Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

CHUYÊN đề dị ỨNG sữa bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.04 KB, 48 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị ứng sữa bò là một chẩn đoán phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ
mắc phải ở trẻ mới biết đi là 5-8%, lớn hơn so với ở người lớn (1-2%) [ 1]. Thực
tế cho thấy đây là một chẩn đoán quá tay trong nhiều trường hợp nhưng cũng có
thể là một chẩn đoán “non” trong nhiều trường hợp khác. Nhiều chuyên gia
chăm sóc sức khỏe và các bậc cha mẹ đôi khi nhầm lẫn giữa dị ứng sữa bò và
kém hấp thu lactose. Vì vậy việc áp dụng chế độ ăn kiêng không phù hợp đối với
phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ để phòng dị ứng mà không có bằng
chứng khoa học để chứng minh hiệu quả của chúng vẫn đang xảy ra trong thực
hành lâm sàng. Ngay cả khi được chỉ định ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được chẩn
đoán là dị ứng, các loại sản phẩm để thay thế và thời gian chế độ ăn thay thế
không phải lúc nào cũng hợp lý. Loại trừ tất cả các sản phẩm sữa bò mà không
có thay thế phù hợp có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và/ hoặc thiếu dinh dưỡng đặc
biệt tại thời điểm khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đang phát triển mạnh. Đối với tất cả
những người tham gia chăm sóc sức khỏe cho trẻ em thì việc hiểu các khía cạnh
đa dạng của dị ứng sữa bò, như dịch tễ, triệu chứng, chẩn đoán và quản lý chế độ
ăn cũng như các phòng ngừa ban đầu là rất quan trọng.[2] Đứng trước thực tế đó,
chúng tôi làm đề tài này nhằm có cái nhìn tổng quát về dị ứng sữa bò, từ đó hiểu
biết sâu sắc hơn và vận dụng đúng đắn hơn trong quá trình làm việc của mình.


2

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.

Định nghĩa
Các phản ứng phụ sau khi ăn sữa bò có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào sau


khi sinh và ngay cả ở trẻ sơ sinh được cho bú mẹ, nhưng không phải tất cả các
phản ứng như vậy đều có tính dị ứng. Một sự thay đổi về danh pháp dị ứng đã
được phát hành ở châu Âu vào năm 2001 và sau đó được WAO ( Tổ chức Dị ứng
thế giới) xác nhận dưới dạng khái niệm tổng quát về tình trạng “tăng tính nhạy
cảm với sữa”, để bao phủ cả tình trạng tăng nhạy cảm không gây dị ứng (thường
gọi là "không dung nạp bò sữa") và tình trạng tăng nhạy cảm sữa do dị ứng ( hay
còn gọi là " dị ứng sữa "). Định nghĩa thứ hai đòi hỏi sự kích hoạt cơ chế miễn
dịch cơ bản phù hợp. Trong hướng dẫn DRACMA (Diagnosis and Rationale for
Action against Cow’s Milk Allergy), thuật ngữ "dị ứng" sẽ tuân theo định nghĩa
của WAO. Ở hầu hết trẻ em có dị ứng sữa bò, tình trạng này có thể xảy ra qua
trung gian globulin miễn dịch (IgE) và được cho là biểu hiện với bệnh cảnh của
sốt, cùng với (hoặc không có) bệnh chàm, dị ứng mũi và / hoặc hen. Tuy nhiên,
một nhóm nhỏ các bệnh nhân có dị ứng không qua trung gian IgE (có thể là qua
trung gian tế bào) và chủ yếu xuất hiện với các triệu chứng dạ dày-ruột khi phản
ứng với việc ăn sữa bò [1].
Thực tế, cho đến hiện nay, chủ đề về định nghĩa vẫn còn gây ra nhầm lẫn
đối với bác sỹ lâm sàng. Những từ như “dị ứng”, “không dung nạp” và “quá
mẫn” được sử dụng thay cho nhau. Định nghĩa dị ứng được chấp nhận là “ phản
ứng quá mẫn do cơ chế miễn dịch đặc hiệu gây ra. Ở đây không bao gồm dị ứng
với lactose mà là không dung nạp với lactose [2].


3

1.2.

Diễn biến tự nhiên
Bệnh dị ứng sữa bò thường không kéo dài đến tuổi trưởng thành. Kiến

thức hiện tại của chúng ta về diễn biến tự nhiên của bệnh dựa vào dịch tễ học

không đầy đủ về các yếu tố rủi ro và tiên lượng của bệnh. Dị ứng sữa bò thường
là bước đầu tiên của các phản ứng dị ứng. Bệnh có thể phát triển từ giai đoạn sơ
sinh và gặp nhiều nhất trong năm đầu đời, có xu hướng thuyên giảm khi lớn hơn.
Trong những năm 1990, một nghiên cứu thuần tập ở Đan Mạch cho thấy hơn
50% trẻ em mất tình trạng dị ứng sữa bò khi 1 tuổi. Các nghiên cứu tiếp theo sau
đó đã báo cáo rằng thời gian phát triển dung nạp tình trạng dị ứng sữa bò kéo dài
hơn, đạt 51% trường hợp trong vòng 2 năm sau khi chẩn đoán. Các nghiên cứu
khác cho thấy 80% bệnh nhân đạt được sự dung nạp trong vòng 3 đến 4 năm.
Trong một số nghiên cứu, trẻ em bị phản ứng chậm dung nạp nhanh hơn những
trẻ có phản ứng tức thời. Trong các nghiên cứu hồi cứu, thời gian trẻ bị dị ứng
sữa khác nhau ở các môi trường khác nhau. Trong một quần thể trẻ sơ sinh bú
mẹ bị viêm ruột do dị ứng khi ăn sữa bò, sự dung nạp đạt được khi trẻ ở 6 đến 23
tháng. [1]
Diễn biến tự nhiên tổng quát của dị ứng sữa bò không thể viết được vào
thời điểm này bởi vì các điều kiện được mô tả thiếu tính đồng bộ. Tình trạng IgE,
di truyền học, phương pháp đánh giá, tiêu chí lựa chọn và các tiêu chuẩn báo cáo
và thiết kế nghiên cứu khác nhau. Trẻ em có các triệu chứng hô hấp khi khởi
phát, thì sự nhạy cảm với nhiều thực phẩm và nhạy cảm ban đầu với các chất gây
dị ứng hô hấp có nguy cơ cao mắc bệnh dài hơn. Biểu hiện của dị ứng sữa bò có
liên quan đến tiếp xúc với kháng nguyên. Chế độ ăn kiêng tránh sữa bò, từng
được coi là phương pháp duy nhất để điều trị dị ứng sữa bò, gần đây đã bị đánh


4

giá lại bởi các lý thuyết ngược lại trên cơ sở các nghiên cứu ở người và động vật.
Tiền sử gia đình có tiến triển thành bệnh hen suyễn, viêm mũi, chàm, các triệu
chứng sớm về hô hấp, có triệu chứng da và / hoặc các triệu chứng tiêu hóa, hoặc
triệu chứng nghiêm trọng được xem là các yếu tố nguy cơ của dị ứng sữa bò kéo
dài. Đường kính lớn khi làm test lẩy da với sữa tươi có tương quan đáng kể với

sự tồn tại kéo dài của dị ứng sữa bò. Mức độ IgE đặc hiệu, đặc biệt là với casein,
và kháng thể liên kết với các chất gây dị ứng ăn hoặc hít khác cũng liên quan đến
thời gian kéo dài của dị ứng sữa bò. Lượng thức ăn càng nhỏ khi làm test kích
thích cũng tương quan với sự kéo dài của dị ứng sữa bò. Mức IgE đặc hiệu với
sữa thấp tương quan với sự xuất hiện sớm của dung nạp. Các tác giả đã đề xuất
rằng sự dung nạp protein sữa bò có tương quan với sự giảm nồng độ các IgE và
IgG gắn với các quyết định kháng nguyên casein. Tuy nhiên, việc duy trì sự dung
nạp ở các bệnh nhân dị ứng có liên quan đến sự tăng cao kéo dài của nồng độ
kháng thể IgG4 đặc hiệu với sữa. [1]
1.3.

Tỉ lệ mắc bệnh
Khoảng 11-26 triệu người dân châu Âu được ước tính bị dị ứng thực

phẩm. Nếu tỷ lệ này là nhất quán trên toàn thế giới và dự kiến với gần 7 tỷ người
dân trên thế giới, sẽ có khoảng 220-520 triệu người bị dị ứng và đây là một gánh
nặng y tế toàn cầu. Mặc dù có những cuộc điều tra về lịch sử tự nhiên và các xu
hướng phổ biến đối với các triệu chứng hen, viêm mũi dị ứng và eczema ở trẻ
em, nhưng không có một nghiên cứu chi tiết nào đánh giá sự phổ biến của dị ứng
thức ăn và xu hướng theo thời gian. Tỷ lệ tự cho rằng bị dị ứng ở trong cộng
đồng cao hơn nhiều so kết quả được báo cáo ở những nghiên cứu mù đôi. Trở lại
những năm 1980, tỷ lệ mắc bệnh dị ứng với thực phẩm hoặc các chất phụ gia


5

thực phẩm ở những bà mẹ có con nhỏ đã được báo cáo là từ 17 đến 27,5%. 30%
phụ nữ báo cáo rằng họ hoặc một số thành viên trong gia đình họ bị dị ứng với
một số sản phẩm thực phẩm. Trong thập niên sau, một nghiên cứu của Anh sử
dụng một bảng câu hỏi về dị ứng thực phẩm đã báo cáo tỷ lệ mắc bệnh dị ứng

thực phẩm là 19,9%. Từ giữa những năm 90 trở đi, các báo cáo bắt đầu được so
sánh với các chẩn đoán xác định bằng thách thức ăn thử; số liệu về tỷ lệ mắc
bệnh được báo cáo từ 12,4% đến 25% đã được xác nhận bằng thử thách thực
phẩm ăn uống và tỷ lệ này chỉ còn 1,5 đến 3,5% các trường hợp. Điều này đã
được khẳng định thêm khi tỷ lệ mắc là từ 2,3 đến 3,6% đã được xác nhận bằng
thách thức ăn thử ở các nhóm bệnh nhân không được lựa chọn. Trong những
năm 1990, người ta cũng xác nhận rằng chỉ có một số ít các đối tượng báo cáo
bệnh tật liên quan đến thực phẩm cũng có kết quả xét nghiệm dương tính bằng
test da với cùng một loại thực phẩm. [1]
Nói chung, dị ứng thức ăn thường xảy ra ở trẻ em hơn là ở người lớn.
Theo một thử nghiệm trung tâm gần đây của Nhật Bản, tỷ lệ hiện mắc của dị ứng
sữa bò là 0,21% ở trẻ sơ sinh và 0,35% ở trẻ sinh non nặng (1000g) [3]. Bệnh dị
ứng thực phẩm là một nguyên nhân gây ra quan tâm đặc biệt cho trẻ em. Tỷ lệ
mắc phải là lớn hơn ở trẻ mới biết đi (5-8%) so với ở người lớn (1-2%) [1]. Một
nghiên cứu tiến cứu gần đây trên 480 trẻ sơ sinh Mỹ được theo dõi dọc đến 3
tuổi, báo cáo của phụ huynh có 28% dị ứng thực phẩm nhưng tỷ lệ dị ứng sữa bò
được xác nhận nhờ thử thách ăn thử là 8% với 2,27-2,5% xảy ra trong 2 năm
đầu.[4]
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Chu Thị Thu Hà và cộng sự được tiến hành
tại Bệnh viện Nhi Trung ương và các vùng dân cư tại Hà Nội trên 1002 trẻ từ 0-


6

36 tháng tuổi đã từng sử dụng sữa bò cho thấy tỉ lệ dị ứng sữa bò của trẻ nhỏ tại
Hà Nội chiếm 2,1% {Chu Thị Thu Hà, 2013 #40}.
Bảng 1.1. So sánh 3 dị nguyên thức ăn hay gặp gây dị ứng ở trẻ em [5]

Bảng trên cho thấy sự so sánh 3 chất gây dị ứng thực phẩm chính trong
các nghiên cứu ở trẻ em tại một số quốc gia trên thế giới. Với số liệu trên, không

thể khẳng định được vị trí của sữa bò trong số các nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ
em trên toàn thế giới [5]. Cuộc khảo sát RedAll ở Châu Âu ước tính sữa lại là
nguyên nhân được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em (38,5% báo cáo) và là nguyên
nhân thứ hai ở người lớn (26,2%). Ở Pháp, 29/182 học sinh bị dị ứng thực phẩm
được báo cáo và trong đó dị ứng sữa ở 11,9% trường hợp. Theo đó, phân tích
Rona cho biết sữa là nguyên nhân thực phẩm chính trong các nghiên cứu dựa
trên thách thức ăn thử, tiếp theo là trứng và cá. Tuy nhiên, sữa bò chiếm ít hơn
1/3 lượng thức ăn có thể gây ra chứng dị ứng thức ăn trong số các nghiên cứu kết
hợp (p<0,001). Tương tự, một nghiên cứu tổng quan (khảo sát, tổng quan, nghiên
cứu lâm sàng - dịch tễ học) cho thấy trứng là nguyên nhân dị ứng thường gặp
nhất ở trẻ em. Mô hình này được lặp lại ở Nhật Bản, nơi sữa bò chiếm 22,6%
trong số trẻ em bị dị ứng thực phẩm. Điều này cũng không đúng ở những nơi
khác trên thế giới, nơi mà tỷ lệ hiện nhiễm phần lớn phản ánh các yếu tố địa


7

phương như tiếp xúc với thực phẩm, phương thức chuẩn bị và trình độ văn hoá.
Ví dụ, ở Israel mè là loại thực phẩm đứng thứ 3, có thể là do lượng tiêu thụ rộng
rãi của nó. Đối với những người trưởng thành trẻ tuổi ở Úc, nguyên nhân chủ
yếu là đậu phộng, sau đó là tôm, lúa mì, trứng và sữa. Ở trẻ em Iran, sữa bò lại là
nguyên nhân phổ biến nhất được xác định trong thử thách ăn thử để chẩn đoán.
[1]
1.4.

Các dị nguyên chính gây bệnh
Các chất gây dị ứng chính của sữa bò được phân chia giữa các phần whey

và casein theo bảng dưới đây [1],[6] .
Bảng 1.2. Thành phần protein của sữa bò [1],[6]


Các chất gây dị ứng có bản chất đạm whey bao gồm:
a. Alpha-lactalbumin (Bos d 4): vai trò của nó trong dị ứng sữa là vấn đề
gây tranh cãi và dữ liệu về tỷ lệ hiện nhiễm trong các nghiên cứu khác nhau giữa
0 và 80% bệnh nhân phản ứng với protein này.


8

b. Beta-lactoglobulin (Bos d 5), chất đạm sữa bò nhiều nhất; nó xảy ra
trong sữa của nhiều loài khác nhưng không có trong sữa người. 13% đến 76%
bệnh nhân được tìm thấy phản ứng với protein này.
c. Albumin huyết thanh (Bos d 6): liên quan đến các chứng dị ứng khác
như thịt bò; nó chiếm từ 0 đến 88% các trường hợp nhạy cảm, trong khi các triệu
chứng lâm sang chỉ xảy ra ở khoảng 20% bệnh nhân.
d. Các globulin miễn dịch (Bos d 7): hiếm khi chịu trách nhiệm cho các
triệu chứng lâm sàng của dị ứng sữ bò.
Các chất gây dị ứng casein (gọi chung là Bos d 8) bao gồm 4 loại protein
khác nhau (casein alphas1, alphas2, beta, và kappa) có ít tương đồng tuần tự.
Mặc dù vậy, sự nhạy cảm đồng thời với các caseins này thường được quan
sát thấy. Bệnh nhân thường nhạy cảm với caseins alpha (100%) và kappa
(91,7%).
Các chất của sữa gây dị ứng của các loài động vật có vú khác nhau có thể
gây phản ứng chéo. Sự tương đồng lớn nhất là các loại proteins của sữa bò, sữa
cừu và dê như Bos (bò), Ovis (cừu) và Capra (dê) là những chi thuộc họ Bovidae
của động vật nhai lại. Protein trong sữa của chúng có độ tương đồng về cấu trúc
thấp hơn so với các giống Suidae (lợn), Equidae (ngựa và lừa) và Camelidae (lạc
đà) cũng như của con người. Đáng chú ý là các loại sữa lạc đà (và sữa mẹ) không
chứa Bos d 5. Không có mối liên quan rõ ràng giữa khả năng tiêu hóa và dị ứng
protein. Chất gây dị ứng sữa được biết là giữ được hoạt tính sinh học của chúng

ngay cả sau khi đun sôi, tiệt trùng, xử lý nhiệt độ cao, hoặc bốc hơi để sản xuất
bột sữa bột cho trẻ sơ sinh. Để có được các công thức giảm dị ứng, phải mất


9

nhiều thời gian thủy phân và chế biến thêm, như xử lý nhiệt, siêu lọc và áp suất
cao. Các nỗ lực đã được thực hiện để phân loại các công thức thành các sản
phẩm thủy phân một phần và phân giải rộng rãi theo mức độ phân mảnh protein
của chúng, nhưng không có sự đồng thuận về các tiêu chí dựa trên sự phân loại
này. Tuy nhiên, các công thức thủy phân cho đến bây giờ đã chứng minh được là
một nguồn protein hữu ích và được sử dụng rộng rãi cho trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa
bò. [1]
Có một số phản ứng chéo với protein đậu nành, đặc biệt là dị ứng không
qua trung gian IgE. Có hiện tượng dị ứng qua miễn dịch và không qua miễn dịch.
Các phản ứng thức ăn bất lợi qua trung gian miễn dịch có thể được phân thành 4
loại chính: qua trung gian IgE, không qua trung gian IgE, kết hợp cả hai loại
trên, và phản ứng qua trung gian tế bào. Dị ứng sữa bò chủ yếu do cơ chế không
qua trung gian IgE.[7]
1.5.

Cơ chế bệnh sinh dị ứng sữa bò
Dị ứng sữa bò là khi các triệu chứng tái xuất hiện một cách khách quan

hoặc có dấu hiệu khởi phát bởi tiếp xúc với protein sữa bò ở liều dung nạp của
người bình thường. Dị ứng sữa bò có thể là qua trung gian kháng thể hoặc qua
trung gian tế bào; đôi khi cả hai cơ chế có thể cùng tham gia. Dị ứng đạm sữa bò
có thể qua trung gian bởi 1 trong 4 loại cơ bản của phản ứng miễn dịch, như
được nêu bởi Gell và Coombs: 1) Loại I hoặc quá mẫn qua trung gian IgE, 2)
Loại II (phản ứng độc tế bào), 3) Loại III (phản ứng Arthus), và 4) loại IV (phản

ứng tế bào T trì hoãn). Các phản ứng loại I được biểu hiện rõ nhất và đại diện
cho các phản ứng dị ứng ngay lập tức. 3 loại khác, được gọi chung là dị ứng
không do trung gian IgE, ít được hiểu rõ hơn. Ức chế phản ứng miễn dịch bất lợi


10

đối với kháng nguyên thực phẩm không gây hại được gọi là dung nạp đường
uống. Protein sữa thường bị thoái hóa bởi axit dạ dày và các enzym tiêu hoá
luminal. Cơ chế chính xác liên quan đến sự dung nạp vẫn còn chưa rõ ràng. Các
cơ chế miễn dịch chủ yếu bao gồm xóa, khử dị ứng (anergy), ngăn chặn, " làm
ngu dốt", và chết theo chu trình của tế bào T. Sự cân bằng giữa sự dung nạp và
sự nhạy cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm:1) Nền tảng di truyền, 2) Bản
chất và liều kháng nguyên, 3)Tần số phơi nhiễm, 4) Tuổi tiếp xúc với kháng
nguyên đầu tiên, 5) Tình trạng miễn dịch của chủ thể, 6) Truyền kháng nguyên
qua sữa mẹ.
Việc đạt được sự dung nạp đối với phản ứng miễn dịch đã được thấy như
là một đáp ứng miễn dịch của TH1 ( tế bào T hỗ trợ type 1). Sau khi kháng
nguyên sữa bò tiếp xúc niêm mạc ruột, tế bào trình diện kháng nguyên (APCs)
tương tác với các tế bào lympho T và lympho B. Sự nhận diện các kháng nguyên
do các thụ thể tế bào T (TCRs) liên quan đến các phân tử phức hợp hòa hợp mô
chủ yếu (MHC). Các tế bào T và B hoạt hóa của nang bạch huyết di chuyển
thông qua hệ thống bạch huyết, và sau đó thông qua hệ tuần hoàn đến cơ quan
đích, bao gồm đường tiêu hóa, hệ hô hấp hoặc da. Nếu sự dung nạp không đạt
được, thì các tế bào sẽ được kích hoạt và đưa đến phản ứng viêm trong cơ quan
đích, dẫn đến biểu hiện lâm sàng của dị ứng sữa bò. Hệ miễn dịch bẩm sinh có
khả năng điều chỉnh đáp ứng miễn dịch thích ứng với các protein thực phẩm.
Trong quá trình này, tế bào đuôi gai (DC) và các thụ thể giống Toll (TLRs) đóng
một vai trò trung tâm. Các vi sinh vật đường ruột đã cho thấy những ảnh hưởng
khác nhau đối với TLRs và các đáp ứng về điều tiết. TLR có thể nhận ra mô hình

phân tử gắn kháng nguyên đặc hiệu (PAMP). Các cơ chế mà TLR ảnh hưởng đến
phản ứng Treg chưa được hiểu đầy đủ. Treg thúc đẩy khả năng dung nạp đối với


11

kháng nguyên sữa thông qua việc sản sinh các cytokine gây bệnh, bao gồm
interleukin (IL) -10 và chuyển đổi yếu tố tăng trưởng beta (TGF-β). [1]
Dị ứng sữa bò được cho hoặc là do sự thất bại trong việc phát triển các quá
trình dung nạp thông thường, hoặc do sự đổ vỡ sau đó của chúng. Trong trường
hợp dị ứng sữa qua trung gian IgE, kích hoạt các tế bào trợ giúp tế bào T type 2
đặc hiệu của sữa (TH2) dẫn đến sản xuất IgE đặc hiệu cho sữa. Các phản ứng
trung gian không do IgE có thể là do viêm qua trung gian TH1. Giảm hoạt động
Treg đã được xác định là một yếu tố trong cả hai cơ chế dị ứng. Sự hình thành
dung nạp ở trẻ em có tiền sử dị ứng sưa bò liên quan tới sự tăng cường các phản
ứng của Treg. [1]
Các hiện tượng sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng ở đường ruột là phức
tạp do quá trình tiêu hóa và nấu ăn có thể làm thay đổi tính gây dị ứng của
protein sữa bò. Các quyết định kháng nguyên gây dị ứng còn nguyên vẹn ở
protein thực phẩm sẽ tương tác với hệ thống miễn dịch niêm mạc. Các protein
thoát khỏi sự bẻ vỡ có thể bị bắt giữ bởi các tế bào biểu mô đường ruột. Phơi
nhiễm sớm với lượng lớn các protein hòa tan được cho là tăng tính dung nạp.
Các yếu tố điều chỉnh nguy cơ nhạy cảm bao gồm: 1) tính chất và liều lượng của
kháng nguyên, 2) hiệu quả tiêu hoá protein, 3) sự chưa trưởng thành của vật chủ,
4) tỷ lệ hấp thụ protein sữa, 5) sự phân giải kháng nguyên trong ruột, và 6) sự ức
chế miễn dịch của hệ Peyer. Loại ruột non cũng có thể điều chỉnh nguy cơ bị
nhạy cảm ở trẻ nhỏ. [1]
Hai cơ chế cơ bản giải thích phản ứng dị ứng sữa bò cũng như các dị
nguyên thực phẩm khác: dị ứng qua trung gian IgE và không qua trung gian IgE.
Triệu chứng qua trung gian IgE của dị ứng sữa bò chủ yếu là mày đay cấp và phù



12

mạch. Triệu chứng không qua trung gian IgE chủ dị ứng sữa bò chủ yếu là liên
quan đến da và đường tiêu hóa. Các biểu hiện trên đường tiêu hóa bao gồm: hội
chứng viêm toàn bộ đường ruột do sữa bò, bệnh lí ruột non do sữa bò, viêm trực
tràng và đại trực tràng do sữa bò [8].


13


14

CHƯƠNG II. LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN
Vì có nhiều phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi ăn sữa, khai thác bệnh sử
lâm sàng là cần thiết để chẩn đoán ở bệnh nhân có nghi ngờ dị ứng sữa bò. Các
phản ứng có hại đối với sữa bò có thể được phân loại dựa trên cơ chế miễn dịch
và không gây miễn dịch, cả hai đều có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng tương tự
nhau. Các phản ứng miễn dịch bao gồm các phản ứng qua trung gian IgE và
không do IgE. Cũng có những trường hợp, chẳng hạn như hội chứng ruột kích
thích hoặc viêm ruột, mà trong đó một số triệu chứng có thể gây nghi ngờ phản
ứng với sữa, trong khi có thể không có liên kết phù hợp. Điều quan trọng là phải
phân biệt các trường hợp này vì bệnh sử không phải lúc nào cũng dựa vào các
triệu chứng liên quan đến ăn uống. Đặc biệt, bệnh nhân rối loạn tâm thần có thể
nhận biết các phản ứng bất lợi đối với việc nuốt sữa. Các bác sĩ cũng phải làm
cho bệnh nhân của họ nhận thức được rằng dị ứng sữa bò không xuất hiện
thường xuyên ở người lớn.[1]
2.1.


Phản ứng dị ứng ngay
Bệnh nhân có dị ứng sữa bò có thể phản ứng với biểu hiện ban đỏ, phù

mạch, nổi mày đay, hoặc nôn mửa trong vài phút sau khi ăn phải lượng sữa thậm
chí rất nhỏ. Một số trẻ nhỏ có thể bị nổi mày đay ngay sau khi tiếp xúc hoặc hen
suyễn sau khi hít phải hơi sữa đun sôi. Thông thường, sẽ có bằng chứng về sự
nhạy cảm IgE (xét nghiệm lẩy da dương tính hoặc thử nghiệm định lượng kháng
thể IgE đặc hiệu với sữa bò). Trẻ nhỏ bị dị ứng protein sữa bò thường bị dị ứng
với thực phẩm khác, đặc biệt đối với trứng và / hoặc đậu phộng và các sản phẩm
chứa chúng. [1]


15

2.1.1. Sốc phản vệ
Sự biểu hiện nghiêm trọng nhất của dị ứng sữa bò tức thì là sốc phản vệ.
Hiện nay được định nghĩa là "phản ứng dị ứng hệ thống nghiêm trọng", tình
trạng này có thể gây tử vong làm tăng thêm gánh nặng với những ai dị ứng sữa.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm đột ngột xuất hiện các biểu hiện liên quan
đến da, niêm mạc, hoặc cả hai, với ít nhất một triệu chứng hô hấp như khó thở,
co thắt phế quản, khò khè, giảm PEF, hạ kali huyết, giảm huyết áp, các triệu
chứng rối loạn chức năng cơ quan (hạ huyết áp, ngất, vv), các triệu chứng tiêu
hóa (đau bụng, nôn), và sốc. Điều này xảy ra gần như ngay lập tức (trong vòng
vài phút và lên đến 2 giờ) sau khi ăn sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa và biểu
hiện tương tự như sốc phản vệ của các thực phẩm khác. Phản ứng phản vệ có thể
bao gồm sau:
a. Triệu chứng da, từ ban đỏ khu trú đến nổi mày đay lan tỏa, ngứa gan tay
chân, quanh miệng, và quanh ổ mắt.
b. Các triệu chứng về hô hấp thay đổi từ các triệu chứng mũi đến hen, xuất

hiện đến 79% trường hợp và liên quan đến tử vong.
c. Các triệu chứng đường tiêu hóa, bao gồm hội chứng dị ứng miệng, buồn
nôn, đau bụng, nôn mửa, hoặc tiêu chảy. Các quan sát cho thấy rằng những triệu
chứng này có thể được dự đoán tiến triển đến quá mẫn nặng của bệnh nhân.
d. Các triệu chứng tim mạch được báo cáo trong 17 đến 21% các phản ứng
dị ứng thức ăn. Giảm huyết áp dẫn đến trụy mạch, ngất…


16

e. Các triệu chứng thần kinh bao gồm run, rối loạn tâm thần, ngất và
chứng động kinh.
Chứng quá mẫn cũng có thể xuất hiện với giai đoạn khởi phát kéo dài và
tình trạng quá mẫn khi luyện tập sau khi ăn một loại thực phẩm (Food-dependent
exercise-induced anaphylaxis -FDEIA) đã được ghi nhận. FDEIA ở trẻ em bị dị
ứng sữa trước đó, sau khi đạt được dung nạp hoặc sau khi làm giảm nhậy cảm
đường uống cũng đã được báo cáo. Tần số báo cáo về sữa là nguyên nhân của
sốc phản vệ thay đổi theo các nghiên cứu trong tài liệu từ 10,9% ở trẻ có sốc
phản vệ nặng cần nhiều hơn một liều epinephrine đến 11, 14, 22 và 28% số
trường hợp bị phản ứng ở trẻ em. Ở Anh, trong số các nguyên nhân được ghi
chép lại, việc tiêu thụ sữa là nguyên nhân gây tử vong trong 4 trường hợp trong
hơn 10 năm và chiếm 10,9% số ca tử vong hoặc gần tử vong do phản ứng. Sữa là
một trong những loại thực phẩm hàng đầu dẫn tới việc sử dụng epinephrine. Sữa
bò từ lâu đã là thành phần cần được ghi nhận cẩn thận ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ
tuy nhiên tình trạng quá mẫn sau khi tiêu thụ sữa như một thành phần của các
chế phẩm dược phẩm đã được báo cáo, như trong các chế phẩm chứa sắt và
probiotic, có thể chứa sữa bò. Ngoài ra, sữa dê và sữa cừu cũng có thể liên quan
đến phản ứng phản vệ. [1]
2.1.2. Phản ứng tiêu hóa
Hội chứng dị ứng miệng

Hội chứng dị ứng miệng cũng được mô tả ở người lớn, chủ yếu sau khi ăn
trái cây tươi hoặc rau quả, nhưng nó ít nổi bật ở trẻ em. Trong nhóm tuổi này,


17

sưng môi là một phản ứng phụ thường gặp của quy trình thử thách ăn thử thực
phẩm. [1]
Dị ứng dạ dày-ruột ngay lập tức
Nôn mửa sau khi uống sữa đã được mô tả ở trẻ em có dị ứng sữa bò, nó là
biểu hiện đơn độc hoặc là một phần của phản ứng dị ứng / phản ứng phản vệ.
Tiêu chảy thường thấy trong số các triệu chứng muộn, nhưng cũng có thể là biểu
hiện ngay lập tức. Các triệu chứng đường tiêu hoá do IgE gây ra hiếm khi xảy ra
đơn độc trong tháng đầu tiên của cuộc đời và sau 12 tháng: phân máu ở trẻ sơ
sinh sau khi cho bú và trong vòng 24 giờ đầu tiên sai sinh được mô tả và có liên
quan đến phản ứng trung gian IgE protein sữa bò. Ba trường hợp dị ứng sữa bò
không qua trung gian IgE ở trẻ ăn sữa công thức trong ngày đầu đời cũng đã
được mô tả. Những triệu chứng này, xuất hiện rất sớm trong cuộc đời, gợi ý có
sự nhạy cảm từ trong tử cung. [1]
Dị ứng sữa bò trong hội chứng ruột ngắn
Với việc cắt bỏ đường ruột ở trẻ sơ sinh bị bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải,
dinh dưỡng qua catheter tĩnh mạch trung tâm đã cứu sống bệnh nhân, nhưng tình
trạng dị ứng sữa bò đã được chứng minh trên 50% bệnh nhân trong một nghiên
cứu ca bệnh. [1]
2.1.3. Phản ứng hô hấp
Suyễn và viêm mũi thứ phát do sữa bò
Mặc dù hiếm khi xảy ra đơn lẻ, các triệu chứng hô hấp là một phần quan
trọng đặc biệt đối với bệnh nhân dị ứng sữa bò vì chúng có liên quan đến biểu



18

hiện lâm sàng nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng bệnh suyễn làm
cho tiên lượng trẻ em bị sốc phản vệ càng xấu hơn, và bệnh suyễn trong dị ứng
sữa có mức độ nghiêm trọng đặc biệt. Trong khi thử thách ăn lại thực phẩm,
viêm mũi xảy ra trong khoảng 70% và hen suyễn lên đến 8% các trường hợp.
Những trẻ có các triệu chứng tương ứng với dị ứng sữa bò có thể bị dị ứng hô
hấp về sau. Suyễn và viêm mũi thứ phát sau khi hít phải protein sữa rất hiếm. Có
thể thấy trong các nhân viên chăm sóc sức khoẻ vì tiếp xúc ẩn với casein, có
chứa trong bột dưỡng da thương mại được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh
nhân cao tuổi. Ở trẻ em, hít phải hơi nước từ sữa luộc có liên quan đến phản ứng
hô hấp nặng . Lactose thường có trong các sản phẩm dược phẩm nói chung
không gây ra các vấn đề về lâm sàng vì độ tinh khiết cao của lactose được sử
dụng phổ biến trong các loại thuốc. Tuy nhiên, mặc dù lượng lactose chỉ là rất ít
trong bột hít phải và lượng protein sữa còn đọng lại rất nhỏ, nhưng các phản ứng
này không thể loại trừ được. Một báo cáo ca bệnh sốc phản vệ nguy kịch do
lactose có chứa các protein sữa bị hít vào trong quá trình sử dụng thiết bị khí
dung. [1]
2.1.4. Các phản ứng da
Nổi mề đay cấp tính hoặc phù mạch
Hầu hết các phản ứng phản vệ với sữa bò đều có nổi mày đay. Tuy nhiên,
mày đay đã được báo cáo trong các hoàn cảnh khác nhau như hít hoặc tiếp xúc
ngẫu nhiên, đôi khi có hậu quả nghiêm trọng. Việc tiêm các loại thuốc bị nhiễm
sữa đã được mô tả là gây ra phản ứng da mạnh ở những bệnh nhân bị dị ứng sữa
bò nặng. [1]


19

Mày đay do tiếp xúc [1]

Các phản ứng có thể xảy ra khi tiếp xúc với sữa thay đổi từ viêm da tiếp
xúc kích thích đến viêm da tiếp xúc dị ứng. Việc tiêu hoá sữa ở trẻ nhạy cảm có
thể gây ra một phát ban toàn thân, gọi là viêm da tiếp xúc toàn thân (xem viêm
da dị ứng). Các phản ứng tiếp xúc khác với thực phẩm bao gồm mày đay tiếp
xúc, thường gặp ở bệnh nhân viêm da dị ứng.
Một số bệnh dị ứng thực phẩm và đặc biệt là dị ứng sữa bò đã được giả
thiết có liên quan đến chứng động kinh và báo cáo về tỷ lệ nhạy cảm cao đối với
sữa bò trong số trẻ em bị động kinh cần phải được xác nhận bằng những thách
thức về ăn uống.
Một triệu chứng khác liên quan đến dị ứng sữa bò qua trung gian IgE là hạ
gammaglobulin máu thoáng qua ở trẻ sơ sinh, được đặc trưng bởi mức kháng thể
IgG và IgA giảm và đáp ứng kháng thể về chức năng được bảo tồn. Trẻ em mắc
suy giảm miễn dịch bẩm sinh như hội chứng cường-IgE cũng có thể biểu hiện dị
ứng sữa bò.
2.2.

Phản ứng muộn
Nhiều trẻ sơ sinh và hầu hết người lớn bị dị ứng sữa bò muộn sau khi sinh

không hiển thị kháng thể IgE trong hệ tuần hoan, test lẩy da âm tính và xét
nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu sữa bò trong huyết thanh âm tính. Điển hình
trong những trường hợp này là các triệu chứng phát triển từ một giờ đến vài ngày
sau khi ăn. Giống như các phản ứng trung gian IgE, một loạt các triệu chứng có
thể xảy ra, thường là đường tiêu hóa hoặc da liễu. [1]


20

2.2.1. Biểu hiện tiêu hóa
Các đặc điểm biểu hiện của dị ứng sữa bò không qua đường IgE thường là

không hằng địnhn, và khởi phát thường chậm, thường là vài giờ, và trong một số
trường hợp vài ngày sau khi ăn vào (B). Các triệu chứng tiêu hóa rất nổi bật. Nhu
động ruột được kiểm soát bởi các mạng thần kinh phức tạp (hệ thần kinh ruột),
và có những tương tác trực tiếp giữa các sợi thần kinh dưới niêm mạc và các tế
bào mast hoặc bạch cầu ái toan. Rất nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu quan
sát cho thấy dị ứng sữa bò có vai trò gây ra các biểu hiện tiêu hóa ở trẻ em, và
chúng được cải thiện khi loại bỏ protein sữa bò khỏi chế độ ăn. Do các triệu
chứng điển hình dưới đây cũng là những biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh
nên chẩn đoán dị ứng sữa bò dựa vào việc nhận dạng các biểu hiện gợi ý. Điều
quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng hầu như luôn luôn xuất hiện cùng nhau
và thường không đáp ứng các phương pháp tiếp cận điều trị thông thường. Chẩn
đoán này được hỗ trợ bởi tiền sử bệnh nhân và tiền sử gia đình. Đây là những
đặc điểm quan trọng để phải khai thác kĩ tiền sử khi khám bệnh.[9]
Nôn / ói mửa.
Trào ngược dạ dày thực quản đến một mức độ nhất định nào đó là phổ
biến ở trẻ sơ sinh. Sự nôn trớ thường xảy ra dễ dàng và không gây phiền toái cho
trẻ sơ sinh, dấu hiện đau thường không nổi bật. Tuy nhiên, đây không phải là
biểu hiện của một trường hợp trẻ sơ sinh dị ứng sữa bò. Trẻ thường nôn nhiều,
khá cáu kỉnh, thường xuyên phải ưỡn người và hét lên. Việc bỏ ăn và sợ ăncũng
là những đặc điểm nổi bật. Những trẻ sơ sinh này thường có ít hoặc không có
đáp ứng với các thuốc chống trào ngược thông thường. Các tác giả gợi ý rằng
việc giải phóng các cytokine tiền viêm từ các tế bào T hoạt hóa và các bạch cầu


21

ái toan sẽ kích thích hệ thần kinh ruột, do đó gây ra sự giãn cơ thắt thực quản
dưới thoáng qua. Sự kết hợp của nôn mửa, chán ăn, và chậm tăng cân ở trẻ sơ
sinh gợi ý khả năng viêm loét thực quản có tăng bạch cầu ái toan [43]. Nôn mửa
cũng có thể là triệu chứng của một phản ứng trung gian IgE trực tiếp. Trong

trường hợp này thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc, và có thể
trùng với các triệu chứng cấp tính khác. [9]
Đau bụng (Colic)
Chứng khó chịu hay quấy khóc trong giai đoạn nhũ nhi là hay gặp mặc dù
những giả thuyết cho rằng sự khó chịu phát sinh từ đường tiêu hóa được giả định
hơn là thực tế. Các nghiên cứu quan sát đã gợi ý dị ứng sữa bò là một yếu tố góp
phần gây ra đau bụng cấp tính ở một số trẻ sơ sinh [9]
Khó nuốt
Chứng khó nuốt thực sự bình thường không gặp trong trào ngược dạ dày
thực quản đơn thuần và gợi ý viêm nặng thực quản tang bạch cầu ái toan. Điều
này chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách tìm thấy đáng kể lượng bạch cầu ái
toan trong sinh thiết niêm mạc thực quản. Bệnh viêm thực quản tăng bạch cầu ái
toan dị ứng được phân biệt với sự xâm nhập của bạch cầu ái toan trong viêm
thực quản do trào ngược nhờ số lượng bạch cầu ái toan (15- 20 mỗi vi trường).
Trong một số trường hợp, hai điều kiện có thể cùng tồn tại. Protein sữa bò là
nguyên nhân chính gây ra viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan dị ứng, mặc dù
các thực phẩm khác cũng thường gây ra. Một thử nghiệm điều trị loại trừ sữa bò,
tiếp theo là việc đưa trở lại, sẽ xác định xem dị ứng sữa bò có vai trò hay không
[9].


22

Tiêu chảy
Tiêu chảy do sữa bò xảy ra do sự suy giảm việc tái hấp thu nước. Trẻ sơ
sinh hoặc trẻ nhỏ có thể tự ổn định, nhưng trẻ lại thường có những biểu hiện
khác của tình trạng dị ứng kèm theo. Thông thường không có bằng chứng về một
bệnh ruột thật sự, và đứa trẻ vẫn đang phát triển mạnh với nồng độ protein huyết
thanh bình thường. Tuy nhiên, có một thể bệnh ruột non đặc hiệu với việc sử
dụng sữa bò gây ra tiêu chảy kéo dài và có tiềm năng gây tăng trưởng chậm và

giảm albumin máu. Sinh thiết ruột non cho thấy những thay đổi về niêm mạc
tương tự như bệnh celiac với nhiều mức độ teo vi nhung mao ruột và thâm
nhiễm. Các tế bào viêm có thể bao gồm tiêu biểu là bạch cầu ái toan và, tùy
thuộc vào vị trí và mức độ thâm nhiễm, có thể gây ra viêm dạ dày-ruột tăng bạch
cầu ái toan [9].
Táo bón.
Táo bón là một triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và thường
liên quan đến lượng chất lỏng cung cấp không đủ gây sản xuất phân cứng. Tuy
nhiên, đây có thể là một biểu hiện của dị ứng sữa bò, đôi khi như một triệu
chứng duy nhất, nhưng thường xảy ra cùng với các bệnh dị ứng khác. Trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ có thể trở nên rất đau đớn và mệt mỏi khi đi vệ sinh. Trẻ lớn hơn trong
nhóm này thường có đau vùng bụng rõ rệt. Nên xem xét dị ứng sữa bò nếu có
các tình trạng dị ứng, viêm mũi, chàm hoặc hen suyễn khi có tỷ lệ cao những trẻ
như vậy đã được cải thiện khi protein sữa bò bị loại khỏi chế độ ăn uống của trẻ.
Chứng tang bạch cầu ái toan vùng trực tràng đã được chứng minh và có bằng
chứng cho thấy áp lực trực tràng cao hơn cần thiết cho việc hồi phục cơ thắt hậu
môn trong ở trẻ dị ứng sữa bò [9].


23

Trẻ ói mửa và phân lỏng với toàn trạng không khỏe.
Trẻ có thể xuất hiện không thường xuyên trong giai đoạn sơ sinh tình trạng
nôn mửa và tiêu chảy nhiều với bằng chứng của nhiễm toan chuyển hóa và sốc.
Tình trạng này có xu hướng xuất hiện từ một đến ba giờ sau khi ăn sữa bò. Các
protein thực phẩm khác như đậu nành và gạo cũng có thể gây ra. Những trẻ này
thường bị chẩn đoán sai như một nhiễm khuẩn huyết, và sự khác biệt giữa hai
loại này có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, hội chứng viêm ruột do protein thực
phẩm gây ra không gây sốt, và cấy phân sẽ luôn luôn âm tính mặc dù số lượng tế
bào bạch cầu ngoại vi cao. Các triệu chứng tái phát có thể xảy ra luôn sau khi

cho ăn protein trở lại. Các báo cáo về hội chứng này ở trẻ bú sữa mẹ hoặc trẻ em
trên 9 tháng tuổi hiếm gặp [9].
Trẻ khỏe mạnh có phân máu.
Có một tình trạng đã được công nhận rộng rãi là viêm đại tràng do dị ứng
ở những đứa trẻ bú sữa mẹ khoẻ mạnh, chúng chỉ đơn giản có mặt máu và chất
nhầy trong phân xen kẽ các lần phân bình thường. Tình trạng này được giải
quyết trong vòng 48 giờ khi loại bỏ protein sữa bò từ chế độ ăn của người mẹ và
thường được giải quyết khi 1 tuổi. Nội soi không cần thiết nhưng nếu được thực
hiện sẽ cho thấy thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong viêm đại tràng ở xa. [9]
2.2.2. Viêm da do dị ứng
Eczema dị ứng là một bệnh viêm mãn tính, tái phát, sưng tấy trên da,
thường liên quan đến tính tăng mẫn cảm dị ứng. Ít nhất 1/3 trẻ nhỏ bị viêm da dị
ứng từ trung bình tới nặng bị dị ứng thực phẩm, điều mà có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình viêm da dị ứng. Tần số dị ứng sữa bò trong số viêm da dị ứng


24

thay đổi tùy thuộc vào môi trường được đánh giá. Dị ứng thực phẩm được chẩn
đoán ở 33% trẻ có viêm da dị ứng nhẹ đến nặng sau khi dùng thử nghiệm mù đôi
ăn thử thực phẩm dương tính. Sữa bò là loại thực phẩm gây bệnh quan trọng thứ
ba vào năm 68 và thứ hai tại phòng khám da liễu nhi ở Thụy Sĩ trong số trẻ em
được giới thiệu cho viêm da dị ứng. Viêm da dị ứng có thể gây ra sữa bò có thể
xảy ra ngay cả ở trẻ rất nhỏ. Trong số trẻ sơ sinh có biểu hiện sốt, sự xuất hiện
sớm hơn, và mức độ nặng hơn của bệnh chàm, thì tần suất IgE liên quan đến sữa
bò cao hơn. Trong 2 nghiên cứu, tần suất dị ứng thực phẩm được biểu thị tương
quan với mức độ nghiêm trọng của tổn thương da (33% bệnh nhân có viêm da dị
ứng bình thường và 93% bệnh nhân bị viêm da dị ứng nặng cũng có dị ứng thực
phẩm). Tổng kết 14 nghiên cứu can thiệp cho thấy việc phát hiện những bệnh
nhân này và xác định các loại thực phẩm vi phạm, chủ yếu bằng cách sử dụng

thử nghiệm mù đôi ăn thử thực phẩm, sẽ dẫn đến một sự gia tăng rõ rệt về bệnh
suất viêm da dị ứng. Sự can thiệp của chế độ ăn uống, khi dựa trên các thử
nghiệm dị ứng thích hợp, đặc biệt hiệu quả ở trẻ em dưới 2 tuổi. Trái ngược với
niềm tin rộng rãi, tuy nhiên, một chế độ ăn uống hạn chế thích hợp sẽ không
chữa khỏi bệnh nhưng sẽ cải thiện tình trạng da hiện tại. Trong một số lượng lớn
các bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột quan sát thấy, đỏ da ở
rốn và hồng ngoại ("râu đỏ"), một mẫu viêm da dị ứng cục bộ đã được tìm thấy
liên quan đến sự không dung nạp sữa.
Dị ứng sữa bò là bệnh chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ thường biểu
hiện trong vòng 6 tháng tuổi, có 1 báo cáo cho thấy phần lớn trẻ có biểu hiện
triệu chứng trước 1 tháng tuổi, thường trong vòng 1 tuần sau khi bổ sung đạm
sữa bò vào chế độ ăn [9]. Tuy nhiên trẻ bú sữa mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi
các sản phẩm hàng ngày mà người mẹ hấp thu và tiết vào trong sữa [10]. Hiếm


25

khi các triệu chứng xuất hiện sau 12 tháng tuổi. Phần lớn trẻ bị dị ứng có 1 hoặc
nhiều triệu chứng liên quan đến 1 hoặc nhiều hệ cơ quan, chủ yếu là đường tiêu
hóa và/hoặc da. Một nghiên cứu gần đây cho thấy dị ứng thức ăn dạ dày ruột đi
kèm với một loạt biểu hiện ngoài ruột như mệt mỏi, ban dị ứng, loét miệng, đau
khớp/ tăng động, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, đau đầu, đái dầm [11].
Các triệu chứng của dị ứng sữa bò không qua trung gian IgE phần lớn là
phản ứng chậm sau 2h sau khi ăn) và thường liên quan đến các triệu chứng
đường tiêu hóa và/hoặc da. Các triệu chứng như mày đay và/hoặc phù mạch kèm
với nôn và/hoặc thở rít là gợi ý dị ứng sữa bò qua trung gian IgE, các triệu chứng
này thường xảy ra trong vòng vài phút đến 2 giờ sau khi uống sữa bò). Biểu hiện
ở da rồi đến biểu hiện ở đường tiêu hóa, ít gặp các biểu hiện ở hệ tim mạch/hô
hấp. Phần lớn các phản ứng ở mức độ nhẹ đến trung bình, nhưng phản vệ đe dọa
tính mạng (1-2%) có thể gặp [12]. Cùng với đậu nành, các loại hạt, sữa bò là một

trong những thực phẩm phổ biến nhất gây phản ứng phản vệ [13]. Bằng chứng
về sự nhạy cảm (sự có mặt của IgE cụ thể) là điển hình.[12]
Bảng 2.1. Các đặc điểm của dị ứng qua trung gian IgE và không qua trung gian
Ig E [12].
Đặc điểm
Thời gian tiếp xúc
đến phản ứng
Mức độ
Kéo dài
Chẩn đoán

Qua trung gian IgE

Không quan trung gian IgE

Vài phút đến 2 giờ

Vài giờ đến vài ngày

Nhẹ đến quá mẫn
Thường kéo dài đến sau
1 tuổi
IgE huyết thanh đặc
hiệu, test lẩy da

Nhẹ đến trung bình
Thường kéo dài trong vòng 1
tuổi
Ăn thử



×