Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố cao lãnh tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ MỸ DIỆN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ NUÔI DƯỠNG VÀ
CHĂM SÓC TRẺ CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720301

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ MỸ DIỆN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ NUÔI DƯỠNG VÀ
CHĂM SÓC TRẺ CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN NGỌC ẤN



Hà Nội, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và
phòng ban Trường Đại học y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Ấn,
Ths. Dương Kim Tuấn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học
tập, thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế, Ban Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng
tỉnh Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các trường mầm non, cảm ơn các
đối tượng tham gia nghiên cứu đã nhiệt tình, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian điều tra thu thập số liệu tại thực địa.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình cùng bạn bè và đồng nghiệp thân thiết tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
Đồng Tháp đã hết lòng ủng hộ, động viên và giúp đỡ giúp tôi vượt qua những khó
khăn để hoàn thành đề tài.
Hà Nội, tháng 01 năm 2018

Lê Thị Mỹ Diện


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................... VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................4
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................................4
1.2. Một số yêu cầu của giáo viên về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ........................................5
1.2.1. Vệ sinh cá nhân: .........................................................................................................5
1.2.2. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ .........................................................................................5
1.2.3. Tổ chức bữa ăn cho trẻ ...............................................................................................6
1.2.4. Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp ......................................7
1.2.5. Cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn .................................................8
1.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong cơ thể .................................................................8
1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành nuôi dưỡng và thực hành chăm sóc trẻ trên
thế giới và Việt Nam ............................................................................................................10
1.4.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................11
1.4.2. Một số nghiên cứu trong nước .................................................................................12
1.5. Tầm nhìn, điểm mới và hạn chế của đề tài nghiên cứu .................................................13
1.6. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ......................................................................................15
KHUNG LÝ THUYẾT: .......................................................................................................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................................17


iii


2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................................17
2.4. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................................17
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................................18
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ...........................................................................................18
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................19
2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ....................................................................19
2.7. Các biến số nghiên cứu (phụ lục 1) ...............................................................................20
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................................................21
2.9. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................................22
2.10. Biện pháp khắc phục sai số .........................................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................23
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................................23
3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu .............................................................................24
3.3. Thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên .............................................31
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức ..........................................................................34
3.4.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức ............................................................................34
3.4.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành ...........................................................................36
3.5. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành .................................................................38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................39
4.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ...............................................................................39
4.2. Kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ .....................................................................40
4.3. Thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên .............................................45
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức ..........................................................................48
4.5. Các yếu tố liên quan đến thực hành ..............................................................................49
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................51
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................................52


iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................53
Phụ lục 1: Biến số và định nghĩa biến ..................................................................................58
Phụ lục 2 bảng chấm điểm kiến thức và thực hành ..............................................................68
Phụ lục 3: PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON ...................79
PHỤ LỤC 4: NHẬN XÉT PHẢN BIỆN .............................................................................93
PHỤ LỤC 5: BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA .....................................................101


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP

An toàn thực phẩm

DD

Dinh dưỡng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ND

Nuôi dưỡng

TMN


Trường mầm non


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Phân bố đối tượng theo đặc điểm ............................................................23
Bảng 3. 2. Kiến thức bữa ăn cho trẻ tại các trường mầm non...................................24
Bảng 3. 3. Kiến thức về quy định sức khỏe cá nhân, trang phục ..............................24
Bảng 3. 4. Kiến thức về khẩu phần ăn cân đối, dinh dưỡng hợp lý ..........................25
Bảng 3. 5. Kiến thức về những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống, tỉ lệ giữa
các chất sinh năng lượng ...........................................................................................26
Bảng 3. 6. Kiến thức về vai trò Protein, vai trò dinh dưỡng của lipid, thực phẩm
chứa nhiều chất đạm, chứa nhiều glucid, chứa nhiều lipid .......................................26
Bảng 3. 7. Kiến thức về vai trò Vitamin A, D, E, K, C, B1, B2, acid folic, B12 .....27
Bảng 3. 8. Kiến thức về vai trò Canxi, sắt, kẻm, iod, chất xơ ..................................29
Bảng 3. 9. Kiến thức về vai trò của nước và lượng nước trong cơ thể trẻ ................30
Bảng 3. 10. Kiến thức về phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm ...................................30
Bảng 3. 11. Kiến thức về bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp
cho trẻ ........................................................................................................................30
Bảng 3. 12. Kiến thức chung về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ..................................31
Bảng 3. 13. Thực hành về sắp xếp bàn ăn, chuẩn bị dụng cụ và nhiệm vụ của giáo
viên ............................................................................................................................31
Bảng 3. 14. Thực hành theo dõi sức khỏe trẻ............................................................33
Bảng 3. 15. Thực hành phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm tại lớp và Thực hành xử lí
ban đầu khi một số tai nạn xảy ra tại lớp ..................................................................33
Bảng 3. 16. Thực hành chung về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ .................................34
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, nhóm trường, trình độ học vấn, thâm
niên công tác, tham gia tập huấn, với kiến thức.......................................................34
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa số trẻ trong một lớp, tình trạng hôn nhân với kiến

thức ............................................................................................................................36
Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác với
thực hành ...................................................................................................................36


vii

Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa tham gia tập huấn, số trẻ, tình trạng hôn nhân, nhóm
trường với thực hành .................................................................................................37
Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành ..........................................38


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở trường mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan
trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường và đây cũng là giai
đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất. Nếu nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ không hợp lý
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, tìm hiểu kiến thức thực hành về nuôi
dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên mầm non là rất cần thiết nhằm thu thập được
dữ liệu cụ thể giúp hoạch định chính sách bồi dưỡng kiến thức, thực hành cho đội
ngũ giáo viên mầm non trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu được thực hiện tại 20 trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh
năm 2017 với hai mục tiêu: mục tiêu 1. Mô tả kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng
và chăm sóc trẻ của giáo viên mầm non, mục tiêu 2. Xác định một số yếu tố liên
quan đến kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên mầm
non. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang có phân tích, sử dụng bộ câu hỏi
phỏng vấn trực tiếp toàn bộ 309 giáo viên mầm non tại 20 trường mầm non tại
thành phố Cao Lãnh. Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.0 và phân tích bằng phần
mềm SPSS 20.0.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giáo viên có kiến thức về nuôi dưỡng và
chăm sóc trẻ đạt là 77%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức là nhóm tuổi, thâm niên
công tác, tập huấn kiến thức, tình trạng hôn nhân. Tỷ lệ giáo viên có kiến thức về
thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ đạt là 70,6%. Một số yếu tố liên quan đến
kiến thức về thực hành là trình độ học vấn vả tình trạng hôn nhân.
Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ngày càng tốt hơn, giáo
viên cần chủ động cập nhật những kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ; nhà
trường phối hợp với trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tập huấn kiến thức và kỹ
năng về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề hoặc tổ
chức hội thi tại trường với chủ đề nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ; duy trì tập huấn kiến
thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho giáo viên.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự
nghiệp trồng người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có đội
ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên có
vai trò then chốt là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
và giáo dục trẻ trong Trường Mầm Non (TMN) [23]. Vì thế, nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước 6 tuổi là tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn
diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ [27]. Tuy nhiên, sức khỏe của trẻ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng
bệnh, môi trường hoạt động của trẻ… Nếu nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ không hợp
lý, vệ sinh cá nhân, môi trường không tốt…đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ, do vậy công tác chăm sóc, nuôi dưỡng ở trường mầm
non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả
ngày ở trường và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất.
Ở Việt Nam, có gần 25% trẻ dưới năm tuổi bị thấp còi. Khoảng 72% trẻ em

ở lứa tuổi nhà trẻ (dưới ba tuổi) và 9,4% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (ba đến năm
tuổi) không được tham gia các chương trình giáo dục mầm non chính thống. Mỗi
năm, vẫn còn khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, 170.000 trẻ em mồ côi, bị
bỏ rơi và nhiều trẻ em bị tai nạn thương tích trong đó đuối nước là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ [21]
Thành phố Cao Lãnh là trung tâm của Tỉnh Đồng Tháp, số lượng trẻ được
gửi vào các TMN là rất lớn chiếm 80,2%, tuy nhiên số trẻ suy dinh dưỡng tại các
trường còn cao 15,6% (thể nhẹ cân), 13,7% (thể thấp còi) [26].
Phát triển trẻ thơ toàn diện đóng vai trò quan trọng và đặt nền tảng cho sự
phát triển thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ em, tạo nên những tiền đề cần thiết bảo
đảm cho việc hòa nhập xã hội cũng như công bằng xã hội, giữ vai trò quyết định đối
với sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Vì vậy, vai trò của giáo
viên trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trở nên quan trọng [21]. Đã có nhiều


2

nghiên cứu về vai trò của người mẹ đối với việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ mà
chưa có hoặc có rất ít đề cập đến vai trò của giáo viên trong lĩnh vực này.
Với thực tế nêu trên cần thiết có những nghiên cứu mới về vai trò của giáo
viên, kiến thức, thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong các trường mầm non.
Chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Kiến thức, thực hành về nuôi
dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tại các các Trường mầm non trên địa bàn
thành phố Cao Lãnh năm 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên

tại các trường mầm non thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng
và chăm sóc trẻ của giáo viên tại các trường mầm non thành phố Cao Lãnh tỉnh
Đồng Tháp năm 2017.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục mầm non nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi [28].
Ăn bán trú là trong thời gian ở TMN trẻ cần được ăn tối thiểu một bữa
chính, một bữa phụ và phải đảm bảo đủ năng lượng cho trẻ [31].
Cô chăm sóc chính là cô chịu trách nhiệm chính trong tổ chức ăn, ngủ, vệ
sinh cho trẻ [31].
Một khẩu phần ăn cân đối và hợp lý là đảm bảo cung cấp đầy đủ năng
lượng theo nhu cầu cơ thể, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết,
các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp [8].
Dinh dưỡng hợp lý đó là khẩu phần ăn hằng ngày phải đủ về số lượng và
cân đối về chất lượng, cân đối giữa các chất sinh ra năng lượng (đạm, béo, đường),
cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật [22].
Nhu cầu năng lượng: Nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ trung bình từ
1400 – 1600 Kcal, chia làm 4 – 5 bữa. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần
được ăn tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ. Nhu cầu về năng lượng chiếm
50% - 60% nhu cầu năng lượng cả ngày, khoảng 700 – 960 Kcal/trẻ/ngày [31], [33]
Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng: Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên đảm
bảo 100% và trong phạm vi của từng chất. Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 –
15% năng lượng khẩu phần, chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 15 – 25% năng lượng
khẩu phần, chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 60 – 73% năng lượng khẩu phần [33]

Nước uống: Hằng ngày, trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè.
Lượng nước cần đưa vào cơ thể trẻ (dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa quả) từ 0,8
– 2 lít nước mỗi ngày. Nước uống cần đun sôi kĩ và đựng trong bình hay ấm có nắp
đậy kín. Mỗi trẻ có một cốc riêng. Mùa đông cần ủ nước uống cho ấm. Mùa hè nếu
có điều kiện nên cho trẻ uống nước nấu bằng các loại lá như sài đất, rau ngô, bông
mã đề, kim ngân hoa… hoặc nước quả (dâu, chanh, cam) [31].


5

1.2. Một số yêu cầu của giáo viên về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ
1.2.1. Vệ sinh cá nhân:
Giáo viên là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản
thân và những người xung quanh để trẻ học tập và làm theo, không làm lay lan bệnh
tật sang trẻ và cộng đồng. Giữ gìn da sạch sẽ, nhất là hai bàn tay. Khi chăm sóc trẻ,
hai bàn tay cô phải luôn sạch sẽ. Cô phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước
khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho
trẻ, sau khi quét rác hoặc lau nhà. Giáo viên thường xuyên mặc quần áo công tác
khi làm việc, móng tay cắt ngắn, đầu tóc gọn gàng, luôn giữ vệ sinh răng miệng
sạch sẽ, thường xuyên đeo khẩu trang, đội mũ khi chia thức ăn cho trẻ. Cần khám
sức khỏe định kì và tiêm phòng dịch đầy đủ cho các giáo viên, cán bộ nhân viên.
Nếu cô mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng cấp tính thì không được trực tiếp
chăm sóc trẻ [33], [31].
1.2.2. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Chăm sóc giấc ngủ: Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ, trẻ cần ngủ đủ giấc
từ 1-2 giờ vì thế giáo viên cần bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt
một số cửa sổ hoặc tắt bớt đèn. Với những cháu khó ngủ, cô gần gũi, vỗ về trẻ giúp
trẻ yên tâm, dễ ngủ hơn. Trong thời gian trẻ ngủ cô phải thường xuyên có mặt để
theo dõi lúc trẻ ngủ. Quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xảy

ra trong khi ngủ [31].
Chăm sóc thân thể trẻ: Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ
như dụng cụ cho trẻ rửa, xà phòng, khăn mặt đảm bảo vệ sinh (một khăn mặt/trẻ).
Lau, rửa cho trẻ sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ,
không hôi khai, không ứ đọng nước bẩn sau khi trẻ đi tiểu tiện cũng như đại tiện.
Hướng dẫn và giám sát trẻ tự lau mặt sạch sẽ tại các thời điểm trước và sau khi ăn,
khi mặt bị bẩn. Thường xuyên giám sát và hướng dẫn trẻ cho trẻ tự rửa tay và tự lau
tay. Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập đánh răng ở
nhà, khám răng định kì để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời, không để trẻ
mặc quần áo ẩm ướt, dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân [31].


6

Khám sức khỏe định kì cho trẻ nhằm phát hiện sớm tình trạng sức khỏe và
bệnh tật để chữa trị kịp thời. Tiến hành cân trẻ 3 tháng một lần và đo trẻ 6 tháng
một lần. Hằng năm, nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với y tế địa phương (trạm y tế
phường, xã) để có kế hoạch khám sức khỏe định kì cho trẻ mỗi năm 2 lần (đầu năm
học và cuối năm học). Giáo viên có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường tổ chức
khám định kì cho trẻ. Lưu kết quả khám và thông báo cho gia đình kết quả kiểm tra
sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân – béo phì nên cân và
theo dõi hằng tháng.
Tiêm chủng và phòng dịch cho trẻ: Giáo viên nhắc nhở và tuyên truyền cho
phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương. Nếu
trong lớp có một số trẻ mắc cùng một bệnh, cô báo cho nhà trường để mời y tế đến
khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp đề phòng dịch bệnh lây lan. Trường hợp trong
vùng đã xảy ra một dịch nào đó, nhà trường cần phối hợp với y tế để phòng dịch
cho trẻ.
Phát hiện sớm trẻ ốm: Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ
có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận. Có

thể trẻ sốt nhẹ vì nguyên nhân nào đó hoặc do trẻ kém ăn, kém chơi sau khi ốm dậy.
Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, cúm, thủy đậu… hoặc sốt
cao, viêm phổi… phải đưa đến phòng y tế của trường hoặc đưa trẻ đến khám ở cơ
sở y tế gần nhất, đồng thời báo cho bố mẹ đến chăm sóc trẻ ngay.
Chăm sóc trẻ ốm: Khi trẻ sốt cao đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước
quả, nước chè đường. Cởt bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát
mồ hôi cần thay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ. Cho trẻ
uống Paracetamol theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ
hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.
1.2.3. Tổ chức bữa ăn cho trẻ
Trước khi ăn giáo viên hướng dẫn trẻ rửa sạch tay, đeo yếm trước khi ăn, sắp
xếp bàn ghế, cho 4 – 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn dễ dàng. Chuẩn bị đủ
dụng cụ phục vụ ăn uống cho trẻ theo đúng quy định và đảm bảo vệ sinh. Đủ ca,
cốc, bát thìa sạch, bình đựng nước có nắp đậy sạch sẽ, không có cặn bẩn, khăn mặt


7

của trẻ sạch không hôi mốc, được giặt hằng ngày bằng xà phòng và phơi khô, đầy
đủ cho số lượng trẻ. Trong khi ăn giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo
không khí thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất,
kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống; cầm thìa
bằng tay phải và tự xúc ăn một cách gọn gàng, tránh đổ vãi; ăn từ tốn, nhai kĩ,
không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn… Kiên trì tập cho trẻ quen dần với
các loại thực phẩm chế biến ở nhà trẻ, nhất là trẻ mới đi nhà trẻ hoặc mới tập ăn
cháo, cơm. Quan tâm đến đặc điểm của từng trẻ như: trẻ mới tập ăn, trẻ ăn chậm, trẻ
mới đi nhà trẻ, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Dịu dàng, nhẹ nhàng, vui vẻ và động viên
trẻ ăn hết suất, tránh doạ nạt, ép trẻ khi trẻ không muốn ăn hoặc bị nôn trớ. Sau khi
ăn hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay
sau khi ăn, đi vệ sinh.

1.2.4. Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp
Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Khi trẻ ở trường, trẻ phải được
bảo đảm an toàn về thể lực, an toàn về sức khỏe, an toàn về tâm lí và an toàn về tính
mạng vì vậy cần tạo môi trường an toàn cho trẻ. Giáo viên phối hợp gia đình và nhà
trường chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, vệ sinh và phòng tránh bệnh thật tốt. Đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh họat dùng cho trẻ đảm bảo vệ
sinh. Cô thương yêu và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Dành thời gian tiếp xúc vui vẻ
với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở
trường mầm non, trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ.
Đặc biệt quan tâm chăm sóc các trẻ mới đến lớp và các trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Không để xảy ra tai nạn và thất lạc. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường
(hoặc lớp). Sân chơi và đồ chơi ngoài trời phù hợp với lứa tuổi, tránh trơn trượt.
Trường và lớp học không gần đường giao thông lớn. Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp
học (bằng hệ thống cửa sổ hoặc đèn chiếu sáng). Tạo không gian cho trẻ hoạt động
trong lớp, tránh kê bày quá nhiều và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm hợp lí.
Đảm bảo đồ dùng đồ chơi sạch sẽ. Nhà vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, tránh để sàn bị
trơn dễ gãy trượt. Các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín. Không để trẻ
tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ.


8

Giáo viên cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật chất chưa đảm
bảo an toàn cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách với ban giám hiệu nhà trường, phụ
huynh, học sinh cùng bàn bạc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp tạo môi trường
an toàn cho trẻ.
1.2.5. Cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn
Cô giáo phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an
toàn về sức khoẻ, tâm lí và thân thể. Trẻ lứa tuổi mầm non phải luôn luôn được sự
chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi,

bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi. Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về
phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp. Khi trẻ bị tai nạn, phải bình tĩnh
xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu
kịp thời cho trẻ. Giáo dục về an toàn cho trẻ : Những đồ vật gây nguy hiểm, những
hành động gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần. Giáo
viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiên các biện pháp an toàn
cho trẻ đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia đình, khi cho trẻ đến trường
hoặc đón trẻ từ trường về nhà.
1.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Trong cơ thể, chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng liên quan chặt chẽ với
nhau và chỉ tiến hành bình thường khi khẩu phần đảm bảo cân đối. Sự thiếu một
thành phần dinh dưỡng này có thể hạn chế sự hoạt động của thành phần dinh dưỡng
kia và ngược lại [8].
Vai trò Protein: Là nguyên liệu cấu trúc xây dựng và tái tạo các tổ chức trong
cơ thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch,
rất quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp cơ thể phát triển cả về
trí tuệ và tầm vóc. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, pho mát, đậu,
lạc, vừng [1].
Vai trò dinh dưỡng của glucid, lipid, protein là cung cấp năng lượng, tạo
hình, điều hòa hoạt động cơ thể, cung cấp chất xơ. Chất đường bột có nhiều ở gạo,
ngô, bột mì…, một số củ như khoai, sắn và đậu [1], [2].


9

Vai trò của lipid: Cung cấp năng lượng, là dung môi của các Vitamin tan trong dầu
mỡ
Vai trò của Viatmin A: Chống quáng gà và bệnh khô mắt, Đảm bảo cho sự
phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức
đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn [1], [2].

Nếu trẻ thiếu Vitamin A có nguy cơ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao hơn hẳn so với
trẻ khác [38], [37].
Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì
hệ xương, răng vững chắc. Viatmin E có vai trò bảo vệ chất béo trong tổ chức cơ
thể không bị oxy hóa, là chất chống oxy hóa (antioxydant) chủ yếu chống lại các
gốc tự do. Vitamin K giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu
bị mất.
Vitamin B1, B2 giúp cho việc chuyển hóa glucid thành năng lượng, giúp cho
cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng và không bị bệnh tê phù, giữ hệ thần
kinh và hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Acid folic, Vitamin B12 giúp tạo hồng
cầu, giữ cho các tổ chức của hệ tiêu hóa và hệ thần kinh được tốt. Viatmin C giúp
răng lợi tốt – chống bệnh chảy máu lợi, giữ cho thành mạch máu vững chắc
Canxi giúp tạo thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần
kinh và sự đông máu bình thường, rất cần đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi
[1], [2].
Vai trò của Sắt: Cùng với protid tạo thành huyết cầu tố (hemoglobin) vận
chuyển O2 và CO2, phòng bệnh thiếu máu, tham gia vào thành phần các men oxy
hóa khử trong cơ thể. Rất cần đối với phụ nữ, trẻ em, người ăn chay và vận động
viên. Với trẻ em, thiếu máu làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và học tập. Kết
quả nghiên cứu của Angeles et al, 1993 cho thấy bổ sung sắt có hiệu quả cải thiện
chiều cao của trẻ bị thiếu máu [35].
Phospho giúp hình thành duy trì hệ xương và răng vững chắc. Kẻm giúp
chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển
tốt, giúp tuyến giáp trạng hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu
năng trí tuệ. Iod là một nguyên tố vi lượng có trong cơ thể với một lượng rất nhỏ


10

nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Iốt có nhiều trong hải sản: cá,

tôm, cua… khi trẻ thiếu iốt, tương tự với kẽm sẽ gây ra những ảnh hưởng khó
lường. Thiếu iốt sẽ dẫn tới giảm hoạt tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng
lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol… Ở trẻ em, nếu được cung cấp bổ
sung iốt kịp thời sẽ cải thiện được hoạt động trí tuệ và không có dấu hiệu của giảm
hoạt giáp. Trẻ thời kỳ thiếu niên bị thiếu iốt, sự phát triển thể chất cũng như trí não
không bình thường, có thể bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn…Bướu cổ và đần độn là
hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ
giai đoạn nào trong cuộc đời [2].
Vai trò của chất xơ: Có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động
của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa, tham gia thải loại các sản phẩm oxi hóa, các
chất độc ra khỏi cơ thể, giảm được nguy cơ các bệnh ung thư đại tràng, ruột kết [2].
Nước là thành phần cơ bản của tất cả các tổ chức và dịch thể. Mọi quá trình chuyển
hóa trong tế bào và mô chỉ xảy ra bình thường khi đủ nước. Nước chiếm khoảng 55
– 75% trọng lượng cơ thể và được sử dụng như vật liệu xây dựng trong tất cả các tế
bào của cơ thể. Nước trong cơ thể sử dụng như dung môi, một phần chất bôi trơn,
chất gây phản ứng hóa học, điều hòa nhiệt độ cơ thể, và là chất duy trì hình dạng và
cấu trúc cơ thể. Nước phân bố trong, giữa tế bào, trong các cơ quan. Nước được đưa
vào cơ thể nhờ thực phẩm, đồ uống và qua sự trao đổi chất. Nó đượ thải ra ngoài cơ
thể bằng nước tiểu, phân, mồ hôi và hô hấp của phổi [22].
1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành nuôi dưỡng và thực hành chăm
sóc trẻ trên thế giới và Việt Nam
Được chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý từ những năm đầu đời có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ sau này. Cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt là
lứa dưới 5 tuổi đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Thời kỳ này cơ thể trẻ
không chỉ nhạy cảm với môi trường bên ngoài mà còn đòi hỏi được nuôi dưỡng và
chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho nhu cầu phát triển về
thể chất và trí lực bên trong. Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ rất
phong phú, đa dạng bao trùm nhiều lĩnh vực từ ăn, ngủ, vệ sinh, theo dõi sức khỏe,



11

phòng và xử trí một số bệnh thường gặp cho đến bảo vệ an toàn và phòng tránh một
số tai nạn thường gặp cho trẻ [31].
Có nhiều nghiên cứu về kiến thức và thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ
từ trước đến nay chú trọng vào vai trò tham gia của người mẹ, người cấp dưỡng
1.4.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 2007 tại Singapore, Wee Bin Lian et al đã tìm hiểu kiến thức, thái độ
thực hành của 503 GVMN cho biết hầu hết GVMN trong độ tuổi từ 30-44 và được
đào tạo chính quy về giáo dục mầm, số năm công tác trung bình là 06 năm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ GVMN có kiến thức đạt là 56,0% [41].
Nghiên cứu của Malhotra và cộng sự (2008) về Đánh giá một can thiệp giáo
dục sức khỏe về kiến thức và thái độ của xử lý thực phẩm làm việc tại một trường
cao đẳng Y tế ở Delhi , Ấn Độ cho thấy: Tăng đáng kể kiến thức về các biện pháp
vệ sinh tay, cụ thể là, rửa tay trước khi xử lý thực phẩm (23,5% lên 65,4%) và giữ
móng tay cắt và sạch sẽ (8.1% đến 57,4%). Thực hành rửa tay tự báo cáo tiết lộ con
số thấp để rửa tay sau khi tiểu tiện (82,4%) và hút thuốc (52,8%) và sử dụng phù
hợp của xà phòng tại nơi làm việc (24,3%) và sau khi tiểu tiện (14,0%). Nghiên cứu
này cũng chỉ ra sự cần thiết phải cung cấp kiến thức về VSATTP cho người chế
biến thực phẩm kết hợp theo dõi, giám sát của các cơ quan quản lý [36].
Tại Serbia thuộc Đông Âu, T. Janevic nghiên cứu năm 2010 cho thấy một số
yếu tố đã được xác định là có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng này: điều kiện
sống và chăm sóc sức khỏe không tốt, học vấn của mẹ thấp, tiêm chủng phòng bệnh
không đầy đủ [40].
Kết quả nghiên cứu của Soon JM, Baines R và Seaman P (2012) về kiến
thức, thái độ người chế biến thực phẩm trong việc thực hành vệ sinh tay thông qua
chương trình đào tạo ATTP. Nhóm người được đào tạo ATTP có kiến thức vệ sinh
tay và thái độ tốt cao hơn rất nhiều so với nhóm không được đào tạo. Nghiên cứu
này đã chỉ ra rằng các chương trình đào tạo ATTP là rất cần thiết nhằm nâng cao
kiến thức ATTP và cải thiện thái độ về thực hành vệ sinh tay để duy trì thực hành

rửa tay tốt [39].


12

1.4.2. Một số nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của tác giả Cao Thị Hậu và Bùi Thị Nhung về thực hành nuôi trẻ
tại một số xã phường trong 6 tỉnh năm 2001 [3] cho thấy 71,2% trẻ trên 1 tuổi ăn
dưới 3 bữa 1 ngày.
Trần Thị Tâm và cộng sự nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng của trẻ khi bị tiêu
chảy kéo dài tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2002 [9] cho thấy trẻ bị sụt cân hoặc
không tăng cân khi bị tiêu chảy kéo dài.
Một nghiên cứu tiến hành năm 2004 của tác giả Trần Thị Mai 61,2% cho ăn
bổ sung trước tháng thứ 6, lượng rau quả, dầu mỡ sử dụng rất ít 2,2%, tôm cua
6,4%, cá 2,3% [30] . Tuy nhiên các bà mẹ có thái độ xử lý đúng khi con bị tiêu chảy
và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 81,5% và 82,5% cho con ăn và bú bình thường
Năm 2007, nghiên cứu của tác giả Trần Việt Nga năm tại 22 BATT trường
mầm non – Hoàn Kiếm, Hà Nội về kiến thức, thực hành của người chế biến. Kết
quả cho thấy tỷ lệ kiến thức đúng 75%, tỷ lệ thực hành đúng 85,6% và có mối liên
quan giữa tuổi nghề, trình độ chuyên môn, tham gia tập huấn kiến thức, trình độ học
vấn với kiến thức của đối tượng nghiên cứu; đào tạo về chế biến thực phẩm, tập
huấn với thực hành an toàn thực phẩm [32].
Theo nghiên cứu của Hoàng Khải Lập (2008) về “Nghiên cứu tập quán dinh
dưỡng một số dân tộc thiểu số miền núi phía bắc tác động đến tình trạng dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi” cho thấy những trẻ ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm, có nguy cơ nhẹ
cân cao gấp 1,9 lần so với những trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm [11].
Nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ và cộng sự về kiến thức và thực hành nuôi
dưỡng, chăm sóc trẻ của bà mẹ tại huyện Tiên Lữ năm 2011 cho thấy 66,7% bà mẹ
tự mua thuốc về cho con uống khi trẻ ốm; 18,2% bà mẹ đưa con đến cơ sở y tế [14]
Năm 2011, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dương đã tiến hành khảo sát

đánh giá về kiến thức, thực hành của người phục vụ bữa ăn trưa và thực trạng vệ
sinh bếp ăn bán trú tại 12 trường mẫu giáo, 47 nhân viên chế biến và 68 cô giáo của
quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2011 theo phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích cho
thấy: tỷ lệ nhân viên chế biến đạt yêu cầu về kiến thức không cao (63,8%), đặc biệt
là thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh bảo quản rất kém, 100%


13

không đội mũ, đeo găng tay khi chia thức ăn, 29,4% nhân viên còn để móng tay
[20].
Năm 2013, nghiên cứu của tác giả Trần Nhật Nam năm 2013 tại 218 BATT
trường mầm non quận Ba Đình về việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm
và kiến thức, thực hành của người chế biến cho thấy tỷ lệ kiến thức chung đạt
74,8%, đa phần người chế biến thực phẩm quan tâm đến thông tin về ngày sản xuất,
hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn (97,7%, 98,6%) và thực hành chung
đạt 72%, trong đó 51% chưa được tâp huấn kiến thức ATTP, 37,9% người chế biến
đội mũ, 57% người chế biến đeo khẩu trang, 95,3% người chế biến đeo tạp dề,
27,6% người chế biến vẫn còn đeo trang sức khi chế biến, 12,7% người chế biến có
móng tay dài [29].
Năm 2014, nghiên cứu của Đinh Trung Kiên về thực trạng điều kiện vệ sinh
ATTP và kiến thức, thực hành của người chế biến tại các bếp ăn tập thể trường
mầm non thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, kết quả cho thấy số nhân viên làm
bếp có kiến thức đạt 73,2%, trong đó kiến thức về thời gian lưu mẫu thực phẩm
đúng thời gian theo quy định 32% và biết tác hại của thực phẩm không an toàn
85%. Người chế biến thực hành đạt là 63,4%, trong đó người chế thực hành mang
trang phục theo quy định tạp dề 48%, khẩu trang là 17%, lưu mẫu đúng quy định
81,3% [6].
Năm 2015, nghiên cứu của Đào Thị Thanh Thùy năm 2015 kiến thức, thực
hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và điều kiện vệ sinh tại các bếp ăn

tập thể trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, kết quả cho thấy tỷ lệ
người chế biến có kiến thức đúng là 72,7%, trong đó tỷ lệ người chế biến biết được
tác hại của thực phẩm ô nhiễm gây bệnh mãn tính là 70,5%; người chế biến có thực
hành đúng là 63,6%, trong đó người chế biến chưa tham gia tập huấn kiến thức
19,7%, có 36,4% người chế biến chưa khám sức khỏe định kỳ [5].
1.5. Tầm nhìn, điểm mới và hạn chế của đề tài nghiên cứu
Phần lớn là mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con nên nhu cầu muốn con
em mình được học ở các trường Mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố
Cao Lãnh là rất lớn. Bên cạnh cơ sở vật chất, các dụng cụ giảng dạy và vui chơi cho


14

trẻ được trang bị đầy đủ, vấn đề cung cấp các bữa ăn an toàn và đủ dinh dưỡng cho
các cháu, đảm bảo vệ sinh thì vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên đặc
biệt quan trọng vì cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ khi ở trường. Để làm tốt việc
này, ngoài trình độ chuyên môn về sư phạm, thì giáo viên ở đây cũng phải có kiến
thức và thực hành tốt về vệ sinh cá nhân, tổ chức ăn, ngủ, chăm sóc sức khỏe cho
trẻ…khi trẻ ở trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trước đến nay tuy rất chú trọng
đến lĩnh vực nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhưng thường chỉ tập trung vào vai trò của
người mẹ, của người chế biến, cấp dưỡng và một số ít nghiên cứu vai trò của người
cha. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và
chăm sóc trẻ của giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Lãnh
năm 2017 để tìm hiểu có sự khác biệt nào giữa những giáo viên có trình độ sư
phạm, được đào tạo bài bản với những bà mẹ có trình độ không đồng nhất và làm cơ
sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thực hành của
giáo viên sẽ phần nào giúp cho ngành Y tế và ngành Giáo dục tại địa phương trong
việc phối hợp thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc nuôi dưỡng và
chăm sóc trẻ tốt hơn.
Nghiên cứu kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo

viên tại các trường mầm non; mô tả kiến thức, thực hành về ND và CS trẻ; nghiên
cứu cũng xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của để từ đó có
thông tin và khuyến nghị đến các cơ quan quản lý tại địa phương... Tuy nhiên, do
điều kiện về nguồn lực và thời gian có hạn, tài liệu tham khảo hạn chế và phương
pháp mô tả cắt ngang chỉ triển khai ở các TMN trên địa bàn thành phố Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp do đó kết quả nghiên cứu không được suy rộng ra toàn tỉnh Đồng
Tháp. Cỡ mẫu nghiên cứu tương đối nhiều, ngoài ra việc túc trực để quan sát và thu
thập việc thực hành thực tế của đối tượng nghiên cứu là bất khả thi nên phần thực
hành của đối tượng nghiên cứu chỉ qua phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn nên
thực chất chỉ ghi nhận được số liệu về kiến thức về thực hành về nuôi dưỡng và
chăm sóc trẻ của đối tượng nghiên cứu, vì vậy kết quả nghiên cứu phần thực hành ở
mức độ tương đối tạm chấp nhận. Vì vậy, nghiên cứu này có thể là cơ sở cho các
nghiên cứu tiếp theo.


15

1.6. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Cao Lãnh nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 154 km, cách Thành phố Cần Thơ 80 km; phía Bắc
và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò đều cùng tỉnh,
phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thành phố Cao Lãnh có diện tích tự
nhiên: 10.719,54 ha. Dân số: 170.954 người, dân tộc Kinh chiếm trên 99%. Có 15
đơn vị hành chính, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hoà Thuận, Mỹ Phú và các
xã: Mỹ Tân, Hoà An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ
Ngãi. Về giáo dục: có Trường Đại học, Trường Cao đẳng cộng đồng, Trung tâm dạy
nghề, Trường nghiệp vụ thể dục thể thao, Trường Cao đẳng Y tế, 05 trường trung
học phổ thông, có 11 trường trung học cơ sở, 20 Trường Mầm Non Công lập, dân
lập, tư thục (16 công lập, 2 dân lập, 2 tư thục). Theo báo cáo thống kê số liệu mầm
non của Phòng Giáo dục thành phố Cao Lãnh, trên địa bàn có 5434 trẻ được gửi vào

16 trường mầm non công lập, 2 dân lập, 2 tư thục [26].


×