Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 21 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hà nội

Đào Văn Tiến

Quản lý xây dựng theo quy hoạch
Khu công nghiệp bình xuyên tỉnh vĩnh phúc

Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị & công trình

Hà Nội - 2011


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hà nội

Đào Văn Tiến
Khóa: 2008-2011

lớp: ch08-QLĐT1

Quản lý xây dựng theo quy hoạch
Khu công nghiệp bình xuyên tỉnh vĩnh phúc

Luận văn thạc sỹ


Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.10

Người hướng dẫn khoa học:
TS.kts. hoàng vĩnh hưng

Hà Nội - 2011


Lời cảm ơn
Trước hết, tác giả xin cảm ơn thầy giáo TS.KTS Hoàng Vĩnh Hưng đã
tận tình hướng dẫn, giúp đõ tác giả trong suốt thời gian làm luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình dạy dỗ,
hướng dẫn tác giả trong quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo
điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng như thời gian hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý các Khu công nghiệp Vĩnh
Phúc, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc, các đồng nghiệp và bạn bè cùng gia đình đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm
luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn ./.


Lời cam đoan
Tác giả cam kết đây là luận văn tác giả tự tìm đề tài, nghiên cứu và thể
hiện với sự hướng dẫn của TS.KTS Hoàng Vĩnh Hưng, không sao chép hay
nhờ, thuê người khác làm thay./.
Tác giả


Đào Văn Tiến


Ghi chú

Bảng 1.1: Hệ thống các cơ quan Nhà nước quản lý quy hoạch
xây dựng khu công nghiệp Bình Xuyên
Bảng 2.1: Phát triển bền vững
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế qua các năm
Bảng 2.3: Trình tự kiểm soát phát triển công nghiệp
Bảng 2.4: Các yếu tố cấu thành mô hình quản lý
Bảng 2.5: Mô hình bộ máy quản lý
Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý hiện tại và trước đây
Sơ đồ 3.2: Mô hình quản lý tổng quát theo đề xuất mới
Sơ đồ 3.3: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Vĩnh Phúc
ảnh 1: Hiện trạng khu công nghiệp Bình Xuyên
ảnh 2: Mô hình khu công nghiệp Bình Xuyên


Mục lục
Phần mở đầu.....................................................................................................1
Chương I .................................................................................................................................. 6
thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
bình xuyên - tỉnh vĩnh phúc......................................................................6
1.1.1- Khu công nghiệp Khai Quang [31]:..................................................................... 11
1.1.2- Khu công nghiệp Bá Thiện [31]........................................................................... 12
1.1.3- Khu công nghiệp Bình Xuyên [31]. ..................................................................... 13
1.2- Thực trạng đầu tư xây dựng khu công nghiệp bình xuyên............ 14
1.2.1- Giao thông. ........................................................................................................... 14
1.2.2- Cấp nước............................................................................................................... 14

1.2.3- Thoát nước vệ sinh môi trường. ........................................................................... 15
1.2.4- Cấp điện................................................................................................................ 15
1.3- Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng Khu công
nghiệp Bình Xuyên............................................................................................................... 16
1.3.1- Công tác lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng, vấn đề phân cấp quản lý quy
hoạch xây dựng. .............................................................................................................. 16
1.3.2- Tình hình thu hút đầu tư và công tác quản lý quy hoạch xây dựng [31]............. 21
1.3.3- Hệ thống cơ quan Nhà nước quản lý quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Bình
Xuyên.............................................................................................................................. 25
Chương II ............................................................................................................................... 31
Cơ sở khoa học quản lý quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp
Bình Xuyên ...................................................................................................................... 31
2.1- Khái niệm cơ bản. ......................................................................................................... 31
2.2- Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý quy hoạch xây
dựng. ............................................................................................................................................ 33
2.2.1- Quản lý QHXD trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung....................................... 33
2.2.2- Quản lý quy hoạch xây dựng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. ......................................................................................... 33
2.2.3- Xu hướng phát triển các khu công nghiệp. .......................................................... 38
2.2.4- Phát triển công nghiệp bền vững.......................................................................... 40


2.3- Cơ sở pháp lý hình thành và quản lý Khu công nghiệp Bình
Xuyên .......................................................................................................................................... 43
2.3.1- Văn bản của Trung ương...................................................................................... 43
2.3.2- Văn bản của địa phương....................................................................................... 44
2.4- Cơ sở thực tiễn về quản lý quy hoạch xây dựng Khu công
nghiệp Bình Xuyên............................................................................................................... 45
2.4.1- Công nghiệp Vĩnh Phúc trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa
phương............................................................................................................................. 45

2.4.2- Định hướng phát triển không gian công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. ........................ 48
2.4.3- Đánh giá Nội dung quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bình Xuyên. 50
2.4.4- Trình tự, nội dung kiểm soát phát triển công nghiệp theo quy hoạch xây dựng. 52
2.4.5- Các yếu tố cấu thành mô hình quản lý................................................................. 54
2.4.6- Mô hình bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng theo hệ thống quản lý hành chính
hiện hành tại Việt Nam.................................................................................................. 55
2.4.7- Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý quy hoạch xây dựng và khai thác công
nghiệp.............................................................................................................................. 56
2.4.8- Kinh nghiệm quản lý QHXD các khu công nghiệp ở trong nước. ...................... 59
2.5- Những yếu tố tác động tới phát triển Khu công nghiệp Bình
Xuyên .......................................................................................................................................... 61
2.5.1- Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. ........................................................................... 61
2.5.2- Điều kiện văn hoá - xã hội và nhân văn............................................................... 63
2.5.3- Khoa học và công nghệ. ....................................................................................... 64
2.5.4- Điều kiện về kinh tế. ............................................................................................ 66
Chương III.............................................................................................................................. 68
Đề xuất Giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.................................................................................... 68
3.1- Quan điểm và mục tiêu quản lý QHXD Khu công nghiệp Bình
Xuyên. ......................................................................................................................................... 68
3.1.1- Quan điểm. ........................................................................................................... 68
3.1.2- Mục tiêu................................................................................................................ 68
3.2- Nguyên tắc quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp......... 69
3.2.1- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp. ........................................................................................ 69


3.2.2- Đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương................................... 69
3.2.3- Khai thác công nghiệp nhưng phải bảo vệ tài nguyên theo hướng bền vững. ..... 70
3.2.4- Quản lý sự phát triển phải đảm bảo quy hoạch xây dựng được duyệt................. 70

3.3- Đề xuất mô hình quản lý quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp
Bình Xuyên............................................................................................................................... 71
3.3.1- Các mô hình quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp............................... 71
3.3.2- Đề xuất áp dụng mô hình quản lý theo các hình thức đầu tư hạ tầng khu công
nghiệp.............................................................................................................................. 77
3.4- Đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp
Bình Xuyên............................................................................................................................... 80
3.4.1- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng. ..................... 80
3.4.2- Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng. .......................................... 82
3.4.3- Ban hành cơ chế,chính sách. ............................................................................... 86
Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 93


1

Phần mở đầu

Tên đề tài: Quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu công nghiệp Bình Xuyên - tỉnh
Vĩnh Phúc.
Tính cấp thiết của đề tài:
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: phải làm cho Vĩnh Phúc trở thành một
trong những tỉnh giàu có và phồn thịnh nhất Miền Bắc khi Bác về thăm tỉnh
Vĩnh Phúc, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các
dân tộc trong tỉnh đã không ngừng cố gắng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, an ninh - quốc phòng. Khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (năm 1997), tuy xuất
phát điểm là nền kinh tế thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp so với
trung bình cả nước nhưng với những bước đi thích hợp, tận dụng tối đa lợi thế,
tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, Vĩnh Phúc đã đạt được những
thành quả tốt. Giai đoạn 1998-2006, GDP luôn tăng trưởng đạt mức 16-17%,

có nộp ngân sách cho trung ương; văn hoá giáo dục phát triển, an ninh quốc
phòng được giữ vững.
Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, thuộc Vùng Thủ đô và Vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, liền kề với sân bay quốc tế Nội
Bài, có các tuyến đường giao thông quan trọng của quốc gia đi qua: quốc lộ 2,
đường sắt Hà Nội Lào Cai, đường Cao tốc Nội Bài Lao Cai (quy hoạch),
hệ thống giao thông đường thuỷ phát triển và đặc biệt là việc kết nối rất thuận
lợi với các đô thị lớn, các Cảng biển quốc gia Hải Phòng, Cái Lân qua đường
18, đường 5 và đường sắt, đường thuỷ; Với Chính sách vĩ mô ngày càng thông
thoáng, môi trường đầu tư thuận lợi, số lượng và chất lượng các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đăng ký đầu tư trên địa bàn Vĩnh Phúc ngày càng nâng
lên.


2
Theo định hướng phát triển các khu công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm
2020 là: Hình thành hệ thống các khu công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm
bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển
chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các
địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút
đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt các dự án có kỹ thuật công nghệ cao,
tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp (nhất là các khu công nghiệp) trong phát
triển kinh tế xã hội tỉnh.
Hiện tại đã có những thương hiệu mạnh, nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào
tỉnh Vĩnh Phúc như Honda, Toyota, Nissin (Nhật Bản), Piaggio (ý), Hồng Hải
(Đài Loan), Daewoo (Hàn Quốc).
Trong những năm gần đây, Khu công nghiệp Bình Xuyên đang bước đầu
hình thành, công tác quản lý quy hoạch xây dựng của các cơ quan hữu trách
đã có nhiều cố gắng, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy

nhiên, đã xuất hiện những hạn chế, ách tắc, những bất cập cần được nghiên
cứu tháo gỡ trong quá trình quản lý QHXD; ví dụ như việc lấy ý kiến của cộng
đồng trong việc lập đồ án quy hoạch xây dựng còn nhiều khó khăn, vấn đề
công khai quy hoạch xây dựng, cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
chưa được thực thi nghiêm chỉnh; việc uỷ quyền, phân cấp về thẩm định và
phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng còn chưa hợp lý, mặt khác các văn bản
pháp quy còn chưa thống nhất, tính khả thi không cao; vẫn còn tồn tại ý thức
coi nhẹ các quy định về quản lý quy hoạch xây dựng của cá nhân, tổ chức liên
quan. Do đó những vi phạm về quản lý sử dụng đất đai cũng như thực hiện sai
nội dung được duyệt của đồ án quy hoạch xây dựng có xu hướng gia tăng,
nhất là trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường thì việc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý quy hoạch xây dựng
để trục lợi bị phát hiện ngày càng nhiều hơn.


3
Như vậy nếu buông lỏng công tác quản lý quy hoạch xây dựng được
duyệt thì hậu quả có thể xảy ra là:
+ Sự tuỳ tiện trong sử dụng đất đai do không tuân thủ quy hoạch xây
dựng được duyệt sẽ làm méo mó, biến dạng nội dung cân đối đất đai, gây nên
những sai phạm nghiêm trọng và hậu quả xảy ra là rất lớn, nhất là vấn đề lãng
phí đất đai và ô nhiễm môi trường; phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
+ Không kiểm soát được sự phát triển theo quy hoạch xây dựng được
duyệt đối với các dự án đầu tư xây dựng, tạo sự thất thoát, lãng phí to lớn cho
xã hội.
+ Tạo dư luận không tốt trong xã hội, làm giảm lòng tin trong nhân dân
đối với chính quyền, mất cán bộ do có sai phạm trong quản lý.
Vì vậy, để thu hút được nhiều dự án trong và ngoài nước, phát triển Khu
công nghiệp Bình Xuyên một cách bền vững. Việc quản lý QHXD tại Khu
công nghiệp Bình Xuyên là hết sức quan trọng.

Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài " Giải pháp nâng cao
quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu công nghiệp Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc là
việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn giúp cho
chính quyền địa phương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy
hoạch được duyệt và phát triển Khu công nghiệp Bình Xuyên theo hướng bền
vững.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng tại địa phương; đồng
thời kiểm soát phát triển khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt, đảm
bảo sự phát triển bền vững của khu vực.


4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Khu công nghiệp Bình Xuyên - tỉnh
Vĩnh Phúc với quy mô sử dụng đất là 271ha được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê
duyệt tại Quyết định số 233/QĐ-UB ngày 24-01-2005.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý Nhà nước về quy
hoạch xây dựng tại Khu công nghiệp Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc:
- Thu thập số liệu, khảo sát nghiên cứu.
- Tham khảo, tổng hợp tài liệu, phân tích và đánh giá .
- Trao đổi, phỏng vấn với đồng nghiệp, chuyên gia và người có trách
nhiệm liên quan.
Từ đó tổng hợp so sánh để đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng
khu công nghiệp trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương.
Chương I: Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng Khu công
nghiệp Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương II: Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác quản lý quy hoạch
xây dựng Khu công nghiệp Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương III: Đề xuất mô hình và giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng
Khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.


5
Sơ đồ nghiên cứu của luận văn:
Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng
quản lý

Kinh nghiệm
trong và
ngoài nước

Quy phạm
pháp luật
quy chuẩn,
tiêu chuẩn

Xác lập thông tin

Phân tích, tổng hợp và đánh giá
vấn đề


Xây dựng luận cứ khoa học

Đề xuất giải pháp quản lý

Kết luận, kiến nghị

Yếu tố tác
động


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


90
Kết luận và kiến nghị
* Kết luận

1. Phát triển công nghiệp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính quyền các cấp.
Các khu công nghiệp trong điều kiện hiện nay, nhất là vào thời điểm Việt
Nam đang hội nhập toàn diện với kinh tế thế giới lại càng có tốc độ tăng

trưởng nhanh, do đó việc quản lý các khu công nghiệp nhất là quản lý quy
hoạch xây dựng ngày càng trở nên khó khăn do đối tượng quản lý ngày càng
phức tạp, tình trạng ô nhiễm và mất cân bằng sinh thái gia tăng, cảnh quan
thiên nhiên đang bị hủy hoại; di sản kiến trúc - văn hóa và phong tục tập quản,
bản sắc văn hóa riêng bị mai một dần. Trong khi đó, khả năng quản lý quy
hoạch xây dựng lại không được tăng cường để đáp ứng được đỏi hỏi của tình
hình.
Qua nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra rằng muốn có sự phát triển nhưng
phải bền vững thì cần phải đổi mới mô hình quản lý khu công nghiệp, đồng
thời phải có những giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng nhằm kiểm soát
phát triển trong tình hình mới; phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường
theo hướng lồng ghép, kết hợp giữa quản lý phát triển công nghiệp và quản lý
khai thác công nghiệp. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách.
2. Luận văn hướng tới việc tăng cường hiệu quả quản lý quy hoạch xây
dựng bằng việc đề xuất các giải pháp quản lý theo hướng áp dụng riêng cho
khu công nghiệp tập trung, chuyên ngành với những ưu đãi, ưu tiên về cơ chế
chính sách để huy động tối đa nhân tài vật lực trong xã hội cho khu công
nghiệp phát triển nhanh, nhưng trong một trật tự về quản lý quy hoạch xây
dựng được thiết lập theo hướng chính quy, hiện đại và cởi mở.


91
3. Quản lý quy hoạch xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, gắn với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh và của vùng
thủ đô, đó là nguyên tắc cao nhất trong nghiên cứu đề xuất. Đây là việc làm
cần luôn được quan tâm trong hoạt động quản lý.
4. Quản lý QHXD Khu công nghiệp Bình Xuyên dựa trên 5 căn cứ: Các
định hướng chiến lược và chính sách phát triển ngành công nghiệp, các văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý QHXD, quy hoạch xây dựng khu công
nghiệp, nội dung quản lý QHXD và tổ chức bộ máy quản lý QHXD..

5. Việc có đồ án quy hoạch xây dựng làm công cụ quản lý là rất cần
thiết, nhưng quan trọng hơn là làm tốt công tác hiện thực hóa đồ án quy hoạch
xây dựng; đưa nó vào thực tế cuộc sống. Muốn vậy phải có cơ chế, chính sách
thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực, bằng những kế hoạch đầu tư phát
triển thông qua các chương trình dự án, cung cấp thông tin và quảng bá.
6. Qua đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp
Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, học viên mong muốn đây là những góp phần nhỏ
bé, bước đầu giúp địa phuơng quan tâm, chú ý việc quản lý quy hoạch xây
dựng tại Khu công nghiệp Bình Xuyên cũng như các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
* Kiến nghị

Gìn giữ cảnh quan môi trường thiên nhiên; khai thác nhưng phải bảo tồn
tài nguyên, nhất là tài nguyên tự nhiên là vấn đề vô cùng quan trọng cho phát
triển công nghiệp một cách bền vững, vì vậy học viên kiến nghị một số vấn đề
dưới đây:
- UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần sớm xây dựng và ban hành quy chế quản lý
khu công nghiệp trong tỉnh. Quy chế cần phải được soạn thảo công phu, khoa
học có đóng góp của nhiều ngành chuyên môn, giới khoa học; có sự phản biện
của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trước khi ban hành.


92
- Việc khai thác phát triển công nghiệp phải được phối hợp nhịp nhàng
giữa quản lý giữa cơ quan quản lý về công nghiệp, cơ quan quản lý về quy
hoạch xây dựng.
- Tạo hành lang pháp lý để cộng đồng tham gia vào quản lý quy hoạch
xây dựng, khai thác phát triển công nghiệp. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi nhuận
hợp lý, hài hòa giữa nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng trong vùng phát triển
công nghiệp./.



93

Tài liệu tham khảo

1. Luật Đất đai năm 2003.
2. Luật Xây dựng năm 2003.
3. Luật Môi trường năm 2002.
4. Luật Đầu tư năm 2003.
5. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24-01-2005 của Chính phủ về
quy hoạch xây dựng.
6. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07-2-2005 về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình.
7. Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
8. Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05-10-2001 của Chính phủ về
việc phân loại và phân cấp quản lý đô thị.
9. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07-5-2009 của Chính phủ về việc
phân loại đô thị (thay thế Nghị định 72/2001/NĐ-CP).
10. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Nghị định số 182/2004/NĐ-CP, Nghị
định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai.
11. Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27-02-2007 chả Chính phủ về
quản lý kiến trúc đô thị.
12. Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.



94
13. Nghị Quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ về việc Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Vĩnh Phúc.
14. Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19-8-2005 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
15. Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07-4-2008 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
16. Thông tư số 19/2009/TT-BXD ngày 30-6-2009 của Bộ Xây dựng
Quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong KCN và Khu kinh tế.
17. Thông tư liên tịch số 30/2009/TTLT-BXD-BKH ngày 27-8-2009 của
Bộ Xây dựng và Bộ KH&ĐT quy định chi tiết một số điểm Nghị quyết
33/2008/NQ-CP của Chính phủ.
18. Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20-11-2008 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu
công nghiệp, khu kinh tế.
19. Nguyễn Tố Lăng - Một số bài học kinh nghiệm nước ngoài về quản
lý đô thị (tài liệu tham khảo, giảng dạy).
20. Trần Thị Tường - Quản lý môi trường đô thị - Tài liệu giảng dạy cao
học quản lý đô thị, trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
21. Phạm Trọng Mạnh - Quản lý hạ tầng kỹ thuật - Tài liệu giảng dạy
cao học quản lý đô thị, trường Đại học kiến trúc Hà Nội.
22. Nguyễn Ngọc Châu - Quản lý đô thị - Nhà xuất bản xây dựng 2001.
23. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ
1997 - 2010 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt năm 1997.


95
24. Quyết định số 904/2005/QĐ-UBND ngày 6-4-2005 về phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc.
25. UBND tỉnh Vĩnh Phúc - Đề án: Thực hiện cơ chế một cửa liên
thông trong thu hút đầu tư.
26. Văn bản số 6017/VPCP-CN ngày 20 tháng 10 năm 2007 của Văn
phòng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu
công nghiệp ở Việt Nam;
27. Văn bản số 9066/BKH-KCN&KCX ngày 10 tháng 12 năm 2007 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các địa phương trong cả nước về việc lập Đề án
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2020;
28. Quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước và tỉnh Vĩnh Phúc.
29. Các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
30. Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam.
31. Báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc.
32. Quy hoạch phát triển KCN tập trung của cả nước đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm
2006.
33. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc;
34. Quy chuẩn xây dựng (tập 1) - Bộ Xây dựng ban hành năm 1996.
35. Nguyễn Thế Bá - Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị - 1996.
36. Sinh thái học và bảo vệ môi trường - Giáo trình giảng dạy Trường Đại
học kiến trúc Hà Nội - Canada, Lê Hồng Kế - 2000.


96
37. Một số luận văn cao học quản lý đô thị và tạp chí, tài liệu khoa học
liên quan./.




×