Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá quá trình triển khai thông tư 19 2013 TT BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn tình đăklăk năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 84 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN ĐÌNH QUÂN

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNHTRIỂN KHAI THÔNG TƯ 19/2013/TT-BYT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH:62.72.76.05

Hà Nội - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN ĐÌNH QUÂN

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THÔNG TƯ
19/2013/TT-BYT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI
CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI
ĐOẠN 2014 – 2016

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH:62.72.76.05

TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH



Hà Nội - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới quý Thầy,
Cô, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học và quý Thầy - Cô Trường
Đại học Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức quý báu và hướng
dẫn cho lớp trong suốt hai năm học vừa qua.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Giáo
viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Đức Thành, đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ,
truyền đạt những kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện, nhằm giúp tôi hoàn thành tốt
luận vănnày.
Tôi xin trân trọng cám ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn học viên Lớp
chuyên khoa II – Tổ chức Quản lý Y tế, Tây Nguyên, khóa học 2015 - 2017 đã có
những ý kiến đóng góp quý báu giúp em trong khi làm luận vănnày.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Đào tạo - Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây
Nguyên, UBND tỉnh, Sở Y tế Đắk Lắk và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều tra, phỏng vấn cũng như cung cấp những
tài liệu tham khảo giúp tôi thu thập được những thông tin chính xác, trung thực làm
cơ sở hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả
các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên: Nguyễn Đình Quân.



ii

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 3
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm có liên quan ................................................................................. 4
1.2. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ........................................................................ 5
1.3. Hoạt động QLCL trên thế giới, các mô hình QLCL .................................................. 6
1.4. Một số nghiên cứu về QLCL....................................................................................... 9
1.5. Hoạt động QLCL tại Việt Nam............................................................................... 10
1.6. Nội dung chủ yếu của Thông tư 19/2013/TT-BYT ................................................. 12
1.7. Khung lý thuyết ..................................................................................................... 14
1.8. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 17
2.4. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 20
2.5. Một số tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu .............................................................. 20
2.6. Quản lý và xử lý, phân tích số liệu ......................................................................... 21
2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................... 21
2.8. Hạn chế, phương pháp khắc phục........................................................................... 21
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 23
3.1. Thực trạng triển khai Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn QLCLBV tại tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2014 – 2016............................................................................................ 23
3.2. Tìm hiểu một số yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
Thông tư 19/2013/TT-BYT tại tỉnh Đắk Lắk ................................................................ 30

Chương 4.BÀN LUẬN .................................................................................................. 42
4.1. Thực trạng triển khai Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn QLCLBV tại tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2014 – 2016............................................................................................ 42
4.2. Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Thông
tư 19/2013/TT-BYT tại tỉnh Đắk Lắk ......................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 57
Phụ lục ........................................................................................................................... 60


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CL

Chất lượng

CLBV


Chất lượng bệnh viện

CNTT

Công nghệ thông tin

KCB

Khám chữa bệnh

KHNVY

Kế hoạch Nghiệp vụ Y

NB

Người bệnh

NVY

Nghiệp vụ Y

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu


QL

Quản lý

QLCL

Quản lý chất lượng

QLCLBV

Quản lý chất lượng bệnh viện

QTKT

Quy trình kỹ thuật

SYT

Sở Y tế


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Thực trạng triển khai thực hiện Thông tư số 19/2013/TT-BYT
của SYT


23

Bảng 3.2.

Thực trạng xây dựng mục tiêu chất lượng tại BV

24

Bảng 3.3.

Thực trạng xây dựng kế hoạch cải tiến CLBV

24

Bảng 3.4

Thực trạng xây dựng hệ thống đo lường CLBV

25

Bảng 3.5.

Thực trạng triển khai hoạt động KCB

26

Bảng 3.6

Thực trạng triển khai biện pháp bảo đảm an toàn NB và NVYT


27

Bảng 3.7.

Thực trạng tổ chức hệ thống QLCLBV tại các BV

27

Bảng 3.8.

Thực trạng hoạt động của hệ thống QLCLBV

28

Bảng 3.9

Thời gian ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện

29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm vừa qua, với thực trạng nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân tăng nhanh về số lượng và yêu cầu cao về chất lượng, đồng thời mô hình
bệnh tật thay đổi với chủ yếu các bệnh không lây nhiễm, thời gian điều trị lâu và
tình trạng quá tải xảy ra ở nhiều bệnh viện trên cả nước đã đặt ra những thách thức
không nhỏ cho ngành Y tế nước ta.
Trước thực trạng đó, việc giảm quá tải bệnh viện và nâng cao chất lượng

khám, chữa bệnh luôn là mục tiêu ưu tiên của ngành Y tế. Để thực hiện các mục tiêu
trên, Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp như trình Chính phủ phê duyệt Đề án
giảm quá tải bệnh viện, xây dựng và triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án Bác
sĩ gia đình, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, triển khai Chỉ thị số 09 về tăng
cường hiệu quả hoạt động đường dây nóng tại bệnh viện nhằm đáp ứng tối đa sự hài
lòng của người bệnh…[2].
“Chất lượng là hành trình, không phải là bến đích”. Tất cả các hợp phần đầu
vào của bệnh viện như nhân lực, tài chính, thông tin, thuốc – hóa chất, trang thiết bị,
công nghệ, quản trị,… đều được sử dụng để nâng cao chất lượng bệnh viện. Vì vậy,
để có thể có kết quả dịch vụ bệnh viện được tốt hơn và được duy trì ổn định, cần
phải thực hiện hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện.
Trong báo cáo của Viện Y khoa Hoa Kỳ năm 2001 đã xác định, chất lượng
trong chăm sóc y tế là An toàn, hiệu quả, người bệnh là trung tâm, đúng thời gian,
hiệu năng và công bằng [32].
Tổ chức Y tế thế giới cũng xác định, chiều hướng chất lượng trong Y tế bao
gồm lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo an toàn người bệnh, đánh giá hiệu suất,
hiệu quả làm việc, hướng về nhân viên và điều hành hiệu quả[30]. Môi trường
không an toàn sẽ làm cho người bệnh dể bị tổn thương tâm sinh lý, cũng như mất đi
thiện chí và gây tổn hại cho danh tiếng của một cơ sở y tế trong cộng đồng.
Đối với hệ thống y tế của nước ta, quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh là lĩnh vực mới, nhằm mục đích cải tiến chất lượng bệnh viện, đem đến
cho người bệnh một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng nhất, an toàn nhất và hài
lòng nhất. Để thực hiện những mục tiêu trên, Bộ Y tế đã hướng dẫn thực hiện quản


2

lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT ban
hành ngày 12/7/2013, có hiệu lực từ ngày 15/9/2013; đồng thời đưa ra Chương trình
hành động cải tiến chất lượng dịch vụ y tế[4]. Theo đó các cơ sở khám chữa bệnh,

các Chương trình Dự án về y tế đều lấy việc tăng cường chất lượng, an toàn của
dịch vụ y tế là nhiệm vụ trọng tâm và là một trong những mục tiêu phấn đấu thực
hiện, duy trì thường xuyên, liên tục và ổn định.
Để đo lường, đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý chất lượng bệnh
viện theo các nội dung quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT; đồng thời định
hướng, thúc đẩy các hoạt động cải tiến và góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh nhằm cung ứng một dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả; mang lại lợi
ích cho bệnh viện, nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng, Bộ Y tế đã ban hành
Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện với các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
bệnh viện, đồng thời ban hành Hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản
đo lường chất lượng bệnh viện[3] [11].
Với ba năm triển khai hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện theo hướng
dẫn của Bộ Y tế tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT, nhưng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
và các tỉnh thành trên cả nước chưa có nghiên cứu nào đánh giá về việc thực hiện
Thông tư số 19/2013/TT-BYT của cơ quan quản lý và các bệnh viện. Do đó, học
viên thực hiện nghiên cứu “Đánh giá quá trình triển khai Thông tư 19/2013/TTBYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại
các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2014 - 2016” nhằm đo lường
thực trạng thực trạng và hiệu quả triển khai Thông tư 19/2013/TT-BYTtheo hướng
dẫn của Bộ Y tế, đồng thời so sánh hiệu quả giữa các loại hình BV trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quá trình triển khai Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng
dẫn quản lýchất lượng bệnh viện tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 – 2016.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai Thông tư
19/2013/TT-BYT hướng dẫn quản lýchất lượng bệnh viện tại tỉnh Đắk Lắk.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Chất lượng
Tuỳ từng trường hợp, mỗi người sẽ hiểu khái niệm về chất lượng một cách
khác nhau tuỳ thuộc vào việc họ đại diện cho ai trong hệ thống y tế.
Chất lượng – từ góc độ của người bệnh hay khách hàng – liên quan đến loại
hình chăm sóc và tính hiệu quả của nó, có thể chú trọng hơn vào tính tiện ích như
thái độ thân thiện, được đối xử tôn trọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ và sự sẵn có của
nhiều dịch vụ phù hợp với túi tiền.
Chất lượng – từ góc độ của bệnh viện và nhân viên y tế – quan tâm nhiều
hơn đến quy trình điều trị, chăm sóc, khả năng chẩn đoán và điều trị một ca bệnh
mà ít quan tâm đến tính tiện lợi và càng ít tập trung vào khía cạnh chăm sóc.
Chất lượng – từ góc độ của nhà quản lý – là sự tiếp cận, hiệu lực, tính phù
hợp, khả năng có thể chấp nhận được và hiệu quả trong cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ và chi phí là yếu tố quan trọng[6].
1.1.2. Chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Chất lượng là mức độ mà dịch vụ y tế cung cấp cho cá nhân hoặc cộng đồng
có thể làm tăng khả năng đạt được kết quả về sức khoẻ mong đợi và phù hợp với
kiến thức về chuyên môn hiện hành[6]. Khái niệm nghe khá đơn giản, tuy nhiên để
xác định sự gia tăng, cũng là trả lời về mức độ chất lượng, cần phải đo lường chính
xác mức độ thực hiện nhiệm vụ, công việc trước đây, hiện nay và tương lai.
1.1.3. Chất lượng bệnh viện
Là toàn bộ các khía cạnh liên quan đến người bệnh, người nhà người bệnh,
nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu tố
hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh.

Một số khía cạnh chất lượng bệnh viện là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn,
người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời,
tiện nghi, công bằng, hiệu quả… [11].


5

1.1.4. Quản lý
Quản lý được coi là một khoa học cho mọi ngành, là nghệ thuật và là một
nghề. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý. Theo định nghĩa của Bộ Y tế, quản
lý là làm cho mọi công việc được thực hiện bởi mọi người, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực (con người, phương tiện, tiền bạc), và là sự tác động của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu cụ thể đã đặt ra.
Cần phân biệt được sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo. Lãnh đạo và
quản lý đều do chủ thể tiến hành, nhưng quản lý là nói về quyền hạn và ngược lại
lãnh đạo nói về tầm ảnh hưởng hay sự cảm hóa. Khác biệt lớn nhất giữa lãnh đạo và
quản lý nằm ở biện pháp thúc đẩy nhân viên[5].
1.1.5. Quản lý chất lượng bệnh viện
Là thiết lập một hệ thống đo lường và quản lý công tác chăm sóc, điều trị
bệnh nhân theo một cách thức mà có thể cung cấp một chế độ chăm sóc, điều trị tối
ưu cho người bệnh, đáp ứng tối đa sự hài lòng của người bệnh.
1.1.6. Tiêu chuẩn chất lượng
Là các yêu cầu, mục đích, mong đợi hướng đến để bảo đảm các sản phẩm,
quy trình và dịch vụ cần đạt được và phù hợp với mục đích đề ra [3].
1.1.7. Tiêu chí chất lượng
Là các yếu tố dùng để đo lường hoặc kiểm tra, giám sát mức độ yêu cầu cần
đạt được ở một khía cạnh cụ thể của chất lượng.
Mỗi tiêu chí là tập hợp danh mục các tiểu mục cần kiểm tra, đo lường, giám
sát bệnh viện về việc tuân thủ hoặc không tuân thủ; đáp ứng hoặc không đáp ứng;
đạt hoặc không đạt[11].

1.2. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng về số lượng và chất
lượng. Các bệnh viện phải kê thêm giường để người bệnh đỡ phải nằm ghép, ngày
càng có nhiều người bệnh đăng ký sử dụng giường dịch vụ và lựa chọn bác sĩ giỏi
khám chữa bệnh cho mình, mong đợi của người dân về chăm sóc y tế luôn luôn ở
trên khả năng đáp ứng của các cơ sở y tế dẫn đến các bức xúc, kiện cáo gia tăng.
Hệ thống y tế ngoài công lập ngày càng phát triển. Tính đến năm 2014 đã có


6

hơn 100 bệnh viện tư nhân trên cả nước, chiếm khoảng 5% tổng số giường bệnh. Hệ
thống y tế ngoài công lập phát triển góp phần chia sẻ gánh nặng bệnh tật, đồng thời
cũng tạo nên sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ với cơ sở y tế công, đem lại cho
người dân có thêm lựa chọn và thu hút nguồn nhân lực có trình độ từ khu vực y tế
công.
Theo nghiên cứu của Viện Y khoa Hoa Kỳ (IOM) năm 1984, sai sót y tế
nghiêm trọng xảy ra trong BV là 5-10% NB điều trị, gây tử vong 44.000 – 98.000
người/năm và là nguyên nhân tử vong đứng thứ 5-8 ở Mỹ, nhiều hơn cả ung thư vú,
tai nạn giao thông, AIDS.
Kết quả nghiên cứu của Health Grade năm 2003 ghi nhận, từ năm 2000 –
2002, trung bình mỗi năm có 195.000 NB tử vong do sai sót y tế có thể phòng ngừa
được, số tử vong thậm chí gấp đôi so với số tử vong do sai sót y tế được tìm thấy
trong nghiên cứu của IOM năm 1989.
Chỉ tính riêng tác dụng không mong muốn của thuốc đã ghi nhận có 14,7%
trong số 3.695 NB tham gia nghiên cứu có ít nhất 1 tác dụng phụ của thuốc, trong
đó 50% là có thể phòng ngừa được[27].
Một nghiên cứu khác cho thấy biến chứng của thuốc làm tăng ngày điều trị
(7,69 ngày so với 4,46 ngày khi không có biến chứng).
Chất lượng dịch vụ của các BV ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu

khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Với thực trạng thiếu nguồn nhân lực,
cơ sở vật chất nhiều nơi xuống cấp, trình độ chuyên môn chưa đồng bộ gây nên tình
trạng quá tải ở tuyến cuối, đặc biệt là một số chuyên khoa như ung bướu, tim mạch,
nội tiết, chấn thương chỉnh hình... Các tai biến, sai sót chưa báo cáo và được phân
tích đầy đủ để có biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Xu hướng lạm dụng thuốc và
cận lâm sàng khó kiểm soát.
Chính vì vậy, cần thực hiện QLCLBV mà Thông tư số 19/2013/TT-BYT là
hành lang pháp lý để có thể có kết quả dịch vụ KCB được tốt hơn.
1.3. Hoạt động QLCL trên thế giới, các mô hình QLCL
Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển, các tiêu chuẩn
quốc tế đã được áp dụng từ nhiều chục năm nay.


7

Năm 1970, nhiều BV tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp đã thành lập
hội đồng chất lượng để đánh giá việc đảm bảo chất lượng tại các BV. Cho đến hiện
nay, BV tại các nước này vẫn đang không ngừng tăng cường chất lượng thông qua
việc thực hiện các mô hình quản lý chất lượng như ISO 9000, QA, QCI, ...
Trong báo cáo của Viện Y khoa Hoa Kỳ năm 2001 đã xác định, chất lượng
trong chăm sóc y tế là “An toàn, hiệu quả, người bệnh là trung tâm, đúng thời gian,
hiệu năng và công bằng” [28].
Tổ chức Y tế Thế giới cũng xác định, chiều hướng chất lượng trong y tế bao
gồm: An toàn, Người bệnh làm trung tâm, Chăm sóc lâm sàng hiệu quả, Hiệu suất,
Hướng về nhân viên, Điều hành hiệu quả[31].
Theo kết quả nghiên cứu năm 2008 của Shwartz M. và các cộng sự khi phân
tích đánh giá 15 chỉ số chất lượng từ cơ sở dữ liệu từ 3275 bệnh viện, các bệnh viện
lớn được xếp hạng chất lượng cao đều sử dụng mô hình BVLM [30].
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều mô hình quản lý chất lượng đang được
áp dụng và đã chứng minh được tính hiệu quả, ví dụ như:

- Chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Act): Được xem là nguyên lý cốt
lõi của nhiều mô hình QLCL như TQM, CQI, ... Gồm 4 thành tố quan trọng: Xác
định vấn đề cần cải tiến, phân tích thực trạng vấn đề, phát triển giải pháp cải tiến và
thử nghiệm, áp dụng.
- Mô hình QLCL toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản (Total Quality
Management – TQM) nhằm cải thiện, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, chi phí, sự phân phối, sự an toàn...[26];
- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (International Organization for Standardization)
là Bộ chuẩn mực để đánh giá chứng nhận sự phù hợp và hệ thống quản lý của các tổ
chức sản xuất, dịch vụ[32];
- Điều kiện thực hành sản xuất tốt (GMP - Good Manufacturing Practices)
là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm;
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis
Critical Control Points - HACCP) là hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm, quản lý
phòng ngừa sự cố rủi ro, phân tích các mối nguy đối với thực phẩm;


8

- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000nhằm định hướng và kiểm soát
mọi hoạt động của một tổ chức có khả năng gây ra tác động tới môi trường xung
quanh;
- Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health
SafetyAssessment Series- OHSAS 18001) giúp ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe
người lao động.
- Hệ thống Six sigma nhằm cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm
thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật;
- Phương pháp 5S Nhật Bản nhằm cải tiến một tổ chức đi vào nề nếp;
- Quản lý tinh gọn (Lean) nhằm làm giảm lãng phí và các chi phí không cần
thiết.

- Quản lý chi phí chất lượng (Quality Cost Management) nhằm kiểm soát
các chi phí liên quan đến chất lượng[31].
Đối với hoạt động QLCLBV, một số mô hình theo tiêu chuẩn Quốc tế cũng
được áp dụng với những đặc điểm khác nhau:
- Mô hình QLCLBV theo tiêu chuẩn ISO: Nhằm buộc tổ chức tuân thủ
quy định và tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe an toàn. Mô hình được thực hiện dựa trên
nguyên lý QLCL trên cơ sở tiêu chuẩn hóa, buộc con người phải tuân thủ theo các
tiêu chuẩn định sẵn, nhưng lại hạn chế tính sáng tạo của người lao động. Mô hình
này đã được áp dụng thành công tại một số nước trên thế giới (Anh, Mỹ, Canada,
Pháp, Hồng Kông, Thái Lan, Ấn Độ, Thụy Sĩ, Đức, Tây Ban Nha...), trong đó có
Việt Nam.
- Mô hình QLCLBV theo tiêu chuẩn TQM: Nhằm cải thiện sự hài lòng,
thỏa mãn của khách hàng. Mô hình được thực hiện dựa trên nguyên lý QLCL trên
sự tham gia, hợp tác của các thành viên, góp phần huy động được con người phát
huy sáng kiến, cải tiến chất lượng thường xuyên, nhưng lại không đặt trọng tâm vào
tiêu chuẩn hóa. Mô hình này cũng đã được nhiều nước áp dụng thành công (Mỹ,
Canada, Pháp, Nhật, Hồng Kông, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam...).
- Mô hình QLCLBV theo tiêu chuẩn JCI: Nhằm đảm bảo an toàn NB,
quản lý tốt nhất chất lượng dịch vụ, giảm thiểu tối đa rủi ro. Mô hình này chỉ dành


9

riêng cho BV với nguyên lý thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn – giáo dục và chứng
thực – công nhận quốc tế cho các cơ sở y tế. Mô hình được xây dựng cụ thể, chi tiết
với 565 tiêu chuẩn gồm 1033 thông số đo lường được về các nội dung: An toàn NB,
quyền NB, cơ sở vật chất, các chính sách và quy trình của BV. Tuy nhiên, để thực
hiện mô hình này yêu cầu chi phí cao cho việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nhân
lực và quá trình công nhận kéo dài. Mặc dù vây, mô hình này đã được áp dụng
thành công tại hơn 40 nước trên thế giới với > 300 bệnh viện[22] [27] [32].

1.4. Một số nghiên cứu về QLCL
Theo định nghĩa của Bộ Y tế, một số khía cạnh CLBV là khả năng tiếp cận
dịch vụ, an toàn, người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ chuyên
môn, kịp thời, tiện nghi, công bằng, hiệu quả… [11].
Để đánh giá về thực trạng CLBV, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao
CLBV, nhiều tác giả trên thế giới đã thực hiện các nghiên cứu liên quan đến các
khía cạnh của CLBV.
Nghiên cứu của Daniel R. Levinson thực hiện vào tháng 10/2008 trên tổng số
780 người sử dụng dịch vụ tế để xác định liệu có sự cố y khoa nào xảy đến với
người bệnh hay không, mức độ thiệt hại và sự cố có phòng ngừa được hay không.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận, có khoảng 13,5% những người sử dụng dịch vụ y tế
có các sai sót, sự cố y khoa trong thời gian nằm viện của họ, 13,5% các bệnh nhân
gặp sự cố y khoa dẫn đến tổn hại tạm thời và có đến 44% các sai sót, sự cố là có thể
ngăn ngừa được [24].
Một điều tra với qui mô 68 BV với 6.807 nhân viên tại Li Băng cho thấy,
lĩnh vực được đánh giá tích cực nhất là làm việc theo đội nhóm trong từng đơn vị,
sự hỗ trợ của lãnh đạo trong cải tiến chất lượng, trong khi các lĩnh vực nhân sự và
văn hóa không trừng phạt được đánh giá tích cực thấp [27]. Và các nghiên cứu khác
tại các quốc gia Châu Âu như Hà Lan, Tây Ban Nha và Nhật đều cho thấy cần cải
thiện làm việc đội nhóm của các đơn vị trong tổ chức, học hỏi từ sai sót và văn hóa
không trừng phạt sẽ đem lại chất lượng cho các dịch vụ y tế [32].
Tại Việt Nam, cũng có nhiều tác giả thực hiện các nghiên cứu liên quan đến
CLBV, như văn hóa an toàn người bệnh [1], tỷ lệ nhiễm trùng BV tại một số BV ở


10

Việt Nam [16].
1.5. Hoạt động QLCL tại Việt Nam
Chất lượng KCB là vấn đề đang được Chính phủ, Quốc hội và dư luận xã

hội; đồng thời được tất cả các phía cung ứng và sử dụng dịch vụ y tế đặc biệt quan
tâm. Với nh
ững công nghệ tiến bộ rất nhanh của công nghệ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần
phải được cập nhật với các thông tin y học hiện hành và cải thiện chất lượng thường
xuyên.
Trên thế giới, việc áp dụng các phương thức cải tiến và công nhận CLBV là
rất phổ biến, đặc biệt tại các nước phát triển. Ở các nước như Mỹ, Pháp, Ý, ... các
BV sẽ không được cơ quan/tổ chức BHYT thanh toán chi phí KCB nếu không đạt
các chứng nhận về chất lượng.
Chất lượng không xảy ra một cách tình cờ mà đòi hỏi phải được lập kế
hoạch, được nhắm tới và phấn đấu để thực hiện. Đặt ra các ưu tiên và xác định được
chiến lược quan trọng nhất là một nhiệm vụ cần phải được hoàn thành để đáp ứng
yêu cầu về chất lượng.
Trong giai đoạn chưa có hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn QLCLBV từ Bộ Y
tế, nhiều BV trên cả nước đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để QLBV, điển hình
như BV Nhi đồng I, BV Nhi Nghệ An... áp dụng theo tiêu chuẩn TQM, BV Mắt Cao
Thắng áp dụng theo tiêu chuẩn JCI [14] [15] [21].
Qua nghiên cứu áp dụng ISO ở Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên
và cộng sự thực hiện vào năm 2010, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh đã tăng lên (93,5% ở
BV áp dụng ISO so với 77,5% ở BV chưa áp dụng ISO), ngày điều trị trung bình
giảm (5,4 – 6,4 ngày), công tác chẩn đoán bệnh đã được cải thiện, chỉ định xét
nghiệm phù hợp, vấn đề lạm dụng thuốc đã được hạn chế, thời gian chờ đợi của
khách hàng giảm rõ rệt và khách hàng hài lòng hơn khi tương tác với NVYT, đồng
thời NVYT cũng hài lòng hơn khi làm việc.
Kết quả nghiên cứu năm 2011 của Dương Công Hoạt tại BV Nhi Nghệ An
cũng ghi nhận những ưu điểm khi áp dụng ISO trong QLCLBV, với số lượng BN
đến khám bệnh tăng 3 lần, NB nội trú tăng 2 lần, các sai sót chuyên môn, tỷ lệ tử


11


vong, tỷ lệ nhiễm trùng BV đều giảm[15].
Nhận biết được lợi ích của việc QLCLBV, BYT đã xác định cải tiến CL dịch
vụ KCB là một trong những giải pháp ưu tiên trong Chiến lược quốc gia bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030.
Đồng thời, để tạo hành lang pháp lý và hướng dẫn cụ thể hoạt động QLCLBV đến
tất cả các BV, thông qua việc tham khảo, đúc kết ưu diểm từ các mô hình QLCLBV
trên thế giới, ngày 12/7/2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 19/2013/TT-BYT
hướng dẫn thực hiện QLCL dịch vụ KCB[4].
Để đánh giá được hiệu quả việc triển khai QLCL các BV theo Thông tư
19/2013/TT-BYT, đồng thời khuyến khích, định hướng, thúc đẩy các BV tiến hành
các hoạt động cải tiến và nâng cao CL nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất
lượng, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cao nhất cho NB và NVYT. Bộ Y tế đã ban
hành Bộ Tiêu chí đánh giá CLBV với 2 phiên bản:
- Phiên bản 1.0 được ban hành tại Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày
03/12/2013 để áp dụng thí điểm năm 2013, áp dụng chính thức năm 2014 và năm
2015 với một số tiêu chí được chỉnh sửa nội dung cho phù hợp thực tế hoạt động
các BV trên cả nước [3].
- Phiên bản 2.0 được ban hành tại Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày
18/11/2016 với quan điểm chủ đạo là lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động
điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế là then chốt của toàn bộ hoạt động khám, chữa
bệnh [11].
Để cụ thể hóa các hoạt động quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT, Bộ
Y tế cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn, làm công cụ cho các BV triển khai
có hiệu quả hoạt động QLCLBV, như Chương trình hành động quốc gia vê nâng
cao năng lực QLCL KCB giai đoạn từ 2015 – 2025; quy định về thừa nhận tiêu
chuẩn QLCL cơ sở KCB; hướng dẫn xây dựng thí điểm 1 số chỉ số cơ bản đo lường
CLBV [7] [8] [10].
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh của CLBV, tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư số

19/2013/TT-BYT tại các cơ sở y tế của Việt Nam.


12

1.6. Nội dung chủ yếu của Thông tư 19/2013/TT-BYT
1.6.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng KCB tại tất cả các BV trên phạm vi lãnh thổ VN.
1.6.2. Mục tiêu cụ thể
- Tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy triển khai các hoạt động cải tiến CLBV.
- Thiết lập hệ thống tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai các
hoạt động liên quan đến cải tiên chất lượng của các BV.
- Giúp BV xác định được các nội dung QLCL.
1.6.3. Nguyên tắc tổ chức thực hiện QLCL
- Lấy NB làm trung tâm.
- Việc bảo đảm và cải tiến CL là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của bệnh
viện, được tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định.
- Các quyết định liên quan đến hoạt động QLCL trong BV dựa trên cơ sở
pháp luật, cơ sở khoa học với các bằng chứng cụ thể và đáp ứng nhu cầu thực tiễn
nâng cao chất lượng của bệnh viện.
- Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về CLBV. Tất cả cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động (gọi chung là NVYT) trong bệnh viện có trách nhiệm
tham gia hoạt động QLCL.
1.6.4. Nội dung triển khai QLCL trong BV
- Xây dựng kế hoạch, chương trình bảo đảm và cải tiến CL trong BV.
- Duy trì quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về BV.
- Xây dựng chỉ số CL, sơ sở dữ liệu và đo lường CLBV.
- Tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong KCB.
- Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn NB và NVYT.
- Áp dụng bộ tiêu chuẩn QLCLBV.

- Đánh giá CLBV.
1.6.5. Hệ thống QLCL trong BV
- Tổ chức hệ thống QLCL trong BV.
- Tổ chức và nhiệm vụ của hội đồng QLCL.


13

- Tổ chức và nhiệm vụ của phòng/tổ QLCL.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng/tổ trưởng QLCL.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên phòng/tổ QLCLBV.
- Các thành viên mạng lưới QLCL.
1.6.6. Trách nhiệm thực hiện QLCLBV của:
- Giám đốc BV.
- Các trưởng phòng chức năng của BV.
- Các trưởng khoa.
- Các nhân viên y tế trong BV.
1.6.7. Điều khoản thi hành
- Lộ trình thực hiện công tác QLCLBV.
- Tổ chức thực hiện.


14

1.7. Khung lý thuyết
ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Mô hình tổ chức thực hiện.
- Trình độ nhân lực triển khai thực hiện.
- Hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo.
- Quy chuẩn, công cụ thực hiện, đánh giá.

- Trang thiết bị, phương tiện thực hiện.
- Nguồn lực tài chính.
- Chính sách hỗ trợ.

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
THÔNG TƯ 19/2013/TT-BYT VỀ QLCLBV
- Thiết lập hệ thống quản lý.
- Tổ chức thực hiện của SYT: hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra,
giám sát, tập huấn, bồi dưỡng về QLC và thực hiện chế độ báo cáo.
- Tổ chức thực hiện của BV: vận hành hoạt động hệ thống QLCLBV;
xây dựng kế hoạch triển khai; xây dựng bộ chỉ số chất lượng, cơ sở dữ
liệu và đo lường CLBV; Hoạt động triển khai các quy định, hướng dẫn
chuyên môn trong KCB, an toàn người bệnh và NVYT.

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
- Yếu tố văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành.
- Yếu tố điều kiện của BV (về cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính
thực hiện công tác cải tiến CLBV).
- Yếu tố quan niệm, nhận thức về việc cải tiến CLBV.
- Yếu tố nội dung, mô hình, hình thức tổ chức thực hiện.
- Yếu tố chế độ, chế tài trong thực hiện nhiệm vụ QLCL.


15

1.8. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Trung bộ, là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên; Phía Bắc giáp với Gia Lai; Phía Đông
giáp Phú Yên, Khánh Hòa; Phía Nam giáp Lâm Đồng, Đắk Nông; Phía Tây giáp
Campuchia với đường biên giới dài khoảng 70km.

Diện tích tự nhiên là 13.139 km2; Dân số trung bình 1.874.000 người; mật độ
141 người/km2, gồm 47 dân tộc anh em sinh sống với nhiều nét văn hoá khác nhau,
đông nhất là dân tộc kinh chiếm 67,28%, dân tộc thiểu số chiếm 32,72%, trong đó:
dân tộc tại chỗ Ê Đê chiếm 16,1%, dân tộc M’nông 2,33%. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm
16,0%. Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện
(184 đơn vị xã/phường/thị trấn, 2.683 thôn/buôn/khối phố). Khí hậu nóng và khô
hanh, được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10), mùa khô
(tháng 11 đến tháng 4 năm sau)[20].
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 24 bệnh viện, bao gồm 20 bệnh viện công lập
và 04 bệnh viện tư nhân. Hệ thống 20 bệnh viện công lập gồm BVĐK tỉnh, BVĐK
khu vực 333, 14 BVĐK huyện/thị xã/thành phố và 04 bệnh viện chuyên khoa (Mắt,
Y học cổ truyền, Lao – Bệnh Phổi, Tâm thần). 04 bệnh viện tư nhân bao gồm 03
BVĐK (trong đó có BV Trường Đại học Tây Nguyên trực thuộc Bộ Giáo dục) và 01
BV chuyên khoa Mắt.
Với đặc điểm về dân số, khí hậu như trên, kết hợp với tình hình dịch bệnh
diễn biến phức tạp trong những năm qua (nhất là dịch bệnh liên quan đến vi rút
Zika, sốt xuất huyết tại cộng đồng) và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của
người dân khi điều kiện kinh tế phát triển đã khiến lưu lượng đến người dân đến
khám chữa bệnh tại các bệnh viện tăng cao trong những năm qua. Theo báo cáo
tổng kết ngành Y tế năm 2016, công suất giường bệnhlà 109,5%, tổng số lượt khám
bệnh là 3.593.825 lượt (tăng 10% so với năm 2014), tổng số lượt điều trị nội trú là
339.945 lượt (tăng 53,6% so với năm 2014)[5] [12] [17].


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

2.1.1.1. Nghiên cứu định tính
- Lãnh đạo Sở Y tế;
-Đại diện lãnh đạo phụ trách công tác QLCLBV tại các BV trên địa bàn tỉnh;
- Trưởng các khoa/phòng tại các BV được lựa chọn thực hiện nghiên cứu;
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.1.2. Nghiên cứu định lượng
Các văn bản, báo cáo liên quan đến việc triển khai thực hiện Thông tư số
19/2013/TT-BYT, bao gồm:
- Toàn bộ hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Thông tư số
19/2013/TT-BYT của Sở Y tế và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh;
-Cácbáo cáo,biên bản kiểm tra CLBV các năm 2014, 2015, 2016 của Sở Y tế;
- Các báo cáo tự kiểm tra CLBV của các BV trên địa bàn tỉnh trong các năm
2014, 2015, 2016.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.1.2.1. Nghiên cứu định tính
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Không tham gia vào quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 19/2013/TTBYTtrong thời gian ít nhất 06 tháng liên tục kể từ tháng 01/2014 đến thời điểm thu
thập thông tin.
2.1.1.2. Nghiên cứu định lượng
Các văn bản không thuộc hệ thống văn bản triển khai, báo cáo thực hiện các
nội dung quy định, hướng dẫn tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1.Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 02/2017 đến tháng 11/2017.


17

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Tỉnh Đắk Lắk.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kết hợp định tính, với phần nghiên
cứu định lượng được thực hiện trước để khái quát hóa việc triển khai Thông tư
19/2013/TT-BYT, đồng thời hỗ trợ cho phần nghiên cứu định tính.
2.3.2. Cỡ mẫu
2.3.2.1. Nghiên cứu định lượng
- Toàn bộ hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Thông tư số
19/2013/TT-BYT của Sở Y tế và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh;
- 03 báo cáo và 72 biên bản kiểm tra CLBV đối với các BV trên địa bàn tỉnh
các năm 2014, 2015, 2016 của Sở Y tế;
- 72 báo cáo tự kiểm tra CLBV của các BV trên địa bàn tỉnh trong các năm
2014, 2015, 2016.
2.3.2.2. Nghiên cứu định tính
- Phỏng vấn sâu: 25 đối tượng, bao gồm 01 đại diện lãnh đạo SYT phụ trách
công tác khám chữa bệnh và 24 đại diện lãnh đạo phụ trách công tác QLCLBV của
24BV trên địa bàn tỉnh.Học viên đã thực hiện 25 cuộc phỏng vấn sâu với Giám đốc
SYT và 24 Giám đốc của 24 BV trên địa bàn tỉnh.
- Thảo luận nhóm:30đối tượng được chọn theo chủ đích, bao gồm lãnh đạo
các phòng chức năng và lãnh đạo các khoa lâm sàng có lượng bệnh nhân cao nhất
trong năm 2016 của 05 BV trên địa bàn tỉnh được lựa chọn thực hiện nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
- Nghiên cứu định lượng: Sử dụng số liệu thứ cấp từ toàn bộ các văn bản liên
quan đến việc tổ chức, triển khai thực hiện Thông tư số 19/2013/TT-BYT và các
báo cáo, biên bản kiểm tra CLBV năm 2014, 2015, 2016 của Sở Y tế và các bệnh
viện trên địa bàn tỉnh.


18


- Nghiên cứu định tính: Chọn chủ đích 01 lãnh đạo BV phụ trách công tác
QLCLBV để thực hiện 01 cuộc phỏng vấn sâu và nhóm lãnh đạo các khoa/phòng (6
cán bộ) thành 01 cuộc thảo luận nhóm từ 05 BV sau:
+ 01 BVĐKtuyến tỉnh: BVĐK tỉnh Đắk Lắk;
+ 01 BV chuyên khoa tuyến tỉnh: BV Mắt Đắk Lắk;
+ 01BVĐKtuyến huyện triển khai thực hiện tốt Thông tư số 19/2013/TTBYT: BVĐK huyện: BVĐK huyện Krông Bông với điểm đánh giá CLBV năm
2016 đạt 2,8, xếp thứ 3 toàn tỉnh sau BVĐK Thiện Hạnh (3,44 điểm) và BVĐK tỉnh
(2,9 điểm);
+ 01BVĐK tuyến huyện triển khai thực hiện chưa tốt Thông tư số
19/2013/TT-BYT: BVĐK huyện Ea Súp với điểm đánh giá CLBV năm 2016 đạt
2,42 điểm;
+ 01 BV tư nhân: BVĐK Thiện Hạnh.
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Nghiên cứu định lượng: Hồi cứu thu thập thông tin việc triển khai thực hiện
Thông tư số 19/2013/TT-BYT từhệ thống văn bản, báo cáo liên quan đến triển khai
thực hiệnthông qua biểu mẫu thu thập thông tin được soạn sẵn (Phụ lục 1A đối với
SYT và Phụ lục 1B đối với các BV).
- Nghiên cứu định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu đối với Giám đốc
SYT(theo Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu tại Phụ lục 2) và Giám đốc 24 BV trên địa bàn
tỉnh (theo Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu tại Phụ lục 3), đồng thời thực hiện 05 cuộc thảo
luận nhóm lãnh đạo các khoa/phòng của 05 BV được lựa chọn nghiên cứu (theo Bộ
câu hỏi thảo luận nhóm tại Phụ lục 4).
2.3.5. Công cụ thu thập số liệu
- Nghiên cứu định lượng: Sử dụng công cụ là Biễu mẫu thu thập thông tin
việc triển khai thực hiện Thông tư số 19/2013/TT-BYT(Phụ lục 1A đối với SYT và
Phụ lục 1B đối với các BV) để đánh giá thực trạng triển khai Thông tư số
19/2013/TT-BYT của SYT và các BV.
- Nghiên cứu định tính: Sử dụng công cụ là Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm nhằm thu thập thông tin vềthực trạng triển khai thực hiện QL



19

CLBV theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2013/TT-BYT và quan điểm, định hướng,
kinh nghiệm, một số yếu tố thuận lợi – khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư
số 19/2013/TT-BYT. Cụ thể:
+ Phụ lục 2: Bộ công cụ phỏng vấn sâu Lãnh đạo SYT là các câu hỏi mở
nhằm phỏng vấn sâu về quan điểm, định hướng, đề xuất và một số yếu tố thuận lợi,
khó khăn khi triển khai Thông tư số 19/2013/TT-BYT.
+Phụ lục 3: Bộ công cụ phỏng vấn sâu Lãnh đạo BV.
+ Phụ lục 4: Bộ công cụ thảo luận nhóm trưởng các khoa/phòng các BV.
2.3.6. Phương pháp tiến hành thu thập số liệu
Nghiên cứu được thực hiện dưới sự đồng ý, hỗ trợ của Sở Y tế và lãnh đạo
các BV trên địa bàn tỉnh. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1:Hoàn thiện các bộ công cụ thu thập số liệu. Lập kế hoạch thực hiện
và thông báo đến các BV trên địa bàn tỉnhvề lý do nghiên cứu, nội dung nghiên cứu
liên quan đến cơ quan đơn vị để nhận được sự đồng ý tham gia nghiên cứu vàđể
thống nhất kế hoạch, thời gian thực hiện.
Bước 2: Phỏng vấn thử:
Chọn ngẫu nhiên 02 đại diện lãnh đạo của 02 BV bất kỳđể phỏng vấnsâu và
01 nhóm trưởng các khoa/phòng của 01 BV bất kỳ để thảo luận nhóm. Sau đó, đánh
giá thời gian trung bình thực hiện xong một bộ câu hỏi, đánh giá mức độ thực tế, dễ
hiểu, dễ trả lời, dễ ghi chép, đúng trọng tâm và đầy đủ thông tin của bộ câu hỏi và
sẽ điều chỉnh lại bộ câu hỏi cho phù hợp.
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu định lượng trước. Học viên thu thập thông tin
vào Biểu mẫu thu thập thông tin tại Phụ lục 1 từ các văn bản, báo cáo được bộ phận
lưu trữ chuyên môn tại Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ Y, SYT và các BV cung cấp.
Bước 4: Tiến hành nghiên cứu định lượng. Học viên lập danh sách các đối
tượng cần phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm và gửi Giấy mời, thống nhất thời gian gặp

từng đối tượng/nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu của mỗi BV để tiến hành
phỏng vấn bán cấu trúc/thảo luận nhóm theo Bảng hướng dẫn và Bộ công cụ phỏng
vấn/thảo luận nhóm tại Phụ lục2, 3và 4. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm
được thực hiện tại từng BV trên địa bàn tỉnh trong khoảng 30 – 45 phút/cuộc phong


×