Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nhiệp FDI trên địa bàn cả nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.87 KB, 14 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những khâu
quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta. Hiện nay, cách
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng và đang dần
khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Bên cạnh với việc thu hút đầu tư,
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý,
giám sát tình hình thực hiện các quy định pháp luật của những doanh nghiệp này, nhất
là việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Vì vậy vấn đề thanh tra lao
động về việc thực hiện pháp luật lại càng trở nên cần thiết hơn nữa, đặc biệt là về vấn
đề an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra
về an toàn, vệ sinh lao động hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Đặc biệt số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát
hiện và xử lý hết các trường hợp vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản
cho cá nhân, gia đình và xã hội. Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của
công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời để
tìm hiểu rõ hơn về công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động ở Việt Nam vì thế nên
em đã chọn đề tài "Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh nhiệp FDI trên địa bàn cả nước"


Chương 1. Cơ sở lý luận
1.1.
Khái niệm chung
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực
hiện pháp luật lao động của tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong
lĩnh vực lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ
cho lao động quản lý, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao
động.


An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố
nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người
trong quá trình lao động (Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại
gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động
(Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
1.2.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
1.2.1. Vị trí, chức năng
Chức năng: Theo khoản 1, điều 238 của Bộ Luật Lao động quy định
thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra
chuyên về ngành lao động. Theo đó, thanh tra Lao động là tổ chức thanh tra
thuộc ngành lao động, ở trung ương có Thanh tra Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao độngThương binh và Xã hội.
Việc thanh tra toàn bộ lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực
phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường
thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do
các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của
thanh tra chuyên ngành về lao động
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra lao động
Theo điểu 7, Nghị định số 39/2013/NĐ –CP, Thanh tra lao động thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân
công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên,
công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh và Xã hội.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực
hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội

3


Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và

hội.
- Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh
và xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng
Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Mục đích của thanh tra lao động
Theo điều, chương 1, Luật Thanh tra 2010, mục đích của thanh tra lao
động là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để
kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng
ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích cự, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nguyên tắc thanh tra lao động
Theo điều 4, nghị định 39/2013/NĐ-CP hoạt động của thanh tra ngành
Lao động- Thương binh và Xã hôi phải:
Tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời.
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra
giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Cơ cấu tổ chức thanh tra lao động

Theo điều 5, nghị định số 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động
của thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội.
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
-

1.3.

1.4.

1.5.

Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
Tổng cục Dạy nghề
Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
Hình thức hoạt động của thanh tra lao động
Theo điều 37, luật Thanh tra 2010
-

1.6.

4


Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường
xuyên hoặc thanh tra đột xuất
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê
duyệt.

- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá
nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền giao.
Phương thức hoạt động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra
viên phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số
01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành
quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức
thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày
16 tháng 02 năm 2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc
ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao
động)
Nội dung của thanh tra lao động
Theo điều 20 nghị định 39/2013/NĐ-CP Thanh tra lao động, thanh tra
việc thực hiện pháp luật những nội dung sau:
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn, vệ sinh lao động
- Lao động đặc thù
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
- Tranh chấp lao động
- Khiếu nại về lao động

-

1.7.

1.8.

Chương 2. Thực trạng công tác thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật an
toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn cả nước
2.1.
Giới thiệu về Việt Nam và các doanh nghiệp FDI trên cả nước
Việt Nam là một đất nước mang hình chữ S, ở khu vực Đông Nam Á,
phía đông là bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp
5


Lào, Campuchia, phía Đông Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ
biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Việt Nam là một
đất nước đa dạng có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc đã trải qua những
thay đổi lớn lao trong thế kỷ qua. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được
ban hành vào tháng 12 năm 1987, trở thành khuôn khổ luật pháp cơ bản đầu
tiên cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về mở cửa và hội nhập kinh
tế quốc tế. Cùng với Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm
2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp nói chung và đặc
biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng lên nhanh chóng. Đến nay
khu vực này đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có vai trò
đáng kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các
ngành thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực và góp phần giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề xã hội và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Sau gần 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài,

Việt Nam đã có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với trên 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 1,6 lần
GDP. Đến nay, cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với trên
16.000 doanh nghiệp và trên 3,8 triệu người lao động khu vực FDI, đã trở thành
một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế và có những đóng góp đáng kể
cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh việc thu hút, phát triển các doanh nghiệp FDI vào thị trường
Việt Nam thì việc đảm bảo thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại
các doanh nghiệp này là một vấn đề rất cần quan tâm. Công tác thanh tra, kiểm
tra an toàn, vệ sinh lao động không chỉ để bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người
lao động mà còn bảo vệ sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lí doanh nghiệp cần hiểu rõ
các nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động đối
với doanh nghiệp để thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn giúp doanh nghiệp thực
hiện tốt công tác này
2.2.
Thực trạng công tác thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật an
toàn, vẹ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Theo Nghị định số110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh
tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: Các cơ quan thanh tra
nhà nước và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành. Cơ quan thanh tra nhà nước gồm: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội (Thanh tra Bộ); Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các
6


tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra Sở). Cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động
Thanh tra Bộ Lao động – thương binh và xã hội là cơ quan thực hiện
việc thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp FDI trong phạm vi cấp quốc gia.
- Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bộ:
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự
phân công của Bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước về lao động, người có công và xã hội.
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng; tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của
cơquan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra
công vụ; thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ.
2.2.2. Lực lượng thanh tra
Tổ chức bộ máy Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh
Thanh tra (hiện nay số Phó Chánh thanh tra là 03), có 07 phòng chức năng
trong đó có phòng Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động.
Tổng số thanh tra viên, chuyên viên, người lao động tại Thanh tra Bộ là
56 người (trong đó có 04 lao động làm việc theo hợp đồng). Cơ cấu ngạch như
sau: 02 Thanh tra viên cao cấp, 14 thanh tra viên chính, 32 thanh tra viên, 04
chuyên viên và tương đương, 04 hợp đồng lao động.
Tính chung cả nước, hiện chỉ có khoảng 150 thanh tra viên thanh tra về
vấn đề thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Với cơ cấu tổ chức, số
lượng thanh tra viên ít như vậy mà đối tượng phải thanh tra hàng năm là trăm

nghìn doanh nghiệp, tính riêng khu vực FDI là trên 16.000 doanh nghiệp, có
thể thấy vấn đề thanh tra còn gặp rất nhiều bất cập.
2.2.3. Hình thức thanh tra lao động
Thanh tra theo chương trình kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ lao
động
– Thương binh và Xã hội phê duyệt và tiến hành thanh tra đột xuất khi phát
hiện sai phạm tại các doanh nghiệp. Thanh tra theo kế hoạch giúp xác định
7


được mục tiêu, đối tượng thanh tra, có tính phòng ngừa cao, buộc doanh nghiệp
thực hiện nghiêm túc. Nhưng lại không đủ lực lượng để thực hiện thường
xuyên và trên diện rộng sẽ bỏ xót doanh nghiệp vi phạm, không bao quát được
toàn hết toàn bộ doanh nghiệp.
2.2.4. Phương thức thanh tra lao động
Phương thức thanh tra viên phụ trách vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra
thực hiện pháp luật lao động.
Việc thực hiện khai báo trong phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật của
các doanh nghiệp FDI còn mang tính hình thức, không sát với thực tế. Hàng
năm, các thanh tra viên phát phiếu tự kiểm tra cho các doanh nghiệp về vấn đề
an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc
thực hiện phát phiếu kiểm tra còn nhiều hạn chế, như không phản ảnh được đặc
thù công việc, nội dung phiếu quá dài, khó điền thông tin,… nên số lượng
phiếu thu lại chưa cao. Tình trạng này gây khá nhiều khó khăn trong công tác
thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, nhiều sai phạm không được phát hiện gây
ra những trường hợp đáng tiếc.
Bên cạnh đó, thanh tra viên chưa hướng dẫn các doanh nghiệp tự kiểm
tra thực hiện pháp luật lao động, đánh giá phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật
lao động và chưa yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục những thiếu xót tồn tại
hoặc xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Tư vấn chưa có trách nhiệm, chưa giúp

đỡ các doanh nghiệp phòng ngừa vi phạm pháp luật lao động về an toàn, vệ
sinh lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
2.2.5. Nội dung thanh tra
Thanh tra về các vấn đề
- An toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, lắp đặt, vận hành, sửa chữa
thiết bị điện.
- An toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động hóa chất.
- an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng hoặc khai thác
khoáng sản;
- Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng,
kho tàng và nơi làm việc
- Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện
phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu,
cấp cứu tại chỗ
- Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu
khẩn cấp

8


Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao
động
- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ
sinh lao động, điều tra tai nạn lao động.
2.2.6. Kết quả thanh tra
Trong năm 2016, đã tiến hành thanh tra tại 112 doanh nghiệp FDI, kiểm
tra (tăng 38 cuộc so với năm 2015) trong đó có 430 cuộc theo kế hoạch và 13
cuộc đột xuất,36 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (tăng 22 quyết định so

với năm 2015) với tổng số tiền là 888 triệu đồng (tăng 154 triệu đồng so với
năm 2015)
Trong 4 năm từ 2014-2016 đã thanh tra việc thưc hiện pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động tại 394 đơn vị. Qua thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ đã
ban hành 3.644 kiến nghị yêu cầu các đơn vị thực hiện để khắc phục sai phạm;
ban hành 26 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 792
triệu đồng. Hầu hết các doanh nghiệp được thanh tra đều phát hiện thấy vi
phạm. Các doanh nghiệp FDI thường vi phạm pháp luật về AT – VSLĐ như
công tác tổ chức, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động định kỳ cho người lao
động chưa đúng quy định; sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động chưa kiểm định; chưa tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao động theo
quy định; khám sức khỏe định kỳ cho người lao động chưa đầy đủ; chưa phân
loại lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; không có bảng
chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị nơi làm việc;
chưa thực hiện lập rào chắn đối với hố móng, hố trên mặt bằng và những lỗ
trống trên các sàn tầng công trình; sử dụng máy, thiết bị tại công trường nhưng
chưa lập đầy đủ sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật của máy, thiết bị theo
quy định.
2.3.
Nhận xét
2.3.1. Ưu điểm
Cán bộ, thanh tra viên toàn ngành không ngừng được hoàn thiện, nâng
cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các khóa đào tạo, tập huấn. Tổ
chức đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra: Tiêu
chuẩn về đạo đức, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra viên. Hàng
năm Thanh tra Bộ đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ
thanh tra chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cho thanh tra viên
trong cả nước đảm bảo không có thanh tra viên nào không được tập huấn
nghiệp vụ trước khi làm nhiệm vụ là trưởng đoàn thanh tra hay được giao
nhiệm vụ tiến hành thanh tra độc lập.

Thanh tra lao động đã chú trọng vào cung cấp thông tin đông thời tư vấn
cho doanh nghiệp. Các thanh tra viên cũng đưa vào sử dụng bảng kiểm ngắn
-

9


gọn để giảm thiểu thời gian thanh tra, tránh làm gián đoạn thời gian hoạt động
sản xuất của các doanh nghiệp
Đã phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm luật pháp về an toàn, vệ sinh
lao động và đưa ra hàng chục nghìn kiến nghị để các cơ sở thực hiện đúng
chính sách chế độ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
2.3.2. Nhược điểm
Cho đến nay, cả nước vẫn chưa có trường hoặc ngành học đào tạo thanh
tra viên an toàn, vệ sinh lao động. Trình độ chuyên môn, kỹ năng thanh tra của
thanh tra viên còn nhiều hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm
quy định về an toàn, vệ sinh lao động diễn ra tràn lan, dù các văn bản pháp luật
về lĩnh vực an toàn lao động hiện nay đã khá đầy đủ, nhất là từ khi Luật an
toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực thi hành. Có một số trường hợp thanh tra
viên được đào tạo các chuyên ngành xã hội, kế toán, quản trị doanh nghiệp;
Luật thương mại….làm công tác thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao
động cho lên không có kỹ năng phát hiện các sai phạm trong quy trình sản xuất
hoặc các hành vi vi phạm các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Số lượng các doanh nghiệp cần thanh tra quá lớn mà lực lượng thanh tra
thì lại ít, cho nên mỗi năm không thể thanh tra hết được toàn bộ số doanh
nghiệp FDI trên cả nước. Hầu như chỉ tập trung thanh tra vào các doanh nghiệp
lớn có nhiều nguy cơ xảy ra đình công, lãn công và tai nạn lao động. Có những
doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động nhiều năm nhưng chưa một
lần có đoàn nào đến thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Tình trạng doanh nghiệp hoạt động thường xuyên vi phạm quy định về an toàn,
vệ sinh lao động, nhưng chưa lần nào bị xử phạt vi phạm; nhiều vụ tai nạn lao
động, người sử dụng lao động tự thỏa thuận với gia đình người bị nạn, giấu
giếm thông tin, không khai báo, mà cơ quan chức năng hoàn toàn không biết
khá phổ biến.
Công tác thanh tra còn chậm trễ, kéo dài, bên cạnh đo việc xử lý các vụ
vi phạm cũng còn khá chậm, chưa đúng tính chất, mức độ vi phạm. Công tác
kiểm tra, giám sát và xử lý sau thanh tra còn hạn chế. Việc giám sát, theo dõi,
đôn đốc và xử lý sau thanh tra chưa được các đoàn thanh tra thực hiện triệt để,
quyết liệt, dẫn đến việc thực thi các kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra
còn nhiều bỏ ngỏ, mang tính hình thức, ảnh hưởng đến hiệu lực của kết luận
thanh tra.
Hiện nay các trang thiết bị, máy móc, đo đạc, xe cộ... phục vụ cho việc
thanh tra an toàn, vệ sinh lao động cũng đã lạc hậu nhiều, chưa được đầu tư,
thay mới vì vậy mà trong quá trình thanh tra còn gặp nhiều sai sót dẫn đến công
tác thanh tra chưa đánh giá hiệu quả được thực sự.
10


Bên cạnh đó thực trạng về phương thức thanh tra cho thấy: Việc thực
hiện khai báo trong phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp
FDI còn mang tính hình thức, không sát với thực tế, số lượng phiếu phát ra
chưa đủ, số lượng phiếu thu về rất ít, chưa thể hiện đặc trưng của từng nghề.
Vẫn còn những lỗ hổng trong quy định pháp luật về thanh tra lao động
khiến cho các doanh nghiệp sử dụng hình thức lách luật để trốn tránh hành vi vi
phạm của mình về an toàn, vệ sinh lao động.
Chương 3. Đề xuất và kiến nghị
Để tránh sự chồng chéo và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra,
cần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trên các lĩnh vực đảm bảo khách quan, công
bằng và tiến hành kịp thời, nhanh gọn không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ

quan tổ chức. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm người đứng đầu
trong việc thực hiện nhiệm vụ; làm rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm minh những cá
nhân sai phạm, thiếu trách nhiệm.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực lao động cần tiến
hành rà soát, kiểm tra lại hệ thống thanh tra: nhằm đưa ra các biện pháp tăng thêm
quân số cho lực lượng thanh tra, tăng biên chế cho thanh tra lao động. Ban hành tiêu
chuẩn thanh tra viên và tổ chức thi tuyển công chức hoạt động trong lĩnh vực thanh tra
an toàn, vệ sinh lao động.
Cần tăng cường hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra
an toàn, vệ sinh lao động. Xây dựng bộ tài liệu chuyên đề để đào tạo cho các thanh tra
viên mới với thời gian đào tạo từ 1-2 năm. Phối hợp hoạt động với các đơn vị, tổ chức
quốc tế tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để truyền đạt, tiếp thu kinh nghiệm tổ
chức, quản lý cũng như kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của nước ngoài cho thanh tra
lao động. Bên cạnh đó cũng tổ chức đào tạo huấn luyện, mở các buổi hội thảo cho
người sử dụng lao động học tập nâng cao kiến thức về vấn đề an toàn, vệ sinh lao
động nơi làm việc, đảm bảo họ có đủ khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình sao
cho phù hợp với quy định của pháp luật nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc cho
ngành thanh tra. Đồng thời cũng phối hợp với tổ chức Công đoàn hướng dẫn cho
người lao động hiểu về các quy trình bảo hộ lao động để người lao động biết và chủ
động phòng tránh. Từ đó giảm thiểu số vụ tai nạn lao động cũng như lượng công việc
cho cơ quan thanh tra.
Tăng cường các cuộc thanh tra theo chuyên đề với thời gian, quy mô nhanh,
gọn có hiệu quả và chất lượng để giúp các cơ sở khắc phục những vi phạm có nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động cao và để phục vụ việc hoàn thiện chính sách pháp luật.

11


Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ theo hướng các phòng nghiệp vụ
phụ trách từng lĩnh vực chuyên sâu. tách riêng lực lượng thanh tra an toàn, vệ sinh lao

động ra khỏi lực lượng thanh tra lao động chung để hoạt động chuyên sâu và có hiệu
quả hơn.
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các
điển hình tiêu biểu trong thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để các
doanh nghiệp học tập kinh nghiệm, lấy ví dụ để làm theo. Đồng thời có các giải
thưởng hàng năm cho doanh nghiệp chấp hành tốt quy định an toàn, vệ sinh để kích
thích sự tham gia của họ trong việc đảm bảo xây dựng một môi trường làm việc lành
mạnh.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác thanh tra
lao động. Hệ thống này có vai trò phục vụ quản lý của lãnh đạo thanh tra (phát triển
lực lượng, xây dựng mô hình quản lý và phương pháp hoạt động); hậu thuẫn quá trình
tác nghiệp của thanh tra viên (thu thập thông tin, lập kế hoạch và triển khai công tác
của các đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra xác minh...). Bên cạnh đó hệ thống này còn
phải có sự kết hợp với hệ thống ngân hàng để nắm bắt được các thông tin của doanh
nghiệp nư số tài khoản, số dư tài khoản. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của
công tác thanh tra, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý vi phạm.

12


KẾT LUẬN
Có thể thấy được công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động trong những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực nhất định trong
việc tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI đã thừa nhận và thấy rõ được vai trò, tầm
quan trọng của công tác thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp của họ
đối với việc bảo vệ quyền lợi của hai bên, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như các quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Tuy công tác thanh tra việc
thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI nói riêng và
các doanh nghiệp trên cả nước nói chung còn gặp nhiều khó khăn mà đội ngũ cán bộ

làm công tác thanh tra phải đối mặt. Tuy nhiên, Nhà nước và Chính phủ sẽ sớm triển
khai các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao
công tác thanh tra lao động nói chung và thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động nói
riêng trong tương lai.


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.

Luật Thanh tra 2010
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
Nghị đinh 39/2013/ NĐ-CP Nghị định Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Quyết định 01/2006/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định ban hành quy chế hoạt động
thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng.
Báo cáoTổng kết việc thi hành pháp luật và các văn bản liên quan đến tổ chức
và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm
2013-2016
Trang web:
Trang web:




×