Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực trạng điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone của bệnh nhân tại trung tâm y tế thành phố long xuyên, tỉnh an giang giai đoạn 2012 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH HỮU LỢI

THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
CỦA BỆNH NHÂN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ
LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN
NĂM 2012-2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH HỮU LỢI

THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
CỦA BỆNH NHÂN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ
LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN
NĂM 2012-2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01


PGS.TS. Vũ Thị Hoàng Lan

Hà Nội, 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc nhiều sự giúp đỡ của các đơn vị, quý thầy cô giáo, gia đình và các bạn đồng
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, hội đồng đạo đức, hội đồng khoa
học, quý thầy cô Trƣờng Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Sở Y tế tỉnh An Giang,
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh An Giang và tập thể cán bộ y tế cơ sở điều
trị Methadone thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang, đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn: PGS.TS.Vũ Thị Hoàng Lan ngƣời thầy với đầy nhiệt huyết, sự tận tâm, nhiệt tình đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn: bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời thân
trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian công tác và học tập.
Dù đã rất cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những mặt còn hạn chế, rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng!
Học viên
Huỳnh Hữu Lợi


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Đặc điểm tình hình nghiện chích ma túy và HIV/AIDS ...................................... 4
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 4
1.1.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................... 4
1.1.3. Tại An Giang ..................................................................................................... 5
1.2. Khái quát về nghiện các chất dạng thuốc phiện ................................................... 5
1.2.1. Các khái niệm về nghiện các chất dạng thuốc phiện ......................................... 5
1.2.2. Khái quát các phƣơng pháp điều trị................................................................... 6
1.2.3. Methadone và điều trị thay thế CDTP bằng Methadone ................................... 7
1.3. Tổng quan các nghiên cứu điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone ............ 12
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 12
1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 15
1.4. Khung lý thuyết .................................................................................................. 19
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 20
1.5.1. Tỉnh An Giang ................................................................................................. 20
1.5.2. Đặc điểm thành phố Long Xuyên.................................................................... 21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.4. Cỡ mẫu, phƣơng pháp chọn mẫu ........................................................................ 23
2.4.1. Nghiên cứu định lƣợng .................................................................................... 23



iii
2.4.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 24
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................. 24
2.5.1. Nghiên cứu định lƣợng .................................................................................... 24
2.5.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 25
2.6. Các biến số nghiên cứu....................................................................................... 25
2.7. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................... 25
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.......................................................................... 26
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.......................... 26
2.9.1. Hạn chế ............................................................................................................ 26
2.9.2. Sai số ............................................................................................................... 26
2.9.3. Cách khắc phục................................................................................................ 26
2.10. Thƣớc đo và tiêu chuẩn đánh giá...................................................................... 27
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 29
3.1. Đặc điểm chung và điều trị Methadone của đối tƣợng nghiên cứu.................... 29
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone ............................................................. 31
3.3. Hiệu quả tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân ........................................ 33
3.3.1. Thể trạng .......................................................................................................... 33
3.3.2. Hành vi nguy cơ ............................................................................................. 34
3.3.3. Sức khỏe tâm thần ........................................................................................... 39
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 41
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 47
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 49
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 55


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS


: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
( Acquired Immunodeficiency Syndrome)

BCH

: Bảng câu hỏi

BCS

: Bao cao su

BKT

: Bơm kim tiêm

BN

: Bệnh nhân

CBYT

: Cán bộ y tế

CDTP

: Chất dạng thuốc phiện

DDM


: Sử dụng số liệu trong việc ra quyết định
( Data use for Decision Making)

ĐT

: Điều trị

ĐTNC

: Đối tƣợng nghiên cứu

GSTĐ

: Giám sát trọng điểm

HIV

: Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời
( Human Immunodeficience Virus)

KTC

: Khoảng tin cậy

NCMT

: Nghiện chích ma túy

MMT


: Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
(Methadone Maintenance Treatment)

MSM

: Nam quan hệ tình dục đồng giới
(Men who Have sex with Men)

PNMD

: Phụ nữ mại dâm

QHTD

: Quan hệ tình dục

TCMT

: Tiêm chích ma túy

UNAIDS

: Chƣơng trình chung của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
(Joint United Nations Programme on HIV/AIDS)

UNODC

: Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc
( United Nations Office on Drugs and Crime)



v

VAAC

: Cục Phòng, Chống HIV/AIDS Việt Nam
(Vietnam Administration of HIV/AIDS Control)

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới
( World Health Organization)


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mô tả đối tƣợng tham gia nghiên cứu định tính ....................................... 24
Bảng 2.2. Chỉ số BMI đánh giá tình trạng sức khỏe ................................................. 27
Bảng 2.3. Điểm Kessler phân loại nguy cơ trầm cảm............................................... 27
Bảng 2.4. Thang điểm Kessler (K10) ....................................................................... 28
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .............................................. 29
Bảng 3.2. Đặc điểm về điều trị Methadone của bệnh nhân ...................................... 30
Bảng 3.3. Phân bố tình trạng BMI với các thời điểm điều trị ................................... 33
Bảng 3.4. BMI trung bình của cơ thể tại các thời điểm điều trị................................ 33
Bảng 3.5. So sánh BMI trung bình trƣớc điều trị với các thời điểm điều trị ............ 34
Bảng 3.6. So sánh tình trạng sử dụng ma túy trƣớc và sau 6 tháng điều trị ............. 35
Bảng 3.7. So sánh tình trạng sử dụng ma túy trƣớc và sau 12 tháng điều trị ........... 35
Bảng 3.8. So sánh tình trạng sử dụng ma túy trƣớc và sau 24 tháng điều trị ........... 36
Bảng 3.9. So sánh tình trạng sử dụng ma túy trƣớc và sau 36 tháng điều trị ........... 36

Bảng 3.10. So sánh tần suất sử dụng ma túy trong một ngày trƣớc điều trị với thời
điểm sau điều trị ........................................................................................................ 38
Bảng 3.11. Phân bố tình trạng trầm cảm ................................................................... 39
Bảng 3.12. Sự thay đổi mức độ trầm cảm trƣớc và sau điều trị ................................ 39


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Bệnh nhân tuân thủ điều trị Methadone tại thời điểm nghiên cứu ...... 31
Biểu đồ 3.2. Bệnh nhân tuân thủ điều trị Methadone tại các thời điểm điều trị ...... 31
Biểu đồ 3.3. Heroin trong nƣớc tiểu bệnh nhân tại các thời điểm điều trị ................ 34
Biểu đồ 3.4. Tần suất sử dụng ma túy trƣớc điều trị với các thời điểm điều trị ...... 37
Biểu đồ 3.5. Bệnh nhân sử dụng chung bơm kim tiêm tại các thời điểm điều trị..... 38


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Chƣơng trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP)
bằng Methadone là một điều trị lâu dài; có kiểm soát; giá thành rẻ; đƣợc sử dụng
theo đƣờng uống; dƣới dạng siro giúp giảm tỷ lệ tiêm chích ma túy; dự phòng các
bệnh lây truyền qua đƣờng máu; đồng thời giúp ngƣời bệnh phục hồi chức năng tâm
lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng[7]. Để đạt đƣợc thành công thì quá
trình điều trị Methadone đòi hỏi bệnh nhân uống thuốc hàng ngày, thực hiện nghiêm
túc những quy định của cơ sở điều trị. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm tìm
hiểu thực trạng điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone (MMT) của
bệnh nhân tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn năm
2012 - 2015.
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định
lƣợng, hồi cứu số liệu trên hồ sơ bệnh án của 154 bệnh nhân đã điều trị từ 6 tháng

trở lên bằng bộ công cụ thu thập thông tin thứ cấp và phƣơng pháp nghiên cứu định
tính, thực hiện phỏng vấn sâu bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân và cán bộ cơ sở điều
trị Methadone, kết quả cho thấy:
Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị chiếm 32,47%; tỷ lệ bệnh nhân bỏ từ 1 liều
trở lên chiếm 45,45% và có đến 22,08% bệnh nhân bỏ trị.
Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ sau 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng điều trị lần lƣợt là
84,4%; 73,5%; 55,5% và sau 36 tháng điều trị là 58%.
Sau 36 tháng điều trị BMI trung bình của cơ thể tăng đƣợc 1,43 kg/m2.
Tỷ lệ bệnh nhân dƣơng tính với heroin sau 6 tháng điều trị chỉ còn 13% so
với trƣớc điều trị là 100%.
Tần suất sử dụng CDTP bất hợp pháp của đối tƣợng nghiên cứu sau điều trị
36 tháng giảm rõ rệt: Không sử dụng chiếm 78,26%, 1 lần/ngày chiếm 18,84% so
với trƣớc điều trị, đa số từ 2-3 lần/ngày (70,13%) và từ 4 lần trở lên (18,83%).
Tất cả đối tƣợng không còn sử dụng chung bơm kim tiêm từ sau 6 tháng điều
trị.
Nguy cơ trầm cảm của bệnh nhân giảm rõ rệt, chỉ còn 20% bệnh nhân có
nguy cơ trầm cảm trung bình và cao.


ix
Nhìn chung, hoạt động phối hợp giữa công tác điều trị với tƣ vấn, hỗ trợ tâm
lý từ nhân viên y tế cùng gia đình, xã hội trong quá trình điều trị của bệnh nhân là
hết sức quan trọng để nâng cao tỷ lệ tuân thủ và hiệu quả điều trị thay thế nghiện
các CDTP bằng Methadone của bệnh nhân. Ngƣợc lại sự kỳ thị phân biệt đối xử với
ngƣời nghiện CDTP, bệnh nhân tiếp xúc thƣờng xuyên với ngƣời nghiện trong cộng
đồng, khoảng cách đi lại uống thuốc xa sẽ ảnh hƣởng đến tuân thủ điều trị của bệnh
nhân.
Khuyến nghị chính của nghiên cứu là thƣờng xuyên tƣ vấn, đánh giá tuân thủ
điều trị với tất cả bệnh nhân, phối hợp chặt chẽ với ngƣời nhà bệnh nhân để hỗ trợ
bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt và tái hòa nhập cuộc sống với cộng đồng.



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện ma túy hiện nay đƣợc xem là một căn bệnh xã hội rất đáng lo ngại vì
nó gây ra các tác hại rất nghiêm trọng cho không chỉ cá nhân ngƣời nghiện mà còn
cho toàn xã hội.
Trên thế giới từ lâu đã áp dụng nhiều phƣơng pháp cai nghiện ma túy nhƣ:
Liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, liệu pháp cắt cơn và điều trị duy trì bằng
thuốc…Hiện nay, phƣơng pháp điều trị thay thế bằng Methadone và điều trị đối
kháng bằng naltrexone đang phổ biến trên thế giới[33]. Methadone đƣợc coi là biện
pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng”[31].
Trong hơn 40 năm qua, Methadone đã đƣợc áp dụng điều trị tại nhiều nơi
trên thế giới và đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Chất lƣợng của chƣơng trình
điều trị Methadone phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tuân thủ điều trị là khâu
quan trọng để chƣơng trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thành công.
Tuân thủ điều trị Methadone đƣợc đánh giá qua việc ngƣời bệnh phải uống thuốc
Methadone hàng ngày dƣới sự giám sát của cán bộ y tế để đảm bảo điều trị hiệu quả
và an toàn, trong thời gian điều trị ngƣời bệnh bỏ liều, gián đoạn quá trình uống
thuốc sẽ ảnh hƣởng đến việc điều trị, cụ thể phải uống lại Methadone sau khi bỏ
điều trị hoặc phải khởi liều lại hoặc có thể thực hiện lại từ đầu của quá trình điều trị:
a) Bỏ uống thuốc 1 đến 3 ngày: Không thay đổi liều Methadone đang điều trị, b) Bỏ
uống thuốc 4 đến 5 ngày: Đánh giá lại sự dung nạp thuốc của ngƣời bệnh, cho 1/2
liều Methadone bệnh nhân vẫn uống trƣớc khi dừng điều trị đồng thời khám lại và
cho liều Methadone thích hợp, c) Bỏ uống thuốc trên 5 ngày: Khởi liều Methadone
lại từ đầu[7].
Hiện tƣợng bệnh nhân điều trị Methadone đồng thời vẫn sử dụng heroin, bỏ
trị, bỏ liều, không tuân thủ điều trị vẫn là vấn đề đáng quan tâm, đó là một trong
những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng chƣơng trình điều trị thay thế nghiện các
CDTP bằng Methadone.

Một nghiên cứu của Trần Thịnh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, các lý
do ngƣời tham gia MMT thƣờng gặp nhất là bị công an bắt do mua bán heroin (hoặc


2
gây rối trật tự công cộng), đáng quan tâm là bệnh nhân tự ý xin ra khỏi chƣơng trình
do Methadone không có hiệu quả đủ để thay thế heroin[32].
Theo báo cáo của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh An Giang tính
đến 6/2015, số bệnh nhân bỏ uống thuốc trong tháng tại ba cơ sở là 79 ngƣời/501
bệnh nhân đang điều trị chiếm tỷ lệ 15,77%, số lƣợt bệnh nhân bỏ uống thuốc trong
tháng là 475 lƣợt/501 ngƣời chiếm 94,81%. Tại thành phố Long Xuyên, số bệnh
nhân bỏ uống thuốc trong tháng là 25/173 bệnh nhân chiếm 14,45% và số lƣợt bệnh
nhân bỏ uống thuốc trong tháng 159 lƣợt/173 ngƣời chiếm 91,9%[17].
Thành phố Long Xuyên là đơn vị đầu tiên của tỉnh An Giang triển khai thực
hiện điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone, việc tìm hiểu thực trạng
điều trị và các khó khăn thuận lợi của bệnh nhân trong quá trình điều trị Methadone
sẽ giúp chúng ta thu thập đƣợc những số liệu, bằng chứng cụ thể, để từ đó có các
giải pháp phù hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác quản lý và điều trị là
rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone của bệnh nhân tại Trung tâm Y tế
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai đoạn năm 2012 - 2015” nhằm có định
hƣớng cho các giải pháp can thiệp và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình MMT tại
tỉnh An Giang.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thƣ̣c trạng tuân thủ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone của bệnh nhân tại Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên, tỉnh An

Giang giai đoạn năm 2012 – 2015;
2. Đánh giá hiệu quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone của bệnh nhân về cải thiện thể trạng , giảm hành vi nguy cơ và sức
khỏe tâm thần tại Trung tâm y tế thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang giai năm
2012 – 2015;


4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Đặc điểm tình hình nghiện chích ma túy và HIV/AIDS

1.1.1. Trên thế giới
Sử dụng ma túy, đặc biệt là tiêm chích ma túy có liên quan chặt chẽ tới lây
nhiễm HIV, bệnh viêm gan B và C qua con đƣờng dùng chung kim tiêm, dùng
chung dụng cụ tiêm chích bị nhiễm bẩn là con đƣờng lây lan HIV chủ yếu ở nhiều
khu vực, bao gồm Đông Âu, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á và một số nƣớc ở
Châu Mỹ La tinh. Theo Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc
(UNODC)/Tổ chức y tế thế giới (WHO)/Chƣơng trình chung của Liên Hợp Quốc
về HIV/AIDS (UNAIDS)/Ngân hàng Thế giới (WB) ƣớc tính năm 2012, số ngƣời
tiêm chích ma túy sống chung với HIV là khoảng 1,7 triệu, tƣơng ứng trung bình
khoảng 13,1% những ca bị nhiễm HIV toàn cầu là do hành vi tiêm chích ma túy
không an toàn của ngƣời tiêm chích ma túy[55].
Theo báo cáo tình hình ma túy toàn cầu năm 2014 của Cơ quan Phòng chống
Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC), số ngƣời tiêm chích ma túy hiện là
12,7 triệu ngƣời, tƣơng ứng với tỷ lệ 0,27% đối với dân số trong độ tuổi 15-64, số
ngƣời tiêm ma túy chung sống với HIV là 1,7 triệu ngƣời. Tình hình này đƣợc thể
hiện rõ ràng nhất ở Tây-Nam Á và Đông/Đông – Nam châu Âu, nơi có tỷ lệ ngƣời
tiêm chích ma túy nhiễm HIV lần lƣợt là 28,8% và 23,0%. Ƣớc tính hơn một nửa số

ngƣời tiêm chích ma túy sống chung với Viêm gan C[55].
1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo Bộ Công an và Bộ Lao động Thƣơng
binh Xã hội năm 2013 có 163.713 ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, con số
này là 204.272 vào năm 2014[17, 23].
Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT giảm dần trong giai đoạn từ
năm 2004 đến 2013, lần đầu tiên xuống dƣới 11% trong năm 2013 kể từ năm
1997. Tuy tỉ lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT đang giảm dần ở một số tỉnh,
nhƣng ở hầu hết các tỉnh thực hiện giám sát, dịch HIV/AIDS vẫn đang cao ở
mức đáng báo động . Theo kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện


5
nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%), Lai
Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và thành phố Hồ Chí Minh
(18,2%)[8].
Tính đến 31/5/2015, có 46 tỉnh/thành phố đã triển khai điều trị Methadone
với 170 cơ sở, tăng 15 tỉnh và 37 cơ sở so với cuối năm 2014. Chƣơng trình hiện
điều trị cho 31.162 bệnh nhân, tăng 6.621 bệnh nhân so với cuối năm 2014. Số
lƣợng bệnh nhân hiện điều trị đạt 38% chỉ tiêu đề ra năm 2015 theo Quyết định số
1008/QĐ-TTg[9].
1.1.3. Tại An Giang
Theo số liệu của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy của Công an
tỉnh An Giang, đến tháng 12 năm 2014 toàn tỉnh có 1.713 ngƣời nghiện có hồ sơ
quản lý. Trong đó, tập trung nhiều ngƣời nghiện ở các địa bàn thành phố Long
Xuyên: 551 ngƣời, thành phố Châu Đốc: 307 ngƣời, thị xã Tân Châu: 281 ngƣời,
huyện Châu Phú: 142 ngƣời.
Tỉ lệ ngƣời nghiện chích ma túy đƣợc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét
nghiệm HIV trong 6 tháng qua năm 2014: 14,07%. Tính đến tháng 6 năm 2015 số
ngƣời đƣợc điều trị Methadone tại An Giang là 492 bệnh nhân đạt 54,6% so với chỉ

tiêu đƣợc giao năm 2015[20].
1.2. Khái quát về nghiện các chất dạng thuốc phiện
1.2.1. Các khái niệm về nghiện các chất dạng thuốc phiện
Chất dạng thuốc phiện (CDTP) là tên gọi chung cho nhiều chất nhƣ thuốc
phiện, morphine, heroin, methadone, buprenorphine, codein, pethidine, fentanyle,
có biểu hiện lâm sàng tƣơng tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tƣơng tự ở não.
Dung nạp là tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất, đƣợc biểu hiện bằng
sức chịu đựng của cơ thể ở liều lƣợng nhất định của chất đó. Khả năng dung nạp
phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp thay đổi, cần
thiết phải thay đổi liều lƣợng của chất đã sử dụng để đạt đƣợc cùng một hiệu quả[7].
Ngƣời nghiện chất dạng thuốc phiện là ngƣời sử dụng và bị lệ thuộc vào chất
dạng thuốc phiện[11].


6
Các chất ma túy dạng thuốc phiện đặc biệt là heroin có hoạt tính ngắn, thời
gian bán hủy xấp xỉ 2 giờ. Khi ngƣời nghiện sử dụng ma túy CDTP tăng rất nhanh
trong máu, ngƣời nghiện đê mê, trạng thái nhiễm độc và sau đó nó cũng giảm xuống
rất nhanh gây trạng thái thiếu thuốc, trạng thái cai. Vì vậy, ngƣời nghiện sử dụng
ma túy CDTP (đặc biệt heroin) luôn ở trong trạng thái chao đảo giữa nhiễm độc và
trạng thái cai rất khó chịu, là nguồn gốc dẫn họ đến nhiều hành vi nguy hại khó
lƣờng.
Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma
túy đang sử dụng ở những ngƣời nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng
cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma túy đang sử dụng[4].
1.2.2. Khái quát các phƣơng pháp điều trị
1.2.2.1. Trên thế giới[33]
Ở Mỹ, từ năm 1912-1919, 44 trung tâm phân phát morphine cho đối tƣợng
nghiện đã đƣợc thành lập. Sau nhiều năm thực hiện, phƣơng pháp điều trị này
không mang lại kết quả và cuối năm 1923 các trung tâm nói trên phải đóng cửa và

các tội phạm ma túy vẫn tiếp tục gia tăng.
Năm 1973, xuất hiện phƣơng pháp chống tái nghiện heroin bằng chất đối
kháng naltrexone. Liệu pháp naltrexone đứng hàng thứ hai sau liệu pháp
Methadone, cũng đã đƣợc áp dụng ở Mỹ, nhiều nƣớc trên thế giới và có tác dụng tốt
đối với những đối tƣợng có động cơ cao.
Ở các nƣớc Châu Âu cũng chịu những thất bại tƣơng tự nhƣ nƣớc Mỹ trong
quá trình tìm kiếm các phƣơng pháp chống tái nghiện heroin. Do vậy, liệu pháp
Methadone đã nhanh chóng đƣợc đa số các nƣớc Châu Âu hoan nghênh và áp dụng.
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Từ năm 1990, nhiều phƣơng pháp điều trị cắt cơn và điều trị chống tái
nghiện heroin đã đƣợc áp dụng: Thuốc hƣớng thần, các bài thuốc dân tộc cổ truyền,
châm cứu v.v…các phƣơng pháp trên đã hỗ trợ phần nào cho điều trị cắt cơn nghiện
nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao cho điều trị chống tái nghiện. Bằng chứng là theo
báo cáo của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống ma túy năm 2002, tỷ số tái nghiện tăng
đến 90% hay cao hơn nữa[33].


7
Năm 1999, trong tình hình chƣa tổng kết liệu pháp Methadone, chƣa nghiên
cứu bƣớc đầu liệu pháp naltrexone và chƣa thực hiện liệu pháp gia đình và liệu pháp
nhận thức tập tính. Cấu trúc các cơ sở và phƣơng pháp điều trị nghiện ở nƣớc ta chủ
yếu dựa vào điều trị tự nguyện tại cộng đồng và điều trị bắt buộc tại các trung tâm
thuộc ngành lao động thƣơng binh xã hội với các phƣơng pháp điều trị nhƣ:
- Hỗ trợ điều trị cắt cơn, chăm sóc về y tế: Giai đoạn điều trị, cắt cơn đƣợc
thực hiện từ 10-20 ngày, theo phác đồ do Bộ Y tế hƣớng dẫn nhƣ điện châm, an
thần kinh, Cedemex.
- Tƣ vấn, giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách: Cắt cơn, chống tái nghiện
bằng các hoạt động tƣ vấn, sinh hoạt, lao động nghề nghiệp. Tƣ vấn là biện pháp
chủ yếu trong chữa trị, cai nghiện nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ phù hợp, các phƣơng
pháp này ít đem lại kết quả, phần lớn do thiếu các liệu pháp sinh học và tâm lý đặc

hiệu, nghề đƣợc dạy trong trung tâm không phù hợp với nhu cầu tìm việc làm tại
cộng đồng, từ đó dẫn đến việc học viên sau khi hoàn thành cai nghiện tại trung tâm
trở về cộng đồng tái nghiện trở lại[6].
Từ giữa năm 2002 đến nay, Viện sức khỏe tâm thần nghiên cứu áp dụng liệu
pháp thay thế bằng Methadone và liệu pháp đối kháng naltrexone đã mang lại nhiều
kết quả khích lệ. Hai liệu pháp này đều thực hiện tốt trong điều kiện ngoại trú, có
thể áp dụng chống tái nghiện ở các cơ sở tại cộng đồng ở nƣớc ta[33].
1.2.3. Methadone và điều trị thay thế CDTP bằng Methadone[7]
1.2.3.1. Khái niệm
Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, tác động chủ yếu trên các thụ
thể (µ) ở não. Tƣơng tự nhƣ các CDTP khác, Methadone có tác dụng giảm đau, giảm
ho, yên dịu, giảm hô hấp, không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ƣơng và không
gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ
cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone
có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài.
Mục đích điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là một
điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, đƣợc sử dụng theo đƣờng uống, dƣới
dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đƣờng máu nhƣ HIV, viêm


8
gan B, C đồng thời giúp ngƣời bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và
tái hoà nhập cộng đồng.
1.2.3.2. Các tác dụng không mong muốn và cách xử trí
Các tác dụng không mong muốn phổ biến của Methadone bao gồm táo bón,
khô miệng và tăng tiết mồ hôi.
Các triệu chứng: Rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, giãn mạch và gây ngứa,
rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở đàn ông, rối loạn chức năng tình dục,
giữ nƣớc, tăng cân ít gặp hơn và có thể không liên quan đến Methadone. Hầu hết
những ngƣời nghiện CDTP có ít tác dụng không mong muốn, tuy nhiên triệu chứng

táo bón, rối loạn chức năng tình dục, tăng tiết mồ hôi, có thể vẫn tồn tại trong quá
trình điều trị.
Xử trí các tác dụng không mong muốn thƣờng gặp
Các triệu chứng dƣới đây không chỉ là tác dụng không mong muốn của
Methadone mà cũng có thể xuất hiện khi sử dụng các CDTP khác.
Ra nhiều mồ hôi: Nếu triệu chứng này xuất hiện ở giai đoạn đầu của điều trị
cần phân biệt giữa tăng tiết mồ hôi của hội chứng cai với tác dụng không mong
muốn của thuốc Methadone. Xử trí: Ngƣời bệnh cần uống đủ nƣớc và trấn an để
ngƣời bệnh yên tâm.
Táo bón: Ngƣời bệnh thƣờng bị táo bón mạn tính do tác dụng không mong
muốn của Methadone và các CDTP khác. Xử trí: Khuyến khích ngƣời bệnh uống
nhiều nƣớc, ăn nhiều rau, quả nhƣ khoai lang, chuối, đu đủ và các thức ăn có nhiều
chất xơ, động viên ngƣời bệnh tăng cƣờng vận động và tập thể dục, trƣờng hợp táo
bón nặng có thể uống thuốc nhuận tràng nhƣ sorbitol, thụt tháo...
Mất ngủ: Hƣớng dẫn ngƣời bệnh tạo môi trƣờng ngủ thoải mái, thông
thoáng, yên tĩnh, chia sẻ động viên ngƣời bệnh và áp dụng các kỹ thuật thƣ giãn đơn
giản khác, hạn chế sử dụng các chất kích thích nhƣ trà, cà phê, thuốc lá trƣớc khi đi
ngủ. Cần chú ý trong giai đoạn đầu, mất ngủ có thể là biểu hiện của hội chứng cai
và cũng là biểu hiện của trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Trong trƣờng hợp
này, bác sĩ không nên kê đơn thuốc ngủ cho bệnh nhân (đặc biệt là nhóm
benzodiazepin và nhóm barbituric, …vì dễ gây quá liều do tƣơng tác thuốc).


9
Bệnh về răng miệng: Các CDTP bao gồm Methadone làm giảm tiết nƣớc bọt,
ngoài ra ngƣời nghiện ma túy thƣờng bị suy dinh dƣỡng và mất vệ sinh răng miệng.
Xử trí: Khuyến khích ngƣời bệnh thƣờng xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng (đánh
răng 2 lần/ngày), sử dụng thức ăn, đồ uống ít đƣờng, có thể làm tăng tiết nƣớc bọt
bằng cách tăng cử động nhai nhƣ nhai kẹo cao su không đƣờng, đến khám chuyên
khoa răng khi cần thiết.

Mệt mỏi và buồn ngủ: Nguyên nhân có thể do thời gian uống thuốc chƣa phù
hợp, trầm cảm, nếu xuất hiện sau khi uống thuốc Methadone 3-4 giờ thƣờng là dấu
hiệu sớm của ngộ độc nhẹ Methadone, nếu tình trạng nặng hơn có thể do sử dụng
thuốc ngủ, uống rƣợu hoặc tái sử dụng heroin. Xử trí theo nguyên nhân: Chuyển
thời gian uống Methadone vào buổi chiều, điều chỉnh liều Methadone cho phù hợp
(nếu cần), tƣ vấn cho ngƣời bệnh tránh lạm dụng thuốc ngủ, rƣợu, không tái sử
dụng heroin, điều trị trầm cảm (tổ chức hội chẩn hoặc chuyển chuyên khoa tâm thần
nếu cần), cần lƣu ý một số thuốc chống trầm cảm, chống chỉ định phối hợp với
Methadone.
1.2.3.3. Nguyên tắc chung của điều trị Methadone
- Ngƣời bệnh phải tự nguyện tham gia điều trị.
- Liều Methadone phải phù hợp với từng ngƣời bệnh dựa trên nguyên tắc bắt
đầu với liều thấp, tăng từ từ và duy trì ở liều đạt hiệu quả.
- Điều trị bằng thuốc Methadone là điều trị duy trì lâu dài, thời gian điều trị
phụ thuộc vào từng ngƣời bệnh nhƣng không dƣới 1 năm.
- Điều trị bằng thuốc Methadone cần phải kết hợp với tƣ vấn, hỗ trợ về tâm
lý xã hội, các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế khác khi có chỉ định để điều trị đạt
hiệu quả cao.
- Ngƣời đứng đầu cơ sở điều trị chỉ cung cấp thông tin về ngƣời bệnh cho
các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu hoặc cho ngƣời khác khi đƣợc sự đồng ý
của ngƣời bệnh.
1.2.3.4. Điều trị Methadone
 Giai đoạn dò liều:


10
Thƣờng là 02 tuần đầu điều trị. Liều khởi đầu từ 15-30 mg tùy thuộc vào kết
quả đánh giá độ dung nạp các CDTP của ngƣời bệnh (liều trung bình là 20 mg).
Đánh giá bệnh nhân hàng ngày trƣớc khi cho liều Methadone (theo thang điểm đánh
giá hội chứng cai lâm sàng). Thƣờng không tăng liều Methadone trong 03 ngày đầu

điều trị. Sau mỗi 3-5 ngày điều trị, nếu vẫn còn biểu hiện hội chứng cai có thể tăng
thêm 5-10 mg/lần. Tổng liều tăng trong 01 tuần không vƣợt quá 20 mg.
 Giai đoạn điều chỉnh liều:
Từ tuần thứ 3 của quá trình điều trị và có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Liều
điều trị sẽ đƣợc tiếp tục điều chỉnh đến khi ngƣời bệnh đạt đƣợc liều có hiệu quả (là
liều làm hết hội chứng cai, giảm thèm nhớ, ngăn tác dụng của việc sử dụng heroin
và không gây ngộ độc). Sau mỗi 3 - 5 ngày điều trị, liều Methadone có thể tăng từ 5
– 15 mg/lần. Tổng liều tăng trong 01 tuần không vƣợt quá 30 mg.
 Giai đoạn điều trị duy trì:
Liều duy trì: Là liều có hiệu quả và phong tỏa đƣợc tác dụng gây khoái cảm
của heroin (hết thèm nhớ heroin). Liều Methadone điều trị duy trì khác nhau ở từng
ngƣời bệnh, một số bệnh lý đồng diễn, tình trạng đặc biệt (có thai, đa nghiện) và sử
dụng các thuốc có tƣơng tác với Methadone. Liều duy trì thông thƣờng: 60-120
mg/ngày. Liều duy trì thấp nhất 15 mg/ngày; liều cao nhất có thể lên tới 200-300
mg/ngày, cá biệt có những ngƣời bệnh liều cao hơn 300 mg/ngày.
Giai đoạn điều trị duy trì đƣợc xác định khi: Ngƣời bệnh đƣợc sử dụng liều
có hiệu quả tối ƣu duy trì trong ít nhất 4 tuần liên tục, ngƣời bệnh không tái sử dụng
các CDTP trong ít nhất 4 tuần liên tục.
 Giảm liều:
Sau một thời gian điều trị Methadone (ít nhất là 1 năm), nếu ngƣời bệnh đã
ổn định và mong muốn ngừng điều trị. Mỗi lần giảm liều phải cách nhau ít nhất 2
tuần. Liều Methadone giảm tối đa trong 1 lần không vƣợt quá 10% liều đang sử
dụng.
 Ngừng điều trị:


11

Sau một thời gian giảm liều, có thể ngừng hoàn toàn Methadone. Cần thực
hiện các chăm sóc y tế và hỗ trợ tâm lý xã hội ít nhất trong 06 tháng sau khi ngừng

điều trị Methadone[7].
1.2.3.5. Tuân thủ và hiệu quả điều trị Methadone
Khái niệm chung
Theo Ranial và Morisky – 2011: “Tuân thủ là mức độ hành vi của bệnh
nhân đối với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng và/hoặc thay đổi lối sống
tƣơng ứng với khuyến cáo của nhân viên y tế”[26].
Cho đến nay, chƣa có chuẩn vàng để đo lƣờng hành vi tuân thủ và hiệu quả
điều trị Methadone, mà chỉ dựa vào những nguyên tắc điều trị theo hƣớng dẫn của
Bộ Y tế và nội quy của cơ sở điều trị Methadone. Cụ thể trong luận văn này:
Tuân thủ điều trị Methadone đƣợc hiểu là: Ngƣời bệnh phải uống thuốc
Methadone hàng ngày dƣới sự giám sát của cán bộ y tế để đảm bảo điều trị hiệu
quả, an toàn và không tái nghiện thông qua việc quan sát, theo dõi và đánh giá trong
quá trình MMT (không bỏ liều, bỏ trị)[7].
Tiêu chí tuân thủ điều trị trong nghiên cứu này là:
- Tuân thủ điều trị: Bệnh nhân uống thuốc liên tục mỗi ngày
- Không tuân thủ điều trị: Bệnh nhân bỏ uống từ một ngày trở lên hoặc bỏ trị
Cách đánh giá:
- Theo dõi bệnh nhân uống thuốc hàng ngày.
- Đánh giá tuân thủ theo thời gian điều trị: 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 36
tháng. Các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị bao gồm: Tƣ vấn cho ngƣời bệnh và
gia đình. Hƣớng dẫn ngƣời bệnh và gia đình biết cách xử trí các tác dụng không
mong muốn và các diễn biến bất thƣờng trong quá trình điều trị. Phối hợp với gia
đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội động viên và giúp đỡ ngƣời bệnh tuân thủ
điều trị[7].
Hiệu quả điều trị Methadone đƣợc hiểu là: Bệnh nhân sau khi đƣợc tham
gia điều trị có sự thay đổi giữa trƣớc và sau điều trị theo hƣớng tích cực (Có tăng
cân; giảm tần suất sử dụng heroin, giảm sử dụng chung bơm kim tiêm và giảm nguy
cơ trầm cảm).



12
1.2.3.6. Thành tựu của điều trị Methadone
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng chi phí cho công tác điều trị sẽ tiết
kiệm về mặt giảm số lƣợng nạn nhân của các vụ phạm tội, cũng nhƣ giảm chi phí
cho hệ thống luật pháp hình sự. Tỉ lệ tiết kiệm tối thiểu là 3:1 và khi tính rộng hơn
các chi phí đi đôi với tội phạm, sức khoẻ và năng suất xã hội, tỉ lệ tiết kiệm so với
chi phí đầu tƣ tăng tới mức 13:1. Những khoản tiết kiệm này có thể cải thiện tình
hình khó khăn trong đó các cơ hội về giáo dục, việc làm và phúc lợi xã hội đều bị
suy giảm cũng nhƣ làm tăng khả năng phục hồi kinh tế giai đoạn kiệt quệ cho các
giai đoạn, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, xã hội[34].
Chƣơng trình thử nghiệm điều trị duy trì Methadone quốc gia bắt đầu ở thành
phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2008. Tỷ lệ tuân thủ ban
đầu và hồi phục tuyệt vời đã khuyến khích Chính phủ mở rộng quy mô thí điểm ra
nhiều tỉnh.
1.3. Tổng quan các nghiên cứu điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone
1.3.1. Trên thế giới
 Các nghiên cứu về thực trạng tuân thủ và hiệu quả điều trị :
Theo Jiang H và cộng sự trong một nghiên cứu trên 480 bệnh nhân
Methadone từ năm 2005 đến năm 2013 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cho thấy tỷ
lệ tuân thủ MMT là 58.11%. Các yếu tố liên quan nhƣ: Có công việc ổn định, có
lịch sử cai nghiện bắt buộc trƣớc khi tham gia điều trị Methadone có tỷ lệ tuân thủ
MMT cao hơn, các bệnh nhân có kết quả lần cuối cùng dƣơng tính với morphine
trong nƣớc tiểu có liên quan với tỷ lệ tuân thủ MMT thấp hơn[42].
Theo kết quả nghiên cứu tại Thụy Điển của Carlsson S và các cộng sự đƣợc
công bố năm 2015, với phƣơng pháp sử dụng hơi thở để theo dõi sự tuân thủ của
ngƣời nghiện trong điều trị cho thấy, trong số những ngƣời điều trị Methadone có
83% có kết quả dƣơng tính Methadone với hơi thở, có nghĩa là còn 17% bệnh nhân
chƣa tuân thủ điều trị[54].
Nghiên cứu của Roux P và cộng sự ở Pháp công bố 2014 cho thấy sau 12
tháng điều trị duy trì có 35,2% số ngƣời tham gia tuân thủ điều trị tốt, 64,9% không

tuân thủ điều trị hoặc tuân thủ kém, các yếu tố liên quan đến không tuân thủ MMT


13
hoặc tuân thủ thấp ở các bệnh nhân là không có nhà ở ổn định, uống rƣợu, sử dụng
cocain và nhận thức liều Methadone không đủ. Vì vậy, trong quá trình điều trị dự
đoán liều Methadone an toàn là một vấn đề rất quan trọng để đạt đƣợc tuân thủ tốt
trong MMT[50].
Nghiên cứu của Pang và cộng sự tại Trung Quốc năm 2007 về “Đánh giá
hiệu quả giai đoạn đầu của 8 cơ sở điều trị Methadone ở Trung Quốc”. Nghiên cứu
tiến hành điều tra cắt ngang tại 3 thời điểm trƣớc điều trị, 6 tháng và 12 tháng sau
điều trị, so sánh hành vi liên quan đến sử dụng ma túy, mối quan hệ với gia đình,
xét nghiệm HIV lại sau 12 tháng điều trị. Kết quả cho thấy điều trị Methadone góp
phần làm giảm sử dụng ma túy, hành vi tiêm chích ma túy, nhiễm HIV và các mối
quan hệ gia đình xã hội đƣợc cải thiện[46].
Montazerifar F và cộng sự với một nghiên cứu cắt ngang lâm sàng đƣợc tiến
hành trên 55 ngƣời nghiện CDTP (15 phụ nữ và 40 đàn ông; trung bình ở độ tuổi
31,6 ± 10 tuổi) tại bệnh viện tâm thần Baharan, Zahedan, Sistan và Baluchistan
Iran, trong năm 2011. Các bệnh nhân đƣợc kiểm tra trƣớc và sau 8 tuần MMT.
Trọng lƣợng và chiều cao của ngƣời tham gia đƣợc cân đo và tính toán các chỉ số
khối cơ thể (BMI). Kết quả trọng lƣợng cơ thể tăng lên đáng kể từ 61,4 ± 14,4-65,3
± 14,2 kg và chỉ số BMI từ 21,4 ± 4,2-23 ± 5,6 (kg/m2) sau 8 tuần điều trị duy trì
bằng Methadone (P <0,01). Trọng lƣợng cơ thể bệnh nhân tăng, tỷ lệ thiếu cân, thừa
cân và béo phì trƣớc điều trị: 27,3%, 18,2% và 3,6%, tƣơng ứng sau MMT là
12,7%, 18,2% và 7,2%[41].
Nghiên cứu của Guohong Chen và Takeo Fujiwara năm 2009 tại bốn phòng
khám Methadone Trung Quốc cho kết quả: Giảm tỷ lệ tiêm heroin và cũng cải thiện
quan hệ xã hội và gia đình, bao gồm cả hành vi trộm cắp, mại dâm và kinh doanh
heroin sau 1 năm điều trị tại các phòng khám Methadone. Cụ thể, tình trạng có việc
làm tăng từ 25,1% lên 37,3%, tình trạng thất nghiệp giảm từ 74,9% xuống 62,7%,

tình trạng hôn nhân: Lập gia đình tăng 33,4% lên 45,9% và có nguồn thu nhập ổn
định tăng từ 17,5% lên 35,8%. Trong khi đó, khả năng sắp tới tiếp xúc với ngƣời sử
dụng heroin khác trong 1 tháng trƣớc giảm từ 65,2% trong cuộc khảo sát 1 xuống
8,6% ở khảo sát lần thứ 2[40].


14
 Các nghiên cứu về khó khăn và thuận lợi trong quá trình điều trị của bệnh
nhân
Nghiên cứu của Gu J và các cộng sự trên 133 ngƣời tham gia đƣợc tuyển
chọn từ hai cơ sở MMT tại Quảng Châu, Trung Quốc. Kết quả cho thấy những
ngƣời tham gia đã đến các phòng khám MMT trung bình 25 ngày trong tháng vừa
qua. Nguyên nhân không đến đƣợc cơ sở điều trị tác giả cũng chỉ ra trong nghiên
cứu là do: Tình trạng thể chất và sức khỏe tâm thần (bị bệnh, tâm trạng xấu và xuất
hiện sự kiện không vui), phải tham gia các sự kiện (đính hôn, kết hôn, có những
chuyến đi xa), mối quan hệ cá nhân (xung đột với gia đình) và các yếu tố tình huống
(khó khăn về tài chính, lo lắng về việc bắt giữ của cảnh sát). Các can thiệp để cải
thiện tuân thủ MMT cần phải xem xét các yếu tố tình huống cụ thể, dịch vụ tâm lý
xã hội phụ trợ cần đƣợc lồng ghép với MMT, MMT cũng cần cung cấp các dịch vụ
linh hoạt hơn cho khách hàng. Hơn nữa, những nỗ lực cần đƣợc thực hiện để xây
dựng lên các nhóm liên ngành kết nối với MMT để cung cấp toàn diện về công tác
giảm tác hại, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bệnh[44].
Nghiên cứu của Chunqing Lin và cộng sự năm 2008 tại Trung Quốc cho thấy
để đƣợc điều trị, ngƣời tham gia phải cung cấp các bằng chứng của thất bại điều trị
cai nghiện trƣớc đó và nhận đƣợc sự chấp thuận của cơ quan cảnh sát địa phƣơng,
đồng thời việc điều tra của cảnh sát là một trở ngại cho mục tiêu điều trị của họ.
Cảm nhận sự kỳ thị của xã hội đối với ngƣời sử dụng thuốc phiện cũng đã đƣợc ghi
nhận là một trong những lý do tại sao ngƣời dùng dạng thuốc phiện đã không tham
gia điều trị. Bƣớc vào cánh cửa của một phòng khám Methadone hàng ngày đƣợc
nhìn nhận nhƣ là một "con dấu trên trán" tuyên bố rằng đó là một con nghiện. Nỗi

sợ hãi phân biệt đối xử đã làm trầm trọng thêm bởi thái độ tiêu cực chung về nhận
thức của xã hội đối với ngƣời sử dụng thuốc phiện. Một số trả lời rằng khi đƣợc xác
định là một ngƣời nghiện ma túy có thể sẽ dẫn đến mất việc làm. Một khách hàng
cho rằng đó là lý do tại sao bạn mình từ chối sử dụng MMT[48].
Theo nghiên cứu của Baharudin A và các cộng sự tại Malaysia trên các bệnh
nhân MMT đƣợc công bố năm 2013 cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 44,4%. Có mối liên
quan giữa yếu tố dân tộc, trình độ học vấn và đồng thời sử dụng cần sa bất hợp pháp


×