Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Việt nam đã tham gia và các điều ước quốc tế bảo vệ môi trường không khí nào và thực tiễn áp dụng các điều ước ấy ở việt nam có thực sự hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.52 KB, 17 trang )

Lời mở đầu.
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan
tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn
bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay.
Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng
thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi
giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy
luật cân bằng sinh thái.
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra
hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.
Người ta vẫn nói, con người có thể nhịn ăn 7 ngày và nhịn uống 3 ngày mà vẫn
sống nhưng không một ai có thể ngừng hít thở không khí trong 3 phút. Như vậy,
không khí là một nhân tố hết sức quan trọng đối với con người cũng như sinh vật
khác trên trái đất nay. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế ồ ạt không bề vững đã làm
cho không khí ngày càng ô nhiễm và tiềm ẩn chứ nhiều khói, bụi, vi khuẩn ... làm
suy giảm mầm sống. Từ những thực tiễn đó, các nước trên thế giới đã cùng nhau
cam kết các điều ước chung nhằm cải thiện vấn đề ô nhiễm không khí. Vậy Việt
Nam đã tham gia và các điều ước quốc tế bảo vệ môi trường không khí nào ? Và
thực tiễn áp dụng các điều ước ấy ở Việt Nam có thực sự hiệu quả. Sau đây, nhóm
2 xin được tìm hiểu và đưa ra những lời giải cho các vấn đề trên.


Nội dung:
I.Những vấn đề chung về không khí
1.Khái niệm về không khí
Không khí là hỗn hợp khí gồm có nitơ chiếm 78,9%; ôxi chiếm 0, 95%; acgông
chiếm 0,93%; dioxit các bon chiếm 0,32% và một số khí hiếm khác như neon, hêli,
mêtan, krypton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm
gần 1- 3% thể tích không khí.
2. Ô nhiễm không khí


Ô nhiễm không khí theo cách nhìn tổng quan nhất là sự biến đổi không khí theo
chiều hướng bất lợi với cuộc sống của con người, của động, thực vật, mà sự thay
đổi đó lại chính do hoạt động của con người gây ra với quy mô, phương thức và
mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi mô hình, thành phần hóa
học, tính chất vật lí và sinh học của không khí.
Dưới góc độ pháp lí, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất không
khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách khác ô
nhiễm không khí là tình trạng không khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lí hóa vốn có của nó,
vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây
tác động có hại cho con người và thiên nhiên.
3. Tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.
a. Trên thế giới.
- Không khí trên khắp thế giới đang bị ô nhiễm nặng nề, nơi đâu có con người,
nơi đó không khí bị ô nhiễm. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra hàng
triệu cái chết cho con người vì vậy cả thế giới đang phải đối mặt với bài toán
đẩy lùi ô nhiễm không khí.
-Làn khói độc hại đang bao phủ nhiều thành phố lớn trên thế giới thậm chí còn có
thể nhìn thấy được từ trạm không gian quốc tế (ISS).


- 80% số thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) về chất lượng không khí.Theo WHO chất lượng không khí trên
phạm vi toàn thế giới đang suy giảm trông thấy, đến mức mà cứ trong 8 người sống
ở các thành phố lớn thì chỉ có 1 người được hít thở bầu không khí đạt chuẩn hạn
chế về mức độ ô nhiễm.
- Theo một nghiên cứu khoa học mới đây nhất được đăng tải trên tạp chí khoa học
danh tiếng Nature, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến
cho số người chết tăng dần theo mỗi năm, thậm chí còn vượt qua cả tổng số người
chết do virus HIV và bệnh sốt rét cộng lại. Ở nhiều quốc gia, số người chết do ô

nhiễm không khí gấp 10 lần số người chết do tai nạn giai thông.
- Tổ chức Y tế Thế giới từ chối, không công khai nêu danh nước nào có kỷ lục ô
nhiễm tồi tệ nhất. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy khu vực Đông Nam Á và Tây
Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam, có mức độ ô
nhiễm cao nhất.
-Theo báo cáo có sử dụng dữ liệu thống kê từ 184 nước này của WHO, ba nước
đứng đầu danh sách là Trung Quốc với khoảng 1 triệu người đã chết vì không khí ô
nhiễm, Ấn Độ có khoảng 600.000 người và Nga có 140.000 người.
- Riêng khu vực Đông Nam Á, mỗi năm có 700.000 người chết sớm vì liên quan
đến ô nhiễm không khí. Đây là những con số nói lên hậu quả mà ô nhiễm không
khí đang gây ra cho con người
b. Ở Việt Nam.
- Báo chí và truyền thông Việt Nam gần đây liên tục phản ánh thực trạng ô nhiễm
môi trường không khí đô thị ở Việt Nam, đặc biệt với thủ đô Hà Nội, các thông tin
cho hay ô nhiễm đã 'vượt giới hạn' cho phép ở một số chỉ tiêu.
-Ô nhiễm không khí đáng báo động ở một số thành phố lớn của Việt Nam: Đầu
tháng 3 năm nay, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ghi nhận chỉ số chất lượng không
khí (AQI) rơi vào ngưỡng cho thấy vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở


mức độ nguy hiểm. Ngay sau đó, tờ Channel News Asia đã dùng cụm từ "khí
quyển ngày Tận thế" để nói về tình trạng ô nhiễm tại Hà Nội.Không phải đến bây
giờ, tình trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô mới được gióng lên hồi chuông cảnh
báo. Năm 2012, một công ty phân tích ô nhiễm của Pháp là ARIA Technologies đã
xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất ở Đông Nam Á, và là một trong những
thành phố có chất lượng không khí tệ nhất châu Á.
+Mặc khác gần đây có phát hiện hiện tượng thủy ngân trong không khí Hà Nội, vô
cùng nguy hại nếu hít phải. Đồng thời, người dân Thủ đô bắt gặp hiện tượng có 1
không 2 chính là sương mù quang hóa.Điều này đã đẩy mức độ ô nhiễm của thành
phố lên mức báo động.

-Một số thành phố khác cũng không tránh khổi tình trạng ô nhiễm không khí.
Ngay đến Đà Nẵng được coi là tiêu biểu của thành phố sạch ở Việt Nam nhưng 3
năm qua, số ngày có chất lượng không khí kém, không khí xấu ở thành phố này
tăng lên đáng kể.Năm 2011, Đà Nẵng chỉ có 40 ngày không khí kém, đến năm
2013, con số này tăng lên 128 ngày. Chất lượng không khí giảm sút ở Đà Nẵng là
do sự tăng mạnh về nồng độ ôzôn, các chỉ số ô nhiễm khác ở thành phố này ít biến
động.
- Trong không khí có nhiều chất ô nhiễm như bụi CO2, SO2, NO2, OZON… Theo
quy định của Mỹ, một trong các chất cơ bản bị ô nhiễm thì đánh giá chung không
khí là ô nhiễm. Còn ở Việt Nam và một số nước khác, việc đánh giá mức độ ô
nhiễm trước hết phải đánh giá chung từ mức độ ô nhiễm các chất đó cộng lại. Việt
Nam chưa bị ô nhiễm trầm trọng nhưng ô nhiễm bụi như ở Hà Nội và một số tỉnh
khác của nước ta bị rất nặng
- Ô nhiễm bụi : Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn
cho phép từ 2 đến 3 lần
*Nguyên nhân:
- Do quá trình đô thị hóa của chúng ta quá nhanh và khả năng phát thải từ do
phương tiện giao thông hoặc do hoạt động sản xuất của chúng ta mà chưa được
quản ly’ chặt chẽ


- Hai tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí là khí thải từ các phương tiện cơ
giới và hoạt động sản xuất công nghiệp.
+ Theo một số nghiên cứu, hiện tại khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới
chiếm 70% tác nhân gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Lượng khí thải lớn như
vậy đến từ 43 triệu xe máy và 2 triệu ô tô đang lưu hành trên đường phố Việt Nam
mỗi ngày, theo thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Năm 2000, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7,5 triệu tấn xăng dầu thì đến năm 2015 con
số này đã vọt lên 17,5 triệu (số liệu từ Petrolimex) - trong đó quá nửa phục vụ hoạt

động giao thông vận tải. Ô nhiễm không khí do phương tiện cơ giới gây ra nhiều
khả năng sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa trong những năm tới bởi các phương tiện
giao thông cá nhân sẽ tiếp tục tăng vọt.
+Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp - nhất là từ các KCN cũ, công nghệ
sản xuất lạc hậu - đang góp phần là cho ô nhiễm không khí ngày một trầm trọng
hơn. Công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường
+ Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí từ các khu, cụm công nghiệp cũ,
như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), Thủ
Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Công
nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô nhiễm không khí cục bộ ở
xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò
nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt
dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,..
+ Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động. Như
hiện tượng "hít khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay
là "những làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng
nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô
nhiễm môi trường không khí.
- Luật phạt ngày càng nặng, nhưng vi phạm ngày càng nhiều
Sau 25 năm, đến nay có khoảng 300 khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn cả
nước.Trong số này có không ít những nhà máy, xí nghiệp sử dụng công nghệ lạc
hậu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.Đổi lại, họ xả khói thải ngày càng nhiều ra môi
trường.


Các quy định về môi trường Việt Nam đưa ra ngày càng chặt chẽ và xử lý nghiêm
hơn. Thậm chí luật pháp Việt Nam dã đưa một số tội danh liên quan đến vi phạm
môi trường vào danh mục xử lý hình sự. Tuy nhiên, số vụ vi phạm môi trường
cũng không ngừng tăng lên.
-Ngoài ra nguyên nhân ô nhiễm không khí từ hoạt động xây dựng, sinh hoạy đun

nấu của nhân dân.
II. Các cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham gia
a.Công ước về bảo vệ tầng ozon 1985.
Ngày 22/3/1985 các quốc gia cùng nhau kí kết một văn bản thỏa thuận về trách
nhiệm của các nước trong việc giảm phát thải các chất có hại đến sự bình ổn của
tần ozon. Với mục đích hạn chế sự phát thải của các chất khí có hại dến tầng ozon
công ước viên thiết lập sự kiểm soát không đặc thù về các chất làm suy giảm tầng
ozon thay vì xác lập một cam kết chung cho các thành viên để bảo vệ tang ozon.
-Nhằm thực hiện Công ước một cách có hiệu quả, 2 năm sau đó, Nghị định thư
Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozon đã được ban hành. Nghị định
thư đã đưa ra một kế hoạch đặc biệt cho việc giảm sản xuất và tiêu thụ các chất làm
suy yếu tầng ozon trong 10 năm tới nghị định đã đặt ra 3 giai đoạn giảm khí nhà
kính với mục tiêu giảm 50% khí thải vào năm 1999 vào giảm đến ZERO vào
1/1/2000 và các bên cần fair duy trì mức độ phát thải của mình như đã cam kết.
-Công ước viên về bảo vệ tầng ozon 1985 và nghị định thư montreal về các chất
làm suy giảm tầng ozon 1987 đang được ghi nhận là một thành công của cộng
đồng quốc tế trong việc chống lại một thảm họa môi trường toàn cầu tạo ra do sự
biến đổi khí hậu do tầng ozon bị phá hủy gây nên.
-Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức phê chuẩn và tham gia công ước viên
bỏ vệ tầng ozon và nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994.
b.Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC), 1992 ,
(16/11/1994):
- Trước những hiểm họa và thách thức lớn về khí hậu đối với nhân loại, Liên hợp
quốc với 2 cơ quan chuyên môn chính của mình là Tổ chức Khí tượng Thế giới


(WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), đã tập hợp nhiều
nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi đến nhất trí cần có một Công
ước quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để tập trung nỗ lực chung của
cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu. Sau

một quá trình soạn thảo (tháng 02/1991-tháng 5/1992), Công ước khung của Liên
hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đă được chấp nhận vào ngày 9/5/1992
tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York.
- UNFCCC được mở ra để ký kết từ 9 tháng 5 năm 1992, sau khi một Ủy ban Đàm
phán Liên chính phủ xây dựng văn bản của công ước khung như một báo cáo theo
sau cuộc họp tại New York từ ngày 30 tháng 4 đến 9 tháng 5 năm 1992. Nó bắt đầu
có hiệu lực ngày 21 tháng 3 năm 1994. Tính đến tháng 5 năm 2011 UNFCCC đã có
195 bên tham gia.
- Mục tiêu (Được ghi nhận tại Điều 2 của Công ước) cuối cùng của Công ước này
và bất kỳ các văn bản pháp lý liên quan mà Hội nghị các Bên có thể thông qua là
nhằm đạt được, phù hợp với những điều khoản thích hợp của công ước, sự ổn định
các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can
thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải được đạt tới
trong một khung thời gian đủ để cho phép hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên
với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm rằng việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và
tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế TIẾN TRIỂN MỘT CÁCH LÂU BỀN.
- Đặc biệt trong Công ước này, một cam kết được đưa ra, đó là nhóm các nước phát
triển sẽ giúp đỡ nhóm các nước đang phát triển thực hiện Công ước này bằng cách
thực hiện những cam kết hỗ trợ nhóm nước đang phát triển về kĩ thuật, khoa học và
triệt tận gốc nạn nghèo đói.
- Việt Nam tham gia UNFCCC ngày 1/6/1992 và phê chuẩn ngày 16/11/1994. Là 1
nước thuộc bên Không thuộc phụ lục I của UNFCCC, chưa có nghĩa vụ giảm phát
thải kính nhà kính, nhưng phải thực hiện một số nghĩa vụ chung : Xây dựng các
thông báo quốc gia, kiểm kê KNK; xây dựng và đánh giá các phương án giảm nhẹ
KNK và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Bộ TN và MT được Chính phủ giao làm cơ quan đầu mối của Chính phủ tham gia
và thực hiện UNFCCC và KP.Cục KTTV và BĐKH được giao là cơ qua đầu mối
trong nước về BĐKH.



c. Nghị định thư Kyoto năm 1997 công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu
Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của
chương trình khung Liên hiệp quốc về vấn đề biến đổi khí ậu. Trong đó những
quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây
hiệu ứng nhà kính khác hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Emission
trading nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.
+Theo một bài báo về chương trình biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc thì: “Nghị
định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt
giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo yêu đó
đên năm 2010 phải đạt được thì thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng
đến giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nito oxit, lưu huỳnh,
hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourcarbon trong khoảng thời gian 20082021. Mức trần đã được quy định cho các quốc gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho
liên minh Châu Âu, 7% cho Hoa Kỳ, 6% cho Nhật Bản,..
Đó là sơ thảo do chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hiệp
quốc đưa ra- UNFCCC khi được nhất trí trong hội nghị thượng đỉnh toàn cầu tại
Rio de Janeiro vào 1992. Khi đó chỉ có những nước thuộc chương trình khung về
vấn đề biến đổi khí hậu mới tham gia kí kết. Sau đó nghị định thư Kyoto mới được
đệ trình trong phiên họp thứ ba của hội nghị các bên tham gia nằm trong chương
trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu được tổ chức vào năm 1997 tai Kyoto Nhật
Bản. Hầu hết những điều khoản trong nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước
công nhiệp phát triển- được liệt vào nhóm Annex I trong UNFCCC, và không có
hiệu lực đối với các nguồn khí thải đến từ lĩnh vực hàng không, hàng hải thuộc
phạm vi quốc tế. NGhị định thư đã thành lập 3 cơ chế linh hoạt để các bên tham
gia nghị định thư có thể cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung, đó là: Cơ
chế cùng thực hiện (JI), cơ chế phát triển sạch (CDM), buôn bán phát thải quốc tế
(IET)
Nghị định thư giờ đây có hiệu lực với hơn 170 quốc gia, chiếm 60% các nước liên
quan đến vấn đề khí thải nhà kính. Tính đến tháng 21/ 2007, Hoa Kỳ và Kzakhstan
là hai nước duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có tham gia kí kết

tại nghị định thư. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết vào năm 2012, để vun đắp thành


công cho nghị định hiện tại, nhiều hội nghị quốc tế với sự tham gia của các bên
liên quan đã được tiến hành từ tháng 5/2007.”
Việt Nam đã kí nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày
25/9/2002.
d.Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu COP 21
- Hội nghị COP 21 diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 13/12/2015 với sự tham gia của
gần 40000 đại biểu từ 195 quốc gia tham gia công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu COP21.
Sau 2 tuần đàm phán căng thẳng với các phiên họp kéo dài suốt dêm trong giai
đoạn nước rút, vào lúc 19h28 (giờ Paris) ngày 1/12, đại diện của 195 nước tham dự
Hội nghị COP 21 đã chính thức thông qua thỏa thuận Paris. Thỏa thuận vừa đạt
được là đánh dấu bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của Liên hợp quốc suốt
hơn 2 thập kỉ qua nhằm thuyết phục Chính phủ các nước hợp tác để giảm lượng
khí thải gây ô nhiễm, hạn chế việc gia tăng nhiệt độ của của trái đất và sẽ thay thế
nghị định thư Kyoto từ năm 2020. Thỏa thuận Paris sẽ có hiệu lực trong vòng 30
ngày sau khi có ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính toàn cầu phê chuẩn
Về mục tiêu, thỏa thuận này đặt ra mức tăng nhiệt độ của trái đất đến năm 2100 là
thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2 độ C và gắng tiến tới ngưỡng thấp nhất hơn 1.5
độ C.
Thỏa thuận Paris còn đề ra cơ chế để mỗi nước tự nguyện rà soát, theo đó từ năm
2023, cứ 5năm/lần Liên hợp quốc sẽ đánh giá hiệu quả tổng hợp về các nỗ lực
chống biến đổi khí hậu của các nước . Các nước phát triển sẽ cung cấp nguồn lực
tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng và giảm nhẹ phát thải nhà
kính và các bên được khuyến khích cung cấp hoặc tiếp tục cung cấp hỗ trợ này trên
cơ sở tự nguyện.
Thỏa thuận Paris đã đề cập tới những vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm trong

công tác ứng phó vớ biến đổi khí hậu. Đẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam dự hội nghị,
trong phát biểu của mình tại phiên khai mạc COP 21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã đưa ra cam kết mạnh mẽ của Việt Nam góp phần cùng với cộng đồng quốc tế
quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu.


-Ngoài các cam kết quốc tế tiêu biểu trên chúng ta có thể kể đến một số các cam
kết quốc tế khác như:
+Công ước về buôn bán quốc tế những loại động thực vật có nguy cơ bị đe dọa
(công ước CITES tham gia ngày 20/1/1994)
+Cam kết quốc tế về việc phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985+Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân (IAEA), 1985 (30/10/1987
+Công ước về hỗ trợ trong trường hợp có sự cố hạt nhân hay phóng xạ khẩn cấp
(IAEA), 1986 ( 29/9/1989)
+Tuyên bố Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển, 1992
+Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học 1992 ( tham gia ngày 16/11/1994)
+Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học ( 16/11/1994)
+Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc
tiêu huỷ chúng (BASEL), 1989 (13/3/1995)
+Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn (22/9/1999).
+Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001
III.Các văn bản pháp luật của Việt Nam về không khí
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Điều 62, 63, 64, chương XII)
-Quyết định số 249/2005/QĐ-TTG ngày 10/10/2005 của Thủ tướng chính phủ quy
định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông đường bộ.
-Quyết định số 15/2006/QĐ-BTNMT ngày 8/9/2006 về việc ban hành danh mục
thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC cấm nhập khẩu
-Quyết định số 47/2007/QĐ/TTG ngày 6/4/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của
Liên Hợp Quốc về biến đỏi khí hậu.
-Thông tư 16/2009-TT-BTNMT ngày 7/10/2009 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc

gia về môi trường.
-Thông tư số 25/2009- TT- BTNMT quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi
trường.


-Thông tư 30/2009- TT-BGTVT ngày 19/11/ 2009 quy định kĩ thuật quốc gia về
khí thải xe mô tô, gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
-Thông tư 42/2010-TT-BTNMT ngày 29/12/2010 quy định chuẩn quốc gia về môi
trường.
-Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 quy định về
việc quản lí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập- tái xuất các chất làm suy giảm tang
ozon theo quy định của nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tang
ozon.
-Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết việc thi hành luật
thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài ( phụ lục I có quy định sản
phẩm có hại cho tầng Ozon)
-Thông tư 32/2013-TT-BTNMT ngày 25/10/2013 quy định chuẩn kĩ thuật quốc gia
về môi trường.
-Thông tư 45/2014/TT-BGTVT ngày 3/10/2014 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
-Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư trên đã ban hành
kèm theo hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường khí của Việt Nam nhằm để đánh
giá và đảm bảo chất lượng không khí, gồm 2 loại quy chuẩn kĩ thuật như sau( chưa
tìm được đầy đủ nên chưa ghi vô)
III.Đánh giá
1.Đánh giá mức độ phù hợp giữa các quy định bảo vệ môi trường không khí Việt
Nam với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
-Việc Việt Nam tham gia các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường không khí thể
hiện chính sách mở cửa của Việt Nam trong việc hợp tác quốc tế nhằm mục tiêu

chung tay bảo vệ môi trường không khí. Các cam kết quốc tế mà Việt Nam kí kết
đã tạo ra một khuôn khổ pháp lí quan trọng cho sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác
nhau giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường, biến đổi khí hậu nói chung cũng như vấn đề ô nhiễm không khí nói
riêng.Sự cụ thể hóa các cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham gia so


với các quy định bảo vệ môi trường không khí Việt Nam đã có nhiều sự phù hợp,
tích cực và bên cạnh đó cùng tồn tại một số hạn chế nhất định.
a. Đối với công ước viên 1985 và nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng Ô zôn.
-Để thực hiện các cam kết trên đồng thời vì bảo vệ chất luộng môi trường không
khí nói chung, bảo vệ tầng ozon nói riêng. Việt Nam đã cụ thể hóa các cam kết đó
thành pháp luật quốc gia.
Nhằm ngăn ngừa, kiểm soát, hạn chế việc sửa dụng một số hóa chất hay chất khí
có thể làm giảm tầng ozon. Việc bảo đảm tuân thủ hạn định loại trừ các chất HCFC
theo quy định của Nghị định thư Montreal, thông tư liên tịch số 47 ngầy
30/12/2011 đã quy định về hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC phù hợp với nghĩa
vụ quốc gia về loại trừ các chất HCFC do nghị định thư Montreal quy định.Đây là
một văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá cao về mức độ phù, là văn bản duy
nhất quy định cụ thể, rõ ràng và phù hợp về các cam kết quốc tế về việc cắt giảm
các chất thải nguy hại đến tầng ozon theo quy định của Nghị định thư Montreal.
Ngoài ra cũng có thể kể đến một số văn bản như Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
(Điều 25), Nghị định số 187/2012/NĐ-CP, quyết định số 15/2006/QĐ-BTNMT để
ban hành các danh mục bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, xử phạt hành chính đối
với các hành vi nhập khẩu các thiết bị, máy móc vì có sử dụng chất làm lạnh CFC,
một hợp chất gây ra lỗ thủng của tầng ozon hiện nay.
-Việc nghiên cứu khoa học,phối hợp giữa các quốc gia khác trong quan trắc môi
trường có hệ thống liên quan tới tang ozon, sự biến đổi tầng ozon , những chất thải
làm ảnh hưởng đến tầng ozon cũng như những chất thay thế đã được quy định
trong công ước viên 1985 thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một văn bản nào rõ

ràng và chi tiết trong quan trắc môi trường không khí mà chỉ là những quy định
chung đối với môi trường được quy định tại chương XII Luật bảo vệ môi trường
năm 2014.
b, Đối với Công ước khung về biến đổi khí hậu Liên Hợp quốc UNFCCC:
- Việt Nam ban hành một số văn bản liên quan như sau:


+ Chỉ thị số 35/2005/CT- TTg: VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH
THƯ KYOTO THUỘC CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU
+ Quyết định 47/2007/ QĐ- TTg : QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Kế hoạch
tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 - 2010.
+ Quyết định 130/2007/QĐ-TTg: QUYẾT ĐỊNH Về một số cơ chế, chính sách
tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch
c. Nghị định thư Kyoto
Việt Nam cũng đã tham dự nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính
nhằm ngăn chặn tình trạng trái đất ấm dần lên.Việt Nam là một trong số những
quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia tích cực nhất vào
những hoạt động nhằm giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu do Liên Hợp
Quốc đề xuất. Tính đến tháng 3 năm 2003, thời điểm Việt Nam thành lập cơ quan
có thẩm quyền quốc gia về CDM, được gọi tắt là DNA. Việt Nam đã thực hiện các
cam kết của nghị định thư Kyoto bằng các quyết định và thực hiện các dự án CDM
trên thực tế.
-Tháng 04/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 47/2007/QĐ-TTg phê
duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010, trong đó đề cao mục tiêu
huy động mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng
phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực
hiện UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và CDM, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài

nước vào các dự án CDM, khuyến khích cải tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng
công nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật hiện đại.
Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia dự án CDM
được thể hiện rõ trong Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, trong đó quy định các
doanh nghiệp này sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập
khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập
khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được, miễn,
giảm tiền sử dụng đất, thuê đất và trong một số trường hợp sản phẩm của dự án
CDM sẽ được trợ giá.


Ngày 5/12/2011, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 2193/QĐ-TTg về
phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trong đó nêu rõ, mục tiêu chung
của chiến lược là phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các biện
pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nhằm mục tiêu phát triển bền vững,
Ngày 30/8/2012, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 1183/QĐ-TTg về
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn
2012- 2015. Theo đó mục tiêu chung của Chương trình là từng bước hiện thực hóa
chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng cường nhận thức và năng lực thích
ứng với biến đổi khí hậu, định hướng giảm phát thải hiệu ứng nhà kính, xây dựng
nền kinh tế carbon thấp, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống trái đất.
-Tính đến tháng 6/ 2014, Việt Nam có 253 dự án Cơ chế phát triển sạch ( CDM) và
11 Chương trình hoạt động theo CDM đucợ đăng kí và 10.068.987 chứng chỉ giảm
phát thải được chứng nhận (CER) được Ban chấp hành quốc teesveef CDM (EB)
cấp thông qua các hoạt động CDM. Trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 4 về số
lượng dự án CDM được đăng kí và xếp thứ 11 về lượng CER được cấp.
Dự án CDM đầu tiên được ban điều hành CDM phê duyệt là dự ánThu hồi và sử
dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng Đông (Bà Rịa – Vũng Tàu). Dự án này sử
dụng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện, khí hóa lỏng
dùng trong sinh hoạt và xăng. Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ

giảm 6,74 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm. Tính theo giá thị trường châu Âu
hiện nay, 24 euro/1 tấn CO2 thì dự án này có thể mang lại cho các bên tham gia dự
án một khoản thu khổng lồ 202 triệu đô la Mỹ. Và còn rất nhiều các dự án khác đã
được phê duyệt, đang chờ phê duyệt không chỉ dừng lại ở lĩnh vực năng lượng mà
còn mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực khác.
Nhìn chung, các quy định bảo vệ môi trường không khí của pháp luật Việt Nam để
thực hiện cam kết của nghị định thư là cụ thể, thực tế. Bên cạnh đó,có một số hạn
chế như các dự án CDM chưa thu hút được nhiều nguồn vốn trong nước và quốc
tế. Nhận thức về CDM của các nhà hoạch định chính sách và công chúng đều còn
thấp.
c. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).
d. Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu COP 21.
Hiện nay Việt Nam có 5 văn bản lớn hệ thống hóa các chính sách về ứng phó với
biến đổi khí hậu:


+ Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu
+ Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
+ Chiến lược Tăng trưởng xanh
+ Nghị quyết 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
+ Luật Bảo vệ môi trường có một chương riêng về ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Trong khuôn khổ COP21 tại thủ đô Pa-ri, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) giới
thiệu một số hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó biến đổi khí hậu,
trong đó có hai dự án thực hiện tại Đà Nẵng và Cần Thơ của Việt Nam.
+ Vừa qua, 90 triệu USD dành cho Việt Nam của WB tài trợ cho các hành động
chính sách về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giúp Việt Nam chuẩn bị thực
hiện các cam kết đã hứa trước thềm Hội nghị về Biến đổi khí hậu tại Paris năm
2015 do Hội nghị Khung về Biến đổi khí hậu của LHQ tổ chức.
+ Tổ chức thành công phiên Đối thoại cấp cao "Việt Nam chung tay cùng các đối

tác quốc tế ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL)
+ Việt Nam Pavilion: Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức thành công chuỗi sự kiện bên
lề về Việt Nam ứng phó với BĐKH: giới thiệu những thách thức và cơ hội do
BĐKH mang lại; các sáng kiến, hoạt động và tiềm năng trong hợp tác song phương
và đa phương; các nỗ lực và hành động ứng phó với BĐKH; chia sẻ những kết quả
nghiên cứu khoa học, công nghệ về biến đổi khí hậu; giới thiệu tiềm năng thực
hiện tăng trưởng xanh, phát thải các bon thấp tại Việt Nam.
+ Thông qua truyền thông, đơn vị thông tin đại chúng Nâng cao nhận thức, thay
đổi hành động cộng đồng tạo bước chuyển đổi sang nền kinh tế cacbon thấp, góp
phần thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đất nước
+ Việt Nam tiếp tục xây dựng các mô hình ứng phó hiệu quả dựa vào cộng đồng,
phát triển khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và huy động nguồn lực tài chính là
vấn đề không thể thiếu”,
+ Xây dựng một số chương trình lớn là: Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi
khí hậu (SPRCC), Hỗ trợ xây dựng thị trường cacbon tại Việt Nam, tích hợp vấn đề
biến đổi khí hậu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…
+ Trong giai đoạn 2012-2020, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu tập trung
vào các vấn đề chính yếu là: Tăng cường giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai;
đảm bảo an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; Chủ động ứng phó với thiên tai;
ngập úng cho các thành phố lớn; củng cố đê sông, đê biển và an toàn hồ chứa;
Tăng cường năng lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách hành chính về BĐKH; Huy
động sự tham gia của tất cả các ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hạn chế:
+ Khó khăn trong huy động nguồn lực tài chính, khoa học kỹ thuật chưa phát triển
+ Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo vẫn chưa được phát triển, sử dụng tương


xứng với tiềm năng.
+ Nhận thức về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ, chưa sâu, chưa thống nhất về nguy

cơ cũng như cách thức ứng phó.
2.Hướng hoàn thiện.
-Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đông bộ về biến đổi khí hậu để nhằm
mục đích thực hiện các cam kết quốc tế và nhằm hạn chế các tác động của biến đổi
khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Để làm được điều này trước hết phải nâng
cao được nhận thức của toàn dân về vấn đề biến đổi khí hậu. Tiếp tục hoàn thiện
chính sách pháp luật, đặc biệt nên xây dựng luật bảo vệ không khí.Vì đất đai, nước,
rừng cũng đều là tài nguyên thiên nhiên nhưng đều có luật chuyên ngành điều
chỉnh còn không khí thì chưa có.
-Tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện một số văn bản còn thiếu hoặc quy định
chưa đầy đủ như: quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong việc thực
hiện chức năng quản lí môi trường không khí, tránh chồng chéo, xây dựng quy chế
phối hợp về quản lí chất lượng không khí, đánh giá và lồng ghép quy định bảo vệ
môi trường không khí vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng cơ chế
công bố thông tin, kế hoạch quản lí môi trường không khí.
-Nên đưa trách nhiệm của pháp nhân vào bộ luật hình sự để xử lí trách nhiệm hình
sựa đối với pháp nhân gây ô nhiễm môi trường nói chung và gây ô nhiễm môi
trường không khí nói riêng.
-Giảm nhẹ phát thải nhà kính, khói bụi của các nhà máy, khu công nghiệp và sinh
hoạt.Cần đầu tư và hoàn thiện các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường
không khí.
-Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm kê quốc gia khí nhà kính nhằm cung cấp các
thông tin hứu ích, tạo lập cơ sở vững chắc cho công tác hoạch định chính sách ứng
phó với biến đổi khi hâu.
-Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc chỉ đạo và quản lí chặt chẽ quá trình liên
quan đến việc thực thi các dự án thuộc CDM. Khuyến khích các mô hình thân thiện
với môi trường, mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả
-Tiếp tục hợp tác với các quốc gia trên thế giới về bảo vệ môi trường không khí.



*Tài liệu tham khảo.



×