Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng ra rễ và biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của giống lan kim tuyến tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG XIÊM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT
ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
GIỐNG LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus roxburghii
(Wall.) Lindl.) TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG XIÊM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT
ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
GIỐNG LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus roxburghii
(Wall.) Lindl.) TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học:


1. TS. LÊ SĨ LỢI
2. ThS. LÊ THỊ HẢO

Thái Nguyên - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả thể hiện trong luân văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hương Xiêm


ii
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả này, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Sỹ
Lợi và ThS. Lê Thị Hảo đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Phòng đào tạo sau Đại học,
Viện Khoa học Sự sống - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã cho tôi động lực và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hương Xiêm



iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
2. Mục đích - yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 4
1.1.1.Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và các vấn đề liên quan ................ 4
1.1.2.Cơ sở của việc xác định biện pháp kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến ............ 6
1.2.Giới thiệu chung về cây lan Kim tuyến ........................................................... 8
1.2.1.Phân loại..................................................................................................... 8
1.2.2.Vị trí, phân bố ............................................................................................. 8
1.2.3.Đặc điểm thực vật học ................................................................................. 9
1.2.4.Yêu cầu đối với các điều kiện ngoại cảnh của cây lan Kim tuyến ................ 11
1.2.5.Giá trị của cây lan Kim tuyến .................................................................... 12
1.3.Nhân giống cây lan Kim tuyến ..................................................................... 14
1.3.1.Nhân giống bằng hạt ................................................................................. 14
1.3.2. Nhân giống bằng cây con ........................................................................ 15
1.3.3. Phương pháp giâm cây ............................................................................ 15
1.3.4. Nhân giống in vitro ................................................................................. 15
1.4.Tình hình nghiên cứu cây lan Kim tuyến ....................................................... 19

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 19


iv
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 21
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 24
2.1.Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................. 24
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 24
2.1.2.Hóa chất và thiết bị nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào ................................... 24
2.1.3.Thiết bị, vật liệu sử dụng cho nghiên cứu trồng lan Kim tuyến .................... 24
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 25
2.3.Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 25
2.4.Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 25
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng:
αNAA và IBA đến khả năng ra rễ (in vitro) của cây lan Kim tuyến . .................... 25
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể, phân bón lá và
mật độ trồng đến sinh trưởng cây lan Kim tuyến sau nuôi cấy mô. ....................... 27
2.4.3.Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi............................................ 29
2.5.Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ............................................................ 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 31
3.1.Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến giai đoạn ra rễ tạo cây hoàn
chỉnh in vitro cây lan Kim tuyến A. roxburghii (Wall.) Lindl................................. 31
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến khả năng ra rễ của chồi lan Kim tuyến A.
roxburghii (Wall.) Lindl. .................................................................................... 31
3.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp α NAA + IBA đến khả năng ra rễ của chồi lan Kim
tuyến A. roxburghii (Wall.) Lindl. ...................................................................... 34
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật sau nuôi cấy mô (in vitro)
đối với cây lan Kim tuyến A. roxburghii (Wall.) Lindl. ....................................... 37
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng của cây lan Kim tuyến A.
roxburghii (Wall.) Lindl. ................................................................................... 37

3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của cây lan Kim tuyến
A. roxburghii (Wall.) Lindl. ................................................................................ 44


v
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây lan Kim tuyến A.
roxburghii (Wall.) Lindl. .................................................................................... 50
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 56
4.1. Kết luận ...................................................................................................... 56
4.2. Đề nghị....................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 58

PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A.roxburghii (Wall.) Lindl.

- Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl

CT

- Công thức

CTTN

- Công thức thí nghiệm


IBA

- β-indol butyric acid

α-NAA

- α-naphthalene acetic acid

CV

- Coefficient of variation

LSD

- Least Significant Difference

P

- Probability


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ của chồi lan Kim
tuyến in vitro ........................................................................... 32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi lan Kim tuyến
................................................................................................. 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống của cây lan Kim
tuyến ngoài vườn ươm ............................................................ 38
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều

cao của cây lan Kim tuyến ngoài vườn ươm .......................... 39
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái ra lá của cây lan Kim
tuyến ngoài vườn ươm ............................................................ 42
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái ra nhánh của cây lan
Kim tuyến ngoài vườn ươm .................................................... 43
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao
của cây lan Kim tuyến ngoài vườn ươm ................................. 45
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây lan Kim
tuyến ngoài vườn ươm ............................................................ 47
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra nhánh của cây lan
Kim tuyến ngoài vườn ươm .................................................... 49
Bảng 3.10 cho thấy ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng chiều
cao của cây lan Kim tuyến. ..................................................... 51
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều
cao của cây lan Kim tuyến ngoài vườn ươm .......................... 51
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của cây lan
Kim tuyến ngoài vườn ươm .................................................... 53
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra nhánh của cây
lan Kim tuyến ngoài vườn ươm .............................................. 54


viii
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng
chiều cao của cây lan Kim tuyến ngoài vườn ươm ................ 41
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao của cây lan Kim tuyến ngoài vườn ươm ................ 46
Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tăng trưởng chiều cao
của cây lan Kim tuyến ngoài vườn ươm ................................. 52



1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lan Kim tuyến còn có tên gọi khác như: lan Gấm, Kim tuyến tơ, Giải thủy
tơ, Cỏ nhung, Kim cương, là một loài thực vật điển hình của chi cùng
tên (Anoectochilus) [8]. Lan Kim tuyến là cây thảo, mọc ở đất, có thân rễ mọc
dài; thân trên đất mọng nước, mang các lá mọc xoè sát đất.
Các loài lan Kim tuyến phân bổ trên một khu vực khá rộng, từ vùng
Himalaya đến Đông Nam Á, miền Nam Trung Hoa, Úc, Papua New Guinea và
một số hải đảo thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Chúng sinh sống trên các
triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao
500-1.600 mét.
Ở Việt Nam, loài lan Kim tuyến Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.
được biết đến không những bởi giá trị làm cảnh mà chủ yếu bởi công dụng làm
thuốc. Lan Kim tuyến là một loại thảo dược có giá trị và tiềm năng rất lớn, có khả
năng chữa trị các bệnh ung thư, chống tăng huyết áp, lưu thông khí huyết, kháng
khuẩn, làm thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức xương khớp,
viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản, suy nhược thần kinh, giúp tăng cường sức
khoẻ,..v.v [4].
Nhờ quý hiếm và có tính dược liệu quý nên giá cây lan Kim tuyến tươi được
bán trên thị trường thế giới từ 200 - 300 USD/kg (thân, rễ, lá, hoa). Cây khô có
giá từ 3.200 USD/kg, nếu thu hái trong tự nhiên giá cao gấp 3 lần. Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật đã trồng và xuất khẩu lan Kim tuyến mang lại nguồn thu lớn.
Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cây lan Kim tuyến rất lớn nếu được đầu tư đúng
mức. Việt Nam đã tìm thấy một số loài lan Kim tuyến phân bố rải rác tại Kon
Tum, Cúc Phương, Kẽ Bàng, Lai Châu, Tam Đảo, Sapa…
Vì có nhiều tác dụng quý trong y học nên lan Kim tuyến đã bị thu hái nhiều,
khai thác ồ ạt đến mức cạn kiệt ngoài tự nhiên dẫn đến nguồn nguyên liệu đang

trở nên cạn kiệt.
Do nhu cầu sử dụng dược liệu tăng mạnh đặc biệt sử dụng lan Kim tuyến
trong điều trị một số bệnh cấp tính, nên loài lan Kim tuyến đang bị đe dọa
nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên nếu chúng ta không


2
có biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Hiện nay, lan Kim tuyến được cấp báo trong
Nghị định 32/2006/NĐ-CP thuộc nhóm IA, nghiêm cấm khai thác sử dụng vì
mục đích thương mại và trong Sách đỏ Việt Nam (2007), phân hạng EN A1a,c,d
[1], [2].
Vì vậy, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng lan Kim tuyến trong
đó có loài Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. là việc hết sức cần thiết nhằm
bảo tồn và phát triển loài dược liệu nguy cấp, quý hiếm này. Chính vì vậy, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh
trưởng đến khả năng ra rễ và biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của giống
lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.) tại Thái Nguyên”
nhằm bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý hiếm này.
2. Mục đích - yêu cầu của đề tài
 Mục đích của đề tài
- Xác định được nồng độ chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng ra rễ của
cây Lan Kim tuyến nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Xác định được giá thể trồng, loại phân bón lá và mật độ thích hợp cho
trồng lan Kim tuyến sau nuôi cấy mô.
 Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng: IAA và
IBA đến khả năng ra rễ để tạo cây hoàn chỉnh cho cây lan Kim tuyến .
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng, loại phân bón qua lá và mật độ
trồng thích hợp cho lan Kim tuyến sau nuôi cấy mô.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xây dựng quy trình kỹ
thuật nhân giống in vitro cây lan Kim tuyến.
- Góp phần vào việc nuôi trồng và phát triển cây lan Kim tuyến mà trước
đó chỉ khai thác trong tự nhiên, từ đó bảo tồn nguồn gen quý hiếm đang có nguy
cơ bị tuyệt chủng.
- Cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cây
lan Kim tuyến và các loại cây khác.


3
 Ý nghĩa thực tiễn
- Từ những kết quả đạt được, đề tài góp phần vào việc đưa ra quy trình
kỹ thuật nhân giống in vitro cây lan Kim tuyến nhằm cung cấp cây giống với số
lượng lớn, có chất lượng đồng đều đồng thời giữ được đặc tính di truyền của cây.
Chọn lọc và trồng cây lan Kim tuyến theo quy mô sản xuất công nghiệp nhằm
phục vụ nhu cầu dược liệu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đối với loài cây này.
- Góp phần bảo tồn được loại dược liệu quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Góp phần vào việc tăng thu nhập cho người dân.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và các vấn đề liên quan
a) Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phạm trù khái niệm chung cho tất cả các
loại nuôi cấy nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch các vi sinh vật trên môi trường
dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng. Nhân giống vô tính in vitro được

tiến hành trên nguyên tắc cắt nuôi đoạn thân có mang chồi ở nách lá, đoạn rễ
hay mảnh củ, cánh hoa, có kích thước nhỏ phù hợp với điều kiện vô trùng của
ống nghiệm [3].
Phương pháp nhân giống in vitro đã bổ sung cho các kỹ thuật nhân giống
vô tính cổ điển như giâm, chiết, ghép tách dòng một kỹ thuật tiến bộ với những
ưu điểm như: Tốc độ nhân giống cao gấp nhiều lần các phương pháp nhân giống
vô tính khác; Chủ động sản xuất, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa
vụ; Có khả năng công nghiệp hóa cao do nuôi cấy trong điều kiện ổn định về
môi trường dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, do đó có thể công nghiệp hóa hoàn
toàn từ khâu nhân cây giống với số lượng lớn đến khi ươm trồng trong nhà lưới
[3].
Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
 Tính toàn năng của tế bào (Totipotency)
Gottlibeb Haberlant (1902) - nhà thực vật học người Đức đã đặt nền móng
đầu tiên cho nuôi cấy mô tế bào thực vật. Ông đã đưa ra giả thuyết về tính toàn
năng của tế bào trong cuốn sách "Thực nghiệm về nuôi cấy tách rời". Theo ông:
“Tế bào bất kỳ của cơ thể sinh vật nào cũng đều mang toàn bộ lượng thông tin
di truyền (DNA) cần thiết và đủ của cả sinh vật đó. Khi gặp điều kiện thích hợp,
mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh”.
Năm 1953, Miller và Skoog (Notingham. Unio) đã thành công khi thực
nghiệm tái sinh cây con từ tế bào lá, chứng minh được tính toàn năng của tế bào.


5
Thành công trên đã tạo ra công nghệ sinh học ứng dụng trong nhân giống vô tính,
tạo giống cây trồng và dòng chống chịu.
Tính toàn năng của tế bào là cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô
tế bào thực vật. Hiện nay, người ta đã thực hiện được khả năng tạo ra một cơ thể
hoàn chỉnh từ một tế bào riêng rẽ [6].
 Sự phân hoá và phản phân hoá

Sự phân hoá tế bào là sự chuyển hoá các tế bào thành các mô chuyên hoá,
đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Trong những điều kiện môi trường thích hợp, chúng lại có thể trở về dạng
tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ như tế bào hợp tử ban đầu cho ra các
tế bào mới và có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Quá trình đó được gọi
là sự phản phân hoá tế bào.
Hai quá trình trên được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Phân hoá tế
bào

Tế bào phôi
sinh

Tế bào giãn

Tế bào
chuyên hoá

Phản phân
hoá tế bào

Về bản chất thì sự phân hoá và phản phân hoá là một quá trình điều hoà
hoạt hoá gen. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của cá thể có
một số gen được hoạt hoá (mà vốn trước đây bị hạn chế) để tạo ra tính trạng
mới, một số gen khác lại bị đình chỉ hoạt động. Điều này xảy ra theo một
chương trình đã được mã hoá trong cấu trúc của phân tử DNA ở mỗi tế bào.
Mặt khác khi cho tế bào nằm trong một khối mô của cơ thể thường bị ức chế bởi
các tế bào xung quanh. Khi tách riêng từng tế bào hoặc giảm kích thước của khối



6
mô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt hoá các gen của tế bào, quá trình hoạt
hoá sẽ được xảy ra theo một cấu trúc nhất định sẵn có trong bộ gen đó [14].
 Sự trẻ hoá
Khả năng ra chồi, rễ ở các thành phần khác nhau là rất khác nhau. Vì vậy
để chọn mẫu cấy phù hợp phải căn cứ vào trạng thái sinh lý hay tuổi mẫu. Trong
nuôi cấy in vitro, các mẫu non trẻ có sự phản ứng với các điều kiện và môi
trường nuôi cấy nhanh, dễ tái sinh, đặc biệt trong nuôi cấy mô sẹo, phôi. Ngoài
ra mô non trẻ mới được hình thành, sinh trưởng mạnh, mức độ nhiễm mầm
bệnh ít hơn [14].
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc xác định biện pháp kỹ thuật trồng cây lan Kim
tuyến
a) Cơ sở khoa học của việc xác định giá thể trồng
Trước đây giá thể chủ yếu được sử dụng là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể
đã được thay đổi rất nhiều. Cây cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây.
Giá thể lí tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí.
Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bới những
khe trống trong đó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa
được nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo ra những khoảng trống quá lớn,
nhiều không khí nhưng mất nước nhanh.
Giá thể lý tưởng phải có những đặc điểm:
- Có khả năng giữ ẩm cũng như độ thoáng khí.
- Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.
- Thấm nước dễ dàng.
- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
- Nhẹ, rẻ và thông dụng.
- Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn, đá trân
trâu,... Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại.
b) Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp bón qua lá
Phân bón lá là một trong 4 yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông

nghiệp. Bón phân qua lá được sử dụng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây
hoa một cách kịp thời các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng.


7
Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng cường khả năng kháng
sâu bệnh cho cây, tính chống hạn và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.
Phân bón lá giúp cây nhanh chóng phục hồi sau trồng hoặc sau khi trải qua các
hiện tượng thời tiết bất thuận như nóng nắng, lạnh, khô hạn, ngập úng.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng
hòa tan, 95% lượng phân phun lên lá sẽ được đồng hóa hết. Đối với lân, sau khi
phun 30 giờ cây đã đồng hóa hết, đối với đạm urê chỉ vài giờ. Tuy nhiên hiệu
quả của phân bón lá phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh
trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lượng và thời gian sử dụng. Tóm
lại, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các bệnh ngay
trong giai đoạn cây đang sinh trưởng, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
c) Cơ sở khoa học của việc bố trí mật độ trồng hợp lý
Mật độ và khoảng cách gieo trồng là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng
suất thân lá lan Kim tuyến . Xác định được mật độ trồng sẽ giải quyết được mối
quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây lan
Kim tuyến khai thác tốt nhất khoảng không gian và mặt đất nhằm thu được sản
lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích.
Mật độ càng cao mức độ cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Dưới đất cây
cạnh tranh về nước, dinh dưỡng và khoảng trống trong đất để phát triển. Khi đất
không cung cấp đủ nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, thân lá nhỏ. Trên
không gian, khi phải cạnh tranh ánh sáng với các cây khác cây sẽ phải tăng
trưởng chiều cao tối đa vì vậy sẽ làm cho cây yếu, sức chống chịu kém trước
điều kiện ngoại cảnh.
Trồng cây với mật độ thấp cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều do
vậy cây có điều kiện phát triển tốt, cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất

quần thể giảm. Đồng thời, cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều bới điều kiện ngoại cảnh
do tính quần thể bị giảm.
Mật độ trồng hợp lý sẽ giúp cho cây sử dụng được tối đa các điều kiện của
ngoại cảnh từ đó giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích lũy của cây
tăng từ đó có thể tăng năng suất và tăng sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế.


8
Để cây phát huy hết tiềm năng cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù
hợp trong đó xác định giá thể trồng, phân bón và mật độ trồng thích hợp góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng lan Kim tuyến.
1.2.

Giới thiệu chung về cây lan Kim tuyến

1.2.1. Phân loại
Lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.) còn có tên gọi
khác như: lan Gấm, lan Kim tuyến lông cứng, Kim tuyến, Kim tuyến tơ, Giải thủy
tơ, Cỏ nhung, Kim cương là một loài thực vật điển hình của chi cùng
tên (Anoectochilus) [8].
Theo các tác giả: Nguyễn Tiến Bân [1], Trần Hợp [8], Nguyễn Văn
Chương, Trịnh Văn Thịnh [5], cây hoa lan Orchi thuộc họ phong lan
Orchidaceae, bộ Măng tây Asparagales, lớp một lá mầm Monocots. Họ lan
thuộc ngành Ngọc lan Magnoliophyta, phân lớp hành Lilidae. Họ Lan là họ có
số lượng loài lớn đứng thứ hai sau họ Cúc, phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ
Nam, nhưng chủ yếu là ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt là châu Mỹ và Đông Nam
Á. Tại vùng nhiệt đới, họ Lan phân bố rộng khắc từ vùng đầm lầy qua các đồi
núi thấp lên cả đồi núi cao. Đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m
so với mặt nước biển, thường là những cây bụi sống trên mặt đất được gọi là
Địa lan hoặc bám vào thân, cành cây được gọi là Phong lan.

Họ Lan của Việt Nam cũng rất phong phú, theo Trần Hợp [8] thì Việt Nam
có khoảng 137 - 140 chi gồm trên 800 loài lan rừng.
Lan Kim tuyến (Anoectochilus) được Carlvon Blume mô tả đầu tiên năm
1810 thuộc phân họ Orchidoideae. Tên "lan Kim tuyến " bắt nguồn từ những
đường gân rất đẹp trên phiến lá của các loài lan này. Tên tiếng La tinh bắt nguồn
từ các từ Hy Lạp aniktos (mở) và cheilos (môi). Trên thế giới đã thống kê được
51 loài. Ở Việt Nam, giống lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.)
Lindl.) được biết đến chủ yếu với công dụng làm thuốc.
1.2.2. Vị trí, phân bố


9
Họ Lan phân bố chủ yếu từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nhưng chủ yếu là
ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt là châu Mỹ và Đông Nam Á. Tại vùng nhiệt đới,
họ Lan phân bố rộng khắc từ vùng đầm lầy qua các đồi núi thấp lên cả đồi núi
cao. Theo Briger (1971), vùng Bắc bán cầu có 75 chi và 900 loài, vùng Nam
bán cầu có 40 chi và 500 loài, toàn Châu Âu có 120 loài, Bắc Mỹ có 170 loài
[7].
Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu và vị trí thuận lợi cho sự phát triển
của nhiều loài lan. Trong những năm qua, chúng ta đã nhân được khá nhiều loài
tốt trong các giống lan nhiệt đới và xứ lạnh: Phalaenopis, Cattleya,
Dendrobium, Vanda, Miltonia, Odontoglossum, Cymbidium. Trong số các
giống này, có nhiều loài rất đẹp và được thế giới ưa chuộng.
Các loài lan Kim tuyến phân bổ trên một khu vực khá rộng, từ vùng
Himalaya đến Đông Nam Á, miền Nam Trung Hoa, Úc, Papua New Guinea và
một số hải đảo thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Chúng sinh sống trên các
triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao
500-1.600 mét. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất
nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí, với bộ lá màu xanh lục hoặc mang các màu sắc
khác (tùy theo loài), có bề mặt mịn như nhung và mang một mạng lưới gân lá

phức tạp.
1.2.3. Đặc điểm thực vật học
Lan Kim tuyến là cây thảo, mọc ở đất, có thân rễ mọc dài; thân trên đất
mọng nước, mang các lá mọc xoè sát đất.
a) Thân rễ
Thân rễ nằm ngang sát mặt đất, đôi khi hơi nghiêng, bò dài. Chiều dài thân
rễ từ 5-12 cm, trung bình là 7,87 cm. Đường kính thân rễ từ 3-4 mm, trung bình
là 3,17 mm. Số lóng trên thân rễ từ 3-7 lóng, trung bình là 4,03 lóng. Chiều dài
của lóng từ 1-6 cm, trung bình là 1,99 cm. Thân rễ thường có màu xanh trắng,
đôi khi có màu nâu đỏ, thường nhẵn, không phủ lông.[11]
b)Thân khí sinh


10
Thân khí sinh thường mọc thẳng đứng trên mặt đất, ít khi mọc nghiêng.
Chiều dài thân khí sinh từ 4-8 cm, trung bình 6 cm. Đường kính thân khí sinh
từ 3- 5 mm, trung bình là 3,08 cm. Thân khí sinh mang nhiều lóng, các lóng có
chiều dài khác nhau. Số lóng trên thân khí sinh thay đổi từ 2-4 lóng, trung bình
là 2,87. Chiều dài mỗi lóng từ 1-4 cm, trung bình 2,23 cm. Thân khí sinh thường
mọng nước, nhẵn, không phủ lông; thường có màu xanh trắng, đôi khi có màu
hồng nhạt [11].
c) Rễ
Rễ được mọc ra từ các mẫu trên thân rễ. Đôi khi rễ cũng được hình thành
từ thân khí sinh. Rễ thường đâm thẳng xuống đất. Thông thường mỗi mẫu chỉ
có một rễ, đôi khi có vài rễ cùng được hình thành từ một mấu trên thân rễ. Số
lượng và kích thước rễ cũng rất thay đổi tuỳ theo cá thể. Số rễ trên một cây
thường từ 3-10, trung bình là 5,4. Chiều dài của rễ thay đổi từ 0,5-8 cm, rễ dài
nhất trung bình là 6,07cm và ngắn nhất trung bình là 1,22 cm, chiều dài trung
bình của các rễ trên một cây là 3,82 cm [11].
d) Lá

Lá mọc cách xoắn quanh thân, xoè trên mặt đất. Lá hình trứng, gần tròn ở
gốc, đầu lá hơi nhọn và có mũi ngắn, thường dài từ 3-5 cm, trung bình là 4,03
cm và rộng từ 2-4 cm, trung bình là 3,12 cm. Lá có màu nâu đỏ ở mặt trên và
phủ lông mịn như nhung. Hệ gân lá mạng lưới lông chim, thường có 5 gân gốc.
Các gân này thường có màu hồng ở mặt trên và nổi rất rõ. Đôi khi gân ở giữa
có màu vàng nhạt. Mặt dưới lá có màu nâu đỏ nhạt, nhẵn với 5 gân gốc nổi rõ.
Các gân bên ở phía rìa lá nổi rõ, gân ở giữa lá ở mặt dưới không rõ. Cuống lá
dài 0,6-1,2 cm, thường nhẵn và có màu trắng xanh, đôi khi hơi đỏ tía ở bẹ lá.
Bẹ lá nổi rõ và nhẵn. Số lá trên một cây thay đổi từ 2- 6, thông thường có 4 lá.
Kích thước của lá cũng thay đổi, các lá trên một cây thường có kích thước khác
nhau rõ rệt [11].
e) Hoa, quả
Cụm hoa dài 10- 20 cm ở ngọn thân, mang 4-10 hoa mọc thưa. Lá bắc
hình trứng, dài 6-10 mm, màu hồng. Các mảnh bao hoa dài khoảng 6 mm; cánh


11
môi màu trắng, dài đến 1,5 cm, ở mỗi bên gốc mang 6-8 dải hẹp, đầu chẻ đôi.
Mùa hoa tháng 10-12. Mùa quả chín tháng 12-3 năm sau [11].
1.2.4. Yêu cầu đối với các điều kiện ngoại cảnh của cây lan Kim tuyến
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố có tính chất quyết định đến sự phân bố, sinh trưởng,
phát triển của các loài lan trên thế giới. Nhiệt độ thích hợp tùy thuộc vào từng
loài, tùy thuộc vào địa điểm phát sinh chúng. Nhiệt độ cho lan Kim tuyến sinh
trưởng thích hợp từ 13 - 160C vào ban đêm và 24 - 300C vào ban ngày. Cây sẽ
chịu được nhiệt độ 100C và lên tới 380C trong thời gian ngắn, ở nhiệt độ cao
hơn cần tạo sự thông gió tốt trong vườn.
b) Ánh sáng
Sự phát triển của cây tăng theo tỷ lệ với cường độ ánh sáng và thời gian
chiếu sáng đến mức độ nhất định và khi vượt mức độ đó nó sẽ ngừng tăng

trưởng. Vì vậy, một trong những nguyên tắc bản của việc chăm sóc lan là làm
thế nào để cho cây nhận được nhiều ánh sáng nhưng không gây hại đến cây.
Nó yêu cầu có ánh nắng Mặt trời nhưng lại không thể để phơi ngoài nắng gắt,
phải có độ râm nhất định. Cần thiết phải làm giàn che nắng cho cây, tùy thuộc
vào từng loài mà có chế độ che nắng thích hợp.
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây thông qua quá trình quang hợp.
Lan Kim tuyến phát triển ở những nơi có ánh sáng yếu.
c) Độ ẩm
Độ ẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và
phát triển của các loài lan. Đa số các loài lan ưa ẩm, việc chọn địa điểm thích
hợp cho vườn lan sẽ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời giảm
được rất nhiều công chăm sóc. Khi trồng lan cần lưu ý 3 loại độ ẩm sau:
 Độ ẩm của vùng: độ ẩm của một vùng sinh thái nhất định, do điều kiện địa
lý, địa hình quy định. Ví dụ: độ ẩm vùng có kênh mương, sông suối cao hơn ẩm
độ vùng trống, nhiều gió. Ẩm độ vùng đồi trọc thấp hơn ẩm độ của vùng cây ăn
quả, rừng…


12
 Độ ẩm của vườn: độ ẩm của chính vườn lan, độ ẩm này có thể cải tạo
được theo ý muốn như đào ao, xây bể, trồng cây, làm giàn, tưới nước…
 Độ ẩm trong chậu: độ ẩm cục bộ do cấu tạo của giá thể, thể tích chậu, số
lần tưới quy định. Ẩm độ này phụ thuộc kỹ thuật của người trồng lan.
Mỗi loài lan đều có một độ ẩm tối thiểu, đó là độ ẩm nơi xuất xứ của loài đó.
Vì vậy khi trồng lan phải nắm được xuất xứ, phả hệ của nó và biện pháp chăm sóc
tạo độ ẩm phù hợp với yêu cầu sinh thái và quá trình phát triển của cây thì cây mới
sinh trưởng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của người nuôi trồng [7].
Cây lan Kim tuyến yêu cầu độ ẩm cao. Nếu độ ẩm thấp cây sinh trưởng
kém, độ ẩm cao cây dễ bị nhiễm bệnh, bị úng.
d) Phân bón

Lan Kim tuyến không yêu cầu lượng phân bón nhiều. Vào mùa xuân và
mùa thu bón phân 10 - 15 ngày/lần. Vào mùa đông và mùa mưa chỉ bón phân
30 ngày/lần. Phân bón được sử dụng bằng cách phun phân hòa tan trong nước,
phun bằng bình có tia mịn, phun đều toàn cây, tưới phun cây vào buổi sáng,
tránh lúc chiều muộn. Nếu phun vào chiều muộn sẽ làm cho cây bị ẩm cao dẫn
đến cây dễ bị nấm và vi khuẩn xâm nhập gây thối nhũn.
1.2.5. Giá trị của cây lan Kim tuyến
a) Giá trị y học của cây lan Kim tuyến
Trong y học, cây lan Kim tuyến được coi là vị thuốc quý, có tác dụng tăng
cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa
các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính…
Shi-Chao Cui và cộng sự (2012) [21] đã nghiên cứu tác dụng hạ đường
huyết và chống oxy hóa bằng chất alloxan được chiết xuất từ A. roxburghii để
thử nghiệm trên những con chuột mắc bệnh tiểu đường. Với liều từ 2g/kg trong
14 ngày đã làm giảm đáng kể trọng lượng đường trong máu, giảm cholesterol.
Ngoài ra làm tăng hoạt động của enzyme chất chống oxy hóa và mức độ vitamin
E trong gan và thận của chuột bị tiểu đường.
Yang LC và cộng sự (2013) [23] đã nghiên cứu tác dụng miễn dịch của
Modulatory và hoạt chất chống ung thư Arabinogalactan (AG), một dẫn xuất


13
có trong chi Anoectochilus. Các phản ứng miễn dịch bẩm sinh của modulatory
AG được xác định trong ống nghiệm sử dụng RAW 264,7 để phân tích
microarray và in vivo trên chuột BALB/C administrated với AG 5 và 15 mg/kg
trong 3 tuần. Các phân tích microarray đã chứng minh AG gây ra sự biểu hiện
của các cytokine, chemokine, IL-1α, CXCL2, CD69. Tiêm trong phúc mạc của
AG ở chuột làm tăng trọng lượng lá lách nhưng không tăng trọng lượng cơ thể.
Việc xử lý các mitogen, LPS kích thích đáng kể splenocyte phổ biến trong điều
trị AG nhóm. Việc điều trị AG cũng thúc đẩy splenocyte độc tế bào chống lại

các tế bào YAC-1 và tăng tỷ lệ phần trăm của CD3 (+) CD8 (+) các tế bào T
gây độc tế bào trong thử nghiệm miễn dịch bẩm sinh. Thí nghiệm cho thấy rằng
AG giảm đáng kể cả kích thước khối u và trọng lượng khối u. Bên cạnh đó, AG
tăng tỷ lệ phần trăm của DC, CD3 (+) CD8 (+) các tế bào T, CD49b (+) CD3
(-) NK tế bào trong splenocytes, và hoạt động độc tế bào ở chuột mang khối u.
Ngoài ra, các mô miễn dịch của khối u đã chứng minh rằng phương pháp điều
trị AG tăng khối u-filtrating NK và gây độc tế bào T-cell. Những kết quả này
đã chứng minh rằng AG, một polysaccharide có nguồn gốc từ một nguồn thực
vật, có tiềm năng bẩm sinh miễn dịch modulatory và hoạt tính kháng ung thư.
AG do đó có thể được sử dụng cho liệu pháp miễn dịch ung thư.
Jian-Gang Zhang và cộng sự (2015) [16] đã thử nghiệm trên chuột với việc
dùng hoạt chất Anoectochilus polysaccharose roxburghii (ARP) là thành phần
chính trong cây lan Kim tuyến Anoectochilus roxburghii với hai liều ARP (100
và 300 mg / kg) mỗi ngày một lần trong 25 ngày với những con chuột mắc bệnh
tiểu đường. Để đánh giá ảnh hưởng trị đái tháo đường của ARP, mức đường
huyết lúc đói, aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase
(ALT) và superoxide dismutase hoạt động (SOD), malondialdehyde (MDA)
nội dung, triglycerid (TG), cholesterol (TC), thấp -density lipoprotein
cholesterol (LDL-C) và glycogen gan đã được kiểm tra. Hơn nữa, việc kiểm tra
mô học đã được thực hiện trên các tuyến tụy lách và gan của chuột. Kết quả
cho thấy so với những con chuột mắc bệnh tiểu đường không được điều trị,
ARP (100 hoặc 300 mg/kg) gây ra sự sụt giảm đáng kể nồng độ glucose máu,
hoạt động của AST và ALT, và nội dung MDA, và một sự gia tăng đáng kể
trong nội dung glycogen gan, hoạt động SOD, chỉ số tuyến ức và chỉ số lách.


14
Đồng thời, những thay đổi trong chuyển hóa lipid bị suy yếu một phần bằng
chứng là giảm TC huyết thanh, TG và nồng độ LDL-C ở chuột mắc bệnh tiểu
đường. Ngoài ra, kiểm tra mô học cho thấy hoạt chất chính ARP (100 hoặc 300

mg/kg) làm suy yếu đáng kể các tổn thương bệnh lý ở tuyến tụy và gan của
chuột bị tiểu đường, và cải thiện tuyến tụy và chức năng gan. Như vậy, các hoạt
động trị đái tháo đường của ARP có thể là do sự cải thiện của glucose và lipid
trao đổi chất, tăng bảo vệ miễn dịch và giảm stress oxy hóa.
b) Giá trị kinh tế của cây lan Kim tuyến
Hiện nay lan Kim tuyến ngoài tự nhiên đã bị thu hái đến mức cạn kiệt [4] do
có rất nhiều tác dụng dược liệu và làm cây cảnh. Giá bán trên thị trường thế giới
của lan Kim tuyến khô là 3.200USD/kg, cây tươi có giá từ 300-320USD/kg, nếu
được thu hái trong tự nhiên, đặc biệt có nấm cộng sinh ở rễ thì giá này sẽ cao gấp
3 hoặc nhiều hơn nữa. Cây giống lan Kim tuyến có thể tạo từ nhân in vitro các
mắt đốt thân, hạt giống và các bộ phận sinh dưỡng của cây. Tuy nhiên sự sinh
trưởng các của cây lan Kim tuyến in vitro chậm, kéo dài thời gian nhân giống.
Hiện nay nhiều nước chủ yếu sản xuất cây lan Kim tuyến từ nuôi cấy hạt in vitro.
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật bản đã trồng và xuất khẩu lan Kim tuyến mang lại
nguồn thu lớn.
1.3. Nhân giống cây lan Kim tuyến
1.3.1. Nhân giống bằng hạt
Nhân giống bằng hạt hay con gọi là nhân giống hữu tính, trong thiên nhiên
sự thụ phấn của Lan do côn trùng thực hiện, cấu trúc hoa hoàn toàn thích ứng
với sự thụ phấn đó. Hoa Lan là một loại hoa lưỡng tính, nhưng do cấu trúc của
hoa và sự chín của các cơ quan sinh dục trong hoa không đều nên sự giao phấn
nhờ sâu bọ có tính bắt buộc đối với tất cả các loài Anoectochilus. Sự thụ phấn
của hoa trong môi trường tự nhiên được côn trùng thực hiện trên cơ sở của mùi
thơm, mật, màu sắc sặc sỡ và những cấu tạo của hoa là những nhân tố chính để
thu hút các tác nhân thụ phấn từ khoảng cách xa.
Ở vườn nuôi trồng lan để đảm bảo kết quả của sự giao phấn cao và tạo ra
các giống lai theo ý muốn, con người phải tiến hành thụ phấn nhân tạo. Sự thụ


15

phấn có thể cùng cây, có thể khác cây.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm: dễ làm, giá thành hạ, thu được nhiều
cây khoẻ, không bị bệnh, ngoài ra do đặc điểm giao phấn chéo có thể thu được
những dòng biến dị cho vật liệu chọn tạo giống. Tuy nhiên trong thực tế hạt lan
Kim tuyến rất hiếm, số lượng hạt rất nhiều nhưng tỉ lệ nảy mầm ít, hơn nữa thời
gian khá lâu để cây ra hoa có chất lượng tốt.
1.3.2. Nhân giống bằng cây con
Khi rễ cây con tương đối nhiều, cây có từ 3-5 lá, cây cứng cáp có thể tách
để trồng riêng. Đây là cách nhân giống đơn giản và dễ làm nhất.
1.3.3. Phương pháp giâm cây
Lấy một giả hành cắt ra làm nhiều đoạn, mỗi đoạn có nhiều mấu. Đặt các
đoạn này vào một nơi ẩm; chỉ cần cát và rêu. Sau vài tuần sẽ xuất hiện những
cây con có thể đem trồng vào các chậu mới.
Phương pháp này là phương pháp cổ điển, dễ làm, quen với tập quán, kinh
nghiệm của người lao động, giá thành thấp. Tuy nhiên phương pháp này cũng
có một số trở ngại như: chậm (tăng khoảng 2-4 cây/năm), chất lượng giống
không cao, cây hoa trồng lâu bị thoái hoá, bệnh virus có nhiều khả năng lan
truyền và phát triển, từ đó làm giảm phẩm chất hoa.
1.3.4. Nhân giống in vitro
Nhân giống in vitro là phương pháp duy nhất hiện nay có thể nhân giống
lan trên quy mô công nghiệp. So với phương pháp nhân giống thông thường
tốc độ phát triển 2-4 cây/năm thì phương pháp nhân giống in vitro (phương
pháp nuôi cấy mô) sẽ sản xuất ra một số lượng cây con gần như không tưởng
khoảng 4 triệu cây/năm.
Sở dĩ nhân giống bằng in vitro của lan Kim tuyến nói riêng và hoa Lan nói
chung được ứng dụng rộng rãi như vậy là vì Lan có phương thức sinh sản qua
dạng dẻ hành (protocorm). Cùng một lúc đỉnh sinh trưởng tạo hàng loạt
protocorm và các protocorm có thể tiếp tục phân chia thành các protocorm mới
hoặc phát triển thành cây hoàn chỉnh.



×