Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trong hệ thống phân phối bán lẻ của các Doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.59 KB, 23 trang )

Mục lục
Lời nói đầu ..................................................................................................2
I. Khái quát chung về thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
1. Độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở VN từ sau khi gia nhập WTO........3
2. Đánh giá về các yếu tố tạo điều kiện để phát triển hệ thống phân phối
bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Các yếu tố thuận lợi..................................................................................5
2.2. Khó khăn...................................................................................................8
II. Xu hướng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ tại thị
trường Việt Nam.
1. Tiến hành hoạt động sát nhập giữa các doanh nghiệp............................11
2. Bùng nổ thương mại điện tử......................................................................13
3. Kết hợp chức năng vừa là bán lẻ vừa là bán buôn...................................14
4. Tăng thêm các dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng................................15
5. Hướng về thị trường nông thôn.................................................................15
6. Sự phát triển về nhượng quyền thương mại.............................................16
III. Các kiến nghị cho các doanh nghiệp trong nước có thể
cạnh tranh và phát triển trong hệ thống phân phối bán lẻ tại
Việt Nam hiện nay.
1. Từ phía doanh nghiệp.................................................................................17
2. Từ phía nhà nước........................................................................................20
IV. Kết luận.................................................................................................22
1
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam được biết đến là một quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế
cao, chính trị ổn định, thu hút sự chú ý của không ít các nhà đầu tư nước
ngoài, đặc biệt là một trong những thị trường đông dân, với kết cấu dân số
trẻ và nhu cầu mua sắm ngày càng tăng thì lĩnh vực phân phối bán lẻ dường
như trở thành một miếng bánh béo bở cho các nhà kinh doanh trong và ngoài
nước.
Sau khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO),


Việt Nam đã tiến hành gỡ bỏ dần rào cản về thuế quan, đưa ra các chính
sách đãi ngộ với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tiến hành xây dựng môi
trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi theo đúng với những nguyên tắc
đã cam kết khi gia nhập vào tổ chức này. Theo đó, từ tháng 1/2007, các nhà
đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập các công ty liên doanh phân phối
hàng hóa, trong đó phía nước ngoài được phép chiếm giữ 49% số vốn. Đến
tháng 1/2009, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường cho các công ty
kinh doanh bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Điều này đem lại lợi ích hay thách
thức như thế nào? Ảnh hướng đến xu hướng phát triển của hệ thống phân
phối bán lẻ ở Việt Nam ra sao? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài tiểu luận này.
2
I. Khái quát chung về thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
1. Độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO.
Ngay từ khi tiến hành đẩy mạnh các
chính sách mở cửa thị trường trong quá
trình xin gia nhập WTO, Việt Nam đã
trở thành một trong những “điểm nóng”
cho các nhà đầu tư nước ngoài mong
đợi, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối
bán lẻ. Thông thường, cơ hội tham gia
vào mỗi thị trường của các doanh
nghiệp sẽ diễn ra trong vòng từ 5 đến 10 năm, đây là khoảng thời gian mà
các nhà đầu tư coi là “cơ hội vàng” của họ. Như trước đây thì Trung Quốc
đã từng là nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn, sôi động, là nơi thu hút nhiều
nhất các nhà đầu tư lớn, thế nhưng giai đoạn gần đây, thị trường bán lẻ
Trung Quốc đã bão hòa, tiến dần đến thoái trào. Và các đại gia đã nhanh
chóng bị thu hút bởi Việt Nam nổi lên là một thị trường mới đầy tiềm năng
cho ngành phân phối bán lẻ, là được xem như một “ Little Indian” mới.
Với hơn 86 triệu dân, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập
và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tiêu dùng cá nhân tăng

ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu…, các chuyên gia nhận
định, thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam đang phát triển nhanh nhất
trong khu vực châu Á.
Năm 2009, mặc dù phải chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, song tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng ở Việt Nam vẫn tăng 18,6% (không kể yếu tố tăng giá thì tăng
12%) so với năm trước. Qua 7 tháng đầu năm 2010, tổng doanh số bán lẻ
3
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam ước tính đã đạt
877.500 tỷ đồng, tăng 26,4 % so với cùng kỳ năm 2009 (không kể yếu tố
tăng giá thì tăng 16,3%).
Lĩnh vực phân phối, bán lẻ hiện đóng góp khoảng 14% GDP của Việt
Nam (khoảng hơn 20 tỷ USD), sử dụng hơn 5 triệu lao động (cao nhất trong
các ngành dịch vụ). Theo báo cáo khảo sát đánh giá xếp hạng toàn cầu về thị
trường phân phối bán lẻ của một số tổ chức chuyên môn quốc tế, năm 2009
Việt Nam xếp thứ 48/211 nền kinh tế về sức hấp dẫn; đến tháng 6/2010, sức
hấp dẫn của thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam tiếp tục tăng thêm 2 bậc
so với năm 2009.
Điều này đã giúp Việt Nam trở
thành điểm đến của các nhà phân phối
hàng đầu trên thế giới như Parkson
(Malaysia), Big C ( Hà Lan) hay
Diamond Plaza (Hàn Quốc)… Họ đã
nhanh chóng tân dụng cơ hội để thâm
nhập vào thị trường nội địa, thiết lập
hệ thống phân phối của mình tại các thành phố lớn ( chủ yếu là Sài Gòn, Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…), và chỉ trong 2 năm (từ 2007 đến 2009) hàng
loạt các đại gia lớn đã có mặt trên thị trường bán lẻ Việt Nam, đe dọa đến sự
tồn tại của các nhà phân phối bán lẻ Việt (Hapro, Saigon Coopmark, Thái
Phú…). Đặc biệt, vào 01/01/2009 vừa qua, chính phủ đã mở cửa hoàn toàn

thị trường bán lẻ tại Việt Nam, cho phép sự tham gia của các doanh nghiệp
có 100% vốn nước ngoài. Điều này có tác động tích cực đến sự phát triển và
hoàn thiện hơn nữa hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam, nhưng nó lại trở
thành một bài toán khó cho các nhà phân phối bán lẻ trong nước.
4
2. Đánh giá về các yếu tố tạo điều kiện để phát triển hệ thống phân phối
bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
2.1. Các yếu tố thuận lợi:
2.1.1. Kinh tế:
Thứ nhất, kinh tế Việt Nam được đánh giá là phát triển bền vững với tốc
độ tăng trưởng cao qua các năm, GDP năm 2006 là 8,17% và tăng lên 8,48
% vào năm 2007. Cuối năm 2008, thế giới đã phải chứng kiến cơn bão suy
thoái kéo theo sự sụt giảm về mức tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới, tiềm
lực tài chính của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy vậy, kinh
tế Việt Nam đã nhanh chóng vượt qua khủng hoảng với con số khá ấn tượng
doanh số bán lẻ dịch vụ đạt 1.200 nghìn tỷ VNĐ (2009) tương ứng với mức
11%. Nhờ đó các chuyên gia kinh tế đã đưa ra đánh giá lạc quan cho sự phát
triển cho ngành phân phối bán lẻ vào năm 2010 với mức lưu chuyển hàng
hóa dịch vụ dự kiến sẽ tăng lên 20% ứng với 1.440 nghìn tỷ đồng và hứa hẹn
là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp nước ngoài hướng đến.
Thứ hai, việc Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại WTO đồng nghĩa với
việc các rào cản kinh tế bị gỡ bỏ, các
doanh nghiệp đã có thể tự do tiếp cận
và tiến hành khai thác thị trường. Các
chính sách của nhà nước cũng đã thông
thoáng hơn rất nhiều, tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam, điều này
không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp thuộc ngành mà quan trọng
hơn là sẽ tạo cơ hội phân phối hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng Việt tốt

nhất.
5
Thứ ba, ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa của nước ta đã có rất
nhiều tiến bộ như sự ra đời của các khu công nghiệp, các nhà máy có quy
mô sản xuất lớn, hay tập đoàn lớn trong ngành Hòa phát, gạch Đồng Tâm,
Duy Lợi, Việt Tiến hay các hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm sạch, nước
giải khát… Việc xuất hiện các sản phẩm mang thương hiệu nội đang dần lấy
được niềm tin của người dân đã tạo ra nhu cầu đòi hỏi một kênh phân phối
hàng hóa bán lẻ tiện dụng là rất lớn. Mà các nhà đầu tư vào lĩnh vực này
cũng sẽ không phải lo lắng về việc cung cấp hàng hóa đầu vào.
2.1.2. Xã hội:
Hiện nay Việt Nam có khoảng 84 triệu người, với 75% dân số Việt Nam
sống ở nông thôn dẫn đến sự chuyển dịch dân cư vào các trung tâm đô thị
lớn diễn ra khá mạnh mẽ. Đáng nói hơn, Việt Nam lại là nước có kết cấu dân
số trẻ 65% người dân đang ở độ tuổi lao động với hơn ½ ở độ tuổi 30 – là độ
tuổi có mức chi tiêu cho mua sắm nhiều nhất. Chính những điều này đã tác
động không nhỏ đến thói quen tiêu dùng tại thị trường nước ta hiện nay, mức
tiêu thụ hàng hóa đã tăng cao.
Bên cạnh đó, thu nhập của người
dân đã cao hơn trước. Hiện có khoảng
1% dân số thuộc tầng lớp thu nhập rất
cao gọi là “ vinavalet” sẽ là lực lượng
kích thích sự gia tăng sử dụng hàng hóa
xa xỉ (như xe hơi BMW, đồng hồ
Swatch, Titan, hàng nội thất sang
trọng…) Đây cũng chính là lượng người có mức tiêu thụ lớn nhất và qua đó
cũng giúp đẩy mạnh mức tiêu thụ. Các chuyên gia cho rằng chỉ 5 đến 6 năm
nữa thôi thì sự tồn tại của các “vinavalet” sẽ chiếm đến 10% dân số, chính
điều này đã hứa hẹn một thị trường tiêu dùng Việt Nam đầy tiềm năng.
6

Lượng người tiến hành mua sắm qua kênh bán lẻ hiện đại ngày càng
tăng, đặt biệt giới trẻ đang nghiêng về xu hướng thích mua sắm qua mạng
internet, đặt hàng qua truyền hình hoặc shopping tại các trung tâm thương
mại lớn. Từ năm 2007 có 66% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua sắm tại
siêu thị, thì cuối 2008 con số này đã lên tới 96%. Tần suất mua sắm tại cửa
hàng tiện ích, siêu thị cũng ngày càng tăng, từ 2, 3 lần/tháng trong năm
2008, và nâng lên 4 – 5/tháng trong năm 2009
2.1.3. Cơ sở hạ tầng.
Trong những năm gần đây thì cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã có sự đầu tư
rất lớn. Sự ra đời của các tòa nhà thương mại, các trung tâm mua sắm hay
các chung cư cao cấp tạo thuận lợi cho hệ thống các siêu thị lớn nhanh
chóng ra đời (ví dụ như Zen p laza, Sai gon Coorpmark, fivi mark…) với
các trang bị nội thất hiện đại, thái độ phục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình
của nhân viên, không những thế, các trung tâm này còn kết hợp cả việc mua
sắm và vui chơi giải trí của người dân thành thị. Bên cạnh đó, hệ thống
đường xá được cải tạo và xây mới đã tạo sự tiện lợi trong di chuyển và lưu
thông hàng hóa bớt đi một vấn đề cho các nhà bán lẻ khi muốn vào thị
trường Việt Nam.
7
2.2. Khó khăn.
2.2.1. Thói quen tiêu dùng của người Việt.
Bên cạnh thế mạnh về dân số, thì thị trường Việt Nam khiến các nhà
phân phối lớn phải đau đầu. Với thói quen “ Ăn một bát cháo chạy ba quãng
đường”, người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận “ đi xa để mua được hàng hóa
rẻ” hơn rất ít so với các trung tâm thương mại. Hơn thế nữa, phần đông
người dân của chúng ta lại có mức thu nhập thấp đến trung bình nên họ quen
thuộc với hình thức mua hàng tại các cửa hàng bách hóa nhỏ lẻ, hay các chợ
trời, chỉ tính đến cuối năm 2008 đã có đến 9000 chợ tồn tại, chi có 13%
lượng người chấp nhận mua sắm ở các kênh phân phối hiện đại.
Hơn thế nữa, thời gian vừa qua thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ của

hàng loạt thể chế kinh tế lớn. Chính điều này đã tạo nên tâm lý lo ngại, hành
động thắt chặt chi tiêu của không chỉ người dân Việt Nam mà đó là xu
hướng chung của người tiêu dùng trên toàn thế giới khiến cho thị trường bán
lẻ đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn để kích thích người dân tăng tiêu
dùng.
2.2.2 Sức ép mở cửa.
Tại cuộc hội thảo “Tác động của mở cửa thị trường tới mạng lưới phân
phối hàng hóa của Việt Nam hậu WTO” diễn ra đầu tháng 8/2010 ở TP. Đà
Nẵng, với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP III,
do EU tài trợ), các chuyên gia cho biết: “Sau hơn một năm (kể từ 1/1/2009)
mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN 100% vốn nước ngoài hoạt động, đến
thời điểm này các tập đoàn bán lẻ quốc tế đã không ồ ạt xâm nhập Việt Nam
như dự đoán”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, việc các “ông lớn” phân
phối bán lẻ thế giới chưa “đổ bộ” nhiều vào Việt Nam có thể do tác động
của khủng hoảng kinh tế thế giới chưa hết, các thủ tục mở rộng kinh doanh
8
bán lẻ ở Việt Nam còn hạn chế và
phức tạp, hoặc họ đang thăm dò thị
trường. Với tiềm năng lớn cùng
những cam kết mở cửa thị trường
tiếp tục được thực hiện, lĩnh vực
phân phối bán lẻ ở Việt Nam vẫn sẽ
là “mảnh đất màu mỡ” các nhà kinh
doanh bán buôn, bán lẻ hàng đầu thế
giới sẽ khai thác trong tương lai. Hiện một số tập đoàn bán lẻ lớn trên thế
giới như Metro Cash&Carry (Đức), Big C và Bourbon (Pháp), Parkson
(Malaysia), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Walmart (Mỹ)… đã có mặt ở Việt
Nam.
Điểm mạnh của các nhà bản lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

là hầu hết các siêu thị của họ đều có quy mô lớn, mặt bằng kinh doanh trên
10.000m2, được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại như hệ thống
logicstics, hệ thống tin học, hệ thống kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm
tra, bảo quản hàng hóa theo tiêu chuẩn, có hệ thống cung cấp hàng hóa đa
dạng, kỹ thuật kinh doanh hiện đại với các chương trình khuyến mại, bán
hàng độc đáo, có hệ thống quản lý bán hàng tốt giảm được mất mát và lượng
hàng tồn kho…
Trong khi đó, siêu thị của các DN trong nước thường có quy mô không
lớn, thiếu mặt bằng kinh doanh, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng thấp kém (đặc biệt
là hệ thống logicstics, hệ thống tin học…), kỹ thuật kinh doanh còn hạn chế,
chất lượng dịch vụ thấp, qui mô nhỏ khó khăn trong quan hệ với các nguồn
cung cấp sản phẩm, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao… Tuy cơ sở hạ
tầng đã được đầu tư để thay đổi rất nhiều nhưng để xây dựng được một trung
tâm mua sắm có quy mô phù hợp với mô hình mà các đại gia lớn như Big C,
9

×