắn đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động dịch vụ xử lý chất
thải rắn và quản lý môi trường khu xử lý.
− Tăng cường sự tham gia cộng đồng trong lĩnh vực quản lý môi trường:
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân để thấy ý nghĩa, vai
trò và sự cấp thiết đối với vấn đề bảo vệ môi trường môi trường.
+ Thành lập Ban giám sát cộng đồng, mở rộng vai trò quản lý của quần
chúng nhân dân đối với công tác quản lý môi trường trong quá trình vận hành



98

khu xử lý.
Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả công quản lý môi trường trong quá trình vận
hành KXL chất thải rắn luận văn đưa ra mộ số kiến nghị sau:
− Các cơ quan có chức năng soạn thảo, ban hành các văn bản pháp quy,
quy chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực môi trường cần sớm hoàn thiện hệ thống
văn bản này, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất cao, tạo cơ sở pháp lý vững
chắc thực hiện công tác QLMT. Ngoài ra, cần nghiên cứu các quy định riêng
đối với công tác QLMT đối với khu xử lý chất thải rắn, tạo hành lang pháp lý
cho các bên tham gia thực hiện.
− Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình, Phòng Tài nguyên thành
phố Thái Bình nâng cao trách nhiệm, không buông lỏng công tác quản lý môi
trường khu xử lý chất thải rắn, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát
quản lý môi trường khu xử lý chất thải theo đúng các quy định hiện hành.
− Mặt trận Tổ quốc, HĐND Phường Tiền Phong cần sớm thành lập Ban
giám sát cộng đồng với sự đại diện tham gia của nhiều thành phần, nhiều tổ
chức xã hội. Ban giám sát cộng đồng thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ
được giao trong suốt quá trình vận hành KXL.
− Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình cần
nhanh chóng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý môi trường trong khu xử lý,
thực hiện nghiêm túc quy định vận hành KXL theo thiết kế, bố trí hợp lý kinh
phí công tác quản lý môi trường, chịu trách nhiệm định kỳ lập báo cáo hiện
trạng môi trường.
− Các cấp chính quyền địa phương cần công tác tuyên truyền giáo dục ý
thức cộng đồng, nâng cao vai trò công đồng trong tham gia quản lý môi
trường, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên
môn cho cán bộ quản lý môi trường nói chung trong đó có công tác quản lý



99

môi trường khu xử lý chất thải rắn.
− Trong luận văn đưa ra giải pháp tài chính trong công tác quản lý môi
trường là tăng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Tuy nhiên, cần tiếp
tục nghiên cứu lộ trình tăng phí cho từng giai đoạn sao cho phù hợp điều kiện
thực tế của địa phương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ

Khoa

học



Công

nghệ

Môi

trường

(2000),


TCVN

6696:2000/BKHCNMT - Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam - Chất thải rắn Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học, Bộ Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng (2001), Thông
tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 - Hướng
dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây
dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2002), TCXDVN 261:2001/BXD - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 08:2008/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 14:2008/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn, Hà Nội.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 05:2009/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 06:2009/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không
khí xung quanh, Hà Nội.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 30:2010/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp, Hà Nội.
10. Chính phủ (2007), Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, Hà Nội.


11. Chính phủ (2011), Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường, Hà Nội.
12. Chính phủ (2007), Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản

lý chất thải rắn, Hà Nội.
13. Chính phủ (2008), Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, Hà Nội.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 19/03/2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty
TNHH MTV và tổ chức quản lý công ty TNHH MTV do nhà nước là
chủ sở hữu, Hà Nội.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực BVMT, Hà Nội.
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ
công ích, Hà Nội.
17. Công ty TNHH MTV quản lý môi trường đô thị Thái Bình (2012), Báo
cáo hiện trạng môi trường khu xử lý chất thải thành phố Thái Bình
tháng 11 năm 2012, Thái Bình.
18. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2014), Bài giảng quản lý kỹ thuật hạ tầng
đô thị, Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội.
19. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho
sự phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Nguyễn Hữu Dũng (2014), Bài giảng quản lý môi trường đô thị - chương
trình đào tại thạc sĩ quản lý đô thị và công trình, Trường đại học
Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội.


21. Trần Thị Hường, Cù Huy Đấu (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Phước (2009), quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB đại học
Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

23. Quốc Hội (2005), Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày
29/11/2005, Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày
05/9/2012 về Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
25. UBND tỉnh Thái Bình (2003), Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Thái Bình đến năm 2020, Thái Bình.
26. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày
28/11/2011 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành
phố Thái Bình đến năm 2030, Thái Bình.
27. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Quyết định 1229/QĐ - UBND ngày
09/06/2009 về việc thành lập công ty TNHH MTV Môi trường và Công
trình đô thị Thái Bình, Thái Bình.
Cổng thông tin điện tử:
28. Webside công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng (2014),
dữ liệu được tải xuống lúc 09h00’ ngày
02/6/2014, Hải Phòng.
29. Webside tạp chí môi trường - Tổng cục Môi trường (2014),
dữ liệu được tải xuống lúc 10h00’ ngày
08/6/2014, Hà Nội.
30. Webside liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (2014),
dữ liệu được tải xuống lúc 8h30’ ngày
03/7/2014, Hà Nội.


×