Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6 23 tháng tuổi người dân tộc khơ me tại xã ô lâm, huyện tri tôn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÙI NGỌC DIỄM

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG
DINH DƢỠNG CỦA TRẺ TỪ 6 – 23 THÁNG TUỔI NGƢỜI DÂN TỘC
KHƠ-ME TẠI XÃ Ô LÂM, HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH YTCC
MÃ SỐ: 60.72.03.01

An Giang, tháng 3 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÙI NGỌC DIỄM

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG
DINH DƢỠNG CỦA TRẺ TỪ 6 – 23 THÁNG TUỔI NGƢỜI DÂN TỘC
KHƠ-ME TẠI XÃ Ô LÂM, HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH YTCC
MÃ SỐ: 60.72.03.01

GS.TS. LÊ THỊ HỢP

An Giang, tháng 3 năm 2017



i

Lời cảm ơn
Với tấm lòng thành kính, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo
Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau Đại học và
các thầy, cô của Trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Thị Hợp và Ths.
Đỗ Thị Hạnh Trang, là những người thầy đã tận tình hướng dẫn và động
viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp,
Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn, Trạm Y tế xã Ô Lâm và các anh, chị cộng
tác viên của xã Ô Lâm đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng
như việc thu thập số liệu, điều tra thực địa để hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
Lãnh đạo và anh chị đồng nghiệp của Trung tâm Y tế dự phòng An
Giang. Tôi xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc.
Học viên Bùi Ngọc Diễm


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm về tình trạng dinh dƣỡng, suy dinh dƣỡng trẻ em, nuôi dƣỡng
trẻ nhỏ. .........................................................................................................................4
1.1.1. Tình trạng dinh dƣỡng: .....................................................................................4
1.1.2. Phân loại và cách điều tra đánh giá ...................................................................4
1.1.3. Các chỉ số về nuôi dƣỡng trẻ nhỏ ......................................................................7
1.2. Tình hình dinh dƣỡng trẻ em trên Thế giới. .........................................................8
1.3. Tình hình dinh dƣỡng trẻ em ở Việt Nam ............................................................9
1.4. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến suy dinh dƣỡng ở trẻ .....................12
1.4.1. Nguyên nhân trực tiếp .....................................................................................12
1.4.2. Nguyên nhân tiềm tàng ...................................................................................14
1.4.3.Nguyên nhân gốc rễ .........................................................................................15
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ........................................................................16
1.5.1. Thông tin chung về huyện Tri Tôn: ................................................................16
1.5.2. Thông tin về xã Ô Lâm: ..................................................................................17
1.6. Khung lý thuyết ..................................................................................................18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 18
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................19
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu: ..................................................19
2.1.1.Đối tƣợng nghiên cứu: .....................................................................................19
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: .....................................................................................19
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: ......................................................................................19
2.3. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu....................................................................19


iii

2.3.1. Cỡ mẫu: ...........................................................................................................19
2.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................................20
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................20

2.4.1. Cân, đo: ...........................................................................................................20
2.4.2. Phỏng vấn: .......................................................................................................21
2.5. Các biến số nghiên cứu (Phục lục 5) ..................................................................21
2.6. Các thƣớc đo, tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dƣỡng ......................................21
2.6.1. Tiêu chí phân loại suy dinh dƣỡng ..................................................................21
2.6.2. Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ (Phụ lục 2, 3) ................................22
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................................22
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ................................................................................23
2.9. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................23
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục .........................................................................24
2.10.1. Sai số .............................................................................................................24
2.10.2. Biện pháp khắc phục .....................................................................................24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 25
3.1. Thông tin chung ..................................................................................................25
3.1.1. Thông tin chung của trẻ ...................................................................................25
3.1.2. Thông tin chung về bà mẹ ...............................................................................26
3.2. Thông tin CST ....................................................................................................29
3.3. Tình trạng dinh dƣỡngcủa trẻ .............................................................................30
3.4. Thực trạng kiến thức CST của bà mẹ có con từ 6-23 tháng tuổi .......................31
3.4.1. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ .....................................................................31
3.4.2. Kiến thức về cho ăn bổ sung ...........................................................................34
3.4.3. Kiến thức về theo dõi cân nặng và vệ sinh cá nhân ........................................36
3.5. Thực trạng thực hành CST của các bà mẹ có con từ 6-23 tháng tuổi ................37
3.5.1. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ...................................................................37
3.5.2. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung và nuôi dƣỡng trẻ bệnh ...................................38
3.5.3. Thực hành theo dõi tăng trƣởng của trẻ ..........................................................40
3.5.4. Thực hành về chăm sóc khi trẻ bệnh ...............................................................41


iv


3.6. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ ...............................42
3.6.1. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân ....................................42
3.6.2. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng thể thấp còi ...................................51
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 59
4.1. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi ngƣời dân tộc Khơ-me .............59
4.1.1. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân ...................................................................59
4.1.2. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể thấp còi ...................................................................60
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ ...............................60
4.2.1. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân: ...................................60
4.4.2. Các yếu tố liên quan suy dinh dƣỡng thấp còi ................................................66
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 73
1. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ 6-23 tháng tuổi của xã Ô Lâm huyện Tri Tôn tỉnh
An Giang năm 2016: .................................................................................................73
2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ .......................................73
2.1. Mối liên quan đến SDD nhẹ cân ........................................................................73
2.2. Các yếu tố liên quan đến SDD thấp còi .............................................................73
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 76
Tiếng Việt.................................................................................................................. 76
Phụ lục 1. PHIẾU PHỎNG VẤN BÀ MẸ CÓ CON TỪ 6 -23 THÁNG TUỔI ...... 81
Phụ lục 2. BẢNG CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC ....................................................... 88
Phụ lục 3. BẢNG CHẤM ĐIỂM THỰC HÀNH ..................................................... 90
Phụ lục 4. PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ...................................... 92
Phụ lục 5. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................................... 93


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABS

Ăn bổ sung

CC/T

Chiều cao/tuổi

CN/ T

Cân nặng/tuổi

CN/CC

Cân nặng/chiều cao

CNVC

Công nhân viên chức

CSYT

Cơ sở y tế

CTV

Cộng tác viên

NCHS


Quần thể tham khảo (National Center for Health Statistics)

PP

Phƣơng pháp

PV

Phỏng vấn

SDD

Suy dinh dƣỡng

TC-BP

Thừa cân béo phì

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


TTDD

Tình trạng dinh dƣỡng

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (United Nations Children’s
Fund)

VNĐ

Việt Nam đồng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Oganization)


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Số ngƣời SDD trên thế giới, 1969-1971 đến năm 2010.............................8

Hình 1. 2. Tỷ lệ ngƣời SDD ở các nƣớc đang phát triển, 1969-1971đến năm 2010 ..8
Hình 1. 3. Diễn biến SDD trẻ em dƣới 5 tuổi giai đoạn 2008 -2015 ..........................9
Hình 3. 1. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ 6-23 tháng ...............................................30
Hình 3. 2. T ỷ lệ SDD theo giới của trẻ ....................................................................31
Hình 3. 3. Kiến thức chung của bà mẹ về CST .........................................................36
Hình 3.4. Thực hành chung của bà mẹ về CST (n=313) ..........................................42


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ngƣỡng phân loại mức độ SDD theo WHO ...............................................6
Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD trẻ em dƣới 5 tuổi theo từng khu vực .....................................11
Bảng 2.1. Phân loại SDD theo WHO 2006 ...............................................................22
Bảng 3.1. Bảng thông tin chung của trẻ về tuổi, giới, CNSS, nơi sinh và hình thức
sinh (n=313) ..............................................................................................................25
Bảng 3.2. Bảng thông tin về bệnh tật và phòng bệnh ở trẻ (n=313) .........................26
Bảng 3.3. Thông tin chung về đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ (n=313) ............26
Bảng 3.4. Thông tin về hộ gia đình (n=313) .............................................................27
Bảng 3.5. Thông tin về chăm sóc khi mang thai của bà mẹ (n=313)........................28
Bảng 3.6. Nguồn và kênh tiếp cận thông tin CST của bà mẹ (n=313) .....................29
Bảng 3.7. Tình trạng SDD của trẻ theo một số đặc điểm của trẻ (n=313) ................30
Bảng 3.8. Tình trạng SDD của trẻ theo nhóm bệnh 2 tuần qua (n=313) ..................31
Bảng 3.9. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ (n=313) ............................................32
Bảng 3.10. Kiến thức về cho ABS và ăn đầy đủ các nhóm thức ăn (n=313) ...........34
Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ về theo dõi cân nặng và vệ sinh cá nhân (n=313) 36
Bảng 3.12. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ (n=313) ............................37
Bảng 3.13. Thực hành cho trẻ ABS và nuôi dƣỡng trẻ bệnh (n=313) ......................38
Bảng 3.14. Thực hành theo dõi tăng trƣởng của trẻ (n=313) ....................................40
Bảng 3.15. Thông tin về chăm sóc khi trẻ bệnh (n=313) ..........................................41

Bảng 3.16. Thực hành vệ sinh cá nhân của bà mẹ (n=313) ......................................41
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân với đặc điểm chung của trẻ .........43
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân với đặc điểm nhân khẩu học của bà
mẹ ..............................................................................................................................44
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân với đặc điểm hộ gia đình .............45
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân với đặc điểm chăm sóc trƣớc sinh
của bà mẹ ...................................................................................................................46
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân với đặc điểm tiếp cận thông tin
CST............................................................................................................................47


viii

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa SDD thể nhẹ cân với kiến thức, thực hành của bà mẹ
về CST .......................................................................................................................48
Bảng 3.23. Bảng phân tích đa biến Hồi qui Logistic các yếu tố liên quan đến suy
dinh dƣỡng nhẹ cân ...................................................................................................48
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa SDD thấp còi với đặc điểm của trẻ .........................50
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa SDD thể thấp còi với đặc điểm nhân khẩu học của bà
mẹ ..............................................................................................................................51
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa SDD thể thấp còi với đặc điểm hộ gia đình ............52
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa SDD thể thấp còi với đặc điểm chăm sóc trƣớc sinh
của bà mẹ ...................................................................................................................54
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa SDD thể thấp còi với đặc điểm tiếp cận thông tin
CST............................................................................................................................54
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa SDD thể thấp còi với kiến thức, thực hành của bà mẹ
về CST .......................................................................................................................55
Bảng 3.30. Bảng phân tích đa biến Hồi qui Logistic các yếu tố liên quan đến suy
dinh dƣỡng thấp còi ...................................................................................................56



ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Suy dinh dƣỡng (SDD) trẻ em đang là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở các
nƣớc đang phát triển. SDD sẽ ảnh hƣởng đến phát triển cả thể lực và trí lực của trẻ
và làm giảm năng suất lao động khi trƣởng thành và tăng chi phí Y tế cho các bệnh
có liên quan đến dinh dƣỡng. Ô Lâm là xã miền núi của huyện Tri Tôn tỉnh An
Giang có tỷ lệ hộ nghèo cao và chủ yếu là ngƣời dân tộc Khơ-me đang sinh sống.
Tỷ lệ SDD ở trẻ dƣới 5 tuổi còn cao. Với mục tiêu mô tả thực trạng SDD và tìm
hiểu những yếu tố nào ảnh hƣởng đến tình trạng đó. Nghiên cứu cắt ngang có phân
tích trên 313 trẻ 6-23 tháng tuổi ngƣời Khơ-me và bà mẹ đƣợc tiến hành từ tháng 03
đến tháng 07 năm 2016 tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ SDD các thể ở trẻ em khá cao: SDD thể nhẹ cân
(CN/T) là 21,1%, thấp còi (CC/T) 27,2%, gầy còm (CN/CC) là 13,7%. Trong đó
SDD thể nhẹ cân cao nhất ở nhóm tuổi từ 18 đến 23 tháng (28,6%), SDD thể thấp
còi cao nhất ở nhóm tuổi từ 19 đến 24 tháng (34,7%) và SDD thể gầy còm cao nhất
ở nhóm tuổi từ 13 đến 18 tháng (19,6%). Kiến thức và thực hành CST (CST) của
các bà mẹ chƣa tốt: khoảng 65,2% bà mẹ có kiến CST đạt và chỉ có khoảng 43,5%
bà mẹ có thực hành CST đạt. Các yếu tố liên quan cho thấy: cả hai thể SDD thấp
còi và nhẹ cân liên quan đến giới tính (trẻ nam có nguy cơ SDD cao hơn trẻ nữ) và
nhóm tuổi của trẻ, tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi của trẻ và kiến thức, thực hành
CST của bà mẹ. Ngoài ra, yếu tố không sử dụng nhà tiêu HVS mà đi tiêu ngoài
vƣờn/ruộng, thói quen uống nƣớc lã và kinh tế hộ gia đình cũng có liên quan đến
SDD thể thấp còi.
Từ kết quả trên cho thấy cần nâng cao kiến thức, thực hành CST cho đối tƣợng
bà mẹ; tổ chức các buổi tƣ vấn dinh dƣỡng tại cộng đồng để nâng cao kiến thức
CST cho các bà mẹ. Cần triển khai những can thiệp đặc thù nhƣ chăm sóc dinh
dƣỡng sớm trƣớc và trong thời kỳ mang thai. Chính quyền địa phƣơng cần có chính
sách, vận động hỗ trợ trong công tác cung cấp nƣớc sạch, xây dựng nhà tiêu HVS

cho ngƣời dân để cải thiện TTDD của trẻ.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dƣỡng (SDD) trẻ em đang là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở các
nƣớc đang phát triển [46]. Trên thế giới mỗi năm có hàng triệu trẻ em tử vong do
các nguyên nhân liên quan đến SDD và có các biểu hiện kém phát triển về thể chất,
tinh thần do bị SDD từ khi còn nhỏ [38] [52]. Các bằng chứng khoa học đã cho
thấy, những năm đầu tiên của cuộc đời (từ khi còn là bào thai đến 2 tuổi), nếu trẻ bị
SDD có thể để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không phục hồi đƣợc và
kéo sang thế hệ sau [38].
Trong những thập niên vừa qua Việt Nam đƣợc Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
(UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là một trong số ít quốc gia có
mức giảm SDD trẻ em gần đạt với Mục tiêu Thiên niên kỷ [15]. Tuy nhiên, ở nƣớc
ta hiện nay tỷ lệ SDD trẻ em <5 tuổi vẫn còn ở mức cao so với phân loại của WHO,
đặc biệt là SDD thấp còi [1] [16]. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dƣỡng năm
2014 tỷ lệ SDD ở trẻ em <5 tuổi theo chỉ số cân nặng/tuổi: 14,5%; chiều cao/tuổi:
24,9%[3]. Bênh cạnh đó, tỷ lệ SDD ở các vùng nƣớc ta phân bố không đồng đều và
các yếu tố tác động thay đổi theo từng địa phƣơng, từng khu vực và từng cộng đồng
[2] [3]. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng là khu vực có tỷ lệ trẻ
dƣới 5 tuổi SDD thấp còi cao, năm 2014 là 24% [2]. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Cảnh Dũng năm 2011 về các yếu tố ảnh hƣởng đến SDD trẻ em vùng sản xuất nông
nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em ở vùng núi
và vùng dân tộc của tỉnh An Giang (22,6%) cao hơn các vùng khác trong tỉnh, thành
thị 15,2%, vùng đồng bằng (19%)[11].
Ô Lâm là xã miền núi của huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, chủ yếu là ngƣời dân
tộc Khơ-me đang sinh sống (chiếm 97%) và tỷ lệ hộ nghèo là 21,47%. Ngƣời dân
sống chủ yếu là làm nông và làm thuê; tình trạng đất ruộng còn nhiễm phèn nặng,

đời sống ngƣời dân còn nhiều khó khăn [22]. Đặc điểm của đồng bào Khơ-me cƣ
trú thành những cụm dân cƣ gọi là Phum, Sóc tƣơng đối biệt lập với cộng đồng các
dân tộc khác [24]. Bên cạnh đó, thói quen lạc hậu nhƣ: thói quen uống nƣớc lã vẫn
còn; thói quen không làm nhà vệ sinh cố định mà đi vệ sinh tự do ngoài đồng; thói
quen làm chuồng gia súc, gia cầm ngay trong nhà ở lẫn với ngƣời những thói quen


2

này đã gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp, nghiêm trọng đến
sức khoẻ con ngƣời [4]. Giai đoạn trẻ từ khi sinh đến 2 tuổi là giai đoạn cửa sổ quan
trọng để trẻ có thể phát triển về thể chất và hành vi. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng đây là thời điểm xuất hiện sự suy giảm về tăng trƣởng, thiếu các vi chất
quan trọng và tăng các bệnh nhiễm khuẩn thông thƣờng nhƣ tiêu chảy, viêm đƣờng
hô hấp [52]. Sau khi trẻ qua 2 tuổi thì rất khó có thể chuyển biến đƣợc tình trạng
thấp còi đã xảy ra trƣớc đó [34]. Giải quyết tốt vấn đề dinh dƣỡng tối ƣu trong thời
kỳ này sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính
và góp phần tăng trƣởng và phát triển tốt hơn cho trẻ [48]. Cho đến nay, chƣa có
một nghiên cứu khoa học nào đƣợc thực hiện tại địa phƣơng về tình trạng dinh
dƣỡng (TTDD) của trẻ em 6-23 tháng tuổi và các yếu tố ảnh hƣởng, đặc biệt là các
yếu tố đặc thù cho ngƣời dân tộc Khơ-me. Nhằm đánh giá TTDD của trẻ và tìm
hiểu những yếu tố nào ảnh hƣởng đến tình trạng đó. Nghiên cứu “Thực trạng và
một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi
người dân tộc Khơ-me tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang năm 2016”
đã đƣợc thực hiện. Nghiên cứu này sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học, làm cơ sở
cho các can thiệp nhằm cải thiện TTDD của trẻ 6-23 tháng tuổi nói riêng và trẻ em
nói chung ở địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu cũng có thể áp dụng cho các địa bàn
có đặc điểm địa lý, dân số và kinh tế xã hội tƣơng tự nhƣ địa bàn nghiên cứu.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi ngƣời dân tộc Khơme tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang năm 2016.
2. Mô tả kiến thức và thực hành nuôi dƣỡng trẻ của các bà mẹ ngƣời dân tộc
Khơ-me có con từ 6-23 tháng tuổi tại xã Ô Lâm Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang năm 2016.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ từ 6-23
tháng tuổi ngƣời dân tộc Khơ-me tại xã Ô Lâm Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang năm 2016.


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về tình trạng dinh dƣỡng, suy dinh dƣỡng trẻ em, nuôi
dƣỡng trẻ nhỏ.
1.1.1. Tình trạng dinh dƣỡng:
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cơ thể. TTDD của các cá
thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dƣỡng của cơ thể. TTDD tốt
phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe, khi cơ thể thiếu
hoặc thừa dinh dƣỡng là thể hiện có vấn đề về sức khỏe hoặc vấn đề về dinh dƣỡng
[12] [42].
1.1.2. Phân loại và cách điều tra đánh giá
SDD là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế độ ăn của trẻ không đảm
bảo đủ nhu cầu protein và năng lƣợng, thiếu vi chất dinh dƣỡng kèm theo là các
bệnh nhiễm khuẩn [39] [42].
Phân loại SDD: dựa trên cân nặng, chiều cao của trẻ và so sánh với Chuẩn tăng
trƣởng của WHO năm 2006, ngƣời ta chia SDD thành 3 thể:

- SDD thể nhẹ cân: cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi
và giới (sử dụng điểm ngƣỡng cân nặng theo tuổi dƣới -2SD).
- SDD thể thấp còi: là giảm mức độ tăng trƣởng của cơ thể, biểu hiện của SDD
mạn tính, có thể bắt đầu sớm từ SDD sớm từ bào thai do mẹ bị thiếu dinh dƣỡng.
Đƣợc xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu của trẻ cùng tuổi và giới (dƣới 2SD).
- SDD thể gầy còm: là hiện tƣợng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, đƣợc coi là SDD
cấp tính vì thƣờng biểu hiện trong thời gian ngắn. Đƣợc xác định khi cân nặng theo
chiều cao (dƣới -2SD) [12].
Một số phương pháp đánh giá TTDD: Nhân trắc học, điều tra khẩu phần và tập
quán ăn uống, khám lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng dinh dƣỡng kín
đáo và rõ ràng, xét nghiệm sinh hóa (máu, nƣớc tiểu…), các kiểm nghiệm chức
phận để xác định các rối loạn chức phận do thiếu hụt dinh dƣỡng, điều tra tình trạng
bệnh tật và tử vong để tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng bệnh tật và dinh


5

dƣỡng, đánh giá các yếu tố sinh thái lên quan đến TTDD và sức khỏe [12] [41].
Phƣơng pháp nhân trắc học dinh dƣỡng: Nhân trắc học dinh dƣỡng là đo các
kích thƣớc và cấu trúc cơ thể để đánh giá TTDD. Đó là kết quả tổng hợp của các
yếu tố di truyền và môi trƣờng bên ngoài, trong đó yếu tố dinh dƣỡng có vai trò rất
quang trọng. Có thể chia ra các nhóm kích thƣớc nhân trắc sau đây: Khối lƣợng cơ
thể, biểu hiện bằng cân nặng; các kích thƣớc về độ dài, đặc hiệu là chiều dài nằm,
chiều cao đứng; cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lƣợng và protein, thông qua
các mô mềm bề mặt nhƣ lớp mỡ dƣới da và cơ…
Ƣu điểm của phƣơng pháp nhân trắc học: đơn giản, an toàn và có thể điều tra
trên một mẫu lớn; các phƣơng pháp chính xác khi áp dụng kỹ thuật chuẩn; trang
thiết bị không đắt tiền, dễ mang vác vận chuyển; có thể xác định đƣợc mức độ
SDD; Có thể khai thác và đánh giá đƣợc các dấu hiệu về TTDD trong quá khứ; Có
thể dùng để đánh giá sự biến đổi TTDD của nhiều thế hệ kế tiếp nhau nhƣ trên; các

test sàng lọc nhằm xác định các cá thể có nguy SDD cao.
Đánh giá:
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị: coi thiếu dinh dƣỡng khi
cân nặng theo tuổi dƣới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với Chuẩn tăng trƣởng của WHO
2006. Các chỉ số sử dụng đánh giá TTDD:
*Cân nặng theo tuổi: đây là chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Điểm ngƣỡng
là dƣới -2SD đƣợc coi là SDD thể thiếu cân
Mức độ

Ngƣỡng phân loại

Suy dinh dƣỡng vừa (độ 1)

Dƣới -2SD đến ≥ -3SD

Suy dinh dƣỡng nặng (độ 2)

Dƣới -3SD đến ≥ -4SD

Suy dinh dƣỡng rất nặng (độ 3)

Dƣới -4SD

Bình Thƣờng

-2SD đến +2SD

Thừa cân

Trên +2SD


*Chiều cao theo tuổi: chiều cao của trẻ đƣợc so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng
giới của quần thể tham chiếu của WHO. Thang phân loại dựa trên độ lệch chuẩn
nhƣ sau:


6

Mức độ

Ngƣỡng phân loại

Suy dinh dƣỡng độ 1(thấp còi độ 1)

Dƣới -2SD đến ≥-3SD

Suy dinh dƣỡng độ 2 (thấp còi độ 2)

Dƣới -3SD

Bình Thƣờng

-2SD trở lên

Chỉ tiêu chiều cao/tuổi thấp (dƣới -2SD) phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng
kéo dài hoặc SDD trong quá khứ.
*Cân nặng theo chiều cao:
Cân nặng/chiều cao thấp so với điểm ngƣỡng là dƣới -2SD theo quần thể tham
chiếu WHO phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm đứa trẻ ngừng lên
cân hay tụt cân bị SDD thể gầy còm.

Nếu chỉ tiêu CN/CC trên +2SD là trẻ có biểu hiện thừa cân.
Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao đều thấp hơn điểm
ngƣỡng (-2SD) đề nghị đứa trẻ đó bị SDD thể phối hợp (mạn tính và cấp tính), vừa
gầy còm vừa thấp còi.
WHO còn đề nghị phối hợp cả 3 chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi
và cân nặng theo chiều cao để phân loại thiếu dinh dƣỡng cấp hay quá khứ. Đồng
thời dùng 3 chỉ tiêu này để chia ra các thể lâm sàng biểu hiện thời gian bị bệnh.
Điểm ngƣỡng cho các chỉ tiêu này đƣợc coi là bình thƣờng là X± 2SD.
Trong các đánh giá ở cộng đồng những chỉ số cân nặng theo tuổi thấp đƣợc gọi
là thể nhẹ cân, chiều cao theo tuổi thấp đƣợc gọi là thể thấp còi và cân nặng theo
chiều cao thấp là thể gầy còm. Sử dụng 3 chỉ tiêu đó WHO đã đƣa ra ngƣỡng phân
loại (Bảng 1.1) để nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng nhƣ sau:
Bảng 1.1. Ngƣỡng phân loại mức độ SDD theo WHO
Chỉ tiêu

Mức độ SDD theo tỷ lệ %
Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

Thấp còi (Stunting)

<20

20-29


30-39

≥ 40

Nhẹ cân (Underweight)

<10

10-19

20-29

≥ 30

Gày còm (Wasting)

<5

5 -9

10 -14

≥ 15


7

1.1.3. Các chỉ số về nuôi dƣỡng trẻ nhỏ
- Bú mẹ ngay sau sinh: trẻ đƣợc bú mẹ ngay trong một giờ đầu sau sinh;
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn: là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống

bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nƣớc chín, trừ các trƣờng hợp phải uống bổ
sung vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của bác sỹ [12] [43].
- Ăn bổ sung (ABS): là cho ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức
ăn và chất lỏng thêm này đƣợc gọi là thức ABS vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ
không hoàn toàn thay thế đƣợc sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dƣỡng. Thức ABS
phải là các loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng và đủ về mặt số lƣợng để trẻ có thể tiếp
tục phát triển [12] [ 43].
- Thời điểm bắt đầu cho ABS: Từ khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh), tốc
độ tăng trƣởng của trẻ tăng lên nhiều vì vậy nhu cầu dinh dƣỡng của trẻ cũng tăng
lên và sữa mẹ không thể đáp ứng nhu cầu này đặc biệt là một số vi chất dinh dƣỡng
(Fe, vitamin A…). Do đó, cần cho trẻ ABS ngoài sữa mẹ từ tháng tuổi 6 trở đi có sự
thiếu hụt giữa mức tổng năng lƣợng cần cho trẻ và mức năng lƣợng do sữa mẹ cung
cấp, trẻ càng lớn thì sự thiếu hụt này càng tăng. Vì vậy đối với đa số trẻ, sau 6 tháng
tuổi là thời gian tốt cho bắt đầu ABS [12] [43].
- Số lƣợng bữa ăn tối thiểu: trẻ đƣợc bú sữa mẹ và không bú sữa mẹ từ 6 tháng
tuổi trở lên đƣợc cho ăn thêm các loại thức ăn lỏng, đặc và thức ăn mềm (bao gồm
cả cho ăn sữa ngoài trong trƣờng hợp trẻ không đƣợc bú sữa mẹ) nhiều hơn hoặc
bằng số lƣợng bữa ăn tối thiểu. Số lƣợng bữa ăn tối thiểu/ngày là: 2 lần với trẻ từ 68 tháng tuổi đƣợc bú sữa mẹ; 3 lần đối với trẻ 9-23 tháng tuổi đƣợc bú sữa mẹ; 4 lần
đối với trẻ 6-23 tháng tuổi không đƣợc bú sữa mẹ; 5-6 lần đối với trẻ 2-3 tuổi (3-4
bữa chính, 2 bữa phụ); trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể ăn chung với gia đình.
- Ăn đa dạng thực phẩm: Cần đảm bảo đƣợc ăn đủ 4 hoặc nhiều hơn 4 nhóm
thực phẩm: Nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và
khoáng chất [12] [43].


8

1.2. Tình hình dinh dƣỡng trẻ em trên Thế giới.
Theo báo cáo về tình hình an ninh lƣơng thực thế giới năm 2010, FAO đã nhận
định rằng số ca SDD toàn cầu tuy có giảm sau 15 năm (Hình 1.1) nhƣng vẫn còn ở

mức cao so với “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ nhất’’ giảm một nửa tỷ lệ
SDD tại các nƣớc đang phát triển từ 20% vào năm 1990-1992 xuống còn 10% vào
năm 2015 (Hình 1.2). Trong đó 98% nạn đói trên thế giới tập trung ở các nƣớc đang
phát triển và chiếm đến 16% dân số thế giới [46] [47].

Hình 1. 1. Số ngƣời SDD trên thế giới,
1969-1971đến năm 2010

Hình 1. 2. Tỷ lệ ngƣời SDD ở các
nƣớc đang phát triển, 1969-1971đến
năm 2010

SDD thấp còi có mức độ trầm trọng hơn SDD thể nhẹ cân. Ở các nƣớc đang
phát triển, trẻ ở nông thôn có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao gấp 1,5 lần so với trẻ ở
thành phố [52] [53].Theo báo cáo của UNICEF (2009), 80% trẻ bị SDD thể thấp còi
sống ở các nƣớc đang phát triển, trong đó Ấn Độ là nƣớc có số trẻ bị SDD thể thấp
còi cao nhất 60,8 triệu trẻ (chiếm 48%) sau đó là đến Trung Quốc, Việt Nam đứng
thứ 13 với 2,6 triệu trẻ (chiếm 36%). Có 17 nƣớc có tỉ lệ trẻ dƣới 5 tuổi SDD thể
nhẹ cân trên 30% trong đó chỉ có 4 nƣớc là Banglades, Ấn Độ, Đông Timor, Yemen
có tỉ lệ này trên 40%. Một số nƣớc nhƣ Ai Cập, Mongoria, Irag, Anbania, Peru, có
sự chênh lệch khá lớn giữa thể SDD nhẹ cân và thấp còi, trong khi tỷ lệ trẻ SDD thể
nhẹ cân dƣới 6% thì tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi trên 25%. Tốc độ giảm tỷ lệ SDD thể
nhẹ cân ở khu vực châu Á cao hơn so với khu vực châu Phi. Nếu nhƣ năm 1990 đến
năm 2008, tỷ lệ này giảm từ 37% xuống 31% với châu Á thì ở châu Phi tỷ lệ này chỉ


9

giảm từ 28% xuống 25%. Các nƣớc châu Á, châu Phi có tỷ lệ SDD thể gầy còm trên
15% bao gồm: Banglades (17%); Ấn Độ (20%); Sudan (16%) và nƣớc có tỷ lệ này

cao nhất là Đông Timor (25%) với 8% ở mức độ rất nặng. Báo cáo này cũng chỉ ra
tỷ lệ cho bú sớm sau 1 giờ sau sinh ở châu Phi cao hơn châu Á (47% và 31%) tuy
nhiên tỷ lệ số gia đình sử dụng muối I-ốt ở châu Á cao hơn châu Phi (73%và 60%),
tỷ lệ trẻ em đƣợc sử dụng vitamin A ở hai khu vực này là xấp xỉ bằng nhau [52].
Trong năm 2013 trên toàn thế giới, ƣớc tính có 161,5 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị còi
cọc, 50,8 triệu có cân nặng thấp hơn chỉ số cân nặng theo chiều cao và 41,7 triệu trẻ
thừa cân hoặc béo phì; khoảng 36% trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi đƣợc nuôi hoàn
toàn bằng sữa mẹ; có rất ít trẻ em nhận đƣợc sự cân bằng dinh dƣỡng và các loại
thực phẩm bổ sung an toàn; tại nhiều nƣớc không đến một phần tƣ trẻ sơ sinh từ 6
đến 23 tháng tuổi đáp ứng tiêu chuẩn đa dạng chế độ ăn uống và việc cho ăn phù
hợp với lứa tuổi của chúng [45].
1.3. Tình hình dinh dƣỡng trẻ em ở ViệtNam
Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã thấy đƣợc sự cải thiện TTDD, nền
kinh tế phát triển hơn và hoạt động có hiệu quả của ngành Y tế trong công tác chăm
sóc sức khỏe, dinh dƣỡng [39]. Tuy nhiên, SDD vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe
cộng đồng ở Việt Nam [44]. Theo kết quả tổng điều tra của Viện Dinh dƣỡng năm
2015, tỷ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân là 14,1% đƣợc đánh giá là mức độ cao trung
bình, SDD thể thấp còi là 24,6% đƣợc xem là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, SDD
gầy còm ở mức 5-10% là mức trung bình của WHO [13] [44].

(Nguồn: Viện Dinh dưỡng)
Hình 1.3. Diễn biến SDD trẻ em dƣới 5 tuổi giai đoạn 2008 -2015


10

Qua hình 1.3 cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ SDD trẻ dƣới 5 tuổi đang
có xu hƣớng giảm đều qua các năm. Với SDD thể nhẹ cân năm 2008 từ 19,9% đến
năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 14,1%, trung bình mỗi năm giảm 0,73%; với SDD thể
thấp còi, năm 2008 là 32,6% đến năm 2015 còn 24,6%, trung bình mỗi năm giảm

1%.
Phân bố SDD theo khu vực: Phân bố SDD ở nƣớc ta không đồng đều giữa các
vùng sinh thái, nhiều địa phƣơng miền núi tỷ lệ SDD cao hơn hẳn vùng đồng bằng.
Trong khu vực đồng bằng thì tỷ lệ SDD nông thôn cũng cao hơn ở thành thị. Tỷ lệ
cao nhất ở vùng Tây Nguyên (21,6% với SDD nhẹ cân và 34,2% với SDD thấp còi).
Ở vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ SDD thấp hơn so với các vùng khác (9,1% với SDD
nhẹ cân và 19,3% với SDD thấp còi), thấp nhất trong các vùng sinh thái của cả
nƣớc. Riêng tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng Tây Nguyên (34,2%), Trung du và
miền núi phía Bắc (30,3%), thấp nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng (21,8%) và
vùng Đông Nam Bộ (19,3%) [44]. SDD cũng có liên quan mật thiết với tình trạng
kinh tế, xã hội của ngƣời dân. Tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ em ở vùng nông thôn
(17,9%) cao hơn vùng thành thị (14,1%) và vùng nghèo (27%) cao hơn so với vùng
bình thƣờng (14%). Tƣơng tự, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em ở vùng nông thôn
(28,9%) cao hơn vùng thành thị (19,1%) và vùng nghèo (35,7%) cao hơn so với
vùng không nghèo (25,6%) [44].


11

Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD trẻ em dƣới 5 tuổi theo từng khu vực
Toàn quốc và
khu vực

SDD cân/tuổi (%)
N

SDD cao/tuổi (%)

Chung Độ I Độ II Độ III Chung Độ I Độ II


SDD
cân/cao
(%)

Toàn quốc

98.477 14,1 12,2 1,7

0,2

24,6

16,4

8,2

6,4

ĐB sông Hồng

18.100 10,8

1,2

0,1

21,8

16,8


5,0

5,5

21.226 19,5 15,4 3,7

0,4

30,3

20,1 10,2

8,1

21.129 16,1 14,2 1,7

0,2

27,3

18,4

8,9

6,2

Tây Nguyên

7.597


21,6 17,1 4,1

0,4

34,2

21,9 12,3

7,3

Đông Nam Bộ

10.625

9,1

1,4

0,1

19,3

11,9

7,4

4,2

ĐBS Cửu Long


19.760 12,2 10,7 1,3

0,2

23,5

15,3

8,2

6,8

9,5

Trung du và
miền núi phía
Bắc
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền
Trung

7,6

Nguồn: Số liệu giám sát dinh dưỡng năm 2015 của Viện Dinh dưỡng
Phân bố SDD theo nhóm tuổi: Tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ dƣới 6 tháng tuổi là thấp
nhất đối với cả 3 thể (nhẹ cân, thấp còi và gầy còm), sau đó SDD tăng dần. Thời kỳ
trẻ 6-23 tháng là thời kỳ trẻ có nguy cơ bị SDD cao nhất. SDD thể nhẹ cân tăng
nhanh trong năm đầu tiên, tiếp tục tăng trong năm thứ 2 và đạt tỷ lệ cao nhất lúc trẻ
đƣợc 36 - 41 tháng tuổi. SDD thấp còi xuất hiện sớm ngay trong 6 tháng tuổi đầu
tiên, tăng nhanh từ tháng 6 đến 23 tháng và gần nhƣ đi ngang, thậm chí giảm vào độ

tuổi 54-59 tháng [13] [44].
Theo báo cáo của Alive & Thrive, Điều tra tại 11 tỉnh cho thấy tỷ lệ SDD trẻ từ 6
đến 23,9 tháng tuổi theo các thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm lần lƣợt 8,4%, 15,3%,
3,6%. Tỷ lệ thấp còi và nhẹ cân ở trẻ em trai cao hơn so với trẻ gái: 11,4% trẻ em
trai so với 7,6% trẻ gái bị thấp còi; 6,4% trẻ em trai so với 5,1% trẻ gái bị nhẹ cân.
Tỷ lệ thấp còi và nhẹ cân tăng dần theo tuổi của trẻ, trong nhóm trẻ từ 18 đến 23,9
tháng tuổi, 20,8% trẻ bị thấp còi và 10,7% trẻ bị nhẹ cân [35].


12

Nghiên cứu của Trần Thành Đô tại vùng Núi Phía Bắc và Tây Nguyên. Kết quả
cho thấy, tỷ lệ trẻ <2 tuổi SDD nhẹ cân, thấp còi 24,8%, 41,3%, trong đó trẻ trai có
tỷ lệ thấp còi cao hơn trẻ gái khoảng 30% (p<0,05) và tỷ lệ này tăng nhanh theo
nhóm tuổi từ 22% ở nhóm 0-5 tháng đến 62% ở nhóm 18-23 tháng (p<0,01) và trẻ
trai có tỷ lệ SDD nhẹ cân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bé gái với p<0,01
(29,1% so với 19,9%) và tỷ lệ này tăng dần theo nhóm tuổi từ 15% ở nhóm 0-5
tháng đến 32% ở nhóm 18-23 tháng [9].
1.4. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến suy dinh dƣỡng ở trẻ
SDD ở trẻ ngoài những hậu quả ngay lập tức nhƣ tử vong và tàn phế, nó còn
ảnh hƣởng đến tƣơng lai của trẻ nhƣ tăng trƣởng thể chất, khả năng sinh sản, suy
nghĩ/trí thông minh và khả năng lao động của trẻ sau này. Mức độ ảnh hƣởng của
SDD tùy thuộc vào mức độ và thời gian trẻ bị SDD. Có rất nhiều nguyên nhân, yếu
tố ảnh hƣởng đến tình trạng SDD ở trẻ, mô hình nguyên nhân - hậu quả của
UNICEF đã giúp khái quát những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó [40].
1.4.1. Nguyên nhân trực tiếp
Theo các nghiên cứu trên lâm sàng và ngoài cộng đồng đã chứng minh nguyên
nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến TTDD của trẻ dƣới 5 tuổi là khẩu phần ăn của trẻ và
tình trạng bệnh tật. Ở trẻ có khẩu phần ăn không hợp lý thì khả năng bị SDD sẽ cao
hơn và dễ bị bệnh hơn những trẻ có khẩu phần chế độ ăn hợp lý. Ngoài ra việc trẻ bị

bệnh nhƣ tiêu chảy kéo dài, viêm đƣờng hô hấp mà không đƣợc điều trị và có chế
độ ABS hợp lý thƣờng có nguy cơ bị SDD và tử vong cao và ngƣợc lại trẻ bị SDD
thƣờng có khả năng mắc bệnh cao hơn so với trẻ bình thƣờng [21].
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến TTDD trẻ nhỏ, nhƣng yếu tố chính là hậu quả
của thực hành nuôi dƣỡng trẻ nhỏ (NDTN) không hợp lý [51]. Đặc biệt quan trọng
trong 24 tháng đầu đời vì ở độ tuổi này tình trạng thấp còi và nhẹ cân tăng nhanh.
Điều tra quốc gia cho thấy tại Việt Nam, NCBSM hoàn toàn vẫn còn thấp, chỉ
61,7% trẻ đƣợc bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và chỉ 1/5 trẻ đƣợc bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ tiếp tục NCBSM đến 24 tháng tuổi vẫn chỉ đạt 22,1%
[50]. Đảm bảo ĂBS đúng lúc, thích hợp và an toàn cũng là một vấn đề đáng lo ngại
tại Việt Nam khi 38% trẻ đƣợc ĂBS trƣớc 6 tháng tuổi [54]. Trong số trẻ từ 6 đến


13

23 tháng tuổi, hơn ¼ không đƣợc ăn khẩu phần đa dạng và khoảng ½ trẻ không
đƣợc ăn khẩu phần đủ bữa và đa dạng [50]. Ngoài ra, ngày càng nhiều bà mẹ cho trẻ
ăn sữa bột trong năm đầu tiên, tỷ lệ này là 2% năm 2000 đến năm 2005 đã tăng lên
26% [49].
Theo báo cáo điều tra ban đầu tại Tiền Giang năm 2012 của Alive & Thrive.
Kết quả cho chỉ 43,7% trẻ đƣợc cho bú mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu 1,6% và 52,7% trẻ đƣợc bú mẹ là chủ yếu. Cho trẻ đƣợc cho
ABS 6-8 tháng 96%, Tỷ lệ trẻ tiếp tục bú mẹ đến 1 năm tuổi khá cao (73,5%),
nhƣng tỷ lệ tiếp tục bú mẹ đến 2 năm tuổi giảm xuống còn 9,3%. Tỷ lệ trẻ có khẩu
phần ăn đa dạng và ăn đủ bữa 82%. Thói quen rửa tay với xà phòng và nƣớc vào
những thời điểm quan trọng trƣớc khi nấu ăn (28,8%) và lau rửa cho trẻ sau khi trẻ
đi vệ sinh (27%).
Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm năm 2009, nguy cơ SDD nhóm trẻ có tiêu chảy
tăng gấp 4,3 lần so với nhóm không tiêu chảy (p<0,05), trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp
trong tháng qua cao hơn 2,1 lần trẻ không bệnh (p<0,05) [30]. Kết quả nghiên cứu

của Đặng Oanh tại một số khu tái định cƣ vùng di dân lòng hồ thủy điện ở khu vực
Tây Nguyên năm 2012 cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân ở nhóm trẻ bị nhiễm trùng hô
hấp trong 2 tuần qua là 48,4%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc
bệnh 27,2% (p<0.001) [27]. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Chiến năm 2011 tại
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho thấy nguy cơ bị SDD của trẻ bị tiêu chảy
cao hơn nhóm không bệnh 2,73 lần (p<0,05), trẻ bị ho cao hơn nhóm không bệnh
2,35 lần (p<0,05)[6].
Tóm lại ba yếu tố bệnh tật, chế độ ăn/khẩu phần ăn và tình trạng SDD có sự ảnh
hƣởng qua lại, khi có 1 trong 3 yếu tố đó dễ dẫn đến 2 yếu tố còn lại. Vì vậy để
chống SDD của trẻ nhỏ phải cho trẻ ăn khẩu phần ăn phù hợp với trẻ và điều trị kịp
thời khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh [39] [ 40].


14

1.4.2. Nguyên nhân tiềm tàng
Nguyên nhân dẫn đến khẩu phần ăn của trẻ không hợp lý là nguồn lƣơng thực
trong gia đình và kiến thức, thực hành CST. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những
vùng có tỷ lệ hộ nghèo hoặc những vùng không sản xuất cây lƣơng thực hoặc kinh
tế kém phát triển thƣờng có tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi bị SDD cao, tại đây trẻ thƣờng
không đƣợc ăn đủ bữa và đủ chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, với
những bà mẹ có kiến thức và thực hành không tốt sẽ dẫn đến cho trẻ ăn những khẩu
phần không hợp lý [39] [40].
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tật của trẻ là cách chăm sóc bà mẹ/trẻ em và môi
trƣờng sống. Những bà mẹ không đƣợc chăm sóc tốt khi mang thai hoặc bị bệnh
thƣờng có xu hƣớng sinh con bị nhẹ cân hoặc bị dị tật. Những đứa trẻ không đƣợc
chăm sóc đúng cách dễ mắc bệnh hơn. Bên cạnh yếu tố về chăm sóc yếu tố môi
trƣờng sức khỏe cũng có tác động to lớn đến bệnh tật của trẻ. Những nơi có dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sẵn có thì trẻ ít bị bệnh hơn hoặc bị bệnh nhẹ hơn so với những
trẻ sống ở những nơi cách xa nơi chăm sóc sức khỏe. Những trẻ sống ở những nơi

có nƣớc sạch và môi trƣờng sạch thì ít bị mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tiêu
hóa [39] [ 40]. Vòng xoắn bệnh lý giữa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và SDD đã
đƣợc chứng minh. Bệnh nhiễm trùng dẫn đến SDD, SDD dẫn đến bệnh nhiễm trùng
và vòng xoắn bệnh lý cứ thế tiếp diễn nếu không có can thiệp hoặc xử trí phù hợp.
Nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy ảnh hƣởng đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em.
Các tổn thƣơng đƣờng tiêu hóa làm tăng hao hụt các chất dinh dƣỡng, giảm hấp thu,
đặc biệt các vi chất dễ đƣa đến SDD do rối loạn tiêu hoá. Và ngƣợc lại, SDD dễ dẫn
tới nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm. Bên cạnh đó, các bệnh nhiễm trùng khác
cũng ảnh hƣởng nhiều tới dinh dƣỡng nhƣ nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp, sởi và các
bệnh kí sinh trùng đƣờng ruột. Nhiễm ký sinh trùng đƣờng ruột cũng là nguyên
nhân quan trọng gây ra SDD, thiếu máu ở trẻ em. Nhiễm ký sinh trùng đƣờng ruột
với cƣờng độ cao và trong một thời gian dài có thể gây SDD nhƣ thấp còi, nhẹ cân
và ở những trƣờng hợp nặng có thể gây tử vong [43].
Khảo sát của Bùi Xuân Minh, kết quả phân tích cho thấy đối với nhóm gia đình
sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì tỷ lệ trẻ SDD thấp còi cao hơn trong nhóm có


×