Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

lập quy trình thanh tra dựa vào kết luận thanh tra trên lĩnh vực bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.57 KB, 24 trang )

BÀI TẬP NHÓM 4-KS13TT1
CHỦ ĐỀ: LẬP QUY TRÌNH THANH TRA DỰA VÀO KẾT LUẬN THANH TRA
TRÊN LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Quy trình tiến hành thanh tra về lĩnh vực bảo vệ môi trường tại trang trại chăn
nuôi gà, heo tập trung thuộc Doanh nghiệp tư nhân Dư Hoài (nay là công ty TNHH MTV
Dư Hoài) địa chỉ: ấp Công Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành,tỉnh Sóc Trăng
được tiến hành dựa trên Thông tư 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động,
quan hệ công tác của đàon thanh tra và trỉnh tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Mục 1: CHUẨN BỊ THANH TRA
Điều 16. Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh
tra
1. Trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành (gọi chung là người giao nhiệm vụ nắm tình hình) chỉ đạo việc
thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh
tra.
Việc cử công chức hoặc Tổ công tác thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình (gọi chung
là người được giao nắm tình hình) phải thể hiện bằng văn bản của người giao nhiệm vụ
nắm tình hình. Thời gian nắm tình hình không quá 15 ngày làm việc.
2. Người được giao nắm tình hình khi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin phải
xuất trình:
a) Văn bản của cơ quan thanh tra nhà nước về việc cử người được giao nắm tình hình,
thời gian, nội dung làm việc, những thông tin cần thu thập từ cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra biết;
b) Thẻ công chức hoặc thẻ Thanh tra.
3. Người được giao nắm tình hình không được có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn,
phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin; yêu cầu cung
cấp những thông tin không thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.
4. Người được giao nắm tình hình có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng
hợp các thông tin, tài liệu thu thập được; chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết


thúc việc nắm tình hình, người được giao nhiệm vụ nắm tình hình phải có báo cáo bằng
văn bản về kết quả nắm tình hình gửi người giao nhiệm vụ nắm tình hình.
Báo cáo kết quả nắm tình hình gồm các nội dung chính sau:


a) Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của pháp luật liên
quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra;
b) Tình hình, kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra; kết
quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến
nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan;
c) Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất nội dung thanh tra và
phương pháp tiến hành thanh tra.
5. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình
a) Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được
thanh tra; tại các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan
đến nội dung thanh tra;
b) Nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo chí, đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra;
c) Khi cần thiết, làm việc trực tiếp với những người có liên quan.
Điều 17. Ra quyết định thanh tra
Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật thanh tra và báo cáo kết quả nắm tình hình (nếu có),
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ
trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định
thanh tra và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra.
Quyết định thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 44, Điều 52 Luật thanh tra và theo
Mẫu số 04-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 18. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và
trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.



UBND TỈNH SÓC TRĂNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
Số: 07/KL-STNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc trăng, ngày 26 tháng 06 năm 2015

KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH THANH TRA
Thực hiện Quyết định thanh tra số 31/QĐ-STNMT ngày 06/04/2015 của Giám đốc Sở
TN và MT về việc thanh tra theo kế hoạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các
tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thu gom,
xử lý chất thải tập trung trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đoàn thanh tra lập kế hoạch tiến
hành thanh tra như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
Yêu cầu trang trại thực hiện đúng, đầy đủ nội dung Đề án bảo vệ môi trường đã được
phê duyệt (hệ thống thu gom phân, nước thải, vận hành biogas); thu gom, quản lý các loại
chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh theo quy định ; quan tâm vệ sinh sạch sẽ xunh
quanh khu vực các giếng đang khai thác, sử dụng; lập thủ tục xin cấp phép khai thác, sử
dụng nước dưới đất phù hợp với thực tế theo quy định.
II. Nội dung thanh tra
-

Đối tượng thanh tra: Trang trại chăn nuôi gà, heo tập trung thuộc Doanh nghiệp tư
nhân Dư Hoài (nay là công ty TNHH MTV Dư Hoài) địa chỉ: ấp Công Đôi, xã Hồ

-


Đắc Kiện, huyện Châu Thành,tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian tiến hành thanh tra: Từ ngày 22/4/2015 đến ngày 07/05/2015
Phạm vi thanh tra: trang trại chăn nuôi (6 dãy trại).
Nội dung thanh tra: tiến hành thanh tra công ty TNHH MTV Dư Hoài có thực hiện
đúng quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh môi trường hay không?
Nội dung trọng tâm:
• Trang trại có lập thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định?
• Có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường?
• Có giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường?
• Có đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất?
• Có thực hiện chương trình giám sát môi trường định kì?
• Kê khai nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định?


III. Phương pháp tiến hành thanh tra:
-

Thu thập thông tin tài liệu và các giấy tờ liên quan đến nội dung thanh tra từ đối

-

tượng thanh tra, từ các cá nhân tổ chức khác có liên quan đến nội dung thanh tra.
Nghiên cứu so sánh thống kê các dữ liệu để phát hiện những nội dung hợp lí, bất
hợp lí, để từ đó yêu cầu các đối tượng thanh tra giải trình hoặc cung cấp bổ sung

-

những thông tin tài liệu cần thiết.
Thu thập ý kiến từ các cơ quan tổ chức.
Tham gia lấy ý kiến của các nhà chuyên môn.

Thuyết phục đối tượng thanh tra hợp tác với chủ thể thanh tra.

IV. Tổ chức thực hiện
-

-

Tiến độ thực hiện: Bình thường
Chế độ thông tin, báo cáo: bảo mật.
Thành viên tiến hành thanh tra:
Ông Nguyễn Văn A: trưởng Đoàn thanh tra
Bà Trương Thị B: Phó Đoàn thanh tra
Bà Trần Thị C: Thanh tra viên
Ông Trần Văn D: Thanh tra viên
Điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện cuộc thanh tra: phương tiện đi lại, cung cấp
những thông tin tài liệu có liên quan, mời chuyên gia khi cần thiết,…

Phê duyệt của người ra quyết định thanh
tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng đoàn thanh tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nơi nhận:
-

Công ty TNHH MTV Dư Hoài; Phòng PC49;
Phòng TNMT Châu Thành;


-

Thanh tra, CCBVMT;
Lưu:VT,HS Đtra

Điều 19. Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
1. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến và phân công nhiệm vụ
cho các tổ, các thành viên Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp tiến hành thanh tra;
sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên Đoàn thanh tra.


2. Tổ trưởng, thành viên Đoàn thanh tra phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được
phân công và báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra.
3. Khi cần thiết Trưởng đoàn thanh tra tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ cho thành viên
Đoàn thanh tra.
Điều 20. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
1. Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có
trách nhiệm chủ trì cùng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng

UBND TỈNH SÓC TRĂNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
Số: /QĐ-TT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc trăng, ngày tháng năm 2015

QUYẾT ĐỊNH
Về việc Ban hành đề cương thanh tra

theo kế hoạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
_________________________________

GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;


Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-STNMT ngày 06/04/2015 của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường về việc thanh tra theo kế hoạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm
và thu gom, xử lý chất thải tập trung trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Xét đề nghị
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Đề cương thanh tra theo kế hoạch
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
Điều 2. Trưởng Đoàn thanh tra do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Sóc Trăng thành lập thanh tra theo kế hoạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Trang
trại chăn nuôi gà, heo tập trung thuộc Doanh nghiệp tư nhân Dư Hoài (nay là công ty
TNHH MTV Dư Hoài) địa chỉ: ấp Công Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh
Sóc Trăng.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày kí.
Nơi nhận:
- Công ty TNHH MTV Dư Hoài;
Phòng PC49;
-Phòng TNMT Châu Thành;
-Thanh tra, CCBVMT;
-Như Điều 2

-Lưu:VT,HS Đtra.

GIÁM ĐỐC

ĐỀ CƯƠNG
Thanh tra theo kế hoạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
(Ban hành kèm theo Quyết định Số /QĐ-TT ngày tháng năm 2015 của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng)
_________________________________

I.

TÌNH TRẠNG CHUNG

-Trang trại chăn nuôi gà, heo tập trung thuộc Doanh nghiệp tư nhân Dư Hoài (nay
là công ty TNHH MTV Dư Hoài) địa chỉ: ấp Công Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện


Châu Thành,tỉnh Sóc Trăng, nay Doanh nghiệp đã chuyển hình thức từ Doanh
nghiệp tư nhân sang Công ty TNHH MTV Dư Hoài khi nào?
Người đại diện theo pháp luật của Công ty là ai? Công ty TNHH Dư Hoài có giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa? Do cơ quan nào cấp?
Trang trại đang hoạt động với quy mô như thế nào? Số lượng công nhân làm việc
tại Trang trại là bao nhiêu?
II.

KẾT QUẢ THANH TRA

Trang trại bắt đầu hoạt động từ năm bao nhiêu?
Đề án bảo vệ môi trường của Trang trại được phê duyệt tại Quyết định số mấy của

Sở Tài nguyên và Môi trường?
Chất thải phát sinh tập trung chủ yếu ở đâu? Qua hình thức nào?
Xử lý bằng bao nhiêu cách?
Tại thời điểm thanh tra tình trạng ô nhiễm ở mức độ cấp mấy?
Xem xét quy trình chăn nuôi được thực hiện và cách xử lý chất thải
Trang trại đã hoàn thành việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường tại Giấy xác nhận
số 1167/GXN-STNMT ngày 16/10/2013 của Sở TN và MT chưa.
III. YÊU CẦU ĐỐI TƯỢNG THANH TRA
Xem xét việc lập thủ tục về bảo vệ môi trường của trang trại; đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, xác nhận hoàn thành
các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; đăng ký khai thác, sử dụng nước
dưới đất; thực hiện chương trình giám sát môi trường định kì; kê khai nộp phí bảo
vệ môi trường theo quy định và cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Đoàn
thanh tra …
Lấy mẫu và phân tích để kiểm tra mức độ đảm bảo về môi trường được quy
định.
Yêu cầu trang trại thực hiện đúng, đầy đủ nội dung Đề án bảo vệ môi
trường đã được phê duyệt (hệ thống thu gom phân, nước thải, vận hành biogas);
thu gom, quản lý các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh theo quy định ;
quan tâm vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực các giếng đang khai thác, sử dụng;
lập thủ tục xin cấp phép khai thác.


Trang trại chăn nuôi gà, heo tập trung thuộc Công ty TNHH MTV Dư Hoài
thực hiện nghiêm túc và báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi
trường (thông qua thanh tra sở) trước ngày quy định. Trường hôp quá thời gian mà
Trang trại vẫn chưa thực hiện thì sẽ bị kiểm tra, xử lý theo quy định.

2. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra (kèm theo đề cương yêu cầu
báo cáo) ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra; văn bản yêu cầu phải nêu

rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo.

Điều 21. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố
quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra; trường hợp cần thiết, chuẩn bị để người ra
quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo phải nêu
rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
Mục 2: TIẾN HÀNH THANH TRA
Điều 22. Công bố quyết định thanh tra
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có
trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
2. Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm những người có trách
nhiệm của Doanh nghiệp tư nhân Dư Hoài (nay là công ty TNHH MTV Dư Hoài) và các
thành phần khác do người ra quyết định thanh tra quyết định trên cơ sở báo cáo của
Trưởng đoàn thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra; thông qua chương
trình làm việc; đọc toàn văn quyết định thanh tra; nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung,
thời hạn cuộc thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra; quyền và trách nhiệm
của đối tượng thanh tra; dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra; mối quan hệ công
tác giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra; các nội dung khác liên quan đến hoạt
động của Đoàn thanh tra.


4. Thủ trưởng cơ quan Doanh nghiệp tư nhân Dư Hoà báo cáo về những nội dung thanh
tra theo đề cương Đoàn thanh tra đã yêu cầu.
5. Các thành viên khác tham dự buổi công bố quyết định thanh tra phát biểu ý kiến liên
quan đến nội dung thanh tra (nếu có).
6. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản họp công bố
quyết định thanh tra được ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng Doanh nghiệp tư
nhân Dư Hoà

Điều 23. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu
đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
Việc yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu thực hiện theo Mẫu số 07-TTr. Việc giao nhận
thông tin, tài liệu phải lập thành biên bản. Biên bản giao nhận thông tin, tài liệu thực hiện
theo Mẫu số 08-TTr.
2. Đối với những thông tin, tài liệu không cần thu giữ thì người nhận hồ sơ, tài liệu phải
trả lại cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thời gian trả hồ sơ,
tài liệu chậm nhất khi kết thúc việc thanh tra trực tiếp. Việc trả hồ sơ, tài liệu phải lập
thành biên bản giao nhận thông tin, tài liệu như quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thanh tra thực hiện theo quy định
của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.
Điều 24. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
1. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông
tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung thanh tra; đánh giá việc chấp hành chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung
thanh tra được phân công; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về
những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần phải tiến hành làm việc, kiểm tra, xác minh để
việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo
Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
Trường hợp cần thiết để kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những vấn đề
có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh


tra mời đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có liên quan đến làm
việc. Giấy mời được thực hiện theo Mẫu số 09-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng
đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra có công văn yêu cầu yêu cầu đối tượng
thanh tra báo cáo. Công văn yêu cầu báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 10-TTr ban

hành kèm theo Thông tư này.
2. Kết quả kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải
được thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, xác minh hoặc
lập thành biên bản kiểm tra, xác minh.
Biên bản kiểm tra, xác minh thực hiện theo Mẫu số 11-TTr
3. Kết quả làm việc liên quan đến nội dung thanh tra phải được thể hiện bằng văn bản của
cơ quan, tổ chức, cá nhân được làm việc hoặc lập thành biên bản làm việc.
Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 12-TTr
Cụ thể về nội dung kiểm tra, xác minh:
Về Địa điểm công ty và người đại diện công ty:
Công ty TNHH MTV Dư Hoài, tại ấp Cống Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu
Thành, tỉnh Sóc Trăng. Người đại diện pháp luật Nguyên Thanh Hoài- Giám đốc công
ty .địa chỉ công ty và người đại diện công ty đúng với giấy phép đăng ký doanh nghiệp số
2200189275 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp,
đăng ký lần đầu ngày 05/11/1999, đăng ký thay đổi lần 07 ngày 01/06/2014; nghành nghề
kinh doanh: chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thời gian thu thập: 22/4/2015 đến 07/5/2015 là đúng với QĐ số 31/QĐ-STNMT ngày
06/04/2015 của Giám đốc Sở TN và MT về việc thanh tra theo kế hoạch trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường đối với các tổ chức,
a) Tiến hành:
+ Trang trại có 6 dãy trang trại
+ 4 dãy trại nuôi gà thịt(6.000 con) 1 năm 4 lứa
+ 2 dãy trại nuôi heo(1.000) 1 năm 2 lứa
 Trang trại đã thực hiện đúng quy mô chăn nuôi mà sở Tài nguyên Môi trường

tỉnh sóc trăng cấp giấy phép kinh doanh


b) Quy trình xử lý phân heo
+ Trang trại có sử dụng đệm lót sinh học trong 1 tháng đúng với Quy trình chăn nuôi heo


được thực hiện theo quy trình của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam
+ Phát sinh phân 1,5 tấn/ ngày
+ Nước thải 4m3/ ngày/ trại
+ Nước thải phát sinh thu gom rồi về hầm ủ biogas 4.4m 3
+ Sau đó qua ao sinh học số 01 diện tích 2.000m2

Rồi qua ao số 02 diện tích 8.600m2. Nước không ra kênh thủy lợi.
Trang trại đã được hoàn thành việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường tại
Giấy xác nhận số 1167/GXN-STNMT ngày 16/10/2013 của Sở TN và MT.
+ Đoàn thống nhất thu mẫu nước ở ao số 02- NT02
c) Quy trình xử lý phân gà
+ Phân gà 120 tấn/ngày
+ Nước thải 2-4m3/ đợt
+ Nguồn nước cung cấp là giếng khoan
+ Sử dụng trung bình 20m3/ngày.đêm
+ Khai thác lớn nhất 30m3//ngày.đêm
+ Rác thải 5kg/ngày
+ Bóng đèn huỳnh 2 bóng/tháng
+ Bao bì 10.800 cái/đợt
+ Chai lọ thuốc 12kg/tháng

Như vậy, Trang trại có lập thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định; có đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; hoàn thành các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường; có đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất; có
thực hiện chương trình giám sát môi trường định kì; kê khai nộp phí bảo vệ môi
trường theo quy định và cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Đoàn thanh tra
Điều 25. Thủ tục thực hiện quyền trong quá trình thanh tra
Khi thực hiện quyền trong hoạt thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định
thanh tra áp dụng các thủ tục theo quy định sau:



3. Trường hợp cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm
căn cứ cho việc kết luận như theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP thì
Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Quyết
định trưng cầu giám định được thực hiện theo Mẫu số 19-TTr; Công văn về việc trưng
cầu giám định được thực hiện theo Mẫu số 20-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần đình chỉ như quy định tại Điều 39 Nghị
định số 86/2011/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra ra quyết
định tạm đình chỉ hành vi vi phạm đó. Quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm được
thực hiện theo Mẫu số 21-TTr; Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc làm được
thực hiện theo Mẫu số 18-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần thiết thì kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ hành vi vi phạm
pháp luật. Kiến nghị đình chỉ hành vi vi phạm được thực hiện theo Mẫu số 22-TTr ban
hành kèm theo Thông tư này.
5.Trong trường hợp cần thiết thì người ra quyết định thanh tra có văn bản yêu cầu người
có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp do hành vi trái pháp luật gây ra.
Văn bản yêu cầu được thực hiện theo Mẫu số 24-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 26. Xử lý sai phạm được phát hiện khi tiến hành thanh tra
1. Khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm đến mức phải xử lý ngay thì Trưởng
đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải lập biên bản về việc sai phạm để làm cơ sở
cho việc xử lý.
Việc xử lý sai phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật
khác có liên quan.
2. Khi phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người
ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Áp dụng Điều 4 và Điều 5 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.



Điều 4: Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp
dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; Giấy xác nhận đủ điều kiện vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm; Giấy chứng nhận túi ni lon (hoặc ni lông) thân thiện với
môi trường; Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt
Nam; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép
khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài
nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh
học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy
phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen;
Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê loài
thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật
biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ
điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường)
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi
phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành
chính có hiệu lực thi hành;


b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành

chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính).
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi
sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận
nguồn gen trái pháp luật;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng quy định về bảo vệ
môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán
trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện
pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng
sinh học;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái
xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu,
vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng
quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm,
phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của
sinh vật biến đổi gen;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu đưa vào
trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe
conngười, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật


biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy chứng nhận an
toàn sinh học;

Điều 27. Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra
1. Theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Trưởng
đoàn thanh tra, từng thành viên Đoàn thanh tra, Tổ trưởng (nếu có) báo cáo tiến độ và kết
quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra. Trường hợp phát hiện
những vấn đề cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét,
quyết định.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, có ý kiến chỉ đạo cụ thể, trực tiếp về các
báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viên
Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người ra quyết định thanh
tra xem xét, quyết định.
2. Trưởng đoàn thanh tra báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với
người ra quyết định thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt hoặc
theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra.
Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Trưởng đoàn thanh tra được
gửi cho người được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, có ý kiến chỉ đạo cụ thể, trực tiếp
về báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, xử lý kịp thời kiến nghị của Trưởng
đoàn thanh tra.
3. Báo cáo tiến độ của thành viên Đoàn thanh tra, Tổ trưởng, Trưởng đoàn thanh tra được
thể hiện bằng văn bản, gồm các nội dung: tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra đến ngày
báo cáo; nội dung, kết quả thanh tra đã hoàn thành, nội dung thanh tra đang tiến hành; dự
kiến công việc thực hiện trong thời gian tới; khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị, đề
xuất (nếu có).
Điều 28. Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra (theo quy định của
Thông tư 05/2014/TT-TTCP)
Điều 29. Kéo dài thời gian thanh tra tra (theo quy định của Thông tư 05/2014/TTTTCP)
Điều 31. Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra


1. Trước khi kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh

tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để thống nhất các nội dung công việc cần thực hiện cho
đến ngày dự kiến kết thúc thanh tra trực tiếp.
2. Trưởng đoàn thanh tra báo cáo với người ra quyết định thanh tra về dự kiến kết thúc
việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản về thời gian kết thúc thanh tra tại nơi
được thanh tra và gửi cho đối tượng thanh tra biết. Trường hợp cần thiết, có thể tổ chức
buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo việc kết thúc thanh tra trực tiếp. Nội
dung làm việc được lập thành biên bản kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
Văn bản thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra thực hiện theo Mẫu số
32-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra thực hiện khi thời hạn thanh tra đã hết
hoặc thời hạn thanh tra chưa hết nhưng đã hoàn thành toàn bộ nội dung thanh tra theo kế
hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt.
Mục 3: KẾT THÚC THANH TRA
Điều 32. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi
được thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với
Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm
về tính chính xác, khách quan, trung thực về nội dung báo cáo đó.
2. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra phải có các nội
dung chính sau đây:
a) Nhiệm vụ được phân công, kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung thanh tra;
b) Kết luận rõ đúng, sai về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh, nêu rõ hành vi
tham nhũng phát hiện qua thanh tra (nếu có); chỉ rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để
kết luận đúng, sai;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Kiến nghị, đề xuất việc xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự (nếu có) đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong



công tác quản lý, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật; chỉ rõ quy định của pháp
luật, cơ sở thực tiễn của những kiến nghị, đề xuất.
3. Trường hợp nhận thấy nội dung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên
Đoàn thanh tra chưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa rõ thì Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu
thành viên Đoàn thanh tra báo cáo bổ sung, làm rõ.
Điều 33. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
1. Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra và kết quả
nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh
tra của Đoàn thanh tra.
3. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành của Đoàn thanh tra thực hiện theo quy định tại
Điều 25 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc
thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường
hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung sau đây:
1. Khái quát về đối tượng thanh tra;
2. Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;
3. Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định
về tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật của đối tượng thanh tra;
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh
tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung,
ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật
phát hiện qua thanh tra (nếu có);
5. Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra (nếu có).
Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 33-TTr ban hành
kèm theo Thông tư này.
Điều 34. Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị
chuyên môn giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra.



2. Trường hợp cần phải làm rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung trong báo cáo kết
quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để nghe báo cáo
trực tiếp hoặc có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản, yêu cầu Trưởng đoàn và các thành viên
trong Đoàn thanh tra báo cáo.
3. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh
tra; họp Đoàn thanh tra để thảo luận, hoàn chỉnh báo cáo bổ sung, làm rõ báo cáo kết quả
thanh tra.
4. Trưởng đoàn thanh tra trình báo cáo bổ sung, làm rõ thêm báo cáo kết quả thanh tra với
người ra quyết định thanh tra kèm theo những ý kiến khác nhau của thành viên Đoàn
thanh tra (nếu có).
Điều 35. Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra
Nội dung Dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 27
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
1. Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có),
chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định
thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra
phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra
phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;
b) Kết luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật,
nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; xác định rõ tính
chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành
vi vi phạm (nếu có);
c) Kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành
quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện
qua thanh tra (nếu có).
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền
yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng
thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục cho việc ra kết luận thanh

tra.


3. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc công bố kết luận thanh tra.
Trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh
tra. Việc công bố kết luận thanh tra được lập thành biên bản.
4. Việc gửi kết luận thanh tra được thực hiện như sau:
c) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Giám
đốc sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng
thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
5. Kết luận thanh tra chuyên ngành được lưu hồ sơ thanh tra.
Điều 36. Ký và ban hành kết luận thanh tra

UBND TỈNH SÓC TRĂNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
Số: 07/KL-STNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc trăng, ngày 26 tháng 06 năm 2015

KẾT LUẬN THANH TRA
Về việc thanh tra theo kế hoạch trong lĩnh vực
bảo vệ mội trường
Thực hiện QĐ số 31/QĐ-STNMT ngày 06/04/2015 của Giám đốc Sở TN và MT
về việc thanh tra theo kế hoạch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá
nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thu gom, xử lý chất
thải tập trung trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Từ ngày 22/4/2015 đến ngày 07/05/2015, Đoàn
thanh tra đã thanh tra tại Trang trại chăn nuôi gà, heo tập trung thuộc Doanh nghiệp tư

nhân Dư Hoài (nay là công ty TNHH MTV Dư Hoài) địa chỉ: ấp Công Đôi, xã Hồ Đắc
Kiện, huyện Châu Thành,tỉnh Sóc Trăng.
Xét báo cáo kết quả thanh tra ngày 17/06/2015 của Trưởng đoàn thanh tra,
Gíam đốc Sở TN và MT kết luận như sau:


1. Khái quát chung
-Trang trại chăn nuôi gà, heo tập trung thuộc Doanh nghiệp tư nhân Dư Hoài (nay
là công ty TNHH MTV Dư Hoài) địa chỉ: ấp Công Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu
Thành,tỉnh Sóc Trăng, nay Doanh nghiệp đã chuyển hình thức từ Doanh nghiệp tư nhân
sang Công ty TNHH MTV Dư Hoài, người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông
Nguyễn Thanh Hoài - Giám đốc Công ty.
- Công ty TNHH Dư Hoài có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
2200189275 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp,
đăng ký lần đầu ngày 05/11/1999, đăng ký thay đổi lần 07 ngày 01/06/2014; nghành nghề
kinh doanh: chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Số lượng công nhân làm việc tại Trang trại là 20 người.
2. Kết quả kiểm tra, xác minh
- Trang trại bắt đầu hoạt động từ năm 2008. Đề án bảo vệ môi trường của Trang
trại được phê duyệt tại Quyết định số 139/QĐ-STNMT ngày 19/11/2009 của Sở TN và
MT và một số nội dung của Đề án được điều chỉnh tại Công văn số 724/STNMT-BVMT
ngày 01/09/2011 của Sở TN và MT tỉnh Sóc Trăng.
- Trang trại đang hoạt động với quy mô gồm 6 dãy trại, trong đó có 04 dãy trại gà
thịt và 2 dãy trại heo thịt. Hiện Trang trại đang thả nuôi 04 dãy trại gà với số lượng
60.000 con, được 10 ngày tuổi (một năm Trang trại thả nuôi 04 lứa, mỗi lứa nuôi khoảng
45 ngày). Tổng số lượng heo thịt đang thả nuôi là 1.000 con được 75 ngày tuổi, mới thả
nuôi 01 dãy trại, còn 01 dãy trại chưa thả nuôi (một năm Trang trại thả nuôi 02 lứa, mỗi
lứa nuôi khoảng 05 tháng).
- Quy trình chăn nuôi heo được thực hiện theo quy trình của Công ty Cổ phần
Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là Công ty CP), có sử dụng đệm lót sinh học trong thời

gian khoảng 01 tháng. Trong thời gian này, chất thải phát sinh tập trung chủ yếu trong
chuồng trại, không thải ra bên ngoài được Trang trại thu gom và bán cho đơn vị thu mua.
Sau thời gian hốt đệm lót sinh học, phân heo phát sinh khoảng 1.5 tấn/ngày, nước thải vệ
sinh chuồng trại phát sinh khoảng 4m 3/ngày/trại. Nước thải, phân heo phát sinh s9u7o7c5
thu gom theo đường ống kết hợp với hố gas dọc theo các chuồng trại chảy xuống hầm ủ
biogas với thể tích 4.400 m3, sao đó được dẫn qua ao sinh học số 01 với diện tích 2.000
m2, rồi qua ao sinh học số 02 với diện tích 8.600 m 2. Nước thải được lưu giữ tại ao số 02,
không thải ra kênh thủy lợi. Đoàn thống nhất thu 01 mẫu nước thải tại cuối ao sinh học số
02, ký hiệu NT02-điểm tiếp giáp cới bờ kênh thủy lợi để phân tích, đánh giá chất lượng
nước thải sau xử lý.
- Tại thời điểm thanh tra, đường ống thu gom nước thải có điểm bị bể, làm rò rỉ
nước thải xuống ao của Trang trại. Màng phủ biogas có một số điểm bị rách làm giảm
khả năng phân hủy. xử lý chất thải của hầm biogas. Ngày 07/05/2015, Đoàn tái kiển tra,
Trang trại đã khắc phục hàn, vá lại màng phủ biogas và trám lắp lại các đường ống thu
gom nước thải.


- Lượng phân gà phát sinh trong quá trình chăn nuôi khoảng 120 tấn/lứa được thu
gom sau mỗi đợt xuất chuồng và bán ngay trong ngày cho đơn vị thu mua. Trong quá
trình chăn nuôi, Trang trại chỉ vệ sinh sau mỗi lần xuất chuồng nên lượng nước thải phát
sinh chỉ khoảng 2 - 4m3/đợt.
- Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi và sinh hoạt của Trang trại là nguồn nước
ngầm gồm 04 giếng khoan với lưu lượng khai thác, sử dụng trung bình khoảng 20
m3/ngày, đêm và lưu lượng khai thác lớn nhất khoảng 30 m3/ngày, đêm.
- Khí thải chủ yếu là mùi hôi phát sinh từ phía sau quạt hút chuồng trại trong quá
trình chăn nuôi. Trang trại đã che chắn xung quanh các dãy chuồng trại bằng tường, tole
(cao 2 m) để hạn chế mùi hôi phát tán ra môi trường xung quanh.
- Rác thải sinh hoạt phát sinh 05 kg/ngày, được thu gom đem đi chôn lấp hoặc tiêu
hủy trong khu đất phía sau Trang trại. Các loại bóng đèn huỳnh quang phát sinh khoảng
02 bóng/tháng được thu gom lưu chứa trong kho chất thải nguy hại. Bao bì chứa các thức

ăn khoảng 10.800 cái/đợt; chai, lô, thuốc thú y phát sinh khoảng 12 kh/tháng được thu
gom trả về cho công ty cổ phần.
- Trang trại có thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ 06 tháng cuối
năm 2014 và năm 2015 (theo hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường và tư vấn
huấn luyện miền Nam) và đã thực hiện kê khai nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định.
- Trang trại đã được xác nhận hoàn thành việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường
tại Giấy xác nhận số 1167/GXN-STNMT ngày 16/10/2013 của Sở TN và MT.
- Tại thời điểm thanh tra, đường ống thu gom nước thải có điểm bị bể, làm rò rỉ
nước thải xuống ao của Trang trại; màng phủ biogas có một số điểm bị rách làm giảm khả
năng phân hủy, xử lý chất tahi3 của hầm ủ. Ngày 04/05/2015 Đoàn tái kiểm tra, Trang
trại đã khắc phục hàn, vá lại màng phủ biogas và trám lắp lại các đường ống thu gom
nước thải.
- Trang trại c1o sử dụng 01 máy phát điện dự phòng để phát hiện khi cúp điện
nhưng chưa sử dụng.
3. Kết luận
Trang trại có lập thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định; có đầu tư xây dựng
hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; có goa61y xác nhận hoàn thành các
công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; có đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất; có
thực hiện chương trình giám sát môi trường định kì; kê khai nộp phí bảo vệ môi trường
theo quy định và cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Đoàn thanh tra. Ngoài ra, trại
có bố trí quạt hút sau mỗi chuồng trại và trồng cây xanh cặp hàng rào sau quạt hút để hạn
chế mùi hôi phát tán ra môi trường xung quanh.
Kết quả phân tích mẫu nước thải ký hiệu NT02 (vị trí lấy mẫu: tại cuối ao sinh học
02 điểm tiếp giáp với bờ kênh thủy lợi). Căn cứ Phiếu kết quả thử nghiệm ngày
29/04/2015, mã số 15.04.095 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Sóc
Trăng; căn cứ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp; (cột B, giá trị C; hệ số Kf=1.2; Kq=0.9)


TT


Các chỉ
tiêu

Đơn vị

Kết quả

Quy chuẩn áp
dụng
QCVN
40:2011/BTNMT

Cmax

01

Mg/l

53.1

50

54

02

Mg/l

89.0


100

108

03

Mg/l

3.05

40

64.8

04

MPN/100
ml

4.3x104

5.000

-

Ghi chú
Nằm
trong
giới hạn

cho phép
Nằm
trong
giới hạn
cho phép
Nằm
trong
giới hạn
cho phép
Vượt quá
giới hạn
cho phép
gấp 8.6
lần

Theo kết quả phân tích mẫu nước thải ký hiệu NT02, có 01/04 thông số vượt quy chuẩn
kỹ thuật về môi trường. Tuy nhiên không xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xả
nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, lý do: nước thải được lưu giữ tại các ao
trong khuôn viên Trang trại, không thải ra môi trường bên ngoài.
Yêu cầu trang trại thực hiện đúng, đầy đủ nội dung Đề án bảo vệ môi trường đã
được phê duyệt (hệ thống thu gom phân, nước thải, vận hành biogas); thu gom, quản lý
các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh theo quy định ; quan tâm vệ sinh sạch
sẽ xunh quanh khu vực các giếng đang khai thác, sử dụng; lập thủ tục xin cấp phép khai
thác, sử dụng nước dưới đất phù hi7p5 với thực tế theo quy định.
Trang trại chăn nuôi gà, heo tập trung thuộc Công ty TNHH MTV Dư Hoài thực
hiện nghiêm túc các tồn tại nêu trên và báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở TN và MT
(thông qua thanh tra sở) trước ngày 01/08/2015. Trường hôp quá thời gian này mà Trang
trại vẫn chưa thực hiện thì sẽ bị kiểm tra, xử lý theo quy định./.
Nơi nhận:
GIÁM ĐỐC

- Công ty TNHH MTV Dư Hoài;
Phòng PC49;
-Phòng TNMT Châu Thành;
-Thanh tra, CCBVMT;
-Lưu:VT,HS Đtra.
Điều 37. Công khai kết luận thanh tra


1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra
có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra theo quy định tại Điều 39 Luật
thanh tra và Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
2. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra chuẩn bị nội
dung để thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.
Điều 38. Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
Điều 39. Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra



×