Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Kiến thức, thực hành phòng bệnh lao và một số yếu tố liên quan của người nhà bệnh nhân lao phổi tại huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ MAI

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG BỆNH LAO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN LAO PHỔI
TẠI HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ MAI

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG BỆNH LAO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN LAO PHỔI
TẠI HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS. Nguyễn Ngọc Ấn


HÀ NỘI NĂM 2016



II

MỤC LỤC
Lời cảm ơn .............................................................................................................. I
Mục lục .................................................................................................................. II
Danh mục chữ cái viết tắt .....................................................................................IV
Mục lục bảng ......................................................................................................... V
Mục lục biểu đồ ....................................................................................................VI
Tóm tắt nghiên cứu ............................................................................................ VII
Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
Chương 1: Tổng quan tài liệu .............................................................................. 4
1.1. Thông tin chung về bệnh lao ......................................................................... 4
1.1.1. Bệnh lao ........................................................................................................ 4
1.1.2. Dịch tễ học bệnh lao ..................................................................................... 4
1.1.3. Cơ chế sinh bệnh ........................................................................................... 5
1.1.4. Một số triệu chứng nghi ngờ của bệnh lao ................................................... 6
1.1.5. Chẩn đoán lao phổi ....................................................................................... 7
1.1.6. Tác hại của bệnh lao ..................................................................................... 7
1.1.7. Những điều cần thiết để chữa khỏi bệnh lao ................................................ 7
1.1.8. Cách phòng bệnh lao .................................................................................... 8
1.2. Tình hình bệnh lao hiện nay ....................................................................... 10
1.2.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới .................................................................. 10
1.2.2. Tình hình bệnh lao tại Việt Nam ................................................................. 11
1.2.3. Tình hình bệnh lao tại tỉnh Đồng Tháp ....................................................... 12
1.2.4. Tình hình bệnh lao tại huyện Thanh Bình .................................................. 14

1.3. Những nghiên cứu liên quan đến bệnh lao trong những năm gần đây... 15
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................ 15
1.3.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 16
1.4. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ..................................................... 19
1.4.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 19
1.4.2. Dân số - kinh tế - văn hóa – xã hội ............................................................. 19
1.4.3. Thông tin về Trung tâm Y tế huyện ............................................................ 19
Khung lý thuyết .................................................................................................... 21
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ......................................... 22


III

2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................... 22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... 23
2.6. Phân tích số liệu ............................................................................................. 24
2.7. Biến số nghiên cứu ........................................................................................ 24
2.8. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ................................................. 28
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 29
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ............................. 29
Chương 3: Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 31
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu...................................... 31
3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh lao và phòng bệnh lao ........... 32
3.3. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về phòng bệnh lao ............................. 40
3.4. Một số yếu tố liên quan ................................................................................. 49
3.4.1. Kiến thức với một số đặc điểm nhân khẩu học........................................... 49
3.4.2. Thực hành với một số đặc điểm nhân khẩu học ......................................... 50

3.4.3. Kiến thức với thực hành ............................................................................. 51
Chương 4: Bàn luận ............................................................................................ 52
4.1. Về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ................................. 52
4.2. Về kiến thức của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 53
4.3. Về thực hành của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 56
4.4. Một số yếu tố liên quan ................................................................................. 57
4.4.1. Kiến thức với đặc điểm nhân khẩu học ...................................................... 57
4.4.2. Thực hành với đặc điểm nhân khẩu học ..................................................... 58
4.4.3.Kiến thức và thực hành ................................................................................ 59
Chương 5: Kết luận ............................................................................................ 62
Chương 6: Khuyến nghị ..................................................................................... 64
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 65
Phụ lục1: Phiếu đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn .............................................. 68
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn .................................................................................. 69
Phụ lục 3: Hướng dẫn nội dung phỏng vấn sâu .................................................... 75


IV

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCG

Vắc xin ngừa lao/ Bacillus - Calmette - Guerin

CBYT

Cán bộ y tế

CTV


Cộng tác viên

CTCLQG

Chương trình chống lao quốc gia

DOTS
ĐTNC
HIV/AIDS

Hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp/
Directly Observed Treatment, Short – Course
Đối tượng nghiên cứu
Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người/
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

TTGDSK


Truyền thông giáo dục sức khỏe


V

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả thu nhận bệnh lao của Đồng Tháp từ 2010 – 2015 .................... 13
Bảng 1.2. Tình hình thu dung bệnh nhân lao từ năm 2012 - 2015 .......................... 14
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ............................... 31
Bảng 3.2. Nghe thông tin về bệnh lao ...................................................................... 32
Bảng 3.3. Hình thức giúp đỡ, hỗ trợ ........................................................................ 48
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa kiến thức với các đặc điểm nhân khẩu học .............. 49
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thực hành với các đặc điểm nhân khẩu học ............. 50
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành ............................................ 51


VI

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Khả năng lây bệnh lao ..................................................................... 32
Biểu đồ 3.2. Thể lao dễ lây .................................................................................. 32
Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân gây bệnh .................................................................... 33
Biểu đồ 3.4. Đường lây chủ yếu của bệnh lao ..................................................... 33
Biểu đồ 3.5. Yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh lao.................................................... 34
Biểu đồ 3.6. Các yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh lao ............................................. 34
Biểu đồ 3.7. Dấu hiệu nghi ngờ của bệnh lao ...................................................... 35
Biểu đồ 3.8. Dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao ..................................................... 35
Biểu đồ 3.9. Cách phát hiện bệnh lao ................................................................. 36
Biểu đồ 3.10. Khả năng chữa khỏi bệnh lao ........................................................ 36
Biểu đồ 3.11. Nơi khám và điều trị khi mắc bệnh lao ......................................... 37

Biểu đồ 3.12. Các nguyên tắc điều trị bệnh lao ................................................... 37
Biểu đồ 3.13. Khả năng phòng bệnh.................................................................... 38
Biểu đồ 3.14. Cách người bệnh phòng lây nhiễm cho người nhà ...................... 38
Biểu đồ 3.15. Cách phòng lây nhiễm của đối tượng nghiên cứu ........................ 39
Biểu đồ 3.16. Đánh giá kiến thức chung của đối tượng ...................................... 40
Biểu đồ 3.17. Đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ ....................................... 40
Biểu đồ 3.18. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh .............................. 41
Biểu đồ 3.19. Dùng riêng đồ dùng cá nhân, đồ dùng ăn uống ............................ 41
Biểu đồ 3.20. Giữ nhà cửa thông thoáng ............................................................. 42
Biểu đồ 3.21. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế rượu bia, thuốc lá ............. 42
Biểu đồ 3.22. Tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe ........................................... 43
Biểu đồ 3.23. Hỗ trợ, nhắc nhở người bệnh dùng thuốc và tái khám ................ 43
Biểu đồ 3.24. Hỗ trợ, nhắc nhở người bệnh mang khẩu trang ............................ 44
Biểu đồ 3.25. Hỗ trợ, nhắc nhở xử lý đàm đúng cách ......................................... 44
Biểu đồ 3.26. Hỗ trợ, nhắc nhở người bệnh dùng riêng vật dụng cá nhân .......... 45
Biểu đồ 3.27. Đánh giá mức độ thực hành chung của đối tượng ........................ 45
Biểu đồ 3.28. Loại thông tin được tiếp cận ......................................................... 46
Biểu đồ 3.29. Nguồn thông tin được tiếp cận ...................................................... 46
Biểu đồ 3.30. Kênh truyền thông được chấp nhận .............................................. 47
Biểu đồ 3.31. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức ................................. 48


VII

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trên thế giới, bệnh lao ngày nay đã trở thành một vấn đề lớn của hầu hết các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Phát hiện sớm và điều trị khỏi là yếu tố
quan trọng cho sự thành công của chương trình chống lao[1]. Kiến thức của cộng
đồng mà đặc biệt là người nhà sống cùng bệnh nhân lao vẫn là một vấn đề quyết
định. Nghiên cứu Kiến thức, thực hành phòng bệnh lao và một số yếu tố liên quan

của người nhà bệnh nhân lao phổi đang điều trị tại huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp năm 2016 nhằm mô tả kiến thức, thực hành phòng bệnh lao và xác định
một số yếu tố liên quan của người nhà bệnh nhân lao phổi. Sử dụng thiết kế nghiên
cứu cắt ngang mô tả và phân tích. Công cụ thu thập số liệu định lượng là phiếu
phỏng vấn soạn sẵn gồm 40 câu hỏi, đối tượng là 101 người nhà sống cùng bệnh
nhân lao phổi. Số liệu định tính được thu thập bằng phỏng vấn sâu 06 đối tượng
trong số đối tượng đã được phỏng vấn định lượng.
Kết quả: Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đạt là 80,2%. Có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa giới, tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của ĐTNC với tình trạng
có kiến thức đạt: Nam giới có kiến thức đạt cao hơn gấp 4 lần (OR = 4,01) so với nữ
giới (p = 0,04). Nhóm < 60 tuổi có kiến thức cao hơn gấp 6 lần (OR = 6,09) so với
nhóm từ 60 tuổi trở lên (p = 0,00). ĐTNC có trình độ học vấn ≥ THCS có kiến thức
đạt cao hơn gấp 2,8 lần (OR = 2,84) so với nhóm < THCS (p = 0,04). ĐTNC là
nông dân có kiến thức đạt thấp hơn 4,5 lần (OR = 4,53) so với nhóm nghề nghiệp
khác (p = 0,01). ĐTNC thực hành đúng chiếm tỷ lệ 63,37%. Có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa giới, tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của ĐTNC với tình
trạng có thực hành đạt: Nam giới thực hành đúng cao gấp 3,7 lần (OR = 3,7) so với
nữ giới (p = 0,006); Nhóm < 60 tuổi thực hành đúng cao hơn gấp 2,7 lần (OR =
2,68) so với nhóm từ 60 tuổi trở lên (p = 0,04); Nhóm có trình độ học vấn ≥ THCS
thực hành đúng cao hơn gấp 2,6 lần (OR = 2,59) so với nhóm < THCS (p < 0,03);
ĐTNC nghề nghiệp khác thực hành đúng cao hơn gấp 3 lần (OR = 3,04) so với
nhóm nông dân (p = 0,013). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức
với thực hành: ĐTNC có kiến thức đạt có khả năng thực hành đạt cao gấp 3,4 lần
(OR = 3,36) so với nhóm kiến thức không đạt (p = 0,02).


VIII

Khuyến nghị: tăng cường giáo dục truyền thông giúp người nhà bệnh nhân
lao phổi về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh lao, tập trung cho đối tượng

đích là nữ, nông dân, người có học vấn dưới THCS, người cao tuổi. Thời gian tiếp
cận để truyền tải thông tin nên linh hoạt, phù hợp với đối tượng. Ngoài nội dung
chung cần nhấn mạnh truyền thông tiêm BCG và xử lý đàm đúng qui cách. Kênh
truyền thông nên tận dụng thế mạnh của cán bộ y tế, cộng tác viên và tivi.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là một trong những nguyên nhân gây mắc và tử vong hàng đầu, đặc
biệt tại các nước đang phát triển trong những năm cuối của thế kỷ 20 [1]. Mức độ
nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con
người của mỗi Quốc gia. Bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng
và là trở ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội [3].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2014 có khoảng 9,6 triệu
trường hợp mắc lao mới: 5,4 triệu ở nam giới, 3,2 triệu ở phụ nữ và 1,0 triệu trẻ
em. Ngoài ra còn có 1,5 triệu lượt người tử vong vì lao, trong đó có khoảng 890 000
người là nam giới, 480 000 người là phụ nữ và 140 000 là trẻ em [35]. Việt Nam là
nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao
toàn cầu, đồng thời là là nước thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng
thuốc nhất thế giới [8]. Do điều kiện sống còn thấp, môi trường không khí, nước
thường xuyên bị ô nhiễm. Đại dịch HIV/AIDS và nhiều vấn đề kinh tế xã hội, loài
người đã và đang đối mặt với sự phát triển trở lại của bệnh lao. Công tác phòng
chống lao đã và sẽ ngày càng là yêu cầu cấp bách, bởi lẽ bệnh lao làm nhiều người
mắc và tỉ lệ tử vong cao. Công tác phòng chống lao muốn đạt hiệu quả thì phải được
lồng ghép vào các hoạt động của xã hội và được xã hội hóa một cách rộng rãi [2].
Tại Việt Nam, chương trình chống lao quốc gia xem công tác truyền thông –
huy động xã hội cùng tham gia công tác chống lao là một giải pháp cơ bản, lâu dài
và mang tính bền vững. Cần phải mang đến cho cộng đồng những thông tin cần
thiết, với những kỹ năng cần thiết để tăng tính hiệu quả của công tác phòng, chống

lao [21]. Nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh lao, đặc biệt là người nhà
bệnh nhân lao, là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, họ
đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phát hiện bệnh, giám sát, theo dõi quá
trình điều trị cũng như phòng bệnh lao [24], khi họ hiểu được về bệnh lao, cũng như
cách phòng và chữa bệnh, họ sẽ có những thay đổi hành vi cụ thể như nếp sống vệ
sinh sạch sẽ, thoáng mát, ăn ngủ phù hợp với điều kiện của từng cá nhân và giúp
nâng cao sức khỏe, để có thể phòng lây nhiễm lao cho bản thân họ. Ngoài ra, những
đối tượng này sau khi được giáo dục sức khỏe sẽ là tuyên truyền viên tự giác, lập lại


2

truyền thông giáo dục sức khỏe với người dân, cộng đồng và đồng nghiệp về bệnh
lao….là góp phần tăng tỷ lệ người có dấu hiệu nghi lao đến khám bệnh, tăng tỷ lệ
người mắc bệnh lao được phát hiện và điều trị khỏi bệnh, giảm mặc cảm và kỳ thị
của xã hội về bệnh lao [1].
Tại huyện Thanh Bình, theo báo cáo của Khoa Kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS, cho thấy từ 2011 đến 2015 tình hình mắc lao chung của huyện Thanh
Bình từ năm 2010 đến năm 2015, chỉ giảm vào năm 2011, các năm còn lại thì hầu
như không giảm. Trung bình lao các thể có tỷ lệ 141/100.000 dân, lao phổi AFB (+)
mới tỷ lệ 91/100.000 dân. Các số liệu này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của bệnh lao
trong cộng đồng là rất cao, nếu không phát hiện và điều trị sớm, thì sẽ không thể
nào cắt được nguồn lây lan trong cộng đồng [30]. Câu hỏi đặt ra là: Kiến thức, thực
hành về phòng bệnh lao của người nhà bệnh nhân lao phổi tại huyện Thanh Bình là
như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh lao
của người nhà bệnh nhân lao phổi tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp? Để trả lời cho
những câu hỏi nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thực hành
phòng bệnh lao và một số yếu tố liên quan của người nhà bệnh nhân lao phổi
đang điều trị tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2016” với các mục tiêu
cụ thể như sau:



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng bệnh lao của người nhà bệnh nhân
lao phổi đang điều trị tại huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh lao
của người nhà bệnh nhân lao phổi đang điều trị tại huyện Thanh Bình tỉnh Đồng
Tháp năm 2016.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thông tin chung về bệnh lao
1.1.1. Khái niệm về bệnh lao:
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis)
gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là
thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung
quanh. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải không khí có chứa vi khuẩn
lao được sinh ra trong quá trình ho, khạc, hắt hơi hoặc nói chuyện với người bị lao
phổi trong giai đoạn tiến triển [1].
1.1.2. Dịch tễ học bệnh lao
Vì đặc tính của bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng lây lan và mang tính xã
hội, do đó tình hình dịch tễ học bệnh lao cũng thay đổi theo từng quốc gia. Điều
đáng chú ý là 95% số bệnh nhân lao và 98% trường hợp tử vong do lao đều ở các
nước đang phát triển, 75% các trường hợp này đều ở trong lứa tuổi lao động sản
xuất. Như vậy, bệnh lao trở thành một gánh nặng thật sự đối với các nước đang phát
triển cả về mặt kinh tế xã hội.

Theo thông tin về bệnh lao của TCYTTG, một người bị nhiễm lao thì gánh
chịu nguy cơ mắc bệnh lao là 10% trong cả cuộc đời, hầu hết là không mắc bệnh
lao, nhưng khi có bất kỳ nguyên nhân nào làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ví dụ
như nhiễm HIV hoặc suy dinh dưỡng, suy kiệt cơ thể thì sẽ tăng cơ hội phát triển
thành bệnh lao [8].
Bệnh lao đã có từ rất lâu, nhưng mãi tới năm 1882 nhà bác học người Đức
Rober-Koch mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao ở người là vi trùng lao. Ở điều
kiện tự nhiên vi khuẩn lao tồn tại 3 – 4 tháng, trong đàm của bệnh nhân ở phòng tối,
ẩm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được động lực. Dưới ánh nắng mặt trời
vi khuẩn bị chết sau 1,5 giờ. Ở 420C vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút
ở 800C, ở nhiệt độ sôi trong 5 phút vi khuẩn bị tiêu diệt, với cồn 900 vi khuẩn tồn tại
được 3 phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn chỉ sống được khoảng một phút [29].
Nguồn lây chính của bệnh lao là người bị bệnh lao phổi ho khạc ra vi khuẩn


5

khi họ chưa được chữa hoặc chữa không đúng. Vi trùng lao có trong không khí do
người lao phổi bài xuất ra khi ho, hắt hơi, khạc đàm bừa bãi, người lành hít phải vi
trùng lao trong không khí nên bị nhiễm bệnh lao. Như vậy, bệnh lao lây truyền từ
người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.
Các yếu tố nguy cơ nhiễm lao phụ thuộc vào: hít chung bầu không khí với
người bệnh ho khạc ra vi khuẩn (mật độ, thời gian, chủ thể). Không phải tất cả
những người nhiễm vi trùng lao đều bị mắc bệnh lao, mà có khoảng 5% đến 10% số
người nhiễm vi trùng lao bị mắc bệnh lao khi có các yếu tố thuận lợi làm cho sức đề
kháng của cơ thể giảm sút như: lao động quá vất vả, ăn uống thiếu thốn, sống thiếu
vệ sinh, nhà cửa ẩm thấp không thông thoáng, người nghiện ma túy, người nhiễm
HIV/AIDS, trẻ em suy dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai
hoặc sau sinh [22]. Những yếu tố thuận lợi cho bùng phát bệnh lao bao gồm:
- Người tiếp xúc với nguồn lây, nhất là người tiếp xúc với nguồn lây chính

dễ có nguy cơ bị bệnh.
- Trẻ em chưa được tiêm phòng lao bằng vaccine BCG, trẻ suy dinh dưỡng,
giảm sức đề kháng của cơ thể. Trẻ em càng nhỏ mà tiếp xúc với nguồn lây càng dễ
bị bệnh hơn.
- Một số bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lao bùng phát: bệnh đái tháo
đường, bệnh bụi phổi, bệnh loét dạ dày tá tràng....
- Đại dịch HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh lao
quay trở lại.
- Các yếu tố xã hội: chỗ ở chật chội, điều kiện kinh tế và mức sống thấp,
trình độ học vấn thấp, các phong tục tập quán lạc hậu làm cho bệnh lao thường trầm
trọng hơn [22].
- Phụ nữ ở thời kỳ thai nghén: Bệnh lao dễ phát sinh và phát triển trong 3
tháng đầu của thời kỳ thai nghén và sau đẻ. Điều này được giải thích do thay đổi nội
tiết của cơ thể mẹ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển [7].
1.1.3. Cơ chế sinh bệnh
Bệnh lao diễn biến qua 2 giai đoạn:


6

- Nhiễm lao: là khi vi khuẩn lao lần đầu tiên đột nhập vào cơ thể chưa bao
giờ tiếp xúc với vi khuẩn lao, qua đường hô hấp vi khuẩn lao xâm nhập vào tận phế
nang, sau khoảng 3 tuần đến 3 tháng người bị lây ở tình trạng lao nhiễm, lúc này
trong cơ thể đã nhiễm lao đã có kháng thể kháng lao và phản ứng Tuberculin dương
tính (Tuberculin: là một loại test nội bì để đánh giá miễn dịch lao).
- Bệnh lao: đa số người bị bệnh chỉ ở tình trạng nhiễm lao khoảng (80% 90%) không chuyển sang giai đoạn lao, người ta gọi là lao thứ phát (khoảng 10%20%). Khi sức đề kháng cơ thể giảm, số lượng và độc tính của vi khuẩn tăng và đặc
biệt ở những người như: các bệnh phổi mãn tính, các bệnh toàn thân như tiểu đường
loét dạ dày tá tràng, nghiện rượu nghiện ma túy, HIV (+)… sẽ dễ phát triển thành
bệnh lao [7].
Trong nghiên cứu sinh bệnh học bệnh lao những năm gần đây người ta đưa

ra khái niệm về “thời gian nguy hiểm” của nguồn lây. Đó là thời gian từ lúc người
bệnh có triệu chứng lâm sàng (hay gặp là ho khạc đàm) đến khi được phát hiện và
điều trị. Thời gian này càng dài có nghĩa là việc phát hiện bệnh lao càng muộn,
bệnh nhân càng được chung sống lâu với những người xung quanh và càng lây
nhiễm cho nhiều người. Khi bệnh nhân được phát hiện và chữa thuốc lao thì các
triệu chứng lâm sàng hết rất nhanh (trung bình 1 – 2 tuần), trong đó có triệu chứng
ho khạc đàm, tức là người bệnh giảm nhiễm khuẩn ra môi trường xung quanh.
Trách nhiệm của người thấy thuốc, cũng như người bệnh (qua giáo dục truyền
thông) là cần phải rút ngắn “thời gian nguy hiểm” của nguồn lây, nghĩa là cần phát
hiện sớm bệnh lao [7].
1.1.4. Một số triệu chứng nghi ngờ bệnh lao
Một số triệu chứng hay gặp ở người mắc bệnh lao phổi:
- Ho khạc đàm kéo dài trên 2 tuần;
- Người mệt mỏi, không muốn ăn, gầy sút cân;
- Sốt nhẹ về chiều;
- Tức ngực, khó thở hoặc ho ra máu.
Khi có một trong các biểu hiện trên cần đi khám phát hiện sớm bệnh lao. Nơi


7

khám bệnh, xét nghiệm đàm để phát hiện và điều trị bệnh lao tốt nhất là Bệnh viện
đa khoa hoặc Trung tâm Y tế huyện [23].
1.1.5. Chẩn đoán bệnh lao phổi.
Chẩn đoán xác định lao phổi dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
- Triệu chứng lâm sàng bao gồm: Ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể
ho ra máu, gầy sút cân, chán ăn, mệt mỏi, ra mồ hôi đêm, đau ngực, giai đoạn muộn
có thể khó thở, nghe phổi có thể có ran ẩm, ran nổ.
- Dấu hiệu cận lâm sàng bao gồm: Xét nghiệm đờm soi trực tiếp tìm AFB,
nuôi cấy tìm vi khuẩn lao, xét nghiệm Xpert MTB/RIF nếu có thể (Áp dụng cho

người có HIV, lao trẻ em, lao nghi đa kháng thuốc), X quang phổi chuẩn, phản ứng
Tuberculin [9].
1.1.6. Tác hại của bệnh lao:
- Bệnh lao tàn phá cơ thể, làm giảm khả năng lao động của người bệnh, làm
suy kiệt sức khỏe của người bệnh.
- Làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh đói nghèo. Một người mắc bệnh lao
không được điều trị mỗi năm sẽ gây bệnh cho 15 – 20 người khác.
- Trẻ em mắc bệnh lao nặng có thể bị tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật
không phát triển về thể chất và tinh thần gây ảnh hưởng đến giống nòi.
- Một địa phương có nhiều người mắc bệnh lao sẽ làm cho địa phương đó
kém phát triển về kinh tế – văn hóa – xã hội…
- Một quốc gia có nhiều người mắc bệnh lao sẽ làm cho quốc gia đó chậm
phát triển, yếu kém nghèo nàn lạc hậu [7].
1.1.7. Những điều cần thiết để chữa khỏi bệnh lao
Ngày nay tại cơ sở chống lao ở địa phương có đã có đủ thuốc để chữa bệnh
lao, thuốc chống lao được chương trình chống lao quốc gia cấp miễn phí. Để chữa
khỏi bệnh lao người mắc bệnh lao cần thực hiện đủ 4 điều kiện sau:
- Dùng phối hợp các thuốc chống lao, tức là trong 2 tháng tấn công, bệnh
nhân phải dùng đồng thời 4 đến 5 loại thuốc chống lao; trong giai đoạn duy trì dùng
ít nhất 2 loại thuốc.


8

- Dùng thuốc đúng liều lượng, tức là hàng ngày phải dùng đủ số lượng viên
của mỗi loại thuốc.
- Dùng thuốc đều đặn, tức là phải dùng thuốc hàng ngày vào một giờ nhất
định khi bụng đói.
- Dùng thuốc đủ thời gian 6 tháng liên tục.
- Xét nghiệm đàm 3 lần sau tháng thứ 2, tháng thứ 5 và tháng thứ 6 để giám

sát diễn tiến của bệnh và kết quả điều trị [21].
1.1.8. Cách phòng bệnh lao
1.1.8.1. Biện pháp dự phòng:
Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là "cắt đứt nguồn lây", có nghĩa là phải
phát hiện sớm những người bị lao phổi có AFB(+) và chữa khỏi cho họ. Tuy nhiên
bệnh lao là một bệnh có tính xã hội cho nên những biện pháp dự phòng mang tính
cộng đồng cũng rất quan trọng. Làm tốt công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe
cho mọi người. Ai cũng hiểu được bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô
hấp, có thể phòng và chữa khỏi được hoàn toàn.
Ở nước ta hiện nay, phát hiện và điều trị tích cực những bệnh nhân lao phổi;
tiêm phòng BCG cho trẻ dưới 1 tuổi là hai biện pháp phòng lao hiệu quả nhất cho
gia đình và xã hội. Đến nay, vẫn có nhiều người sợ bị lây bệnh lao khi phải tiếp xúc,
chăm sóc người bệnh hoặc trong gia đình có người bị lao. Suy nghĩ đó không đúng
vì chúng ta có thể phòng và ngăn chặn được việc lây và mắc bệnh thông qua các
biện pháp sau:
- Giải quyết nguồn lây: Bệnh lao tồn tại là do sự lây truyền từ người bệnh
sang người lành. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị khỏi cho những bệnh nhân này là
biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và là nhiệm vụ quan trọng của CTCLQG ở
nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới.
- Tiêm vắc xin BCG cho trẻ dưới 1 tuổi: Là một phương pháp gây miễn
dịch chủ động cho cơ thể, đặc biệt với vi khuẩn lao, có tác dụng phòng bệnh lao.
Đây là một trong những điểm cơ bản quan trọng trong CTCLQG [24].
1.1.8.2. Đối với người nhà bệnh nhân lao


9

- Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
- Không ngủ chung, dùng chung vật dụng cá nhân với người nhà bị bệnh
trong ba tuần kể từ khi bắt đầu điều trị.

- Tăng cường sức khỏe, như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ làm
việc nghỉ ngơi hợp lý; không sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích: Rượu
bia, thuốc lá, ma túy…; tập thể dục thường xuyên.
- Vệ sinh môi trường, giữ nhà ở thông thoáng, thường xuyên phơi nắng:
chiếu, chăn, màn...
- Hỗ trợ người nhà bị bệnh tuân thủ điều trị và xử lý đàm đúng cách [24].
1.1.8.3. Đối với người bệnh:
- Điều quan trọng nhất là phải uống thuốc đều đặn, đầy đủ, đúng liều theo
hướng dẫn của thầy thuốc.
- Luôn luôn che miệng với khăn giấy mỗi khi ho, hắt hơi, cười. Bỏ những
khắn ấy vào một túi nilông và cho vào thùng rác.
- Xử lý đàm đúng cách: khạc đàm vào khăn giấy hoặc lọ, lon có nắp đậy rồi
đem chôn hoặc đốt.
- Thường xuyên tắm nắng, hít thở không khí trong lành, luyện tập và sống
trong môi trường sạch sẽ, thường xuyên mở cửa sổ khi ở nhà hay nơi làm việc, tận
dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng cá nhân. Tạo
được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp
nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.
- Khi bệnh đang phát triển cần được ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc
chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng; áo quần, chăn màn hàng tuần phải được
luộc sôi sau khi giặt.
- Dinh dưỡng cân bằng với chế độ ăn bao gồm thịt, cá, trứng, đậu đỗ, rau
xanh và hoa quả… Những người nghiện rượu cần giảm rượu bởi vì nó sẽ làm giảm
tác dụng của thuốc, ảnh hưởng tới việc điều trị [24].


10

1.2. Tình hình bệnh lao hiện nay
1.2.1. Tình hình bệnh lao trên thế gới

Bệnh lao là một trong những nguyên nhân gây mắc và tử vong hàng đầu, đặc
biệt tại các nước đang phát triển trong những năm cuối của thế kỷ 20. Mức độ nặng
nề của bệnh lao đã ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển của con
người tại các quốc gia. Bệnh lao là kết quả của sự nghèo đói và sự nghèo đói là
nguyên nhân làm gia tăng bệnh lao [5].
Theo số liệu công bố của Tổ chức Y tế thế giới năm 2004, ước tính trong
năm 2003 có thêm 9 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao. Khoảng
95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và
thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động. Trong đó, có khoảng
80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao.
Hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ phát
hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Như vậy, còn rất nhiều bệnh nhân lao
không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, và theo ước tính của
TCYTTG, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (65 triệu người). Hơn
33% số bệnh nhân lao toàn cầu tại khu vực Đông- Nam Châu Á.
Theo báo cáo hoạt động chương trình chống lao quốc gia năm 2009 của Bộ
Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và nhiều đối tác đang kêu gọi tăng cường sự hợp tác và
liên kết giữa chương trình chống lao quốc gia và Chương trình HIV/AIDS, đặc biệt
là ở Cam-pu-chia, Trung Quốc, Pa-pua-Niu-Ghi-nê và Việt nam, là những nơi có số
người đồng nhiễm lao/HIV đang gia tăng. Nghiên cứu về tỷ lệ HIV trong số bệnh
nhân lao tại Cam-pu-chia năm 2003 cho thấy tại thủ đô Phnom Penh, tỷ lệ bệnh
nhân lao có HIV(+) tăng gần gấp 3 lần so với năm 1995 (từ 11% năm 1995 lên
31% năm 2003) [3].
Theo báo cáo Hội nghị tổng kết chương trình chống lao quốc gia năm 2014
của Bệnh viện Phổi Đồng Tháp, mặc dù đã được một số thành tựu đáng kể trong
công tác chống lao thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề
sức khỏe toàn cầu, theo ước tính 2012 toàn cầu có khoảng 12 triệu người mắc lao;
8,6 triệu người mắc lao mới; 13% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là



11

nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh viện nhiễm trùng với khoảng 1,3
triệu người tử vong do lao, trong đó có khoảng 320.000 người đồng nhiễm HIV; và
khoảng 420.000 phụ nữ chết do lao. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn
biến phức tạp và đã xuất hiện hầu hết các quốc gia, ước tính tỷ lệ bệnh lao đa kháng
thuốc là 3,6% trong số bệnh nhân mới và 20% trong số bệnh nhân điều trị lại [8].
Trong năm 2014, ước tính có khoảng 9,6 triệu trường hợp mắc lao mới: 5,4
triệu ở nam giới, 3,2 triệu ở phụ nữ và 1,0 triệu trẻ em. Ngoài ra còn có 1,5 triệu
lượt người tử vong vì lao (1,1 triệu trong số những người bị nhiễm HIV và 0,4 triệu
trong số những người nhiễm HIV dương tính), trong đó có khoảng 890 000 người là
nam giới, 480 000 người là phụ nữ và 140 000 là trẻ em. Số tử vong vì lao là quá
cao, với chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ, gần như tất cả những người bị lao
có thể được chữa khỏi [9].
1.2.2. Tình hình bệnh lao tại Việt Nam.
Bệnh lao bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội. Các nước nghèo, mức sống
thấp, bệnh lao thường tiến triển tới trầm trọng. Qua điều tra của Viện lao và bệnh
phổi Trung ương nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là 1,7%, trong đó
các tỉnh phía Bắc là 1,2% và các tỉnh phía Nam 2,2% [22].
Cùng với đại dịch HIV lan truyền rất nhanh tại Việt Nam, đây là một nguy cơ
rất lớn đe dọa chương trình chống lao trong giai đoạn tới. Đồng nhiễm HIV và lao
không chỉ làm tăng số bệnh nhân lao (ước tính toàn cầu tăng gần 30% lao do có
HIV) mà còn làm giảm hiệu quả điều trị và làm tăng rất nhanh tỷ lệ tử vong do lao.
Có thể số lượng lao phổi AFB(+) mới được phát hiện còn rất cao và đây chính là
nguồn lây lan trong cộng đồng, bệnh lao tại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề sức
khỏe trầm trọng [12].
Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 12 trong 22 nước có
gánh nặng bệnh lao toàn cầu, đồng thời là nước thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng
bệnh lao đa kháng thuốc nhất thế giới. Tháng 01/2013 Chương trình chống lao quốc
gia đã phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới tiến hành hội thảo phân tích tình hình

dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam, qua kết quả phân tích, tình hình dịch tễ ước tính giảm
đáng kể so với ước tính trước đây: 18.000 người tử vong do lao, tỷ lệ 20/100.000


12

dân; 200.000 người hiện mắc lao các thể, tỷ lệ 218/100.000 dân; 130.000 người mới
mắc lao các thể, tỷ lệ 147/100.000 dân; 930.000 người mới mắc lao đồng nhiễm
HIV, tỷ lệ 10/100.000 dân. Tỷ lệ phát hiện lao các thể là 76%. Tỷ lệ kháng đa thuốc
trong bệnh nhân mới là 2,7 %. Tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh nhân điều trị lại
19% [8].
Đến năm 2014, toàn quốc đã phát hiện 102.070 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ
phát hiện là 111,35/100.000 dân; trong đó có 49.934 bệnh nhân lao phổi AFB (+).
So sánh với năm 2013, số bệnh nhân lao phổi mới phát hiện trong năm 2014 tiếp tục
giảm 673 bệnh nhân; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB (+) đạt 89,93% [9].
Bên cạnh đó, còn nhiều thách thức chủ quan như: thiếu hụt về nhân lực; thiếu
sự phối hợp y tế công-tư và cơ chế điều phối, Luật khai báo các ca bệnh theo Luật
phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa được thực hiện nghiêm túc... Để hoạt động
phòng chống lao hiệu quả hơn, chương trình Chống lao quốc gia tăng cường phát
hiện sớm và nhiều nhất tất cả các thể lao; duy trì tỷ lệ điều trị khỏi cao; phấn đấu
đến năm 2015, Việt Nam giảm 50% số bệnh nhân hiện mắc so với ước tính năm
2000, khống chế tỷ lệ bệnh nhân lao kháng đa thuốc bằng mức năm 2010 và thanh
toán bệnh lao ở Việt Nam vào năm 2030 [6].
1.2.3. Tình hình bệnh lao tại tỉnh Đồng Tháp.
Theo thống kê của Trạm chống lao tỉnh Đồng Tháp thì mỗi năm có khoảng
1.600 - 1.700 người mắc bệnh lao và khoảng 50 - 70 người chết do lao. Với mục
tiêu giảm tỉ lệ mắc bệnh, giảm tỉ lệ chết và tỉ lệ nhiễm lao, qua từng năm Tỉnh đã đề
ra được từng mục tiêu và các biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở địa
phương [26].
Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai công tác chống lao theo hướng mới của dự án

phòng chống lao quốc gia: Ưu tiên phát hiện và điều trị bệnh nhân lao phổi ho khạc
ra vi trùng là nguồn lây lao chính cho cộng đồng, phát hiện bệnh lao chủ yếu bằng
xét nghiệm đàm soi trực tiếp, điều trị ngoại trú cho đa số bệnh nhân lao, chỉ điều trị
nội trú đối với các bệnh nhân lao nặng [27].


13

Bảng 1.1. Kết quả thu nhận bệnh nhân lao của Đồng Tháp từ 2010-2015 [26]
Năm

AFB (+)
mới

Tái phát; thất
bại; điều trị lại

AFB
(-)

Lao
ngoài phổi

Tổng số

2010

1687

238


384

446

2755

%

61,2

8,7

13,9

16,2

100,0

2011

1644

243

393

395

2675


%

61,4

9,1

14,7

14,8

100

2012

1784

240

391

390

2805

%

63,6

8,5


13,9

14,0

100

2013

1683

253

463

458

2857

%

58,9

8,9

16,2

16,0

100


2014

1820

275

469

460

3024

%

60,18

9,09

15,51

15,21

100

2015

1827

276


471

462

3036

%

60,18

9,09

15,5

15,2

100

Bệnh lao của Đồng Tháp năm 2015 có chiều hướng gia tăng (3036 bệnh
nhân) hơn các năm trước đây (khoảng 3000 bệnh nhân). Những vấn đề tồn tại và
thách thức trong phòng chống bệnh lao hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp: Mô hình bệnh
tật diễn biến phức tạp, điều kiện môi trường bị ô nhiễm ngày càng tăng; nguồn kinh
phí chương trình mục tiêu quốc gia hạn hẹp; đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của
người dân nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn và hạn chế; Tổ chức mạng
lưới chống lao tuy đã kiện toàn, song chưa được đào tạo sâu về chuyên khoa, cán bộ
phụ trách còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên hoạt động còn hạn chế; Công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng chưa thực sự đi vào
chiều sâu và chưa phủ rộng đủ vùng sâu, vùng xa; công tác liên ngành chưa được



14

phối hợp chặt chẽ thường xuyên và liên tục; một số cấp chính quyền cơ sở có tư
tưởng chủ quan trong công tác phòng chống lao [27].
Những tồn tại trên, đặt ra cho CTCLQG của tỉnh rất nhiều khó khăn trở ngại,
nếu không có giải pháp hữu hiệu thì khó có thể đạt được mục tiêu đề ra cho tới năm
2015 là giảm tỉ lệ mắc, giảm tỉ lệ chết và tỉ lệ nhiễm lao, để phấn đấu bệnh lao
không còn đe dọa tới sức khỏe nhân dân và không gây ảnh hường tới sự phát triển
kinh tế của tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các Ban, Ngành, Đoàn thể tham gia tuyên
truyền kiến thức bệnh lao về chiều rộng, lẫn chiều sâu trong nhân dân để họ biết
cách phòng ngừa cho bản thân và cho gia đình [27].
1.2.4. Tình hình bệnh lao tại huyện Thanh Bình
Thanh Bình là một huyện vùng sâu nằm ở phía bắc của tỉnh Đồng Tháp với
diện tích 329,46 km2; dân số 182.725 người; toàn huyện có 13 xã, thị trấn và gồm
55 khóm, ấp. Phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản [30].
Trong những năm qua công tác phòng, chống bệnh lao tại huyện đã được triển khai
mạnh mẽ, nhiều biện pháp nhằm khống chế bệnh lao như: điều trị miễn phí cho
bệnh nhân lao; tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng (loa đài,
ban ngành, đoàn thể, cộng tác viên…); các văn bản phối hợp giữa các ngành…
nhưng nhìn chung, tình hình bệnh lao vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Bảng 1.2. Tình hình thu dung bệnh nhân lao từ năm 2010 – 2015 [30]

2010

AFB (+)
Tái phát,
Mới
thất bại
160

22

2011

132

2012

32

Lao
ngoài
phổi
46

21

22

29

204

118

155

15

20


55

247

142

2013

156

20

32

31

239

136

2014

174

15

30

39


261

146

2015

173

23

37

30

263

147

Năm

AFB (-)

Tổng số

Tỷ lệ /
100. 000

268


157

Số liệu bảng 1.4 cho thấy tình hình mắc lao chung của huyện Thanh Bình từ
năm 2010 đến năm 2015, chỉ giảm vào năm 2011, các năm còn lại thì hầu như


15

không giảm. Trung bình lao các thể có tỷ lệ 141/100.000 dân, lao phổi AFB (+) mới
tỷ lệ 91/100.000 dân. Các số liệu này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của bệnh lao trong
cộng đồng là rất cao, nếu không phát hiện và điều trị sớm, thì sẽ không thể nào cắt
được nguồn lây lan trong cộng đồng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác khám
phát hiện bệnh, đặc biệt là trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, địa
bàn rộng, khả năng tiếp cận của người dân với các kênh truyền thông không đồng
đều nên ảnh hưởng không nhỏ đối với công tác khám và phát hiện bệnh [27].
Công tác khám phát hiện bệnh lao mới chủ yếu là thụ động, dựa vào người
dân đến khám tại tổ lao của Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, thị trấn; công tác
tuyên truyền còn hạn chế, người dân chưa biết mình có nguy cơ bị mắc bệnh lao,
không muốn đi khám bệnh hoặc còn mặc cảm giấu bệnh... Vấn đề đặt ra cho Tổ
chống lao của Huyện là làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.
Muốn khắc phục tốt và bền vững nhất là nâng cao nhận thức của người dân trong
huyện về bệnh, cách phòng bệnh lao để người dân biết các dấu hiệu nghi ngờ mắc
lao, biết đi khám lao ở đâu, xóa bỏ mặc cảm khi bị bệnh lao, mạnh dạn điều trị và
biết được bệnh lao điều trị hoàn toàn miễn phí [30].
1.3. Những nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng bệnh lao trong những
năm gần đây
1.3.1. Trên thế giới
Trong những năm qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở nhiều
nơi kiến thức về bệnh lao của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Tại Tây Ban Nha, năm 2009, tác giả Sanz Barbero B và Blasco Hermandez

T nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và nhận thức về bệnh lao của người dân nhập cư
Mỹ Latinh trong cộng đồng của Madrid” cho thấy, tỷ lệ người dân nhập cư có kiến
thức đúng về bệnh lao là 77,3%, mức độ hiểu biết về đường lây truyền của bệnh là
94,7% và hiểu biết điều trị bệnh là 77,3%. Có 42,3% trong số người dân nhập cư
tham gia nghiên cứu biết sai về đường lây truyền của bệnh, chẳng hạn có 50% đối
tượng nghiên cứu cho rằng bệnh lao lây qua đường tình dục, hoặc đồ dùng sử dụng
cho ăn uống là 81,3% [33].
Năm 2013, Daniel Tolossa đã tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và


×