Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Những điểm tiến bộ của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.59 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của loài người, tồn tại bốn hình thái kinh tế - xã hội, tương
ứng với nó là bốn kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư
bản chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa . Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang dấu ấn
của một kiểu nhà nước và nhà nước sau ra đời tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu nhà
nước trước và sự thay đổi từ kiểu NNPK sang kiểu NNTS cũng không nằm ngoài quy
luật phát triển khách quan.. để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề
tài: “Những điểm tiến bộ của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến”
NỘI DUNG
I. I.Cơ sở lý luận chung về Nhà nước phong kiến và Nhà nước tư sản
1.Nhà nước phong kiến
Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở
hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, cộng với sự bóc lột sức lao động của
chủ nô đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhà nước chủ nô tồn tại và
phát triển trong điềukieện đối kháng gay gắt giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ , vì
thế nhà nước phong kiến ra đời thay thế cho Nhà nước chủ nô. Xã hội phong kiến có
kết cấu phức tạp, trong đó có 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân,
ngoài ra còn có các tầng lớp khác như thợ thủ công, thị dân…
Bổ sung ý quan điểm về NNPK ở Phương đông

2.Nhà nước tư sản
Khái quát từ giáo trình vào nhé ( khoảng mấy dòng)
II.
Những điểm tiến bộ của Nhà nước tư sản với Nhà nước phong kiến
1. Về bản chất nhà nước:
Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến bản chất NN chính là cơ sở
kinh tế và cơ sở xã hội.Nếu như cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là dựa trên
quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ, phong kiến về
ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua phát canh, thu tô. Thì với nhà nước tư sản về
bản chất vẫn là chế độ tư hữu sản xuất nhưng dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, đó là quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân lao động làm thuê. Điểm tiến bộ ở


đây của nhà nước tư sản đó chính là sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hóa thị trường,
mang tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất.
Trên cơ sở biến chuyển về kinh tế thì xã hội cũng có sự phân chia giai cấp, nếu như ở
NNPK gồm 2 giai cấp cơ bản là địa chủ, phong kiến và nông dân, trong đó nông dân


là bộ phận đông đảo nhất, luôn bị chèn ép, dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt. Thì
sang đến nhà nước tư sản cơ sở xã hội ở đây là quan hệ giũa các giai cấp tầng lớp
trong xã hội mà cốt lõi là quan hệ giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản 1, các giai
cấp được phân hóa đa dạng và khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội cũng dần
thu hẹp
Chính cơ sở kinh tế xã hội khác nhau đã quy định sự khác nhau về bản chất giữa
hai kiểu nhà nước, và đặc biệt được thể hiện rõ nét ở tính giai cấp, và tính xã hội
Thể hiện rõ ở Tính giai cấp và tính xã hội
Thứ nhất, về tính giai cấp: NNPK như thế nào, NNTS như thế nào?
Thứ hai, về tính xã hội: NNPK như thế nào, NNTS như thế nào?

_ Tính giai cấp: Nếu như trong nhà nước phong kiến, nhà nước là công cụ nằm
trong tay giai cấp thống trị để đảm bảo quyền, lợi ích và địa vị thống trị của giai
cấp thống trị thì nhà nước tư sản lại tiến bộ hơn khi bảo vệ cả quyền và lợi ích
của các giai cấp khác trong xã hội thông qua việc công nhận các quyền con
người, quyền công dân, quyền tự do cá nhân, … Rõ ràng, tính giai cấp trong nhà
nước tư sản mờ nhạt hơn hẳn.
_ Tính xã hội: Nhà nước tư sản thế hiện tính xã hội sâu sắc và rộng rãi hơn rất
nhiều so với nhà nước phong kiến. Nhà nước tư sản không chỉ duy trì và bảo vệ
trật tự xã hội mà còn có nhiều hoạt động vì lợi ích cộng đồng như xây dựng và
phát triển giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội,

Cần phân tích rõ hơn về vấn đề này. Lấy ví dụ nữa
2.2.2. Về chức năng nhà nước:

Trong khoa học pháp lý hiện nay có nhiều cách phân loại chức năng NN, nhưng
để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em căn cứ vào phạm vi hoạt động của
NN, chức năng NN được phân thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Nói về điểm giống nhau ở trên này. ở dưới chỉ phân tích khác. Tìm thêm điểm giống
nhau
Cả 2 nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản đều có chức năng thiết lập quan hệ
ngoại giao hòa bình, hợp tác, phòng thủ và bảo vệ đất nước
2.1. Chức năng đối nội:
a. Chức năng kinh tế:
Với nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, nên ở nhà nước phong kiến,
chức năng kinh tế chỉ dừng lại ở việc tiến hành các hoạt động trị thủy, khai khẩn
đất hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, thêm vào đó là bảo hộ khuyến
1 Giáo trình Lý luận chung, tr46


khích phát triển các ngành nghề thủ công, phát triển thương nghiệp bằng vận
chuyển hàng hóa giao thương với các vùng lân cận. Ở nhà nước phong kiến,việc
giao thương với nước ngoài rất ít và chỉ trong một thời gian ngắn
Nếu như ở nhà nước phong kiến chỉ bảo vệ quyền tư hữu cho giai cấp thống trị là giai
cấp địa chủ phong kiến thì ở nhà nước tư sản đã thừa nhận quyền tư hữu cá nhân và
cho rằng quyền này là quyền thiêng liêng của mỗi con người
Ở nhà nước tư sản, chức năng kinh tế thể hiện sự tiến bộ rõ rệt: Nhà nước đã ra
những chính sách cụ thể, những kế hoạch định hướng nhằm thúc đẩy nền kinh tế
quốc gia phát triển như khai thác hiệu quả nguồn lực quốc gia, đầu tư vốn cho những
ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao, những ngành kinh tế có ý nghĩa chiến lược quốc
phòng, thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, đến nhà nước tư sản thì việc
giao thương với nước ngoài rất được chú trọng,nhà nước khuyến khích việc sản xuất
tư nhân…Cùng với đấy là chức năng củng cố và bảo vệ chế độ chiếm hữu tư nhân
đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động xã hội và chức năng quản lí nền kinh tế
TBCN đây cũng là chức năng mà ở nhà nước phong kiến chưa có do kinh tế chưa

phát triển như ở nhà nước tư sản, thể hiện sự thống trị của mình và duy trì quyền lực
kinh tế của giai cấp tư sản, làm cho nền kinh tế tư TBCN phát triển.
b. Chức năng xã hội:
Ở nhà nước phong kiến, chức năng xã hội đã được thực hiện thông qua một số
hoạt động cơ bản chẳng hạn như: cứu tế, cấp phát lương thực cho dân lúc đói
kém, khuyến khích giáo dục, coi trọng khoa cử … tuy nhiên những hoạt động
này chưa thực sự được chú trọng.
Sang đến nhà nước tư sản,chức năng xã hội đã tiến bộ hơn hẳn biểu hiện ở chỗ:
Nhà nước có nhiều hoạt động nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định, an toàn
của xã hội. Nhà nước đầu tư lớn cho các công trình phúc lợi chung, nghiên cứu
phát triển khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục và y tế - điều này chưa có ở nhà
nước phong kiến. Việc phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường cũng được thực
hiện hiệu quả hơn rất nhiều. Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa giáo dục,
khoa học công nghệ nền giáo dục và đào tạo ở nhà nước phong kiến không được
chú trọng phát triển, nhưng sang đến nhà nước tư sản thì ngành giáo dục lại
được chú trọng phát triển không ngừng, nhà nước tư sản ra chính sách phổ cập
giáo dục bắt buộc, đầu tư rất lớn cho việc xây dựng các cơ sở giáo dục, quản lí
chặt chẽ đội ngũ công chức hoạt động trong ngành giáo dục… nhà nước ra
chính sách phổ cập giáo dục bắt buộc; có hệ thống giáo dục với nhiều cấp học,
bậc học rất phù hợp và tiến bộ. một số Nhà nhà nước đã thực hiện cải cách giáo
dục, phổ cập giáo dục bắt buộc cho công dân,tăng đầu tư ngân sách để phát
triển giáo dục, ban hành và thực hiện nhiều chính sách xã hội như việc làm cho
người lao động, trợ cấp thất nghiệp, dân số, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh


xã hội…Ví dụ: tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã ra quyết định hỗ trợ các
doanh nghiệp lắp ráp ô tô của Pháp hang tỷ Euro để các doanh nghiệp này đảm
bảo việc làm cho người lao động ( Theo tin Đài truyền hình Việt Nam ngày
10/02/2009) Ngoài ra, nhà nước tư sản đã đưa ra được những chính sách phát
triển khoa học - công nghệ như đầu tư xây dựng các trung tâm, các viện nghiên

cứu, trú trọng bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai… mà trước đó nhà
nước phong kiến chưa thực hiện được.… Đặc biệt, đến với nhà nước tư sản việc
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và con người được đặt lên hàng
đầu và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật; nhà nước tư sản thực hiện nhiều
chính sách an sinh xã hội như: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho người có thu
nhập thấp, có các chính sách về bảo hiểm xã hội phù hợp dành cho những người
hưu trí, những người già yếu không nơi nương tựu, chính sách bảo vệ bà mẹ và
trẻ em, các loại bảo hiểm xã hội…. Đây là những điều mà nhà nước phong kiến
chưa có, thể hiện một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển các kiểu nhà nước.
2.2. Chức năng đối ngoại:
a. Giống nhau: Cả 2 nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản đều có chức năng thiết
lập quan hệ ngoại giao hòa bình, hợp tác, phòng thủ và bảo vệ đất nước.
b. Khác nhau:
_ Về tiến hành chiến tranh xâm lược:
+ Ở nhà nước phong kiến: chủ yếu để mở rộng lãnh thổ quốc gia. VD: các triều đại
phong kiến phương Bắc đánh chiếm và đô hộ phương Nam trong đó có Việt Nam.
+ Ở nhà nước tư sản lại: chủ yếu tiến hành với mục đích mở rộng thị trường, tiêu thụ
hàng hóa, phân chia lại thuộc địa. Ví dụ: Chiến tranh thế giới thứ hai.
_ Về thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế:
+ Ở nhà nước phong kiến:
 Chủ yếu để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
 Viện trợ nhân đạo với mục đích khuếch trương thanh thế, thâu tóm các nước
nhỏ hơn.
+ Ở nhà nước tư sản:
 Thiết lập mối quan hệ ngoại giao hòa bình, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với
xu thế “toàn cầu hóa”. Ngoài ra, nhà nước tư sản còn thực hiện liên minh các
khối quân sự, chính trị (ví dụ: khối NATO).
 Thể hiện được tính nhân đạo và sự hữu nghị trong quan hệ hợp tác với các
nước khác.



Dưới thời các triều đại phong kiến chức năng thiết lập các mối quan hệ ngoại giao
hòa bình, hơp tác đã bắt đầu xuất hiện nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào mục đích bảo
vệ chủ quyền của quốc gia.
Sang đến nhà nước tư sản Nhìn chung trong thời kỳ phong kiến, các quan hệ ngoại
giao và hữu nghị giữa các quốc gia chưa thực sự phát triển vì các Nhà nước phong
kiến chưa chú trọng đến việc thực hiện chức năng này và nó chỉ giữ vai trò thứ yếu.
Thậm chí có nhiều triều đại phong kiến còn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng
trong mối quan hệ với bên ngoài thì đương nhiên chức năng này không được quan
tâm đến. Nhưng đối với Nhà nước tư sản thì đây là chức năng đặc biệt được chú ý.
Từ sau những năm 1950, một số liên minh kinh tế của các Nhà nước tư sản đã hình
thành và ngày càng phát triển, mở rộng như: khối thị trường chung châu Âu (EEC),…
Sự hợp tác được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: văn hóa, kinh
tế, giáo dục, chính trị, khoa học - công nghệ… Đó là xu hướng “toàn cầu hóa”. Nếu
như ở các nhà nước phong kiến việc trợ giúp các nước khác chủ yếu nhằm mục đích
thâu tóm hoặc phô trương thanh thế với các nước nhỏ thì ở nhà nước tư sản thể hiện
tiến bộ hơn, các quốc gia bày tỏ tinh thần nhân đạo thông qua sự viện trợ trong các
trường hợp xảy ra nạn đói, lũ lụt… hay thành lập các quỹ, tổ chức có vai trò hỗ trợ
các nước đang phát triển giải quyết khó khăn trong nước. Ngoài ra ở nhà nước tư sản
chức năng xây dựng và phát triển các liên minh chính trị, quân sự và kinh tế, tham gia
vào quá trình phân công quốc tế, giúp đỡ nhau trên phạm vi khu vực và toàn cầu và
nhiều lĩnh vực khác nhau ngày càng phát triển và quan trọng hơn trong hoạt động đối
ngoại như các tổ chức WTO, EU, NATO, NAFTA,… Đây là điểm thể hiện một bước
tiến lớn so với nhà nước phong kiến khi mà ở thời kì này các nước mới chỉ xuất hiện
các liên minh về quân sự khi cần thiết mà không hề có trên các lĩnh vực khác.
3. Về tổ chức Bộ máy nhà nước:
Về cấu trúc của BMNN phát triển từ đơn giản sang phức tạp, đa dạng hơn, số lượng
các cơ quan trong BMNN theo chiều hướng ngày càng đầy đủ, hợp lý hơn…
Về phân chia chức năng, thẩm quyền giữa các CQNN ở NN tư sản thể hiện sự rõ ràng
cụ thể hơn. ở BMNN phong kiến, mặc dù đã có sự phân chia chức năng, thẩm quyền

nhưng chỉ mới ở mức sơ khai, gồm có Vua, quan văn, quan võ….( cái này chị nhớ
không rõ, hehe) . Nếu như ở nhà nước phong kiến, người nắm quyền hành tối cao là
nhà vua, mọi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều tập trung vào một người dễ gây
tình trạng chuyên quyền, độc đoán, lạm quyền thì nhà nước tư sản xây dựng trên
nguyên tắc phân chia quyền lực . Bộ máy nhà nước hoạt động theo ý chí và sự chỉ
đạo của nhà vua, mọi mệnh lệnh chiếu chỉ của nhà vua đều được coi là pháp luật.


Nhưng sang đến BMNNTS, đã có sự phân chia chức năng rõ ràng,nguyên tắc phân
chia quyền lực đã thể hiện rõ sự tiến bộ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước tư
sản so với nhà nước phong kiến. Quyền lực nhà nước được chia thành ba quyền: lập
pháp, hành pháp, tư pháp; các quyền này được trao cho các cơ quan nhà nước khác
nhau, như Nghị viện hay Quốc hội nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm quyền hành
pháp và quyền tư pháp thuộc về Tòa án. Nguyên tắc này giúp cho chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước rõ ràng hơn, đảm bảo sự chuyên môn hóa.
Không chỉ vậy , giữa các cơ quan sẽ có sự kiềm chế, đối trọng, chế ước nhau giúp
ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán hay thiếu trách nhiệm trong
việc thực hiện quyền lực vốn dễ xảy ra ở nhà nước phong kiến. Qua đó tạo nên được
sự thống nhất của quyền lực nhà nước, đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của các nhân, tổ chức trong xã hội.
Các loại cơ quan nhà nước, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức của từng loại, từng cấp
cơ quan, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức và phương thức hoạt động của
các cơ quan nhà nước đều do pháp luật quy định. Các cơ quan và nhân viên nhà nước
cũng phải thực hiện đúng đắn, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định
_ Ở nhà nước tư sản: Đã có sự thay đổi lớn một phần nhờ vào việc xây dựng
Hiến pháp. Lúc này theo chiều ngang quyền lực nhà nước được chia thành ba
nhánh: quyền lập pháp (xây dựng pháp luật), quyền hành pháp (tổ chức thực
hiện pháp luật), quyền tư pháp (bảo vệ pháp luật) và mỗi loại được trao cho các
cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện một cách độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực

hiện một quyền. Trong đó Quốc hội hoặc Nghị viện sẽ nắm quyền lập pháp,
quyền hành pháp thuộc về Chính phủ còn lại quyền hành pháp do Tòa án đảm
nhiệm. Theo chiều dọc, quyền lực nhà nước được phân chia giữa nhà nước liên
bang với nhà nước thành viên, giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. Nếu như ở nhà nước phong
kiến, quyền lực hoàn toàn nằm trong tay nhà vua dễ dẫn đến việc chuyên quyền,
lạm quyền thì nhà nước tư sản với nguyên tắc phân quyền đã đảm bảo cho
không một ai hay cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước cũng không thể
lấn sang hoạt động của cơ quan khác. Nguyên tắc này giúp cho chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước rõ ràng hơn, đảm bảo sự chuyên
môn hóa. Không chỉ vậy , giữa các cơ quan sẽ có sự kiềm chế, đối trọng, chế ước
nhau giúp ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán hay thiếu
trách nhiệm trong việc thực hiện quyền lực vốn dễ xảy ra ở nhà nước phong
kiến. Qua đó tạo nên được sự thống nhất của quyền lực nhà nước, đảm bảo
được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhân, tổ chức trong xã hội. tìm
hiểu xem đúng không nhé , nếu đúng thì em thay phần này cho phần trên cho đầy đủ
ý cũng được


Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện rõ tính dân chủ cũng là một
điểm tiến bộ rõ nét của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến. Điều này được
thể hiện ở nguyên tắc dân chủ: công dân có quyền tham gia bầu cử hoặc ứng cử vào
các cơ quan đại diện của nhà nước khi có đủ điều kiện do luật định, đều có thể được
tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước khi đáp
ứng được các yêu cầu cần thiết. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người công dân có
quyền tham gia thành lập nên các cơ quan nhà nước thông qua bầu cử. Điều đó đã
cho thấy những điểm tiến bộ rất lớn và quyền làm chủ của người dân đã được đề cao,
mang tính chất quyết định. Ngoài ra,trong một chừng mực nhất định công dân có thể
kiểm tra, giám sát các hoạt động của các nhân viên, cơ quan nhà nước. Việc làm này
ở nhà nước phong kiến là chưa từng xảy ra.

IV.4. Về hình thức Nhà nước:
4.1. 1. Hình thức chính thể: EM XEM THÊM RỒI BỔ SUNG
Về mặt chính thể, so với nhà nước phong kiến, nhân dân ở nhà nước tư sản có
quyền bầu ra cơ quan đại diện cho mình và quyền lực của giai cấp thống trị (giai
cấp tư sản) bị phần nào hạn chế hơn. Bộ máy nhà nước thẻ hiện tính dân chủ hơn,
có sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan chứ không tập trung quyền lực và
trong tay một người hay một cơ quan đứng đầu.
Nếu như Ở nhà nước phong kiến chủ yếu là hình thức chính thể quân chủ chuyên
chế, nghĩa là quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua và kế thừa tước vị
theo nguyên tắc “cha truyền con nối”. Đến nhà nước tư sản, chính thể tồn tại ở hai
dạng chính thể quân chủ lập hiến (quyền lực của nhà cua bị giới hạn bởi Nghị
viện) và chính thể cộng hòa (chia làm hai loại: chính thể cộng hòa tổng thống:
Tổng thống do dân bầu ra và Tổng thống lập ra Chính phủ; chính thể cộng hòa đại
nghị: Nghị viện do nhân dân bầu ra, Nghị viện bầu ra Tổng thống và Tổng thống
phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện).
Nhìn chung, nhà nước tư sản ra đời sau nên hình thức chính thể có những điểm
tiến bộ nhất định, người dân đã có quyền bầu ra cơ quan đại diện cho mình, quyền
lực của giai cấp phần nào bị hạn chế, bộ máy nhà nước thể hiện tính dân chủ đã có
sư phân quyền.
_ Nhà nước phong kiến: Ở cả phương Đông và phương Tây, hình thức chính thể phổ
biến là chính thể quân chủ tuyệt đối, trong đó nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn
trong cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp và không chịu sự hạn chế nào.
Ngoài ra, chính thể cộng hòa cũng xuất hiện nhưng chỉ được thiết lập ở các thành phố
châu Âu trong thế kỉ XVI.


_ Nhà nước tư sản: Chính thể quân chủ tuyệt đối hầu như không còn tồn tại, thay vào
đó là hình thức chính thể quân chủ lập hiến và chính thể cộng hòa.
+ Quân chủ lập hiến: có các biến thể: quân chủ đại nghị, quân chủ nhị hợp … với các
chính thể này quyền lực nhà vua bị hạn chế, quyền lực của nghị viện là cao nhất,

chính phủ nắm quyền hành pháp.
+ Cộng hòa dân chủ: Với 3 hình thức cơ bản:
 Cộng hòa tổng thống - tổng thống đứng đầu quốc gia và chính phủ, nghị viện
và tổng thống do cử tri bầu ra.
 Cộng hòa đại nghị - tương tự Cộng hòa tổng thống, tuy nhiên thủ tướng đứng
đầu chính phủ phủ, nghị viện có quyền lực cao lập ra chính phủ.
 Cộng hòa hỗn hợp - Tổng thống có quyền lực lớn, do Chính phủ bổ nhiệm.
2.4.2. Hình thức cấu trúc nhà nước:
Về cấu trúc, nhà nước phong kiến chủ yếu là cấu trúc nhà nước đơn nhất thì ở nhà
nước tư sản ngoài hình thức nhà nước đơn nhất còn tồn tại nhà nước liên bang và nhà
nước liên minh. Các bang, vùng lãnh thổ hoặc các quốc gia độc lập liên kết với nhau,
mỗi bang, mỗi nhà nước có một chính phủ, hiến pháp, pháp luật riêng tuy nhiên phải
lấy hiến pháp chung làm căn bản, cùng nhau hợp tác phát triển mọi mặt kinh tế, chính
trị, quân sự,... Một số nhà nước liên bang như: Hoa Kỳ, Canada, Nga,… và liên minh
lớn như Liên minh Châu Âu EU. Những liên minh này đã mang lại hiệu quả rõ rệt và
càng ngày được áp dụng rộng rãi.

_ Ở nhà nước phong kiến: hầu hết đều tồn tại cấu trúc nhà nước đơn nhất.
_ Ở nhà nước tư sản: ngoài nhà nước đơn nhất còn tồn tại nhà nước liên bang và nhà
nước liên minh. Các bang, vùng lãnh thổ hoặc các quốc gia độc lập liên kết với nhau
nhằm thực hiện một mục tiêu chung, cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa,
chính trị, quân sự… VD:
+ Liên kết về kinh tế: Khối Thị trường chung Châu Âu trước đây.
+ Liên kết về chính trị: Liên minh của 13 bang thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ từ năm
1776-1785.
+ Liên kết về quân sự: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.
+ Liên kết về tất cả các mặt (kinh tế, văn hóa, chính trị): Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASIAN).
Mỗi bang, mỗi nhà nước có một chính phủ, hiến pháp, pháp luật riêng tuy nhiên phải
lấy hiến pháp chung làm căn bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất và trên phạm vi toàn

liên bang.


-> Nhà nước tư sản toàn diện hơn, phát triển trên nhiều lĩnh vực hơn, giao lưu hợp tác
và phát triển cùng các quốc gia khác.
3.4.3. Chế độ chính trị:
_ Chế độ chính trị của nhà nước tư sản tiến bộ vượt bậc so với nhà nước phong
kiến, được thể hiện qua các điểm sau:
Chế độ chính trị của nhà nước phong kiến là chế độ phản dân chủ hay chế độ dân
chủ nhưng chỉ biểu hiện rất hạn chế. Trong nhà nước phong kiến, nhà nước sử dụng
các cách thức, thủ đoạn chuyên quyền, độc đoán trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước; các quyền tự do chính trị của nhân dân không được nhà nước thừa
nhận hoặc bị hạn chế.
Chế độ chính trị của nhà nước tư sản tồn tại hai hình thức là chế độ dân chủ và chế độ
phản dân chủ tuy nhiên chế độ chính trị hầu hết thể hiện dưới hình thức chế độ
dân chủ. Trong nhà nước tư sản, trong hiến pháp và pháp luật thừa nhận quyền
tự do chính trị của công dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật;
trong bộ máy nhà nước có sự tồn tại công khai của các đảng cầm quyền và đảng
đối lập; các cơ quan đại diện được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Và
đặc biệt không còn sử dụng phương pháp bạo lực tàn bạo coi thường tính mạng con
người như nhà nước phong kiến.

KẾT LUẬN
Như vậy, rõ ràng, nhà nước tư sản có những điểm tiến bộ vượt bậc so với nhà nước
phong kiến cả về bản chất, chức năng, cách tổ chức bộ máy nhà nước và hình thức
nhà nước. Sự ra đời của nhà nước tư sản đã giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã
hội tồn tại ở nhà nước phong kiến, khắc phục được những thiếu thốn, lạc hậu và giúp
cho xã hội phát triển đến một trình độ cao hơn. Có thể nói, sự tiến bộ của nhà nước tư
sản so với nhà nước phong kiến là tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luật thay thế
các kiểu nhà nước: kiểu nhà nước sau luôn tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước.




TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình lí luận chung Nhà nước và
Pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình lí luận Nhà nước và Pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hồi, Hướng dẫn ôn tập môn học lí luận nhà nước và pháp luật,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
4. Nguyễn Thị Hồi, Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức
bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.



×