Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.6 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.............................1
1. Mục đích của thanh tra lao động....................................................................1
2. Cơ cấu tổ chức................................................................................................1
2.1. Thanh tra Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội.......................................1
2.2. Thanh tra sở Lao động –Thương binh và Xã hội........................................2
3. Hình thức thanh tra.........................................................................................3
4. Phương thức thanh traPhương thức thanh tra viên phụ trách vùng................3
5. Đối tượng thanh tra........................................................................................4
6. Nguyên tăc thanh tra......................................................................................4
7. Nội dung thanh tra..........................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...................................................................................6
1.Giới thiệu về đơn vị thanh tra..........................................................................6
1.1 Giới thiệu......................................................................................................6
1.2. Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh..........6
2. Thực trạng công tác thanh tra tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh............7
2.1. Đối tượng thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh......................................................................................7
2.2. Phương thức thanh tra ................................................................................7
2.3. Nội dung của thanh tra................................................................................7
2.4. Hoạt động thanh tra thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao
năm 2013............................................................................................................7
2.5.Thanh tra lao động:......................................................................................7
2.6. Về kiểm tra..................................................................................................8
2.7. Điều tra tai nạn lao động:............................................................................8
2.8: Kết quả thanh tra.........................................................................................8
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ...............................................10


KẾT LUẬN.............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO:......................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


UBND
LĐTB&XH

: ủy ban nhân dân
: Lao động thương binh và xã hội


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên
nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt. một số Doanh nghiệp chạy
đua theo lợi nhuận mà quên mất rằng cần phải thực hiện đúng pháp luật về sản
xuất, kinh doanh, các hoạt động an toàn, phúc lợi Thanh tra lao động ra đời
không những ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật
về lao động mà còn Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật,
công tác thanh tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các
vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn
là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù
được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe
những hành vi vi phạm pháp luật. Nhận thấy vai trò quan trọng của thanh tra, vì
vậy em đã lựa chọn đề tài : “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp
luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”
Trong quá trình làm bài cũng như tìm tài liệu không tránh khỏi những thiếu
sót, mong thầy bổ sung và đóng góp ý kiến them để bài làm của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1. Mục đích của thanh tra lao động
Mục đích của hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật lao động; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy
định của pháp luật lao động; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ cấu tổ chức
Theo nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013
về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
Điều 5. Các cơ quan thự hiện chức năng thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hôi gồm có:
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
-Thanh tra Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội
-Thanh tra Sở Lao động -Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:Tổng
cục Dạy nghề; Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
2.1. Thanh tra Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội
2.1.1. Vị tríThanh tra Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội là cơ quan
thuộc Bộ Lao động -Thương binh vàXã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động
-Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh
chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những thuộc
lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.
2.1.2. Cơ cấu-Thanh tra Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội có Chánh

Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.-Thanh
tra Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội được tổ chức thành các phòng nghiệp
vụ. Các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
quyết định thành lập.-Thanh tra Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chịu sự
chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và chịu
sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ lao động –Thương binh và

1


Xã hội.Thanh tra Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
-Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân
công của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
-Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh traviên,
công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao
động -Thương binh và Xã hội.
-Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực
hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
-Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội.
-Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và
xã hội.
-Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh
và xã hội.
-Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Tổng
Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động -Thương
binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.-Các nhiệmvụ, quyền hạn khác theo

quy định của pháp luật.
2.2. Thanh tra sở Lao động –Thương binh và Xã hội
2.2.1. Vị tríThanh tra Sở Lao động -Thương binh và Xã hội là cơ quan
thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động
-Thương binh vàXã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật.
2.2.2. Cơ cấuThanh tra Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có Chánh
Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.Thanh
tra Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám
đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra
và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ
Lao động -Thương binh và Xã hội.
2.2.3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động -Thương binh và
Xã hộiThanh tra Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

2


-Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật
về thanh tra.
-Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên,
công chức làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động -Thương binh và
Xã hội.
-Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội.
-Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,

phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động -Thương binh
và Xã hội theo quy định của pháp luật.
-Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức thanh tra
Theo điều 37 Luật Thanh tra 2010
-Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
-Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
-Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
-Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.
4. Phương thức thanh traPhương thức thanh tra viên phụ trách vùng
Cơ sở pháp lý:
+ Quyết định Số: 01/2006/QĐ –BLĐTBXH
+ Quyết định Số : 02/2006/QĐ –BLĐTBXH
4.1. Khái niệm: Hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương
thức thanh tra viên phụ trách vùng là hoạt động của thanh tra viên thuộc Thanh
tra Bộ được phân công theo dõi, thực hiện thanh tra lao động và thanh tra khác
có liên quanđến thanh tra lao động trên địa bàn vùng được giao phụ trách.
4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
-Theo dõi tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân (gọi chung là doanh nghiệp) sử dụng lao động theo
hợp đồng lao động thuộc vùng được giao phụ trách, đặc biệt là các doanh nghiệp
có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

3



và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đề xuất kế hoạch thanh tra,
phương pháp thanh tra thích hợp trình Chánhthanh tra Bộ quyết định.
-Theo dõi, nắm tình hình về tai nạn lao động tại vùng được giao phụ trách
và báo cáo về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật
lao động.
-Hướng dẫn các doanh nghiệp tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động; tập
hợp, phân tích, đánh giá phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động và yêu
cầu các doanh nghiệp có biện pháp khắc phụ những thiếu sót, tồn tại hoặc xử lý,
kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
-Tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp các biện pháp phòng ngừa vi phạm
pháp luật lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
4.3. Trách nhiệm.Thanh tra viên lao động phụ trách vùng chịu trách nhiệm
trước Chánh thanh tra Bộ về việc thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại
doanh nghiệp thuộc vùng được giao phụ trách.
5. Đối tượng thanh tra
Theo điều 2 nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP đối tượng thanh tra chuyên
ngành lao động bao gồm:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động
-Thương binh và Xã hội, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành
các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội.
6. Nguyên tăc thanh tra
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP
-Hoạt động của thanh tra ngành Lao động -Thương binh và Xã hội phải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời.
-Hoạt động thanh tra hành chínhđược tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt
động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh

tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
7. Nội dung thanh tra.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 20 nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP
Nội dung thanh tra chuyên ngành lao động bao gồm:
-Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại
báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước
lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động;

4


an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động
nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành
niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật
lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật
lao động
-Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp luật về
bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động

5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.Giới thiệu về đơn vị thanh tra
1.1 Giới thiệu
Tháng 7/1988, Ty Lao động Bình Trị Thiên và Ty Thương binh và Xã hội

Bình Trị Thiên được sáp nhập thành Sở Lao động –Thương binh và Xã hội Bình
Trị Thiên, trong đó có Ban Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội .
Tháng 7/1989, tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế. Cùng với việc phân lại địa giới hành chính tỉnh, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế được hình thành, trong đó
có Tổ Thanh tra. Ngày 14/2/1992, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành
Quyết định số 168QĐ/UB về việc thành lập Thanh tra Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh có trách nhiệm giúp
Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính; thanh tra
chuyên ngành; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của Giám đốc Sở về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của
Luật Thanh tra, Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật liên
quan.Thực hiện chức năng nhiệm vụ, Thanh tra tham mưu Lãnh đạo Sở công tác
quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng thuộc phạm vi quản lý, là một trong những nhiệm vụ phức tạp và
quan trọng. Trong quá trình hoạt động, các Đoàn thanh tra luôn thực hiện theo
đúng nội dung và thời hạn trong quyết định thanh tra, đảm bảo tính khách quan,
chính xác, dân chủ và kịp thời. Qua đó góp phần phát hiện kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật và kiến nghị các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả
công tác việc làm, lao động tiền lương, dạy nghề, an toàn lao động, vệ sinh lao
động, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng...,góp phần
bảo đảm an sinh xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, không để phát sinh các vụ việc phức tạp, kéo dài.
1.2. Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh
Cơ cấu tổ chức thanh tra lao động sở lao động thương binh và xã hội tỉnh
thừa thiên huế gồm 5 đông chí :
1 chánh thanh tra: ông Trần Văn Trung , chịu trách nhiệm quản lý chung


6


02 phó thanh tra: thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra sở và nhiệm vụ đột
xuất khi lãnh đạo giao. Tuy nhiên có sự phân công hợp lý.
02Thanh tra viên: giúp Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra trong quá
trình giải quyết các lĩnh vực được phân công.
2. Thực trạng công tác thanh tra tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
2.1. Đối tượng thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 3.100 doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, với hơn 90.000 lao động làm
việc; lao động các hộ kinh doanh cá thể và làng nghề làm việc trong các lĩnh vực
Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ khác khoảng
416.356 lao động
2.2. Phương thức thanh tra
Thanh tra lao động Phương thức thanh tra Thanh tra lao động Tỉnh là phụ
trách vùng do Phó chánh thanh tra Sở phụ trách thanh tra làm Trưởng đoàn.
2.3. Nội dung của thanh tra
Nghị định số 39
Căn cứ Quyết định số 2050/2008/QĐ-UBND ngày 9/9/2008 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức bộ máy của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo quyết định của Giám đốc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh
Thừa Thiên Huế
Theo Quyết định số 83/QĐ-LĐTBXH ngày 03/7/2015 của Giám đốc Sở về
thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động
2.4. Hoạt động thanh tra thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao
năm 2013.
Kết quả thực hiện việc thanh tra, kiểm tra:

- Tổ chức tiến hành 118 cuộc thanh tra, kiểm tra; xác minh nội dung khiếu
nại, tố cáo; điều tra vụ tai nạn lao động nặng, chết người.
- Đã hoàn thành 118/118cuộc.
2.5.Thanh tra lao động:
Đã triển khai thực hiện được: 46 cuộc thanh tra ( 41 cuộc theo kế hoạch và
05 cuộc đột xuất).
+ Số cuộc thanh tra theo kế hoạch 41/41 cuộc thanh tra theo kế hoạch được
phê duyệt .
+ Số cuộc đột xuất: 04 cuộc thanh tra, xác minh việc hưởng tuất của thân

7


nhân bệnh binh từ trần, 01 cuộc về việc chấp hành bảo hiểm xã hội của doanh
nghiệp.
- Tổng số cuộc thanh tra kết thúc 46cuộc/46cuộc thanh tra được tiến hành:
+ Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động là 37cuộc/ 37 Doanh nghiệp
+ Thanh tra về lĩnh vực Người có công với cách mạng là 03cuộc.
+ Thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội là 02cuộc.
+ Thanh tra thực hiện trợ cấp bảo trợ xã hội là 02cuộc.
+ Thanh tra công tác dạy nghề là 02 cuộc.
2.6. Về kiểm tra.
Năm 2013 Thanh tra Sở đã tổ chức thực hiện 62/62 cuộc kiểm tra đã hoàn
thành ( 58 cuộc về việc thực hiện pháp luật, 04 cuộc về phòng chống tham
nhũng). Cụ thể:
- Việc thực hiện công tác An toàn- vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp
may mặc là 26 doanh nghiệp
- Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại 09 doanh nghiệp khai thác
đá, khoáng sản tại 09 doanh nghiệp xây dựng và xây lắp theo sự chỉ đạo của
Chính phủ, của Bộ Lao động TB&XH và của UBND tỉnh.

- Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động TB&XH tiến hành kiểm tra việc
thực hiện Pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội tại 11 doanh nghiệp đúng trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế kiểm tra an toàn vệ sinh
lao động tại 05 doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện phòng chống tham nhũng tại 02 đơn vị trực thuộc Sở
2.7. Điều tra tai nạn lao động:
Tổ chức chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an điều tra, Liên đoàn lao động
tỉnh, Sở Y Tế tiến hành 10 cuộc điều tra vụ tai nạn lao đ ộng nạng trên địa bàn
tỉnh, trong đó: giải quyết dứt điểm 10/10 vụ
2.8: Kết quả thanh tra
2.8.1. Những mặt đã đạt được
Các Doanh nghiệp được thanh tra nhìn chung có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện pháp luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội như đảm bảo việc làm, thu
nhập cho người lao động. Một số Doanh nghiệp thực hiện tốt một số chế độ
khác đối với người lao động và thực hiện tốt hơn quy định của pháp luật như
tham gia bảo hiểm con người cho người lao động, tổ chức bữa ăn giữa ca miễn
phí, các chế độ phúc lợi, thăm hỏi, tặng quà đối với người lao động có hoàn cảnh
khó khăn, thăm hỏi hiếu, hỷCông tác An toàn, Vệ sinh lao động có chuyển biến

8


trong nhận thức, hành vi của người sử dụng lao động và người lao động, từng
bước giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Việc lựa chọn hình thức
tuyển dụng lao động tại Doanh nghiệp chủ động hơn. Một số Doanh nghiệp cổ
phần, tiền thân là Doanh nghiệp nhà nước với lợi thế về mặt tổ chức đã kế thừa
và phát huy những điểm mạnh trong việc thực hiện Bộ luật Lao động đạt kết quả
khả quan
2.8.2. Những mặt còn hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực

hiện pháp luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội tại các Doanh nghiệp còn những
thiếu sót, tồn tại
Việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ chưa được các Doanh nghiệp quan
tâm thực hiện, có 08 Doanh nghiệp không báo cáo nhu cầu tuyển dụng và tình
hình sử dụng lao động; 07 Doanh nghiệp không báo cáo công tác AT,VSLĐ 6
tháng đầu năm và cả năm, báo cáo về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Việc áp dụng thời gian thử việc đối với lao động: 02 Doanh nghiệp áp dụng
thời gian thử việc không đúng quy định.
Một số Doanh nghiệp vi phạm những quy định liên quan trực tiếp đến
quyền lợi của người lao động về tiền lương, tham gia bảo hiểm xã hội, khám sức
khỏe định kỳ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kiểm định thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, xây dựng nội quy lao động, thang lương bảng
lương, quy chế trả lương, trả thưởng. Công tác An toàn, Vệ sinh lao động còn
nhiều nội dung thiếu kiểm tra, theo dõi công tác huấn luyện, việc bồi dưỡng
bằng hiện vật, trang bị bảo hộ lao độngthực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ theo
quy định. Ý thức chấp hành pháp luật về An toàn, Vệ sinh lao động của người sử
dụng lao động và người lao động tại một số Doanh nghiệp chưa cao; Một số
Doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định mới trong Bộ luật Lao động năm 2012
nên việc thực hiện còn hạn chế hoặc chưa áp dụng đối nên việc thực hiện còn
hạn chế hoặc chưa áp dụng đối với người lao động về thực hiện chế độ trả lương
trong thời gian thử việc, thực hiện đối thoại trực tiếp tại nơi làm việc, chế độ
khám phụ khoa đối với lao động nữ, Bên cạnh đó một số Doanh nghiệp thu hẹp
sản xuất, tình hình Doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường trong nước và thế
giới, sản xuất kinh doanh thiếu đầu ra cho sản phẩm, giá cả nguyên liệu đầu vào
cao, dẫn đến không những né tránh việc thực hiện chế độ, chính sách mà còn
giảm tiền lương, phụ cấp, các khoản bồi dưỡng cho người lao động, chậm đóng
bảo hiểm xã hội, nợ đọng kéo dài có doanh nghiệp nợ trên 4 tỷ đồng Ngoài ra
công tác tuyên truyền pháp luật lao động, luật bảo hiểm xã hội đến với doanh
nghiệp và người lao động vẫn còn hạn chế, chưa rộng khắp.


9


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Để kịp thời chấn chỉnh việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động,
bảo hiểm xã hội đảm bảo sự tồn tại lâu dài và ổn định, hài hòa tại các Doanh
nghiệp trên địa bàn. Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh tiếp tục tăng cường
hướng dẫn các phòng chuyên môn, Phòng Lao động - TB&XH huyện, thị xã,
thành phố
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai
tuyên truyền, phổ biến thực hiện Pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội đến
hầu khắp các Doanh nghiệp
Kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành văn bản hướng
dẫn một số nội dung tại Bộ luật Lao động năm 2012 như giải quyết khiếu nại, tố
cáo về lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, xem xét và hướng dẫn
cụ thể để giải quyết cho một số Doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến chậm đóng
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện chốt sổ Bảo hiểm xã hội, cấp
thẻ Bảo hiểm y tế cho người lao động, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp
cho các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn.

10


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay, công tác thanh tra có vai trò vô cùng quan trọng
trong vấn đề phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện pháp luật trong các
doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm, đảm bảo lợi
ích của các bên liên quan trong quan hệ lao động. Trong xu thế nền kinh tế hội
nhập, nền kinh tế trong nước rấtđa dạng, nhiều thành phần, nếu công tác thanh
tra trong các doanh nghiệp tại các địa phương không được thắt chặt và kiểm soát

thì sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong cơ chế quản lí nhà nước và các tỉnh thành dẫn
đếnnhiều sai phạm xảy ra. Vì vậy, thanh tra việc thực hiện pháp luật trong các
doanh nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng
là cần thiết và quan trọng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
2. https: //sldtbxh.thuathienhue.gov.vn http: //tailieu.vn
3.
4.
5.
6.
7.
8.



×