Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 194 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

MAI PH HP

TRáCH NHIệM Xã HộI
CủA CáC DOANH NGHIệP NHà NƯớC ở VIệT NAM
TRONG QUá TRìNH HộI NHậP QUốC Tế HIệN NAY

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CH NGHA DUY VT BIN CHNG
V CH NGHA DUY VT LCH S
Mó s: 62 22 03 02

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. V HNG SN

H NI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Mai Phú Hợp


MỤC LỤC
Trang


1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận chung
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
hiện nay
1.3. Giá trị của các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp
tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm
Chương 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.1. Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò của
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.2. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt
Nam hiện nay
2.3. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
hiện nay

6
6

19
22
24
24
44

59

Chương 3: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN
NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

3.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - thành tựu và nguyên nhân
3.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - hạn chế và nguyên nhân
Chương 4: NHỮNG NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.1. Hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho điều
kiện kinh doanh và thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
4.2. Doanh nghiệp Nhà nước cần nâng cao nhận thức và biện pháp thực
hiện trách nhiệm xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
4.3. Nâng cao vai trò của các hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm tác
động thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm xã
hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
4.4. Nâng cao vai trò của người lao động và người tiêu dùng nhằm tác động

thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

73
73
98

123
126
142
148
151
156
157
158
172


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANQP

:

An ninh quốc phòng


ASXH

:

An sinh xã hội

CT1TV

:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nước

NN

:

Nhà nước

Nxb

:

Nhà xuất bản


TNXH

:

Trách nhiệm xã hội

TNXHDN

:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

TNXHDNNN

:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhà nước


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Trang
Biểu đồ 3.1:

Thống kê số lượng doanh nghiệp nhà nước

76

Biểu đồ 3.2:


Tốc độ phát triển vốn của doanh nghiệp

77

Biểu đồ 3.3:

Đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào ngân sách

77

Biểu đồ 3.4:

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp nhà nước

89

Biểu đồ 3.5:

Thu nhập bình quân

89

Biểu đồ 3.6:

Tỷ lệ tham gia các loại hình bảo hiểm

89

Biểu đồ 3.7:


Cơ cấu vốn đầu tư và đóng góp GDP của các thành
phần kinh tế

Biểu đồ 3.8:

98

Hiệu quả đầu tư trung bình theo khối doanh nghiệp
của Bảng xếp hạng VNR500 năm 2014

99

Biểu đồ 3.9:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

99

Biểu đồ 3.10:

Giảm lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước

103

Biểu đồ 3.11:

Tỷ lệ tạo ra việc làm mới

104


Biểu đồ 3.12:

Mức độ người tiêu dùng hiểu quyền của mình

120

Hình 2.1:

Mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp của Carroll

31


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) ra đời vào
những năm 1950 của thế kỷ 20, và kể từ đó cho đến nay đã có nhiều cách định
nghĩa của các học giả khác nhau về thuật ngữ này. Tuy nhiên, dù cách thể hiện, hình
thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của TNXHDN về cơ
bản có điểm chung là nhằm tuyên truyền và kêu gọi các doanh nhân bên cạnh lợi
nhuận không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ
thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại mà các doanh nghiệp (DN) gây ra cho xã hội
cũng như môi trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (TNXH) sẽ góp phần bảo
đảm cho DN và xã hội cùng phát triển bền vững. Ngày nay, TNXHDN đã trở thành
một trong những yêu cầu cấp thiết mà hầu hết các quốc gia và DN trên thế giới phải
tuân thủ. Đối với các nước phát triển, TNXHDN được xem là một trong những
chiến lược quan trọng cho sự phát triển bền vững, là cơ sở giảm chi phí và tăng
năng suất; Tăng doanh thu, nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của DN; Thu hút

được nguồn lao động giỏi; Sản phẩm và hàng hóa dịch vụ dễ tiếp cận được với thị
trường thế giới; Bảo vệ tốt môi trường tự nhiên, môi trường xã hội... và nó cũng
được xem là "triết lý" kinh doanh của các DN. Chính lý do đó, áp dụng TNXH đối
với các DN là nguyên tắc bắt buộc. Đồng thời, những nước có nền kinh tế thị
trường phát triển thì mỗi DN trong hoạt động kinh doanh luôn là một bộ phận hữu
cơ của nền kinh tế xã hội, những hành vi quyết định hướng kinh doanh cũng như
phương thức kinh doanh của họ đều tuân theo những tiêu chuẩn và quy định của xã
hội trên cả phương diện luật pháp cũng như đạo đức. Trong đó, chuẩn mực đạo đức
trở thành phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi người kinh doanh và đối với từng
DN. Bên cạnh các chuẩn đạo đức, là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đã giữ vai trò
chủ yếu trong việc ngăn chặn hoạt động kinh doanh vi phạm những chuẩn mực đạo
đức. Hệ thống các thể chế, cùng đạo đức kinh doanh hoàn chỉnh và việc tuân thủ
nghiêm túc chính là điều kiện để các DN dễ dàng thực hiện TNXH. Trong khi đó tại
các nước đang phát triển, do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên cơ hội phát
triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng và những lợi ích
nhóm... Vì lẽ đó, nên từ nhận thức cho đến thực hiện trách nhiệm đối với xã hội của
các DN không phải là việc dễ dàng. Với Việt Nam, tuy là quốc gia đi sau trong việc


2
tiếp cận vấn đề TNXHDN của thế giới. Mặc dù đã có những thay đổi ngày càng tích
cực hơn, tuy nhiên cả về nhận thức lẫn thực tiễn thể hiện, cần thấy đây vẫn là vấn đề
còn khá mới mẻ đối với không ít DN. Phần nhiều DN nhận thức sai ý nghĩa và thực
chất về TNXHDN - TNXH chỉ đơn giản là xây dựng hình ảnh của DN để thu hút
các nhà đầu tư, khách hàng hoặc làm từ thiện.
Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam phải tuân thủ những "luật
chơi" nhất định, nếu không sẽ bị loại, trong đó TNXHDN là một trong những luật
chơi mà các DN cần phải tuân thủ. Các DN Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) nói riêng buộc phải đáp ứng được những yêu cầu khắc khe về quan
hệ lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… Nếu DN không thực

hiện thì các đối tác - khách hàng sẽ tẩy chay. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập
kinh tế, các hàng rào thuế quan được bãi bỏ thay vào đó là những hàng rào phi thuế
quan như kỹ thuật, an ninh, con người,… được các nước lập ra nhằm bảo hộ cho
hàng nội địa. DN Việt Nam phải vượt qua để xuất khẩu hàng hóa sang các nước đó,
cũng là điều kiện để cạnh tranh ngay trên "sân nhà". Đó là xu thế tất yếu, nếu không
thực hiện tốt, không vượt qua được thì Việt Nam sẽ bị lệ thuộc cả về kinh tế cho
đến các vấn đề khác của xã hội. Với vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế,
mang đến thịnh vượng của Việt Nam, hơn bao giờ hết, DNNN đang có những cơ
hội và trách nhiệm chứng tỏ vị thế của mình như một thiết chế kinh tế, một thực thể,
một chủ thể quan trọng trong xã hội để tăng GDP, giải quyết những vấn đề của xã
hội, tạo ra việc làm, cùng với đó là đem lại cho nó sự phồn vinh. Tuy nhiên, nhận
thức sai về TNXH, cố tình vi phạm TNXH - với những hành vi kinh doanh thiếu
trách nhiệm của nhiều DNNN thời gian qua đã và đang gây ra những hậu quả
nghiêm trọng như: Hiệu quả kinh doanh thấp, còn nhiều DN thua lỗ làm thất thoát
nguồn vốn rất lớn đã đẩy nợ công tăng cao; Khai thác thiếu khoa học làm kiệt quệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường; Nhiều quyền lợi của người
lao động không được bảo đảm; Gian lận kinh doanh, không rõ ràng trong báo cáo
tài chánh… Đó là những vấn nạn ở Việt Nam, gây mất lòng tin trong nhân dân.
Những thành tựu đạt được, cùng bên cạnh đó với những hạn chế yếu kém của các
DNNN đã đặt ra nhiều vấn đề khách quan cần phải nghiên cứu, bên cạnh những vấn đề
chung về DNNN cũng rất cần một cách nhìn định vị xem DNNN đã thực hiện được
những trách nhiệm gì cho xã hội. TNXHDN đã được tiếp cận từ các góc nhìn kinh tế


3
học, luật học, đạo đức học, khoa học về môi trường… Song vẫn rất cần một tiếp cận triết
học để khái quát hóa vấn đề trên ở tầm nhận thức xã hội, xây dựng định hướng thực hiện
TNXHDN một cách hệ thống. Do vậy, lựa chọn "Trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay" cho Luận án
tiến sỹ triết học của mình nó có ý nghĩa lý luận cũng như cả về thực tiễn đang đặt ra.

Chính vì tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đã thôi thúc tác giả chọn nội dung này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án phân tích những thành tựu, hạn chế của các DNNN ở Việt Nam trong
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của quá trình hội nhập quốc tế; Đề xuất, luận giải
những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả thực hiện TNXHDNNN ở Việt
Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về TNXHDN và TNXHDNNN.
- Phân tích những vấn đề lý luận về TNXHDN và TNXHDNNN.
- Phân tích những thành tựu, hạn chế trong thực hiện trách nhiệm đối với xã hội
của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam và chỉ ra các nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXHDNNN
ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: TNXHDNNN ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Từ 2011 đến nay.
- Phạm vi về không gian: Ở Việt Nam.
- Phạm vi về nội dung: Từ cách tiếp cận và luận giải TNXHDNNN dưới góc
nhìn triết học, luận án phân tích kết quả, hạn chế trong việc thực hiện TNXHDNNN
ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện TNXHDNNN ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin


4
nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng. Trong đó, phép biện chứng duy vật cũng

như phép biện chứng duy vật về lịch sử, mà chủ yếu là biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đồng thời, quán
triệt chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của NN Việt Nam về
phát triển đất nước, nhất là về xây dựng NN pháp quyền dựa trên nền tảng kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế.
Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của những công
trình trong và ngoài nước thời gian qua có liên quan đến vấn đề TNXHDN nói
chung và TNXHDNNN nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật với
việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Thống nhất lịch sử - logic, phân
tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, so sánh - đối chiếu, khái quát hóa, thống kê,…
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án trình bày cơ sở lý luận về TNXH và TNXHDNNN, những yêu cầu
bắt buộc các DNNN thực hiện TNXH. Mô tả những TNXHDNNN, trên cơ sở đó phân
tích những thành tựu và hạn chế về việc thực hiện TNXHDNNN ở Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế hiện nay dưới góc độ Triết học. Từ phân tích chỉ ra những hạn
chế, luận án đề xuất một số khuyến nghị đối với NN, DN, các hội tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, người lao động và người tiêu dùng phải thực hiện để góp phần nâng cao hiệu
quả thực hiện TNXHDNNN trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Luận án đã cụ thể hóa những vấn đề TNXHDN nói chung và TNXHDNNN
nói riêng trong quá trình hội nhập quốc tế.
Làm sáng tỏa các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong
việc thực hiện TNXHDNNN.
Đề xuất một số định hướng, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
TNXHDNNN ở Việt Nam trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và



5
nghiên cứu về đạo đức và văn hóa kinh doanh trong DN ở các trường đại học, cao
đẳng. Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản
lý kinh tế, các chủ DN, các hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người lao động và
người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề TNXHDN.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan những vấn đề lý luận
chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp
Nghiên cứu về khái niệm TNXHDN tại Việt Nam cũng khá phong phú bởi
nhiều tác giả dưới những góc độ khác nhau như: "Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế" của Lê
Thanh Hà [61]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" của Michel Capron và
Françoise Quairel-Lanoizelée (Dịch giả: Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ) [27]; "Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp" của Nguyễn Ngọc Thắng [118]; "Trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà
nước ở Việt Nam" của Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức [39]; "Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp: Nhận thức và thực tế ở Việt Nam" của Trần Hồng Minh [92];
"Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam theo khung tham chiếu của Hiệp
ước Toàn cầu (Global Compact)" của Nguyễn Văn Thắng [122]; "Trách nhiệm xã
hội của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cá thể đối với người lao động:
Nghiên cứu trường hợp ở thành phố Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thị Minh Châu
[30]; "Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" của Nguyễn
Thị Lan Hương [72]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Hãy hành động, thôi
hô "khẩu hiệu"" của Hà Tôn Vinh [165]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Việt Nam" của Trương Nam Thắng, Margaret Mckee [116]…
Những tác giả trên chưa đưa ra khái niệm riêng của mình về TNXHDN, họ
chỉ dẫn giải những khái niệm phổ biến nhất hiện nay của các đơn vị, tổ chức, cá
nhân như: Hội đồng thương mại thế giới, Ngân hàng thế giới, Liên hiệp quốc, Tổ chức


7
hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC), Ủy ban Thương mại thế giới về phát triển bền
vững (WBCSD), một số tổ chức phi chính phủ (NGO), một số công ty đa quốc gia…
Điểm chung của các tác giả đều cho là khái niệm TNXHDN được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, do: Phụ thuộc vào truyền thống, điều kiện văn hóa của quốc gia yêu cầu đối
với các DN; Do không gian, thời gian tranh luận. Và các tác giả đều thống nhất là nội
hàm khái niệm TNXHDN bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của DN đối
với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động. Các ứng xử bao
gồm: Trách nhiệm với khách hàng; Trách nhiệm với nhân viên; Trách nhiệm với đối
tác kinh doanh; Trách nhiệm với môi trường; Trách nhiệm với cộng đồng; Trách
nhiệm với các nhà đầu tư.
Có thể nói, đó là những công trình tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với
tác giả luận án trong việc nghiên cứu lịch sử và nội hàm của khái niệm TNXHDN.
- "Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam" của

Lê Đăng Doanh [45] đã cho rằng, TNXHDN được coi là thước đo cơ bản của các
DN tại các quốc gia phát triển, và phần lớn các DN thực hiện phong trào này một
cách tình nguyện và luôn chủ động. Còn ở Việt Nam, TNXHDN được nhận thức và
bước đầu thực hiện đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều hạn
chế đòi hỏi các DN phải tiếp tục nhận thức và hoạt động thực tiễn tích cực. Từ việc
dẫn giải nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm TNXHDN, tác giả cho rằng:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được định nghĩa ngắn gọn
như một sự cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã
hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng nhờ cung
ứng nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường. Trong đó trách nhiệm xã
hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh có liên quan đến
mọi hoạt động kinh doanh của DN [45, tr.202].
- "Trách nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam: Sự thách thức đối với doanh nghiệp,
chính phủ và xã hội dân sự" của Gerd Mutz [57] cho là, sự phát triển của xã hội sẽ dần
xóa bỏ ranh giới giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, kinh tế và xã hội không thể
xem là những lĩnh vực độc lập và không liên hệ gì với nhau. Những yêu cầu về tính
công bằng trong thương mại, điều kiện lao động và nền sản xuất thân thiện với môi
trường đã trở thành những nội dung trọng tâm TNXHDN. Từ đó tác giả cho rằng:


8
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm cả trách nhiệm xã hội lẫn
trách nhiệm với môi trường, đề cập tới các hoạt động được tiến hành trong
phạm vi kinh doanh cốt lõi (trọng tâm) của doanh nghiệp - đó là các hoạt
động kinh tế của DN, bao gồm các lĩnh vực xã hội, như công bằng thương
mại, cải thiện các điều kiện làm việc, kiểm soát chuỗi giá trị gia tăng và
những vấn đề như (quy trình) sản xuất thân thiện với môi trường ở các cơ sở
trong và ngoài nước [57].
- "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam" của Phạm Văn Đức [55] đã cho rằng,

thuật ngữ TNXHDN đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung
có hai quan điểm đối lập nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, DN không có trách
nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của
DN, còn NN phải có trách nhiệm với xã hội, DN đã có trách nhiệm nộp thuế cho
NN. Quan điểm thứ hai cho rằng, với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh
tế thị trường, các DN đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự
nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự
nhiên. Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, DN còn có trách nhiệm bảo vệ môi trường, cộng
đồng, người lao động, v.v… Tác giả cho là, ở Việt Nam trong những năm gần đây,
người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân
hàng Thế giới về TNXHDN. Theo đó,
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, là sự cam kết của doanh nghiệp đóng
góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia
đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như sự phát triển chung của xã hội. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn
phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công
bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng [55, tr.18-19].
Từ phân tích các định nghĩa thì ông đã kết luận, TNXHDN thể hiện ở các yếu
tố: 1, bảo vệ môi trường; 2, đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3, thực hiện trách nhiệm
cho nhà cung cấp; 4, bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5, quan hệ tốt với
người lao động; 6, đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong DN [55, tr.19].


9
Có thể nói đây là bài viết khá phong phú về lịch sử hình thành và phát triển
khái niệm TNXHDN, tác giả cũng đã dẫn giải nhiều khái niệm về TNXHDN của
các nhà khoa học, các tổ chức kinh tế. Và nội dung khái niệm của ông nội hàm cũng
rất rộng và bao quát những vấn đề xã hội mong muốn các DN thực hiện trách nhiệm

của mình đối với xã hội.
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam và những vấn đề còn bất
cập" của Võ Khắc Thường [137] đã nhận định, ở Việt Nam đa phần các học giả đều
đồng ý TNXHDN có hai ý chính: Một là, phát triển kinh doanh của chính DN để tạo ra
giá trị thặng dư lớn cho xã hội; Hai là, có trách nhiệm với xã hội, cụ thể là môi trường
xung quanh. Từ đó tác giả cho rằng "TNXHDN là nghĩa vụ của DN vừa phải hành
động, bảo vệ cải thiện phúc lợi cho xã hội cũng như lợi ích của DN" [137, tr.77].
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc TNXHDN
- "Vai trò của Nhà nước và vấn đề Trách nhiệm xã hội" của Nguyễn Văn
Thức [136] đã cho rằng, TNXH bao gồm ba nội dung cơ bản: 1, quan hệ giữa người
với người cùng chung sống, hợp tác khoan dung với nhau trong xã hội; 2, sự gắn bó
(đoàn kết, cấu kết) giữa cá nhân với cộng đồng xã hội; 3, đóng góp vào bảo vệ và
phát triển của cộng đồng và xã hội. Sự đóng góp này thể hiện ở 3 mức độ "Tự
nhiên, tự nguyện và nghĩa vụ" [136, tr.17].
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nhận thức và thực tế ở Việt Nam"
của Trần Hồng Minh [92] đã cho rằng, DN hiện đại chỉ được xem là có TNXH khi:
Đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh
thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, đây
là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao
động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần,
buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức
lao động là điều hoàn toàn xa lạ với TNXHDN; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam
nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả
lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân
biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm
khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất
lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất


10

quan trọng thể hiện trách nhiệm của DN đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi
nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san
sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các DN có TNXH đang hướng
tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu
Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ
tiêu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến
trường hơn,… nếu các DN sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
- "Ô nhiễm môi trường - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam"
của Phạm Thị Tuyết [153] cho là, ở Việt Nam có không ít DN hiểu chưa đúng về
TNXHDN. Họ thường hiểu TNXH theo nghĩa "truyền thống", tức là DN thực hiện
TNXH như là một hoạt động tham gia "giải quyết các vấn đề xã hội" mang tính
nhân đạo, từ thiện. Với cách hiểu này, TNXHDN không mang tính bắt buộc mà là
DN "tự nguyện" thực hiện. Từ đó tác giả cho rằng DN có TNXH thể hiện trên các
phương diện:
Đóng thuế đầy đủ; Đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động;
Bình đẳng trong đối xử với người lao động; Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh,
an toàn thực phẩm; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thực hiện nghiêm
túc vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Tham gia vào
các hoạt động từ thiện và trợ giúp xã hội [153, tr.49].
- "Từ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiến tới tạo lập giá trị
chung trong hội nhập kinh tế toàn cầu" của Bùi Loan Thùy [134] đã cho rằng, việc
thực hiện TNXH là yêu cầu tất yếu đối với những DN muốn xây dựng, giữ vững
thương hiệu, khẳng định vị thế của mình trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu,
với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. DN muốn phát triển bền vững luôn phải tuân
thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo, phát triển nhân lực và đóng góp
phát triển cộng đồng [134, tr.55].
- "Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường" của Đặng Hữu
Toàn [139] đã viết: Phát triển kinh tế thị trường với tư tưởng làm giàu bằng mọi giá,
khi lợi nhuận và tiền bạc có sức hấp dẫn đến mức như C.Mác nói không có tội ác

nào mà con người không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ, thì chính lợi nhuận,


11
tiền bạc đó, đã trở thành chất kích thích mạnh mẽ, không gì cưỡng nổi khiến cho
các thói hư, tật xấu, vô đạo đức, vô trách nhiệm, vô cảm trước đồng loại ngày càng
nảy nở, phát sinh và phát triển. Do vậy, trong phát triển kinh tế thị trường, khi mọi
người đều lấy người khác làm phương tiện để lợi dụng cho mục đích cá nhân, vị kỷ,
như C.Mác đã nói, lợi ích cá nhân đó đã khiến cho lương tâm con người trở nên lu
mờ, trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức bị che khuất, nghĩa vụ và TNXH bị lãng quên.
Và mỗi khi con người trở nên vô cảm, vô tâm, vô đạo đức, vô trách nhiệm trước những
hiểm họa đang đe dọa trực tiếp đến sự sống, sự an nguy tính mạng con người, họ sẵn
sàng sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, những hàng hóa không chỉ bất chấp sự hủy
hoại môi trường sống, mà còn bất chấp cả tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, dẫu vẫn biết đó là
cái cần thiết cho sức khỏe con người [139, tr.37-38].
- "Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường" của Đỗ Hoài Nam
[94] cho là, TNXHDN được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như:
1, bảo vệ môi trường; 2, đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3, thực hiện tốt trách
nhiệm với nhà cung cấp; 4, bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5, quan
hệ tốt với người lao động; 6, đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong
DN. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài DN, còn hai yếu
tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của DN [94, tr.22].
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề sinh thái và ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam hiện nay" của Trần Nguyên Việt [162] đã viết: Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước là chủ trương đúng đắn của Đảng và NN, song việc thực hiện
nó như thế nào lại đòi hỏi các cấp các ngành phải hướng tới sự đồng bộ và hài hòa
của ba mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi
trường và giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Điều đó hoàn toàn phù hợp
với trách nhiệm của DN, bất kể đó là DN lớn, nhỏ hay vừa, với ba nội dung cơ bản
sau: 1, trách nhiệm về kinh tế, tức là bảo đảm cho việc sản xuất kinh doanh của DN

có lãi; 2, trách nhiệm trả công cho người lao động thỏa đáng, đồng thời đóng góp
phần mình vào việc giải quyết các vấn đề ASXH và sự phát triển phồn vinh của xã
hội; 3, trách nhiệm sinh thái, tức là hoạt động của DN không dẫn đến khủng hoảng
và những thảm họa sinh thái [162, tr.305].
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và Nhà nước trong việc bảo đảm
công bằng xã hội" của Nguyễn Ngọc Hà [59] đã viết: Những lợi nhuận chỉ chính


12
đáng khi DN không gây ra sự bất công bằng. Các DN cần phải thực hiện đầy đủ
trách nhiệm về mặt pháp luật đối với NN và đối với người lao động trong DN. Trên
thực tế, không phải DN nào cũng hoàn thành trách nhiệm về mặt pháp luật của mình
và không phải mọi DN trốn tránh trách nhiệm về mặt pháp luật đều bị pháp luật
trừng phạt. Đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự bất công bằng.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm bắt buộc về mặt pháp
luật, thì DN vẫn chưa thực hiện đầy đủ TNXH của mình trong việc bảo đảm công
bằng. Bên cạnh việc phải hoàn thành trách nhiệm về mặt pháp luật để bảo đảm công
bằng, DN còn phải thực hiện trách nhiệm mà pháp luật không bắt buộc đối với
người lao động trong DN và đối với xã hội. Những việc làm thể hiện trách nhiệm đó
là tăng lương, giảm giờ làm, trợ cấp cho người lao động trong DN [59, tr.139].
- "Doanh nghiệp xã hội sẽ là giải pháp vững bền cho các vấn đề toàn cầu"
của Richard Welford [110] đã cho rằng, TNXHDN không chỉ là một ý tưởng được
chào đón về khía cạnh đạo đức. TNXH còn giúp tăng cường sức mạnh của thương
hiệu, danh tiếng, sự nhận biết và lòng trung thành. Khởi điểm từ khía cạnh cơ bản như
người lao động, với những chính sách tạo dựng môi trường làm việc tốt, an toàn, đảm
bảo sức khỏe và bảo vệ quyền lợi, DN không khó có được sự chung thủy của công
nhân viên trong ngành, qua đó còn cải thiện hình ảnh DN, thu hút đầu tư, tạo dựng
quan hệ đối tác. Việc tiết kiệm năng lượng, tài nguyên sẽ giúp cắt giảm chi phí, tăng uy
tín cạnh tranh, hướng đến gia tăng tính bền vững trong phát triển DN.
Tóm lại, dù có nhiều cách luận giải khác nhau về cấu trúc TNXHDN, thế

nhưng điểm chung của các tác giả thì cấu trúc đó bao hàm 7 vấn đề DN phải thực
hiện như sau: 1, DN phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại
đối với môi trường sinh thái, thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất,
hoạt động kinh doanh của mình; 2, phải biết quan tâm đến người làm công cho
mình và người thân của họ không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần; 3,
phải tôn trọng quyền bình đẳng giới tính, không được phân biệt đối xử về mặt giới
tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng
lực của mỗi người; 4, không được phân biệt đối xử về mặt sắc tộc, giữa người bình
thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; 5, phải cung
cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu


13
dùng; 6, phải biết dành một phần lợi nhuận đóng góp cho các hoạt động trợ giúp
cộng đồng, bởi DN luôn tồn tại trong lòng một cộng đồng nào đó nên không thể chỉ
biết có bản thân mình; 7, phải tham gia kiến tạo hòa bình và an ninh của quốc gia
cũng như thế giới.
* Những nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của việc thực hiện TNXHDN
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập
WTO và hội nhập kinh tế quốc tế" của Lê Thanh Hà [61] đã cho rằng: Cần thiết phải
thực hiện TNXHDN trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO
với những lý do như: TNXH là yêu cầu bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế; Thực hiện TNXH mang lại nhiều lợi ích cho cả DN, người lao động, khách
hàng, cộng đồng và xã hội; Thực hiện TNXH sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực
thi hệ thống pháp luật quốc gia; Thực hiện TNXH sẽ góp phần làm giảm thiểu các
yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của đất nước [61, tr.59].
- "Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội" của Nguyễn Trọng Chuẩn [36]
đã cho rằng, kinh tế thị trường trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay đã tạo cho
nhân loại một lực lượng sản xuất khổng lồ mà các thế kỷ trước người ta chưa thể
mường tượng được. Những luật lệ của kinh tế toàn cầu được nhiều nước chấp nhận,

tuân thủ và do vậy chúng hạn chế bớt được phần nào mặt trái do kinh tế thị trường
gây ra. Tác giả làm rõ vai trò của việc thực hiện TNXH để hạn chế tác động tiêu cực
của nền kinh tế thị trường, ông đã viết:
Tuy nhiên, không vì thế mà có thể coi kinh tế thị trường với các luật lệ
của nó là chiếc đũa thần vạn năng có thể loại bỏ được tất cả những gì là
tiêu cực ẩn chứa trong nó. Cho nên, cùng với trách nhiệm về mặt luật
pháp thì trách nhiệm đạo đức hay nói rộng hơn là trách nhiệm xã hội của
những người tham gia kinh tế thị trường có vai trò không nhỏ. Chính tinh
thần, trách nhiệm xã hội của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và nói
chung là của những người tham gia thị trường sẽ góp phần hạn chế và
giảm bớt những tác động tiêu cực, hay mặt trái của kinh tế thị trường, qua
đó thúc đẩy sự phát triển và làm lành mạnh các quan hệ xã hội [36, tr.43].
Tác giả khẳng định: "Ý thức về TNXH sẽ giúp những người sản xuất, kinh doanh
tự điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho phù hợp với những đòi hỏi của chuẩn mực
pháp lý, chuẩn mực đạo đức để hướng tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp" [36, tr.44].


14
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu
đổi mới trong quản lý nhà nước ở Việt Nam" của Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức
[39] cho là, khi DN thực hiện tốt TNXH không những hình ảnh công ty được cải thiện
trong mắt công chúng và người dân địa phương giúp công ty tăng doanh số bán hàng
hay thực hiện các thủ tục đầu tư được thuận lợi hơn, mà ngay trong nội bộ công ty, sự
hài lòng và gắn bó của nhân viên với công ty cũng tăng lên, cũng như các chương trình
tiết kiệm giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ [39, tr.6].
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nhận thức và thực tế ở Việt Nam"
của Trần Hồng Minh [92] đã viết: TNXHDN đang trở thành một nội dung được
quan tâm, nó sẽ đem lại cho các DN những lợi ích và cơ hội như: Khả năng gia tăng
các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; Năng
suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khỏe tốt hơn và hài lòng

với công việc hơn.
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" của Đặng Đình Cung [40] đã cho
rằng, những DN chú trọng nhiều đến TNXH cũng là những DN có mức lợi nhuận
cao hơn trung bình. Sau khi nghiên cứu một số DN, một số nhà nghiên cứu của
trường Đại học Sydney - Úc, Đại học Iowa - Mỹ đã nhận thấy kết quả tài chính một
DN tỷ lệ thuận với thành tựu về TNXHDN đó.
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn cấp bách" của Phạm Văn Đức [56] cho là, DN nào thực hiện tốt TNXH
thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích đó
bao gồm: Giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân
viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.
- "Kế toán quản trị - Từ khía cạnh lợi ích doanh nghiệp đến khía cạnh Trách
nhiệm xã hội" của Hoàng Tùng [154] đã cho rằng, TNXHDN là một yếu tố khá
quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của các DN, đồng thời mang lại lợi
ích cho xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế.
TNXHDN được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của DN và trở thành điều
kiện để DN phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh.
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý thuyết và gợi ý
chiến lược cho doanh nghiệp Việt Nam" của Nguyễn Ngọc Thắng [117] đã phân tích:


15
DN không những cần quan tâm đến lợi ích của các cổ đông mà còn phải làm thỏa mãn
lợi ích của xã hội, nhiều DN đã xem TNXH là chìa khóa giúp DN trên con đường hội
nhập và hướng tới phát triển bền vững. TNXHDN là một yếu tố quan trọng trong chiến
lược của DN và nó có thể mang lại cho DN những lợi thế cạnh tranh bền vững. Nhưng
nếu thực hiện không đúng hoặc bỏ qua, thì có thể ảnh hưởng tệ hại đến lợi thế so sánh
mà DN có được. Tuy nhiên, DN khi thực hiện TNXH phải tập trung vào các hoạt động
đem lại lợi thế cho DN. TNXHDN không phải là việc cứu loài cá voi, chấm dứt đói
nghèo, hoặc các mục tiêu quan trọng khác không liên quan đến hoạt động của DN.

Thay vào đó, TNXHDN là vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện mà các bên liên
quan trực tiếp đến kế hoạch và hành động của DN.
- "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức
của nhân viên ngân hàng" của Hoàng Thị Phương Thảo, Huỳnh Long Hồ [126] đã
cho rằng, TNXHDN được xem như là một trong những triết lý kinh doanh cơ bản và
luôn song hành với chiến lược phát triển, góp phần quan trọng vào sự thành công
vững chắc, giúp DN thực hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của mình. Bên cạnh đó DN
nào muốn đạt được sự thành công và phát triển bền vững cũng không thể không đặt
niềm tin và sự gắn kết của nhân viên vào chiến lược kinh doanh của DN [126, tr.38].
- "Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nan hiện nay" của Lê
Thị Thơm [129] cho là, TNXHDN không phải mánh khóe marketing để quảng cáo
hình ảnh DN, trong một phạm vi nào đó khi DN thực hiện tốt TNXH thì hình ảnh
thương hiệu của DN sẽ đưa lại nhiều thiện cảm đối với khách hàng và những khách
hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mục đích là trục lợi và thực hiện TNXH một
cách hời hợt, sáo rỗng và giả tạo, thì khách hàng sẽ nhanh chóng được chứng kiến sự
thật dưới sự làm việc của giới truyền thông. Khi ấy, niềm tin của khách hàng còn bị đổ
vỡ nhiều hơn là khi DN không thực hiện hành động TNXH nào [129, tr.74]. TNXHDN
không phải chỉ là làm từ thiện như nhiều người lầm tưởng mà còn là sự tổng hợp của
rất nhiều những tiêu chuẩn khác nữa mà DN cần phải thực hiện để trở thành một DN
kinh doanh có đạo đức và có tầm nhìn phát triển chiến lược bền vững [129, tr.75].
Tóm lại, dù được luận giải khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều cho
là khi thực hiện tốt TNXH sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các DN trên các
mặt: Tăng doanh thu, đóng góp thiết thực vào xây dựng thương hiệu DN; Đảm bảo


16
và góp phần gìn giữ môi trường; Thu hút được nguồn lao động có chất lượng cao,
trung thành về làm việc tại DN; Nâng cao tính cạnh tranh của DN, sản phẩm và
hàng hóa dịch vụ hội nhập với thị trường thế giới.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận

chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong
quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận
chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước
Liên quan đến những vấn đề TNXHDN thời gian qua đã được sự quan tâm
nhất định, cụ thể là đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều bài viết như trên đã
tổng quan. Còn về TNXHDNNN, bước đầu đã có một số tác giả đề cập đến, như:
"Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay" của Đinh Thị Cúc [41]; "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay" của Nguyễn Thị Kim Chi [31]… Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý luận chung về
TNXHDNNN theo tìm hiểu của tác giả thì vấn đề này chỉ mới dừng lại ở việc phân
tích một vài khía cạnh nhất định, chưa có công trình nào đi vào phân tích sâu có hệ
thống. Có thể khẳng định: Cho đến nay chưa có khung lý thuyết nào hoàn chỉnh về
vấn đề này, đây là điểm mới, còn nhiều khoảng trống cần tiếp tục khai thác.
* Những công trình nghiên cứu lý luận liên quan đến hội nhập quốc tế và
hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Hội nhập quốc tế ngày nay là xu thế tất yếu của nhân loại và trở thành vấn đề
quen thuộc không chỉ trong giới học giả, các nhà khoa học mà cả trong đời sống xã
hội. Do đó, có khá nhiều các công trình, bài viết quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu
xoay quanh chủ đề này.
- "Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - Vấn đề và giải
pháp" của Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế đa phương [20] đã cho rằng, có thể
tiếp cận về hội nhập theo ba cách: 1, theo chủ nghĩa liên bang, tức là xem hội nhập
là sản phẩm cuối cùng chứ không phải là một quá trình, với quan tâm chủ yếu dành
cho thể chế, hướng tới sự hình thành một NN liên bang kiểu Hoa Kỳ và Thụy Sỹ; 2,
xem hội nhập trước hết thể hiện ở sự liên kết giữa các quốc gia thông qua phát triển
các luồng giao lưu như thương mại, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, đào tạo... trong


17

một cộng đồng an ninh hợp nhất như Hoa Kỳ, hay cộng đồng an ninh đa nguyên
như Liên minh châu Âu (EU); 3, của những người theo phái tân chức năng, xem hội
nhập dưới góc độ là hành vi mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa các chủ
thể với nhau trong việc hoạch định chính sách [20, tr.53-54].
- "Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế với tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam" của Nguyễn Xuân Thắng [123] đã tập trung
phân tích khái niệm toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế [123, tr.21-23], chỉ ra
những đặc trưng, biểu hiện mới của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc
tế; Những tác động và đặc biệt là các hệ lụy của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, đến quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng. Cùng với đó là các tác giả cũng phân
tích quá trình Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập toàn cầu hóa.
- "Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới" của
Nguyễn Xuân Thắng [124] đã cho rằng, khái niệm hội nhập là một cách diễn đạt
khác về toàn cầu hoá. Nếu toàn cầu hoá (nhìn từ góc độ thể chế) là quá trình tạo ra
khung khổ phát triển chung, lôi cuốn các quốc gia đi theo, thì hội nhập quốc tế tự nó là
quá trình hoá thân một cách chủ động của mỗi nước, mỗi khu vực vào trong các thực
thể khu vực, toàn cầu để một mặt, thể hiện được vị thế và tính tự cường quốc gia, dân
tộc, và mặt khác, tham gia loại trừ những khác biệt để mình là một bộ phận hợp thành
trong các chỉnh thể khu vực và toàn cầu đó. Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết có
mục tiêu, định hướng cụ thể gắn với phạm vi, cấp độ cũng như điều kiện cụ thể của
mỗi nước. Hội nhập quốc tế là quá trình chủ quan do hai xu thế khách quan là toàn cầu
hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới quy định [124, tr.49-50].
- "Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Phạm Quốc Trụ
[148] đã cho rằng: Quá trình hội nhập chính trị của Việt Nam bắt đầu từ khi trở
thành thành viên Liên hợp quốc từ năm 1976. Còn về hội nhập kinh tế quốc tế có
thể được tính khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (năm 1978). Tuy
nhiên, quá trình phát triển tư duy của Đảng về hội nhập quốc tế thực chất chỉ bắt
đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội VI (năm 1986) khởi xướng. Thuật
ngữ "hội nhập kinh tế quốc tế" bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990

cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác [148].


18
- "Bàn thêm về khái niệm "hội nhập quốc tế"" của Đặng Đình Quý [109] đã
cho rằng, hội nhập quốc tế là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá
trình chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực
quốc tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, thuật ngữ hội
nhập bắt đầu được đề cập lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng: "Xây
dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất
khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có
hiệu quả" [46, tr.24].
- "Môi trường quốc tế và chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam" của
Hoàng Anh Tuấn [150] đã đưa ra quan điểm, hội nhập quốc tế là tiến trình các nước
chủ động tăng cường các hoạt động gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ chung
về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và tuân thủ các luật chơi chung
trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
- "Hội nhập kinh tế quốc tế: Từ quan điểm của Đảng đến thực tiễn" của
Phạm Tất Thắng [120] đã viết: Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước,
Đảng ta đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và
khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc
tế trong "Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác". Tới Đại hội
VII, Đảng ta định hướng "đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia,
các tổ chức kinh tế". Tại Đại hội VIII, thuật ngữ "hội nhập" bắt đầu được đề cập
trong các văn kiện của Đảng: "Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực
và thế giới". Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc "chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc
tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa". Ngày 27/11/2001, Bộ
Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW "Về hội nhập kinh tế quốc

tế". Tại Đại hội X, Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương "chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác". Ngày
05/02/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số
08-NQ/TW "Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh
và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới". Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối
ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan


19
trọng là "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế". Từ "hội nhập kinh tế quốc tế" của
các kỳ đại hội trước, chuyển sang "hội nhập quốc tế" một cách toàn diện là một phát
triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta tại Đại hội XI. Ngày 10/4/2013,
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Đây là văn
kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn
Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ
hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập
kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
- "Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới" của
Nguyễn Độ [54] cho là: Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991), Việt Nam đã xác
định rõ chủ trương "độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại"
với phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Từ đây đã đánh dấu bước khởi
đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của Việt Nam. Thực hiện chủ trương này,
Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và
đa phương với nhiều đối tác, dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực (trao đổi hàng
hóa, đầu tư sản xuất, mở rộng quan hệ tài chính - tín dụng, hợp tác khoa học kỹ thuật),
tạo ra môi trường kinh doanh trong nước thuận lợi và khai thác hiệu quả các nguồn lực
bên ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất
nước. Thực tế giai đoạn đó cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng đã đánh dấu bước

khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

* Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Doanh nghiệp nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ
phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trong nền kinh tế thị trường,
Nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó DN
là công cụ đặc biệt quan trọng. Với vai trò và tầm quan trọng trong nền kinh tế - xã
hội Việt Nam, từ lâu những vấn đề liên quan đến DNNN luôn là chủ đề được nhiều


20
người quan tâm. Đã có rất nhiều bài viết phân tích về những thành tựu đạt được, và
cũng có từng đó bài viết chỉ ra những hạn chế yếu kém trong hoạt động của loại
hình DN này như: "Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của Trần Đăng Bộ [12]; "Nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa" của Nguyễn Khánh Ly [82]; "Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước sau thực hiện cổ phần hóa" của Nguyễn Duy Long [81]; "Doanh nghiệp
nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của Phương
Ngọc Thạch [113]; "Không thể phủ nhận vai trò kinh tế nhà nước và tuyệt đối hóa
kinh tế tư nhân" của Chu Văn Cấp [28]; "Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo" của
Lê Hữu Thành [114]; "Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước" của Đỗ Phú
Thọ [128]… Điểm chung của các công trình này đều cho rằng: DNNN qua nhiều
lần sắp xếp, chuyển đổi từng bước được củng cố và đóng góp vào thành tựu của quá
trình đổi mới. Nhiều DNNN đứng vững trên thị trường, sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả, nắm các ngành kinh tế then chốt, đóng góp lớn cho ngân sách. Tuy nhiên,

hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn DNNN còn thấp, chưa tương xứng
với nguồn lực nhà nước đầu tư vẫn còn nhiều nhiệm vụ nêu ra đã thực hiện không
hiệu quả. Thực tế, vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế NN chưa được phát huy,
nhiều DNNN đã sử dụng chính sách "kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực", tham gia
thành lập các ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư bất động sản và chứng khoán với
lợi nhuận lớn, ít đầu tư vào lĩnh vực chính của mình. Trình độ kỹ thuật, công nghệ
lạc hậu đã và đang là lực cản lớn đối với quá trình nâng cao năng suất, chất lượng,
sức cạnh tranh của DNNN, một số đơn vị hoạt động mang tính độc quyền còn cao,
nâng giá, ảnh hưởng đến thị trường; Sử dụng vốn NN nhiều nhưng hiệu quả thấp,
làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư
hàng ngàn tỉ đồng "đắp chiếu", làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công
quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân làm tăng nợ NN, nhiều DNNN chưa gắn yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội với hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng việc thực hiện
TNXHDNNN vẫn đang có nhiều khoảng trống. Đinh Thị Cúc trong luận án đã bước


×