Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP cấp nước thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.63 KB, 49 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

MẪU CHỨNG TỪ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên viết tắt
CP
UBND
TNHH
NVL
BTC
TT
KD

Nghĩa
Cổ phần
Uỷ ban nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn
Nguyên vật liệu
Bộ Tài chính


Thanh tra
Kinh doanh
1


8
9
10
11
12
13
14

KTTC
TCHC
CSKH
QLDA
XHCN
KV
GTVT

Kế toán tài chính
Tổ chức hành chính
Chăm sóc khách hàng
Quan lý dự án
Xã hội chủ nghĩa
Khu vực
Giao thong vận tải

LỜI NÓI ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động và là phương tiện sản xuất của
công ty, vì vậy hiểu và quản lý sử dụng có hiệu quả chúng giúp cho công ty
tiết kiệm được nhiều chi phí. Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là
việc ghi chép, phán ánh đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ và nhập xuất
nguyên vật liệu. Thêm vào đó, thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu các
nhà quản lý còn biết được chất lượng, chủng loại đầu vào có đảm bảo hay
không,số lượng thừa hay thiếu từ đó kiểm tra và nắm bắt một cách chặt chẽ
tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng, cung cấp nguyên vật liệuvà có các biện
pháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất, đảm
2


bảo sản xuất và giao hàng đúng chất lượng , thời gian cam kết. Bên cạnh đó,
kế toán nguyên vật liệu còn ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán giá thành. Bởi
vậy, việc kế toán nguyên vật liệu khẳng định được sự quan trọng của nó trong
bất cứ loại hình công ty nào.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty CP cấp
nước Thanh HÓa, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch
toán kế toán tại Công ty. Đặc biệt là công tác hạch toán kế toán nguyên vật
liệu. Bởi vì đặc thù của dịch vụ cấp nước sạch là phụ thuộc rất lớn bởi chất
lượng của nguyên vật liệu đầu vào (khoảng 95%), trong khi đối với đa số
những sản phẩm thông thường khác, chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào
ảnh hưởng không quá lớn (khoảng 60%) đến chất lượng của sản phẩm cuối
cùng.Vì vậy, em đã chọn đề tại: “Đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu
tại Công ty CP cấp nước Thanh Hóa ” làm đề tài nghiên cứu nhằm đi sâu
vào phân tích, đánh giá công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty, từ đó
đề xuất một vài đóng góp.
2. Mục đích nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

- Mục đích: Nghiên cứu, đánh giá hệ thống kế toán nguyên vật liệu tại
Công ty Nội thất HQD, từ đó tìm ra những quy trình, phương pháp kế toán
chưa phù hợp từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kế toán
nguyên vật liệu tại công ty một cách hiệu quả nhất.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập tập trung vào các năm 2016 và 2017
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứ là hệ thống kế toán nguyên
vật liệu tại Công ty CP cấp nước Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty CP cấp nước Thanh HÓa, doang nghiệp
hiện nay đang trong quá trình tham gia thực tập. Các số liệu được trích dẫn từ
các Phòng ban trong công ty CP cấp nước Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình hoàn thiện báo cáo thực tập cần có sự quan sát thực tế,
3


thu thập tài liệu từ Phòng Kế toán kết hợp phỏng vấn nhân sự một số bộ phận
trong Công ty . Đồng thời kế hợp các nghiên cứu định lượng thông qua các số
liệu thu được để từ đó có thể phân tích được một cách toàn diện nhất hệ thống
kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP cấp nước Thanh HÓa.
Ngoài mục Lời mở đầu và Kết luận, bài Thu hoạch thực tập được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty CP cấp nước Thanh HÓa
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP cấp
nước Thanh HÓa
Chương 3: Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế
toán nguyên vật liệu tại công ty CP cấp nước Thanh HÓa
Do thời gian và trình độ có hạn nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong nhận được ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ nghiệp
vụ ở Công ty để báo cáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn ThS.Hà Thu Huyền cùng ban quản lý, bộ
phận kế toán Công ty CP cấp nước Thanh HÓa đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo
trong quá trình em thực tập tại công ty và hoàn thiện bài báo cáo này
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CTCP CẤP NƯỚC THANH HÓA

1.1Đặc điểm tình hình chung của Công ty CP cấp nước Thanh HÓa
Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa là doanh nghiệp được chuyển đổi
từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty Cấp nước Thanh Hóa sang hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp theo Quyết định số 4753/QĐ-UBND ngày
17/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Trải qua hơn 80 năm , nhìn
lại quá trình hình thành và phát triển của Công ty cấp nước Thanh hóa – nay
được tính từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ 1931-1953
4


Nhà máy nước Thanh Hóa hoạt động dưới sự điều hành của chính quyền
thuộc Pháp; Đối tượng phục vụ lúc này là các công sở do người Pháp quản lý,
phần còn lại là các tư thương trong thị xã Thanh Hóa.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện chủ trương
“Tiêu thổ kháng chiến” của Chính phủ, toàn bộ máy móc thiết bị của nhà máy
được tháo dỡ, chuyển về công binh xưởng để chế tạo vũ khí phục vụ kháng
chiến, nhà máy ngừng hoạt động.
Giai đoạn từ 1954 – 1985
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà máy
nước Thanh Hóa được khôi phục đầu tư và nâng cấp, cung cấp nước cho cơ
quan, xí nghiệp và một phần dân cư trong khu vực nội thị xã Thanh Hóa.

Bước sang giai đoạn hòa bình theo định hướng XHCN. Thị xã Thanh
Hóa được mở rộng, hai đô thị lớn Sầm Sơn, Bỉm Sơn trong tỉnh được thành
lập thị xã, các Khu kinh tế các Cụm công nghiệp, thi trấn, thi tứ được hình
thành và phát triển, nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu
dịch vụ ngày một tăng, đòi hỏi Nhà máy nước Thanh Hóa phải đầu tư, nâng
cấp, cải tạo hệ thống cấp nước.
Giai đoạn 1986-2005
Ngày 27 tháng 12 năm 1986, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết
định số 1690/QĐ-TC-UBTH đổi tên Nhà máy nước Thanh Hóa thành Công ty
Cấp nước Thanh Hóa. Chức năng nhiệm vụ của Công ty là : Khai thác, sản
xuất nước sạch, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thị xã Thanh Hóa, Sầm
Sơn; khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và quản lý công trình, hệ thống cấp
nước do công ty quản lý, khai thác.
Ngày 30 tháng 05 năm 1992, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết
định số 775/QĐ-TC-UBTH, đổi tên Công ty Cấp nước Thanh Hóa thành
5


Công ty Cấp nước – Thoát nước Thanh Hóa. Nhiệm vụ được bổ sung: Quản
lý, khảo sát, thiết kế, thi công hệ thống cấp, thoát nước.
Nhưng thực tế, việc quản lý hệ thống thoát nước tại thị xã Thanh Hóa và
các khu đô thị vẫn do chính quyền địa phương tổ chức thực hiện. Do vậy,
ngày 15 tháng 4 năm 1996, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số
1479/TC-UBTH, đổi tên Công ty Cấp nước – Thoát nước Thanh Hóa thành
Công ty Cấp nước Thanh Hóa.
Giai đoạn 2005 – 2015
Ngày 29 tháng 7 năm 2005 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết
định số 2039/QĐ-CT-UBTH về việc chuyển đổi Công ty Cấp nước Thanh
Hóa thành Công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa, gọi tắt là
Công ty Cấp nước Thanh Hóa. Từ đây trách nhiệm và quyền hạn của Công ty

được rõ ràng hơn, phạm vi quản lý hoạt động cấp nước của Công ty không
dừng lại ở địa bàn thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn mà
mở rộng ra các đô thị, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2015 – nay
Ngày 17/11 năm 2015 chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định phê
duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty TNHH Một thành viên cấp
nước Thanh Hóa thành công ty cổ phần, gọi là Công ty cổ phần cấp nước
Thanh Hóa. Từ đấy trách nhiệm và quyền hạn công ty được rõ ràng và phạm
vi quản lý hoạt động của công ty được mở rộng hơn trên khắp địa bàn tỉnh
Thông tin chung về công ty.
Tên công ty: Công Ty Cổ phần cấp nước Thanh Hóa
Tên Tiếng Anh: THANH HOA WATER SUPPLY JOINT STOCK
COMPANY
6


Tên viết tắt: THAWACO
Công ty chính thức hoạt động vào ngày 18/5/2016
Địa chỉ trụ sở chính: Số 99, đường Mật Sơn – Phường Đông Vệ, Thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 0373.852.966 Fax: 0373.856.648
Website: />Mã số thuế công ty: 2800219549
Email:cnth@capnuocth
Vốn điều lệ :329.277.000.000 đồng ( ba trăm mười tám tỷ hai trăm bảy
mươi bảy triệu)
Người đại diện của công ty theo pháp luật
Chức danh : Tổng giám đốc.
Ông :

NGUYỄN HUY NAM


Ngành nghề kinh doanh của CTCP cấp nước Thanh Hóa


Xây dựng nhà các loại.



Sản xuất nước sạch.



Xây dựng các công trình công nghiệp, thủy lợi quy mô vừa và nhỏ, đường dây
tải điện và trạm biến áp điện đến 35 KV, xây dựng đường, lắp đặt thiết bị
công nghệ cho các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn.



Thẩm định, lập dự án, tổng dự toán và dự toán các công trình cấp thoát nước
và vệ sinh môi trường, giao thông, thủy lợi, dân dụng và công nghiệp, công
trình hạ tầng kỹ thuật, điện lực, điện dân dụng, điện chiếu sang, đường dây tải
điện và trạm biến áp điện đến 35KV.
7




Thiết kế công trình hạ tầng, thiết kế công trình dân dụng, thiết kế kiến trúc
công trình, giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi.




Tư vấn các lĩnh vực: Đấu thầu, xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị chuyên ngành
cấp thoát nước.



Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành cấp thoát nước, liên doanh, liên kết
với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về sản xuất kinh doanh thuộc
các lĩnh vực hoạt động của công ty.



Kinh doanh dịch vụ khách sạn.
Là công ty đứng đầu trong lĩnh vực cấp thoát nước, CTCP cấp nước
Thanh Hóa đã và đang không ngừ ng nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng
cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất ,nhanh nhất
với giá rẻ nhất. Phương châm của công ty : “Sự hài lòng của Quý khách là
niềm vui của chúng tôi” .Không dừng lại ở đó công ty còn mở rộng về nhiều
loại hình kinh doanh khác nhau.

1.1.1

Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây
Bảng 1.1 Doanh thu của công ty CP cấp nước Thanh Hóa trong 3
năm 2014-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2015


Doanh thu bán hàng
3,952,156,230
và cung cấp dịch vụ

Năm 2016

Năm 2017

6,248,633,805

9,402,500,000

Gía vốn hàng bán

1,480,900,000

3,045,396,401

5,500,250,100

Chi phí bán hàng

938,996,228

1,698,667,174

3,499,009,339

Chi phí hoạt động

tài chính

951,886

1,016,413

2,734,561

Chi phí quản lý
doanh nghiệp

520,847,870

630,125,000

660,500,000

Lợi nhuận trước

100,660,246

573,528,817

442,006,000

8


thuế
Thuế TNDN


9,665,062

78,382,204

45,501,500

Lợi nhuận sau thuế

7,995,184

205,146,613

106,504,500

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP cấp nước Thanh Hóa
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 1.1 Hệ thống tổ chức bộ máy của Công ty CP cấp nước Thanh Hóa
Hội đồng quản trị
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ KỸ THUẬT

PHÓ TGĐ KINH TẾ

PHÓ TGĐ ĐẦU TƯ

Phòng kỹ thuậtPhòng TT Phòng TCHCPhòng KHVTPhòng KTTC

Phòng CSKHPhòng KDPhòng QLDA

Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty CP cấp nước Thanh Hóa
Công ty cấp nước Thanh Hóa được tổ chức theo kiểu trực tuyến, trong
đó có một cấp trên và các cấp dưới. Cấp lãnh đạo trực tiếp điều hành và chịu
trách nhiệm về sự tồn tại của công ty.
Ban giám đốc: gồm có 1 Tổng giám đốc và 3 phó Tổng giám đốc.
Tổng Giám đốc là người góp vốn nhiều nhất, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi hoạt động của công ty, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, quan tâm đến đời sống của cán
bộ công nhân viên hay tổ chức bộ máy hoạt động. Tổng Giám đốc còn là
người đề ra các phương hướng và mục tiêu phấn đấu của công ty trong dài
hạn và ngắn hạn.
Phó Tổng giám đốc là người theo uỷ quyền của Tổng giám đốc chịu
9


trách nhiệm về một số lĩnh vực nhất định bao gồm: giám sát thi công công
trình, phụ trách dự án tại các chi nhánh.
Các bộ phận phòng ban giúp việc:
Phòng kỹ thuật: Giúp việc TGĐ quản lý kỹ thuật của tất cả các lĩnh vực
hoạt động của toàn công ty, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Nhà
nước ban hành. Quản lý, kiểm tra và giám sát chất lượng nước nguồn, chất
lượng nước của các nhà máy và chất lượng nước trên mạng lưới cung cấp đến
người tiêu thụ. Đề xuất các biện pháp kịp thời nhằm luôn đảm bảo nước sản
xuất đạt yêu cầu chất lượng. Lấy mẫu kiểm tra trên mạng lưới theo định kỳ và
đột xuất. Kiểm tra các hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công các công trình
hệ thống cấp nước do công ty thiết kế thi công. Quản lý kỹ thuật, công nghệ
các nhà máy; máy móc thiết bị các loại toàn công ty.
Phòng tổ chức hành chính : bao gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân viên.

Thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý công tác tổ chức cán bộ, bộ máy sản
xuất. Đào tạo và tuyển dụng lao động, thực hiện công tác tài chính, quản lý
các quỹ cho công ty để có các chế độ chính sách cho người lao động. Bảo vệ
nội bộ và tài sản.
Phòng kế toán tài chính: Bao gồm 1 kế toán trưởng và 3 kế toán viên. Có
chức năng theo dõi tình hình sản xuất của công ty rồi thống kê kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh theo thời gian để cuối năm trình giám đốc xem xét
và đánh giá. Tổ chức công tác hạch toán phù hợp.
Phòng kinh doanh: bao gồm 1 trưởng phòng và 5 nhân viên. Thực hiện
nhiệm vụ tổ chức tiếp thị, tìm kiếm và phát triển thị trường để kinh doanh và
giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh,
theo dõi tiến độ sản xuất kinh doanh, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra còn
phải tiếp xúc với khách hàng, thăm dò ý kiến để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
Phòng quản lý dự án: bao gồm 10 người. Họ chủ yếu tập trung sản xuất
theo đơn đặt hàng, theo thiết kế, theo hợp đồng. Đảm bảo nguồn nguyên vật
liệu để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các phòng
10


ban khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phòng chăm sóc khách hàng; bảo gồm 5 người. HỌ chăm sóc khách
hàng cũ và tìm kiếm lượng khách hàng mới để giải đáp thắc mắc của khách
hàng và truyền tải đến khách hàng các dịch vụ và sản phẩm công ty cung cấp
một cách rõ ràng, chi tiết để khách nắm bắt thông tin và hiểu rõ về sản phẩm
và dịch vụ của công ty nhanh nhất.
Phòng kế hoạch vật tư: gồm 5 người, họ thiết lập kế hoạch cung ứng
nguồn vật tư, tìm kiếm nguồn vật tư chất lượng giá thành hợp lý, lập báo cáo,
báo giá nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm nguồn lực của công ty và mang lại lợi
ích cho công ty một cách hiệu quả nhất, đảm bảo nguông nfuyeen vật liệu cho
các công trình dự án, tránh trường hợp thiếu nuyên vật liệu dẫn đến quá tình

thi hành dự án bị ngưng trệ.
Phòng thanh tra: Giúp việc TGĐ quản lý công tác thanh tra, kiểm tra
hoạt động sản xuất kinh doanh của các phòng, các đơn vị trực thuộc công ty.
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể trình TGĐ duyệt. Tổ chức kiểm
tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của công ty và kiểm
tra theo đề nghị của khách hàng. Các lĩnh vực kiểm tra gồm: tình hình thực
hiện pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế trong công ty; tình hình hoạt động
của các nhà máy, thực hiện quy trình vận hành, chất lượng nước sản xuất, vệ
sinh công nghiệp; kiểm tra mạng lưới : áp lực, chất lượng nước, công tác xả
cặn, chất lượng thi công đường ống ; kiểm tra công tác kinh doanh ; giải đáp
các thắc mắc khiếu nại của khách hàng.
1.3Cơ cấu và hình thức tổ chức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
1.3.1

Cơ cấu tổ chức phòng kế toán
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

11


Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán công nợ,NVL Kế toán tiền lương

Kế toán tổng hợp

Nguồn: Phòng Kế Toán tài chính Công ty CP cấp nước Thanh HÓa
Chức năng của bộ phận kế toán
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính- kế toán có chức năng tham
mưu giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê,thông

tin kế toán và hạch toán kế toán công ty theo quy chế sản xuất kinh doanh
theo đúng chế độ quản lý của nhà nước. Thục hiện các chế độ về công tác tài
chính kế toán , kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng. Là người tổ chức điều
hành toàn bộ công tác kế toán .tài chính trong công ty và thống kê các thông
tin kinh tế và các chế độ hạch toán để kịp thời báo cáo lên cấp trên.
Kế toán tiền lương và các khoản trich lương căn cứ vào ngày công đã được
phòng tổ chức - tiền lương đế tính lương ,các khoản tinh theo lương và phụ cấp
của từng người ở từng bộ phận ,phòng ban ,đối với tiền lương ở các bộ phận phân
xưởng lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn công ty, đồng thời
phân bổ tiền lương theo quy định ,theo dõi tình hình vay mượn ,tạm ứng của từng
đối tượng . Theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của công ty.
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí và giá thành có nhiệm vụ hạch toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm,so sánh đối chiếu ,tổng hợp số liệu từ các bộ
phận kế toán ,thực hiện công tác kế toán cuối kỳ ,lập các báo cáo tài chính.
Kế toán thanh toán thực hiện việc theo dõi chi tiết từng khách hàng về
giá trị tiền hàng, thời hạn thanh toán và tình hình thanh toán của từng khách
hàng .Theo dõi các hợp đồng thế chấp ,bảo hành ,các giấy tờ có giá trị như
12


tiền để thực hiện mua hàng ,thanh toán chậm của khách hàng .Ngoài kế toán
thanh toán còn phải theo dõi việc thanh toán các khoản công nợ với nhà cung
cấp ,kiển tra tính hợp lệ của các chứng từ trước khi thanh toán , theo dõi các
khoản phải thu ,phải trả khác.
1.3.2

. Hình thức kế toán tại Công ty CP cấp nước Thanh HÓa
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc ( đã kiểm tra ), kế toán phần hành


ghi vào các bảng kê, bảng phân bổ có liên quan. Riêng các chứng từ có liên
quan đến tiền mặt còn phải ghi vào sổ quỹ; liên quan đến sổ, thẻ kế toán chi
tiết thì ghi trực tiếp vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Căn cứ vào các bảng kê lấy số
liệu vào sổ Nhật ký Chung có liên quan. Đồng thời, cộng các bảng kê, sổ chi
tiết, lấy số liệu ghi vào NKC liên quan. Cuối tháng, cộng các bảng kê, sổ chi
tiết lấy số liệu ghi vào Nhật ký chung có liên quan. Sau đó, cộng các Nhật ký
chung, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các NKC có liên quan rồi lấy số liệu từ
các NKC ghi vào các sổ Cái. Định kỳ ( quý, năm ) lập báo cáo kế toán
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

13


Chứng từ gốc

Sổ ,thẻ kế toán chi tiết

Sổ NK đặc biệt

Sổ nhật ký chung

Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú :


Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng

Quan hệ đố chiếu
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty nội thất HQD
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
- Áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BCT của Bộ trưởng BTC
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/ 01/ 2016 đến ngày 31/ 12/ 2016.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang Việt
14


Nam đồng: Theo tỷ giá ngân hàng thông báo tại thời điểm hạch toán(dùng tỷ
giá thực tế).
- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp giá thực
tế đích danh.
- Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp song song
1.4 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN CẤP NƯỚC THANH HÓA
1.5 Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu
Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là phải có đối
tượng lao động. Vật liệu là một đối tượng lao động đã được thể hiện dưới
dạng vật hoá như sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bông trong
doanh nghiệp dệt... dưới sự tác động của con người . Quản lý và hạch toán vật
liệu là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính. Nó

có vai trò tích cực trong điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế sản
xuất của doanh nghiệp
Khác với tư liệu lao động, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới sự tác động của lao
động, chúng dịch chuyển một lần toàn bộ giá trị và giá trị sản phẩm mà nó tạo
ra, hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra một hình thái vật chất
mới của sản phẩm.

1.5.1
1.5.1.1

Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Vai trò, vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất
Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, nguyên vật liệu luôn chiếm vai trò

và vị trí rất quan trọng bởi vì chi phí nguyên vật liệu thường có tỷ trọng lớn trong
tổng số chi phí để sản xuất ra một sản phẩm, do đó vật liệu không chỉ quyết định
đến mặt số lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm tạo ra. Xuất phất từ tầm quan trọng trên, việc giảm chi phí nguyên vật liệu,
giảm mức tiêu hao vật liệu trong quá trình sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm là
15


một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình sản xuất kinh
doanh. Điều đó sẽ làm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp đồng thời với một lượng chi phí vật liệu không đổi có thể
làm ra đựơc nhiều sản phẩm, tức là hiệu quả đồng vốn được nâng cao.
Để có được nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp thì nguồn chủ yếu là thu mua. Do đó, ở khâu này
đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng, qui cách, chủng loại, giá mua, chi

phí thu mua và cả tiến độ về thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Ở khâu bảo quản dự trữ, doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho tàng, bến bãi,
thực hiện đúng chế độ bảo quản và xác định được định mức dự trữ tối thiểu,
tối đa cho từng loại nguyên vật liệu để giảm bớt hư hỏng, hao hụt mất mát
đảm bảo an toàn, giữ được chất lượng của nguyên vật liệu.
Ở khâu sử dụng, phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở
định mức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tóm lại vật liệu là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong quá
trình tạo ra sản phẩm. Do đó, công tác kế toán nguyên vật liệu là hết sức cần
thiết và quan trọng. Điều đó lý giải vì sao các doanh nghiệp sản xuất luôn có
hẳn một hệ thống riêng để quản lý nguyên vật liệu đầu vào: thủ kho, kế toán
kho, phòng sản xuất...
1.5.1.2

Phân loại và đánh giá vật liệu
Phân loại vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại,

nhiều thứ khác nhau với nội dung kinh tế và tính năng lý hóa học khác nhau.
Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán với từng thứ, loại
vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết phải tiến hành phân loại vật
liệu. Phân loại vật liệu là việc sắp xếp vật liệu có cùng một tiêu thức nào đó
vào một loại. Đối với vật liệu căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng
16


trong quá trình sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, vật liệu được chia
thành các loại sau:

Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể của
sản phẩm như: sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí; bông
trong các nhà máy sợi, gạch, ngói, xi măng trong xây dựng cơ bản; hạt giống,
phân bón trong nông nghiệp, vật liệu kết cấu trong xây dựng cơ bản.Nguyên
liệu cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá
trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm hàng hoá.
Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có
thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho
các công cụ dụng cụ hoạt động bình thường như: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu
nhờn,
Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình
sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động trong quá
trình sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt...
Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết phụ tùng máy móc để sửa chữa và
thay thế cho máy móc thiết bị sản xuất...
Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, công cụ, khí cụ và
vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.
Vật liệu khác: Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên
thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu
hồi từ thanh lý tài sản cố định.
Trên thực tế việc sắp xếp vật liệu theo từng loại như đã trình bày ở trên
là căn cứ vào công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu ở từng đơn vị cụ thể, bởi
vì có thứ nguyên vật liệu ở đơn vị này là nguyên vật liệu chính, nhưng ở đơn
vị khác lại là vật liệu phụ... Cách phân loại trên là cơ sở để xác định mức tiêu
hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở tổ chức
hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Đánh giá vật liệu:
17



Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị của nguyên vật liệu ở những
thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định.
Theo chuẩn mực 02-Hàng tồn kho thì vật liệu phải tuân thủ theo các
nguyên tắc sau:
• Nguyên tắc giá gốc.
• Nguyên tắc thận trọng
• Nguyên tắc nhất quán.

Sự hình thành trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu được phân biệt ở
các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đánh giá vật liệu theo giá thực tế:
− Giá thực tế nhập kho:
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được phản ánh theo từng nguồn
nhập:
+Nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho gồm giá mua, các
loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong
quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua
vật tư, trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do
không đúng qui cách, phẩm chất.
• Với cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu

trừ, giá mua là giá chưa có thuế giá trị gia tăng
• Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho các đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc sử dụng cho
các mục đích phúc lợi, các dự án… thì giá mua bao gồm cả thuế giá trị gia
tăng (là tổng giá thanh toán).
+Giá thực tế của nguyên vật liệu tự chế biến bao gồm giá thực tế nguyên
liệu, vật liệu chế biến và chi phí chế biến.
+Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến bao
gồm giá thực tế của nguyên liệu,vật liệu xuất chế biến, chi phí vận chuyển

nguyên liệu, vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về đơn vị, tiền thuê
ngoài gia công, chế biến( theo hợp đồng gia công ).
18


+Nhập nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh:Trị giá vốn thực tế
của nguyên vật liệu nhập kho do hội đồng liên doanh thỏa thuận cộng các chi
phí khác phát sinh khi tiếp nhận nguyên vật liệu
+ Nhập nguyên vật liệu do được cấp: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá
được ghi trên biên bản giao nhận cộng các chi phí phát sinh khi nhận.
+ Nhập nguyên vật liệu do được biếu tặng tài trợ: Trị giá vốn thực tế
nhập kho là giá hợp lý cộng các chi phí hợp lý phát sinh khi nhận.
− Giá thực tế xuất kho:

Nguyên vật liệu nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm
khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm từng doanh nghiệp
về yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các
phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Nếu có thay đổi
phải giải thích rõ ràng.
Theo chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho gồm có các phương pháp sau:
+Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này khi xuất
kho nguyên vật liệu thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá
thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
+Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật
liệu xuất kho được tính căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn
giá bình quân gia quyền, theo công thức.
Trị giá vốn thực tế

Số lượng NVL


Đơn giá bình quân

NVL xuất kho

xuất kho

gia quyền

Trong đó,đơn giá thực tế bình quân được xác định như sau:
Trị giá thực tế NVL

Trị giá thực tế NVL

tồn đầu kỳ

nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân =
Số lượng NV

Số lượng NVL

tồn đầu kỳ

nhập trong kỳ
19


+Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả
định hàng nào nhập trước sẽ xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá

nhập. Trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của
những lần nhập sau cùng.
Trị giá thực tế

Giá thực tế đơn vị của

NVL xuất kho = NVL nhập kho theo từng

Số lượng NVL xuất kho
x

lần nhập kho trước

trong kỳ thuộc số lượng
từng lần nhập kho

Trong thực tế ngoài các phương pháp tính trị giá vốn thực tế của nguyên vật
liệu theo chuẩn mực 02-Hàng tồn kho quy định thì các doanh nghiệp còn áp
dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp tính theo đơn giá tồn đầu kỳ.
• Tính theo giá hạch toán
1.5.2
Nội dung của công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu

Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho
và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho, nhằm đảm bảo theo
dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại, nhóm, thứ nguyên
vật liệu về số lượng và giá trị. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng
từ, mở các sổ kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết
nguyên vật liệu phù hợp để góp phần tăng cường quản lý nguyên vật liệu.

1.5.2.1

Chứng từ kế toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất nguyên vật liệu đều phải lập
chứng từ đầy đủ kịp thời, đúng chế độ quy định.
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định 1141/
TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và theo QĐ 885/1998/QĐ/BTC ngày
16/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chứng từ kế toán về vật liệu phải
được tiến hành đồng thời ở kho và ở phòng kế toán bao gồm:
− Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)
20









Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT)
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá (Mẫu 08-VT)
Hóa đơn GTGT (mẫu 01-GTKT -3LN)
Hoá đơn bán hàng mẫu (02 GTKT-3LN).
Hoá đơn cước vận chuyển (mẫu 03-BH)
Ngoài ra các doanh nghiệp còn sử dụng nhiều chứng từ khác tuỳ thuộc
vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt

động, thành phần kinh tế khác nhau.
*Sổ kế toán:
Tùy thuộc vào phương pháp hach toán áp dụng trong doanh nghiệp mà
sử dụng các sổ (thẻ) kế toán sau:

− Sổ (thẻ) kho.
− Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu
− Sổ đối chiếu luân chuyển.
− Sổ số dư.
1.5.2.2
Các phương pháp kế toán nguyên vật liệu

Tổ chức tốt kế toán chi tiết vật liệu có ý nghĩa quan trọng đối với công
tác bảo quản vật liệu và công tác kiểm tra tình hình cung cấp, sử dụng vật
liệu. Kế toán vật liệu vừa được thực hiện ở kho vừa được thực hiện ở phòng
kế toán
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện theo một trong ba
phương pháp: Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển, phương pháp số dư. Nội dung ghi chép của 3 phương pháp:
− Ở kho: Cả ba phương pháp đều dùng sổ (thẻ) kho để ghi chép tình hình xuất-

nhập - tồn nguyên vật liệu về mặt số lượng, ghi theo danh điểm và ghi hàng
ngày
− Ở phòng kế toán: ghi chép cả về mặt số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu
cụ thể
1.5.2.3

Kế toán tổng hợp vật liệu
Kế toán tổng hợp vật liệu trong doanh nghiệp thường có 2 cách : Kế toán


vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên và kế toán tổng hợp vật liệu
21


theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi việc nhập
xuất và tồn kho vật liệu một cách thường xuyên trên sổ kế toán. Đây là
phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm
hàng tồn kho vật liệu một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản
ánh từng loại hàng tồn kho.
Kế toán sử dụng TK sau:
− TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”:Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và

tình hình tăng giảm vật liệu theo giá thực tế.
− Ta có thể mở thêm tài khoản cấp II, III của TK này để kế toán chi tiết vật liệu
(tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp )
− TK 331 “Phải trả cho người bán: Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ
thanh toán giữa doanh nghiệp và người bán, người nhận thầu về khoán vật tư
hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và cũng có thể mở
chi tiết bằng các tài khoản cấp 2,3 .
− Tài khoản 151 “hàng mua đang đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh
số hiện có và tình hình biến động của số hàng đã thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp nhưng cuối tháng vẫn chưa về nhập kho hoặc chuyển giao cho
các đối tượng sử dụng bởi khách hàng .
− Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như
:TK111,TK 112, TK141, TK 128, TK 222, TK 241, TK 411, TK 627, TK 641,
TK 642, TK 711, TK 412…
Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi phản ánh

thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất vật liệu trên các tài khoản tương
ứng. Theo phương pkháp này thì mọi nghiệp vụ nhập xuất vật liệu đều được
phản ánh qua TK611
Tài khoản 611 dùng để phản ánh tình hình biến động của vật liệu, hàng
hoá trong kỳ. Theo quy định hiện nay TK này có 2 cấp sau:
22


− TK 6111: Mua nguyên vật liệu.
− TK 6112: Mua hàng hoá

Riêng TK151, 152 chỉ được sử dụng để phản ánh trị giá vật liệu hiện có
đầu kỳ và cuôí kỳ. Tức là số liệu hàng tồn kho sẽ không căn cứ vào số liệu
trên các tài khoản, sổ kế toán để tính mà laị căn cứ vào kết quả kiểm kê. Gía
trị xuất kho cũng không căn cứ trực tiếp vào các chứng từ kho để tổng hợp
phân loại theo đối tượng sử dụng rồi ghi vào sổ mà căn cứ vào kết quả kiểm
kê và giá trị vật tư hàng hoá mua vào trong kỳ và được tính toán theo công
thức.
Giá thực tế VL

Giá thực tế VL
=

xuất trong kỳ

Giá thực tế VL
+

tồn đầu kỳ


Giá thực tế VL
-

nhập trong kỳ

23

tồn cuối kỳ


1.5.3
1.5.4

Đặc điểm NVL tại Công ty CP cấp nước Thanh Hóa
. Đặc điểm NVL tại công ty
Công ty CP cấp nước Thanh Hóa là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

nước sạch cho sinh hoạt cũng như sản xuất, kinh doanh của người dân.Với
đặc điểm riêng của dịch vụ mà trong quá trình cung cấp Công ty sử dụng
tương đối ít chủng loại nguyên vật liệu như: ống nhựa chuyền nước,máy
khoan, máy bơm, công tơ, bình chứa nước…cùng các vật liệu phụ khác như
sắt, thép, xi măng, vôi…
Để tiến hành cung ứng một dịch vụ Công ty phải sử dụng tương đối ít
chủng loại nguyên vật liệu do tính đồng chất của sản phẩm. Các dịch vụ của
công ty như dịch vụ cấp nước sạch, dịch vụ khách sạn du lịch, dịch vụ đào
tạo,…phục vụ nhu cầu trang trí nội thất và các nhu cầu thiết yếu khác. Tuy
nhiên, để quản lý được chặt chẽ, hạch toán được chính xác tình hình nhập
xuất vật liệu, tồn kho vật liệu đảm bảo kịp thời vật liệu phục vụ cho sản xuất,
Công ty đã tiến hành phân loại vật liệu như sau:
− Nguyên vật liệu chính: ống chuyền nước( ống dẫn nước)

− Vật liệu phụ: bình chứa, máy khoan,máy bơm, xi măng, sắt, thép,…
− Phế liệu thu hồi: Các loại vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất không tái sử

dụng hoặc không tận dụng để làm bể chứa nước.
1.5.5
. Tính giá NVL tại công ty
1.5.5.1
Đối với NVL nhập kho
Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm ở Công ty CP
cấp nước Thanh Hóa
chủ yếu là mua ở trong nước và đa số là mua ngoài. Nguyên vật liệu tại
Công ty được tính theo nguyên tắc giá thực tế ( giá gốc) theo đúng quy định
của chuẩn mực kế toán hiện hành. Vì vậy giá thực tế của vật liệu được tính
bằng giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào ( Công ty tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ) cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ và trừ đi các
khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng ( nếu có), việc
phản ánh thanh toán được theo dõi trên các tài khoản:
24


Để đánh giá nguyên vật liệu được chính xác và thống nhất, hàng ngày kế
toán sử dụng giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho để ghi sổ.
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau:
Giá thực tế

Giá mua ghi

Các chi phí

Các khoản


chiết
NVL nhập
nhập kho

=

trên HĐ

+

(chưa có thuế)

thu mua

-

thực tế

khấu thương
mại (giảm giá)

Chi phí thu mua thực tế bao gồm các chi phí trong quá trình thu mua vật
liệu: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí kiểm nhận nhập kho…Và
cũng tùy theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với nhà cung cấp mà các loại chi phí
thu mua có thể được cộng hoặc không được cộng vào giá thực tế của nguyên
vật liệu nhập kho. Nếu chi phí vận chuyển do bên bán chịu thì trị giá thực tế
của nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho không bao gồm chi phí vận chuyển.
Trường hợp vật liệu giao tại kho của Công ty, trong giá mua ( giá thanh
toán với người bán chưa có thuế GTGT) đã bao gồm cả chi phí vận chuyển thì :

Giá thực tế
NVL

Giá mua ghi
=

trên HĐ

nhập kho
1.5.5.2

( chưa có thuế GTGT)

Đối với NVL xuất kho
Khi xuất kho nguyên vật liệu kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho

theo phương pháp gía đích danh. Cụ thể, toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng ở
Công ty được thủ kho theo dõi trên Thẻ kho, trên cơ sở theo dõi cả về mặt số
lượng và mặt giá trị của từng lần nhập. Nguyên vật liệu thuộc lô hàng nhập
nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho, đơn giá mua thực tế của lô hàng đó lúc
nhập kho để tính ra giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.

25


×