Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học của vi khuẩn salmonella gây bệnh ở vịt nuôi tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
CỦA VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH Ở VỊT
NUÔI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên -2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
CỦA VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH Ở VỊT
NUÔI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG
Ngành: Thú y
Mã ngành: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Xuân Bình

Thái Nguyên - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin, tài liệu
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngân


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban đào tạo sau Đại học, Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm Khoa chăn nuôi Thú ý- Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên,
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang, Bộ môn Công nghệ Vi sinh, Viện Khoa
học Sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện thú y Quốc gia, Phòng
Hệ gen học Vi sinh, Viện nghiên cứu Hệ gen-Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ
Việt Nam tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Đặng Xuân Bình - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã chỉ
bảo tôi hết sức tận tình, trách nhiệm và hết lòng vì khoa học trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Hoàng Đăng Huyến, TS. Lê Văn Dương - Chi
cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất

cho tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ trạm Chăn nuôi và Thú y huyện
Yên Dũng; cảm ơn các đồng nghiệp Thú y cơ sở, các trang trại và hộ chăn nuôi
thuộc 5 xã Trí Yên, Quỳnh Sơn, Lãng Sơn, Thắng Cương và Lão Hộ đã hỗ trợ và
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt biết ơn gia
đình đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC ẢNH, ĐỒ THỊ ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella ......................................................3
1.1.2. Vi khuẩn Salmonella ................................................................................5
1.1.3. Bệnh phó thương hàn vịt ........................................................................15
1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella ..............................................20
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới .........................................................................20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................21
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................24
2.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................25
2.3.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi và tỷ lệ mắc bệnh do Salmonella gây ra
cho đàn vịt tại huyện Yên Dũng- Bắc Giang ....................................................25
2.3.2. Nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella ở vịt........................................25
2.3.3. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella trên trứng vịt .................................25
2.3.4. Phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu bệnh phẩm vịt mắc bệnh PTH ...25
2.3.5. Giám định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Salmonella phân lập được ....26


iv

2.3.6. Xác định serotype của vi khuẩn Salmonella phân lập được ...................26
2.3.7. Xác định gene quy định yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được .26
2.3.8. Xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được ....................26
2.3.9. Tính kháng kháng sinh và hóa dược của vi khuẩn Salmonella phân lập được.....26
2.3.10. Đề xuất quy trình phòng, trị bệnh PTH cho vịt ....................................26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................26
2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát tình hình mắc bệnh do Salmonella gây ra

ở vịt ...................................................................................................................26
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella ở vịt ..................26
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn Salmonella spp ................26
2.4.4. Phân lập vi khuẩn Salmonella ................................................................28
2.4.5. Phương pháp xác định serotype của vi khuẩn Salmonella phân lập được
..........................................................................................................................29
2.4.6. Xác định gen sản sinh độc tố đường ruột enterotoxin của vi khuẩn
Salmonella bằng phương pháp PCR .................................................................30
2.4.7. Xác định độc lực của chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được ..........33
2.4.8. Phương pháp xác định tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh của vi
khuẩn Salmonella phân lập được......................................................................33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................36
3.1. Tình hình chăn nuôi tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ...........................36
3.1.1. Bệnh do Salmonella ở vịt theo giống .....................................................38
3.1.2. Bệnh do Salmonella ở vịt theo tuổi ........................................................40
3.2. Tình hình nhiễm Salmonella ở vịt .................................................................43
3.2.1. Nhiễm Salmonella ở vịt theo giống ........................................................43
3.2.2. Nhiễm Salmonella ở vịt theo tuổi ...........................................................45
3.2.3. Nhiễm Salmonella ở vịt theo tính biệt ....................................................47
3.2.4. Nhiễm Salmonella ở vịt theo mùa ..........................................................49
3.3. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên trứng vịt ...........................................................51
3.4. Phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu bệnh phẩm vịt mắc bệnh phó thương
hàn .........................................................................................................................53
3.5. Giám định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Salmonella phân lập được ......54
3.6. Xác định serotype của vi khuẩn Salmonella phân lập được ..........................56
3.7. Xác định gene quy định yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được 58
3.8. Xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được ............................60


v


3.9. Tính kháng kháng sinh và hóa dược của vi khuẩn Salmonella phân lập được.....63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................65
1. Kết luận .............................................................................................................66
2. Đề nghị ..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

%

: Tỷ lệ phần trăm

cs

: Cộng sự

Kg

: kilogam

cm

: centimet

PTH


: Phó thương hàn

P

: Sai số ước lượng

S

: Salmonella

E

: Escherichia

TY

: Trí Yên

LS

: Lãng Sơn

QS

: Quỳnh Sơn

TC

: Thắng Cương


LH

: Lão Hộ

Nxb

: Nhà xuất bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Primer sử dụng để xác định gene mã hóa yếu tố độc lực của vi khuẩn
Salmonella phân lập được ........................................................................... 31
Bảng 2.2: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh..... 34
Bảng 3.1. Bệnh do Samonella ở vịt theo đàn và cá thể ............................................. 37
Bảng 3.2. Bệnh do Samonella ở vịt theo giống......................................................... 38
Bảng 3.3. Bệnh do Samonella ở vịt theo tuổi ........................................................... 41
Bảng 3.4. Tình hình nhiễm Samonella ở vịt theo giống ........................................... 43
Bảng 3.5. Nhiễm Samonella ở vịt theo tuổi .............................................................. 45
Bảng 3.6. Tình hình nhiễm Samonella ở vịt theo tính biệt ....................................... 47
Bảng 3.7. Nhiễm Salmonella ở vịt theo mùa ............................................................ 49
Bảng 3.8. Nhiễm Salmonella trên trứng vịt .............................................................. 51
Bảng 3.9. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ bệnh phẩm vịt mắc bệnh
phó thương hàn ............................................................................................ 53
Bảng 3.10. Đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Salmonella phân lập được ...... 56
Bảng 3.11. Serotype vi khuẩn Salmonella phân lập được ........................................ 56
Bảng 3.12. Tần xuất gene mã hóa sản sinh yếu tố gây bệnh stn, fimA, invA của
vi khuẩn Salmonella phân lập được ............................................................ 59

Bảng 3.13. Độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được trên chuột bạch.......... 61
Bảng 3.14. Tính kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella phân lập được .................... 63


viii

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh do Salmonella ở vịt theo giống ........................... 39
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh phó thương hàn ở vịt theo tuổi ............................ 43
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Salmonella từ mẫu phân và mẫu tampon hầu họng.. 45
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt theo lứa tuổi................................... 46
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt theo tính biệt.................................. 48
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Salmonella trên trứng ............................................... 51
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella từ bệnh phẩm vịt mắc bệnh
phó thương hàn ............................................................................................ 53


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vịt là loài thủy cầm có tính thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, thích
hợp chăn thả ở những nơi có nguồn nước để tìm kiếm thủy động vật và thóc lúa rơi
vãi sau thu hoạch. Những năm gần đây, chăn nuôi vịt phát triển mạnh trên địa bàn
huyện Yên Dũng chủ yếu là các giống: vịt Bắc kinh, vịt siêu trứng CV 2000 Layer,
vịt Vân Đình, vịt Xiêm (ngan nội). Tuy nhiên, điều kiện nuôi vịt cần có nước là môi
trường rất thuận lợi cho việc phát triển bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó
Salmonella có vai trò quan trọng về dịch tễ, là một hạn chế đáng kể trong việc phát

triển mạnh giống gia cầm này. Hầu hết các sản phẩm chăn nuôi vịt đều bị vấy
nhiễm Salmonella ở các mức độ khác nhau.
Bệnh do Salmonella ở vịt (Salmonellosis in Duck) là bệnh truyền nhiễm do vi
khuẩn Salmonella gây ra, vịt ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh; thể bệnh cấp tính hay gặp ở
vịt con dưới 3 tuần tuổi, tỷ lệ chết cao lên đến 60%; vịt trưởng thành mắc bệnh ở thể
mãn tính, mang trùng và bài xuất mầm bệnh. Vi khuẩn Salmonella xâm nhập chủ yếu
qua thức ăn, nước uống hoặc truyền từ mẹ sang con qua trứng. Thiệt hại do bệnh này
gây ra bao gồm vịt bị bệnh, tỷ lệ vịt con chết và loại thải cao, vịt chậm lớn, tiêu tốn
thức ăn nhiều, sức đề kháng bệnh giảm, ảnh hưởng đến chất lượng con giống, tỷ lệ ấp
nở thấp. Bên cạnh đó thịt, trứng là nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella, gây tiêu
chảy và ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (Nguyễn Đức
Hiền và cs, 2012) [16].
Vi khuẩn Salmonella phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Gia súc, gia cầm và con
người thường bị nhiễm hoặc là vật mang vi khuẩn (Phùng Quốc Chướng, 2005) [11].
Có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về hiện tượng đề kháng
kháng thuốc kháng sinh của các chủng Salmonella ở đàn vật nuôi và bệnh do vi
khuẩn này gây ra ở vịt như Nguyễn Ngọc Huân và cs (2008) [17]; Frederick
Adzitey và cs (2012) [40]; Irfan Ahmad Mir và cs (2015) [42].
Nghiên cứu dịch tễ bệnh Salmonellosis ở vịt nuôi tại huyện Yên Dũng, Bắc
Giang và yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được để bổ sung tư liệu
khoa học về dịch tễ học, đặc điểm của nguồn bệnh, tính gây bệnh của mầm bệnh,


2

từ đó mở ra hướng nghiên cứu mới về chẩn đoán, biện pháp khống chế hiệu quả
tình trạng thải trừ vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho vật nuôi và gây ngộ độc thực
phẩm cho người.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc tính sinh vật học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh ở vịt nuôi tại

huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ về tình hình mang trùng, thải trừ mầm
bệnh và bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra (Salmonellosis) trên đàn vịt nuôi tại
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu một số yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được.
- Xác định đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella phân lập được.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh do vi khuẩn Salmonella
gây ra (Salmonellosis) trên đàn vịt nuôi tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Bổ sung tư liệu khoa học về một số yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella
phân lập được.
- Bổ sung tư liệu khoa học về đặc tính kháng kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella phân lập được.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho công tác phòng chống quản lý dịch
bệnh đối với tình trạng mang trùng và bài xuất mầm bệnh vi khuẩn Salmonella ở
vịt; góp phần hạn chế bệnh ở vịt nói riêng và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm ở
người do Salmonella nói chung.
- Kết quả nghiên cứu về yếu tố độc lực, tính kháng kháng sinh phục vụ cho
các nghiên cứu tiếp theo; để chế tạo Kit chẩn đoán nhanh thực phẩm nhiễm độc tố
do vi khuẩn Salmonella sản sinh; góp phần hạn chế tính kháng thuốc của
Salmonella nói riêng và vi khuẩn đường ruột nói chung.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella
Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột) là một giống vi
khuẩn hình que, trực khuẩn gram âm, kị khí tùy nghi không tạo bào tử, di động bằng
tiên mao, sinh sống trong đường ruột, có đường kính khoảng 0,7 µm đến 1,5 µm, dài từ
2 µm đến 5 µm và có vành lông rung hình roi. Hầu hết các loài Salmonella có thể sinh
hydro sulfua. Salmonella không lên men lactose (trừ S. arizona) và sucrose nhưng lên
men được dulcitol, mannitol và glucose. Chúng kém chịu nhiệt nhưng chịu được một
số hóa chất: brilliant green, sodium lauryl sulfate, selenite...
Có hai loài vi khuẩn Salmonella: S. bongori và S. enterica. S. enterica được
chia thành sáu phân loài và hơn 2500 serovar (huyết thanh hình).
Salmonella được tìm thấy trên toàn thế giới trong cả động vật máu lạnh và động
vật máu nóng, và trong môi trường. Các chủng vi khuẩn Salmonella gây ra các bệnh
như thương hàn (do S. typhimurium), phó thương hàn, nhiễm trùng máu (do S.
choleraesuis) và ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng do Salmonella gây ra chủ yếu là
tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn xuất hiện sau 12 - 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm
Salmonella. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 - 7 ngày.
Nghiên cứu thực hiện ở học viện Metnhicốp (1956 - 1958) đã cho thấy trong 156
mẫu Salmonella phân lập được từ gia cầm (trong đó có vịt) có 96/156 (52,9%) là do S.
typhimurium (Trần Xuân Hạnh và cs, 1998) [14]. Cũng theo tác giả ở Long An, Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, cho thấy: 8,8% vịt đẻ; 24,7% vịt con; 31,7%
phôi trứng bị chết và 64,8% cứt xu đã bị nhiễm Salmonella.
Theo Trần Ngọc Bích (2012) [5] cho biết: kết quả khảo sát 289 mẫu của thuỷ
cầm (vịt, vịt xiêm và ngỗng) trên địa bàn 4 huyện của tỉnh Hậu Giang cho thấy tỷ lệ
nhiễm vi khuẩn Salmonella trên đàn thuỷ cầm là 19,13%; trong đó, tỷ lệ nhiểm trên
ngỗng cao nhất (25,00%) kế đến là vịt xiêm (23,44%) và thấp nhất là vịt (17,43%); tỷ
lệ nhiễm Salmonella spp. của mẫu thân thịt là cao nhất (32,76%), tiếp đến là mẫu phân
(21, 01%), kế đến là vỏ trứng (13,73%) và thấp nhất là trên mẫu lòng đỏ trứng (0,13%).



4

Ở Indonesia, trong 2 năm 1992 - 1993, đã xác định 26 mẫu huyết thanh vịt,
trong đó S. tyhimurium là 24%, S. amsterdam là 10,5%, S. virchov là 7,5% và S.
thompson là 6,8% (Trần Thị Hạnh và cs, 2002) [15].
Kết quả phân lập trong 48 chủng Salmonella trên vịt, heo rừng và cây hương
được 4 nhóm khác nhau (nhóm B, nhóm C, nhóm D và nhóm khác). Trong đó, các
chủng Salmonella thuộc nhóm B xuất hiện nhiều nhất (25/48 chủng) và xuất hiện
trong hầu hết các trang trại, chiếm tỷ lệ 52,08%, cao hơn so với Salmonella nhóm
khác (13/48 chủng) chiếm 27,08%, kế đến là Salmonella nhóm D (8/48 chủng)
chiếm 16,67%. Loài Salmonella nhóm C hiện diện ít nhất, chỉ chiếm 2/48 chủng
phân lập được (Nguyễn Văn Minh Hoàng và cs, 2015) [20].
Nguyễn Mạnh Phương và cs (2012) [25] đã xác định: serotype của 31 chủng
vi khuẩn Salmonella phân lập từ lợn con sau cai sữa bị tiêu chảy cho thấy có 16
chủng vi khuẩn Salmonella được xác định là S. typhimurium (chiếm 51,67%), 6
chủng là S. anatum (chiếm 19,35%), 5 chủng là S. agona (chiếm 16,14%), 2 chủng
là S. meleagridis (chiếm 6,45%), 2 chủng là S. ruzizi (chiếm 6,45%).
Nguyễn Ngọc Hân và cs (2008) [17] tìm thấy: các serovar Salmonella trên
các mẫu xét nghiệm cho thấy, tần suất phân lập S. typhimurium là cao nhất
(36,36%), giảm dần theo thứ tự S. senftenberg (27,27%), S. amsterdam (18,18%),
còn lại (18,18% S.spp) không xác định serovar chính xác được.
Tsai HJ và cs (2001) [58] tìm thấy 10 chủng Salmonella trên vịt là: S.
potsdam (31,9%), S. dusseldorf (18,7%), S. indiana (14,3%), S. typhirumium
(7,7%), S. hadar (5,5%), S. newport (4,4%), S. derby (4,4%), S. montevideo (2,2%),
S. schwarzengrund (2,2%) và S. asinnine (1,1%).
Phạm Thị Ngọc và cs (2013) [23] đã xác định: trong tổng 82 chủng Salmonella
phân lập được từ các mẫu trang trại và lò giết mổ có 3 serotype phổ biến là S. derby, S.
typhimurium và S. rissen lần lượt chiếm tỷ lệ là 25,6%; 23,3% và 13,4% các serotype
khác giao động từ 2,4% - 6,1%. Các chủng chưa xác định được chiếm 12,2%.
Qua kiểm tra đặc tính sinh hoá của 31 chủng Salmonella đều lên men sinh

hơi các đường glucose, mantol, sorbitol, dextrose, galactose, manitol, arabinose, ...
nhưng chúng không lên men đường lactose, sucrose. Tất cả các chủng Salmonella
phân lập đều không sinh Indol, phản ứng oxidaza âm tính, catalaze dương tính,


5

100% số chủng có khả năng di động, 74,09% các chủng sinh H2S (Nguyễn Mạnh
Phương và cs, 2012 [25]).
Theo Lê văn Tạo và cs (1994) [29] cho biết: Salmonella ở lợn chủ yếu là S.
choleraesuis. Phân lập từ 75 mẫu phân ở một số vùng thuộc Ba Vì (Hà Tây cũ).
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân và cs (2008) [17] cho thấy: tỷ lệ (%)
nhiễm Salmonella cao nhất là trứng sát lò ấp, giảm dần ở vịt con, phân vịt con, phân
vịt đẻ, phân vịt hậu bị tương ứng là 16,19; 12,19; 10,05; 4,65; 3,54. Tác giả cũng
cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella ảnh hưởng theo mùa trong năm. Mùa mưa tỷ lệ
nhiễm Salmonella ở vịt là 12,96% cao hơn so với mùa khô (3,95%).
Nguyễn Mạnh Phương và cs (2012) [25] kiểm tra mức độ kháng kháng sinh
của các chủng Salmonella cho kết quả: tất cả các chủng vi khuẩn Salmonella phân
lập được kháng với streptomycin, đa số các chủng kháng tetracylin, amoxicillin và
ampicillin là 96,77% và sulfatrimethoprime là 93,55%. Số chủng mẫn cảm với
apramycin chiếm tỷ lệ cao nhất (58,06%), tiếp theo là với norfloxacin (51,61%) và
colistin (48,39%).
Các phân lập Salmonella từ vịt và môi trường nuôi vịt tại Cần Thơ đề kháng
với rất nhiều loại kháng sinh khảo sát, ngoại trừ marbofloxacine, oxytetracycline,
fosfomycine, amikacine và hỗn hợp doxycycline + neomycine (Nguyễn Đức Hiền
và cs, 2012) [16].
1.1.2. Vi khuẩn Salmonella
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Như Thanh (2001) [31] cho biết: Salmonella là một loại vi
khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6 x 1 - 3 µ, không hình thành

giáp mô và nha bào, có 7 - 12 lông (trừ S. Pullorum- gallinarum không có lông).
Vi khuẩn dễ nhuộm với thuốc nhuộm, bắt màu Gram âm đều toàn thân hoặc hơi
đậm ở hai đầu.
1.1.2.2. Tính chất nuôi cấy
Salmonella là những vi khuẩn sống hiếu khí và yếm khí tùy tiện, phát triển
trên các môi trường thông thường. Có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng chọn
lọc được dùng trong phân lập Salmonella, hiện nay thường dùng các loại như môi


6

trường bồi dưỡng (tăng sinh) Buffered Pepton Water (BPW), môi trường tăng sinh
chọn lọc đặc hiệu là Tetrathionate hay còn gọi là môi trường Mueller- Kauffmann
và Rappaport Vassiliadis (RV). Các loại môi trường thạch dùng để nhận dạng các
khuẩn lạc Salmonella cũng như kiểm tra một số đặc tính sinh hoá bao gồm Brilliant
Green Agar (BGA), Bismuth Sulfite Agar (BSA), Triple Sugar Ion (TSI), Xylose
Lysine Deroxycholate (XLD), Xylose Lysine Tetrathionate 4 (XLT4), Modified
Semisolid Rappaport Vassiliadis (MSRV), Rambach, Kligler.
Trên môi trường BSA: sau 48 giờ nuôi cấy ở 37oC, vi khuẩn Salmonella mọc
lên những khuẩn lạc đặc trưng, xung quanh khuẩn lạc màu nâu thẫm, giữa khuẩn lạc
màu nâu chuyển dần sang màu đen, khuẩn lạc có màu ánh kim.
Trên môi trường MacConkey agar vi khuẩn mọc thành những khuẩn lạc tròn,
không màu. Trên môi trường BSA Salmonella mọc những khuẩn lạc đặc trưng xung
quanh màu nâu sẫm, giữa màu vàng đậm, gần đen, khuẩn lạc có màu ánh kim
(Timoney và cs, 1988) [55 ].
Trên môi trường thạch thường vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc dạng S
(Smooth) tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, rìa gọn, hơi lồi ở giữa, đường kính
khoảng từ 1-1,5 mm, thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R (rough), nhám, mặt
trong mờ. Môi trường thạch máu, vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc tròn, màu xám,
trơn bóng, ở giữa hơi lồi lên (Nguyễn Như Thanh, 2001) [31].

Vi khuẩn Salmonella thể hiện tính kiềm hình thành khuẩn lạc màu đỏ trên
môi trường BGA. Trong môi trường TSI hình thành khuẩn lạc nhạt màu, mặt
nghiêng môi trường có màu đỏ, màu hồng ở đáy cùng sản sinh H 2S làm cho môi
trường chuyển màu đen (Quinn và cs, 1994) [51].
Trên môi trường XLD, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc có kích thước trung
bình màu đen.
Trên môi trường Rambach, vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc trung bình,
màu đỏ tím, bóng.
Trên môi trường XLT4, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc trung bình, màu đen,
bóng, hơi lồi giống như khuẩn lạc mọc trên môi trường XLD, tuy nhiên khả năng ức
chế tạp khuẩn của XLT4 tốt hơn XLD.


7

Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn là 37 oC. Tuy nhiên,
Salmonella cũng mọc tốt ở nhiệt độ 42oC. Đặc tính này ứng dụng trong phân lập
Salmonella nhằm ức chế vi khuẩn khác trong bệnh phẩm bị ô nhiễm. Môi trường có
pH 6,5 - 7,5 là thích hợp nhất cho sự phát triển của vi khuẩn. Tuy vậy, Salmonella
có thể phát triển được ở pH từ 4,5 - 9,0. Nồng độ muối NaCl 3 - 4% trong môi
trường có thể ức chế sự phát triển của Salmonella (Nguyễn Như Thanh, 2001) [31].
1.1.2.3. Đặc tính sinh hóa
Mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số đường nhất định và không
đổi. Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh hơi đường glucoza, mannit,
mantoza, galactoza, levuloza, arabinoza. Một số loài như S. abortus equi, S.
abortus bovis, S. abortus ovis, S. typhisuis, S. typhi, S. choleraesuis, S. gallinarum,
S. enteritidis cũng lên men các đường nhưng không sinh hơi. Riêng S. pullorum
không lên men mantoza, S. choleraesuis không lên men arabinoza.
Tất cả các vi khuẩn Salmonella đều không lên men lactoza, saccaroza.
Trên môi trường có kalixyanua, tất cả các Samonella đều không mọc.

Khoảng 96% Salmonella tiết ra enzym khử cacboxyn đối với lyzin, ocnitin và
arginin. Đa số Salmonella khômg làm tan chảy gelatin, không phân giải urê, không sản
sinh Indol. Phản ứng MR, catalaza dương tính (trừ S. cholerae suis, S. gallinarum pullorum có MR âm tính). Phản ứng H 2 S dương tính (trừ S. paratyphi A, S.
abortusequi, S. typhisuis) (Nguyễn Như Thanh, 2001) [31].
Sức đề kháng của vi khuẩn Salmonella:
S. typhimurium có thể tồn tại hơn 7 tháng trong đất, nước, phân súc vật và
trên đồng cỏ (Nguyễn Như Thanh, 2001) [31].
Vi khuẩn Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 600C trong một giờ, ở 750C trong
5 phút. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng diệt vi khuẩn trong nước sau 5 giờ, trong
nước đục 9 giờ. Salmonella tồn tại trong xác chết 100 ngày, trong thịt ướp muối ở
60C - 120C từ 4 đến 8 tháng. Salmonella có khả năng tồn tại nhiều tháng trong phân,
đất, nước và trong chuồng nuôi động vật. Vi khuẩn có sức đề kháng cao đối với các
loại hóa chất, phải dùng NaOH nóng 3 - 4%, Formalin 2 - 5% thì mới tiêu diệt được
chúng (Shivaprasad, 2013) [53].


8

1.1.2.4. Đặc điểm dịch tễ của Salmonella
Phạm Hồng Sơn (2002) [27] cho biết: Salmonella phân tán, lây lan nhanh,
rộng rãi hơn ta tưởng. Chỉ cần 1 con trong đàn bị ỉa chảy do Salmonella gây ra thì
24 giờ sau đó cả đàn đã bị lây nhiễm mầm bệnh. Trong quá trình nổ ra dịch bệnh, vi
khuẩn Salmonella cũng được tìm thấy ở khắp mọi nơi như chuồng trại, rác rưởi,
thức ăn, nước uống.
Nguồn bệnh là lợn trưởng thành mang trùng (mang và bài xuất vi khuẩn
Salmonella). Vi khuẩn Salmonella sống hoại sinh trong cơ thể lợn khỏe từ 25 - 50%
lợn khỏe mang trùng. Lợn khỏi bệnh là vật mang trùng và bài tiết mầm bệnh
Salmonella ra ngoài theo phân (Phan Thanh Phượng, 1988) [26].
Lợn con trước cai sữa bệnh ít nổ ra, bởi chúng được bảo hộ qua sữa đầu.
Song nguy cơ nổ ra bệnh tăng dần theo lứa tuổi, đặc biệt là sau cai sữa. Ở lợn bệnh

Phó thương hàn thể cấp tính gây nhiễm trùng huyết, rối loạn sinh sản là do S.
choleraesuis và S. kunzendorf gây ra. Thể bệnh này gây bệnh theo phương thức
“truyền dọc” từ mẹ sang con. Thể bệnh viêm ruột, ỉa chảy mãn tính ở lợn chủ yếu là
do S. typhimurium gây ra. Song loài vi khuẩn này lại lây truyền theo phương thức
“truyền ngang” từ lợn này sang lợn khác trong đàn (Laval A, 2000) [21].
Salmonella khó sinh sản trong nước thường nhưng có thể tồn tại 1 tuần; trong
nước đá có thể sống 2 - 3 tháng. Trong xác động vật chết chôn ở bùn, cát có thể sống
2 - 3 tháng. Trong thịt ướp muối (nồng độ muối 29%) Salmonella có thể sống được
4 - 8 tháng ở nhiệt độ từ 8 - 120C. Vi khuẩn gây ra bệnh PTH cho lợn con từ 2 4 tháng tuổi với tỷ lệ tử vong khoảng 25%, có khi lên đến 95%; bệnh có thể ở
lợn lớn với thể mãn tính và ít gây chết (Nguyễn Như Thanh, 2001) [31].
Theo các tác giả Phan Thanh Phượng (1988) [26]; Laval A (2000) [21]; Nguyễn
Như Thanh (2001) [31] khi nghiên cứu về đường nhiễm Salmonella đều cho rằng: vi
khuẩn Salmonella theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá và có thể do tiếp xúc.
Bình thường, chúng sống trong ống tiêu hoá mà không gây bệnh. Chỉ khi nào sức đề
kháng của lợn giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào máu và nội tạng gây bệnh.
1.1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp, gồm rất nhiều loại.
Theo Phạm Hồng Sơn (2002) [27] cho biết: Salmonella có hơn 67 loại kháng


9

nguyên O (có nhiều tài liệu công bố hơn 80 loại), 94 loại kháng nguyên H pha 1,
hơn 11 kháng nguyên H pha 2, kháng nguyên K là kháng nguyên Vi. Những năm
gần đây, người ta phát hiện thêm kháng nguyên Pili của Salmonella, yếu tố giúp vi
khuẩn bám dính vào tế bào biếu mô.
Cần phân biệt 4 loại kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella là:
Kháng nguyên O (O-Antigen): kháng nguyên thân.
Kháng nguyên H (H-Antigen): kháng nguyên lông.
Kháng nguyên K (K-Antigen): kháng nguyên vỏ.

Kháng nguyên F (Fimbriae Antigen): kháng nguyên Pili.
Trong đó kháng nguyên có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán là kháng
nguyên thân (O - Antigen) và kháng nguyên lông (H - Antigen).
* Kháng nguyên O
Kháng nguyên O - Lypopolysacharide (LPS) là một thành phần cơ bản tạo
nên màng ngoài của thành phần tế bào vi khuẩn. LPS có cấu tạo phân tử lớn, gồm 3
vùng riêng biệt: vùng ưa nước, vùng lõi và vùng lipid A.
Kháng nguyên O là loại kháng nguyên chịu nhiệt, có thể chịu được 100oC
trong nhiều giờ, chịu được cồn và HCl ở nồng độ 1N trong 20 giờ, là đơn vị cơ sở
của kháng nguyên O thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm. Kháng nguyên O không phải
là độc tố nhưng là yếu tố gây bệnh của vi khuẩn, giúp vi khuẩn chống lại khả năng
phòng vệ của cơ thể, chống lại hiện tượng thực bào (Morris và cs, 1976) [47].
Kháng nguyên O của Salmonella rất phức tạp, theo Nguyễn Như Thanh (2001)
[31] người ta đã tìm thấy 65 yếu tố khác nhau, ký hiệu bằng số La mã hay Ả rập.
* Kháng nguyên H
Kháng nguyên H của Salmonella bản chất là một protein nằm trong phần
lông của vi khuẩn. Kháng nguyên H không chịu nhiệt, rất kém bền vững so với
kháng nguyên O; bị phá huỷ ở 600C trong 1 giờ, dễ bị phá hủy bởi cồn và axit yếu.
Kháng nguyên H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh,
nhưng có ý nghĩa trong việc phân loại, định danh vi khuẩn.


10

Kháng nguyên H không quyết định yếu tố độc lực, không có vai trò bám
dính, nhưng có tác dụng bảo vệ vi khuẩn đường ruột tránh sự tiêu diệt của đại thực
bào, giúp vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào gan, thận và ngay cả trong đại thực
bào (Quinn P. J và cs, 2002) [51].
Kháng nguyên H chia làm 2 pha:
Pha 1 có tính chất đặc hiệu, gồm có 28 kháng nguyên lông, được biểu thị

bằng chữ la tinh thường: a, b, c, d, f, g... nếu hết cả 28 chữ thì người ta sử dụng chữ
f và số đứng bên phải chữ f. Ví dụ f5, f27...
Pha 2 không có tính chất đặc hiệu, gồm có 6 loại, được biểu thị bằng chữ số
Ả rập: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Pha 1 và pha 2 được biểu thị bởi H1 và H2 được kiểm tra bởi một phát động H2
(Promoter H2), nhờ sự phát động này mà có thể chuyển ngược lại một mặt thúc đẩy
H2 và ức chế H1 hoặc H2 bị ức chế còn H1 lại hoạt động (Carter G. R, 1995) [36].
* Kháng nguyên vỏ
Kháng nguyên vỏ chỉ có ở một số loài như S. typhi, S. paratyphi, S. dublin có
thể chứa Vi - Antigen giống như K - Antigen của E.coli.
Theo Kauffmann F. M. D. (1972) [43] cho biết: có 3 loại kháng nguyên K
là: kháng nguyên 5, kháng nguyên Vi và kháng nguyên M. Đây là các kháng
nguyên vỏ (capsular) được phân thành nhiều nhóm trong họ vi khuẩn đường
ruột, được biểu thị bằng các chữ cái A, B, L... nhờ các đặc điểm sinh hoá khác
nhau (Chữ K bắt nguồn từ chữ Kapsel trong tiếng Đức).
Kháng nguyên 5 dễ bị axit HCl phá hủy và tính chất ngưng kết của kháng
nguyên 5 hoàn toàn bị phá hủy ở nhiệt độ 120o C, nhưng không bị phá hủy bởi cồn.
Kháng nguyên Vi có sức đề kháng cao với cồn và axit HCl. Kháng nguyên Vi
không liên quan gì đến độc lực của vi khuẩn, nhưng đóng vai trò chính trong việc tạo
miễn dịch chủ động và thụ động ở động vật và người (Morris và cs, 1976) [47].
Kháng nguyên M kháng nguyên của dòng vi khuẩn có khuẩn lạc dạng nhầy.
Kháng nguyên Vi là một loại kháng nguyên có khả năng ngưng kết kháng
thể O khi nó phát triển nhiều.


11

* Kháng nguyên màng ngoài vỏ bọc (Outer Membrame Protein)
Lớp màng ngoài của Salmonella chứa protein có đặc tính đã được
hydrô hóa, thành phần này chiếm tới 5% toàn bộ kháng nguyên màng ngoài vỏ

bọc. Kháng nguyên màng ngoài vỏ bọc của S. typhymurium có 4 loại protein phân
chia theo trọng lượng phân tử, trong đó có 3 loại tạo kênh vận chuyển của màng tế
bào. Chức năng của kháng nguyên màng ngoài vỏ bọc chưa được xác định rõ,
nhưng khi kháng nguyên màng ngoài vỏ bọc thay đổi cấu trúc thì ảnh hưởng đến
khả năng hoạt động của vi khuẩn.
* Kháng nguyên pili - Fimbriae antigen
Kháng nguyên pili bản chất là protein, thành phần và trật tự các amino axit
của mỗi kháng nguyên đều có những điểm khác biệt. Đến nay, một số nhóm kháng
nguyên pili của Salmonella đã phát hiện gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật là
Colonization Factor Antigen (CFA) I và II (Trần Quang Diên, 2002) [11].
1.1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella
* Các yếu tố không phải là độc tố
+ Kháng nguyên O, K, H:
Kháng nguyên O là yếu tố giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của
vật chủ, phát triển trong tế bào tổ chức, chống lại sự thực bào của đại thực bào
(Morris và cs, 1976) [47].
Cũng theo Morris và cs (1976) [47] cho biết: khi thay đổi số lượng và chất
lượng các hợp chất của kháng nguyên O sẽ dẫn đến sự thay đổi tính chất gây bệnh
của vi khuẩn. Thành phần 9, 12 ở kháng nguyên O của vi khuẩn S. enteritidis được
thay bằng thành phần 1, 4, 12 sẽ làm cho vi khuẩn không còn độc nữa, nhưng nếu
trả lại thành phần cũ vi khuẩn lại có độc lực. Thí nghiệm tương tự cũng được làm
với S. cholerae suis và S. typhimurium.
Kháng nguyên H: không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh,
không quyết định yếu tố độc lực, nhưng kháng nguyên H có ý nghĩa bảo vệ vi
khuẩn không bị tiêu diệt trong quá trình thực bào. Chúng giúp vi khuẩn nhân lên
trong tế bào gan, thận và cả tế bào đại thực bào (Carter G. R, 1995) [36].
Kháng nguyên K: tạo hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại tác động ngoại
cảnh và hiện tượng thực bào (Nguyễn Như Thanh, 2001) [31].



12

+ Yếu tố bám dính:
Theo Lê Văn Tạo (1994) [29]: trên mỗi tế bào vi khuẩn Salmonella có từ 2
đến 400 Fimbriae, với chức năng là giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao
ruột non để gây bệnh.
Khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố gây bệnh quan trọng, là bước đầu
tiên của quá trình gây bệnh của vi khuẩn đường ruột, đó là quá trình liên kết vững
chắc giữa bề mặt của vi khuẩn với bề mặt của tế bào vật chủ. Quá trình bám dính:
trước hết, vi khuẩn liên kết với từng phần của bề mặt tế bào; tiếp theo là quá trình
hấp phụ và cuối cùng là quá trình tương tác giữa yếu tố bám dính của vi khuẩn (đó
là phân tử Fimbriae type I) với điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào (Nguyễn Như
Thanh, 2001) [31].
Đỗ Trung Cứ và cs (2003) [9] cho biết: 100% các chủng S. typhimurium
phân lập từ lợn bị Phó thương hàn đều có khả năng bám dính trên bề mặt tế bào
Vero với tỷ lệ cao (từ 70,76% - 93,48%), tương đương với khả năng bám dính của
chủng S. typhimurium chuẩn.
+ Khả năng xâm nhập:
Sau khi tiếp cận tế bào vật chủ, vi khuẩn Salmonella tác động làm tăng hàm
lượng Ca++ nội bào, hoạt hóa actin depolimeriring enzymes, làm thay đổi cấu trúc,
hình dạng các sợi actin, biến đổi màng tế bào, dẫn đến hình thành giả túc bao vây tế
bào vi khuẩn dưới dạng các không bào chứa vi khuẩn. Sau đó, Salmonella được
xâm nhập vào trong tế bào, tồn tại, tiếp tục phát triển nhân lên với số lượng lớn và
phá vỡ tế bào vật chủ, sản sinh enterotoxin, làm xuất hiện quá trình tiêu chảy của
vật chủ. Các hạch viêm tích nước, biểu hiện viêm hạch có thể là hệ quả của đáp ứng
xâm nhiễm của Salmonella (Lê Văn Tạo, 1994) [29].
Gene plasmid không những tham gia trong quá trình xâm nhập, mà chúng
còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống sót và tồn tại của vi khuẩn bên trong tế
bào vật chủ (Đỗ Trung Cứ và cs, 2003) [9].
+ Khả năng tổng hợp sắt của Salmonella:

Đây là khả năng quan trọng của Salmonella, là yếu tố làm suy yếu khả năng
chống đỡ của vật chủ do thiếu sắt và đồng thời giúp vi khuẩn tăng nhanh về số lượng.


13

Vi khuẩn Salmonella có phản ứng với sự thay đổi cơ chế chu chuyển sắt; khi quá trình
tổng hợp sắt bị ức chế, chúng sẽ chuyển toàn bộ protein mang, điều phối sắt lên bề mặt
của vi khuẩn làm cho khả năng hấp thụ sắt tăng cường một cách tích cực.
+ Khả năng kháng kháng sinh:
Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng sinh để phòng, trị bệnh, kích
thích tăng trưởng cho gia súc, gia cầm, xử lý môi trường… đã tạo ra nhiều giống vi
khuẩn có khả năng kháng thuốc, giúp vi khuẩn tồn tại rất lâu trong cơ thể người, vật
nuôi và môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu của Tô Liên Thu (2004) [32] cho biết: các chủng
Salmonella phân lập từ thịt gà kháng lại các loại kháng sinh thông thường như
streptomycin, ampicillin, tetracyclin với tỷ lệ cao. Nhiều chủng Salmonella có đặc
tính đa kháng, có những chủng kháng lại 8 loại kháng sinh. Cũng theo tác giả, khả
năng kháng kháng sinh của Salmonella có thể thay đổi, phụ thuộc vào địa phương
và thời điểm làm kháng sinh đồ, loại vật nuôi.
Nghiên cứu của Phùng Quốc Chướng (2005) [11] cho biết: tại Đăk Lăk, khi
làm kháng sinh đồ với Salmonella phân lập từ gia súc, giai đoạn 1993 - 1995, mức
độ kháng thuốc của Salmonella còn ít; giai đoạn 1996 - 1998 tỷ lệ các chủng
Salmonella kháng thuốc có chiều hướng tăng, cao nhất là đối với penicillin
(56,66%), streptomycin (53,33%), sulfaguanidin (36,66%), ampicillin (26,66%);
giai đoạn 1999 - 2003, Salmonella có tỷ lệ kháng với ampicillin lên tới 93,75%…
* Các yếu tố là độc tố của vi khuẩn Salmonella
- Độc tố đường ruột (enterotoxin)
Độc tố đường ruột của vi khuẩn Salmonella có hai yếu tố chính là yếu tố thẩm
xuất nhanh (Rapit Permeability Factor - RPF) và yếu tố thẩm xuất chậm (Delayed

Permeability Factor - DPF).
+ Yếu tố thẩm xuất nhanh giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô,
làm trương tế bào CHO (Chinese Hansten Ovary Cell). Yếu tố thẩm xuất nhanh có
cấu trúc, thành phần giống độc tố chịu nhiệt của E. coli được gọi là độc tố chịu nhiệt


14

của Salmonella (Heat Stable Toxin-ST), cấu trúc phân tử gồm những chuỗi
polysaccarit và một số chuỗi poly-peptit phân tử lượng lớn hơn 90.000 dalton, chịu
được ở nhiệt độ 1000C trong 4 giờ, nhưng bị phá huỷ nhanh khi hấp cao áp và bền
vững ở nhiệt độ thấp. Độc tố này làm tăng tính thấm thành mạnh, phá hủy các mạch
máu cục bộ.
Đỗ Trung Cứ và cs (2001) [8] cho biết: 72,7% các chủng Salmonella phân
lập được từ lợn sau cai sữa bị ốm, chết nghi PTH sản sinh ST.
+ Yếu tố thẩm xuất chậm có thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của
E.coli, nên được gọi là độc tố không chịu nhiệt Salmonella (Heat Lable Toxin - LT),
cấu trúc phân tử gồm 3 chuỗi polypeptit và một số hợp chất khác, phân tử lượng
40.000 - 50.000 dalton. Độc tố này bị phá hủy ở 700C trong 3 phút và 560C trong 4
giờ. Độc tố không chịu nhiệt của Salmonella làm thay đổi quá trình trao đổi nước và
chất điện giải của cơ thể dẫn đến rút nước vào lòng ruột và gây tiêu chảy.
Theo Đỗ Trung Cứ và cs (2003) 9 cho biết: khoảng 81,81% chủng S.
typhimurium phân lập từ lợn mắc bệnh tiêu chảy sản sinh độc tố không chịu nhiệt
(LT) có khả năng gây tích nước trong ruột non của lợn thử nghiệm.
- Nội độc tố (endotoxin):
Nội độc tố thường là Lipo polysaccharide (LPS) được phóng ra từ vách tế
bào vi khuẩn khi bị dung giải. Các cơ quan trong cơ thể vật chủ chịu sự tác động
của nội độc tố với các biểu hiện bệnh lý tắc mạch máu, giảm trương lực cơ, thiếu
oxy mô bào, toan huyết, rối loạn tiêu hóa.
Nhiễm độc huyết trong bệnh Salmonellosis xuất hiện có liên quan đến sự giải

phóng nội độc tố từ tế bào vi khuẩn (Taylor, 1995) [56]. Ở gan nội độc tố tác động
làm cạn kiệt nguồn dự trữ cacbonhydrate, ức chế hoạt động enzym, ức chế chuyển
hóa đường glucoza, tăng đường huyết tạm thời, sau đó làm giảm lượng đường huyết
nghiêm trọng. Làm tổn thương gan, nội độc tố làm tăng cường hoạt động của men
tranaminaza huyết thanh, đồng thời làm giảm hoạt lực oxygenaza.


15

Nội độc tố tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ, kích
thích hình thành kháng thể, tăng tiết histamine, serotonia; ngưng kết tiểu cầu và gây
tắc mạnh quản.
LPS tác động lên quá trình biệt hóa các tế bào lympho B, tăng cường tổng
hợp globulin miễn dịch (IgM và IgG); tăng cường chức năng của lâm ba cầu T và
các tế bào miễn dịch trung gian.
Sau khi bám lên “điểm tiếp nhận”, LPS được hấp thu, vận chuyển vào trong
nguyên sinh chất tế bào. Tại đây, chúng kết hợp với lysosomes hình thành dạng
lysosomes thứ cấp, giải phóng các enzym, đẩy mạnh quá trình phân bào, đồng thời
tăng cường tổng hợp mARN, phá hủy mitochodria và các bào quan khác
(Shivaprasad và cs, 2013) [53].
1.1.3. Bệnh phó thương hàn vịt
1.1.3.1. Căn bệnh
Bệnh Phó thương hàn (Salmonellosis) ở thuỷ cầm là một bệnh truyền nhiễm
cấp hoặc mãn tính, bệnh gây ra bởi một hoặc nhiều giống vi khuẩn Sallmonella. Vi
khuẩn Salmonella phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Gia súc, gia cầm và người
thường bị nhiễm hoặc là nguồn mang vi khuẩn. Bệnh Phó thương hàn ngan, vịt
phân bố khắp nơi trên thế giới.
Các chủng vi khuẩn Salmonella khu trú thường xuyên trong ruột và manh tràng
của vịt, ngan. Vịt, ngan ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm và có thể bị nhiễm Salmonella.
Salmonella là vi khuẩn Gram âm, di động, không tạo nha bào, mọc tốt trong

môi trường nuôi cấy bình thường, Salmonella rất mẫn cảm với nhiệt độ và với hầu
hết các loại thuốc tẩy trùng. Ở nhiệt độ bình thường, vi khuẩn tương đối bền vững.
Mầm bệnh xâm nhập chủ yếu qua thức ăn, nước uống, qua lòng đỏ trứng vịt, qua
vỏ trứng. Từ phân, Salmonella thường gây ô nhiễm vỏ trứng trong quá trình đẻ hoặc
từ ổ đẻ (Nguyễn Như Thanh, 2001) [31].
1.1.3.2. Yếu tố truyền bệnh
Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, các loài gặm nhấm và chim là các
yếu tố truyền bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào vật chủ chủ yếu qua đường tiêu hoá,
mặt khác có thể qua đường hô hấp và trứng (Dương Thị Toan và cs, 2010) [33].


×