Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nghiên cứu công tác tuyển dụng và đề xuất một số giải pháp thu hút lao động tại các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.94 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt i
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ ii
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG 7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH. .14
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT LAO ĐỘNG 31
CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN 31
TỈNH BẮC NINH 31
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CNH Công nghiệp hóa
DN Doanh nghiệp
HĐH Hiện đại hoá
KCN Khu công nghiệp
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
KTQD Kinh tế quốc dân
1
LĐ Lao động
LĐ - TB & XH Lao động - Thương binh và xã hội
UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số bảng/
Sơ đồ
Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Quy mô và cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi 13
Bảng 3.2 Lực lượng lao động chia theo giới tính, khu vực thành thị,
nông thôn


14
Bảng 3.3 Hiện trạng lao động theo trình độ học vấn năm 2010 15
Bảng 3.4 Thực trạng lao động tại một số KCN trên địa bàn tỉnh 16
Bảng 3.5 Dự báo nguồn cung lao động đến năm 2015 18
Sơ đồ 3.1 Quy trình tuyển dụng lao động tại một số Doanh nghiệp 22
Sơ đồ 3.2 Quy trình tuyển chọn LĐ gián tiếp trong một số DN 23
2
i
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Lao động là một trong những nhân tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất
xã hội. Đây là một nhân tố đặc biệt, bởi vì nó vừa là nhân tố đầu vào của sản xuất,
vừa là nhân tố thụ hưởng thành quả đầu ra của quá trình sản xuất. Chính vì thế có
thể nói rằng lao động chính là yếu tố quyết định sự thành công đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN cũng như tất cả các hoạt động trong đời sống văn hóa,
kinh tế - xã hội. Nếu một DN đảm bảo được số lượng và chất lượng lao động thì tạo
được lợi thế cạnh tranh khác trên thị trường. Chính vì thế công tác tuyển dụng rất
quan trọng.
Kinh tế Bắc Ninh đang trong đà phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế dần chuyển
dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Mục tiêu đến năm 2015 Bắc Ninh
cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển này
đó là các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay Bắc Ninh vẫn
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Vấn đề quy hoạch, đào tạo
nguồn nhân lực, sử dụng lực lượng lao động vẫn còn một số tồn tại nhất định, nên
3
ii
chưa khai thác được tối đa hiệu quả do nguồn nhân lực mang lại cho các DN. Đặc
biệt, sự ra đời của các KCN càng tạo ra khó khăn, thách thức trong việc thu hút và
sử dụng lao động cho các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác Tuyển dụng và thu hút lao động cho các DN nên tôi đã chọn đề

tài: “Nghiên cứu công tác tuyển dụng và đề xuất một số giải pháp thu hút lao
động tại các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài tiểu luận tốt
nghiệp của mình.
* Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tuyển dụng và thu hút lao động đã có nhiều công trình khoa học, nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các đề tài chỉ
dừng ở mức nghiên cứu công tác tuyển dụng đặc biệt là quá trình tuyển chọn lao
động và thu hút lao động tại từng DN riêng lẻ, không có những biện pháp chiến
lược, kết hợp giữa địa phương và các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phần lớn các
đề tài chưa đi sâu vào công tác tuyển mộ lao động từ đó đề xuất giải pháp thu hút
lao động cho các DN. Đề tài nghiên cứu công tác tuyển dụng và đề xuất giải pháp
thu hút lao động này hầu như chưa có một tác giả nào đề cập tới. Chính vì thế mà đề
tài này có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn cho các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
nói chung và các DN tại các KCN nói riêng.
* Mục đích nghiên cứu
- Tiểu luận nghiên cứu công tác tuyển dụng, đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện hơn công tác tuyển dụng cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đặc biệt là các Doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh.
- Tiểu luận chỉ ra tồn tại lớn nhất của các Doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh
Bắc Ninh là tình trạng thiếu hụt lao động. Từ đó tìm ra nguyên nhân của sự thiếu
hụt và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thu hút lao động cho các DN này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản tuyển dụng và thu hút lao
động trong các DN.
- Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng và biện pháp thu hút lao động trong
các DN ở Bắc Ninh hiện nay.
4
- Đề xuất một số giải pháp thu hút lao động cho các DN tại Bắc Ninh.
* Đối tượng nghiên cứu: Lao động trong các Doanh nghiệp ở Bắc Ninh đặc
biệt là các Doanh nghiệp tại các KCN.

* Phạm vi nghiên cứu:
- Lĩnh vực: vấn đề tuyển dụng và thu hút lao động trong các DN.Và đối tượng
được quan tâm nhất là lao động trong các DN tại các KCN ở tỉnh Bắc Ninh.
- Không gian: Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, huyện
Thuận Thành và huyện Yên Phong là những nơi tập trung nhiều KCN.
- Về thời gian: 2009-2011
* Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế
như phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích so
sánh và tổng hợp.
- Phương pháp thu thập và sử lý số liệu: Thu thập số liệu tại Sở KH và ĐT, Sở
Lao động TB&XH, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội
hàng năm của tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
+ Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Bắc Ninh.
+ Báo Bắc Ninh
+ Các đề tài, sách, báo, tạp chí, website có liên quan khác.
* Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo,
tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về tuyển dụng
Chương 2. Thực trạng công tác tuyển dụng và các biện pháp thu hút lao động tại
các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 3. Giải pháp thu hút lao động cho các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Ngoài ra, tiểu luận còn có mục lục, Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ và
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt.
5
6
CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG
1.1. Các khái niệm cơ bản về tuyển dụng lao động
1.1.1.Khái niệm
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãn các nhu

cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có. Mục đích của tuyển dụng
là tuyển được nhân viên mới có kiến thức, kỹ năng, năng lực và động cơ phù hợp
với các đòi hỏi của công việc và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
Tuyển dụng lao động gồm hai nội dung: Tuyển mộ và tuyển chọn
1.1.1.1 Khái niệm tuyển mộ
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao
động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.
Như vậy, quá trình tuyển mộ chính là quá trình thu hút các ứng viên quan tâm
đến vị trí nào đó mà Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Số lượng hồ sơ DN
nhận được càng nhiều càng chứng tỏ được sự thành công của quá trình thu hút lao
động của Doanh nghiệp.
1.1.1.2. Vai trò của công tác tuyển mộ
Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn.
Tuyển mộ cung cấp đầu vào cho quá trình tuyển chọn, cho nên tuyển mộ ảnh hưởng
đến chất lượng và hiệu quả của quá trình tuyển chọn nói chung và từng lao động
được tuyển chọn nói riêng. Vai trò của quá trình tuyển mộ bao gồm:
- Đảm bảo rằng tổ chức tuyển chọn được đúng người cho các công việc có nhu
cầu lao động.
- Thúc đẩy tổ chức tiến hành đánh giá tình hình thực hiện công việc khi có
những lao động có trình độ lành nghề cao hơn được tuyển chọn vào.
- Giúp cho tổ chức tiết kiệm chi phí đào tạo nguồn nhân lực
- Tạo ra sự ổn định trong lực lượng lao động vì được tuyển chọn và bố trí vào vị
trí thích hợp.
- Nâng cao vị thế của tổ chức khi có nhiều ứng cử đến nộp đơn xin việc.
7
1.1.2. Khái niệm và tầm quan trọng của tuyển chọn nhân lực
1.1.2.1.Khái niệm tuyển chọn
Tuyển chọn thực chất là việc lựa chọn các ứng viên cho các vị trí làm việc trống
của tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của tổ chức đó cho các chức danh công
việc cần tuyển dụng.

Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả
công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình tuyển chọn
phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây :
- Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch
nguồn nhân lực.
- Tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công
việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.
- Tuyển được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó lâu dài với công việc
và với tổ chức.
1.1.2.2 Tầm quan trọng của tuyển chọn
Quá trình tuyển chọn có vai trò then chốt trong việc đảm bảo nguồn nhân lực
của một tổ chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đúng lúc, đúng chỗ mà
tổ chức cần. Quyết định tuyển chọn nhân lực ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất,
kinh doanh và cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển dài hạn của tổ chức. Tuyển
chọn tốt cũng sẽ giúp cho các tổ chức tiết kiệm chi phí tuyển chọn, rút ngắn thời
gian đào tạo, phát huy sự đóng góp của nhân lực hiệu quả hơn cho tổ chức và cũng
tránh được các rủi ro không cần thiết do con người mang lại.
1.2. Các nguồn và phương pháp tuyển dụng
1.2.1. Các nguồn tuyển mộ
Nguồn tuyển mộ từ bên trong: Bao gồm những người làm việc bên trong công
ty, tuyển mộ nguồn này tức là quá trình đề bạt họ vào vị trí cao hơn hoặc thuyên
chuyển họ sang vị trí cần thiết khác.
Nguồn tuyển mộ từ bên ngoài: Là những người đến xin việc từ ngoài công ty,
nguồn này có phạm vi rộng, số lượng lớn, chất lượng phong phú và đa dạng.
8
1.2.2. Phương pháp tuyển mộ
Đối với nguồn tuyển mộ từ bên trong tổ chức chúng ta có thể sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp thu hút thông qua bản thông báo tuyển mộ, đây là bản thông
báo về các vị trí công việc cần tuyển người. Bản thông báo này được gửi đến tất cả

các nhân viên trong tổ chức. Thông báo này bao gồm các thông tin về nhiệm vụ
thuộc công việc và các yêu cầu về trình độ cần tuyển mộ.
- Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên
trong tổ chức. Qua kênh thông tin này chúng ta có thể phát hiện được những người
có năng lực phù hợp với yêu cầu của công việc, một cách cụ thể và nhanh chóng.
- Phương pháp thu hút căn cứ vào các thông tin trong: “Danh mục các kỹ
năng”, mà các tổ chức thường lập về từng cá nhân người lao động, lưu trữ trong
phần mềm nhân sự của các tổ chức. Trong bảng này thường bao gồm các thông tin
như: các kỹ năng hiện có, trình độ giáo dục và đào tạo, quá trình làm việc đã trải
qua, kinh nghiệm nghề nghiệp và các yếu tố liên quan khác đến phẩm chất cá nhân
người lao động cần tuyển mộ.
Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài chúng ta có thểáp dụng các phương pháp
thu hút sau đây :
- Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong
Doanh nghiệp.
- Phương pháp thu hút nguồn tuyển mộ qua quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông như : Trên các kênh của các đài truyền hình, đài phát thanh, trên các
báo, tạp chí và các ấn phẩm khác. Nội dung quảng cáo tuỳ thuộc vào số lượng cũng
như chất lượng lao động cần tuyển mộ và tính chất của công việc mà có thể tập
trung thành chiến dịch quảng cáo với sự kết hợp của nhiều phương tiện khác nhau
hay quảng cáo riêng biệt. Đối với phương pháp thu hút này nên chú ý nội dung
quảng cáo để người xin việc khẩn trương liên lạc với cơ quan tuyển mộ.
- Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua trung tâm môi giới và giới thiệu
việc làm. Đây là phương pháp thu hút đang áp dụng phổ biến ở nước ta nhất là đối
9
với các DN hay tổ chức không có bộ phận chuyên trách về Quản trị nhân lực. Các
trung tâm này thường được đặt trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp và các tổ chức quần chúng cũng như các cơ quan quản lý lao động
trên toàn quốc.
- Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua các hội chợ việc làm. Đây là

phương pháp mới đang được nhiều các tổ chức áp dụng. Phương pháp thu hút này
cho phép các ứng viên được tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhà tuyển dụng, mở ra khả
năng lựa chọn rộng hơn với quy mô lớn hơn. Cùng một thời điểm các ứng viên và
các nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều thông tin hơn, tạo ra những căn cứ xác đáng
hơn đểđi tới những quyết định đúng nhất cho các ứng viên và nhà tuyển dụng.
- Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua việc cử cán bộ của phòng nhân
sự tới tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.
1.3 Đôi nét về các KCN của tỉnh Bắc Ninh
1.3.1 Khái niệm về KCN.
Theo điều 2, Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao (ban hành kèm
theo nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ) khái niệm:
“KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có
dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập,
trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.”
KCN có một số đặc điểm sau:
- KCN là một khu vực lãnh thổ hữu hạn, được phân cách bằng đường bao hữu
hình hoặc vô hình.
- Được phân bố tập trung với hạt nhân là các DN sản xuất công nghiệp (hàng
tiêu dùng, hàng công nghiệp chế biến, hàng tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức quản lý thống
nhất của Ban quản lý KCN.
10
1.3.2 Giới thiệu về một số KCN của tỉnh Bắc Ninh
Các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thành lập từ trước năm 2006 và tại
Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các KCN Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết,
tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt 865 triệu USD. 7 KCN đã đi vào hoạt động, 8 KCN
đang làm thủ tục và triển khai xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch
KCN đạt 53,35 %, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,84%. Đã
thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại như:
Samsung, Canon, ABB… Từ đó xây dựng được hình ảnh đặc trưng của mỗi KCN,
kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác. Định hình và phát triển ngành công
nghiệp mũi nhọn là: điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao… Đã thu hút
được 500 dự án với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD. Hiện có 251 dự án đi vào
hoạt động (trong đó 132 dự án FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh
nghiệp KCN (không tính công ty đầu tư phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá
trị xuất khẩu đạt 2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao
động địa phương chiếm 43,8 % Cùng với phát triển sản xuất, tổ chức công đoàn cơ
sở - cầu nối giữa người lao động với chủ doanh nghiệp phát triển mạnh tại các
KCN, là chỗ dựa tin cậy của công nhân lao động và chủ doanh nghiệp, góp phần tạo
mối quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ và ổn định trong các doanh nghiệp KCN.
1.3.2.1 KCN Quế Võ
Đây là mô hình KCN kết hợp với Quần thể Dân Cư & Đô Thị đầu tiên ở Việt
Nam là dự án do Công ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc - Đơn vị chủ đầu tư
là thành viên trong chuỗi các KCN thuộc tập đoàn SAIGONINVEST, tập đoàn
chuyên nghiệp về xây dựng , quản lý và điều hành KCN, rất thành công với KCN
Tân Tạo - KCN lớn nhất ở TP Hồ Chí Minh. KCN Quế Võ được thành lập theo
quyết định số 1224 /QĐ/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002.
KCN Quế Võ với diện tích 636 ha, nằm trong trung tâm tam giác kinh tế trọng
11
điểm miền Bắc : Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là một trong những khu công
nghiệp lớn nhất và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Ninh cũng như toàn Miền Bắc,
thuộc quần thể kiến trúc hiện đại (được đặt tên là KINHBACCITY). Gồm KCN -
Cảng cạn - Khu đô thị - Du lịch sinh thái, nằm tại trung tâm của tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.2 KCN Yên Phong

Khu công nghiệp Yên Phong thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là một
phần của dự án Tổ hợp Khu công nghiệp – Đô thị Yên Phong, với quy mô của đô
thị loại V. Đây là Khu công nghiệp tập trung đa nghành, tiếp nhận các dự án đầu tư
cơ sở sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các nghành
nghề sau: Dược phẩm, thuốc thú y, thức ăn gia súc, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng
tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Diện tích khu công nghiệp: 651ha
- Tổng vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp hơn 1.200 tỷ đồng.
- Vị trí địa lý: Nằm sát đường Quốc lộ 18 (tuyến đường Sân bay Quốc tế Nội
Bài-Thành phố Hạ Long Quảng Ninh).
- Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng: Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng
Viglacera
1.3.2.3 KCN Tiên Sơn
Khu công nghiệp Tiên Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết
định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 và chính thức được cho thuê đất kể từ
22/12/1999 với thời hạn thuê là 50 năm. Đây là một trong các mô hình khu công
nghiệp đầu tiên trong cả nước được xây dựng đồng bộ về kinh tế và xã hội: khu
công nghiệp gắn liền với khu đô thị, nhà ở và các dịch vụ hạ tầng xã hội.
- Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN : 837,5 tỷ đồng
- Tổng diện tích định hướng quy hoạch: 410 ha
1.3.2.4 KCN VSIP
- Vị trí: Nằm nút giao lập thể giữa Quốc lộ 1B và Tỉnh lộ 271, cách Thủ đô Hà
Nội 16 km, cách cảng Hải Phòng 100 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 39 km,
cảng Cái Lân Quảng Ninh 125 km.
12
- Diện tích: Tổng diện tích quy hoạch 700 ha; trong đó Khu công nghiệp 500
ha, Khu đô thị 200 ha.
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần phát triển Đô thị và KCN Việt Nam - Singapore.
1.3.2.5 KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn
KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn được đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ theo tiêu

chuẩn quốc tế.
- Diện tích: Giai đoạn I: 572ha.
- Vị trí địa lý: Nằm sát nút giao lập thể giữa đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn và
đường tỉnh lộ 295.
- Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng: Công ty công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaiGonTel)
1.3.2.6KCN Hanaka
- Vị trí: Nằm sát quốc lộ 1A và thị xã Từ Sơn, cách Hà Nội 14 km, Cách Sân
bay Quốc tế Nội Bài 28km, cách Cảng Hải Phòng 85km
KCN sẽ được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ theo tiêu chuẩn Quốc tế
- Diện tích: 74ha
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Hanaka
1.2.2.7 KCN Thuận Thành 3
- Diện tích: 440 ha
- Vị trí: Khu công nghiệp nằm sát đường Quốc lộ 282 tuyến phố Hồ - Phú
Thuỵ, nằm phía Nam thị trấn Hồ, cách Hà Nội 25 km, cách thành phố Bắc Ninh 17
km, cách cảng Hải Phòng 85 km, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 47 km.
- Khu công nghiệp sẽ được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo cho sự
phát triển của Khu công nghiệp.
- Chủ đầu tư 1: Công ty TNHH Khai Sơn
- Chủ đầu tư 2: Công ty CP đầu tư Trung Quý Bắc Ninh
[8, 9, 12]
13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
2.1. Giới thiệu chung về Bắc Ninh
2.1.1.Vị trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh tiếp giáp và cách trung tâm thủ
đô Hà Nội 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng
110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh; gần các KCN lớn của vùng trọng điểm Bắc Bộ. Bắc Ninh có

các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua; nối liền tỉnh với các trung tâm
kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc; đường quốc lộ 1A - 1B, quốc lộ 18
(Quảng Ninh - Nội Bài), quốc lộ 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong
tỉnh có nhiều sông lớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng
Cái Lân. Vị trí địa lý của tỉnh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với
bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác
các tiềm năng hiện có của tỉnh. [3, tr 11]
2.1.2. Kinh tế Bắc Ninh
Là một tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nước (807,22km
2
với hơn 1 triệu
dân) nhưng Bắc Ninh nằm liền kề Thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô…có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Sau
hơn 20 năm đổi mới và 15 năm tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, mọi mặt. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế được
tăng cường, truyền thống văn hiến và cách mạng được khơi dậy và phát huy,
môi trường đầu tư hấp dẫn, kinh tế tăng trưởng liên tục, bền vững. Cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng CNH - HĐH: năm 2006 tỷ trọng
các ngành nông nghiệp 26,3%, công nghiệp xây dựng là 45,9% và dịch vụ là
27,8% đến năm 2011 tỷ trọng tương ứng là 10,2% - 66,2% và 23,6%. Cơ cấu
lao động xã hội đã có sự thay đổi và chuyển dịch khá: năm 2006 cơ cấu lao
14
động tương ứng 3 khu vực Nông nghiệp – Công nghiệp xây dựng – Dịch vụ là
63,26%-22,28% và 14,46% đến năm 2011 tỷ lệ ước đạt 42,8%-33,0% và
24,2%. Sự phát triển nhanh của kinh tế tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài đã thu hút giải quyết được nhiều việc làm cho lao động. Do sản
xuất phát triển, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm đời sống nhân dân
được cải thiện, GDP bình quân đầu người tăng bình quân mỗi năm 27,9%, năm
2011 ước đạt 2100 USD [5, tr 8]
2.1.3 Mục tiêu chiến lược của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020

Giai đoạn 2011 – 2020 là giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá
nông thôn. Để tiếp tục tạo ra bước phát triển nhanh, cần thiết phải đầu tư chiều sâu,
tăng cường mở rộng và khai thác hết công suất các khu công nghiệp tập trung Quế
Võ và Tiên Sơn. Thành phố Bắc Ninh được xây dựng và đi vào thế ổn định cùng
với sự hình thành các cụm công nghiệp tập trung Quế Võ và Tiên Sơn. Thành phố
Bắc Ninh được xây dựng và đi vào thế ổn định cùng với sự hình thành các cụm
công nghiệp ở các huyện, các công trình dịch vụ và các khu dân cư, tạo cục diện
thay đổi sâu sắc ở các vùng nông thôn, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tăng
nhanh tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Mục đích và mục tiêu ở giai đoạn này là phát
triển công nghiệp với chất lượng mới, tăng cường cạnh tranh quốc gia cũng như
quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, làm mạnh thêm năng lực nội sinh tăng nhanh tiềm lực
kinh tế tỉnh.
2.2 Đặc điểm lao động của tỉnh.
2.2.1 Cơ cấu theo nhóm tuổi
Lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh nhìn chung thuộc loại trẻ, tỷ lệ lực lượng
lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ loại cao, Trong tổng số 593,1 nghìn
người từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, lực lượng lao động trong
độ tuổi lao động có 563,1 nghìn người, chiếm 90,4%. Lực lượng lao động ở nhóm
tuổi 35 - 44 chiếm tỷ lệ cao nhất (27,17%); tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 34 (24,55%).
(Xem bảng 3.1)
15
Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi
Đơn vị tính: Nghìn người
Nhóm tuổi
2009 2010 2011
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số
lượng
Cơ cấu
(%)
Tổng số 585,5 100 589,4 100 593,1 100

15 - 24 110,1 18,81 108,0 18,32 106,6 17,97
25 - 34 157,0 26,81 153,7 26,08 145,6 24,55
35 - 44 160,5 27,42 159,6 27,08 161,1 27,17
45 - 54 116,6 19,92 115,0 19,51 122,8 20,71
55 trở lên 41,3 9,04 53,1 9,01 57,0 9,60
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2011.)
2.2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính và khu vực thành thị nông thôn
Tỷ trọng lực lượng lao động nữ chiếm trong tổng lực lượng lao động nói
chung có xu hướng giảm nhẹ (từ 52,2% năm 2006 giảm xuống còn 51,4% năm
2010); khu vực thành thị, tỷ lệ lực lượng lao động nữ có xu hướng tăng (từ
50,54% năm 2006 tăng lên 50,99% năm 2010); khu vực nông thôn, tỷ lệ lực
lượng lao động nữ có xu hướng giảm (từ 52,38% năm 2006 giảm xuống còn
51,46% năm 2010).
Tỷ lệ lao động ở khu vực thành thị tăng từ 9,74% (55.545/570.300) lên
13,33% (85.115/638.520) năm 2010. Tỷ lệ lao động nông thôn giảm từ 90,26%
(514.755/570.300) năm 2006 xuống còn 86,67% (553.405/638.520) năm 2010.
(Xem bảng 3.2)
16
Bảng 3.2: Lực lượng lao động chia theo giới tính, khu vực
thành thị, nông thôn
Đơn vị tính: 1000 người
Nhóm
tuổi
Lao động đang làm
việc toàn tỉnh
Chia ra:
Thành thị Nông thôn
Tổng
số
Trong đó: Nữ

Tổng
số
Trong đó: Nữ
Tổng
số
Trong đó: Nữ
Số

Tỷ lệ
nữ (%)
Số LĐ
Tỷ lệ nữ
(%)
Số LĐ
Tỷ lệ nữ
(%)
2006 570,3 297,7 52,20 55,5 28,0 50,54 514,8 269,7 52,38
2007 582,2 302,0 51,81 62,8 31,8 50,66 519,4 270,2 52,02
2008 585,5 33,2 51,79 66,3 35,2 53,03 519,2 268,1 51,63
2009 589,4 302,3 51,29 66,5 34,0 51,18 522,9 268,3 51,31
2010 593,1 304,9 51,40 66,7 34,0 50,99 526,4 270,9 51,46
(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và xã hội - 2011)
2.2.3 Trình độ học vấn của lao động
Trình độ học vấn của lao động đang làm việc không ngừng được cải thiện:
Hằng năm, nhóm lao động có trình độ văn hoá THCS và THPT tăng 7,73%/năm
(năm 2010 là 69,5%). Năm 2010, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở 42,1%; tỷ lệ
tốt nghiệp trung học phổ thông 27,46%. Nếu so sánh với một số tỉnh Đồng
Bằng Sông Hồng về trình độ học vấn của người lao động (2010) thì Bắc Ninh
có tỷ lệ số người không biết chữ thấp hơn Vĩnh Phúc và Nam Định (0,42% so
với 2,05% và 1,59%) chưa tốt nghiệp tiểu học Bắc Ninh thấp hơn Vĩnh Phúc

(6,1% và 9,83%) nhưng cao hơn Nam Định (6,1% và 4,3%) Tốt nghiệp Tiểu
học và THCS Bắc Ninh đều cao hơn Vĩnh Phúc (23,06% so với 22,4% và
42,1% so với 30,03%) nhưng lại thấp hơn Nam Định (22,86% so với 29,79%,)
(42,1% so với 48,23%), nhưng riêng tỷ lệ tốt nghiệp THPT thì ngược lại Bắc
Ninh thấp hơn Vĩnh Phúc (27,46% so với 35,69%) nhưng lại cao hơn Nam
Định (27,46% so với 18,09%). (Xem bảng 3.3)
Bảng 3.3 : Hiện trạng lao động theo trình độ học vấn năm 2010
(Dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành KTQD)
17
Chỉ tiêu Bắc Ninh Vĩnh Phúc Nam Định
I. Tổng số (1000 người) 593,1 617,0 960,0
1.Chưa bao giờ đi học (không biết chữ) 2,5 12,649 15,285
2.Chưa tốt nghiệp Tiểu học 36,6 60,658 41,247
3.Tốt nghiệp Tiểu học 141,5 138,208 285,990
4. Tốt nghiệp Trung học cơ sở 249,7 185,285 443,783
5.Tốt nghiệp Trung học phổ thông 162,8 220,2 173,695
II. Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0
1.Chưa bao giờ đi học (không biết chữ) 0,42 2,05 1,59
2.Chưa tốt nghiệp Tiểu học 6,17 9,83 4,3
3.Tốt nghiệp Tiểu học 23,86 22,4 19,79
4. Tốt nghiệp Trung học cơ sở 42,1 30,03 46,23
5.Tốt nghiệp Trung học phổ thông 27,45 35,69 18,09
(Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2011 - 2020)
Nhìn chung, trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh
cao hơn mức trung bình của cả nước và tương đương với mức trung bình của vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2.2.4 Hiện trạng sử dụng nhân lực.
Trong các KCN đã đi vào hoạt động có hơn 260 doanh nghiệp tham gia sản
xuất. Nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp đã không tuyển được lao động vào làm
việc cho mình. Theo thống kê của phòng quản lý lao động - Ban quản lý các KCN,

đến nay, ở các KCN đã thu hút được hơn 87 nghìn lao động. Trong đó, lao động
ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ đa số với gần 60%. (Xem bảng 3.4)
Bảng 3.4: Thực trạng lao động tại một số KCN trên địa bàn tỉnh
TT
Tên KCN
Tổng lao
LĐ địa phương LĐ ngoại tỉnh
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
1 Tiên Sơn 20.230 8.406 41.55 11.824 58.45
2 Quế Võ 28.336 16.977 59.91 11.359 40.09
18
3 Đại Đồng – Hoàn Sơn 4.635 1.543 33.29 3.092 66.71
4 Yên Phong 28.942 6.587 22.76 22.355 77.24
5 Thuận Thành 3 1.379 921 66.79 458 33.21
6 VSIP 2.881 889 30.86 1.992 69.14
7 Hanaka 650 332 51.08 318 48.92
Tổng 87.053 35.655 40.96 51.398 59.04
(Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh - 2012)
Khi một số KCN mới được đưa vào sử dụng, các DN rất dễ dàng tuyển dụng
được lao động. Khi đó, DN có thể sàng lọc kỹ nhiều hồ sơ ứng viên đến xin
việc. Các DN này có yêu cầu rất cao đối với việc tuyển dụng công nhân, trình

độ tốt nghiệp THPT, chỉ số IQ, thông qua các bài Test IQ, bài toán,…Quá trình
tuyển dụng diễn ra một cách kỹ lưỡng. Và đến thời điểm hiện nay (năm 2012)
khi số lượng các DN đầu tư vào các KCN nhiều nên việc cạnh tranh về lao
động giữa các DN càng trở nên gay gắt. Tỷ lệ lao động địa phương ngày càng
giảm xuống chứng tỏ nguồn lao động này ngày càng cạn kiệt, đời sống của lao
động ngoại tỉnh gặp nhiều khó khăn, chính vì thế mà tiêu chuẩn trình độ đối với
các vị trí là công nhân sản xuất trực tiếp ngày càng giảm xuống, từ THPT
xuống THCS, rồi xuống tiểu học. Hầu hết các ngành sản xuất tại Bắc Ninh là
ngành điện tử, công nghệ cao nên công việc đối với lao động không nặng nhọc,
điều kiện làm việc an toàn. Tuy nhiên, một số DN vệ tinh cho các hãng nổi
tiếng như Samsung, Canon, sản xuất các vỏ cho thiết bị điện thoại, máy in, nên
phải làm việc trong môi trường có nhiều mùi khó chịu của các loại nhựa.
Đối với lao động gián tiếp, các vị trí quản lý trong DN đòi hỏi cao về trình
độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nhưng thực tế khi làm việc họ lại
không nhất thiết phải sử dụng nhiều ngoại ngữ như yêu cầu ban đầu. Chính
điều này đã làm giảm số lượng ứng viên nộp hồ sơ. Chẳng hạn như một vị trí
nhân viên phòng hành chính – nhân sự của một công ty FDI, nhiệm vụ chủ yếu
của những nhân viên này là tuyển dụng, làm các chế độ chính sách đối với
người lao động, bố trí lao động,…sau đó trình lên trưởng phòng và trưởng
19
phòng làm việc trực tiếp với người quản lý là người nước ngoài. Như vậy, việc
sử dụng ngoại ngữ của những nhân viên này là không nhiều, không cần ở mức
thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong quá trình làm việc. Thực tế,
khi tuyển dụng các nhà tuyển dụng đưa ra một danh sách tất cả các nhiệm vụ
của phòng hành chính – nhân sự. Sau đó yêu cầu đối với ứng viên này phải tốt
nghiệp đại học, thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một loại ngoại ngữ
theo yêu cầu của DN. Việc bố trí lao động như vậy làm cho những người đáp
ứng được yêu cầu làm việc dễ gây tình trạng chán nản, và DN khó khăn khi giữ
họ ở lại làm việc lâu dài.
2.3 Dự báo cung - cầu nhân lực

2.3.1 Dự báo cung lao động thời kỳ 2011 – 2020
Thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ, mỗi năm giảm tỷ lệ sinh 0,2%
-0,3%, nhưng dân số Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn đang ở
giai đoạn phát triển “dân số trẻ” nên nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm
vẫn vào khoảng 1,01% (2011-2015) và 1,06 % (2016-2020). Dự báo dân số
toàn tỉnh năm 2015 là 1.096,6 nghìn người, nhân khẩu trong độ tuổi lao động
năm 2015 ước hơn 683,4 nghìn người. [5, tr 28]
Bảng 3.5 : Dự báo nguồn cung lao động đến năm 2015
Đơn vị tính : Nghìn người
Ngành
2005 2010 2015
Tăng trưởng bình
quân (%/năm)
2006-2010 2011-2015
1. Dân số trung bình
991,5 1.038,2 1.096,6 0,93 1,10
2. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động
603,8 652,3 683,4 1,56 0,94
3.Lao động cần việc làm
570,5 609,5 644,6 1,33 1,13
4.Lao động làm việc trong các ngành
563,2 593,1 636,9 1,04 1,43
20
a.Nông, lâm nghiệp và thủy sản
356,3 284,5 216,0 -4,40 -5,36
b.Công nghiệp và xây dựng
131,7 188,7 256,7 7,46 6,36
c.Dịch vụ.
75,2 119,9 164,1 9,78 6,48
(Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2011 - 2020)

2.3.2. Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020
2.3.2.1 Những yếu tố tác động đến nhu cầu lao động
- Tốc độ tăng trưởng, quy mô và thay đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ: Dự báo tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 13%; (2016-2020)
khoảng 10,3%.
- Sự phát triển của Khoa học công nghệ.
- Khả năng xuất hiện những ngành nghề mới hoặc nhu cầu về những kiến thức,
kỹ năng mới trong tương lai.
- Mức độ phát triển của thị trường lao động và thị trường đào tạo. Khả năng
cung ứng từ nguồn lao động tại chỗ, khu vực
2.3.2.2 Tổng nhu cầu lao động
- Tổng số lao động làm việc: Trong các ngành kinh tế xã hội đến năm 2015 là
636,9 nghìn người
- Lao động tăng thêm do mở rộng quy mô sản xuất, dịch vụ, trong đó có số lao
động tăng thêm do các công trình sản xuất, dịch vụ mới được xây dựng và đưa vào
sử dụng.
- Lao động tăng thêm do lao động giảm tự nhiên (chủ yếu nghỉ hưu và chuyển).
- Lực lượng lao động cho các KCN trung của tỉnh đến 2015 cần khoảng
221.301 người, trong đó, trình độ đại học và trên đại học 21.731 người, đến năm
2020 nhu cầu lao động được đào tạo là: 88.286 người, trình độ đại học và trên đại
học 13.331 người. Cần chú trọng hơn nữa việc đáp ứng nhu cầu lao động của các
DN trong KCN, đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, đây là khu vực kinh
tế quan trọng của tỉnh đang phát triển mạnh, tính đến ngày 31/12/2011 trên địa bàn
tỉnh đã có 299 DN có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hoạt động
3,218 tỷ USD, có 59.390 lao động đang làm việc. Năm 2011 tạo ra giá trị tăng thêm
2.169 tỷ đồng (giá cố định 1994), tạo ra năng suất lao động cao: 36,52 triệu đồng
21
(giá 1994)/người/năm, gấp hơn 2,4 lần năng suất bình quân của cả tỉnh, gấp hơn 7,8
lần của khu vực nông nghiệp, gấp 1,5 của khu vực công nghiệp – xây dựng nói
chung. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là những trung tâm sản xuất với

công nghệ tiên tiến (Công ty Samsung Việt Nam, Canon Việt Nam…) cung cấp đủ
lao động (số lượng và chất lượng) cho khu vực đầu tư nước ngoài phát triển chính là
một trong những mục tiêu về phát triển nhân lực, đồng thời cũng là yếu tố quan
trọng để nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh phát triển nhanh hơn nữa.
Trên thực tế, quy mô lao động đang làm việc của địa phương liên tục tăng qua
các năm. Song một thực trạng đang diễn ra là hiện vẫn thiếu lao động cung ứng cho
các doanh nghiệp, nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài. Ngay như Công ty TNHH
Samsung Electronics Việt Nam (KCN Yên Phong) vẫn thiếu khoảng hơn 5.000 lao
động. Các Công ty như Canon, Foxcom… thường xuyên đăng nhu cầu tuyển lao
động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, thông tin về cung, cầu
lao động vẫn chưa đến được với người lao động ở xa trung tâm các huyện, thị xã,
thành phố.
2.4 Công tác tuyển dụng ở một số DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.4.1 Công tác tuyển mộ lao động
Do yêu cầu lao động tại các KCN trong địa bàn tỉnh phần lớn là lao động phổ
thông và làm theo hình thức hợp đồng ngắn hạn, với số lượng lớn. Số lượng lao
động địa phương không thể đáp ứng hết mà các DN trên địa bàn tỉnh phải thu hút,
tuyển dụng các lao động ở các tỉnh lân cận. Để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh
nên các DN trên địa bàn tỉnh đã sử dụng tất cả các nguồn tuyển mộ có thể, để thu
hút được lượng lao động lớn nhất cho DN mình. Các DN khai thác triệt để những
điểm mạnh của hoạt động quảng cáo.
Công ty thường tuyển mộ từ các nguồn:
- Những sinh viên, học viên, học sinh mới tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo.
Những thông tin tuyển dụng luôn được các DN kết hợp với các cơ sở đào tạo trên
địa bàn tỉnh phối hợp đăng tải. Đặc biệt là các trường đào tạo nghề, công nhân kỹ
thuật. Điển hình Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam (SEV) kết hợp với
22
nhiều trường Đại học danh tiếng tổ chức các buổi giao lưu, hội chợ việc làm. Các
Trường Đại học kết hợp với SEV như Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Quốc gia
Hà nội, Đại học Công nghiệp Hà nội, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng yên,….

- Những người đang làm việc cho các DN khác. Trong sự cạnh tranh khốc liệt
về lao động thì một số DN đã có những “chiêu” thu hút lao động khác nhau. Trong
quá trình phỏng vấn bằng một số kinh nghiệm và khả năng của mình người tuyển
dụng sẽ tiếp nhận và trả lương cao hơn so với làm việc tại công ty đối thủ cạnh
tranh. Chẳng hạn như Công ty TNHH DragonJet và Công ty TNHH Seiyo Việt
Nam cạnh tranh gay gắt về lao động. Nếu như lao động đã từng làm việc tại các
công ty DragonJet sang Seiyo sẽ được Seiyo trả lương cao hơn DragonJet.
- Thông qua người thân, bạn bè của các nhân viên đang làm việc tại Công ty.
Những người lao động trong Công ty là một phương thức thu hút người lao động
với chi phí thấp nhất. Người lao động của Công ty sẽ tự “quảng bá” hình ảnh của
mình tới những lao động khác.
- Ngoài ra khi có nhu cầu tuyển dụng nhân viên, các DN còn đăng tải thông tin
tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông địa phương như
+ Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Ninh, Các đài phát thanh các
huyện, xã phường, thị trấn vào bản tin các buổi sáng.
+ Chuyên mục việc làm tại Báo Bắc Ninh, Báo Bắc Ninh online
+ Website của Công ty, thành công trong việc tuyển dụng lao động bằng
việc đăng tải lên website của công ty phải nói đến các công ty như Công ty CP tập
đoàn Dabaco với địa chỉ www.dabaco.com.vn , Công ty TNHH Canon Việt Nam,
Công ty TNHH Samsung Electronic Vietnam, Công ty CP May Đáp Cầu,…
+ Ngoài ra còn đăng tải trên một số website tuyển dụng nổi tiếng như


Đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ với Sàn giao dịch việc làm trực
thuộc Sở Lao động TB&XH nên các DN thuận tiện hơn trong quá trình tìm kiếm
lao động. Bởi vì đây là cầu nối quan trọng giữa người lao động với DN. Sàn giao
23
dịch việc làm với website và sự kết hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh. Với hai website là:
www.vieclambacninh.com.vn,

2.4.2 Công tác tuyển chọn lao động.
Các tiêu thức tuyển chọn lao động: Tùy thuộc vào vị trí công việc mà Công ty có
các tiêu thức để tuyển chọn nhân viên sao cho phù hợp. Các tiêu thức tuyển chọn
bao gồm: Nhóm tiêu thức liên quan đến đặc điểm cá nhân như tuổi tác, giới tính,
tính cách; Năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học; Kinh nghiệm
và quá trình làm việc; và các kỹ năng mềm khác như giao tiếp, thuyết trình, khả
năng thuyết phục…
Các công cụ để tuyển chọn nhân viên là:
Hồ sơ xin việc bao gồm, bao gồm: Đơn xin việc viết bằng tay, Bằng tốt nghiệp,
Bản sao sổ hộ khẩu, Bản sao chứng minh thư nhân dân, Sơ yếu lý lịch có xác nhận
của chính quyền địa phương, Giấy khai sinh…Đối với các công ty có vốn nước
ngoài đặc biệt chú ý tới trình độ ngoại ngữ của người lao động, đặc biệt là lao động
gián tiếp. Vì thế, các hồ sơ ứng tuyển vào các vị trí này còn yêu cầu thêm Sơ yếu lý
lịch và đơn xin việc bằng ngoại ngữ. Hồ sơ phải được nộp ngay giai đoạn đầu tiếp
xúc của quá trình phỏng vấn. Đây là một trong những khó khăn đối với người lao
động. Nhiều lao động ở xa, không thuận tiện trong việc làm hồ sơ, chính vì thế họ
sử dụng các bản photocopy để nộp, nhưng không được nhà tuyển dụng chấp nhận.
Mỗi một DN lại có những cách tuyển chọn lao động khác nhau. Tuy nhiên hầu
hết đều tuân theo một quy trình.
24
Tiếp nhận và sàng
lọc hồ sơ
Phỏng vấn
Thử việc
Ký hợp đồng lao
động
Chấm dứt thử việc
Lưu hồ sơ
Sơ đồ 3.1 :Quy trình tuyển dụng lao động trực tiếp tại một số Doanh nghiệp
Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và sàng lọc hồ sơ: Nhân viên phụ trách nhân sự sẽ tiếp

nhận hồ sơ, kiểm tra, phân loại và sàng lọc hồ sơ đạt yêu cầu. Sau đó, nhân viên này
tiến hành liên lạc lại với các ứng viên để phỏng vấn. Đối với lao động phổ thông,
giai đoạn sàng lọc không được thực hiện một cách tỷ mỉ. Bởi hầu hết các DN luôn
trong tình trạng thiếu lao động. Hầu hết các hồ sơ ứng tuyển đều đạt yêu cầu.
- Phỏng vấn: Khi các ứng viên được hẹn trước đến tham gia phỏng vấn sẽ phải
ghi chép thông tin cá nhân của mình vào một tờ khai (một số công ty gọi là Bản
tham khảo - Survey sheet). Tờ khai bao gồm thông tin cá nhân, sở trường, quá trình
học tập, công tác, kinh nghiệm từ các quá trình này, mức lương mong muốn… Giai
đoạn phỏng vấn, bằng kinh nghiệm của những người làm công tác tuyển dụng họ sẽ
chọn được những người có thái độ và tính cách, trình độ, kinh nghiệm phù hợp với
vị trí công việc mà DN đang tìm kiếm.
- Thử việc: Thời gian thử việc tối đa cho lao động phổ thông làm việc tại các
DN trong các KCN thử việc là 01 tháng, đối với các lao động có trình độ làm công
tác quản lý, hay lao động gián tiếp là 02 tháng. Trước khi thử việc ứng viên phải ký
kết vào biên bản thỏa thuận thử việc. Trong quá trình thử việc ứng viên chỉ được
hưởng 85% lương chính thức của vị trí đó.
- Đánh giá kết quả thử việc, hay kiểm tra tay nghề: Đây là giai đoạn rất quan
trọng bởi nó là kết quả mà các cán bộ tuyển chọn lao động quyết định ứng viên đó
có được chấp nhận trở thành lao động chính thức trong doanh nghiệp hay không.
Nếu được chấp nhận thì ứng viên đó sẽ được ký kết hợp đồng lao động. Nếu không
được thì ứng viên ứng tuyển vào công nhân sẽ phải đào tạo lại, còn nếu ứng viên đó
ứng tuyển trở thành lao động gián tiếp sẽ phải chấm dứt thử việc và không được ký
25

×