Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của đậu tương ĐVN6 trồng vụ thu đông 2007 và vụ xuân 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.01 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

VŨ THỊ LY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN HỮU CƠ SINH
HỌC, KALICLORUA, PHÂN BÓN LÁ ðẾN SINH TRƯỞNG PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT ðẬU TƯƠNG ðVN6 TRỒNG VỤ THU ðÔNG
2007
VÀ VỤ XUÂN 2008 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Ly


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bầy tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Vũ Quang Sáng, người hướng dẫn khoa học ñã tận tình giúp
ñỡ với tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi
hồn thành luận án này.
Tập thể Thầy, Cô giáo khoa Nông học, đặc biệt các Thầy, Cơ giáo
trong Bộ mơn Sinh lý thực vật trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã trực
tiếp giảng dạy và ñóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, ñồng nghiệp, gia đình và
người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình tiến hành đề tài.

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2008
Tác giả luận văn

Vũ Thị Ly

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

1.

Mở đầu

1

1.1.

ðặt vấn đề

1


1.2.

Mục đích, yêu cầu

2

1.3.

ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3

1.4.

Giới hạn của ñề tài

3

2.

Tổng quan tài liệu

4

2.1.

Giá trị của cây ñậu tương

4


2.2.

Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương

5

2.3.

Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới và Việt Nam

8

2.4.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài

15

3.

Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

29

3.1.

Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

29


3.2.

Nội dung nghiên cứu

30

3.3.

Phương pháp nghiên cứu

32

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

36

4.1.

ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến sinh trưởng phát
triển, năng suất ñậu tương ðVN6 trồng vụ thu đơng 2007 và vụ
xn 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội

36

4.1.1. ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến chiều cao cây cuối cùng, số
lá, tổng số cành
4.1.2. ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến số lượng nốt sần


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii

36
38


4.1.3. ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến chỉ số diện tích lá, chỉ số
SPAD và cường độ quang

40

4.1.4. ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến hiệu suất quang hợp và khối
lượng chất khô

44

4.1.5. ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến các giai ñoạn phát dục

47

4.1.6. ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến số lượng hoa và thời gian ra hoa

48

4.1.7. ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến các yếu tố cấu thành năng suất

49

4.1.8. ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến năng suất


51

4.2.

ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl ñến sinh
trưởng phát triển, năng suất ñậu tương ðVN6 trồng vụ thu ñông
2007 và vụ xuân 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội

53

4.2.1. ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới chiều
cao cây cuối cùng, số lá, tổng số cành

53

4.2.2. ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl ñến số
lượng nốt sần

55

4.2.3. ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới chỉ số
diện tích lá, chỉ số SPAD và cường ñộ quang hợp

57

4.2.4. ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới hiệu
suất quang hợp và khối lượng chất khô

60


4.2.5. ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới các
giai ñoạn phát dục

62

4.2.6. ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới số
lượng hoa và thời gian ra hoa

64

4.2.7. ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới các
yếu tố cấu thành năng suất
4.2.8. ảnh hưởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới năng suất
4.3.

65
67

ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với phân bón lá đến sinh
trưởng phát triển, năng suất của đậu tương ðVN6 trồng vụ thu
đơng 2007 và vụ đơng xn 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

69


4.3.1. ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới chiều cao cây cuối cùng, số lá, tổng số cành


69

4.3.2. ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix ñến số lượng nốt sần

71

4.3.3. ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới chỉ số diện tích lá, chỉ số SPAD và cường ñộ quang hợp 73
4.3.4. ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới hiệu suất quang hợp và khối lượng chất khô

75

4.3.5. ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới các giai ñoạn phát dục

77

4.3.6. ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới số lượng hoa và thời gian ra hoa

79

4.3.7. ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới các yếu tố cấu thành năng suất

79

4.3.8. ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,

Komix tới năng suất
4.4.

82

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân lân HCSH, phân lân
HCSH kết hợp với phân KCl, phân bón lá trong sản xuất đậu
tương ðVN6 (vụ thu đơng 2007 và vụ xn 2008)

84

4.4.1. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân lân HCSH trong sản xuất
ñậu tương ðVN6

84

4.4.2. Hiệu quả kinh tế của phân lân HCSH kết hợp với phân KCl,
Chitosan, Yogen, Komix trong sản xuất ñậu tương ðVN6

85

5.

Kết luận và kiến nghị

87

5.1.

Kết luận


87

5.2.

ðề nghị

88

Tài liệu tham khảo

89

Phụ lục

93

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


CT

:

Công thức

Lân HCSH

:


Lân hữu cơ sinh học

NSTS

:

Nốt sần tổng số

NSHH

:

Nốt sần hữu hiệu

TS

:

Tổng số

HH

:

Hữu hiệu

LAI

:


Chỉ số diện tích lá

M

:

Mọc

TG

:

Thời gian

P1000 hạt

:

Khối lượng 1000 hạt

NSCT

:

Năng suất cá thể

NSLT

:


Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MC BNG
STT

Tờn bng

Trang

2.1.

Tình hình sản xuất đậu tơng thế giới từ 1996 - 2006

2.2.

Diện tích, năng suất và sản lợng đậu tơng của một số nớc trên

9

thế giới


10

2.3.

Tình hình sản xuất đậu tơng ở Việt Nam từ 1996 - 2006

14

4.1.

ảnh hởng của phân lân HCSH tới chiều cao cây cuối cùng, số lá,
tổng số cành

37

4.2.

ảnh hởng của phân lân HCSH đến sự hình thành nốt sần

39

4.3.

ảnh hởng của phân lân HCSH đến chỉ số diện tích lá, chỉ số
SPAD và cờng độ quang hợp

43

4.4. ảnh hởng của phân lân HCSH đến hiệu suất quang hợp và

khối lợng chất khô

45

4.5.

ảnh hởng của phân lân HCSH đến các giai đoạn phát dục

47

4.6.

ảnh hởng của phân lân HCSH đến số lợng hoa và thời gian ra hoa

48

4.7.

ảnh hởng của phân lân HCSH đến các yếu tố cấu thành năng suất

50

4.8.

ảnh hởng của phân lân HCSH đến năng suất

52

4.9.


ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới chiều
cao cây cuối cùng, số lá, tổng số cành

54

4.10. ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl đến sự hình
thành nốt sần

56

4.11. ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới chỉ số
diện tích lá, chỉ số SPAD và cờng độ quang hợp

59

4.12. ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới hiệu
suất quang hợp và khối lợng chất khô

Trng i hc Nụng nghip Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

60


4.13. ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới các giai
đoạn phát dục

63

4.14. ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới số
lợng hoa và thời gian ra hoa


64

4.15. ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới các yếu
tố cấu thành năng suất
4.16. ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới năng suất

66
68

4.17. ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới chiều cao cuối của cây, số lá, tổng số cành

70

4.18. ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix đến sự hình thành nốt sần

72

4.19. ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới chỉ số diện tích lá, chỉ số SPAD, cờng độ quang hợp

74

4.20. ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới hiệu suất quang hợp và khối lợng chất khô

76


4.21. ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới các giai đoạn phát dục

78

4.22. ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới số lợng hoa và thời gian ra hoa

79

4.23. ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới các yếu tố cấu thành năng suất

81

4.24. ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới năng suất

83

4.25. Hiệu quả kinh tế của phân lân HCSH trong sản xuất đậu tơng
ĐVN6

84

4.26. Hiệu quả kinh tế của phân lân HCSH kết hợp với phân KCl,
Chitosan, Yogen, Komix trong sản xuất đậu tơng ĐVN6
Trng i hc Nụng nghip Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii

86



DANH MC HèNH
STT

Tờn hỡnh

Trang

4.1.

ảnh hởng của phân lân HCSH đến hiệu suất quang hợp

46

4.2.

ảnh hởng của phân lân HCSH đến năng suất

52

4.3.

ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới hiệu
suất quang hợp

61

4.4.


ảnh hởng của phân lân HCSH phối hợp với phân KCl tới năng suất

68

4.5.

ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới hiệu suất quang hợp

4.6.

76

ảnh hởng của phân lân HCSH kết hợp với Chitosan, Yogen,
Komix tới năng suất

Trng i hc Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix

83


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
ðậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây cơng nghiệp ngắn ngày,
chiếm vị trí quan trọng trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và đa dạng
hóa các sản phẩm nơng nghiệp theo hướng sản xuất nơng nghiệp hàng hố
và phát triển nơng nghiệp bền vững. Thật khó có thể tìm ra cây trồng nào có
tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương: cung cấp thực phẩm cho con người,
nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc, cây làm ñất… Theo tiến sĩ
Vanh Xăng La Bây (Pháp): “Những nơi số dân đơng và nông nghiệp hiếm,

việc chăn nuôi gia súc lấy thịt là một sự xa xỉ tốn kém, bởi vì cần ít nhất 10 15 kg thức ăn thực vật ñể sản xuất ra 1 kg thịt; sự xa xỉ ấy trở thành tội ác
khi kỹ thuật chăn ni lấy cả đậu tương, ngô từ những nơi hiếm lương thực
làm thức ăn gia súc”. Việc phát triển cây ñậu tương là biện pháp nhanh
chóng khắc phục nạn đói protein ở các nước nghèo (Ngơ Thế Dân và cs
(1999) [5]. ðó cũng chính là những lý do ñậu tương ngày càng ñược coi
trọng phát triển cả về diện tích và sản lượng.
ðậu tương là một cây trồng cổ của nhân loại, nhưng ñậu tương cũng
được xem là loại cây trồng mới nhất. Vì trên thực tế ñến cuối thế kỷ thứ XIX
ñậu tương mới chỉ ñược trồng ở Trung Quốc và 30 năm ñầu của thế kỷ XIX
sản xuất ñậu tương cũng chỉ tập trung ở viễn đơng như: Trung Quốc,
Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên… (ðồn Thị Thanh Nhàn, 1996) [17].
Ngày nay, đậu tương ñược trồng nhiều ở Mỹ, Braxin, Achentina,
Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Liên Xô và một số nước khác (Lê Hồng
ðộ, 1997) [10].
Ở Việt Nam, cây đậu tương được trồng từ hàng ngàn năm, nhưng trước
kia chưa ñược coi trọng. Trong những năm gần đây đã có những tiến bộ ñáng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


kể, từ vài chục nghìn ha trong những năm 1980 ñến nay diện tích ñậu tương
của cả nước ñã ñạt 185 nghìn ha, với sản lượng 245 nghìn tấn, năng suất bình
qn đạt 13,2 tạ/ha. Sản phẩm ngồi sử dụng làm thực phẩm cho người, thức
ăn cho gia súc, nguyên liệu cho cơng nghiệp, cịn góp phần cải tạo đất trong
hệ thống luân canh cây trồng.
Trước những nguồn lợi to lớn do cây ñậu tương mang lại, từ nhiều năm
qua Nhà nước ñã chú trọng phát triển, mở rộng diện tích trồng đậu tương, đầu
tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất và sản
lượng ñậu tương. Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế, chất lượng hạt chưa cao,
do phần lớn giống chưa ñủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, những năm gần
đây đậu tương ñược phát triển theo hướng chuyên canh. Hiện nay, ñã có

nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất trong đó sử dụng phân bón là hướng
rất được coi trọng.
Việc sử dụng phân lân hữu cơ sinh học, kaliclorua, phân bón lá là
hướng có nhiều triển vọng để nâng cao năng suất đậu tương. Xuất phát từ
vấn đề đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, kaliclorua, phân
bón lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất ñậu tương ðVN6 trồng vụ
thu ñông 2007 và vụ xuân 2008 tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. Mục đích, u cầu
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng phân lân hữu cơ sinh học
(lân HCSH) phối hợp với kali clorua (KCl), phân bón qua lá đến sinh trưởng
phát triển, năng suất ñậu tương ðVN6 trồng vụ thu ñông 2007 và vụ xn
2008 tại Gia Lâm - Hà Nội, từ đó đề xuất kĩ thuật sử dụng phân lân HCSH,
phân lân HCSH phối hợp với KCl, phân bón lá trong việc xây dựng quy trình
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


thâm canh cây ñậu tương.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của phân lân HCSH kết hợp với KCl và
phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất ñậu tương ðVN6.
- Xác ñịnh ñược tỉ lệ phối hợp phân lân HCSH với KCl có hiệu quả cao.
- Xác định được loại phân bón lá kết hợp với phân lân HCSH cho hiệu
quả nhất.
- ðánh giá ñược hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân lân HCSH, KCl và
phân bón lá trong sản xuất đậu tương ðVN6.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho biết vai trị của phân lân HCSH, kết

hợp loại phân này với KCl và phân bón lá đối với sinh trưởng, phát triển,
năng suất cây ñậu tương ðVN6 trồng tại Gia Lâm - Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ bổ sung thêm các thông tin, dữ liệu
khoa học về cây ñậu tương làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu trong các trường ðại học, Cao ñẳng cũng như các Viện nghiên
cứu nông nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giống ñậu tương ðVN6 vừa ñược khảo nghiệm và cơng nhận giống
vào tháng 04/2007, do đó những nghiên cứu về phân bón sẽ góp phần hồn
thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cây ñậu tương ðVN6 cho năng suất và ñạt
hiệu quả kinh tế cao.
1.4. Giới hạn của ñề tài
ðề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân HCSH, KCl,
một số phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của ñậu
tương ðVN6 trồng vụ đơng 2007 và vụ xn 2008 trồng trên đất phù sa cổ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giá trị của cây ñậu tương
Trong sản xuất nơng nghiệp, đậu tương là cây trồng cạn, cây cơng
nghiệp ngắn ngày quan trọng.
Hạt đậu tương có chứa ñầy ñủ các chất dinh dưỡng quan trọng như:
protein (40 - 50%), lipit (12 - 24%), hydratcacbon, các chất khống, trong đó
protein và lipit là 2 thành phần quan trọng nhất. Protein đậu tương có giá trị
khơng những về hàm lượng lớn mà cịn có đầy đủ và cân ñối các loại axit amin
cần thiết, ñặc biệt là giàu lizin và triptophan, đây là 2 loại axit amin khơng thay
thế có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ và gia súc.
Nhu cầu tiêu dùng của ñậu tương chủ yếu là dầu, bột và một số ít dạng
hạt. Trong tồn bộ sản lượng dầu, chất béo trên thế giới, dầu ñậu tương chiếm

20 - 25%; trong toàn bộ sản lượng dầu thực vật ăn ñược, dầu ñậu tương chiếm
30- 35%. Số liệu thống kê cho thấy, bột ñậu chiếm khoảng 60 - 70% giá trị của
đậu tương. Dầu đậu tương có thể thay thế cho các loại dầu khác như dầu thực
vật, dầu cọ, mỡ động vật… Bột đậu cũng đóng vai trị chủ chốt trong thị trường
thức ăn giàu ñạm cho gia súc (Ngơ Thế Dân và cs, (1999) [5].
Ngồi cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người và
các sản phẩm chế biến phục vụ chăn ni thì ở các nước phát triển cũng sử
dụng ñậu tương vào các ngành công nghiệp khác như: chế tạo cao su nhân
tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo… ðậu tương cịn là vị thuốc chữa bệnh,
đặc biệt là đậu tương hạt đen có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày, làm
thức ăn tốt cho người bị ñái tháo ñường, thấp khớp… Từ hạt ñậu tương người
ta có thể chế biến ñược trên 600 sản phẩm khác nhau, trong ñó có 300 loại
thức ăn bằng phương pháp cổ truyền, thủ cơng, hiện đại dưới các dạng tươi,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


khơ, lên men đến các sản phẩm cao cấp khác như: cà phê, sôcôla, ...
ðậu tương là cây cải tạo ñất tốt nhờ việc cố ñịnh nitơ tự do thông qua
hoạt ñộng của vi khuẩn Rhizobium japonicum cộng sinh với rễ ñậu tương. Các
nghiên cứu cho thấy, sau mỗi vụ trồng, cây ñậu tương ñã cố ñịnh và bổ sung vào
ñất từ 60 - 80 kg N/ha, tương ñương với 300 - 400 kg đạm sunphat.
Thân, lá đậu tương có giá trị cao trong chăn nuôi và chế biến phân
xanh.
Qua thực tế cho thấy, khi luân canh cây ñậu tương với lúa, ngơ hoặc
trồng xen đậu tương với ngơ đều làm tăng hệ số sử dụng ñất, tăng cường bảo
vệ, cải tạo ñất, ñồng thời làm tăng năng suất cả lúa và ngô.
Với những ưu thế trên cộng với thời gian sinh trưởng ngắn, ñáp ứng
ñược yêu cầu tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nơng nghiệp, đậu
tương ngày càng có một vai trị quan trọng trong cơ cấu giống cây trồng của
thế giới và Việt Nam.

2.2. Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương
ðậu tương ñược trồng từ vĩ ñộ 550 Bắc ñến 550 Nam, từ những vùng thấp
hơn mặt nước biển ñến những vùng cao trên 2000 m so với mặt nước biển.
Những yếu tố về mơi trường có thể bao gồm: ảnh hưởng của đất,
khơng khí, sinh vật. Những điều kiện trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng
cây là nước, khơng khí, cấu trúc đất, nhiệt độ đất, pH, chất độc, muối và thiếu
chất khống. Những yếu tố khơng khí gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm khơng
khí, gió, nồng độ CO2 và khí gây ô nhiễm. Những yếu tố sống cạnh tranh với
cây ñậu tương là cỏ dại và những cây trồng cùng giống, cùng loài, khác loài,
sâu bệnh và tuyến trùng. Tất cả những yếu tố ngoại cảnh này ñều tác ñộng
ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất ñậu tương. Trong hạn chế ñề tài này
chỉ ñề cập ảnh hưởng do nhiệt ñộ, nước, ánh sáng, ñất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


2.2.1. u cầu về nhiệt độ
Cây đậu tương có nguồn gốc từ vùng ơn đới, nhưng khả năng chịu rét
kém. Giống khác nhau thì tổng tích ơn khác nhau. Biến ñộng từ 1888 - 27000C.
Nhiệt ñộ ảnh hưởng sâu sắc ñến sinh trưởng, phát triển và các quá trình sinh lý
khác nhau của cây đậu tương. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng là 22
- 270C. Trong quá trình sinh trưởng của đậu tương, nếu nhiệt độ biến động trên
hoặc dưới mức thích hợp q nhiều có thể gây hại, mức ñộ bị hại tuỳ thuộc vào
giai ñoạn sinh trưởng của cây.
Nhiệt ñộ thấp ảnh hưởng ñến nảy mầm và sinh trưởng của cây con,
sương mù xuất hiện ảnh hưởng đến sự phát triển của quả, trong đó nhiệt ñộ
cao vào tháng 6, tháng 7 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các q trình sinh lý
của cây. Nhiệt độ cao thường kèm với khô hạn và bốc hơi nhiều.
Biên ñộ nhiệt ñộ ñể hạt ñậu tương có thể nẩy mầm là 50C - 400C, nhiệt
ñộ tối ưu cho hạt nẩy mầm là 300C (Delouche J.C, 1953) [33].
Theo Bùi Huy ðáp, (1961) [8], ở pha ñầu (thời kỳ cây con) nhiệt độ có

ảnh hưởng đáng kể đến nhóm đậu tương chín sớm, ít mẫn cảm với quang chu
kỳ nhưng ít ảnh hưởng đến nhóm chín muộn. Cây đậu tương tăng trưởng
chiều cao thuận lợi ở nhiệt ñộ 17 - 230C, nhưng phát triển rễ thuận lợi ở 27,2
- 32,20C.
Nhiệt ñộ ảnh hưởng đến ra hoa kết quả. Sự phân hố hoa bị ức chế ở
100C, dưới 180C có thể làm cho quả khơng đậu.
Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến sự cố ñịnh nitơ của ñậu tương. Hoạt
ñộng của vi khuẩn Rhizobium japonicum bị hạn chế ở nhiệt ñộ trên 330C.
Trong khoảng 25 - 270C hoạt ñộng của vi khuẩn nốt sần là tốt nhất.
2.2.2. Yêu cầu về nước
Nhu cầu nước của ñậu tương thay ñổi tuỳ theo giống, ñiều kiện khí
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


hậu, kĩ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng.
Trong cả vụ, nhu cầu lượng mưa ñối với cây ñậu tương biến ñộng từ
330 ñến 766 mm. Trong suốt thời gian sinh trưởng, nhu cầu nước của cây đậu
tương khơng ñồng ñều qua các giai ñoạn:
Thời kì mọc: yêu cầu ñất ñủ ẩm, cây mọc ñều. Khô hạn kéo dài ở thời
kì này có hại hơn là q ẩm, nhu cầu nước tăng dần khi cây lớn lên.
Thời kì ra hoa và quả bắt ñầu vào mẩy: nếu hạn vào thời kì này làm
rụng hoa, rụng quả nhiều.
Thiếu nước vào thời kỳ ra hoa sẽ làm giảm tỷ lệ ñậu quả, hạn vào thời
kỳ quả mẩy sẽ làm giảm năng suất. Quá trình sinh trưởng phát triển cần một
lượng nước từ 350 - 600mm.
Giai đoạn có nhu cầu lớn nhất cần 7,6 mm/ngày. Lượng nước sử dụng
cho việc hình thành 1 tấn hạt từ 1500 - 3500m3.
2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng
ðậu tương là cây ngày ngắn điển hình, phản ứng chặt chẽ với ñộ dài
ngày. Cây ra hoa, ñậu quả trong ñiều kiện ngày ngắn, tuy nhiên mức ñộ phản

ứng với ñộ dài ngày tuỳ thuộc vào giống. Giai ñoạn ñầu của thời kỳ cây mẫn
cảm nhất với quang chu kỳ, sau đó giảm dần và chấm dứt ở thời kỳ ra hoa. Ở
giai ñoạn từ ra hoa ñến chín khơng thấy sự khác nhau giữa các nhóm. Tuy
nhiên, phản ứng quang chu kỳ của nhóm chín sớm và cực sớm là rất yếu,
thậm chí có giống có biểu hiện hồn tồn khơng phản ứng với quang chu kỳ.
Những giống này được gieo trồng ở vùng nhiệt đới có vĩ độ thấp.
Ánh sáng yếu, cây có xu hướng kéo dài thân (thân leo), năng suất hạt
giảm. Khi cường ñộ ánh sáng giảm 50%, số cành, ñốt mang quả giảm và tỷ lệ
quả chắc giảm, năng suất có thể giảm tới 50%. Ánh sáng ñầy ñủ, mạnh, cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao và ổn định.
2.2.4. ðất đai
Cây đậu tương có khả năng thích nghi nhất là chân đất cát pha thịt nhẹ,
đất có ñộ pH = 6 - 7 thích nghi cho sinh trưởng, phát triển và hình thành nốt
sần. Nói chung với chân ñất cát pha thịt nhẹ, chân ñất vàn cao, vàn trung chủ
ñộng tưới tiêu nước (chân ñất 2 lúa 1 mầu) đều có thể trồng đậu tương tốt.
Chân đất thịt nặng, trũng nước không tốt cho sinh trưởng và sự hình thành nốt
sần trong đất, nhưng khi chủ động tưới tiêu, thuỷ nơng thì cây đậu tương lại có
khả năng sinh trưởng tốt hơn do có đủ nước hơn (cây sinh trưởng ñã qua thời
kỳ cây con). Chân ñất cát, ñất hoa màu khác, ñất ñỏ bazan, ñất nâu xám, ñất
vùng trung du, ñồi núi cũng trồng ñược ñậu tương. Trên ñất cát trồng ñậu
tương thường cho năng suất khơng ổn định (ðồn Thị Thanh Nhàn, 1996) [17].
2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
ðậu tương là một trong 8 cây trồng quan trọng, chiếm 97% sản lượng
cây lấy dầu trên thế giới, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, phạm vi
thích ứng rộng nên có thể trồng được ở nhiều vùng trên thế giới.
Số liệu bảng 2.1 cho thấy: diện tích, năng suất đậu tương trên thế giới

tăng dần qua các năm. Giai ñoạn 2003 - 2004 ñược coi là bước đột phá về
diện tích và năng suất. ðến năm 2006 diện tích giảm đi do một số nơng dân
trồng đậu tương ở Mỹ chuyển sang trồng ngơ vì nhu cầu sản xuất nguyên liệu
các nhà máy chế biến thức ăn gia súc tăng mạnh. Nhưng nhìn chung năng suất
và diện tích đậu tương khơng ngừng tăng đã khẳng định vai trị quan trọng
của nó trong sản xuất nơng nghiệp.
Hiện nay, ñậu tương ñược trồng ở gần 80 nước trên thế giới của các
châu lục. Năm 1996, cả thế giới diện tích trồng đậu tương mới chỉ có 61,09
triệu ha, 10 năm sau (năm 2006) diện tích là 92,99 triệu ha, tăng 1,52 lần, chủ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


yếu ở Châu Mỹ chiếm (73,03%), tiếp ñến là Châu Á (23,15%) (Phạm Văn
Thiều, 2002) [22].
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương thế giới từ 1996 - 2006
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Triệu ha)

(Tạ/ha)

(Triệu tấn)

1996

61,09


21,31

130,21

1997

66,95

21,57

144,41

1998

70,97

22,55

160,10

1999

72,10

21,88

157,80

2000


74,39

21,69

161,40

2001

76,74

23,18

177,93

2002

78,74

23,09

181,82

2003

83,20

22,54

187,52


2004

90,58

22,77

206,29

2005

93,39

23,01

214,91

2006

92,99

23,82

221,50

Năm

Nguồn: FAOSTAT, December, 2007.

Tổng sản lượng ñậu tương thế giới năm 2005 là 219,49 triệu tấn, lượng

ñem ép dầu 182,65 triệu tấn. Tổng sản lượng dầu ñậu tương năm 2005 ñạt
33,8 triệu tấn, tổng sản lượng bột ñậu tương 143,14 triệu tấn.
Xuất khẩu ñậu tương thế giới năm 2005 ñạt 65,47 triệu tấn, xuất khẩu
dầu ñậu tương 9,28 triệu tấn, bột ñậu tương 48,86 triệu tấn. (Bộ Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn (2005) [3]
Bốn nước sản xuất ñậu tương lớn nhất thế giới là Mỹ, Brazil, Argentina
và Trung Quốc, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng ñậu tương tồn thế giới.
(Ngơ Thế Dân và cs, 1999) [5].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


Mỹ là nước có diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương đứng hàng
đầu thế giới với diện tích trồng khoảng 30 triệu ha hàng năm, chiếm 2/3 sản
lượng ñậu tương thế giới. Tuy cây ñậu tương ở Mỹ chỉ mới được chính phủ
Mỹ quan tâm đúng mức sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm 1980
ñến nay, Mỹ đã và đang là nước ln dẫn đầu (chiếm 63%) về tổng sản lượng
đậu tương trên tồn thế giới (năm 2004 cho diện tích trồng cao nhất là 30,4
triệu ha) (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [5].
Brazil là nước có diện tích và sản lượng đậu tương đứng thứ 2 trên thế
giới (sau Mỹ). Diện tích trồng đậu tương năm 2001 - 2002 ñạt 15,9 triệu ha,
sản lượng ñạt 43,5 triệu tấn, tăng gấp 1,95 triệu ha (xấp xỉ 14%), sản lượng
vượt 4,5 triệu tấn (xấp xỉ 12%) so với năm 2000 - 2001. Năm 2005 diện tích
trồng tăng lên 25,9 triệu ha (xấp xỉ 90% diện tích của Mỹ) và cũng là năm cho
diện tích cao nhất giai ñoạn 2003 - 2005. Song năng suất lại giảm nhiều, năng
suất thấp hơn cả Argentina (27,3 tạ/ha), nhưng vì diện tích sản xuất nhiều cho
nên vẫn sản lượng lớn (gần 1,5 lần Argentina).
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương của một số nước trên thế giới
Năm 2003

Năm 2004


Năm 2005

Thế giới

Diện Năng Sản Diện Năng Sản Diện Năng Sản
tích suất lượng tích suất lượng tích suất lượng
(triệu (tạ/ha) (triệu (triệu (tạ/ha) (triệu (triệu (tạ/ha) (triệu
tấn)
ha)
ha)
tấn)
ha)
tấn)
83,61 22,67 189,54 91,61 22,64 206,6 91,4 23,50 214,8

Mỹ

29,27 24,8

Braxil

Tên nước

65,50

30,4

28,6


85,49 28,84 28,70 82,82

18,44 27,95 51,54

21,47 27,9

59,90 25,90 21,90 56,72

Argentina

12,20 28,52 34,80

14,32 22,0

31,50 14,04 27,30 38,33

Trung Quốc

9,50

17,36 16,49

10,58 17,4

18,41 9,50

18,1

17,20


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10



×